Trăng thật ở đâu?

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đúng rồi, có điều bạn cũng như nhiều phật tử không hiểu mình đang nói gì, Hí hí :D

Vì bạn không hiểu HUYỄN là gì, NHƯ HUYỄN là gì.

Ấn Độ giáo nói: 'Vũ trụ huyễn ảo'.
Phật giáo nói: 'Vũ trụ như huyễn ảo'.

:D

HUYỄN cần biết HUYỄN là gì? What a moron.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
HUYỄN cần biết HUYỄN là gì? What a moron.

Đấy, tôi nói có sai đâu. Phật nói 'thế gian như huyễn mộng', chứ không phải 'thế gian là huyễn mộng' như ấn giáo. NHƯ có nghĩa GIỐNG NHƯ, LÀ có nghĩa TỨC LÀ. Ngôn từ dễ hiểu vậy mà bạn không hiểu thì làm sao hiểu Phật pháp còn thâm thúy hơn nhiều, vì có nhiều vấn đề phải 'y nghĩa bất y ngữ' nữa kìa.

Ví dụ cho bạn Vo Minh thông não: có một nhóm người bàn tán khi gặp một cô gái ngoài đường. Một người nói: 'cô ta giống ca sĩ A quá'. Có một người trong nhóm lại phản bác: 'Ồ không, cô ấy chính là ca sĩ A đó.'
Bạn có hiểu 'giống như' của câu đó có nghĩa gì không? Ý nói là , cô ấy chỉ trông giống thôi chứ không phải ca sĩ A. Tôi nghĩ cái này một đứa con nít cũng hiểu, chẳng lẽ bạn không hiểu.

---------

giờ trở lại vấn đề chấp có (thật) và chấp không (giả) trong phật pháp. Do người đời thường chấp có, nên phật pháp nói là 'như huyễn' để bác bỏ các pháp là thật có. Nhưng không phải phật pháp cho rằng chúng là huyễn ảo, là không có thật, vì như vậy thành ra chấp không.

Hiểu được chỗ này chưa? Chờ thông rồi tôi sẽ nói tiếp.

-------

Sẵn ngứa miệng nên nói thêm chút :D

HUYỄN cần biết HUYỄN là gì?

giờ thì các phật tử không còn hiểu sai các pháp là huyễn như Ấn giáo rồi chứ? Bởi vậy câu trên không đúng với Phật pháp. tuy nhiên đối với Ấn giáo thì không phải là không có nghĩa gì cả. Hãy nhớ lại ví dụ về giấc mơ ở phần trước. Khi chúng ta đang nằm mơ thì con người thật của mình vẫn nằm trên giường ngáy khò khò, còn hóa thân của mình trong giấc mơ là huyễn ảo chứ không phải là người thật. Nhưng nếu khi nằm mơ mà con người hóa thân huyễn ảo đó biết mọi thứ mình đang nhìn thấy đều là huyễn ảo, kể cả bản thân mình, thì lại có tác dụng thức tỉnh, vì hóa thân đó có liên hệ với con người thật đang nằm trên giường. Những giấc mơ mà người nằm mơ biết mình đang mơ gọi là Lucid dream.
 
  • Like
Reactions: smc

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha hahaha ... kính các bạn một ly trà [smile]

cái nhìn chân thật và cái suy tư chân thật .. nó có một chút "DUYÊN KHỞI" và "NGÃ LẬP" ở trong đó ...


thí dụ như Duy Thức nói về Tam Tánh: thì Biến Kế Sở Chấp chính là chỗ "CÁI NHÌN" bị nhiếp vào trong "SUY TƯ" của một NGÃ .. và đánh mất đi hiện tượng DUYÊN KHỞI và NGÃ LẬP

cũng như là các nhà tâm lý học hay nói:

- Đôi mắt không làm chủ bộ óc .. nhìn cái gì ... ... mà là Bộ Óc làm chủ đôi mắt NHÌN CÁI GÌ ?

như vậy trong trường hợp này .. có một cái NGÃ đã là chủ tư duy .. làm chủ luôn đôi mắt muốn xem và dòm cái gì ... đó là HIỆN TƯỢNG bị "KỀM KẸP" trong một BỘ Y PHỤC gọi là NGÃ [smile]


vì vậy Y THA KHỞI TÁNH .. chính là TÁNH DUYÊN KHỞI và NGÃ LẬP từ DUYÊN KHỞI đối với tâm ...

- có ai đã từng suy nghĩ .. nếu tui cứ nhìn một HOA HỒNG MÃI .. TÔI SẼ TRỞ THÀNH NGƯỜI YÊU NÓ MẤT THÔI ... chỗ Y THA "KHỞI" là chỗ đó đó ...


EM như ... một nụ hồng

EM như .. giọt rượu nồng

dìu ta ... vào cuộc mộng


SẼ QUÊN ĐI ... niềm nhớ ...

SẼ QUÊN ĐI ... ngày tháng ...


CUỘC ĐỜI ... sẽ phôi pha

TÌNH NÀO .. sẽ như mơ ... ha hahahahahahahhahaha


Chúng ta có ai suy tư "CÁI KIỂU SUY TƯ" từ GỐC của tất cả mọi duyên khởi và ngã lập như vậy chưa ... lối suy tư OUT SIDE OF THE BOX OF THE PERSONALITY đó hơi là lạ đó ...


ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hahaha .. tiếp nhé [smile]

Hay là như vầy đí .. chúng ta gặp một chuyện buồn, nhức đầu .. nghĩ mãi không ra .. khó xử .. bối rối .. nôn nóng .. lo âu ..

như vậy .. lúc đó .. "ĐÔI MẮT, TAI NGHE .. MŨI NGỬI .. TAY CHÂN" đều bị CỘT CHẶT vào trong cái ngã đang bị kềm kẹp ấy ..

như vậy đó là ... BIẾN KẾ SỞ CHẤP TÁNH


mặt khác, nếu đôi mắt lúc ấy chỉ là đôi mắt ..nhìn thấy cái CẢNH VUI vẫn thấy VUI ... chứ không phải là cái kiểu: KHI NGƯỜI YÊU TÔI KHÓC THÀNH PHỐ DÂNG SẦU

- thành phố không dâng sầu chỉ vì người yêu tôi khóc đâu .. chỉ vì đôi mắt tui .. bị BUỘC CHẶT VÀO "NGƯỜI YÊU KHÓC" NGÃ đó thôi


cho nên .. cái kiểu SUY TƯ "NGUYÊN THỦY" .. từ nguồn gốc đó ra .. thấy cảnh vui vẫn thấy vui đó .. sử dụng đôi mắt như là đôi mắt đó .. có NÉT CHƠN NHƯ và CHÂN THẬT của TÂM TÁNH đó gọi là

---> Y THA KHỞI TÁNH ... hay còn gọi là ... SUY TƯ NGOÀI BẢN THÂN MÌNH .. THINKING OUTSIDE OF THE BOX ...


mà đúng không ?


*** TAM TÁNH muốn hiểu .. cũng phải .. CHỨNG NGHIỆM .. TRẢI NGHIỆM .. KHÁM XÉT .. KHÁM PHÁ .. và CHỨNG NGỘ từng tánh một ... ha ha hahahahahahahahahahahhaahhahahaha



:lol: :lol:
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Đấy, tôi nói có sai đâu. Phật nói 'thế gian như huyễn mộng', chứ không phải 'thế gian là huyễn mộng' như ấn giáo. NHƯ có nghĩa GIỐNG NHƯ, LÀ có nghĩa TỨC LÀ. Ngôn từ dễ hiểu vậy mà bạn không hiểu thì làm sao hiểu Phật pháp còn thâm thúy hơn nhiều, vì có nhiều vấn đề phải 'y nghĩa bất y ngữ' nữa kìa.

Ví dụ cho bạn Vo Minh thông não: có một nhóm người bàn tán khi gặp một cô gái ngoài đường. Một người nói: 'cô ta giống ca sĩ A quá'. Có một người trong nhóm lại phản bác: 'Ồ không, cô ấy chính là ca sĩ A đó.'
Bạn có hiểu 'giống như' của câu đó có nghĩa gì không? Ý nói là , cô ấy chỉ trông giống thôi chứ không phải ca sĩ A. Tôi nghĩ cái này một đứa con nít cũng hiểu, chẳng lẽ bạn không hiểu.

---------

giờ trở lại vấn đề chấp có (thật) và chấp không (giả) trong phật pháp. Do người đời thường chấp có, nên phật pháp nói là 'như huyễn' để bác bỏ các pháp là thật có. Nhưng không phải phật pháp cho rằng chúng là huyễn ảo, là không có thật, vì như vậy thành ra chấp không.

Hiểu được chỗ này chưa? Chờ thông rồi tôi sẽ nói tiếp.

-------

Sẵn ngứa miệng nên nói thêm chút :D

HUYỄN cần biết HUYỄN là gì?

giờ thì các phật tử không còn hiểu sai các pháp là huyễn như Ấn giáo rồi chứ? Bởi vậy câu trên không đúng với Phật pháp. tuy nhiên đối với Ấn giáo thì không phải là không có nghĩa gì cả. Hãy nhớ lại ví dụ về giấc mơ ở phần trước. Khi chúng ta đang nằm mơ thì con người thật của mình vẫn nằm trên giường ngáy khò khò, còn hóa thân của mình trong giấc mơ là huyễn ảo chứ không phải là người thật. Nhưng nếu khi nằm mơ mà con người hóa thân huyễn ảo đó biết mọi thứ mình đang nhìn thấy đều là huyễn ảo, kể cả bản thân mình, thì lại có tác dụng thức tỉnh, vì hóa thân đó có liên hệ với con người thật đang nằm trên giường. Những giấc mơ mà người nằm mơ biết mình đang mơ gọi là Lucid dream.

Hihihih ... Đoạn màu đỏ này cần phải xét lại.

Theo tôi nghĩ thì Phật nói là NHƯ - HUYỄN chính là nói bản chất thực của các Pháp chứ không phải để "bác bỏ các Pháp là thật có" như ông bạn nói đâu ... Và có rất nhiều người cũng hay nói rằng Phật thuyết Vô Ngã là để phá chấp Ngã,vì phá chấp CÓ mà Phật thuyết KHÔNG ... đại loại như vậy.

Chân Lý luôn tồn tại dù có hay không có sự nhận thức của chúng ta,của con người ...

Hihihih ...
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Nhất thiết duy tâm tạo

Lý Như-Huyễn

Lý Như-Huyễn là một quan niệm về nhân sinh và vũ trụ của Phật Giáo.


Trong thiền định sâu xa,
Đức Phật thấy rõ tất cả các pháp đều là những hiện tượng không thật có, vì chúng do nhiều duyên tụ hội lại mà thành.

Bản chất của chúng là không, vì chúng không có tự thể.
Các pháp không thật có nên là huyễn.

Phật gọi là Như-Huyễn.



Đây là tinh thần Bát-Nhã, mà chỉ những người ở trong Như-Huyễn tam-muội, tức trong chánh định quán triệt lý Như-Huyễn, mới thẩm thấu được.



https://thuvienhoasen.org/a15801/nhu-huyen

Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế ngữ lục:

Vua lại hỏi: "Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?"
- "Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh đế (chắc thật có Phật?? )."
- "Ai đang đối diện với trẫm đây?"
- "Tôi không biết. (chắc thật có Bồ-đề-đạt-ma??? )"

TẠI SAO PHẬT GIÁO NÓI THẾ GIAN LÀ MỘNG HUYỄN?
by Duy Lực Thiền​


Các Phật tử có lẽ ai cũng từng xem qua bài kệ này trong Kinh Kim Cang.

一切有為法,Nhất thiết hữu vi pháp
Tất cả pháp hữu vi

如夢幻泡影,Như mộng huyễn bào ảnh
Như mộng huyễn bọt bèo

如露亦如電,Như lộ diệc như điện
Như sương mai điện chớp

應作如是觀. Ưng tác như thị quán
Nên xem xét như thế​

Mộng huyễn nghĩa là gì?

Chắc mọi người đều hiểu mộng huyễn chỉ là ảo giác do tưởng tượng chứ không có thật.

Giống như trong giấc mộng, chúng ta mơ thấy cảnh giới này nọ nhưng đều là không có thật.



Pháp hữu vi là những sự vật hữu hình hoặc vô hình do tạo tác mà có.

Vật hữu hình như quả địa cầu, sơn hà đại địa, vạn vật, nhà cửa xe cộ, và thân thể của con người chúng ta.

Sự vật vô hình như tư tưởng, tình cảm, tình yêu, văn hóa phi vật thể.

Tạo tác có nhiều ý nghĩa, do có cấu trúc nhiều thành phần, có sự kết hợp nhân duyên, do sự sáng tạo của bàn tay khối óc con người.

Chúng ta thường suy nghĩ sai lầm rằng chỉ có những sản phẩm nhân tạo mới là tạo tác còn những vật có sẵn trong tự nhiên thì không phải do tạo tác.

Thật ra những vật tự nhiên như vũ trụ, thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh…vẫn là tạo tác.


Vậy ai tạo ra chúng ? Chính chúng ta tạo ra.

Thật kinh ngạc!
Nhiều người không thể hình dung nổi làm sao mình có thể tạo ra vũ trụ, thiên hà, ngôi sao, hành tinh, sơn hà đại địa, không thể nào tin nổi.

Lý do là vì vũ trụ và tất cả những vật trong vũ trụ đều không có thật,
đều do tâm tạo,
Tâm của chúng ta tưởng tượng ra.

Do đó kinh điển Phật giáo nói : Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.

Nhất thiết duy tâm tạo



Vậy tâm của chúng ta tạo ra vũ trụ bằng cách nào ?

Dựa vào hai nguyên lý:

đó là nguyên lý nhất thiết pháp vô tự tính và nguyên lý thay thế.

Chính chúng ta đã đánh tráo thói quen nhiều đời nhiều kiếp của mình mà PG gọi là tập khí.

Sự tưởng tượng của tâm làm biến đổi vô hình thành vật chất.

Đại Bát Niết Bàn Kinh 大般涅槃經 gọi là thế lưu bố tưởng

世流布想 ( 一切聖人唯有世流布想。無有著想。一切凡夫惡覺觀故。於世流布生於著想
Nhất thiết thánh nhân duy hữu thế lưu bố tưởng, vô hữu trước tưởng. Nhất thiết phàm phu ác giác quán cố, ư thế lưu bố tưởng sinh ư trước tưởng = Tất cả thánh nhân chỉ có thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng.

Tất cả phàm phu do cảm nhận sai lầm, cố chấp, từ thế lưu bố tưởng sinh ra trước tưởng).

Thế lưu bố tưởng là thói quen nhìn sự vật đã được lưu truyền nhiều đời và trở nên phổ biến.
ví dụ thấy con ngựa, con trâu, người ta, thì nhận biết đó là vật gì.

Còn trước tưởng là thói quen của phàm phu vướng mắc vào hình tướng, tưởng rằng con ngựa, con trâu, người ta là có thật, không biết rằng đó chỉ là tưởng tượng của 6 giác quan (lục thức) chứ không phải có thật.
 

smc

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 3 2017
Bài viết
14
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Do đó kinh điển Phật giáo nói : Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.

Nhất thiết duy tâm tạo

- Phật dạy: "Vạn pháp do DUYÊN SINH".

Do duyên nên các pháp được tạo chứ không phải do bản thể tâm nên tạo các Pháp. ---> Tâm không tạo ra sinh lão bệnh tử. Do tâm không thanh tịnh, nhìn các pháp chế định thế gian mà tưởng là thật tướng chứ không phải lý luận bản thể tâm tạo ra các pháp chế định đó.

Ví dụ: mặt trời tỏa sáng, phát nhiệt. Thì có chăng ta tạm đặt tên nó là "mặt trời" (danh chế định). Khi ta đặt tên nó là một tên khác (Alibaba chẳng hạn) thì danh chế định thay đổi nhưng vật thể ấy vẫn tỏa sáng, phát nhiệt. Tâm ta không liên quan gì đến việc nó tỏa sáng và phát nhiệt.

Tương tự, Tâm cũng là một pháp, và cũng do DUYÊN SANH, chứ không phải thường hằng, bất biến, tự có, hằng có.

Tâm câu hữu với Tham, sanh ra Tâm Tham. Chứ Tâm không sanh ra Tham.

=> Với câu "Tất cả đều do tâm tạo" là tà kiến ngoại đạo.

"Sự tập khởi của danh sắc là sự tập khởi của tâm. Sự đoạn diệt của danh sắc là sự chấm dứt của tâm" - Kinh Tương Ưng
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
- Phật dạy: "Vạn pháp do DUYÊN SINH".

Do duyên nên các pháp được tạo chứ không phải do bản thể tâm nên tạo các Pháp. ---> Tâm không tạo ra sinh lão bệnh tử. Do tâm không thanh tịnh, nhìn các pháp chế định thế gian mà tưởng là thật tướng chứ không phải lý luận bản thể tâm tạo ra các pháp chế định đó.

Ví dụ: mặt trời tỏa sáng, phát nhiệt. Thì có chăng ta tạm đặt tên nó là "mặt trời" (danh chế định). Khi ta đặt tên nó là một tên khác (Alibaba chẳng hạn) thì danh chế định thay đổi nhưng vật thể ấy vẫn tỏa sáng, phát nhiệt. Tâm ta không liên quan gì đến việc nó tỏa sáng và phát nhiệt.

Tương tự, Tâm cũng là một pháp, và cũng do DUYÊN SANH, chứ không phải thường hằng, bất biến, tự có, hằng có.

Tâm câu hữu với Tham, sanh ra Tâm Tham. Chứ Tâm không sanh ra Tham.

=> Với câu "Tất cả đều do tâm tạo" là tà kiến ngoại đạo.

"Sự tập khởi của danh sắc là sự tập khởi của tâm. Sự đoạn diệt của danh sắc là sự chấm dứt của tâm" - Kinh Tương Ưng

haaaaaaaaa. Biết ngươi 7-8 năm trời. Đây là lần đầu tiên thấy người nói một câu đầy trí tuệ. A di đà Phật!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha hahaha ... kính bạn SMC một ly trà:

Chúng ta nên nhìn ý nghĩa của Pháp một cách đặc biệt hơn..... tất cả những gì xảy ra đều là pháp:

- như một người nghiện rượu .. đối với họ .. rượu là chỗ tựa .. là chỗ ngon .. là chỗ sướng .. rất thật .. và cái tác hại của nó cũng là thiệt .. cái nghiền cái lo âu .. thiếu rượu có khi còn hơn thiếu con ..

- nghiền phôn .. là hiện tượng mới .. người thời này nghiền phôn tới độ .. người ta nhớ phôn nhiều hơn là nhớ con .. nên có hiện tượng quên con trong xe, quên con ở chỗ này chỗ nọ .. mà không quên phôn ...

--> cho nên .. mới đặt ra cái APP .. để mà nhắc người ta là: đứa con của họ cách xa cái phôn .. 1000 mét [smile]


vì vậy .. PHÁP có ý nghĩa DUYÊN SINH --> ra NGÃ .. của TÂM ... và với cái nhìn như vậy .. chúng ta đã tìm ra: TÂM của MÌNH ..

- con TRÂU cũng là NÓ

- KHỔ ĐẾ cũng là nó gánh

- TẬP ĐẾ cũng xảy ra trên nó

- DIỆT ĐẾ cũng là nó thay đổi .. ưng vô sở trụ

- ĐẠO ĐẾ cũng là nó .. biết đường đi của nó ..

cho nên ... VẠN PHÁP chính là DO TÂM TẠO .. và câu nói này .. Ý NGHĨA SÂU XA NHẤT .. là tất cả từ TÂM mà có ... đó là ý nghĩa chính của chữ PHÁP ... và mất đi cái SỢI DÂY NHẤT QUÁN NÀY .. thì coi như hỏng xong [smile]


còn thông thường .. những gì DUYÊN SINH .. nhưng không đặt sự "AN TRÚ ở TÂM" đối với hiện tượng DUYÊN KHỞI, NGÃ LẬP THỨC LẬP

thì khi TÂM chịu sự chi phối của VÔ THƯỜNG --> xảy ra hiện tượng DUYÊN DIỆT --> NGÃ THỨC TƯƠNG ƯNG diệt theo ...

thì lúc đó ... TÂM CỦA CHÚNG TA ĐÂU ? [smile]


cho nên .. ý nghĩa của chữ PHÁP .. chính là sự AN TRÚ .. Ở TỪ NGUỒN GỐC ... và câu VẠN PHÁP DO TÂM TẠP = TAM GIỚI DUY CHỈ MỘT TÂM [kinh HOA NGHIÊM ] ... là một ý nghĩa .. sâu hơn .. khó hiểu hơn ..

vì phải từ từ .. tập đặt .. SỰ AN TRÚ Ở TRÊN TÂM đã [smile]



mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha a.. tiếp nhé [smile]

"Sự tập khởi của danh sắc là sự tập khởi của tâm. Sự đoạn diệt của danh sắc là sự chấm dứt của tâm" - Kinh Tương Ưng


nói này giống như hiện tượng .. sự AN TRÚ ... đúng ra đặt ở trên tâm = tức là ở gốc ..

bắt đầu thay đổi .. và đặt sự AN TRÚ .. ở trên GỐC NGỌN .. những món TÂM SINH RA SAU ... cho nên .. chư tổ luôn hỏi: AI LÀ NGƯỜI ĐẾN SAU ? - Thạch Đầu Hi Thiên [smile]


Tâm [người có trước] --> DUYÊN KHỞI ---> NGÃ/THỨC [người đến sau]

thì sự AN TRÚ .. bắt đầu chuyển đến đặt ở NGÃ/THỨC ... và từ từ quên mất đi .. NGÃ/THỨC là do DUYÊN KHỞI với TÂM lập nên .. cho nên TÂM là GỐC .. và NGÃ/THỨC là NGỌN

ý nghĩa của DANH/SẮC chính là ... sự dời chuyển trọng tâm .. chú tâm của sự AN TRÚ vào NGÃ/THỨC .. là những gì do TÂM lập nên trong một thời gian và một không gian

- vì có NGẮN có DÀI .. nên gọi là SẮC

- vì có THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC .. nên gọi là DANH


mà đúng không ?

cho nên ... cắt đứt được DANH/SẮC ở trên tâm .. bởi vì TÂM có khả năng KHUẾCH ĐẠI .. cũng như là cắt bớt đi "LÔNG RÙA" [con rùa đâu có lông] .. "SỪNG THỎ" [con thỏ đâu có rừng] ..cắt đứt những gì

chúng ta ẢO TƯỞNG .. đặt ra ... trên CHƠN TÂM ...và những điều đó .. không đúng ..


mà đúng không ? [smile]



thí dụ: một người YÊU MỘT NGƯỜI và áp đặt sự SỰ THƯỜNG CÒN của TÌNH YÊU ĐÓ ..

Em hỏi anh có bao giờ:

- con sông kia thôi ngừng trôi ?


Anh trả lời em rằng: tình yêu ta ... mãi chung một đường



Cho nên .. sự an tâm của CÔ GÁI ĐÓ .. đặt trên câu trả lời của cái ANH ĐÓ .. và khi đó: vì ảnh còn yêu cổ .. nên trả lời vậy thôi ..

chứ khi hết yêu .. ẢNH SẼ BỎ ĐI .. thì CÁI NGÃ/THỨC ... DANH SẮC của TÌNH YÊU ĐÓ .. do họ lập nên .. đâu có còn .. và tan rã ..


cho nên sau đó .. cô đó hỏi:

NHƯNG SAO HÔM NAY .. anh đã đi xa em ..

như con sông kia .. đến lúc

--> NGỪNG TRÔI [smile]



cũng vậy đó .. hiện tượng duyên khởi ... NGÃ LẬP --> DANH/SẮC này là "NGÃ" được lập nên .. cho nên cắt được những điều đó ... để mà thấy TÂM + DUYÊN SINH .. thì tức là ĐẮC PHÁP [smile]

và sự AN TRÚ khi chuyển được tới "TÂM" đó .. cũng là nhân vật có chút lợi hại về nhiều ý nghĩa rồi ... [smile]



cũng vậy .. chúng ta thường hay ÁP ĐẶT SỰ THƯỜNG CÒN CỦA NGÃ ..

đòi một số ĐIỀU KIỆN .. NHÂN LỰC VẬT LỰC .. NHÂN TỐ .. để duy trì .. cái tồn tại sự thường còn của một NGÃ ..

cũng tức là ... "ÁP ĐẶT" sự thường còn của DANH/SẮC ... ở trên TÂM [smile]

-->> và có lẽ .. sự áp đặt đó .. có vấn đề .. nên làm cho chúng ta mong đợi .. hy vọng .. lo âu .. tính toán .. ép đặt cho nó xảy ra .. dù chỉ còn là ... như là .. lông rùa .. sừng thỏ .. .CÓ LÔNG RÙA SỪNG THỎ gì đâu ? .... ha ha hahahaha



mà đúng không ? [smile]


:lol: :lol:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hihihih ... Đoạn màu đỏ này cần phải xét lại.

Theo tôi nghĩ thì Phật nói là NHƯ - HUYỄN chính là nói bản chất thực của các Pháp chứ không phải để "bác bỏ các Pháp là thật có" như ông bạn nói đâu ... Và có rất nhiều người cũng hay nói rằng Phật thuyết Vô Ngã là để phá chấp Ngã,vì phá chấp CÓ mà Phật thuyết KHÔNG ... đại loại như vậy.

Chân Lý luôn tồn tại dù có hay không có sự nhận thức của chúng ta,của con người ...

Hihihih ...

bản chất thực của các Pháp (Chân đế) được đức Phật nói là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết) vì mọi tri kiến tư tưởng của con người bị giới hạn trong tứ cú. Trong vấn đề đang xét là Có (thật) và Không (giả) thì người ta sẽ cho rằng:

1. Có 2. Không. 3. Vừa có vừa không. 4. Không có cũng không không.
1 Thật 2. Giả 3. Vừa thật vừa giả. 4. Không thật cũng không giả.

Bản chất của các pháp nói là THẬT thì không đúng, nói là GIẢ (HUYỄN ẢO) cũng sai. Do đó nói chúng 'giống như huyễn' là để bác bỏ là thật, nhưng cũng không cho rằng nó là huyễn.

Cũng vậy, khi nói 'các pháp đều vô ngã' cũng chỉ là Tục đế chứ không phải Chân đế (Đệ nhất nghĩa đế). Tục đế là Chân lý tương đối, tức là nó lệ thuộc và bị giới hạn bởi con người. Sở dĩ nói rằng 'CÁC PHÁP VÔ NGÃ' là bởi vì trước đó có người hiểu sai, cho rằng 'CÁC PHÁP CÓ NGÃ'. Nhưng thật ra 'vô ngã' chỉ đúng tương đối, vì bản chất các pháp không phải là CÓ NGÃ hay VÔ NGÃ, cả hai quan điểm này đều sai. Tại sao? Vì vấn đề Bản Ngã có nhiều người hiểu sai, nên tạm thời tôi lấy vấn đề THƯỜNG - VÔ THƯỜNG để giải thích, khi hiểu rồi thì vấn đề NGÃ - VÔ NGÃ cũng tương tự.

_ Thường: tức là thường hằng bất biến.
_ Vô thường: tức là không thường hằng, biến đổi.

Xét một vật bất kỳ có cấu trúc nội tại A = x + y + z. khi biến đổi thành A' = x + y + i Như vậy thật ra thì A khác A', vì (x + y + z) khác (x + y + i). Nhưng vì chúng ta vẫn cho rằng A là A' (A thường hằng bất biến) mà vì có sự thay đổi nên mới cho rằng A bị biến đổi. Nói khác đi, do có THƯỜNG HẰNG nên mới có VÔ THƯỜNG. Như vậy A vừa có Thường vừa có Vô thường, nên nói gì cũng sai vì không thế nói cách nào khác ngoài Tứ cú.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
TẠI SAO PHẬT GIÁO NÓI THẾ GIAN LÀ MỘNG HUYỄN?
by Duy Lực Thiền​


Các Phật tử có lẽ ai cũng từng xem qua bài kệ này trong Kinh Kim Cang.

一切有為法,Nhất thiết hữu vi pháp
Tất cả pháp hữu vi

如夢幻泡影,Như mộng huyễn bào ảnh
Như mộng huyễn bọt bèo

如露亦如電,Như lộ diệc như điện
Như sương mai điện chớp

應作如是觀. Ưng tác như thị quán
Nên xem xét như thế​

Mộng huyễn nghĩa là gì?

Chắc mọi người đều hiểu mộng huyễn chỉ là ảo giác do tưởng tượng chứ không có thật.

Giống như trong giấc mộng, chúng ta mơ thấy cảnh giới này nọ nhưng đều là không có thật.



Pháp hữu vi là những sự vật hữu hình hoặc vô hình do tạo tác mà có.

Vật hữu hình như quả địa cầu, sơn hà đại địa, vạn vật, nhà cửa xe cộ, và thân thể của con người chúng ta.

Sự vật vô hình như tư tưởng, tình cảm, tình yêu, văn hóa phi vật thể.

Tạo tác có nhiều ý nghĩa, do có cấu trúc nhiều thành phần, có sự kết hợp nhân duyên, do sự sáng tạo của bàn tay khối óc con người.

Chúng ta thường suy nghĩ sai lầm rằng chỉ có những sản phẩm nhân tạo mới là tạo tác còn những vật có sẵn trong tự nhiên thì không phải do tạo tác.

Thật ra những vật tự nhiên như vũ trụ, thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh…vẫn là tạo tác.


Vậy ai tạo ra chúng ? Chính chúng ta tạo ra.

Thật kinh ngạc!
Nhiều người không thể hình dung nổi làm sao mình có thể tạo ra vũ trụ, thiên hà, ngôi sao, hành tinh, sơn hà đại địa, không thể nào tin nổi.

Lý do là vì vũ trụ và tất cả những vật trong vũ trụ đều không có thật,
đều do tâm tạo,
Tâm của chúng ta tưởng tượng ra.

Do đó kinh điển Phật giáo nói : Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.

Nhất thiết duy tâm tạo



Vậy tâm của chúng ta tạo ra vũ trụ bằng cách nào ?

Dựa vào hai nguyên lý:

đó là nguyên lý nhất thiết pháp vô tự tính và nguyên lý thay thế.

Chính chúng ta đã đánh tráo thói quen nhiều đời nhiều kiếp của mình mà PG gọi là tập khí.

Sự tưởng tượng của tâm làm biến đổi vô hình thành vật chất.

Đại Bát Niết Bàn Kinh 大般涅槃經 gọi là thế lưu bố tưởng

世流布想 ( 一切聖人唯有世流布想。無有著想。一切凡夫惡覺觀故。於世流布生於著想
Nhất thiết thánh nhân duy hữu thế lưu bố tưởng, vô hữu trước tưởng. Nhất thiết phàm phu ác giác quán cố, ư thế lưu bố tưởng sinh ư trước tưởng = Tất cả thánh nhân chỉ có thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng.

Tất cả phàm phu do cảm nhận sai lầm, cố chấp, từ thế lưu bố tưởng sinh ra trước tưởng).

Thế lưu bố tưởng là thói quen nhìn sự vật đã được lưu truyền nhiều đời và trở nên phổ biến.
ví dụ thấy con ngựa, con trâu, người ta, thì nhận biết đó là vật gì.

Còn trước tưởng là thói quen của phàm phu vướng mắc vào hình tướng, tưởng rằng con ngựa, con trâu, người ta là có thật, không biết rằng đó chỉ là tưởng tượng của 6 giác quan (lục thức) chứ không phải có thật.

Bạn nói tất cả do tâm tạo, vậy có biết tâm do cái gì tạo ra không hay nó có sẵn từ vô thủy vô chung? :D Bạn thường nói TÂM KHÔNG, vậy có biết nó có nghĩa là gì không? hay chỉ biết lặp lại, bắt chước những câu nói trong kinh sách?

-------


Tâm của chúng ta tưởng tượng ra

là sao? Ai tưởng tượng ra ai? Ai là thật ai là giả, ai có trước ai có sau? là Vo Minh tưởng tượng ra doccoden? Rồi cái thứ do Vo Minh tưởng tượng ra, là doccoden, lại tưởng tượng ngược lại để tạo ra Vo Minh? Có thấy cách hiểu như vậy là đần không? Chẳng hạn nói tôi nằm mơ rồi tưởng tượng ra giấc mơ, chứ làm gì có chuyện giấc mơ tạo ra tôi :D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
TẠI SAO PHẬT GIÁO NÓI THẾ GIAN LÀ MỘNG HUYỄN?
by Duy Lực Thiền​


Các Phật tử có lẽ ai cũng từng xem qua bài kệ này trong Kinh Kim Cang.

一切有為法,Nhất thiết hữu vi pháp
Tất cả pháp hữu vi

如夢幻泡影,Như mộng huyễn bào ảnh
Như mộng huyễn bọt bèo

如露亦如電,Như lộ diệc như điện
Như sương mai điện chớp

應作如是觀. Ưng tác như thị quán
Nên xem xét như thế​

Này Vo Minh! Ta nói thật nhé, ngươi giống như con két, chỉ biết lặp lại những lời nói từ trong kinh sách mà không hiểu chúng có nghĩa là gì. Không chỉ vậy, ngươi còn cố tình sửa lại câu chữ của kinh Phật theo ý muốn của ngươi. Ở phần trên kinh nói là NHƯ MỘNG HUYỄN nhưng ngươi lại cứ khăng khăng MỘNG HUYỄN. Vì ta đã giải thích cho ngươi hiểu hai từ có hai nghĩa khác nhau rồi, nên ngươi đừng hòng ngụy biện nhé.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ha ha .. kính các bạn một ly trà [smile]

Vấn đề NHƯ-HUYỄN: NHƯ = Thường Còn ... HUYỄN = không thường còn .. thì có thể kiểm chứng được ..


và vấn đề, người ta KHÔNG NHƯ-HUYỄN mà đặt ĐIỂM TỰA của người ta ở chỗ khác như là: HUYỄN-HUYỄN [smile] thì cũng kiểm chứng được luôn ...


thí dụ gần đây .. ở VN có một bộ phim tình cảm tên là GẠO NẾP GẠO TẺ .. trong đó có một cặp vợ chồng tên là KIỆT-HÂN

Kiệt là một thương gia thành công .. giàu có khi cưới HÂN .. và đã tạo cho HÂN một cuộc sống vật chất mà HÂN MƠ ƯỚC: thẻ xài xả ga .. xe mua tùy thích ... ngồi ăn đâu cần dùng tay, SAI BẢO NGƯỜI TA LÀM LÀ CÓ ...

do đó .. do ĐỦ ĐIỀU KIỆN .. nên NGÃ NHÀ GIÀU của HÂN được lập nên ...

và khi KIỆT làm ăn thua lỗ .. đời sống vật chất trở nên khó khăn .. nghèo mạt rệp thì chưa đến nỗi .. nhưng nghèo hơn trước nhiều .. thì cái NGÃ NHÀ GIÀU của HÂN bị tác động vô thường nhưng không bỏ được ..


bộ phim có nhiều tình tiết gay cấn khiến người coi .. nhiều khi lo âu tính toán, bực bội nổi điên cùng với KIỆT [smile]

- sao cái NGÃ NHÀ GIÀU: HUYỄN - HUYỄN KHÓ BỎ THIỆT .. và cả HÂN nữa .. cô ta có sung sướng gì đâu .. ngày nào cũng nhăn nhó cau có như con khỉ bị thiêu đốt trong lò lửa của Thái Thượng Lão Quân ... mắt cay, mình nóng .. mũi nghẹt thở vì khói .. [smile]

vì vậy ... đó là chỗ ĐIỂM TỰA: HUYỄN = NGÃ NHÀ GIÀU ... và chỗ tới muốn duy trì .. cũng là HUYỄN = NGÃ NHÀ GIÀU luôn ...

điểm tựa đã không còn .. thì cũng như HÌNH không có .. thì BÓNG cũng khó mà yên .. mà tụ hình .. ra dáng ra vẻ của hình ...



có lẽ .. hiện tượng TRĂNG THẬT GIẢ ĐÓ ... cũng giống như TÂM chúng ta trong quá trình ngã lập ngã hoại .... VÔ NGÃ VÔ THƯỜNG .. vậy TÂM = CÁI NHƯ của chúng ta .. có còn không ?


chúng ta có thể đặt câu hỏi quan trọng:

nếu NHƯ là THỂ .. và DỤNG của THỂ là HUYỄN .. thì tại sao khi HUYỄN DIỆT: lại chẳng ai thấy mình CÒN NHƯ ??

- vì xưa nay .. HUYỄN CÓ THỂ TỰ TÁCH RỜI NÓ RA .. độc lập như một tự thể .. khiến người ta không còn biết có NHƯ NỮA .. đó là chỗ duy hiểm làm nên TAM GIỚI ...


ờ mà đúng không ? [smile]



NHẤT ... không đồng LƯỠNG

tề hàm .. vạn tượng
- Tín Tâm Minh, Tăng Xán



TAM GIỚI .. duy chỉ một TÂM - Kinh Hoa Nghiêm

mà đúng không ?



vì vậy .. khi chúng ta gọi là NHƯ-HUYỄN ... NHƯ-MỘNG .. mà điểm tựa: là NHƯ của chúng ta không có ..

vẫn có thể QUAN SÁT ĐƯỢC mà [smile]

cũng như cô HÂN đó ... tiếc là tui hỏng phải là người biên soạn KỊCH BẢN ĐÓ .. nên không biết đoạn sau sẽ ra sao ..

nhưng tui đoán là:

NẾU CÔ HÂN = DÙNG TÂM = TÂM "NHƯ" của cô ta .. đi tìm kiếm hạnh phúc ... sẽ tìm thấy HẠNH PHÚC và GIẢI THOÁT mà cổ đang tìm kiếm ... dễ dàng hơn .. cụ thể hơn .. và chắc chắn hơn .....



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Bạn thường nói TÂM KHÔNG, vậy có biết nó có nghĩa là gì không?

Vo Minh này! Sẵn tiện, ta hỏi ngươi luôn là CHẤP KHÔNG là chấp cái gì?

Sở dĩ ta hỏi vậy vì cảm thấy có rất người hiểu sai về 'chấp không', ta đoán rằng ngươi cũng ở trong số đó :D khi cho rằng mọi thứ xung quanh là 'không có gì cả' :mozilla_cool: Hí hí, dù có là người mù thì cũng còn nghe được, sờ được để biết là có gì đó xung quanh chứ sao lại cho rằng mọi thứ đều không có (hư vô). Vả lại, khi nói 'mọi thứ xung quanh' thì đã không còn khái niệm hư vô nữa rồi, mà đã ngầm hiểu là có gì đó nhưng không biết là thật hay không.

Đừng nói là ở ngoài đời thật, thậm chí mọi thứ trong giấc mơ cũng không thể nói chúng là hư vô, không có gì cả, mà phải nói nó là huyễn ảo, không có thật.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
bản chất thực của các Pháp (Chân đế) được đức Phật nói là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết) vì mọi tri kiến tư tưởng của con người bị giới hạn trong tứ cú. Trong vấn đề đang xét là Có (thật) và Không (giả) thì người ta sẽ cho rằng:

1. Có 2. Không. 3. Vừa có vừa không. 4. Không có cũng không không.
1 Thật 2. Giả 3. Vừa thật vừa giả. 4. Không thật cũng không giả.

Bản chất của các pháp nói là THẬT thì không đúng, nói là GIẢ (HUYỄN ẢO) cũng sai. Do đó nói chúng 'giống như huyễn' là để bác bỏ là thật, nhưng cũng không cho rằng nó là huyễn.

Cũng vậy, khi nói 'các pháp đều vô ngã' cũng chỉ là Tục đế chứ không phải Chân đế (Đệ nhất nghĩa đế). Tục đế là Chân lý tương đối, tức là nó lệ thuộc và bị giới hạn bởi con người. Sở dĩ nói rằng 'CÁC PHÁP VÔ NGÃ' là bởi vì trước đó có người hiểu sai, cho rằng 'CÁC PHÁP CÓ NGÃ'. Nhưng thật ra 'vô ngã' chỉ đúng tương đối, vì bản chất các pháp không phải là CÓ NGÃ hay VÔ NGÃ, cả hai quan điểm này đều sai. Tại sao? Vì vấn đề Bản Ngã có nhiều người hiểu sai, nên tạm thời tôi lấy vấn đề THƯỜNG - VÔ THƯỜNG để giải thích, khi hiểu rồi thì vấn đề NGÃ - VÔ NGÃ cũng tương tự.

_ Thường: tức là thường hằng bất biến.
_ Vô thường: tức là không thường hằng, biến đổi.

Xét một vật bất kỳ có cấu trúc nội tại A = x + y + z. khi biến đổi thành A' = x + y + i Như vậy thật ra thì A khác A', vì (x + y + z) khác (x + y + i). Nhưng vì chúng ta vẫn cho rằng A là A' (A thường hằng bất biến) mà vì có sự thay đổi nên mới cho rằng A bị biến đổi. Nói khác đi, do có THƯỜNG HẰNG nên mới có VÔ THƯỜNG. Như vậy A vừa có Thường vừa có Vô thường, nên nói gì cũng sai vì không thế nói cách nào khác ngoài Tứ cú.

Hihihih ... đọc bài toán của ông mà nhức cả đầu,chả hiểu gì cả

Tóm tắt lại ý ông muốn nói :

A = THƯỜNG = x+y+z = bất biến

A'= VÔ THƯỜNG = x+y+i = luôn biến đổi

vậy A đã bất biến thì làm sao lại biển đổi = x+y+ i vậy ?

Đã gọi là bất biến thì A không thể bị biến đổi hay bị thay đổi ... ==> A # A' mới đúng chứ

Hihihi ... cho nên THƯỜNG và VÔ THƯỜNG khác nhau,chả liên quan gì cả
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Này Vo Minh! Ta nói thật nhé, ngươi giống như con két, chỉ biết lặp lại những lời nói từ trong kinh sách mà không hiểu chúng có nghĩa là gì. Không chỉ vậy, ngươi còn cố tình sửa lại câu chữ của kinh Phật theo ý muốn của ngươi. Ở phần trên kinh nói là NHƯ MỘNG HUYỄN nhưng ngươi lại cứ khăng khăng MỘNG HUYỄN. Vì ta đã giải thích cho ngươi hiểu hai từ có hai nghĩa khác nhau rồi, nên ngươi đừng hòng ngụy biện nhé.

Who cares "ông bạn NHƯ MỘNG HUYỄN hay ông bạn LÀ MỘNG HUYỄN"?

Theo cái nhìn Phật Giáo ông bạn LÀ/NHƯ BONG BÓNG NƯỚC không hơn không kém.

Có ai trong này muốn THẢO LUẬN với BONG BÓNG NƯỚC không? Be my guest.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Hihihih ... đọc bài toán của ông mà nhức cả đầu,chả hiểu gì cả

Tóm tắt lại ý ông muốn nói :

A = THƯỜNG = x+y+z = bất biến

A'= VÔ THƯỜNG = x+y+i = luôn biến đổi

vậy A đã bất biến thì làm sao lại biển đổi = x+y+ i vậy ?

Đã gọi là bất biến thì A không thể bị biến đổi hay bị thay đổi ... ==> A # A' mới đúng chứ

Hihihi ... cho nên THƯỜNG và VÔ THƯỜNG khác nhau,chả liên quan gì cả


ha ha ahaha .. nếu "z" = i ... là DỤNG ở một thời điểm .. không gian và thời gian .. một sự việc và biến cố .. thì giống nhau .. mà cũng là khác nhau ..

thí dụ mí người khó tính khi chúng ta hỏi họ muốn ăn gì ? thì họ trả lời:

- cái gì cũng được [smile]


- vậy ăn phở được không ? - chúng ta hỏi

- ăn phở được nhưng hôm qua ăn rồi - người đó đáp


- vậy thì anh muốn ăn gì ? - chúng ta lại hỏi

- cái gì cũng được [smile] - người đó vẫn trả lời vậy thôi ...


cái gì CŨNG ĐƯỢC ... nhưng mà cái đó thì bây giờ không được .. là cái XOAY VÒNG VÒNG của DỤNG đó mà ... [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

smc

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 3 2017
Bài viết
14
Điểm tương tác
3
Điểm
3
haaaaaaaaa. Biết ngươi 7-8 năm trời. Đây là lần đầu tiên thấy người nói một câu đầy trí tuệ. A di đà Phật!

- Dạ không dám nhận ạ. SMC chỉ là con bò nhai cỏ, nhai lại lời của Bậc Giác Ngộ thôi.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Who cares "ông bạn NHƯ MỘNG HUYỄN hay ông bạn LÀ MỘNG HUYỄN"?

Theo cái nhìn Phật Giáo ông bạn LÀ/NHƯ BONG BÓNG NƯỚC không hơn không kém.

Có ai trong này muốn THẢO LUẬN với BONG BÓNG NƯỚC không? Be my guest.

Ngươi không dám trả lời những câu hỏi của ta sao? Bệnh của ngươi nặng lắm, cố chấp như vậy thì ta không thể kê toa thuốc cho ngươi uống được :D

Người đời theo thiên bẩm là CHẤP CÓ, những người tìm hiểu Phật pháp mà hiểu sai thì trở thành những người CHẤP KHÔNG, giống như ngươi. Người chấp không còn khó trị dứt bệnh hơn người chấp có, vì cứ tưởng mình có Chánh kiến.




Không nói gì thêm với ngươi nữa, chỉ lấy lại câu nói của chính ngươi để đập ngươi.

HUYỄN cần biết HUYỄN là gì? What a moron.

Hí hí :D Theo cách hiểu của ngươi thì ta là huyễn, ngươi cũng là huyễn => xem như ngươi tự vả mồm mình, tự biến mình là một kẻ ngốc rồi nhé :D
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên