Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không
Việt dịch: TT. Thích Phước Sơn
Saigon, PL: 2544 ; TL: 2000
Mục lục
[Phần 1]
1. Nai Mẹ Thương Con Đứt Ruột
2. Vượn Sầu Rơi Lệ
3. Vua Thành Thang Mở Lưới Của Thợ Săn
4. Tử Sản Nuôi Cá
5. Bảo Vệ Sanh Mệnh Loài Vật Được Thêm Tuổi Thọ
6. Dùng Voi Chở Mước
7. Cứu Chim Sẻ, Được Vòng Ngọc
8. Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu
9. Bầy Lươn Xin Cứu Mạng
[Phần 2]
11. Bị Cắt Đứt Lưỡi Vì Dao Mổ Trâu
12. Kêu Thương Suốt Ba Tháng
13. Vì Lòng Nhân Bảo Vệ Chim Non
14. Đào Ao Phóng Sinh
15. Ở Hiền Gặp Lành
16. Cứu Rồng Được Bảo Vật
17. Cứu Đàn Kiến, Tăng Tuổi ThọϠ
18. Cứu Rùa Được Phong Thần
19. Khuất Tiên Sinh Thả Cá Lý
[Phần 3]
21. Bầy Chim Chôn Cất Vị Ân Nhân
22. Nhờ Phóng Sinh Mà Khỏi Chết Chìm
23. Nhờ Cứu Loài Ong Mà Thoát Khỏi Tử
24. Hồn Lên Cõi Trời
25. Người Giữ Lưới Săn Thả Thỏ Chạy
26. Đem Chôn Thịt Biếu
27. Công Đức Chép Kinh Giải Được Oan Gia
28. Ba Kẻ Câm Ngọng
29. Con Ba Ba Chữa Lành Bệnh Hiểm
30. Gà Mổ Mắt Cọp
[Phần 4]
31. Làm Lành Thoát Khỏi Ách Nạn
32. Bà Cụ Hiền Lành Được Sống Lâu
33. Tuổi Thọ Có Thể Tăng Thêm
34. Phóng Sinh Tăng Tuổi Thọ
35. Tạo Hóa Vãn Hồi
36. Tái Sinh Thọ Phước
37. Kẻ Tàn Ác Chết Thảm Khốc
38. Cái Chết Thê Thảm Đáng Sợ
39. Hàng Vạn Con Chết Trong Nháy Mắt
40. Nhờ Giữ Giới Sát Mà Khỏi Bị Bắt
[Phần 5]
41. Giết Rắn Hại Đến Con
42. Bầy Lươn Báo Thù
43. Hãn Độc Bị Cụt Lưỡi
44. Quét Ốc Nhồi Gieo Mầm Phước
45. Bắt Ếch Bị Quả Báo
46. Kẻ Hung Tàn Bị Ác Báo
47. Dùng Đồng Tiền Oan Nghiệt, Bị Quả Báo
48. Tội Lỗi, Chết Cũng Không Che Đậy Được
49. Sát Sinh Bị Quả Báo Nhãn Tiền
50. Ếch Đòi Mạng
[Phần 6]
51. Giết Ba Ba Bị Quả Báo Rục Thây
52. Thay Đổi Số Phận Nhờ Lòng Từ
53. Bị Nước Cuốn Vì Sát Sinh
54. Con Giãi Đến Đòi Mạng
55. Ở Hiền Gặp Lành
56. Chim Nhạn Đau Đhổ Vì Chia Lìa
57. Thả Rắn Được Ngọc
58. Ba Ba Chữa Bệnh Cho Nữ Tỳ
59. Loài Thủy Tộc Giải Độc
60. Ngư Tộc Du Hành
[Phần 7]
61. Tín Đại Sư Cầu Mưa
62. Thả Chồn Thoát Được Tai Ương
63. Con Rít Nghe Kinh
64. Mười Một Kiếp Làm Thân Bò
65. Hồn Chịu Nỗi Khổ Của Trâu Cày
66. Thân Người Mà Đầu Trâu
67. Lửa Sấm Sét Thiêu Người
68. Gia Đình Tan Nát Vì Tội Giết Trâu
69. Giết Trâu Bị Quả Báo Nhãn Tiền
70. Cắm Đầu Vào Nồi Vì Bạo Sát
[Phần 8]
71. Quả Quyết Hoàn Thành Việc Nhân
72. Xương Cốt Nát Bấy Vì Bị Đánh
73. Bị Chó Cắn Một Cái Mà Chết
74. Lúc Lâm Chung Làm Chó
75. Bắn Chim, Chim Trả Thù
76. Cứu Vật Vật Trả Ơn
77. Giết Heo Bị Quả Báo Khốc Liệt
78. Sét Đánh Kẻ Tham Tàn
79. Giết Dê Biến Thành Dê
80. Bắn Nai Bắn Nhầm Con Mình
[Phần 9]
81. Tham Thực Cựu Thân
82. Làm Điều Nhân, Con Vinh Hiển
83. Công Đức Ăn Chay
84. Làm Lành, Chuyển Họa Thành Phúc
85. Nguyên Nhân Của Sự Chết Chóc
86. Loài Nhái Báo Ân
87. Cứu Gà Thành Ra Cứu Mình
88. Nghe Kinh Được Sinh Lên Trời
[Phần 1]
1. Nai Mẹ Thương Con Đứt Ruột (^)
Rừng hoang vắng vẻ, phong cảnh hữu tình, ánh nắng chiếu khắp mặt đất soi tỏ rừng thiêng, khiến cho đồi núi chập chùng trở nên quang hoa đẹp đẽ. Khe nước sóng gợn lăn tăn, cảnh sắc thanh u tịch tĩnh. Bỗng nhiên một bóng người lướt qua bên dòng suối nhỏ, đến một khoảng đất trống, đứng nhìn khắp bốn bên, đường như đang theo dõi một đối tượng nào đó.
Trang thanh niên đó mặt vuông, tai rộng, mày như lưỡi kiếm, mắt tựa hổ lang, đầu đội khăn vuông, tay trái xách cung, hông phải mang tên, khí vũ hiên ngang, thần sắc lẫm liệt. Đó là Hứa Chân Quân, một tráng sĩ vốn say mê thú săn bắn và ưa thích cảnh trí rừng núi thiên nhiên.
Thoắt nhiên, một chú nai con từ trong rừng vọt ra. Hứa Chân Quân mừng rỡ, trương cung, lắp tên; rồi một lằn tên phát ra, chú nai con lảo đảo. Tráng sĩ sung sướng, toan chạy vội tới; bỗng thấy một con nai mẹ từ đâu phóng đến. Nai mẹ đến nơi, thấy nai con đang bị thương nằm quằn quại, mắt nó tuôn lệ, liền lấy lưỡi liếm vết thương cho con.
Quang cảnh ấy diễn ra trong khoảng chừng một bữa ăn, thì nai con lăn ra bất động. Nai mẹ xiết nỗi bi thảm xót thương, nằm quằn quại trên mặt đất được một lát liền tắt thở. Hứa Chân Quân vô cùng kinh ngạc, bèn rút ra một con dao lớn, mổ ruột con nai mẹ để xem, thì thấy ruột nó đứt ra từng khúc. Ý hẳn vì thầy con chết, đau thương quá độ mà đến nỗi gan vỡ, ruột đứt. Hứa Chân Quân hết sức xúc động, ân hận về tội lỗi mình đã gây ra, lập tức bẻ gãy cánh cung, vứt tên xuống suối, rồi bỏ nhà vào núi, tìm thầy học đạo. Trong vòng mười năm, công phu thuần thục, ông liền chứng được đạo quả giác ngộ.
2.Vượng Sầu Rơi Lệ (^)
Vào một buổi chiều xuân, một đội kinh mặc áo giáp trụ rực rỡ, chạy nhanh như điện chớp, vượt qua quãng rừng hoang. Ở phía sau đoàn kinh có mấy người mang kiếm theo hầu một vị đại tướng. Đàng sau vị đại tướng lại có một chiếc xe song mã đường đường lộng lẫy; người ngồi trong xe ấy là một bậc quân vương đương thời - Sở Trang Vương.
Cứ mỗi năm một lần, nhà vua xuất cung đi săn bắn cho khuây khỏa nỗi u buồn nơi chốn hoàng cung.
Sở Trung Vương có một viện đại tướng là Dưỡng Do Cơ. Kỹ thuật bắn cung của ông cực kỳ điêu luyện, trăm phát trăm trúng, nên rất được vua Sở thương yêu và tin tưởng. Khi đoàn săn bắn vào rừng, lùng sục khắp nơi, thì nai dê, chồn thỏ bỏ chạy tứ tán. Tại giữa rừng sâu có một cây cổ thụ cao vút tận trời xanh. Trên cây có một con vượn già đang vui đùa chuyền từ cành này sang cành khác. Sở Vương lập tức ra lệnh cho Dưỡng Do Cơ hạ ngay con vượn ấy.
Dưỡng như con vượn ấy hiểu được tiếng người, trông thấy Dưỡng Do Cơ đột nhiên phi ngựa tới, nó bèn lấy tay che má mà khóc, nước mắt chảy ròng ròng, kêu la rất bi thảm. Sở Vương liền ra lệnh cho Do Cơ ngưng bắn và hỏi ông: "Vì lẽ gì mà vượn già che mặt khóc?"
Do Cơ liền tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, giống vượn này có tay dài, rất tinh khôn, có thể thu hút được khí thiêng của trời đất, nó biết thần có tài thiện xạ, hễ mũi tên buông ra là trúng ngay mục tiêu, nó nghĩ không thể nào tránh được lằn tên cực mạnh của thần, chắc chắn phải chết, nên mới che mặt mà khóc.
Sở Vương buông tiếng thở dài, cảm kích vô vàn, lòng từ bi bỗng dưng phát sinh, lập tức ra lệnh cho thuộc hạ đình cuộc săn bắn, rồi trở về hoàng cung. Từ ấy, Sở Vương rất nhân từ, vì thế, người người đều ca ngợi nhà vua là vì vua nhân từ.
3.Vua Thành Thang Mở Lưới Của Thợ Săn (^)
Ngày xưa, vua Thành Thang nhà Thương thường áp dụng một nền chính trị thân dân tốt đẹp. Mỗi năm nhà vua đi tuần thú nhiều lần để thăm hỏi dân tình, cứu giúp những người bệnh tật khổ đau, nhờ đó mà sửa đổi được phong hóa, việc chính trị càng trở nên ổn định.
Một ngày kia, gặp lúc trời quang gió thuận, chim chóc ca hót líu lo, muôn thú đùa vui hớn hở. Thành Thang đi đến một địa phương nọ, thấy một thợ săn đang chỉ huy đồng bọn đào hầm, giăng lưới, trông y có vẻ đắc chí hớn hở, đang lớn tiếng ước nguyện: "Từ trên trời đáp xuống, từ dưới đất vọt lên, từ bốn phương bay lại, đều sa vào mảng lưới của ta, không một mống nào thoát khỏi".
Vua Thành Thang vốn là một bậc minh quân nhân từ, đức độ, yêu vật, thương người, nên trông thấy hành trạng của người thợ săn ấy, trong lòng bất nhẫn, nhưng cũng không tiện ngăn chặn việc săn thú, đánh bắt chim của y. Ông vốn là một hoàng đế thông minh, trí tuệ, bèn nghĩ ra một diệu kế: đi đến chỗ ấy, cởi bỏ lưới giăng ba mặt, chỉ để lại một mặt.
Người thợ săn trông thấy thế rất ngạc nhiên, liền hỏi nhà vua vì sao lại mở ba mặt mà chừa một mặt. Nhà vua nghiêm nét mặt, đổi lời cầu ước: "Con nào muốn đi đến bên trái, thì đi đến bên trái, con nào muốn đi đến bên phải thì đi đến bên phải; con nào muốn đi lên trên thì đi lên trên; con nào muốn chui xuống dưới thì chui xuống dưới; ngoài ra, con nào không muốn sống thì cứ chui vào trong lưới của ta".
Tên thợ săn nghe nhà vua cầu mong như thế rất cảm động. Mẩu chuyện đẹp này chẳng bao lâu lan truyền đi khắp nơi, khiến cho lòng người cảm phục, tin tưởng, ở đâu cũng quay về quy phục nhà vua.
4. Tử Sản Nuôi Cá (^)
Đời Xuân Thu, nước Trịnh có một vị đại phu tên làTử Sản. Tính ông vốn nhân từ, thường giúp người nghèo khổ, cứu kẻ khốn cùng, nên được mọi người khen ngợi, tán thán lòng nhân ái của ông. Một đời ông chuyên làm điều thiện, thích việc bố thí, lại càng không thích hại vật, sát sinh.
Một ngày kia có một người bạn thân gửi biếu một ít cá sống. Thứ cá này thịt của nó vừa mềm vừa béo, ai cũng cho là một thứ hải sản quý. Tử Sản trân trọng đón tiếp món quà mà người bạn thân thiết đã gửi biếu, rồi gọi người tỳ nữ bảo: "Ngươi đem số cá này đổ xuống ao nuôi cá nhà ta để nuôi chúng".
Người tỳ nữ nói: "Thưa đại nhân, đây là một thứ sản vật quý giá mà người khách có lòng tốt đem biếu lão gia dùng, nếu đem bỏ vào trong ao, không hợp với môi trường sống của nó, thì e nó sẽ ốm dần, và hương vị của thịt sẽ thay đổi mất ngon".
Đại phu Tử Sản mỉm cười nói: "Ta là chủ nhân cắt đặt công việc cho ngươi, ngươi cứ tuân lệnh, ta không thể vì một miếng ngon mà đem giết những con cá sống này, làm việc ấy quả thực ta không nỡ".
Người tỳ nữ không dám nói gì thêm, lặng lẽ đem số cá ấy đổ xuống hồ để nuôi và nói với chúng: "Các ngươi cứ nhởn nhơ thoải mái, nếu ông chủ ta không có từ tâm, thì có lẽ các ngươi đã bị đem mổ bụng mà nướng trên lò lửa đỏ lâu rồi"!
5. Bảo Vệ Sinh Mệnh Loài Vật Được Thêm Tuổi Thọ (^)
Tiêu Chấn người huyện Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, thuở bé, một hôm ông nằm mộng, thấy một vị thần mặc áo giáp vàng, nói với ông: "Này chú bé, tuổi thọ của con chỉ có mười tám năm mà thôi". Khi thức giấc, Tiêu Chấn cảm thấy bàng hoàng, trong lòng đầy mối u sầu, đau khổ. Thân phụ ông vốn là một vị quan thanh liêm, được thăng chức và đổi đến trấn nhậm tỉnh Tứ Xuyên. Lúc ấy, ông nghĩ mình không còn sống được bao lâu nên không muốn theo cha, nhưng thân phụ ông lại muốn ông theo hầu bên mình, nên buộc lòng ông phải đi theo.
Đến nhiệm sở được hai ngày thì quan chủ tỉnh Tứ Xuyên thiết tiệc đãi phụ thân ông. Ông cũng bị bắt buộc đến dự tiệc. Theo tục lệ của tỉnh Tứ Xuyên, hễ sau ba tuần rượu ngon thức lạ, thì nhà bếp sẽ dâng lên một bát canh rau.
Phương pháp chế biến bát canh này rất là tàn nhẫn, thảm khốc. Người ta dùng lửa để hơ dưới vú một con bò cái để cho sữa vọt ra, đọng lại trong một cái bát làm bằng sắt, kết thành một món ăn hảo hạng. Ngẫu nhiên, Tiêu Chấn đi xuống nhà bếp, thấy con bò bị cột nơi cây cọc, liền hỏi người đầu bếp, đầu bếp trình bày tường tận với ông. Ông vô cùng kinh ngạc, lập tức đi đến chỗ thân phụ, trình bày đầy đủ những gì đã trông thấy và thưa với phụ thân: "Người ta vì ngon miệng khoái bụng mà đem lửa nung vào vú bò, để sửa chảy ra, như thế con bò chắc chắn sẽ đau đớn vô cùng, xin phụ thân ra lệnh đình chỉ việc pha chế một thức ăn đầy tính chất vô nhân đạo như thế này.
Thân phụ ông vốn là người nhân từ, liền ra lệnh miễn dâng thức ăn đặc biệt ấy. Nhờ thế con bò cái liền được cứu thoát. Mấy hôm sau, Tiêu Chấn nằm mơ thấy một vị thần mặc áo giáp vàng đến nói với ông: "Này cậu bé, con đã làm một việc phúc đức nên không những không bị chết yểu mà còn được sống lâu, làm quan đến Tể tướng, hy vọng con sẽ thương yêu bảo vệ mọi loài sinh linh nhiều hơn nữa".
Quả nhiên về sau, Tiêu Chấn làm đến chức Thừa tướng và thọ hơn chín mươi tuổi mới qua đời.
6. Dùng Voi Chở Nước (Cứu Đàn Cá Sắp Chết Vì Trời Hạn) (^)
Cách đây hai ngàn năm, tại một miền đất nọ xứ Ấn Độ, bên cạnh dòng nước chảy bỗng xuất hiện một hồ nước. Trong hồ có hàng vạn con cá đang nhởn nhơ đua bơi một cách thích thú. Nào hay gặp lúc trời hạn, trải lâu ngày không một hột mưa rơi. Nước trong hồ dần dần khô cạn, những con cá nhởn nhơ kia bị cái nắng thiêu đốt bức bách có lẽ sẽ chết rụi trong hồ, không mống nào thoát khỏi.
Một ngày kia trời đang nắng chói chang, một vị trưởng giả ngẫu nhiên đến bên bờ hồ, trông thấy hồ nước khô cạn, thoắt nhiên nảy sinh mối từ tâm, lập tức yết kiến quốc vương, tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, hồ sắp khô, không bao lâu nữa đàn cá sẽ chết hết, xin đại vương cho thần hai mươi thớt voi lớn để chở nước đổ vào hồ, hầu cứu sống đàn cá".
Vị vua này trước đây đã quy y Tam Bảo, nên khi nghe lời thỉnh cầu của trưởng giả liền nói: "Thực khó gặp được người biết mở lòng từ bi như khanh, vậy khanh có thể đến chuồng voi tùy ý dẫn voi đi chở nước để cứu sống đàn cá sắp lâm nguy".
Lập tức trưởng giả cùng với hai người con, đến chuồng voi, chọn lấy hai mươi thớt voi lớn, đồng thời đế⮠bên quán rượu, mượn một số bình đựng rượu rồi ba cha con đưa đàn voi đến bên sông, dùng các bình chứa múc đầy nước đổ vào hồ. Làm công việc đó trải qua nhiều ngày, hồ nước dần dần đầy lại như trước. Nghìn vạn con cá được thể vui mừng đùa giỡn vẫy sóng, bơi lội thỏa thích.
Trưởng giả đứng nhìn đàn cá vẫy vùng trong nước, trên mặt hồ lại nổi sóng lăn tăn, lòng cảm thấy hân hoan, bao nỗi u hoài chất chứa trong lòng bỗng dưng tan hết. Đến lúc trời chiều, trưởng giả cùng hai con đưa đàn voi trở về, trong lòng khởi lên bao nỗi hân hoan khôn tả.
7. Cứu Chim Sẻ, Được Vòng Ngọc (^)
Vào đời Hán, ở phía Bắc núi Hoa Âm có một gia đình họ Dương, chuyên về nông nghiệp, chỉ sinh một cậu con trai, đặt tên là Dương Bảo. Cậu Bảo từ bé đã thông minh, lanh lợi, mày thanh, mắt sáng, đầu để hai bím tóc, ai trông thấy cũng yêu mến.
Dương Bảo tính tình nhân từ, vừa lúc chín tuổi đã yêu thích thắng cảnh thiên nhiên, thường lây chốn núi rừng làm bầu bạn. Một ngày kia, chàng đi đến bên triền núi phía trước nhà, bỗng nghe tiếng kêu bị thương của một con chim sẻ, ngoái đầu nhìn lên trên không, chợt thấy một chú diều hâu đang gắp một con sẻ vàng. Nhân thấy có người, nên diều hâu kinh hãi để rơi chim sẻ đang bị thương xuống đất. Trong lúc tính mạng sắp lâm nguy, chim sẻ còn bị một đàn kiến kéo đến bao vây. Dương Bảo liền chạy vội tới, nhặt lấy chim sẻ ôm vào lòng bàn tay, đàn kiến lập tức bỏ chạy tứ tán. Bảo bèn mang chim sẻ về nhà nuôi trong một cái lồng, thương yêu, chăm sóc rất chu đáo. Tìm hoa vàng rịt vết thương cho chim, chờ đếnn khi vết thương lành hẳn, mới đem thả vào rừng.
Một hôm, vào lúc đêm gần tàn, Bảo bỗng mơ thấy một tiểu đồng mặc áo màu vàng hướng đến Bảo lạy tạ, cảm ơn cứu mạng; đồng thời dâng tặng bốn vòng bạch ngọc và nói: "Cảm tạ ân nhân! Tôi vốn là sứ giả của Vương mẫu, nhờ ơn người cứu mạng, không biết lấy gì báo đáp ân sâu, kính tặng người bốn vòng bạch ngọc, cầu mong con cháu được vinh hiển, làm đến công khanh".
Ban đầu Bảo không dám nhận tặng vật của tiểu đồng, nhưng trước tấm lòng cực kỳ chân thành, buộc lòng Bảo phải nhận lấy ngọc ấy. Thoắt nhiên tỉnh giấc, nhớ lại giấc mộng vừa qua, Bảo lấy làm kinh dị, miệng lẩm bẩm: "Thật là một giấc mộng ly kỳ! Thật là một giấc mộng ly kỳ!"
Quả nhiên sau đó, con cháu của Dương Bảo liên tiếp bốn đời làm đến công khanh, vinh hiển tột cùng.
8. Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu (^)
Trời quang muôn dặm, ánh dương chiếu khắp, cảnh sắc tươi vui. Đức Phật đi đến ven rừng, bỗng thấy một con chim ưng đang đuổi theo chim bồ câu trắng. Đứng trước nguy cơ bị mất mạng, bồ câu trắng thấy Phật liền sà vào lòng ngài để lánh nạn. Đức Phật liền bảo vệ, che chở cho nó.
Chim ưng bèn xếp cánh, đáp xuống một cành cây và nói: "Ngài muốn cứu bồ câu thoát chết, lẽ nào lại để cho tôi chết đói!"
Đức Phật ung dung hỏi: "Ngươi cần những gì để no lòng, ta sẵn sàng cung cấp cho ngươi".
Chim ưng liền đáp: "Tôi muốn ăn thịt".
Đức Phật liền rút ra một con dao nhỏ, thản nhiên cắt thịt cánh tay trao cho chim ưng. Nhưng chim ưng chê ít, không bằng thịt bồ câu, do đó. Phật lại cắt thêm thịt; nhưng càng cắt thịt lại bồ câu cho được. Chẳng mấy chốc thịt cánh tay cắt gần hết mà vẫn không làm sao đủ nặng bằng thịt bồ câu.
Chim ưng hỏi Phật có hối hận hay không, Phật đáp: "Ta hoàn toàn không hối hận một mảy may nào hết. Vì muốn cứu vớt mọi sinh linh thì thịt cánh tay ta có gì là đáng tiếc. Nếu lời nói này của ta xuất phát từ lòng chí thành thì mong thịt cánh tay ta sẽ liền lại như trước.
Đức Phật thề nguyện vừa xong, quả nhiên thịt cánh tay ngài trở lại như trước. Chim ưng liền hiện nguyên hình Đế Thích, vút lên không trung hướng về Đức Phật thi lễ, miệng không ngớt tán thán, rồi bay đi.
Tin tức Đức Phật vì lòng từ bi cắt thịt cánh tay hiến cho chim ưng chẳng bao lâu truyền đi khắp nơi, khiến mọi người đều ca ngợi hạnh nguyện hy sinh cao cả của một bậc vĩ nhân.
9. Bầy Lươn Xin Cứu Mạng (^)
Vào khoảng năm Vạn Lịch đời nhà Minh, tại Hồ Thư Hàng Châu, có một gia đình phú hộ họ Vu, bình nhật không sát sinh mà thích bố thí, làm nhiều việc thiện.
Năm ấy có một nhà láng giềng bị kẻ trộm lấy hết của cải, họ Vu liền mở hầu bao lấy tiền cứu trợ. Người đàn bà láng giếng rất cảm kích trước tấm lòng cao thượng ấy, nên một hôm đem biếu khoảng mười con lươn cho cụ bà họ Vu để dùng làm thức ăn. Nhưng gia đình họ Vu ít khi nào dám sát sinh, nên đem số lươn ấy thả vào trong một cái ang, rồi lấy đồ đậy lại, chờ đem phóng sinh. Chẳng may, cả mẹ lẫn con đều quên bẵng chuyện ấy.
Trải qua thời gian khá lâu, vào một đêm nọ, lúc sắp tàn canh, bà cụ mơ thấy khoảng mười người mặc áo vàng, đầu đội mũ nhọn, đột nhiên đi vào trong phòng quỳ xuống thưa: "Xin Thái phu nhân mở lòng từ bi ban cho chúng tôi đường thoát nạn".
Bọn mặc áo vàng ấy nói xong liền ra đi. Thái phu nhân chợt tỉnh giấc, trong lòng băn khoăn bất an, chợt nghĩ miên man mà chẳng hiểu cứu mạng sống cho những ai. Do đó, bèn mời một ông thầy bói về nhà để xem việc tốt xấu thế nào. Bốc sư bói xong một quẻ, liền bảo: "Thái phu nhân chớ nên lo lắng, quẻ này lành chứ không dữ, tại quý tôn phủ đang có những sinh mạng thỉnh cầu phu nhân phóng thích".
Phu nhân liền ra lệnh cho người nhà tìm kiếm khắp trong nhà ngoài sân, cuối cùng mới phát hiện ra mười con lươn lớn đang rộng trong ang. Số lươn này tương ứng với mười vị mặc áo vàng mà phu nhân trông thấy trong giấc mộng. Bà hoảng kinh, thất sắc nói: "Nguy thay, suýt chút nữa ta làm hại mười sinh mạng này rồi". Lập tức bà truyền lệnh cho người nhà đem số lươn ấy thả vào trong hồ. Từ đó về sau, con cháu nhà họ Vu ngày càng thịnh vượng.
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không
Việt dịch: TT. Thích Phước Sơn
Saigon, PL: 2544 ; TL: 2000
Mục lục
[Phần 1]
1. Nai Mẹ Thương Con Đứt Ruột
2. Vượn Sầu Rơi Lệ
3. Vua Thành Thang Mở Lưới Của Thợ Săn
4. Tử Sản Nuôi Cá
5. Bảo Vệ Sanh Mệnh Loài Vật Được Thêm Tuổi Thọ
6. Dùng Voi Chở Mước
7. Cứu Chim Sẻ, Được Vòng Ngọc
8. Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu
9. Bầy Lươn Xin Cứu Mạng
[Phần 2]
11. Bị Cắt Đứt Lưỡi Vì Dao Mổ Trâu
12. Kêu Thương Suốt Ba Tháng
13. Vì Lòng Nhân Bảo Vệ Chim Non
14. Đào Ao Phóng Sinh
15. Ở Hiền Gặp Lành
16. Cứu Rồng Được Bảo Vật
17. Cứu Đàn Kiến, Tăng Tuổi ThọϠ
18. Cứu Rùa Được Phong Thần
19. Khuất Tiên Sinh Thả Cá Lý
[Phần 3]
21. Bầy Chim Chôn Cất Vị Ân Nhân
22. Nhờ Phóng Sinh Mà Khỏi Chết Chìm
23. Nhờ Cứu Loài Ong Mà Thoát Khỏi Tử
24. Hồn Lên Cõi Trời
25. Người Giữ Lưới Săn Thả Thỏ Chạy
26. Đem Chôn Thịt Biếu
27. Công Đức Chép Kinh Giải Được Oan Gia
28. Ba Kẻ Câm Ngọng
29. Con Ba Ba Chữa Lành Bệnh Hiểm
30. Gà Mổ Mắt Cọp
[Phần 4]
31. Làm Lành Thoát Khỏi Ách Nạn
32. Bà Cụ Hiền Lành Được Sống Lâu
33. Tuổi Thọ Có Thể Tăng Thêm
34. Phóng Sinh Tăng Tuổi Thọ
35. Tạo Hóa Vãn Hồi
36. Tái Sinh Thọ Phước
37. Kẻ Tàn Ác Chết Thảm Khốc
38. Cái Chết Thê Thảm Đáng Sợ
39. Hàng Vạn Con Chết Trong Nháy Mắt
40. Nhờ Giữ Giới Sát Mà Khỏi Bị Bắt
[Phần 5]
41. Giết Rắn Hại Đến Con
42. Bầy Lươn Báo Thù
43. Hãn Độc Bị Cụt Lưỡi
44. Quét Ốc Nhồi Gieo Mầm Phước
45. Bắt Ếch Bị Quả Báo
46. Kẻ Hung Tàn Bị Ác Báo
47. Dùng Đồng Tiền Oan Nghiệt, Bị Quả Báo
48. Tội Lỗi, Chết Cũng Không Che Đậy Được
49. Sát Sinh Bị Quả Báo Nhãn Tiền
50. Ếch Đòi Mạng
[Phần 6]
51. Giết Ba Ba Bị Quả Báo Rục Thây
52. Thay Đổi Số Phận Nhờ Lòng Từ
53. Bị Nước Cuốn Vì Sát Sinh
54. Con Giãi Đến Đòi Mạng
55. Ở Hiền Gặp Lành
56. Chim Nhạn Đau Đhổ Vì Chia Lìa
57. Thả Rắn Được Ngọc
58. Ba Ba Chữa Bệnh Cho Nữ Tỳ
59. Loài Thủy Tộc Giải Độc
60. Ngư Tộc Du Hành
[Phần 7]
61. Tín Đại Sư Cầu Mưa
62. Thả Chồn Thoát Được Tai Ương
63. Con Rít Nghe Kinh
64. Mười Một Kiếp Làm Thân Bò
65. Hồn Chịu Nỗi Khổ Của Trâu Cày
66. Thân Người Mà Đầu Trâu
67. Lửa Sấm Sét Thiêu Người
68. Gia Đình Tan Nát Vì Tội Giết Trâu
69. Giết Trâu Bị Quả Báo Nhãn Tiền
70. Cắm Đầu Vào Nồi Vì Bạo Sát
[Phần 8]
71. Quả Quyết Hoàn Thành Việc Nhân
72. Xương Cốt Nát Bấy Vì Bị Đánh
73. Bị Chó Cắn Một Cái Mà Chết
74. Lúc Lâm Chung Làm Chó
75. Bắn Chim, Chim Trả Thù
76. Cứu Vật Vật Trả Ơn
77. Giết Heo Bị Quả Báo Khốc Liệt
78. Sét Đánh Kẻ Tham Tàn
79. Giết Dê Biến Thành Dê
80. Bắn Nai Bắn Nhầm Con Mình
[Phần 9]
81. Tham Thực Cựu Thân
82. Làm Điều Nhân, Con Vinh Hiển
83. Công Đức Ăn Chay
84. Làm Lành, Chuyển Họa Thành Phúc
85. Nguyên Nhân Của Sự Chết Chóc
86. Loài Nhái Báo Ân
87. Cứu Gà Thành Ra Cứu Mình
88. Nghe Kinh Được Sinh Lên Trời
[Phần 1]
1. Nai Mẹ Thương Con Đứt Ruột (^)
Rừng hoang vắng vẻ, phong cảnh hữu tình, ánh nắng chiếu khắp mặt đất soi tỏ rừng thiêng, khiến cho đồi núi chập chùng trở nên quang hoa đẹp đẽ. Khe nước sóng gợn lăn tăn, cảnh sắc thanh u tịch tĩnh. Bỗng nhiên một bóng người lướt qua bên dòng suối nhỏ, đến một khoảng đất trống, đứng nhìn khắp bốn bên, đường như đang theo dõi một đối tượng nào đó.
Trang thanh niên đó mặt vuông, tai rộng, mày như lưỡi kiếm, mắt tựa hổ lang, đầu đội khăn vuông, tay trái xách cung, hông phải mang tên, khí vũ hiên ngang, thần sắc lẫm liệt. Đó là Hứa Chân Quân, một tráng sĩ vốn say mê thú săn bắn và ưa thích cảnh trí rừng núi thiên nhiên.
Thoắt nhiên, một chú nai con từ trong rừng vọt ra. Hứa Chân Quân mừng rỡ, trương cung, lắp tên; rồi một lằn tên phát ra, chú nai con lảo đảo. Tráng sĩ sung sướng, toan chạy vội tới; bỗng thấy một con nai mẹ từ đâu phóng đến. Nai mẹ đến nơi, thấy nai con đang bị thương nằm quằn quại, mắt nó tuôn lệ, liền lấy lưỡi liếm vết thương cho con.
Quang cảnh ấy diễn ra trong khoảng chừng một bữa ăn, thì nai con lăn ra bất động. Nai mẹ xiết nỗi bi thảm xót thương, nằm quằn quại trên mặt đất được một lát liền tắt thở. Hứa Chân Quân vô cùng kinh ngạc, bèn rút ra một con dao lớn, mổ ruột con nai mẹ để xem, thì thấy ruột nó đứt ra từng khúc. Ý hẳn vì thầy con chết, đau thương quá độ mà đến nỗi gan vỡ, ruột đứt. Hứa Chân Quân hết sức xúc động, ân hận về tội lỗi mình đã gây ra, lập tức bẻ gãy cánh cung, vứt tên xuống suối, rồi bỏ nhà vào núi, tìm thầy học đạo. Trong vòng mười năm, công phu thuần thục, ông liền chứng được đạo quả giác ngộ.
2.Vượng Sầu Rơi Lệ (^)
Vào một buổi chiều xuân, một đội kinh mặc áo giáp trụ rực rỡ, chạy nhanh như điện chớp, vượt qua quãng rừng hoang. Ở phía sau đoàn kinh có mấy người mang kiếm theo hầu một vị đại tướng. Đàng sau vị đại tướng lại có một chiếc xe song mã đường đường lộng lẫy; người ngồi trong xe ấy là một bậc quân vương đương thời - Sở Trang Vương.
Cứ mỗi năm một lần, nhà vua xuất cung đi săn bắn cho khuây khỏa nỗi u buồn nơi chốn hoàng cung.
Sở Trung Vương có một viện đại tướng là Dưỡng Do Cơ. Kỹ thuật bắn cung của ông cực kỳ điêu luyện, trăm phát trăm trúng, nên rất được vua Sở thương yêu và tin tưởng. Khi đoàn săn bắn vào rừng, lùng sục khắp nơi, thì nai dê, chồn thỏ bỏ chạy tứ tán. Tại giữa rừng sâu có một cây cổ thụ cao vút tận trời xanh. Trên cây có một con vượn già đang vui đùa chuyền từ cành này sang cành khác. Sở Vương lập tức ra lệnh cho Dưỡng Do Cơ hạ ngay con vượn ấy.
Dưỡng như con vượn ấy hiểu được tiếng người, trông thấy Dưỡng Do Cơ đột nhiên phi ngựa tới, nó bèn lấy tay che má mà khóc, nước mắt chảy ròng ròng, kêu la rất bi thảm. Sở Vương liền ra lệnh cho Do Cơ ngưng bắn và hỏi ông: "Vì lẽ gì mà vượn già che mặt khóc?"
Do Cơ liền tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, giống vượn này có tay dài, rất tinh khôn, có thể thu hút được khí thiêng của trời đất, nó biết thần có tài thiện xạ, hễ mũi tên buông ra là trúng ngay mục tiêu, nó nghĩ không thể nào tránh được lằn tên cực mạnh của thần, chắc chắn phải chết, nên mới che mặt mà khóc.
Sở Vương buông tiếng thở dài, cảm kích vô vàn, lòng từ bi bỗng dưng phát sinh, lập tức ra lệnh cho thuộc hạ đình cuộc săn bắn, rồi trở về hoàng cung. Từ ấy, Sở Vương rất nhân từ, vì thế, người người đều ca ngợi nhà vua là vì vua nhân từ.
3.Vua Thành Thang Mở Lưới Của Thợ Săn (^)
Ngày xưa, vua Thành Thang nhà Thương thường áp dụng một nền chính trị thân dân tốt đẹp. Mỗi năm nhà vua đi tuần thú nhiều lần để thăm hỏi dân tình, cứu giúp những người bệnh tật khổ đau, nhờ đó mà sửa đổi được phong hóa, việc chính trị càng trở nên ổn định.
Một ngày kia, gặp lúc trời quang gió thuận, chim chóc ca hót líu lo, muôn thú đùa vui hớn hở. Thành Thang đi đến một địa phương nọ, thấy một thợ săn đang chỉ huy đồng bọn đào hầm, giăng lưới, trông y có vẻ đắc chí hớn hở, đang lớn tiếng ước nguyện: "Từ trên trời đáp xuống, từ dưới đất vọt lên, từ bốn phương bay lại, đều sa vào mảng lưới của ta, không một mống nào thoát khỏi".
Vua Thành Thang vốn là một bậc minh quân nhân từ, đức độ, yêu vật, thương người, nên trông thấy hành trạng của người thợ săn ấy, trong lòng bất nhẫn, nhưng cũng không tiện ngăn chặn việc săn thú, đánh bắt chim của y. Ông vốn là một hoàng đế thông minh, trí tuệ, bèn nghĩ ra một diệu kế: đi đến chỗ ấy, cởi bỏ lưới giăng ba mặt, chỉ để lại một mặt.
Người thợ săn trông thấy thế rất ngạc nhiên, liền hỏi nhà vua vì sao lại mở ba mặt mà chừa một mặt. Nhà vua nghiêm nét mặt, đổi lời cầu ước: "Con nào muốn đi đến bên trái, thì đi đến bên trái, con nào muốn đi đến bên phải thì đi đến bên phải; con nào muốn đi lên trên thì đi lên trên; con nào muốn chui xuống dưới thì chui xuống dưới; ngoài ra, con nào không muốn sống thì cứ chui vào trong lưới của ta".
Tên thợ săn nghe nhà vua cầu mong như thế rất cảm động. Mẩu chuyện đẹp này chẳng bao lâu lan truyền đi khắp nơi, khiến cho lòng người cảm phục, tin tưởng, ở đâu cũng quay về quy phục nhà vua.
4. Tử Sản Nuôi Cá (^)
Đời Xuân Thu, nước Trịnh có một vị đại phu tên làTử Sản. Tính ông vốn nhân từ, thường giúp người nghèo khổ, cứu kẻ khốn cùng, nên được mọi người khen ngợi, tán thán lòng nhân ái của ông. Một đời ông chuyên làm điều thiện, thích việc bố thí, lại càng không thích hại vật, sát sinh.
Một ngày kia có một người bạn thân gửi biếu một ít cá sống. Thứ cá này thịt của nó vừa mềm vừa béo, ai cũng cho là một thứ hải sản quý. Tử Sản trân trọng đón tiếp món quà mà người bạn thân thiết đã gửi biếu, rồi gọi người tỳ nữ bảo: "Ngươi đem số cá này đổ xuống ao nuôi cá nhà ta để nuôi chúng".
Người tỳ nữ nói: "Thưa đại nhân, đây là một thứ sản vật quý giá mà người khách có lòng tốt đem biếu lão gia dùng, nếu đem bỏ vào trong ao, không hợp với môi trường sống của nó, thì e nó sẽ ốm dần, và hương vị của thịt sẽ thay đổi mất ngon".
Đại phu Tử Sản mỉm cười nói: "Ta là chủ nhân cắt đặt công việc cho ngươi, ngươi cứ tuân lệnh, ta không thể vì một miếng ngon mà đem giết những con cá sống này, làm việc ấy quả thực ta không nỡ".
Người tỳ nữ không dám nói gì thêm, lặng lẽ đem số cá ấy đổ xuống hồ để nuôi và nói với chúng: "Các ngươi cứ nhởn nhơ thoải mái, nếu ông chủ ta không có từ tâm, thì có lẽ các ngươi đã bị đem mổ bụng mà nướng trên lò lửa đỏ lâu rồi"!
5. Bảo Vệ Sinh Mệnh Loài Vật Được Thêm Tuổi Thọ (^)
Tiêu Chấn người huyện Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, thuở bé, một hôm ông nằm mộng, thấy một vị thần mặc áo giáp vàng, nói với ông: "Này chú bé, tuổi thọ của con chỉ có mười tám năm mà thôi". Khi thức giấc, Tiêu Chấn cảm thấy bàng hoàng, trong lòng đầy mối u sầu, đau khổ. Thân phụ ông vốn là một vị quan thanh liêm, được thăng chức và đổi đến trấn nhậm tỉnh Tứ Xuyên. Lúc ấy, ông nghĩ mình không còn sống được bao lâu nên không muốn theo cha, nhưng thân phụ ông lại muốn ông theo hầu bên mình, nên buộc lòng ông phải đi theo.
Đến nhiệm sở được hai ngày thì quan chủ tỉnh Tứ Xuyên thiết tiệc đãi phụ thân ông. Ông cũng bị bắt buộc đến dự tiệc. Theo tục lệ của tỉnh Tứ Xuyên, hễ sau ba tuần rượu ngon thức lạ, thì nhà bếp sẽ dâng lên một bát canh rau.
Phương pháp chế biến bát canh này rất là tàn nhẫn, thảm khốc. Người ta dùng lửa để hơ dưới vú một con bò cái để cho sữa vọt ra, đọng lại trong một cái bát làm bằng sắt, kết thành một món ăn hảo hạng. Ngẫu nhiên, Tiêu Chấn đi xuống nhà bếp, thấy con bò bị cột nơi cây cọc, liền hỏi người đầu bếp, đầu bếp trình bày tường tận với ông. Ông vô cùng kinh ngạc, lập tức đi đến chỗ thân phụ, trình bày đầy đủ những gì đã trông thấy và thưa với phụ thân: "Người ta vì ngon miệng khoái bụng mà đem lửa nung vào vú bò, để sửa chảy ra, như thế con bò chắc chắn sẽ đau đớn vô cùng, xin phụ thân ra lệnh đình chỉ việc pha chế một thức ăn đầy tính chất vô nhân đạo như thế này.
Thân phụ ông vốn là người nhân từ, liền ra lệnh miễn dâng thức ăn đặc biệt ấy. Nhờ thế con bò cái liền được cứu thoát. Mấy hôm sau, Tiêu Chấn nằm mơ thấy một vị thần mặc áo giáp vàng đến nói với ông: "Này cậu bé, con đã làm một việc phúc đức nên không những không bị chết yểu mà còn được sống lâu, làm quan đến Tể tướng, hy vọng con sẽ thương yêu bảo vệ mọi loài sinh linh nhiều hơn nữa".
Quả nhiên về sau, Tiêu Chấn làm đến chức Thừa tướng và thọ hơn chín mươi tuổi mới qua đời.
6. Dùng Voi Chở Nước (Cứu Đàn Cá Sắp Chết Vì Trời Hạn) (^)
Cách đây hai ngàn năm, tại một miền đất nọ xứ Ấn Độ, bên cạnh dòng nước chảy bỗng xuất hiện một hồ nước. Trong hồ có hàng vạn con cá đang nhởn nhơ đua bơi một cách thích thú. Nào hay gặp lúc trời hạn, trải lâu ngày không một hột mưa rơi. Nước trong hồ dần dần khô cạn, những con cá nhởn nhơ kia bị cái nắng thiêu đốt bức bách có lẽ sẽ chết rụi trong hồ, không mống nào thoát khỏi.
Một ngày kia trời đang nắng chói chang, một vị trưởng giả ngẫu nhiên đến bên bờ hồ, trông thấy hồ nước khô cạn, thoắt nhiên nảy sinh mối từ tâm, lập tức yết kiến quốc vương, tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, hồ sắp khô, không bao lâu nữa đàn cá sẽ chết hết, xin đại vương cho thần hai mươi thớt voi lớn để chở nước đổ vào hồ, hầu cứu sống đàn cá".
Vị vua này trước đây đã quy y Tam Bảo, nên khi nghe lời thỉnh cầu của trưởng giả liền nói: "Thực khó gặp được người biết mở lòng từ bi như khanh, vậy khanh có thể đến chuồng voi tùy ý dẫn voi đi chở nước để cứu sống đàn cá sắp lâm nguy".
Lập tức trưởng giả cùng với hai người con, đến chuồng voi, chọn lấy hai mươi thớt voi lớn, đồng thời đế⮠bên quán rượu, mượn một số bình đựng rượu rồi ba cha con đưa đàn voi đến bên sông, dùng các bình chứa múc đầy nước đổ vào hồ. Làm công việc đó trải qua nhiều ngày, hồ nước dần dần đầy lại như trước. Nghìn vạn con cá được thể vui mừng đùa giỡn vẫy sóng, bơi lội thỏa thích.
Trưởng giả đứng nhìn đàn cá vẫy vùng trong nước, trên mặt hồ lại nổi sóng lăn tăn, lòng cảm thấy hân hoan, bao nỗi u hoài chất chứa trong lòng bỗng dưng tan hết. Đến lúc trời chiều, trưởng giả cùng hai con đưa đàn voi trở về, trong lòng khởi lên bao nỗi hân hoan khôn tả.
7. Cứu Chim Sẻ, Được Vòng Ngọc (^)
Vào đời Hán, ở phía Bắc núi Hoa Âm có một gia đình họ Dương, chuyên về nông nghiệp, chỉ sinh một cậu con trai, đặt tên là Dương Bảo. Cậu Bảo từ bé đã thông minh, lanh lợi, mày thanh, mắt sáng, đầu để hai bím tóc, ai trông thấy cũng yêu mến.
Dương Bảo tính tình nhân từ, vừa lúc chín tuổi đã yêu thích thắng cảnh thiên nhiên, thường lây chốn núi rừng làm bầu bạn. Một ngày kia, chàng đi đến bên triền núi phía trước nhà, bỗng nghe tiếng kêu bị thương của một con chim sẻ, ngoái đầu nhìn lên trên không, chợt thấy một chú diều hâu đang gắp một con sẻ vàng. Nhân thấy có người, nên diều hâu kinh hãi để rơi chim sẻ đang bị thương xuống đất. Trong lúc tính mạng sắp lâm nguy, chim sẻ còn bị một đàn kiến kéo đến bao vây. Dương Bảo liền chạy vội tới, nhặt lấy chim sẻ ôm vào lòng bàn tay, đàn kiến lập tức bỏ chạy tứ tán. Bảo bèn mang chim sẻ về nhà nuôi trong một cái lồng, thương yêu, chăm sóc rất chu đáo. Tìm hoa vàng rịt vết thương cho chim, chờ đếnn khi vết thương lành hẳn, mới đem thả vào rừng.
Một hôm, vào lúc đêm gần tàn, Bảo bỗng mơ thấy một tiểu đồng mặc áo màu vàng hướng đến Bảo lạy tạ, cảm ơn cứu mạng; đồng thời dâng tặng bốn vòng bạch ngọc và nói: "Cảm tạ ân nhân! Tôi vốn là sứ giả của Vương mẫu, nhờ ơn người cứu mạng, không biết lấy gì báo đáp ân sâu, kính tặng người bốn vòng bạch ngọc, cầu mong con cháu được vinh hiển, làm đến công khanh".
Ban đầu Bảo không dám nhận tặng vật của tiểu đồng, nhưng trước tấm lòng cực kỳ chân thành, buộc lòng Bảo phải nhận lấy ngọc ấy. Thoắt nhiên tỉnh giấc, nhớ lại giấc mộng vừa qua, Bảo lấy làm kinh dị, miệng lẩm bẩm: "Thật là một giấc mộng ly kỳ! Thật là một giấc mộng ly kỳ!"
Quả nhiên sau đó, con cháu của Dương Bảo liên tiếp bốn đời làm đến công khanh, vinh hiển tột cùng.
8. Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu (^)
Trời quang muôn dặm, ánh dương chiếu khắp, cảnh sắc tươi vui. Đức Phật đi đến ven rừng, bỗng thấy một con chim ưng đang đuổi theo chim bồ câu trắng. Đứng trước nguy cơ bị mất mạng, bồ câu trắng thấy Phật liền sà vào lòng ngài để lánh nạn. Đức Phật liền bảo vệ, che chở cho nó.
Chim ưng bèn xếp cánh, đáp xuống một cành cây và nói: "Ngài muốn cứu bồ câu thoát chết, lẽ nào lại để cho tôi chết đói!"
Đức Phật ung dung hỏi: "Ngươi cần những gì để no lòng, ta sẵn sàng cung cấp cho ngươi".
Chim ưng liền đáp: "Tôi muốn ăn thịt".
Đức Phật liền rút ra một con dao nhỏ, thản nhiên cắt thịt cánh tay trao cho chim ưng. Nhưng chim ưng chê ít, không bằng thịt bồ câu, do đó. Phật lại cắt thêm thịt; nhưng càng cắt thịt lại bồ câu cho được. Chẳng mấy chốc thịt cánh tay cắt gần hết mà vẫn không làm sao đủ nặng bằng thịt bồ câu.
Chim ưng hỏi Phật có hối hận hay không, Phật đáp: "Ta hoàn toàn không hối hận một mảy may nào hết. Vì muốn cứu vớt mọi sinh linh thì thịt cánh tay ta có gì là đáng tiếc. Nếu lời nói này của ta xuất phát từ lòng chí thành thì mong thịt cánh tay ta sẽ liền lại như trước.
Đức Phật thề nguyện vừa xong, quả nhiên thịt cánh tay ngài trở lại như trước. Chim ưng liền hiện nguyên hình Đế Thích, vút lên không trung hướng về Đức Phật thi lễ, miệng không ngớt tán thán, rồi bay đi.
Tin tức Đức Phật vì lòng từ bi cắt thịt cánh tay hiến cho chim ưng chẳng bao lâu truyền đi khắp nơi, khiến mọi người đều ca ngợi hạnh nguyện hy sinh cao cả của một bậc vĩ nhân.
9. Bầy Lươn Xin Cứu Mạng (^)
Vào khoảng năm Vạn Lịch đời nhà Minh, tại Hồ Thư Hàng Châu, có một gia đình phú hộ họ Vu, bình nhật không sát sinh mà thích bố thí, làm nhiều việc thiện.
Năm ấy có một nhà láng giềng bị kẻ trộm lấy hết của cải, họ Vu liền mở hầu bao lấy tiền cứu trợ. Người đàn bà láng giếng rất cảm kích trước tấm lòng cao thượng ấy, nên một hôm đem biếu khoảng mười con lươn cho cụ bà họ Vu để dùng làm thức ăn. Nhưng gia đình họ Vu ít khi nào dám sát sinh, nên đem số lươn ấy thả vào trong một cái ang, rồi lấy đồ đậy lại, chờ đem phóng sinh. Chẳng may, cả mẹ lẫn con đều quên bẵng chuyện ấy.
Trải qua thời gian khá lâu, vào một đêm nọ, lúc sắp tàn canh, bà cụ mơ thấy khoảng mười người mặc áo vàng, đầu đội mũ nhọn, đột nhiên đi vào trong phòng quỳ xuống thưa: "Xin Thái phu nhân mở lòng từ bi ban cho chúng tôi đường thoát nạn".
Bọn mặc áo vàng ấy nói xong liền ra đi. Thái phu nhân chợt tỉnh giấc, trong lòng băn khoăn bất an, chợt nghĩ miên man mà chẳng hiểu cứu mạng sống cho những ai. Do đó, bèn mời một ông thầy bói về nhà để xem việc tốt xấu thế nào. Bốc sư bói xong một quẻ, liền bảo: "Thái phu nhân chớ nên lo lắng, quẻ này lành chứ không dữ, tại quý tôn phủ đang có những sinh mạng thỉnh cầu phu nhân phóng thích".
Phu nhân liền ra lệnh cho người nhà tìm kiếm khắp trong nhà ngoài sân, cuối cùng mới phát hiện ra mười con lươn lớn đang rộng trong ang. Số lươn này tương ứng với mười vị mặc áo vàng mà phu nhân trông thấy trong giấc mộng. Bà hoảng kinh, thất sắc nói: "Nguy thay, suýt chút nữa ta làm hại mười sinh mạng này rồi". Lập tức bà truyền lệnh cho người nhà đem số lươn ấy thả vào trong hồ. Từ đó về sau, con cháu nhà họ Vu ngày càng thịnh vượng.