- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,879
- Điểm tương tác
- 773
- Điểm
- 113
Thầy viết: Nhất là sanh về Cõi Cực Lạc. Phải là một con người, hoặc Thanh Văn, duyên Giác có 5 Uẩn hoàn chỉnh.Bài 14.- Đò (tt)- Lệch Tâm về cầu siêu.
* Về 3 câu còn lại:
c. nếu là đại thiện thì sanh lên cõi Trời, nếu là đại ác thì đọa xuống Địa Ngục, nếu có tu Tịnh nghiệp thì sanh về Cực Lạc,
d. v/đ kinh Vu lan Mục Liên cứu mẹ
Đáp: Giống như VNBN hiểu bắc quàng ở trên: Đang nói về "linh hồn" thì lại bắc quàng: "Pháp môn niệm Phật là sự kết hợp giữa "Tự lực" và "Tha lực", không hề thiên về bên nào cả." (hết trích)
VQ nhắc lại: đại thiện thì sanh lên cõi Trời, nếu là đại ác thì đọa xuống Địa Ngục, nếu có tu Tịnh nghiệp thì sanh về Cực Lạc...Cũng như Bà Thanh Đề ở Địa ngục.- Đồng ý là có. Nhưng có đủ cả 5 uẩn, chứ không phải cái hồn vía hoang đường. Nhất là sanh về Cõi Cực Lạc. Phải là một con người, hoặc Thanh Văn, duyên Giác có 5 Uẩn hoàn chỉnh. Mà không phải là Cõi Cực Lạc chỉ có Hồn ma bóng quế, cà lơ phất phơ, lơ lửng như ma trơi hay ly mỵ vọng lượng ...
Vâng ! V/đ kế tiếp:
f. Nghi vấn: trong nghi thức Phật Giáo có cầu siêu trong vòng 49 ngày v.v...Nếu nói là không có vong linh, vong linh nhập xác là mê tín? Vậy Tăng Ni Phật tử đi cúng đám cho các hương linh là mê tín luôn à?
Đáp: v/đ này Minh Đức Triều Tâm Ảnh, có gợi ýCầu siêu, cầu an)
Nghi thức hộ niệm theo Nam truyền
Thời Phật tại thế, khi một vị tỳ-khưu hoặc một cư sĩ mất, đức Phật hoặc chư tăng đến bên xác chết chỉ để tụng đọc những bài kệ vô thường và vô ngã... hoặc niệm thân hoặc niệm sự chết. Và ngày nay, chư tăng cũng thường đọc tụng như thế.
Khi nghe tin một người sắp lâm chung, chư tăng được gia đình cư sĩ đến tụng kinh cầu an. Cầu an chỉ là tạm mượn của Bắc truyền chứ Nam truyền, thay vì nói cầu an là tụng kệ chúc phúc an lành. Cầu siêu cũng vậy, Nam truyền chỉ tạm mượn, chứ thật ra chỉ để đọc kệ quán sự chết, quán thân, quán vô thường, khổ không, vô ngã, không thể cầu siêu độ cho hương linh được, chỉ gia niệm, gia trì, gia hộ do năng lực của tâm thanh tịnh thôi.
Giây phút quan trọng nhất là khi người sắp mất còn nghe được tiếng lời kinh, kệ để có thể tự chuyển hoá tâm thức mình. Có thể mở băng đĩa kinh, những thời pháp. Nếu còn thấy được thì nên để cho người ấy thấy hình ảnh đức Phật, và cụ thể là chư tăng đang đứng gần bên mà phát sanh đức tin, nhớ nghĩ những việc lành của mình đã làm trong quá khứ. Nếu không còn nghe, còn thấy thì có thấy đốt trầm, hương, biết đâu người sắp mất cảm nhận được... Tuyệt đối trong gia đình không nên khóc lóc, nên giữ không gian thanh tịnh tạo một năng lượng an lành bao quanh.
Nam tông cũng nhập liệm, cũng trị quan, trị huyệt nhưng đều chỉ tụng đọc những bài kệ như nêu dẫn ở trên.
Sau khi người chết đã đặt trong quan rồi, trước có thiết lễ bàn thờ Phật Thích Ca (không có Quan Âm, Di Đà, Địa Tạng), có đèn trầm, hương hoa quả phẩm, tuyệt đối không cúng thêm bất kỳ gì món gì khác. Điểm quan trọng tiếp theo, là ngày nào gia chủ cũng thỉnh mời chư tăng, tối thiểu 4 vị, 6 vị tỳ-khưu (đủ đại diện cho Tăng-già) đến để cúng dường y, vật thực rồi chư tăng tụng kinh chú nguyện hồi hướng. Buổi chiều, tối, chư cư sĩ bạn đạo vài chục người đến tụng kinh.
Ngày cuối cùng, ngày mai tiễn linh, bao giờ cũng thỉnh mời một vị trưởng lão đến để thuyết pháp bên cạnh kim quan, không phải là thuyết cho người chết (thuyết linh) mà thuyết cho người sống nghe. BênNam tông không coi trọng quá cái xác chết, có thể chôn cất mà cũng có thể thiêu, bây giờ đa phần là thiêu, lấy ít cốt về thờ hoặc gởi tại một ngôi chùa nào đó.
Do tập tục về thân trung ấm và 49 ngày đã xâm nhập quá lâu vào tâm thức nhân gian nên Nam tông cũng quen tuần nhất, tuần nhì cho đến thất tuần trai tăng hồi hướng. Tôi đã nhiều lần muốn bỏ nhưng đành chịu. Nghĩ cũng tốt, thế là có cả thảy 7 tuần để tưởng nhớ người đã mất, hồi hướng phước cho người đã mất. Người ta lại còn có cơ hội tưởng nhớ đến Tam Bảo, đến việc thiện, đến phước đức không là điều đáng trân trọng sao? Ngoại trừ đâu đó “tạt nước theo mưa” hoặc lợi dụng tín ngưỡng ấy với những ý đồ riêng thì ở đây tôi không nói tới. Tuy nhiên, nếu quá rối rắm, hệ luỵ cho hai hàng cư sĩ thì không nên, họ khổ nhiều rồi, đến chùa học đạo diệt khổ mà quá nhiều phiền não phát sinh thì có đáng không?
Phải biết cái gì chính, cái gì phụ, việc đáng làm và việc không đáng làm. Bày nhiều hình thức lễ nghi quá là rơi vào giới cấm thủ đấy! Lời thật mất lòng, xin chư vị thiện trí thức hiểu cho điều này và cổ suý cho. Biết sai mà không nói cũng hổ thẹn với giáo pháp, hổ thẹn với chư Phật và nhất là hổ thẹn với hàng phật tử học Phật chơn chánh vậy. (hết trích)
Kính các Bạn: Bắc Tông về ý nghĩa cầu siêu cũng một chân lý đó vậy thôi. Chỉ khác Nam Tông là Bắc Tông có Quan Âm, Di Đà, Địa Tạng- Hoặc Có chăng là người ta cố tình lệch Tâm để này nọ kia mà thôi .!!!
Thưa Thầy, Cõi Cực Lạc chẳng phải là thới giới tứ đại-5 uẩn. Trong Kinh đều nói rõ ràng: Thế giới Cực Lạc không có khổ đau và xấu uế, ngay cả danh từ của chúng còn chẳng có.
Thế nhưng Thầy lại cho rằng thế giới Cực Lạc tạo ra từ 5 uẩn thì hoàn toàn trái ngược lời Phật dạy.