TỨ PHẦN LUẬT 四分律 (Chương 5)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Phòng xá lớn:[115] là nhà dùng nhiều vật liệu.

Các thứ trang trí khác: tức là chạm trổ, vẽ vời.

Lợp: có hai loại, lợp bề dọc, lợp bề ngang.

Tỳ-kheo kia chỉ dẫn lợp hai lớp rồi, khi lớp thứ ba chưa xong, nên đi đến chỗ mắt không thấy, tai không nghe. Nếu lợp hai lớp rồi, lớp thứ ba chưa xong mà tỳ-kheo không đi đến chỗ mắt không thấy, tai không nghe, khi lớp thứ ba lợp xong, phạm ba-dật-đề. Nếu bỏ chỗ tai nghe, đến chỗ mắt thấy, bỏ chỗ mắt thấy đến chỗ tai nghe, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: chỉ bảo lợp lớp thứ hai xong, lớp thứ ba lợp chưa xong bèn đi đến chỗ mắt không thấy tai không nghe. Nếu đường bộ, đường thủy bị đứt đoạn, nạn giặc, nạn ác thú, nước lụt, hoặc bị thế lực bắt, hoặc bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; chỉ bảo lợp xong lớp thứ hai đến lớp thứ ba chưa xong, khi ấy không đi đến chỗ mắt không thấy tai không nghe; tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXI. GIÁO GIỚI NI KHÔNG ĐƯỢC TĂNG SAI
[116]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ cùng với sự tụ hội của chúng đại tỳ-kheo gồm năm trăm vị. Các ngài hạ an cư ở đó. Họ đều là những vị nổi tiếng như Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả Kiếp-tân-na, Tôn giả Ma-ha Câu-hy-la, Tôn giả Ma-ha Châu-na, Tôn giả A-na-luật, Tôn giả Ly-việt, Tôn giả A-nan, Tôn giả Nan-đà, Tôn giả Na-đề cùng với năm trăm vị như vậy.

Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Đại Ái Đạo, tỳ-kheo-ni Sai-ma, tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc, tỳ-kheo-ni Đề-xá Cù-đàm-di, tỳ-kheo-ni Ba-lê-giá-la-di, tỳ-kheo-ni Tố-di, tỳ-kheo-ni Sổ-na, tỳ-kheo-ni Tô-la, tỳ-kheo-ni Giá-la-di, tỳ-kheo-ni Bà-giá-la, tỳ-kheo-ni Thi-la-bà-giá-na, tỳ-kheo-ni A-la-bà, tỳ-kheo-ni Ma-la-tỳ, tỳ-kheo-ni Châu-nể, tỳ-kheo-ni Bà-nể. Cùng năm trăm tỳ-kheo-ni như vậy; Đại Ái Đạo là vị đứng đầu. Tất cả đều an cư trong vườn Vua,[117] nước Xá-vệ.

Lúc bấy giờ, Đại Ái Đạo đi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên. Sau khi ngồi, Đại Ái Đạo bạch đức Thế tôn rằng:

«Cúi xin đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo thuyết pháp giáo giới cho chúng tỳ-kheo-ni.»

Đức Phật bảo Đại Ái Đạo Cù-đàm-di rằng:

«Từ nay cho phép các tỳ-kheo thuyết pháp giáo giới cho tỳ-kheo-ni.»

Đại Ái Đạo đảnh lễ dưới chân Phật rồi cáo lui. Lúc bấy giờ, đức Thế tôn bảo A-nan rằng:

«Từ nay trở đi, Ta cho phép theo thứ lớp mà sai Thượng tọa đại tỳ-kheo giáo giới cho tỳ-kheo-ni và thuyết pháp cho họ.»

Lúc bấy giờ, Tôn giả A-nan nghe đức Phật dạy rồi, liền đến chỗ tỳ-kheo Ban-đà [118] thưa rằng:

«Trưởng lão, ngài đi giáo giới và thuyết pháp cho tỳ-kheo-ni.»

Ban-đà bảo A-nan rằng:

«Tôi chỉ tụng được một bài kệ. Làm sao giáo giới tỳ-kheo-ni? Làm sao thuyết pháp?»

Tôn giả A-nan lại nói với Ban-đà:

«Trưởng lão, ngài đi giáo giới và thuyết pháp cho tỳ-kheo-ni.»

Ban-đà lại bảo A-nan rằng:

«Tôi chỉ tụng được một bài kệ. Làm sao giáo giới tỳ-kheo-ni? Làm sao thuyết pháp?»

Lần thứ ba, Tôn giả A-nan lại thưa với Ban-đà rằng:

«Đức Thế tôn có dạy, sai tỳ-kheo bậc Thượng tọa giáo giới tỳ-kheo-ni và thuyết pháp cho họ. Vậy trưởng lão nên giáo giới tỳ-kheo-ni và thuyết pháp cho họ.»

Lúc ấy, Tôn giả Ban-đà im lặng vâng lời Phật.

Nhóm sáu tỳ-kheo-ni khi nghe tin Tôn giả Ban-đà tỳ-kheo theo thứ tự ngày mai sẽ đến giáo thọ; họ nói với nhau, «Ban-đà ngu ám này, chỉ tụng được một bài kệ. Tụng xong chắc chắn sẽ nín thinh. Còn gì để nói nữa?»

Sáng sớm hôm đó, Tôn giả Ban-đà khoác y, bưng bát, vào thành Xá-vệ khất thực; rồi trở về trong Tăng-già-lam, sửa lại y phục, dẫn theo một tỳ-kheo, đến chỗ tỳ-kheo-ni an cư trong vườn Vua. Các tỳ-kheo-ni từ xa trông thấy Tôn giả Ban-đà đến, tất cả đều ra trước đón rước, có vị phủi bụi y phục, có vị bưng bát, trải tọa cụ, có vị chuẩn bị nước sạch và đồ rửa chân. Tôn giả Ban-đà liền đến chỗ ngồi an tọa. Các tỳ-kheo-ni đều sắp hàng đảnh lễ dưới chân ngài, rồi ngồi qua một bên.

Lúc bấy giờ Đại Ái Đạo bạch với Tôn giả Ban-đà rằng:

«Bây giờ chính là lúc thích hợp. Xin ngài giáo giới và thuyết pháp cho các tỳ-kheo-ni.»

Tôn giả Ban-đà liền nói bài kệ:

Người chứng tịch tịnh thì hoan hỷ;

Thấy pháp, được an vui.

Thế gian không sân, tối hoan lạc,

Không tổn hại chúng sanh.

Thế gian vô dục, tối an lạc,

Ra khỏi các ái dục.

Nếu điều phục ngã mạn

Ấy là lạc đệ nhất!

Tôn giả Ban-đà nói bài kệ này xong liền vào đệ tứ thiền. Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo-ni cùng nhau trêu cợt rằng:

«Trước đây tôi đã nói lời này: ‹Ban-đà tỳ-kheo là người si, chỉ tụng được một bài kệ. Nếu đến nói cho chúng ta, thì khi nói xong bài kệ ấy rồi, có gì để nói nữa?› Quả như lời nói, hiện tại ngài ấy đang im lặng.»

Khi ấy, các tỳ-kheo-ni La-hán nghe Ban-đà nói xong, tất cả rất vui mừng, vì biết Ban-đà [648a1] có đại thần lực. Rồi Đại Ái Đạo lại thỉnh Tôn giả Ban-đà giáo giới, thuyết pháp cho các tỳ-kheo-ni. Ban-đà tỳ-kheo lại cũng đọc lại bài kệ đã đọc rồi vào đệ tứ thiền trở lại, ngồi im lặng.

Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo-ni lại cùng nhau bàn tán: «Tôn giả Ban-đà là người ám độn, chỉ tụng được một bài kệ. Nếu đến nói cho chúng ta, thì khi nói xong bài kệ ấy rồi, có gì để nói nữa? Quả như lời nói, hiện tại ngài ấy đang im lặng.»

Ở đây chỉ có các tỳ-kheo-ni La-hán mới biết Ban-đà là vị A-la-hán có đại thần lực. Bấy giờ, Tôn giả Ban-đà khởi ý nghĩ: «Nay ta nên quan sát tâm niệm của mỗi người khi nghe ta nói có hoan hỷ hay không?»

Sau khi quan sát, Tôn giả thấy tâm niệm của các tỳ-kheo-ni hoặc có người hoan hỷ, hoặc không có người hoan hỷ. Tôn giả liền nghĩ lại: «Nay ta nên làm cho họ tỏ dấu hiệu hối hận.» Tôn giả liền thăng lên hư không, hoặc hiện thân nói pháp, hoặc ẩn hình nói pháp, hoặc hiện nửa thân nói pháp, hoặc không hiện nửa thân nói pháp, hoặc từ thân tuôn ra khói lửa, hoặc không hiện như vậy. Tôn giả Ban-đà ở trong hư không vì các tỳ-kheo-ni hiện các thần biến để nói pháp rồi, liền từ hư không mà đi.

Lúc Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo sai người tin cậy đến nói với nhóm sáu tỳ-kheo-ni rằng:

«Theo thứ tự, chúng tôi sẽ giáo giới thuyết pháp cho các tỳ-kheo-ni.»

Nhóm sáu tỳ-kheo-ni liền bạch với Tăng tỳ-kheo-ni: «Theo thứ tự nhóm sáu tỳ-kheo sẽ đến giáo giới, thuyết pháp.»

Đêm đã qua, sáng sớm hôm đó, nhóm sáu tỳ-kheo khoác y, bưng bát, vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong về lại trong Tăng-già-lam, sửa soạn y phục, nhiếp trì oai nghi, đến chỗ các tỳ-kheo-ni an cư trong vườn nhà Vua, an tọa nơi tòa. Khi ấy các tỳ-kheo-ni kính lễ dưới chân rồi, tất cả đều về chỗ mà ngồi.

Khi nhóm sáu tỳ-kheo giáo giới tỳ-kheo-ni, lại đem bao nhiêu việc khác mà nói, không luận bàn đến giới, định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến; không luận bàn đến thiểu dục tri túc, sự xuất yếu, sự tấn tu, xả ly, hướng đến pháp thiện, không ở chốn náo nhiệt, luận mười hai nhân duyên; mà chỉ luận bàn câu chuyện về Vua chúa, về nhân dân, về quân mã, luận về đấu tranh, chuyện về Đại thần, chuyện cỡi ngựa, chuyện phụ nữ, chuyện tràng hoa, chuyện tiệc rượu, chuyện dâm nữ, chuyện giường nằm, chuyện y phục, chuyện ăn uống ngon bổ, chuyện tắm gội vui chơi, chuyện chòm xóm, chuyện linh tinh, chuyện tư duy thế sự, chuyện vào biển cả.[119]

Trong khi luận bàn những vấn đề như vậy, hoặc giỡn cười, hoặc múa hát, hoặc đánh trống, khảy đàn, thổi tù và, hoặc làm tiếng kêu chim khổng tước, chim hạc, hoặc cùng chạy, hoặc đi một chân, đi cà nhót, hoặc đánh trận giả.

Nhóm sáu tỳ-kheo-ni nghe thấy những việc như vậy rất là hoan hỷ, nói rằng: «Nhóm sáu tỳ-kheo giáo thọ như vậy là hết sức thích hợp.»

Các vị tỳ-kheo-ni La-hán vì lòng cung kính nên im lặng không nói. Rồi thì, Đại Ái Đạo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, đứng qua một bên. Trong giây lát, bạch đức Thế tôn:

«Theo thứ tự, nhóm sáu tỳ-kheo đến giáo thọ tỳ-kheo-ni lại đem bao nhiêu việc khác ra mà nói, không nói giới, không luận về định… cho đến không nói tránh chỗ ồn ào, và không luận bàn về mười hai nhân duyên, mà chỉ luận bàn câu chuyện về Vua chúa, cho đến chuyện tư duy thế sự, chuyện vào biển cả. Rồi lại cười giỡn ca múa… cho đến việc đi một chân, đi cà nhót, cùng đánh trận giả.»

Lúc bấy giờ, Đại Ái Đạo bạch đức Thế tôn rõ ràng mọi việc rồi, đảnh lễ dưới chân Phật và cáo lui.

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, biết mà ngài vẫn hỏi nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Có thật sự các ông giáo giới tỳ-kheo-ni như vậy chăng?»

Nhóm sáu tỳ-kheo thưa:

«Bạch đức Thế tôn, thật có như vậy.»

Đức Thế tôn quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ông lại giáo thọ tỳ-kheo-ni như vậy?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:

«Từ nay về sau ở trong chúng Tăng nên sai người giáo thọ tỳ-kheo-ni bằng cách bạch nhị yết-ma. Nên sai vị có khả năng yết-ma, dựa vào sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sai tỳ-kheo tên là…, giáo thọ tỳ-kheo-ni. Đây là lời tác bạch.»

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tăng sai tỳ-kheo này tên là…, giáo thọ tỳ-kheo-ni. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng sai tỳ-kheo tên là…, giáo thọ tỳ-kheo-ni thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»

«Tăng đã chấp thuận sai tỳ-kheo tên là…, giáo thọ tỳ-kheo-ni rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»

Khi ấy nhóm sáu tỳ-kheo nói rằng:

«Tăng không sai chúng ta giáo thọ tỳ-kheo-ni.»

Rồi họ ra ngoài giới, cùng tác pháp sai lẫn nhau đi giáo thọ tỳ-kheo-ni. Sau đó, họ sai người đến nói với nhóm sáu tỳ-kheo-ni:

«Hãy vì chúng tôi thưa với ni Tăng rằng, Nhóm sáu tỳ-kheo được Tăng sai sẽ đến giáo giới tỳ-kheo-ni.»

Các tỳ-kheo nghe được, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Tăng không sai các thầy giáo thọ tỳ-kheo-ni. Sao ra ngoài giới cùng nhau sai giáo giới tỳ-kheo-ni, rồi sai người nói với tỳ-kheo-ni rằng, Tăng đã sai chúng tôi giáo giới tỳ-kheo-ni?»

Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo-ni vì nhóm sáu tỳ-kheo mà bạch với Tăng tỳ-kheo-ni rằng:

«Chúng Tăng đã sai nhóm sáu tỳ-kheo giáo giới tỳ-kheo-ni.»

Khi ấy, Đại Ái Đạo nghe nói như vậy, liền đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật; đứng qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn, rồi đảnh lễ và cáo lui.

Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, Ngài biết mà vẫn hỏi nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Các ông thật sự có ra ngoài giới cùng sai lẫn nhau giáo thọ Tăng tỳ-kheo-ni không?»

Nhóm sáu thưa:

«Kính bạch đức Thế tôn, thật như vậy.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Thật là những người si. Tăng không sai giáo thọ tỳ-kheo-ni mà sao lại ra ngoài giới cùng sai lẫn nhau giáo thọ tỳ-kheo-ni, rồi lại sai người nói với nhóm sáu tỳ-kheo-ni rằng, ‹Vì chúng tôi thưa với ni Tăng, Tăng sai chúng tôi giáo thọ tỳ-kheo-ni, nay chúng tôi sẽ đến giáo thọ Tỳ-kheo-ni?›»

Đức Thế tôn quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:

«Từ nay về sau, nếu có tỳ-kheo thành tựu mười pháp ,[120] nhiên hậu mới được giáo thọ tỳ-kheo-ni. Mười pháp là: Giới luật đầy đủ; đa văn, tụng thuộc luật của hai bộ; quyết đoán không nghi; khéo thuyết pháp; tộc tánh xuất gia; nhan mạo đoan chánh, chúng tỳ-kheo-ni thấy liền sanh tâm hoan hỷ; đủ khả năng vì chúng tỳ-kheo-ni nói pháp khuyên bảo khiến họ hoan hỷ; không vì Phật xuất gia mặc pháp phục mà phạm trọng pháp; đủ hai mươi tuổi, hoặc hơn hai mươi tuổi. Đủ những điều kiện như vậy mới cho giáo giới tỳ-kheo-ni.

«Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, không được Tăng sai mà giáo giới tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.

Tăng: cùng một thuyết [649a1] giới, cùng một yết-ma.

Sai: trong Tăng được sai bằng bạch nhị yết-ma.

Giáo thọ: dạy tám điều không thể vượt qua .[121] Tám điều ấy là:

1/ Tỳ-kheo-ni dù một trăm tuổi hạ, khi thấy tỳ-kheo mới thọ giới cũng phải đứng dậy đón chào, lễ bái, mời ngồi. Pháp này nên tôn trọng cung kính tán thán; trọn đời không được trái phạm.

2/ Tỳ-kheo-ni không được mắng tỳ-kheo, không được phỉ báng nói phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Đây là pháp nên tôn trọng, cung kính, tán thán; trọn đời không được trái phạm.

3/ Tỳ-kheo-ni không được cử tội tỳ-kheo nói, «Việc thầy đã làm như vậy, việc thầy đã làm không phải vậy.» Không được tác pháp tự ngôn, không được ngăn người khác tác pháp mích tội.[122] Không được ngăn tỳ-kheo thuyết giới, tự tứ. Tỳ-kheo-ni không được nói lỗi lầm của tỳ-kheo. Tỳ-kheo được nói lỗi lầm của tỳ-kheo-ni. Đây là pháp nên tôn trọng, cung kính, tán thán; trọn đời không được trái phạm.

4/ Thức-xoa-ma-na đã học những điều cần học rồi, phải đến chúng Tăng cầu thọ đại giới. Đây là pháp nên tôn trọng, cung kính, tán thán; trọn đời không được trái phạm.

5/ Nếu tỳ-kheo-ni phạm trọng pháp, phải nửa tháng đến trong hai bộ Tăng hành pháp ma-na-đỏa. Đây là pháp nên tôn trọng, cung kính, tán thán; trọn đời không được trái phạm.

6/ Tỳ-kheo-ni mỗi nửa tháng phải đến trong chúng Tăng cầu thỉnh vị giáo thọ. Đây là pháp nên tôn trọng, cung kính, tán thán; trọn đời không được trái phạm.

7/ Tỳ-kheo-ni không nên an cư nơi không có tỳ-kheo. Đây là pháp nên tôn trọng, cung kính, tán thán; trọn đời không được trái phạm.

8/ Tỳ-kheo-ni hạ an cư xong phải đến trong chúng Tăng cầu ba việc tự tứ là thấy, nghe và nghi. Đây là pháp nên tôn trọng, cung kính, tán thán; trọn đời không được trái phạm.

Khi thuyết giới, Thượng tọa nên hỏi:

«Chúng tỳ-kheo-ni có sai vị nào đến thỉnh giáo thọ không?»

Nếu có, liền đứng dậy bạch với Tăng rằng:

«Tỳ-kheo-ni Tăng hòa hợp, xin lễ dưới chân Tăng tỳ-kheo, cầu thỉnh người giáo giới.»

Khi thuyết giới, Thượng tọa nên hỏi rằng:

«Có vị nào đi giáo giới tỳ-kheo-ni?»

Nếu có người thì nên sai. Nếu người giáo giới tỳ-kheo-ni nhiều, thì nên hỏi vị sứ giả của Tăng tỳ-kheo-ni rằng:

«Trong chúng Tăng có nhiều vị giáo giới tỳ-kheo-ni, vậy cô thỉnh vị nào?»

Hoặc ni kia thưa:

«Con xin thỉnh thầy gì đó.»

Hoặc vị sứ giả của ni nói:

«Con xin tùy theo xử phân của Tăng.»

Như vậy thì Tăng nên theo thứ tự, sai các vị đã thường giáo thọ tỳ-kheo-ni đi giáo thọ.

Vị được sai đúng giờ hẹn mà đến. Tỳ-kheo-ni cũng phải đúng giờ hẹn mà nghinh đón. Nếu tỳ-kheo đúng giờ hẹn mà không đến thì phạm đột-kiết-la. Đến giờ hẹn mà tỳ-kheo-ni không đón cũng phạm đột-kiết-la. Khi nghe vị giáo thọ đến, tỳ-kheo-ni phải ra nửa do tuần để đón, cung cấp những thứ cần dùng, có đủ đồ để rửa; nấu cháo, các thức ăn uống. Nếu ni không sửa soạn đầy đủ như vậy thì phạm đột-kiết-la.

Nếu không được Tăng sai, hoặc chẳng phải ngày giáo thọ mà đến, vì ni nói Tám pháp không thể vượt qua, phạm đột-kiết-la.

Nếu không được Tăng sai mà đến nói pháp, thì phạm ba-dật-đề.

Nếu Tăng tỳ-kheo bệnh, (tỳ-kheo-ni) nên sai người đến hỏi thăm. Nếu tỳ-kheo không hòa hợp, chúng không đủ tức số, (tỳ-kheo-ni) cũng nên sai người đến lễ bái thăm hỏi. Nếu không làm như vậy, phạm đột-kiết-la. Nếu tỳ-kheo-ni Tăng bệnh, (tỳ-kheo) cũng nên sai người đến làm lễ thăm hỏi. Nếu chúng tỳ-kheo-ni không hòa hợp, không đủ túc số, (tỳ-kheo) cũng nên sai người đến làm lễ thăm hỏi. Không làm như vậy phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: chúng Tăng sai giáo thọ tỳ-kheo-ni; khi thuyết giới Thượng tọa hỏi: «Có ai sai tỳ-kheo-ni đến (thỉnh giáo giới) không?» Nếu có, vị ấy đứng dậy bạch Tăng rằng: «Tăng tỳ-kheo-ni hòa hợp, lễ dưới chân Tăng tỳ-kheo, cầu xin người giáo thọ tỳ-kheo-ni.» Thượng tọa nên hỏi Tăng: «Vị nào có thể giáo hối tỳ-kheo-ni?» Nếu có thì nên sai vị ấy đến giáo thọ. Nếu có nhiều người có thể đến giáo thọ, thì Thượng tọa nên hỏi ni: «Muốn thỉnh vị giáo thọ nào?» Nếu tỳ-kheo-ni thưa: «Chúng con xin được thỉnh vị Tăng có tên như vậy.» Tăng nên theo sự yêu cầu mà sai. Hoặc tỳ-kheo-ni thưa, «Chúng con nhất trí theo sự phân định của Tăng.» Lúc bấy giờ, Tăng nên theo thứ tự sai trong số những vị thường đã giáo thọ ni. Chúng Tăng nên ấn định thì giờ để đến. Tỳ-kheo-ni theo giờ ấn định mà nghinh đón. Khi vị giáo thọ tỳ-kheo-ni đến, ni chúng phải ra nửa do tuần để nghinh đón; an trí chỗ ngồi, sửa soạn đồ để rửa, nấu cháo, đồ ăn thức uống. Hoặc được Tăng sai, đến ngày hội họp vì nói tám pháp, không trái phạm. Nên theo thứ tự đến nói pháp. Hoặc chúng Tăng bệnh, tỳ-kheo-ni sai người tin cậy đến lễ bái chúng Tăng. Chúng Tăng không đủ túc số, phân bộ không hòa hợp, nên sai người đến lễ bái. Hoặc tỳ-kheo-ni bệnh, hoặc chúng không đủ túc số, không hòa hợp, (tỳ-kheo) cũng sai người tin cậy đến lễ bài hỏi chào chúng Tăng. Hoặc đường thủy bị trở ngại, đường bộ bị hiểm nạn, giặc cướp, hổ lang, sư tử, nước lớn, bị thế lực bắt, bị trói nhốt, mạng nạn, phạm hạnh nạn, không thể cho người tin cậy đến lễ bái hỏi chào, những trường hợp trên đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.[123]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXII. GIÁO THỌ NI SAU MẶT TRỜI LẶN


A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả Nan-đà được chúng Tăng sai giáo thọ tỳ-kheo-ni. Giáo thọ tỳ-kheo-ni xong, Tôn giả ngồi im lặng.

Bấy giờ Đại Ái Đạo thưa:

«Tôn giả Nan-đà, chúng con muốn được nghe pháp. Xin Tôn giả vì chúng con mà nói thêm nữa.»

Tôn giả Nan-đà nói pháp cho họ xong, cũng ngồi im lặng.

Đại Ái Đạo lại thưa thỉnh lần nữa:

«Chúng con muốn được nghe pháp. Xin Tôn giả vì chúng con mà nói.»

Tôn giả Nan-đà thuyết pháp cho họ với âm thanh tốt nên thính giả thích nghe. Vì vậy mãi đến mặt trời lặn mới thôi.

Khi tỳ-kheo-ni ra khỏi tịnh xá Kỳ-hoàn để về thành Xá-vệ thì cửa thành đã đóng, không vào được, phải dựa vào hào ở ngoài cửa thành mà nghỉ đêm. Sáng sớm, cửa thành vừa mở thì các cô ni vào trước. Các trưởng giả thấy thế, đều nói, «Sa-môn Thích tử không có tàm quý, không có hạnh thanh tịnh. Tự xưng rằng ta tu chánh pháp. Như vậy thì có gì là chánh pháp? Các ông xem những tỳ-kheo-ni này, suốt đêm cùng ngủ với tỳ-kheo, sáng ngày họ mới cho ra về.»

Các tỳ-kheo nghe được, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Nan-đà rằng, «Sao thầy thuyết pháp cho tỳ-kheo-ni mãi cho đến măt trời lặn, khiến cho các trưởng giả chê trách?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn [650a1] hỏi Tôn giả Nan-đà:

«Thật sự ông có giáo giới cho tỳ-kheo-ni đến mặt trời lặn hay không?»

Tôn giả thưa:

«Bạch đức Thế tôn, có thật như vậy.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Tôn giả Nan-đà:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này Nan-đà, sao ông thuyết pháp giáo giới cho tỳ-kheo-ni mãi đến mặt trời lặn?»

Quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:

«Nan-đà kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu, chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, tuy được Tăng sai, nhưng giáo thọ tỳ-kheo-ni cho đến mặt trời lặn,[124] ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tăng: như giới trước.

Giáo thọ: Trong chúng tăng, được sai bằng pháp bạch nhị yết-ma.

Vị tỳ-kheo được Tăng sai giáo thọ tỳ-kheo-ni nên trở về trước khi mặt trời lặn. Nếu tỳ-kheo nào giáo thọ tỳ-kheo-ni cho đến mặt trời lặn, ba-dật-đề. Trừ giáo thọ ra, nếu dạy kinh, tụng kinh hoặc tham vấn bao nhiêu việc khác cho đến mặt trời, đột-kiết-la. Trừ tỳ-kheo-ni ra, nếu vì các phụ nữ khác tụng kinh, dạy kinh, tham vấn việc khác đến mặt trời lặn, đột-kiết-la.

Sáng lặn tưởng là sáng lặn, ba-dật-đề. Nghi là mặt trời lặn, đột-kiết-la. Mặt trời lặn tưởng là mặt trời chưa lặn, đột-kiết-la. Mặt trời chưa lặn tưởng là mặt trời lặn, đột-kiết-la. Nghi là mặt trời chưa lặn, đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: giáo thọ tỳ-kheo-ni, mặt trời chưa lặn liền dừng. Trừ phụ nữ ra, nếu vì người khác dạy tụng kinh, thọ kinh, hoặc tham vấn việc khác, không phạm.

Nếu nói pháp trên thuyền đò, tỳ-kheo-ni nghe cùng với khách lái buôn đồng hành ban đêm; hoặc đến trong chùa tỳ-kheo-ni nói pháp; hoặc đến ngày thuyết giới, ni đến trong Tăng thỉnh vị giáo thọ, gặp khi nói pháp ni liền nghe; tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXIII. GIÁO THỌ NI VÌ LỢI DƯỠNG
[125]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni nghe vị giáo thọ sư đến, nghinh đón cách nửa do tuần, sắp đặt phòng xá, chuẩn bị cơm, cháo, đồ ăn, thức uống, giường, tọa cụ, nơi tắm rửa.

Lúc bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nghĩ rằng, «Các tỳ-kheo kia không sai chúng ta đi giáo thọ tỳ-kheo-ni.» Rồi sanh tâm ganh ghét, nói rằng, «Các tỳ-kheo kia giáo thọ tỳ-kheo-ni không phải với tâm chơn thật, mà chỉ vì đồ ăn, thức uống, nên giáo thọ tỳ-kheo-ni tụng kinh, thọ kinh tham vấn.»

Bấy giờ, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo, «Sao lại nói như vậy, rằng, ‹Các Tỳ-kheo kia không sai chúng ta đi giáo thọ tỳ-kheo-ni.› Rồi sanh tâm ganh ghét, nói rằng, ‹Các tỳ-kheo kia giáo thọ tỳ-kheo-ni không phải với tâm chơn thật. Mà chỉ vì đồ ăn, thức uống, nên giáo thọ tỳ-kheo-ni tụng kinh, thọ kinh tham vấn.›?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông lại nói rằng, ‹Các tỳ-kheo kia không sai chúng ta đi giáo thọ tỳ-kheo-ni.› Rồi sanh tâm ganh ghét, nói rằng, ‹Các tỳ-kheo kia giáo thọ tỳ-kheo-ni không phải với tâm chơn thật. Mà chỉ vì đồ ăn, thức uống, nên giáo thọ tỳ-kheo-ni tụng kinh, thọ kinh tham vấn.›?»

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, nói với các tỳ-kheo như vầy: ‹tỳ-kheo vì sự ăn uống[126] mà giáo thọ tỳ-kheo-ni,› ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo kia nói như vầy: «Các tỳ-kheo vì sự ăn uống nên giáo thọ tỳ-kheo-ni. Vì sự ăn uống nên dạy tụng kinh, tham vấn.» Nói rõ ràng phạm ba-dật-đề; không rõ ràng phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: việc kia sự thật là như vậy, vì sự ăn uống nên giáo thọ tỳ-kheo-ni, vì sự cúng dường ăn uống nên dạy tụng kinh, thọ kinh, tham vấn. Hoặc nói đùa giỡn, nói một mình, nói trong mộng, muốn nói việc này nhầm nói việc khác; tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXIV. CHO Y CHO TỲ-KHEO-NI
[127]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấy giờ, có một tỳ-kheo khất thực, oai nghi đầy đủ. Lúc ấy, có một tỳ-kheo-ni gặp ông, liền sanh thiện tâm, nhiều lần thỉnh vị tỳ-kheo kia, nhưng vị tỳ-kheo kia không nhận lời.

Một thời gian sau, chúng Tăng Kỳ-hoàn chia y vật. Tỳ-kheo kia đem phần y của mình ra khỏi cửa ngõ Kỳ-hoàn thì lại gặp tỳ-kheo-ni này vừa mới đến. Tỳ-kheo kia nghĩ rằng: «Tỳ-kheo-ni này nhiều lần mời ta mà ta không nhận lời. Nay ta nên đem phần y này trả lễ sự mời thỉnh kia. Nhưng chắc cô không nhận. Việc này cũng đủ đáp trả nhau.» Nghĩ xong, tỳ-kheo kia nói với tỳ-kheo-ni rằng:

«Đại muội, đây là phần y của tôi. Đại muội cần thì có thể lấy dùng.»

Tỳ-kheo-ni liền nhận. Tỳ-kheo kia hiềm trách tỳ-kheo-ni này rằng, «Ta đã nhiều lần nói với người khác rằng, ‹Tỳ-kheo-ni này nhiều lần thỉnh tôi. Đem phần ăn của cô để dành cho tôi, tôi không nhận. Do đó tôi nghĩ rằng, tỳ-kheo-ni này nhiều lần thỉnh tôi. Đem phần ăn của cô để dành cho tôi, tôi không nhận; nay tôi đem phần y này biếu cho tỳ-kheo-ni này với ý nghĩ rằng, cô cũng không nhận, đủ để đáp trả nhau. Nhưng cô lại nhận.›»

Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo nghe được, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo kia rằng: «Sao tỳ-kheo đem y cho tỳ-kheo-ni mà tâm không xả, lại đi nói với người khác?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo kia:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao tỳ-kheo cho y đến tỳ-kheo-ni mà tâm không xả, lại đi nói với người khác?»

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu, chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, cho y đến tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề.

Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Trong số tỳ-kheo có vị dè dặt, không dám cho y đến tỳ-kheo-ni thân lý, bạch Phật. Phật dạy:

«Từ nay về sau [651a1] được phép cho y tỳ-kheo-ni thân lý, nếu cho y tỳ-kheo-ni không thân lý, ba-dật-đề.»

Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ trong Kỳ-hoàn, hai bộ Tăng cùng phân chia y vật, phần y của tỳ-kheo thì tỳ-kheo-ni nhận được; phần y của tỳ-kheo-ni thì tỳ-kheo nhận được.

Lúc tỳ-kheo-ni nhận lộn phần y đó bèn mang đến trong Tăng-già-lam bạch các tỳ-kheo:

«Đại đức, đem y này trao đổi được không?»

Tỳ-kheo trả lời:

«Này các cô, chúng tôi không được phép cho y đến tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến.»

Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy:

«Từ nay về sau, nếu là trao đổi, cho phép cho y đến tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến.»

Từ nay về sau nên nói giới này như vầy:

Tỳ-kheo nào, cho y đến tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến, trừ trao đổi, ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Thân quyến, chẳng phải thân quyến: như đã giải trước.[128]

Y: có mười loại như trước đã nói.[129]

Trao đổi: đem y đổi y, đem y đổi phi y, đem phi y đổi y, đem kim đổi dao hoặc chỉ may, cho đến một ngọn cỏ thuốc.

Nếu tỳ-kheo cho y cho tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến, trừ trao đổi, ba-dật-đề.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: cho y cho thân quyến, cùng nhau trao đổi, hoặc cho tháp, cho Phật, cho Tăng; tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXV. MAY Y CHO TỲ-KHEO-NI
[130]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni[131] muốn may tăng-già-lê; vì cần may y nên đến trong Tăng-già-lam, thưa với Tôn giả Ca-lưu-đà-di:[132]

«Thưa Đại đức, con đem vải may y[133] này đến, muốn may tăng-già-lê. Xin Tôn giả may cho con.»

Ca-lưu-đà-di nói:

«Tôi không thể may được.»

Cô ni hỏi:

«Tại sao Đại đức không may cho con?»

Ca-lưu-đà-di nói:

«Các cô ưa đến hối thúc nên tôi không may.»

Tỳ-kheo-ni thưa:

«Con không đến hối. Khi nào Đại đức may xong cũng được.»

Ca-lưu-đà-di trả lời:

«Được.»

Tỳ-kheo-ni trao vải y cho Ca-lưu-đà-di rồi về.

Ca-lưu-đà-di có tay nghề cao về pháp may y, liền cắt may. Ca-lưu-đà-di vẽ hình nam nữ giao hợp may vào y. Khi cô ni đến trong Tăng-già-lam, hỏi Ca-lưu-đà-di rằng:

«Thưa Đại đức, pháp y của con may xong chưa?»

Ca-lưu nói:

«Xong rồi.»

Tỳ-kheo-ni thưa:

«Nếu xong, cho con nhận.»

Ca-lưu-đà-di xếp y lại cho cô ni, và dặn rằng:

«Này cô, y này không được tự tiện mở ra xem; cũng không được đưa cho người xem. Khi được báo giờ[134] mới đem ra mặc, và khi đi phải đi sau tỳ-kheo-ni Tăng.

Tỳ-kheo-ni y theo lời dặn, không mở ra xem, cũng không nói cho ai biết. Một thời gian sau, khi đi nghe giáo giới, cô ni liền mặc y này và đi sau Tăng tỳ-kheo-ni. Các cư sĩ thấy tất cả đều cơ hiềm, cười chê, hoặc vỗ tay chỉ trỏ, hoặc gõ cây, hoặc huýt gió, hoặc lớn tiếng cười to, nói:

«Mọi người hãy xem y mà tỳ-kheo-ni này khoác! Mọi người hãy xem y mà Tỳ-kheo-ni này khoác!»

Khi ấy, tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề[135] thấy vậy rồi, liền bảo tỳ-kheo-ni này rằng:

«Hãy cởi chiếc y ấy và xếp lại gấp!»

Cô ni liền cởi và xếp, vắt trên vai mà đi, sau khi thọ thực xong, về lại trong Tăng-già-lam, tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề bảo tỳ-kheo-ni này rằng:

«Lấy chiếc y mà cô vừa mặc khi nãy đem cho tôi xem!»

Cô ni kia liền đem chiếc y ấy ra trình. Bà hỏi:

«Ai may y này cho cô?»

«Thưa, ngài Ca-lưu-đà-di may.»

«Sao cô không mở ra xem hay đưa cho đồng bạn coi thử may có tốt, có bền chắc hay không?»

Lúc ấy tỳ-kheo-ni mới đem lời dặn của Ca-lưu-đà-di thưa lại đầy đủ.

Khi ấy, trong chúng tỳ-kheo-ni có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Ca-lưu-đà-di: «Tại sao may y cho tỳ-kheo-ni lại may như vậy?»

Lúc bấy giờ, tỳ-kheo-ni bạch lại các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo liền đến bạch đức Thế tôn. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, biết mà Phật vẫn hỏi Ca-lưu-đà-di rằng:

«Thật sự ông có may y cho tỳ-kheo-ni như vậy không?»

Ca-lưu-đà-di thưa:

«Kính bạch đức Thế tôn, thật như vậy.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao may y cho tỳ-kheo-ni lại may như vậy?»

Quở trách Ca-lưu-đà-di rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, may y cho tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề.

Thế tôn đã vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo dè dặt không dám may y cho tỳ-kheo-ni thân quyến, đến bạch Phật. Phật dạy:

«Từ nay về sau cho phép tỳ-kheo may y cho tỳ-kheo-ni thân quyến.»

Từ nay nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, may y[136] cho tỳ-kheo-ni không phải thân quyến, ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Chẳng phải thân quyến, thân quyến: như trên đã nói.

Y: Có mười loại như đã giải ở trước.

Nếu tỳ-kheo kia may y cho tỳ-kheo-ni không phải thân quyến, tùy theo dao cắt rọc nhiều hay ít, phạm ba-dật-đề. Cứ một lần may, mỗi mũi kim là một phạm ba-dật-đề.

Hoặc mặc thử để xem, hoặc kéo ra ủi cho thẳng, hoặc dùng tay vuốt, hoặc kéo góc cho ngay, hoặc kết, hoặc viền, hoặc cột chỉ, hoặc nối chỉ; tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: may y cho tỳ-kheo-ni thân quyến; may cho Tăng, may cho tháp; hoặc mượn mặc rồi giặt, nhuộm trả lại cho chủ, thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXVI. NGỒI VỚI TỲ-KHEO-NI Ở CHỖ KHUẤT
[137]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tôn giả Ca-lưu-đà-di tướng mạo đoan chánh và tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà cũng có dung nhan xinh đẹp khác người. Cả Ca-lưu-đà-di và tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà đều có dục ý với nhau.

Một buổi sáng nọ, Ca-lưu-đà-di khoác y, bưng bát, đến chỗ Thâu-la-nan-đà. Cả hai người cùng ngồi một chỗ ở ngoài cửa. Các cư sĩ thấy thế, cùng nhau cơ hiềm, nói với nhau rằng: «Mọi người xem. Hai người này cùng ngồi với nhau giống như đôi vợ chồng; cũng như cặp uyên ương.»

Lúc bấy giờ các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách Ca-lưu-đà-di: «Sao lại cùng với tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà ngồi chung một chỗ ở bên ngoài cửa?»

Bấy giờ, các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo. Phật biết mà vẫn hỏi Ca-lưu-đà-di:

«Thật sự ông có cùng với tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà ngồi chung một chỗ ở bên ngoài cửa hay không?»

Ca-lưu-đà-di thưa:

«Kính bạch đức Thế tôn, có thật như vậy.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao lại cùng với tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà ngồi chung một chỗ ở bên ngoài cửa?»

Quở trách Ca-lưu-đà-di rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, một mình cùng với một tỳ-kheo-ni ngồi chỗ khuất kín, ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.

Một chỗ:[138] chỗ chỉ có một tỳ-kheo và một tỳ-kheo-ni.

Chỗ khuất kín[139]: chướng ngại khuất kín đối với sự thấy, khuất kín đối với sự nghe.

Khuất kín đối với sự thấy là bị bụi, bị sương, hoặc khói, mây hay bóng tối làm không thấy.

Khuất kín đối với sự nghe là chỗ cho đến cả tiếng nói với giọng bình thường vẫn không nghe được.

Ngăn che:[140] hoặc do cây, do tường, do bờ rào, màn vải hay do các vật khác làm chướng ngại không thấy được.

Nếu tỳ-kheo một mình ở chỗ khuất kín, cùng ngồi với một tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Hoặc mù mà không điếc, điếc mà không mù, phạm đột-kiết-la. Cùng đứng, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nếu khi ấy tỳ-kheo có bạn, hoặc có người trí, phải có cả hai điều này: không mù, không điếc, hay không điếc không mù; hoặc trên lộ trình đi qua mà bị xỉu té, hoặc bị bệnh ngã xuống, hoặc bị thế lực bắt, hoặc bị trói nhốt, hay mạng nạn, phạm hạnh nạn, tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXVII. HẸN ĐI CHUNG ĐƯỜNG VỚI TỲ-KHEO-NI
[141]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo cùng với nhóm sáu tỳ-kheo-ni ở tại Câu-tát-la du hành trong nhơn gian.[142] Các cư sĩ thấy cùng nhau cơ hiềm, «Sa-môn Thích tử không có tàm quý, không tu phạm hạnh. Bên ngoài tự xưng, ‹Ta tu theo Chánh pháp.› Như vậy có gì là chánh pháp? Trong khi cùng với tỳ-kheo-ni du hành trong nhơn gian, nếu khi ham muốn nổi lên, thì xuống ngay bên đường chứ gì?»

Các tỳ-kheo nghe được, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao lại cùng du hành trong nhơn gian với nhóm sáu tỳ-kheo-ni?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách khách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao lại cùng du hành trong nhơn gian với nhóm sáu tỳ-kheo-ni?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu, chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, cùng đi với tỳ-kheo-ni khoảng cách từ một thôn đến một thôn, ba-dầt-đề.

Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, các tỳ-kheo không cùng hẹn trước với tỳ-kheo-ni, mà tình cờ gặp giữa đường, vì e sợ, không dám cùng đi.

Đức Phật dạy:

«Không hẹn trước thì không phạm.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, cùng hẹn và cùng đi với tỳ-kheo-ni khoảng cách từ một thôn đến một thôn, ba-dật-đề.

Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ có số đông tỳ-kheo ở nước Xá-vệ muốn đến Tỳ-xá-ly. Trong lúc đó cũng có số đông tỳ-kheo-ni ở nước Xá-vệ cũng muốn đến Tỳ-xá-ly, nên các tỳ-kheo-ni thưa hỏi các tỳ-kheo rằng:

«Đại đức muốn đi đâu?»

Các tỳ-kheo nói:

«Chúng tôi muốn đến Tỳ-xá-ly.»

Tỳ-kheo-ni thưa:

«Chúng con cũng muốn đến đó.»

Các tỳ-kheo bảo:

«Này các cô, nếu các cô muốn đến đó thì, một là các cô đi trước, chúng tôi đi sau; hai là các cô đi sau, chúng tôi đi trước. Tại sao vậy? Vì đức Thế tôn đã chế giới, chúng tôi không được cùng đi một đường với tỳ-kheo-ni.»

Các tỳ-kheo-ni liền thưa:

«Như vậy chư Đại đức là bậc tôn kính đối với chúng con. Xin các Ngài đi trước, chúng con sẽ đi sau.»

Các tỳ-kheo-ni đi sau, bị giặc cướp đoạt hết y bát. Các tỳ-kheo đem việc này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dạy:

«Từ nay về sau, hoặc cùng đi với khách buôn, hoặc nếu nơi nghi ngờ có sợ hãi, cùng đi không phạm.»

Từ nay nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, cùng hẹn và cùng đi chung đường với tỳ-kheo-ni từ một thôn đến một thôn, trừ trường hợp khác, ba-dật-đề. Trường hợp khác là, cùng đi với khách buôn; hoặc khi có nghi ngờ, có sợ hãi. Đó gọi là trường hợp khác.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Hẹn: cùng bảo nhau đi đến thôn đó, thành đó, quốc độ có.

Chỗ có nghi ngờ:[143] nghi có giặc cướp.

Sợ hãi: là chỗ có giặc cướp.

Đường: là khoảng cách giữa hai thôn có ranh giới cho lối đi.[144]

Nếu tỳ-kheo hẹn và cùng đi một đường với tỳ-kheo-ni cho đến ranh giới giữa hai thôn, tùy theo số chúng nhiều và phân giới nhiều hay ít, mỗi mỗi đều phạm ba-dật-đề. Chẳng phải thôn mà đi chỗ đồng không, cho đến mười dặm, phạm ba-dật-đề.[145] Chưa đến một thôn hay ít hơn mười dặm, phạm đột-kiết-la. Nếu đi trong phạm vi một phân giới chung cho nhiều thôn, phạm đột-kiết-la. Phương tiện muốn đi, cùng hẹn chuẩn bị hành lý, tất cả phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: không cùng hẹn; có nhiều bạn cùng đi; chỗ có sợ hãi, có nghi ngờ; hoặc đến nơi đó được an ổn; hoặc bị thế lực bắt, hoặc bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXVIII. ĐI CHUNG THUYỀN VỚI TỲ-KHEO-NI
[146]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo và nhóm sáu tỳ-kheo-ni[147] đi chung trên một thuyền xuôi ngược dòng nước.

Các cư sĩ thấy cơ hiềm, cùng nhau họ bàn tán: «Sa-môn Thích tử không biết tàm quý, không tu phạm hạnh. Bên ngoài tự xưng, ta tu chánh pháp, như vậy có gì là chánh pháp? Trong khi cùng tỳ-kheo-ni đi chung trên một thuyền xuôi ngược dòng nước, nếu khi ham muốn nổi lên thì dừng thuyền bên cạnh bờ sông mà tuỳ ý chứ gì?»

Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo nghe được, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao lại cùng với nhóm sáu tỳ-kheo-ni đi chung trên một thuyền xuôi ngược dòng nước?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao lại cùng với nhóm sáu tỳ-kheo-ni đi chung trên một thuyền xuôi ngược dòng nước?»

Đức Thế tôn quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu, chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, đi chung thuyền với tỳ-kheo-ni, ngược dòng nước hay xuôi dòng nước, ba-dật-đề.

Thế tôn [653a1] vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, các tỳ-kheo vì không hẹn mà gặp, nên e sợ. Đức Phật dạy:

«Không hẹn thì không phạm.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, cùng hẹn và cùng đi chung thuyền với tỳ-kheo-ni, ngược dòng nước hay xuôi dòng nước, ba-dật-đề.

Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Lúc ấy có số đông tỳ-kheo muốn từ bờ bên này vượt qua bờ bên kia sông hằng. Vào thời điểm ấy, có số đông tỳ-kheo-ni cũng muốn từ bờ bên này vượt qua bờ bên kia sông hằng, nên các tỳ-kheo-ni đến thưa:

«Chư Đại đức muốn đi đâu?»

Tỳ-kheo nói:

«Chúng tôi muốn qua sông Hằng.»

Tỳ-kheo-ni thưa hỏi:

«Chúng con có thể cùng qua được không?»

Các tỳ-kheo nói:

«Các cô qua trước, chúng tôi qua sau. Nếu không thì các cô qua sau, chúng tôi qua trước. Tại sao vậy? Vì đức Thế tôn chế giới, không được đi chung một thuyền với tỳ-kheo-ni qua sông. Cho nên không được.»

Tỳ-kheo-ni thưa:

«Chư Đại đức là bậc tôn kính của chúng con. Thỉnh các ngài qua trước, chúng con sẽ qua sau.»

Lúc ấy, vào mùa hạ, mưa lớn, nước lớn, thuyền đến bờ bên kia, trong khi chưa trở lại thì trời đã sẫm tối. Các tỳ-kheo-ni phải ngủ lại bờ bên này, đêm ấy gặp phải giặc cướp. Các tỳ-kheo đến bạch với đức Phật, Phật dạy:

«Cùng qua ngang thì không phạm.»

Từ nay về sau ta sẽ kiết giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, cùng hẹn và cùng đi chung thuyền với tỳ-kheo-ni, ngược dòng nước hay xuôi dòng nước,[148] trừ sang ngang, ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.

Cùng hẹn: cũng như trên.

Thuyền: như trước đã giải trên.[149]

Nếu tỳ-kheo nào hẹn và đi chung thuyền với tỳ-kheo-ni, đi ngược dòng hay xuôi dòng nước, trừ qua ngang, nếu vào trong thuyền, ba-dật-đề. Một chân trong thuyền, một chân ngoài đất, hoặc phương tiện muốn vào mà không vào, hoặc cùng hẹn chuẩn bị hành trang, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la, đó gọi là phạm.

Sự không phạm: không hẹn, hoặc ngang qua đến bờ bên kia (đò ngang); hoặc vào trong thuyền, thuyền sư lạc hướng phải đi ngược dòng hay đi xuôi dòng nước; hoặc đến bờ bên kia được an ổn; hoặc bị thế lực bắt, hoặc bị trói, mạng nạn, phạm hạnh nạn, tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXIX. THỨC ĂN DO TỲ-KHEO-NI KHUYẾN HOÁ
[150]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có một cư sĩ thỉnh ngài Xá-lợi-phất và Mục-liên thọ thực.

Đêm ấy, cư sĩ chuẩn bị đầy đủ các thức ăn ngon, sáng ngày trải tọa cụ tốt, sửa soạn chỗ ngồi, cho đến lúc đi báo giờ.[151]

Lúc bấy giờ, tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà trước đó có thân quen với nhà cư sĩ. Sáng hôm đó, Thâu-la-nan-đà khoác y, bưng bát, đến nhà cư sĩ kia; thấy cư sĩ đã trải nhiều tọa cụ tốt nơi đất trống rồi, liền hỏi cư sĩ rằng:

«Trải nhiều tọa cụ như thế này là muốn thỉnh các tỳ-kheo phải không?»

Cư sĩ trả lời:

«Đúng như vậy.»

Cô hỏi:

«Thỉnh những tỳ-kheo nào?»

«Thưa, tôi thỉnh ngài Xá-lợi-phất và Mục-liên.»

Tỳ-kheo-ni nói rằng:

«Những vị được thỉnh đó đều là những người hèn mọn. Trước kia, nếu hỏi tôi thì tôi sẽ vì cư sĩ thỉnh những vị rồng trong loài rồng.»

Cư sĩ hỏi rằng:

«Rồng trong loài rồng là những vị nào?»

Tỳ-kheo-ni trả lời rằng:

«Như Tôn giả Đề-bà-đạt, Tam-văn-đà-la-đạt, Khiên-đà-la-đạt-bà, Cù-bà-ly, Ca-lưu-la-đề-xá…»[152]

Trong khi cô đang nói thì ngài Xá-lợi-phất và Mục-liên vừa đến nơi. Tỳ-kheo-ni vừa thấy liền trở lời, nói với cư sĩ rằng:

«Rồng trong loài rồng đã đến.»

Cư sĩ liền hỏi tỳ-kheo-ni rằng:

«Vừa rồi cô nói là hạng người hèn mọn, sao bây giờ cô lại nói là rồng trong loài rồng? Từ nay về sau cô đừng đến nhà tôi nữa.»

Lúc bấy giờ cư sĩ thỉnh hai ngài ngồi. Hai ngài đến chỗ ngồi an tọa. Cư sĩ đem những đồ ăn, thức uống ngon ngọt, bổ dưỡng cúng dường. Hai ngài thọ thực xong, thu dọn chén bát rồi, thí chủ đảnh lễ dưới chân, lấy cái ghế nhỏ ngồi qua một bên, bạch rằng:

«Con muốn được nghe pháp.»

Hai ngài vì gia chủ nói các pháp vi diệu, khuyến khích khiến cho họ hoan hỷ. Vì thí chủ nói pháp rồi, hai ngài từ tòa cáo lui, về lại trong Tăng-già-lam. Đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên. Đức Thế tôn biết mà vẫn hỏi tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên:

«Hôm nay hai Thầy thọ thực có được đầy đủ không?»

Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên bạch Phật rằng:

«Thức ăn tuy đầy đủ nhưng khi chúng con ở nhà cư sĩ thì vừa là hạng người hèn mọn, vừa là rồng trong loài rồng.»

Đức Phật hỏi rằng:

«Vì sao có việc như vậy?»

Hai Tôn giả đem nhơn duyên trên bạch đầy đủ lên đức Phật rằng:

«Đó là Đề-bà-đạt khiến tỳ-kheo-ni bè đảng khuyến hóa sự cúng dường để được nhận ẩm thực.»

ĐứcThế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, biết mà Ngài vẫn hỏi tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt:

«Thật sự các ông có sai tỳ-kheo-ni đến nhà đàn-việt khen ngợi các ông để khuyến hóa thức ăn hay không?»

Các tỳ-kheo bè đảng thưa:

«Kính bạch đức Thế tôn, có thật như vậy.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo bè đảng Đề-bà-đạt rằng:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ông sai tỳ-kheo-ni khuyến hóa đàn-việt để nhận thức ăn của họ?»

Quở trách tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, sai tỳ-kheo-ni khuyến hóa, nhận được thức ăn, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ các tỳ-kheo không biết có khuyến hóa hay không khuyến hóa, sau đó mới biết nên hoặc có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có vị nghi ngờ. Đức Phật dạy:

«Trước đó không biết thì không phạm.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, đã biết tỳ-kheo-ni giáo hóa,[153] nhận được thức ăn, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, trong thành La-duyệt có đại trưởng giả là thân hữu tri thức của Lê-sư-đạt,[154] nói rằng:

«Nếu Đại đức Lê-sư-đạt đến thành La-duyệt thì chúng ta sẽ vì việc mới đến của Lê-sư-đạt mà cúng dường chúng Tăng.»

Tỳ-kheo-ni, người trong nhà của trưởng giả nghe lời nói ấy, im lặng để bụng.

Sau đó, khi Tôn giả Lê-sư-đạt đến thành La-duyệt. Tỳ-kheo-ni nghe Tôn giả Lê-sư-đạt đến, liền đến nói với trưởng giả rằng: «Trưởng giả muốn biết không? Lê-sư-đạt đã đến thành La-duyệt.» Ông trưởng giả liền sai người tin cậy đến trong Tăng-già-lam thỉnh Tôn giả và chúng Tăng nhận bữa cơm cúng dường sáng ngày mai.

Trong đêm đó trưởng giả sửa soạn đầy đủ các thứ đồ ăn thức uống ngon ngọt bổ dưỡng, sáng sớm, khi đến giờ, mời các ngài thọ thực.

Lúc ấy, các tỳ-kheo khoác y, bưng bát, đến nhà ông trưởng giả an tọa nơi chỗ ngồi. Ông trưởng giả đến chỗ Lê-sư-đạt nói rằng:

«Chính vì Tôn giả nên tôi cúng dường chúng Tăng bữa trai hôm nay.»

Lê-sư-đạt hỏi ông trưởng giả:

«Tại sao biết tôi đến đây?»

Ông trưởng giả trả lời:

«Tỳ-kheo-ni được gia đình tôi cúng dường báo cho biết.»

Lê-sư-đạt nói với ông trưởng giả rằng:

«Nếu [654a1] thật như vậy thì tôi không thể ăn thức ăn này.»

Ông trưởng giả thưa:

«Không phải do cô tỳ-kheo-ni này nói nên tôi thiết lập bữa ăn hôm nay, mà chính trước đây tôi có thệ nguyện, nếu Tôn giả đến thì tôi thiết trai cúng dường cho chúng Tăng.»

Lê-sư-đạt nói với ông trưởng giả:

«Tuy ông có nguyện như vậy nhưng tôi cũng không thể nhận ăn bữa ăn hôm nay được.»

Lê-sư-đạt liền thôi không ăn.

Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật một cách đầy đủ, đức Phật bảo:

«Nếu trước đó đàn-việt đã có ý thì không phạm. Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, ăn thức ăn được biết là do tỳ-kheo-ni khen ngợi giáo hóa, trừ đàn-việt có chủ ý trước,[155] ba-dật-đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Giáo hóa:[156] như nói, «Vị này sống a-luyện-nhã, sống với hạnh khất thực, mặc y phấn tảo, tác pháp dư thực[157] rồi không ăn, nhất tọa thực,[158] nhất đoàn thực,[159] ở nơi gò mã, ngồi nơi đất trống, ngồi dưới gốc cây, thường ngồi không nằm,[160] trì ba y, tán thán kệ, đa văn pháp sư, trì luật, tọa thiền…

Thức ăn: đồ ăn nhận được khoảng từ sáng đến trưa.

Tỳ-kheo kia ăn thức ăn được biết là do tỳ-kheo-ni giáo hóa, mỗi miếng nuốt là phạm một ba-dật-đề. Trừ thức ăn bằng cơm ra, các thứ khác được biết do khuyến hoá mà được, như áo lót, đèn dầu, dầu thoa chân, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Biết là giáo hóa, tưởng giáo hóa, ba-dật-đề. Giáo hóa mà nghi, đột-kiết-la. Không giáo hóa tưởng giáo hóa, đột-kiết-la. Không giáo hóa mà nghi, đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc không biết, hoặc đàn-việt có ý trước; hoặc giáo hóa mà tưởng là không giáo hóa; hoặc tỳ-kheo-ni tự làm, đàn-việt khiến tỳ-kheo-ni phụ trách, không cố ý giáo hóa mà khất thực được; tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XXX. ĐI CHUNG ĐƯỜNG VỚI NGƯỜI NỮ
[161]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có người Tỳ-xá-ly gả con gái cho người nước Xá-vệ. Sau đó, nàng dâu cùng mẹ chồng cãi lộn, nên cô trở về bổn quốc.

Ngay lúc ấy, Tôn giả A-na-luật cũng từ nước Xá-vệ muốn đến nước Tỳ-xá-ly. Lúc ấy, người phụ nữ kia hỏi tôn giả A-na-luật rằng:

«Tôn giả muốn đến đâu?»

Tôn giả trả lời:

«Tôi muốn đến Tỳ-xá-ly.»

Người phụ nữ liền thưa:

«Cho con đi theo được không?»

Tôn giả chấp thuận.

Lúc bấy giờ, Tôn giả A-na-luật cùng người phụ nữ này đi chung một đường.

Lúc người phụ nữ ra đi thì trước đó phu chủ của cô đã không có ở nhà. Ngày hôm sau trở về nhà, không thấy vợ mình đâu, liền hỏi bà mẹ rằng:

«Vợ của con làm gì? ở đâu?»

Bà mẹ ông trả lời ?

«Nó cãi lộn với ta, bỏ nhà trốn đi rồi. Không biết hiện ở đâu!»

Bấy giờ người phu chủ vội vã đuổi theo. Trên đường đi bắt gặp được vợ. Ông chồng đến hỏi Tôn giả A-na-luật rằng:

«Tại sao ông dẫn vợ của tôi chạy trốn?»

Lúc ấy A-na-luật liền nói:

«Thôi! Thôi! Đừng nói vậy. Chúng tôi không có vậy đâu!»

Ông trưởng giả nói rằng:

«Tại sao nói không như vậy? Hiện tại ông cùng đi chung với vợ tôi!»

Vợ ông nói với chồng rằng:

«Em cùng Tôn giả này đi, cũng như anh em cùng đi. Không có gì là tội lỗi.»

Người chồng nói rằng:

«Hôm nay người này dẫn mày chạy trốn cho nên mới nói như vậy.»

Người đàn ông ấy vừa nói xong liền đánh Tôn giả A-na-luật gần chết.

Lúc ấy, Tôn giả A-na-luật liền bước xuống đường, vào nơi chỗ vắng vẻ, kiết già phu tọa, thẳng mình chánh ý, buộc niệm trước mặt, nhập hỏa quang tam-muội. Lúc ấy trưởng giả thấy vậy liền khởi thiện tâm, ông nghĩ rằng: «Nếu Tôn giả A-na-luật này từ nơi tam-muội xuất, thì tôi sẽ lễ bái sám hối.»

Khi ấy Tôn giả A-na-luật từ tam-muội xuất, ông trưởng giả bèn thưa để sám hối:

«Cúi xin Đại đức nhận sự sám hối của con.»

Tôn giả A-na-luật chấp nhận sự sám hối của ông. Lúc ấy trưởng giả kính lễ dưới chân Tôn giả xong, ngồi qua một bên. Tôn giả vì trưởng giả nói các pháp vi diệu khiến ông ta phát tâm hoan hỷ. Nói pháp xong, Tôn giã từ chỗ ngồi đứng dậy đi.

Lúc bấy giờ, Tôn giả A-na-luật thọ thực xong, đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này kể đầy đủ lại cho các tỳ-kheo.

Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách A-na-luật: «Sao ngài A-na-luật lại một mình đi chung một đường cùng với người phụ nữ?»

Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, biết mà Ngài vẫn hỏi A-na-luật:

«Thật sự ông có đi chung một đường với người phụ nữ hay không?»

Tôn giả thưa:

«Kính bạch đức Thế tôn, có thật như vậy. »

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách A-na-luật rằng:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao ông đi chung một đường cùng với người nữ? »

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách A-na-luật rồi, bảo các tỳ-kheo:

«A-na-luật này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới ban đầu. Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, đi chung đường với người nữ, nhẫn đến trong khoảng giữa hai thôn, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Lúc ấy có các tỳ-kheo không hẹn nhưng giữa đường tình cờ gặp, vì e sợ, không dám đi chung.

Đức Phật dạy: «Không hẹn thì không phạm.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, cùng hẹn và đi chung đường với người nữ, nhẫn đến trong khoảng giữa hai thôn,[162] ba-dật-đề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên