nguyenvanhoc2006

TỨ PHẦN LUẬT 四分律 (Chương 5)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Đất: đất đã đào hay đất chưa đào.[58] Nếu đất đào rồi trải qua bốn tháng mưa thấm trở lại như cũ, hoặc lấy bừa bừa, hoặc dùng xuổng đào, hoặc dùng vồ đập, hoặc dùng liềm, dao cắt; cho đến dùng móng tay bấm làm cho đất bị tổn thương, tất cả đều phạm ba-dật-đề. Lấy nọc đóng vào đất, ba-dật-đề. Đốt lửa trên đất, ba-dật-đề. Đất hay có ý tưởng là đất, ba-dật-đề. Nếu không dạy rằng: «Xem cái này, biết cái này!»[59] phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nếu có nói, «xem cái này, biết cái này!» Hoặc kéo cây, kéo tre, hoặc rào ngã đỡ lên; hoặc lật đá để lấy phân; hoặc bờ đất bị sập; hoặc lấy đất ổ chuột; hoặc dọn đất nơi chỗ đi kinh hành; hoặc dọn đất trong nhà; hoặc dọn chỗ tới lui kinh hành; hoặc quét đất; hoặc cây tích trượng chống xuống đất; hoặc không cố ý đào. Tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [60]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XI. PHÁ HỌAI THỰC VẬT
[61]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở thành Khoáng dã. Thế tôn vì nhơn duyên trên tập hợp các Tăng tỳ-kheo, bảo rằng:

«Có một tỳ-kheo ở nơi Khoáng dã, khi sửa chữa phòng ốc, cố ý tự tay mình chặt cây phải không?»

Thưa:

«Bạch đức Thế tôn, thật vậy, có chặt.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao sửa chữa phòng ốc lại tự tay chặt cây? »

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, phá hoại mầm giống thực vật,[62] ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Thực vật (quỷ): không phải loài người.

Mầm giống (thôn): chỉ chung cho tất cả cỏ cây. Chặt đốn cho nó ngã xuống nên gọi là phá hoại.

Mầm giống (thôn) có năm loại: củ, nhánh, lóng, phú la, hạt.[63]

- Củ: như loại ha-lê-đà, củ gừng, ưu-thi-la, mậu-tha-trí-tra, lư-kiện-đà-lâu và các loại củ khác có thể sanh ra mầm cây.[64]

- Nhánh: như loại liễu, xá-ma-la, bà-hê-tha[65] và các loại nhánh khác có thể sanh ra cây con.

- Lóng: như loại hoa tô-man-na, tô-la-bà, bồ-hê-na, la-lặc-liệu[66] và các loài từ lóng khác có khả năng sanh ra cây.

- Phú la:[67] như loại cây mía, tre, lau, củ ngó[68] và các loại phú-la khác có thể sanh ra cây.

- Hạt: như các loại hột sinh ra cây.

Các loài đang có sự sống hay tưởng đang có sự sống, tự mình cắt đứt sự sống, hoặc sai người khác chặt đứt sự sống, hoặc tự tay sao, hoặc sai người sao, hoặc tự tay nấu, hoặc sai người nấu, ba-dật-đề.

Nếu nghi đang có sự sống, tự tay chặt đứt, sai người chặt đứt sự sống; tự mình sao, sai người sao, tự tay nấu, sai người nấu, đột-kiết-la.

Đang có sự sống tưởng là chẳng có sự sống, tự tay chặt đứt, sai người chặt đứt sự sống, cho đến nấu, đột-kiết-la.

Chẳng có sự sống tưởng là có sự sống, tự tay chặt đứt, sai người chặt đứt sự sống, cho đến nấu, cũng phạm đột-kiết-la.

Chẳng có sự sống mà nghi, tự tay chặt đứt, [642a1] sai người chặt đứt sự sống, cho đến nấu, cũng phạm đột-kiết-la.

Cỏ cây bảy thứ sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, xanh nhạt, tía. Cây cỏ đang tươi sống khởi ý nghĩ cây cỏ tươi sống, tự tay chặt đứt, sai người chặt đứt, cho đến nấu, ba-dật-đề.

Nghi là cây cỏ đang tươi sống, tự tay chặt, sai người chặt, cho đến nấu, ba-dật-đề.

Cây cỏ đang tươi sống tưởng chẳng phải cây cỏ tươi sống, tự tay chặt, sai người chặt, cho đến nấu, đột-kiết-la.

Chẳng phải cây cỏ đang tươi sống tưởng là cây cỏ tươi sống, tự mình chặt, sai người chặt, cho đến nấu, đột-kiết-la.

Nghi là chẳng phải cây cỏ đang tươi sống, tự tay chặt, sai người chặt, cho đến nấu, đột-kiết-la.

Đóng nọc trên cây ba-dật-đề. Dùng lửa đốt trên cây cỏ đang tươi sống, ba-dật-đề. Chặt cây cỏ đa phần đang tươi sống, ba-dật-đề. Chặt cây cỏ phân nửa khô, phân nửa đang tươi sống, đột-kiết-la. Nếu không nói: ‹Xem cái này, biết cái này!› đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: có nói, ‹xem đây, biết đây!› nếu chặt cây cỏ khô héo vì dọn rào dậu, dẹp đá gạch nên kéo cành tre, cày trên cỏ cây tươi sống; hoặc vì lấy phân, hoặc cỏ bò lấp đường dùng gậy vẹt cho trống để đi; hoặc dùng gạch đá làm trụ mà thương tổn đến cây cỏ; hoặc dọn đất đi kinh hành; hoặc quét chỗ thường đi tới đi lui; hoặc nhầm cỏ cây sống mà chặt, hoặc dùng cây gậy chống xuống đất mà cây cỏ bị đứt tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XII. NÓI QUANH
[69]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở vườn Cù-sư-la, tại Câu-thiểm-tỳ.

Bấy giờ, Tôn giả tỳ-kheo Xiển-đà [70] phạm tội. Các tỳ-kheo hỏi:

«Thầy có tự biết là mình phạm tội không ?»

Xiển-đà đem những việc khác để trả lời với các tỳ-kheo:

«Thầy nói với ai vậy ? Nói chuyện gì ? Luận bàn về lý lẽ gì ? Nói với tôi hay nói với ai? Ai phạm tội vậy ? Tội do đâu sanh ? Tôi không thấy tội. Sao nói tôi có tội ?»

Các tỳ-kheo nghe. Lúc ấy, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, cơ hiềm tỳ-kheo Xiển-đà:

«Tại sao thầy tự biết phạm tội, mà khi các tỳ-kheo hỏi, lại đem các việc khác để trả lời với các tỳ-kheo, rằng: ‹Thầy nói với ai vậy ? Nói chuyện gì ? Luận bàn về lý lẽ gì ? Nói với tôi hay nói với ai ? Ai phạm tội vậy ? Tội do đâu sanh ? Tôi không thấy tội. Sao nói tôi có tội ?›»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo Xiển-đà:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này Xiển-đà tỳ-kheo, tại sao ông phạm tội, khi các tỳ-kheo hỏi: ‹Thầy tự biết có tội không ?› ông lại đem những việc khác để trả lời với các tỳ-kheo rằng: ‹Thầy nói với ai vậy ? Nói chuyện gì ? Luận bàn về lý lẽ gì ? Nói với tôi hay nói với ai ? Ai phạm tội vậy ? Tội do đâu sanh ? Tôi không thấy tội, sao nói tôi có tội ?›»

Bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Xiển-đà tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

Từ nay về sau cho phép Tăng tác bạch rồi nên gọi đương sự làm pháp dư ngữ .[71] Nên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Xiển-đà này phạm tội. Các tỳ-kheo hỏi, ‹thầy có tự biết là mình phạm tội không ?› Xiển-đà đem những việc khác để trả lời với các tỳ-kheo, ‹thầy nói với ai vậy ? Nói chuyện gì ? Luận bàn về lý lẽ gì ? Nói với tôi hay nói với ai ? Ai phạm tội vậy ? Tội do đâu sanh ? Tôi không thấy tội, sao nói tôi có tội ?› Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sẽ gọi Xiển-đà tỳ-kheo đến làm pháp dư ngữ. Đây là lời tác bạch.»[72]

«Tác bạch như vậy gọi là pháp dư ngữ.»

«Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, nói dư ngữ, ba-dật-đề.

Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy.

Bấy giờ Tôn giả tỳ-kheo Xiển-đà bị chúng Tăng cấm chế không được nói dư ngữ, sau đó lại gây phiền nhiễu chúng Tăng bằng cách kêu đến thì không đến, không kêu lại đến; nên đứng lên thì không đứng lên, không nên đứng lên lại đứng lên; nên nói thì không nói, không nên nói lại nói.

Các tỳ-kheo nghe vậy, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, cơ hiềm Xiển-đà tỳ-kheo: «Tại sao sau khi chúng Tăng tác pháp dư ngữ rồi lại cố ý gây phiền nhiễu chúng Tăng bằng cách kêu đến thì không đến, không kêu lại đến; nên đứng lên thì không đứng lên, không nên đứng lên lại đứng lên; nên nói thì không nói, không nên nói lại nói ?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo Xiển Đà:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này Xiển-đà tỳ-kheo, tại sao sau khi chúng Tăng chế cấm tác pháp dư ngữ, rồi lại cố ý gây phiền nhiễu chúng Tăng bằng cách kêu đến thì không đến, không kêu lại đến; nên đứng lên thì không đứng lên, không nên đứng lên lại đứng lên; nên nói thì không nói, không nên nói lại nói ?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Xiển-đà tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Từ nay về sau, bạch rồi, gọi tỳ-kheo Xiển-đà đến tác pháp xúc não [73] như sau:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Xiển-đà, Tăng gọi đến tác pháp dư ngữ rồi lại xúc não chúng Tăng bằng cách kêu đến không đến, không kêu lại đến; nên đứng lên không đứng lên, không nên đứng lên lại đứng lên; nên nói không nói, không nên nói lại nói. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, chế cấm tỳ-kheo Xiển-đà gọi là tác pháp xúc não. Đây là lời tác bạch.

«Bạch như vậy rồi, gọi là tác pháp xúc não.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, nói dư ngữ và gây phiền nhiễu người khác, ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Dư ngữ :[74] Tăng chưa tác bạch mà nói lãng, như nói, «Thầy nói với ai? Nói chuyện gì? Bàn luận chuyện gì? Nói với tôi hay nói với ai? Tôi không thấy tội này.» Nói như vậy đều phạm đột-kiết-la. Nếu tác bạch rồi mà nói như vậy, tất cả đều phạm ba-dật-đề.

Gây phiền nhiễu :[75] Nếu trước khi tác bạch, gọi đến thì không đến, không gọi mà đến; nên đứng lên thì không đứng lên, không nên đứng lên lại đứng lên; nên nói thì không nói, không nên nói lại nói; tất cả đều phạm đột-kiết-la. Nếu bạch rồi mà nói như vậy, tất cả đều phạm ba-dật-đề. Nếu Thượng tọa kêu đến mà không đến, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nghe lại lời nói trước không hiểu vì có sự mập mờ, cho nên hỏi lại: «Thầy nói với ai?.. cho đến, Tôi không thấy tội này.»

Nếu vì sự tác yết-ma phi pháp, yết-ma phi tỳ-ni; hoặc Tăng, hoặc chùa tháp, hoặc Hòa thượng, đồng Hòa thượng, hoặc A-xà-lê, đồng A-xà-lê, hoặc tri thức quen biết cũ, [643a1] muốn làm yết-ma không lợi ích, không đem lại sự hòa hợp, khi ấy gọi đến mà không đến, thì không phạm.

Nếu vì sự tác yết-ma phi pháp, yết-ma phi tỳ-ni; hoặc Tăng, hoặc chùa tháp, hoặc Hòa thượng, đồng Hòa thượng, hoặc A-xà-lê, đồng A-xà-lê, hoặc tri thức quen biết cũ, muốn làm yết-ma không lợi ích, khi ấy muốn biết lời dạy, tuy bảo đừng đến, mình lại đến, mà không phạm.

Hoặc nhất tọa thực, hoặc không tác pháp dư thực mà ăn, hoặc bệnh, tuy được bảo đứng lên mà không đứng lên, vẫn không phạm.

Hoặc nhà bị sập đổ, hoặc bị cháy, hoặc rắn độc vào nhà, hoặc gặp giặc, hoặc hổ lang, sư tử, hoặc bị cường lực bắt dẫn đi, hoặc bị người khác trói, hoặc mạng nạn, hoặc phạm hạnh nạn; tuy bảo đừng đứng lên mà đứng lên, thì không phạm.

Hoặc được người hỏi với ác tâm, hoặc hỏi pháp thượng nhơn, bảo, «Thầy hãy nói điều nay»; khi ấy không nói mà không phạm.

Hoặc khi tác yết-ma phi pháp, yết-ma phi tỳ-ni; hoặc Tăng, hoặc chùa tháp, hoặc Hòa thượng, đồng Hòa thượng, hoặc A-xà-lê, đồng A-xà-lê, hoặc tri thức quen biết cũ, muốn làm yết-ma không lợi ích; khi ấy bảo đừng nói mà nói, không phạm.

Hoặc nói nhỏ, hoặc nói vội vàng, hoặc nói trong mộng, hoặc nói một mình, hoặc muốn nói việc này nhầm nói việc kia thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XIII. NÓI XẤU TĂNG SAI
[76]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt.

Bấy giờ, tôn giả Đạp-bà-ma-la Tử[77] được Tăng sai phụ trách việc phân phối ngọa cụ cho Tăng và thỉnh Tăng đi thọ thực. Khi ấy, các tỳ-kheo Từ và Địa,[78] đứng nơi khoảng cách Tôn giả trong tầm mắt thấy mà tai không nghe, cùng nhau bàn nói: «Đạp-bà-ma-la Tử có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh.»

Các tỳ-kheo nói:

«Đạp-bà-ma-la Tử này được chúng giao phụ trách việc phân phối ngọa cụ cho Tăng và mời Tăng đi thọ thực. Các thầy chớ nên nói tôn giả là người có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh.»

Tỳ-kheo Từ và Địa trả lời:

«Chúng tôi không nói trước mặt mà cơ hiềm nơi chỗ khất kín.»[79]

Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo Từ, Địa:

«Tôn giả Đạp-bà-ma-la Tử này được chúng giao phụ trách việc phân phối ngọa cụ cho Tăng và mời Tăng đi thọ thực. Sao các thầy lại nói Tôn giả là người có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh ?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo Từ, Địa:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Thế nào, tỳ-kheo Từ, Địa! Đạp-bà-ma-la Tử này được chúng giao phụ trách việc phân phối ngọa cụ cho Tăng và mời Tăng đi thọ thực; sao các ngươi lại nói ông ấy là người có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Từ, Địa rồi bảo các tỳ-kheo:

«Tỳ-kheo Từ, Địa này là người ngu si, trồng nhiều giống hữu lậu, lần đầu tiên phạm giới này.[80] Từ nay trở đi, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp cửu trú.»

Muôn nói giới, nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào biếm nhẽ, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo Từ, Địa sau đó lại tạo phương tiện khác. Ở chỗ Đạp-bà-ma-la Tử mà nghe nhưng không thấy, họ nói với nhau: «Đạp-bà-ma-la Tử này là người có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh.»

Các tỳ-kheo nói với Từ, Địa rằng:

«Phật há đã không chế giới rằng, biếm nhẽ[81] là phạm Ba-dật-đề hay sao?» Tỳ-kheo Từ, Địa trả lời:

«Chúng tôi không biếm nhẽ, mà là mạ lị. »[82]

Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, chỉ trích tỳ-kheo Từ, Địa rằng:

«Tôn giả Đạp-bà-ma-la Tử này được chúng giao phụ trách việc phân phối ngọa cụ cho Tăng và mời Tăng đi thọ thực, sao các thầy lại mạ lị tôn giả ? »

Các tỳ-kheo quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo Từ, Địa:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Đạp-bà-ma-la Tử này được chúng giao phụ trách việc phân phối ngọa cụ cho Tăng và mời Tăng đi thọ thực, sao các ông lại mạ lị.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Từ, Địa rồi bảo các tỳ-kheo:

«Từ nay về sau, Ta vì các Tỳ-kheo kiết giới:

Tỳ-kheo nào, biếm nhẽ và mắng chửi, ba-dật-đề.[83]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Hoặc biếm nhẽ trước mặt, hoặc mạ lị sau lưng.

- Biếm nhẽ trước mặt: là đứng nơi địa điểm có thể thấy mà không nghe, mà nói «có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh.»

- Mạ lị sau lưng: là đứng nơi chỗ tai có thể nghe, mắt không thấy, mà nói «có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh.» Tỳ-kheo chê bai và mắng chửi tỳ-kheo, nói rõ ràng phạm ba-dật-đề, nói không rõ ràng đột-kiết-la. Nếu Thượng tọa bảo người chê bai và mắng chửi, nếu nhận lời chê bai và mắng chửi, thì phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: người kia thật có việc như vậy, tức là có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh. Sợ sau đó có sự hối hận nên nói để khiến như pháp mà phát lồ; khi ấy nói, «có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh,» thì không phạm. Hoặc nói vui chơi, nói một mình, nói trong mộng, muốn nói việc này lại nhầm nói việc khác thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XIV. TRẢI TOẠ CỤ TĂNG KHÔNG CẤT
[84]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có một trưởng giả muốn thỉnh chúng Tăng dùng cơm. Trong thời gian chờ đợi cho đến giờ ăn, lúc ấy có nhóm mười bảy tỳ-kheo mang tọa cụ của Tăng đem trải nơi đất trống, rồi kinh hành, chờ đến giờ ăn. Khi đến giờ, không thu dọn tọa cụ của Tăng, liền đến chỗ mời ăn, nên tọa cụ của Tăng bị gió thổi, bụi đất phủ lên, trùng chim cắn phá hư hại, nhơ nhớp không sạch.

Các tỳ-kheo thọ thực xong trở về trong Tăng-già-lam, thấy tọa cụ của Tăng bị gió thổi, bụi đất phủ lên, trùng chim cắn phá hư hại, ô uế không sạch, liền hỏi rằng:

«Ai đã trải tọa cụ của Tăng mà bỏ đi không thu dọn, khiến gió thổi, bụi đất phủ lên, trùng chim cắn phá hư hại, nhơ nhớp không sạch ?»

Chư Tăng nói:

«Nhóm mười bảy tỳ-kheo trải đó.»

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, cơ hiềm nhóm mười bảy tỳ-kheo:

«Sao các ông trải tọa cụ của Tăng mà bỏ đi không thu dọn, để gió thổi, bụi đất phủ lên, trùng chim cắn phá hư hại, nhơ nhớp không sạch thế này?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm mười bảy tỳ-kheo rằng:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông mang tọa cụ của Tăng trải mà bỏ đi không thu dọn, gió thổi, bụi đất phủ lên, trùng chim cắn phá hư hại, nhơ nhớp không sạch ?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm mười bảy tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:

«Đây là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, mang giường giây, giường cây, hoặc ngọa cụ, đệm ngồi[85] của Tăng, bày nơi đất trống hoặc bảo người bày, khi bỏ đi không tự mình dọn cất, không sai người dọn cất, ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Vật của chúng Tăng, dành cho Tăng, thuộc về Tăng.

- Vật của Tăng: vật đã xả [644a1] cho Tăng.

- Vật dành cho Tăng: vật vì Tăng mà làm nhưng chưa xả cho Tăng.

- Vật thuộc về Tăng: vật đã nhập vào Tăng, đã xả cho Tăng.

Giường dây :[86] có năm loại, giường nằm chân xoay, giường nằm chân thẳng, giường nằm chân cong, giường nằm ráp mộng, giường nằm không có chân.

Giường cây:[87] cũng như vậy.

Ngọa cụ: hoặc dùng để ngồi, hoặc dùng để nằm.

Đệm: dùng để ngồi.

Nếu tỳ-kheo đem giường nằm, ghế ngồi, ngọa cụ, nệm ngồi của Tăng bày nơi đất trống, hoặc bảo người bày; khi đi, nếu ở đó có cựu trú tỳ-kheo hoặc Ma-ma-đế,[88] hoặc người quản sự,[89] nên nói, «Nay tôi giao cho ông. Ông coi sóc giữ gìn cho.» Nếu không có người nào thì phải dọn cất nơi chỗ vắng rồi đi. Nếu không có chỗ vắng, mà tự biết chỗ đó không bị phá hoại, được an ổn, thì lấy cái thô (xấu) phủ lên trên cái tốt rồi đi. Nếu đi rồi về lại liền thì đi. Nếu mưa gấp về gấp, tọa cụ không bị hư hoại thì nên đi. Nếu mưa vừa, vừa về lại kịp thì nên đi. Nếu mưa lâm râm đi một chút về kịp thì nên đi. Vị Tỳ-kheo kia nên tuần tự làm theo phương tiện như vậy rồi đi. Không theo phương tiện như vậy mà đi; khi bắt đầu ra khỏi cửa, ba-dật-đề. Nếu một chân trong cửa, một chân ngoài cửa, ý muốn đi mà không đi lại hối hận, tất cả đều đột-kiết-la.

Nếu hai người cùng ngồi trên giường nằm, ghế ngồi, vị hạ tọa phải thu dọn rồi đi. Hạ tọa nếu có ý nghĩ là để Thượng tọa dọn cất, nhưng cuối cùng Thượng tọa không dọn cất thì hạ tọa phạm ba-dật-đề và còn trái với oai nghi nên phạm thêm đột-kiết-la. Thượng tọa có ý nghĩ là để hạ tọa dọn cất, hạ tọa không dọn cất thì Thượng tọa phạm ba-dật-đề.

Nếu hai người đồng đi một lượt, không ai trước ai sau mà không dọn cất thì cả hai đều phạm ba-dật-đề. Ngoài ra cho đến giường giây, giường nằm, ghế ngồi, ghế dựa để tắm, hoặc lớp trong hay lớp ngoài của ngọa cụ, hoặc đồ trải đất, hoặc lấy dây buộc bằng lông hay dây gai bỏ nơi đất không thu dọn mà bỏ đi, tất cả phạm đột-kiết-la. Nếu trải ngọa cụ của Tăng nơi đất, không thu dọn mà vào phòng ngồi tư duy cũng phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la, đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nếu lấy giường giây, giường cây, ghế ngồi hoặc ghế dựa, ngọa cụ, nệm ngồi của Tăng, tự mình bày nơi đất, hoặc sai người bày, khi đi có nói với vị cựu trú, hoặc Ma-ma-đế, người quản sự, giữ gìn vật này thu dọn giúp. Nếu không có ai thì thu xếp nơi chỗ vắng rồi đi. Nếu không có chỗ vắng an toàn mà tự mình biết chỗ nào đó không bị quên mất, không sợ hư nát thì dùng vật thô phủ lên trên vật tế mà đi. Nếu đi rồi trở về liền, hoặc gặp mưa to gió lớn, đi gấp về gấp được, hoặc mưa vừa vừa, vừa đi vừa trở về, hoặc mưa lâm râm đi thong thả trở về kịp, theo thứ tự phương tiện rồi đi thì không phạm.

Hoặc bị thế lực trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, không làm theo thứ tự như vậy, thì không phạm. Hoặc hai người cùng ngồi trên một giường giây, vị hạ tọa thu dọn. Ngoài ra cho đến các loại giường không khác như giường cây, giường dây, ghế ngồi, ghế dựa, ghế ngồi tắm, hoặc lớp trong hay lớp ngoài của ngọa cụ, hoặc đồ trải đất, dây buộc lông mịn, bỏ nơi đất thu dọn mà đi. Hoặc nơi đất trống trải tọa cụ của Tăng, thu dọn rồi vào phòng tư duy thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XV. TRẢI NGỌA CỤ TRONG PHÒNG TĂNG
[90]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có vị tỳ-kheo khách nói với các vị tỳ-kheo cựu trú rằng:

«Tôi trải ngọa cụ trong phòng của Tăng kế bên để nghỉ.»

Sau đó, không nói với vị tỳ-kheo cựu trú mà đi. Ngọa cụ của Tăng bị hư mục, trùng kiến cắn biến sắc. Trong những lúc tiểu thực, đại thực, nói pháp ban đêm, nói giới, vị cựu trú tỳ-kheo không thấy vị khách tỳ-kheo có mặt, nên vị tỳ-kheo cựu trú nghĩ: «Sao không thấy vị tỳ-kheo khách? Phải chăng vị ấy qua đời, hoặc đi xa, hoặc trả lại giới để làm bạch y, hoặc bị cướp bắt, hoặc bị ác thú ăn, hoặc bị nước trôi?» Vị cựu trú liền đến phòng đó, thấy ngọa cụ của chúng Tăng bị hư mục, trùng kiến cắn biến sắc. Thấy như vậy rồi, vị cựu trú hiềm trách vị tỳ-kheo khách kia rằng:

«Sao tỳ-kheo khách nói với tôi là dùng ngọa cụ của chúng Tăng trải trong phòng kế bên để ngủ, khi ra đi lại không nói với tôi, khiến cho tọa cụ của chúng Tăng bị trùng kiến cắn phá biến sắc hư mục?»

Trong số các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, cơ hiềm tỳ-kheo khách kia rằng:

«Sao khách tỳ-kheo nói với cựu trú tỳ-kheo là lấy ngọa cụ của chúng Tăng trải trong phòng kế bên để ngủ, khi ra đi lại không nói với tôi, khiến cho tọa cụ của chúng Tăng bị trùng kiến cắn phá biến sắc hư mục?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo khách:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao ông ta bày ngọa cụ của chúng Tăng trải trong phòng kế bên để ngủ, khi ra đi lại không nói với cựu trú tỳ-kheo, khiến cho tọa cụ của chúng Tăng bị trùng kiến cắn phá biến sắc hư mục?»

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo khách, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, ở trong phòng của Tăng, trải ngọa cụ của Tăng, hoặc tự mình trải, hoặc bảo người trải, hoặc ngồi, hoặc nằm, khi đi không tự dọn cất, không bảo người dọn cất, ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Vật của chúng Tăng: Như trước đã nói.

Ngọa cụ, giường nằm, ghế ngồi, đệm nằm, tọa cụ, gối, đồ trải dưới đất, cho đến đồ nằm bằng lông, mà tỳ-kheo kia nếu muốn trải ngọa cụ của chúng Tăng trong phòng của Tăng, hoặc tự mình trải, bảo người trải, hoặc ngồi, hoặc nằm, khi đi không tự dọn cất, không sai người dọn cất. Trong đó, nếu có cựu trú tỳ-kheo, có người kinh doanh, hoặc Ma-ma-đế, nên nói, «dọn cất giùm tôi.» Trong trường hợp không có người để giao phó mà không sợ mất, nên di chuyển giường ra cách vách, kê chân giường lên cao, đem gối, nệm, ngọa cụ để bên trong, rồi lấy ngọa cụ khác phủ lên trên mà đi. Nếu sợ bị hư hoại thì nên lấy ngọa cụ, nệm kết lông, gối, máng, lên trên giá móc áo, dựng đứng giường lên mà đi. Tỳ-kheo kia nên làm như vậy rồi mới đi. Nếu không làm như vậy mà đi, ra ngoài giới, phạm ba-dật-đề.

Một chân ngoài giới, một chân trong giới, rồi ăn năn không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Nếu tính đi mà không đi, đột-kiết-la. Nếu đi rồi về liền, hoặc hai đêm ở ngoài giới, đến đêm thứ ba, bình minh chưa xuất hiện, hoặc tự mình về trong phòng, hoặc sai người đến, hoặc nói với Ma-ma-đế, hoặc vị tri sự rằng, «thầy coi chừng vật này.» Nếu tỳ-kheo đi ra, ngủ ngoài giới hai đêm, đến đêm thứ ba khi bình minh chưa xuất hiện, không tự mình về trong phòng, không sai người nói: «Thầy coi chừng vật này,» phạm ba-dật-đề.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nếu tự tay trải ngọa cụ của chúng Tăng, hoặc sai người trải để ngồi hoặc nằm. Khi đi nơi đó có cựu trú tỳ-kheo hoặc Ma-ma-đế, hoặc vị tri sự, [645a1] nói rằng: «Thầy coi chừng vật này; ở trong đây mà làm Ma-ma-đế.» Nếu không có người để giao phó mà đoán biết không bị hư hại thì dời giường cách vách, đem ngọa cụ gối, nệm để lên trên giường, phủ hai lớp rồi đi. Nếu sợ bị hư hoại thì nên đem ngọa cụ máng trên giá y, dựng đứng giường lên rồi đi, làm như vậy rồi đi thì không phạm.

Nếu phòng xá bị sập đổ, lửa cháy, rắn độc ở bên trong, trộm cướp, hổ lang, sư tử, kẻ có cường lực bắt, hoặc bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, hoặc không lâu sẽ trở ngại, hoặc ngủ ngoài giới hai đêm, đến đêm thứ ba, bình minh chưa xuất hiện, tự mình về hoặc sai người nói với cựu trú tỳ-kheo, «Thầy coi chừng vật này mà làm Ma-ma-đế.» Hoặc bị thủy đạo trở ngại, hoặc trên tuyến đường có giặc cướp, hổ lang, sư tử, hoặc nước lụt, bị kẻ thế lực cầm giữ, hoặc bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, mà hai đêm ở ngoài giới, đến đêm thứ ba, bình minh đã xuất hiện tự mình không đến được, không thể sai người đến nói: «Thầy coi chừng vật này mà làm Ma-ma-đế giùm tôi.› Tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XVI. CHEN LẤN CHỖ NGỦ
[91]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo[92] và nhóm mười bảy tỳ-kheo ở tại nước Câu-tát-la, trên tuyến đường đi đến nơi tụ lạc khác, nơi đó không có trú xứ của tỳ-kheo. Lúc này, nhóm mười bảy tỳ-kheo nói với nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Các thầy hãy đi trước tìm chỗ nghỉ ngơi.»

Nhóm sáu tỳ-kheo nói rằng:

«Các ông tự đi tìm. Chúng tôi dính gì đến việc các ông?»

Nhóm sáu tỳ-kheo là bậc Thượng tọa của nhóm mười bảy tỳ-kheo, nên nhóm mười bảy mới thưa với nhóm sáu tỳ-kheo như vầy:

«Các thầy là Thượng tọa đối với chúng con. Thượng tọa nên tìm nơi nghỉ trước. Chúng con sẽ tìm sau.»

Nhóm sáu tỳ-kheo bảo:

«Các ông hãy đi. Chúng tôi không cần tìm chỗ nghỉ.»

Lúc ấy, nhóm mười bảy tỳ-kheo liền đi tìm nơi để nghỉ. Tìm xong, tự trải ngọa cụ nghỉ ngơi. Nhóm sáu tỳ-kheo biết nhóm mười bảy tỳ-kheo đã tìm ra được chỗ nghỉ và đã trải ngọa cụ rồi, đến bảo rằng:

«Các ông đứng lên. Phải theo thứ tự lớn nhỏ mà nghỉ ngơi.»

Nhóm mười bảy nói:

«Chúng con không thể đứng lên để nhường cho các thầy được.»

Nhóm sáu hỏi rằng:

«Các ông nay bao nhiêu tuổi?»

Nhóm mười bảy thưa:

«Các trưởng lão thật sự là bậc Thượng tọa của chúng con. Trước đây, chúng con đã thưa với các trưởng lão là đi tìm nơi nghỉ ngơi trước. Sau đó, chúng con sẽ tìm chỗ nghỉ ngơi. Nay chúng con tìm rồi, không thể nào dời đi được.»

Khi ấy nhóm sáu tỳ-kheo cưỡng bức, trải tọa cụ vào giữa để ngủ. Nhóm mười bảy tỳ-kheo lớn tiếng la rằng:

«Chư tôn đừng làm vậy! Chư tôn đừng làm vậy! »

Lúc ấy, các tỳ-kheo nghe được. Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, cơ hiềm nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Này nhóm sáu tỳ-kheo, sao nhóm mười bảy tỳ-kheo tìm chỗ nghỉ trước, các thầy đến sau lại cưỡng bức trải ngọa cụ vào giữa để ngủ?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này nhóm sáu tỳ-kheo, sao nhóm mười bảy tỳ-kheo tìm chỗ nghỉ trước, các thầy đến sau lại cưỡng bức trải ngọa cụ vào giữa để ngủ?»

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu, chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, nơi chỗ nghỉ của tỳ-kheo đã đến trước, mình đến sau cố chen vào khoảng giữa trải ngọa cụ để nghỉ, với ý nghĩ rằng: ‹người kia nếu hiềm chật thì tự tránh đi nơi khác;› hành động với nhơn duyên như vậy chứ không gì khác, chẳng phải oai nghi, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ các tỳ-kheo không biết trước đó chỗ này đã có vị nào tìm nghỉ hay chưa tìm nghỉ, sau đó mới biết là có người tìm trước, nên tác pháp sám hối ba-dật-đề, hoặc có ý dè dặt. Phật dạy:

«Không biết thì không phạm.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, đã biết đó là chỗ nghỉ trước của tỳ-kheo, mình đến sau cố chen vào khoảng giữa trải ngọa cụ để nghỉ, với ý nghĩ rằng: ‹người kia nếu hiềm chật thì tự tránh đi nơi khác;› hành động với nhơn duyên như vậy chứ không gì khác, chẳng phải oai nghi, ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Khoảng giữa: tức một bên đầu, một bên chân hay một bên của hai bên hông.

Ngọa cụ: trải cỏ, trải lá lên mặt đất, trải giạ để nằm.

Tỳ-kheo nào đã biết tỳ-kheo khác chọn chỗ nghỉ rồi, mình đến sau cố chen vào giữa trải ngọa cụ để nghỉ; tùy theo mỗi lần trở mình, hông dính giường, phạm ba-dật-đề.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la, đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Trước không biết, hoặc nói với người nằm trước, hoặc cửa mở, hoặc nơi rộng rãi không trở ngại, hoặc có người thân cũ. Người thân cũ nói rằng: «Cứ trải bên trong ngủ đi. Tôi sẽ nói với người chủ cho.» Hoặc bị té xuống đất, hoặc bị bệnh xoay chuyển ngã lên trên. Hoặc bị thế lực bắt, hoặc bị trói nhốt, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XVII. ĐUỔI TỲ KHEO RA NGOÀI
[93]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo và nhóm mười bảy tỳ-kheo từ thị trấn Khoáng dã nước Câu-tát-la, trên đường đi đến một trú xứ nhỏ.[94] Lúc ấy, nhóm mười bảy tỳ-kheo nói với nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Quý trưởng lão tìm nơi trải ngọa cụ trước đi.»

Nhóm sáu bảo:

«Các ông cứ tự đi! Chúng tôi dính gì đến việc các ông?»

Nhóm sáu tỳ-kheo là bậc Thượng tọa đối với nhóm mười bảy tỳ-kheo, do vậy nhóm mười bảy thưa:

«Quý trưởng lão là bậc Thượng tọa của chúng con. Quý ngài nên đi trải ngọa cụ trước, chúng con sẽ trải sau.»

Nhóm sáu nói rằng:

«Các ông cứ đi. Chúng tôi không trải.»

Nhóm mười bảy tỳ-kheo thích sạch sẽ, vào chùa quét phòng xá cho sạch, trải ngọa cụ tốt, ngủ nghỉ ở đó.

Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo biết nhóm mười bảy tỳ-kheo đã vào chùa quét dọn phòng xá sạch sẽ, trải ngọa cụ tốt rồi, liền vào phòng nói rằng:

«Trưởng lão, hãy đứng dậy. Theo thứ tự mà ngồi.»

Nhóm mười bảy tỳ-kheo thưa rằng:

«Chúng con không dậy.»

Nhóm sáu tỳ-kheo liền hỏi:

«Các ông nay bao nhiêu tuổi?»

Nhóm mười bảy tỳ-kheo thưa:

«Quý trưởng lão thật sự là bậc Thượng tọa đối với chúng con. Nhưng trước đây chúng con đã thưa, chư Thượng tọa hãy trải ngọa cụ trước. Chúng con theo thứ lớp sẽ trải sau. Nay chúng con đã ngồi rồi; không thể dậy được. Lúc này trời đã tối rồi, tất cả nên cùng ngủ đi.»

Lúc bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo với ý giận, không vui, dùng sức mạnh xô kéo nhóm mười bảy tỳ-kheo, đuổi họ ra khỏi phòng. Nhóm mười bảy tỳ-kheo cao giọng kêu la:

«Chư hiền, đừng làm vậy! Chư hiền, đừng làm vậy!»

Lúc ấy, có tỳ-kheo phòng gần nghe, liền hỏi:

«Các thầy cớ gì kêu to tiếng như vậy?»

Nhóm mười bảy tỳ-kheo trình bày đầy đủ sự việc. Trong số người nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các ngài giận, không vui, dùng sức mạnh xô kéo nhóm mười bảy tỳ-kheo, đuổi họ ra khỏi phòng của Tăng?»

Bấy giờ, các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ [646a1] dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này nhóm sáu tỳ-kheo, tại sao các ông giận, không vui, dùng sức mạnh xô kéo nhóm mười bảy tỳ-kheo, đuổi họ ra khỏi phòng của Tăng?»

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, giận tỳ-kheo khác, không vui, tự mình kéo ra hay bảo người khác kéo tỳ-kheo ấy ra khỏi tăng phòng,[95] ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tăng phòng: cũng như trước.

Tỳ-kheo nào giận tỳ-kheo khác, không vui, tự mình kéo hoặc bảo người kéo tỳ-kheo ấy ra khỏi phòng Tăng, tùy theo sự lôi kéo nhiều hay ít, tùy thuộc vào việc ra khỏi phòng, ba-dật-đề. Hoặc kéo nhiều người ra khỏi nhiều cửa, phạm nhiều ba-dật-đề. Hoặc kéo nhiều người ra một cửa, phạm nhiều ba-dật-đề. Hoặc kéo một người ra nhiều cửa, phạm nhiều ba-dật-đề. Hoặc kéo một người ra khỏi một cửa, phạm một ba-dật-đề. Nếu cầm đồ của người khác ra ngoài, phạm đột-kiết-la. Hoặc cầm đồ của người khác quăng ra ngoài cửa, phạm đột-kiết-la. Hoặc đóng cửa để người ở ngoài, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la, đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Không có tâm giận hờn, đi ra theo thứ tự; hoặc cùng ngủ hai đêm, đến đêm thứ ba bảo người chưa thọ giới đi ra; hoặc vì người phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hoặc vì người bị cử tội, hoặc vì người bị tẩn, hoặc đang bị tẩn, vì những nhơn duyên như vậy, hay có mạng nạn, phạm hạnh nạn, đuổi hạng người như vậy thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XVIII. GHẾ NGỒI KHÔNG VỮNG
[96]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các tỳ-kheo ở trên lầu gác,[97] ngồi trên giường chân ráp,[98] không được an toàn lắm, phía dưới gác có tỳ-kheo đang ngủ. Vì sàn gác mỏng nên chân giường bị sút, rớt xuống trúng tỳ-kheo bên dưới bị thương đến chảy máu. Tỳ-kheo bên dưới ngửa mặt lên giận dữ mắng:

«Tỳ-kheo gì mà ở tầng gác trên, ngồi trên giường chân ráp không an toàn khiến cho giường sút chân, đả thương thân tôi đến nỗi chảy máu?»

Các tỳ-kheo nghe được. Trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo kia, «Sao tỳ-kheo ở trên tầng gác, ngồi trên giường chân ráp không an toàn khiến chân giường sút ra, rớt trúng thân hình của tỳ-kheo kia làm bị thương đến chảy máu?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo kia rằng:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao tỳ-kheo ở trên tầng gác, ngồi trên giường chân ráp không an toàn khiến chân giường sút ra, rớt trúng thân hình của tỳ-kheo kia làm bị thương đến chảy máu?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo kia rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, hoặc trong phòng, hoặc trên tầng gác, nằm hay ngồi [99] trên giường, ghế bằng chân ráp, ba-dật đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nhà:[100] chỉ cho phòng Tăng hay phòng riêng.

Tầng gác:[101] người đứng dưới không đụng đầu.

Giường chân ráp: loại giường chân giáp vào lỗ mộng.

Tỳ-kheo ở trên tầng gác, hoặc ngồi hay nằm trên giường chân ráp, tùy thuộc vào hông dính nơi giường, hay tùy theo sự trở mình, phạm ba-dật-đề. Trừ giường chân ráp ra, hoặc giường độc tọa,[102] hoặc giường một tấm ván, hoặc giường tắm,[103] tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la, đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nếu ngồi giường chân xoay, giường chân thẳng, giường chân cong, giường không chân, hoặc giường chân lớn, hoặc giường chân ráp mà có cột cẩn thận, hoặc trên tầng gác có ván lót, hoặc cây chạm hoa để che, hoặc phủ dày, hoặc lật ngửa giường mà ngồi hay tháo chân giường mà ngồi, tất cả không phạm,

Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa kiết giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XIX. DÙNG NƯỚC CÓ TRÙNG
[104]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở tại nước Câu-thiểm-di.[105] Bấy giờ có tỳ-kheo Xiển-đà [106] xây cất nhà lớn,[107] tự mình lấy nước có trùng hòa vào bùn, và bảo người hòa. Các trưởng giả thấy thế hiềm trách rằng, «Sa-môn Thích tử không biết tàm quý, không có từ tâm, hại mạng chúng sanh. Bên ngoài tự nói, ta tu chánh pháp, nếu nhìn vào việc hiện tại thì đó có chi gọi là chánh pháp? Dùng nước có trùng hòa vào bùn, và bảo người hòa, hại mạng chúng sanh.»

Trong các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Xiển-đà rằng: «Sao xây cất phòng ốc, lấy nước có trùng hòa vào bùn, hay bảo người hòa, hại mạng chúng sanh?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Xiển-đà rằng:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này Xiển-đà! Sao xây cất phòng ốc, lấy nước có trùng hòa vào bùn, hay bảo người hòa, hại mạng chúng sanh?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Xiển-đà rồi bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, tự mình dùng nước có trùng hòa vào bùn, hoặc sai người hòa, ba-dật đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo trước đó chưa biết nước có trùng hay nước không có trùng, sau đó mới biết là nước có trùng, nên có vị làm pháp sám ba-dật-đề, hoặc có vị vì dè dặt. Phật dạy: «Không biết, không phạm.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, biết nước có trùng, mà tự mình rưới lên bùn[108] hoặc cỏ, hoặc bảo người rưới, ba-dật đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nếu biết nước có trùng, mà dùng cỏ hay đất ném vào trong đó, ba-dật-đề. Ngoài nước ra, nếu nước tương, nước tương trong,[109] trong dấm, trong nước ngâm gạo mà có trùng, tự mình hoặc bảo người tưới lên bùn hoặc cỏ, ba-dật-đề.

Nếu tự mình hoặc bảo người dùng đất hoặc cỏ bỏ vào nước tương, nước tương trong, dấm, nước ngâm gạo mà có trùng, ba-dật-đề.

Nếu nước có trùng, tưởng là nước có trùng, ba-dật-đề. Nước có trùng mà nghi, đột-kiết-la. Nước không có trùng, tưởng là nước có trùng, đột-kiết-la. Nước không có trùng mà nghi, đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Không biết là có trùng; nghĩ rằng không có trùng; hoặc là trùng lớn, dùng tay khua động khiến cho nó tránh đi; hoặc là nước đã lọc tưới đất, hoặc sai người tưới; tất cả đều [647a1] không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XX. CẤT NHÀ LỚN
[110]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, nước Câu-thiểm-tỳ. Bấy giờ, Tôn giả Xiển-đà tỳ-kheo xây cất phòng xá lớn,[111] cỏ lợp còn dư, lợp thêm, lợp đến lớp thứ ba rồi mà vẫn còn dư. Khi ấy Xiển-đà có ý nghĩ rằng: «Ta không thể thường xuyên đến nơi đàn-việt cầu xin cỏ.» Bèn tiếp tục lợp mãi, cho đến lúc (không chịu được nổi), nhà bị sập. Các cư sĩ thấy thế chê trách: «Sa-môn Thích tử không biết tàm quý nên cầu xin không chán. Bên ngoài tự xưng rằng, ta biết chánh pháp. Như nay xem ra thì có gì là chánh pháp? Làm phòng xá lớn, lợp mãi không thôi, đến nỗi nhà bị sập. Dù đàn-việt muốn cho, nhưng người nhận phải biết đủ chứ!»

Trong các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách Xiển-đà: «Sao cất phòng xá lớn, lợp mãi không thôi khiến cho nhà bị sập đổ?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo Xiển-đà:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này Xiển Đà! Sao cất phòng xá lớn, lợp mãi không thôi khiến cho nhà bị sập đổ?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Xiển-đà tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:

«Xiển-đà tỳ-kheo, kẻ ngu si này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, làm phòng xá lớn, cánh cửa, khung cửa sổ và các thứ trang trí,[112] chỉ dẫn lợp[113] tranh ngang bằng hai, ba lớp;[114] nếu lợp quá, ba-dật-đề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top