trừng hải

Vạn lý tầm chân - những bước chân đầu của người cư sĩ, ký

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Chào chi Hoatihon



Có gì đâu mà "NỖI KHÙNG" lên như thế hở bác trừng hải ?!

Hoatihon kính tặng bác bài này đã được hoatihon "chiết xuất" từ Đại sư Padma nè :

(Xem xong bác nhớ nhoẻn miệng cười : "Cái con nhỏ này thật là ......hí tiếu." nhá !)


[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/CAMTAC1_zpsbcf32a1c.jpg"].

Kính chào chị Hoatihon! Tôi hơi buồn cười vì chính chị lại rơi vào cái bẫy của chị, nhưng không có gì là xấu cả. Chị đừng có nóng tính mà không hợp với cái tên bé bỏng dễ tương của mình. Tôi xin chị thật lòng hãy một lần quên đi những gì mình đã học được, để lắng nghe mọi âm thanh quanh mình và nhìn những gì mình thấy một lần như lần đầu tiên khi mới chào đời. Tôi không dám nói lời cao siêu gì đâu, hoặc chí it hãy hiểu mọi thứ qua tim bằng tình cảm của một thi nhân. Bằng không nữa hãy xem mình như chiếc lá nhỏ đang dập dìu trong sóng gió biển cả... Tôi thì tôi sợ nhiều lắm rồi , giờ lại sợ nói thật lòng mà không biết mai sau nếu duyên lành cho làm kiếp người nữa nhưng không biết nói có còn ai nghe cho ? hay là vừa mới mở miệng thì lại bị ngươi ta ngăn lại... Ôi chao..
Chúc chị bình an vui vẻ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính chào chị Hoatihon! Tôi hơi buồn cười vì chính chị lại rơi vào cái bẫy của chị, nhưng không có gì là xấu cả. Chị đừng có nóng tính mà không hợp với cái tên bé bỏng dễ tương của mình. Tôi xin chị thật lòng hãy một lần quên đi những gì mình đã học được, để lắng nghe mọi âm thanh quanh mình và nhìn những gì mình thấy một lần như lần đầu tiên khi mới chào đời. Tôi không dám nói lời cao siêu gì đâu, hoặc chí it hãy hiểu mọi thứ qua tim bằng tình cảm của một thi nhân. Bằng không nữa hãy xem mình như chiếc lá nhỏ đang dập dìu trong sóng gió biển cả... Tôi thì tôi sợ nhiều lắm rồi , giờ lại sợ nói thật lòng mà không biết mai sau nếu duyên lành cho làm kiếp người nữa nhưng không biết nói có còn ai nghe cho ? hay là vừa mới mở miệng thì lại bị ngươi ta ngăn lại... Ôi chao..
Chúc chị bình an vui vẻ

Kính chú hoailinh !

Cháu rất sung sướng khi được chú kêu bằng "chị" !

Để đáp lại tấm thịnh tình của chú, Hoatihon lại "chiết xuất" một câu của Đại sư Padma (mà chú đã đăng ở Box Linh Tinh, rồi có một vị Quản Trị đã di chuyển về Tổng Quan), có lẻ chú vội đăng cho nên chưa đọc kỹ, nên cháu "xào" lại mời chú dùng :


[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/CAMTAC2_zpsedc88fa8.jpg"].






































.[/NEN]
Chú Hoailinh ơi !

Cái câu mà cháu đã tô đỏ đó (theo cháu) có lẻ để áp dụng cho chú hoailinh hay là bác trừng hải thì đúng hơn. Vì trong cuộc sống hiện tại có nhiều vị "học giả" ham học đến độ cố "thồn nhét" mọi công thức, khái niệm, ngôn từ vào trong cái đầu bé xíu của mình đến độ không còn chỗ để suy tư hầu thâm nhập Phật pháp.

Chắc chú còn nhớ chuyện một vị "đại học giả" đến cầu nghe giảng Phật pháp nơi một vị Thiền Sư Nhật Bản, vị Thiền sư ấy trong lúc châm trà đãi khách đã cố tình châm thêm khi tách đã đầy. Vị Đại học giả vô tình kêu lên : Tách đã đầy tràn, sao Đại Sư vẫn châm không ngừng vậy ? Vị Thiền Sư làm bộ chợt tỉnh : "Ồ ! tách đã đầy thì còn châm vào đâu được nữa".

Kể ra vị Học giả này hãy còn một chút xíu khoảng trống trong tâm hồn, cho nên đã hiểu lời dạy vàng ngọc ẫn theo sau động tác châm trà của vị Đại Sư.

Nếu có một ai đó, nghe câu chuyện này mà không hiểu dụng ý của Thiền sư thì người đó thật là tội nghiệp. Cái "tủ kiến thức" của người ấy đã quá đầy tràn đến độ không còn một chút khoảng trống nào cả. Chúng ta rất cần kiến thức, rất cần sự uyên bác, nhưng cũng rất cần phải "tiêu hóa" kiến thức để cho ngọn đèn trí huệ được có "oxy" mà bừng sáng lên.

Chỉ những vị "bội thực" mới cần thiết phải "làm rổng rang tâm trí" bằng Anh Nhi Hạnh hay "Beginner's Mind" (Dọn sạch tư tưởng để tâm trở nên thuần khiết như trẻ thơ). Đây chỉ là một biện pháp đối trị, chứ không phải tiêu chí "ắt có và đủ" cho người học Phật.

Chú hoailinh tưởng rằng lời khuyên _ đã được hoatihon tô đỏ _ là "cốt tủy" của đạo Phật hay sao ?

Không đâu ! cái tâm hồn trẻ thơ tuy có trong sáng (人之初,性本善 _ Nhân chi sơ - Tính bản thiện _ Tam Tự Kinh _ Nho giáo), nhưng là cái tâm vô minh _ bất giác, chứ có phải là cái Tuệ Giác của Phật đạo đâu !

Ông Lão Tử _ một Tiên gia _ vẫn đã lặp đi lặp lại như sau :

* 專 氣 致 柔, 能 如 嬰 兒 乎

Chuyên khí trí nhu, năng như anh nhi hồ ?

(Có thể giữ cho nguyên khí không tán loạn, giữ vẹn thiên chân, được như trẻ nít được chăng ?)

* 我 獨 泊 兮 其 未 兆, 如 嬰 兒 之 未 孩.

Ngã độc bạc hề kỳ vị triệu, như anh nhi chi vị hài

(Riêng ta lặng lẽ, chẳng chút phô trương, y như trẻ thơ chưa biết mỉm cười.)

Thế đấy ! Đạo Phật vẫn dung chứa Nhân Thiên Thừa, nhưng chỉ là biện pháp tình thế, rồi cả hằng vạn triệu Phật tử (có cả những vị có tên tuổi lớn) cũng đều nhầm lẫn, tưởng rằng chủ trương "rỗng rang tâm trí như trẻ thơ" (beginner's mind) là thật sự là Phật pháp.

Từ cái hiểu lầm, không phân biệt "Thế nào là Phật đạo ?, Thế nào là ngoại đạo _ Tiên đạo ?. Cho nên đối với chú Hoài linh (và rất nhiều vị khác) thì những lời của ông Krishnamurti, Ông Lão tử, Ông Khổng tử,..... cũng đều là "khuôn vàng thước ngọc" cả.

Khi toàn thể Phật tử đều "nhận Ngoại đạo làm Cha" như thế này thì Phật pháp thật sự suy tàn, cáo chung rồi vậy !

Kính !


 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Gửi Chị Hoatihon :Chắc Ngài Hám Sơn cũng là ngoại đạo chăng?

Kính chú hoailinh !

Cháu rất sung sướng khi được chú kêu bằng "chị" !

Để đáp lại tấm thịnh tình của chú, Hoatihon lại "chiết xuất" một câu của Đại sư Padma (mà chú đã đăng ở Box Linh Tinh, rồi có một vị Quản Trị đã di chuyển về Tổng Quan), có lẻ chú vội đăng cho nên chưa đọc kỹ, nên cháu "xào" lại mời chú dùng :


[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/CAMTAC2_zpsedc88fa8.jpg"].

.[/NEN]
Chú Hoailinh ơi !

Cái câu mà cháu đã tô đỏ đó (theo cháu) có lẻ để áp dụng cho chú hoailinh hay là bác trừng hải thì đúng hơn. Vì trong cuộc sống hiện tại có nhiều vị "học giả" ham học đến độ cố "thồn nhét" mọi công thức, khái niệm, ngôn từ vào trong cái đầu bé xíu của mình đến độ không còn chỗ để suy tư hầu thâm nhập Phật pháp.

Chắc chú còn nhớ chuyện một vị "đại học giả" đến cầu nghe giảng Phật pháp nơi một vị Thiền Sư Nhật Bản, vị Thiền sư ấy trong lúc châm trà đãi khách đã cố tình châm thêm khi tách đã đầy. Vị Đại học giả vô tình kêu lên : Tách đã đầy tràn, sao Đại Sư vẫn châm không ngừng vậy ? Vị Thiền Sư làm bộ chợt tỉnh : "Ồ ! tách đã đầy thì còn châm vào đâu được nữa".

Kể ra vị Học giả này hãy còn một chút xíu khoảng trống trong tâm hồn, cho nên đã hiểu lời dạy vàng ngọc ẫn theo sau động tác châm trà của vị Đại Sư.

Nếu có một ai đó, nghe câu chuyện này mà không hiểu dụng ý của Thiền sư thì người đó thật là tội nghiệp. Cái "tủ kiến thức" của người ấy đã quá đầy tràn đến độ không còn một chút khoảng trống nào cả. Chúng ta rất cần kiến thức, rất cần sự uyên bác, nhưng cũng rất cần phải "tiêu hóa" kiến thức để cho ngọn đèn trí huệ được có "oxy" mà bừng sáng lên.

Chỉ những vị "bội thực" mới cần thiết phải "làm rổng rang tâm trí" bằng Anh Nhi Hạnh hay "Beginner's Mind" (Dọn sạch tư tưởng để tâm trở nên thuần khiết như trẻ thơ). Đây chỉ là một biện pháp đối trị, chứ không phải tiêu chí "ắt có và đủ" cho người học Phật.

Chú hoailinh tưởng rằng lời khuyên _ đã được hoatihon tô đỏ _ là "cốt tủy" của đạo Phật hay sao ?

Không đâu ! cái tâm hồn trẻ thơ tuy có trong sáng (人之初,性本善 _ Nhân chi sơ - Tính bản thiện _ Tam Tự Kinh _ Nho giáo), nhưng là cái tâm vô minh _ bất giác, chứ có phải là cái Tuệ Giác của Phật đạo đâu !

Ông Lão Tử _ một Tiên gia _ vẫn đã lặp đi lặp lại như sau :

* 專 氣 致 柔, 能 如 嬰 兒 乎

Chuyên khí trí nhu, năng như anh nhi hồ ?

(Có thể giữ cho nguyên khí không tán loạn, giữ vẹn thiên chân, được như trẻ nít được chăng ?)

* 我 獨 泊 兮 其 未 兆, 如 嬰 兒 之 未 孩.

Ngã độc bạc hề kỳ vị triệu, như anh nhi chi vị hài

(Riêng ta lặng lẽ, chẳng chút phô trương, y như trẻ thơ chưa biết mỉm cười.)

Thế đấy ! Đạo Phật vẫn dung chứa Nhân Thiên Thừa, nhưng chỉ là biện pháp tình thế, rồi cả hằng vạn triệu Phật tử (có cả những vị có tên tuổi lớn) cũng đều nhầm lẫn, tưởng rằng chủ trương "rỗng rang tâm trí như trẻ thơ" (beginner's mind) là thật sự là Phật pháp.

Từ cái hiểu lầm, không phân biệt "Thế nào là Phật đạo ?, Thế nào là ngoại đạo _ Tiên đạo ?. Cho nên đối với chú Hoài linh (và rất nhiều vị khác) thì những lời của ông Krishnamurti, Ông Lão tử, Ông Khổng tử,..... cũng đều là "khuôn vàng thước ngọc" cả.

Khi toàn thể Phật tử đều "nhận Ngoại đạo làm Cha" như thế này thì Phật pháp thật sự suy tàn, cáo chung rồi vậy !

Kính !



Thiền sư Hám Sơn
Đức Thanh
(1546-1623)
........
........
........

Xin Chị cho ý kiến về những lời dạy này

HẮC PHONG XÓA NỘI DUNG
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Gửi Mục Đồng

Trích dẫn Gửi bởi thanhvan Xem bài viết
Không biết Phó tổng quản Hắc Phong - Hoatihon đã đạt được viên mãn như ngài Tuyên Hóa chưa mà dám nói giáo huấn của ngài là nói bậy. Tôi nói thẳng nhé hình như Phó tổng quản Hắc Phong - Hoatihon bị chứng tự kỷ ám thị đấy ( tự thôi miên ), cái chức danh này không còn được bao lâu nữa. Vâng hãy tự tưởng thưởng mình cho thỏa mãn và gói lại vào ký ức những ngày TỰ DO PHÓNG TÚNG . Hãy cất giữ như những vật báu rồi đem theo sau này làm quà trình Diêm Vương nhé
Kính các bậc bề trên !

Vị Hòa thượng này đã "viên mãn" Ma sự, hũy hoại Phật pháp.

Mục đồng kính đề nghị KHÓA NICK người đăng bài để làm gương. Vì những bài như vầy trái với chủ trương của diễn đàn chúng ta.

Kính !

Chào anh Mục Đồng! Chẳng phải anh đang dùng cái avata của Lão Tử đó sao? Mong anh cẩn thận ngôn từ, với anh tôi đã đọc hết những gì anh có trong diễn đàn rồi. hãy ngồi lắng nghe là tốt nhất
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Thiền sư Hám Sơn
Đức Thanh
(1546-1623)
........
........
........
Xin Chị cho ý kiến về những lời dạy này
Chào anh hoailinh !
Tổ Hám Sơn là người Trung Hoa sinh trưởng vào thế kỷ 16, trong những bài viết anh đăng toàn là Tổ nói với những học giả đương thời _ những người uyên thâm về Nho học và Lão giáo _ thì ngài dùng cách nói đó để tiếp cận, hóa độ cho họ, chỉ vì muốn lợi ích người, muốn dần lôi kéo người về với đạo Phật. Đây là phương tiện độ sinh.

Khi đọc một bài, ta phải hiểu người này am tường Phật pháp, nhưng vì mục đích độ sinh mà phải "hòa kỳ trần, đồng kỳ quang" với mọi người.
Chúng tôi chỉ phản đối những vị đại diện cho Phật pháp mà không hiểu Phật pháp, lại tưởng lầm là Nho Lão cũng cùng một "cái thấy" như đạo Phật, rồi đăng đàn ca ngợi ngoại đạo, khiến cho Phật tử cũng "u u minh minh" như mình. Đây là những kẻ "tội nhân thiên cỗ" !

_____________

Trả lời riêng với bác trừng hải !

Trước đây bạn Shanghata có trích đăng bài của Hòa thượng Tuyên Hóa, nhưng diễn đàn không nói gì vì bài đó Hòa thượng không có ca ngợi Ngoại đạo như bài hôm nay bạn thanhvan vừa đăng.

Kính !
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
gửi Ngọc Tuấn tham khảo


Trích dẫn Gửi bởi thanhvan

Truyền thuyết trong Phật giáo thì ghi rằng Lão tử chính là hóa thân của tôn
giả Ðại Ca-diếp, bởi Tôn giả ưa thích già lão....
Kính quý trưởng bối !

Một vị "Đại Tôn Sư" sao lại ăn nói hàm hồ như thế nhi ?
Truyền thuyết này ở đâu ra ?
Nếu ta có nghe ai nói lại thì cũng phải có sự xét đoán riêng của mình (trạch pháp nhãn) chứ có đâu vội tin mà không xét đoán; đã vậy còn "phao tin thất thiệt" nữa (trong khi lời của vị này được thu âm, phổ biến khắp nơi).

Một vị lảnh đạo tinh thần của hàng vạn Phật tử mà nói bậy như vầy thì quả là "SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC", chính những vị này đã GIẾT Phật pháp.

Trang tiếng Việt
Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh



Truyện Tích Phật Giáo

...... ... .


CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(TRUYỆN KỂ CÁC VỊ CAO TĂNG TRUNG QUỐC)

Hạnh Huệ biên soạn
---o0o---

PHẦN 1

1. LÃO TỬ (LÝ NHĨ)

Sanh năm Ðinh Tỵ

Ðời Chu Ðịnh Vương năm thứ ba (604 trước Công nguyên), ngày mười bốn tháng chín, Lão Tử sanh ở nước Sở, quận Trần, huyện Khổ, làng Lại, xóm Khúc Nhơn, họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, húy là Ðam. Ở trong thai mẹ 81 năm, xẻ hông trái mà sanh, mới sanh đầu đã bạc trắng nên hiệu là Lão Tử; sanh ở dưới cây Lý nên có họ Lý. Mặt vàng, mi đẹp, tai dài, mắt to, mũi có hai cột, tai có ba cửa, trong hội Thích Ca, Lão Tử là Bồ tát Ca Diếp. Kinh nói “Ca Diếp ứng sanh Chấn Ðán, hiệu là Lão Tử, đặt giáo không ngoài để trị quốc, mượn thuật thần tiên để trị thân”. Từ Phật diệt độ đến Lão Tử sanh là 346 năm. (1)

Lão Tử vào Lưu Sa (2)

Chu Giản Vương năm thứ tư (582 trước Công nguyên, Lý Nhĩ ra làm quan Thủ Tạng Sứ, mười ba năm đổi làm Trụ Hạ Sử, suốt năm mươi bốn năm không đổi chức. Người đời gọi là Sử Ấn. Kính Vương nguyên niên (519 trước Công nguyên, Ngài 86 tuổi, vì vương thất quá nhiều (lăng trì), ông bỏ Chu, đi về Tây vào Hàm Cốc Quan. Quan Sinh Y Hỷ thấy mây tía từ Tây đến, biết có đạo nhân sẽ đi qua, bèn rước vào làm lễ. Ngài làm Ðạo Ðức Kinh năm ngàn lời đưa cho Y Hỷ rồi vào Lưu Sa năm Nhâm Ngọ. Ðến nước Kế Tân thấy tháp chùa tự thương mình không đến kịp bèn đối trước tượng nói kệ:

Ta sinh sao quá muộn
Phật ra đời sớm quá
Chẳng thấy Thích Ca Văn
Trong lòng thường áo não.
(Ngã sinh hà dĩ vãn,
Phật xuất nhất hà tảo,
Bất kiến Thích Ca Văn,
Tâm trung thường áo não).
Không biết sau thế nào.
(1) Theo sử Trung Quốc – Chu Thư dị ký, Phật đản sanh ngày mồng tám tháng tư năm Giáp Dần, đời Tây Chu Chiêu Vương năm thứ 24 (1028 trước Công nguyên)

(2) Lưu Sa: Vùng sa mạc Taklamakan, phía Tây Trung Quốc. Trên đường sang Ấn Ðộ ngài Huyền Trang từng đi ngang đây.



2. KHỔNG TỬ

Khổng Phòng Thúc ở nước Lỗ, ấp Tưu, làng Bình, con Phòng Thúc là Bá Hạ, con Bá Hạ là Thúc Lương Hột. Ông này trước cưới con gái họ Châu sanh con là Mạnh Bì, bất tài. Sau cưới con gái họ Nhan là Chưng, cầu khẩn ở núi Ni Khâu mà sanh Khổng Tử bèn đặt tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Tối hôm sanh (năm Canh Tuất) có hai con rồng lượn quanh nhà, Ngũ Lão giáng giáng xuống trước sân, phòng của Nhan Thị nghe tiếng nhạc trời. Khổng Tử thân cao chín thước sáu tấc; lưng rộng mười vi, tay dài quá đầu gối, xương trán gồ lên như hình chữ nhật, hà mục, hải khẩu, mặt rồng, trán vuông, hàm én, râu rồng, nhìn như cọp, lông mi có mười hai vằn, mắt có sáu mươi bốn lý. Ngày 4 tháng 11 năm thứ hai mươi mốt đời Chu Linh Vương (551 trước Công nguyên) tức năm thứ hai mươi hai đời Lỗ Nhượng Công vậy. Trên hội Thích Ca, Khổng Tử là Nho Ðồng Bồ tát, Nhan Hồi là Nguyệt Quang Bồ tát. Kinh nói: “Trong cõi Diêm Phù, có nước Chấn Ðán, ta sai ba Thánh ở đó giáo hóa, nhân dân từ ái, lễ nghĩa đầy đủ”. Phật diệt độ đến Khổng Tử sanh là 400 năm.

Thái Tể nhà Thương hỏi Khổng Tử rằng:

- Phu Tử là bậc Thánh chăng?

- Khâu học rộng nhớ nhiều, chẳng phải Thánh nhân.

- Tam vương là Thánh chăng?

- Tam vương khéo dùng trí dũng, Thánh thì chẳng phải chỗ Khâu biết.

- Ngũ Ðế là Thánh chăng?

- Ngũ Ðế khéo dùng nhân tín, còn Thánh thì Khâu chẳng biết.

- Tam Hoàng là Thánh chăng?

- Tam Hoàng khéo dùng thời chính (thời cơ, chính trị) còn Thánh thì Khâu chẳng biết.

Thái Tể cả kinh hỏi:

- Như thế thì ai là Thánh nhân?

Phu Tử động dung hồi lâu đáp:

- Khâu nghe phương Tây có bậc đại Thánh, không trị mà chẳng loạn, không nói mà tự tín, không giáo hóa mà tự hành, mênh mông người chẳng thể đặt tên.



3. PHẬT GIÁO VÀO TRUNG HOA

Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ tư (61 TL), Hán Minh Ðế đêm mộng thấy người vàng, thân cao hơn một trượng, cổ đeo vòng mặt trời, ngực đề chữ vạn, bay đến sân điện, ánh sáng chói lọi. Sáng lại, vua hỏi quần thần, Thái sử Phó Nghị tâu rằng:

Thần theo Chu Thư dị ký, ngày mồng tám tháng tư năm Canh Dần, năm thứ hai mươi bốn đời Chiêu Vương (Tây Chu). Sáng sớm chợt có gió lạ nổi lên, cung điện nhà cửa thảy đều chấn động, có ánh sáng năm màu vào sâu mọi chỗ, biến khắp bốn phương, màu xanh hồng. Vua hỏi Thái sử Tô Diêu đây là điềm gì? Thái sử đáp: “Tây phương có Ðại thánh nhân sanh”. Vua nói: “Ðối với đây (Trung Hoa) thế nào?” “Lúc này không có ông ta. Sau một ngàn năm, lời dạy mới đến”. Vua sai khắc lên đá để nhớ, ở trước đền thờ Nam Giao. Tính năm thì đến nay là năm Tân Dậu được một ngàn không trăm mười năm. Bê hạ nằm mộng có lẽ ứng với đấy.

Vua thầm tính rồi sai các ông Trung Lang, Tương Thái Âm, Bác sĩ Vương Ðạo, Tần Cảnh ... 18 người đến Tây Vức, thăm dò đạo này.

Hán Minh Ðế niên hiệu Vĩnh Bình năm Ðinh Mão (67 TL), Phật giáo bắt đầu vào Trung Hoa.



4. SA MÔN NHIẾP MA ÐẰNG,

TRÚC PHÁP LAN đến LẠC DƯƠNG

Các ông Thái Âm ... đến nước Nguyệt Chi, một lãnh thổ gần Thiên Trúc, gặp hai Phạm tăng là Ma Ðằng và Pháp Lan muốn dâng kinh tượng đến nước Trung Hoa, bèn cùng trở về phương Ðông. Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười (67 TL) đến Lạc Dương. Ma Ðằng vào triều hiến kinh tượng. Vua rất vui truyền đến ở Hồng Lô Tự, Pháp Lan đi đến sau.

Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn (Kỷ Tỵ) (*) vua xuống chiếu ở ngoài cửa Tây Ung lập riêng một chùa, mời hai ngài đến ở. Vì Bạch Mã chở kinh đến nên đặt tên chùa là Bạch Mã. Vua đến chùa hỏi Ma Ðằng:

- Sau khi Phật ra đời vì sao không giáo hóa đến đây?

Ma Ðằng đáp:

- Nước Ca tỳ la vệ ở Ấn Ðộ, ba đời chư Phật trong tam thiên đại thiên thế giới, trăm ức nhật nguyệt đều ở đây xuất hiện. Thiên thần rồng quỷ có nguyện lực đều sanh ở đó nhận sự giáo hóa, ngộ đạo. Chỗ khác Phật tuy không đến, nhưng ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. Một ngàn năm trăm năm đều có thánh nhân truyền lời dạy của Phật đến để giáo hóa.

Vua rất vui. Hai ngài hỏi tiếp:

- Phía Ðông chùa có quán gì?

Vua đáp:

- Xưa có đống đất tự nhiên nổi lên, dẹp đi lại nổi, đêm có ánh sáng lạ, dân gọi là mộ Thánh. Do đó thờ, nghi là thần Lạc Dương.

Ma Ðằng nói:

- Theo Kim Tạng ở Thiên Trúc ghi. Vua A Dục chôn Xá lợi Phật khắp thiên hạ tới 84,000 chỗ. Nay ở Trung Hoa có mười chín chỗ, đây là một.

Vua thất kinh liền đến lễ bái. Chợt có một vầng ánh sáng tròn hiện trên mộ, ba thân hiện trong ánh sáng. Thị vệ hô “Vạn tuế!”. Vua mừng nói:

- Nếu không gặp hai đại sĩ, đâu biết được Di hựu của Thượng Thánh.

Rồi xuống chiếu xây tháp lên trên theo cách thức của hai ngài. Tháp hoàn thành có chín tầng, cao hai trăm thước. Năm sau ánh sáng lại hiện, có cánh tay sắc vàng lộ trên đỉnh tháp ca thước như trong lưu ly thấy hương trời. Vua lại đến chiêm bái. Ánh sáng theo bước chân xoay vòng, từ ngọ đến giờ thân (3 giờ chiều) mới diệt.

Vua đối với Phật pháp rất kính tín. Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn (71 TL), đạo sĩ Ngũ Nhạc là Trữ Thiện Tín, Phí Thúc Tài ... đố kỵ, bài xích nói:

- Phật pháp hư ngụy.

Ma Ðằng, Pháp Lan tâu vua:

- Pháp xuất thế của Phật, nước lửa chẳng thể hoại. Xin vua cho cùng đạo sĩ thí nghiệm.

Vua sắc Thiện Tín ... đem hết kỳ kinh, bí quyết sẵn có cùng sa môn đem kinh Phạn vào ngày rằmg tháng Giêng, lập đàn đốt để nghiệm. Các kinh của đạo sĩ đều bị đốt sạch, chỉ có kinh tượng Phật vẫn còn nguyên. Bọn Thiện Tín xấu hổ chết. Bao nhiêu đạo sĩ đều đê đầu khâm phục. Ngài Pháp Lan ở trong đại chúng xướng kệ:

Chồn chẳng phải sư tử
Ðèn chẳng phải sáng trời trăng
Ao không có sức chứa của sông biển
Gò chẳng tươi tốt như núi rừng
Mưa pháp rưới thế giới
Giống lành được nứt mầm
Hiển thông pháp hy hữu
Nơi nơi giáo hóa quần sanh.
(Hổ phi sư tử loại
Ðăng phi nhật nguyệt minh
Trì phi giang hải nạp
Khưu vô sơn nham vinh
Pháp vân thùy thế giới
Thiện chủng đắc khai manh
Hiển thông hi hữu pháp
Xứ xứ hóa quần sanh).
Vua càng thêm kinh dị. Hai tăng học chữ Tàu, sau dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương, Thập Ðịa Ðoạn Kết, Phật Bổn Sanh, Pháp hải Tạng, Phật Bổn Hạnh ... năm kinh.

Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười sáu (73 TL) Nhiếp Ma Ðằng nhập diệt. Trúc Pháp Lan tự dịch năm bộ kinh mười ba quyển.

(*) Có lẽ là Vĩnh Bình thứ 12 năm Kỉ Tỵ hoặc Vĩnh Bình 14 năm Tân Mùi.



5. AN THẾ CAO

Sa môn An Thanh tự Thế Cao người nước An Tức (*), đến kinh đô dịch kinh. Trong khoảng 23 từ Mậu Tý (148) (**) đến Canh Tuất (170) (***) Ngài dịch được 90 bộ, 115 quyển.

Năm Tân Dậu, Ngài đến Lô Sơn, ở đây có thần miếu rất linh, dân chúng đến dâng lễ cầu phước đông đến hơn ba mươi thuyền. Thần giáng cơ bảo:

- Dưới thuyền có Sa môn, nên mời lại.

Dân chúng mời Ngài đến, Thần lại giáng cơ nói:

- Tôi xin thưa cùng ông xuất gia học đạo. Tôi ưa bố thí mà sân nhiều, nay làm thần miếu, thọ mạng có thể hết sớm, không biết lúc nào, lại sợ đọa vào địa ngục. Nay tôi có ngàn khúc lụa và một số bảo vật, ông hãy vì tôi làm Phật sự, tạo tháp để cho tôi được sanh chỗ lành.

Ngài bảo thần miếu hiện hình. Thần hiện thành con rắn lớn, khóc lóc như mưa. Ngài bèn thâu lụa, bảo vật rồi từ biệt đi. Ðến Dự Chương, Ngài dựng chùa Ðại An, xây dựng tháp ở Giang Hòa. Chẳng bao lâu thần miếu chết, về báo đã được sanh cõi lành. Sau người ở Sơn Tây, thấy xác rắn trong đầm, đầu đuôi đài đến mấy dặm.

Ðến nay, huyện Tầm Ðương vẫn còn thôn Ðại Xà.

(*) Nước An Tức (Parthic) – phía Ðông Bắc Ba Tư ngày xưa.

(**) Thời Ðông Hán – Hoàn Ðế niên hiệu Kiến Hòa.

(***) Thời Ðông Hán – Linh Ðế niên hiệu Kiến Ninh.



6. MÂU BÁC

Nhà Hán niên hiệu Sơ Bình (190 – 194), có Mâu Tử tránh đời ẩn cư, nghiên cứu Phật đạo, làm 37 thiên Lý Hoặc, rất được sùng mộ. Luật sư Lương Tăng Hữu thu thập và lưu truyền.



7. TÀO THỰC

Trần An Vương Tào Thực, tự là Tử Kiến, con giữa của Tào Tháo, mười tuổi đã thuộc thơ văn trên mười ngàn chữ. Hàm Ðan Thuần trông thấy kinh hãi cho là người nhà trời. Ông mỗi lần đọc kinh Phật đều hết lòng tán thánh cho là tông chí đạo, rồi chế cách tụng thành bảy thanh, thăng giáng khúc chiết. Người đời tụng theo đó. Khi ông dạo Ngư Sơn, nghe có tiếng lạ lùng, giọng điệu ai oán, ông phỏng theo đó để tán tụng kinh Phật. Ông có viết Biện Ðạo Luận có ý chê Hoàng Lão (Lão giáo).



8. KHƯƠNG TĂNG HỘI

Tam Tạng Khương Tăng Hội hành hóa đến nước Ngô. Sư là con của Ðại Thừa Tướng nước Khương Cư, tên Tăng Hội, đi tu. Ðến Kiến Chương, cất am tranh, lập bàn thờ tượng Phật, hành đạo. Người nước Ngô lấy làm lạ. Ngô Tôn Quyền biết được, liền nói:

- Hay là như mộng của Hán Minh Ðế, Phật đạo đã truyền đến chăng?

Bèn sai người vời Sư đến hỏi. Tăng Hội trình bày việc Như Lai tịch diệt và nói:

- Như Lai nhập diệt đã ngàn năm rồi nhưng linh cốt xá lợi vô cùng linh ứng. Xưa vua A Dục thờ tám mươi bốn ngàn tháp. Ngay đây cũng có di hóa (xá lợi để lại).

Ngô Tôn Quyền nói:

- Nếu Thầy cầu được xá lợi, ta sẽ tạo tháp phụng thờ. Còn cầu không linh nghiệm, Thầy sẽ bị nghiêm phạt.

Tăng Hội xin kỳ hạn bảy ngày. Trở về bảo quyến thuộc:

- Phật pháp hưng thịnh hay bị phế bỏ đều do lần này. Mọi người nên chí tâm cầu khẩn.

Qua bảy ngày, chẳng thấy hiệu nghiệm. Tăng Hội lại xin triển hạn bảy ngày nữa, cũng chẳng thấy gì. Ngô Tôn Quyền nói:

- Mau đem ông thầy này bỏ vào vạc nấu!

Tăng Hội thầm nghĩ: “Ðức Phật từ bình thường, lẽ nào phụ lòng ta”. Rồi năn nỉ cho thêm bảy ngày. Ðến canh năm, nghe co tiếng leng keng, Sư liền trổi dậy nhìn vào bình, thấy hiện ngũ sắc, bèn kêu to:

- Quả đúng như nguyện của ta!

Hôm sau Sư đem vào triều. Ngô Tôn Quyền cùng công khanh xúm vào xem, khen:

- Thật là điềm hiếm có!

Tăng Hội nói:

- Oai thần của xá lợi, tất cả thế gian không gì làm hoại được.

Tôn Quyền sai lực sĩ lấy chùy đập, ánh sáng vẫn rực rỡ. Vua bèn lập chùa, dựng tháp, đặt tên làng là Phật Ðà, chùa là Kiến Sơ. Ðây là ngôi chùa, tháp đầu tiên của Giang Nam.

Tôn Quyền hỏi Thái phó Hám Trạch:

- Phật giáo vào Trung Quốc năm nào của thời Hán Minh Ðế? Do đâu lại không đến phương Ðông?

Hám Trạch nói:

- Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười một Phật pháp mới đến, cách đây một trăm bảy mươi năm. Ðến năm thứ mười bốn, đạo sĩ Ngũ Nhạc là nhóm Trừ Thiện Tín đấu phép với tăng Ấn Ðộ. Thiện Tín thua, hổ thẹn mà chết. Người Trung Quốc không được xuất gia, nên không có người truyền bá. Hơn nữa, vì loạn ly nhiều năm. Bây giờ Phật giáo mới đến nước ta.

Tôn Quyền nói:

- Ðã có Khổng Tử viết kinh sách dạy dỗ đời sau; rồi Lão, Trang tu thân tự vui; phóng lãng chốn núi rừng, tâm hồn đạm bạc. Vậy còn thờ Phật làm chi nữa?

Hám Trạch thưa:

- Hai đạo Khổng Lão là pháp trời chế ra để dùng, nên không dám ngược ý trời. Phật giáo thì chư thiên vâng làm, không dám trái ý Phật. Xem đó thì rõ hơn, kém.

Ngô Tôn Hạo sau nối ngôi cha, hạ lệnh dẹp đền chùa, miếu mạo. Quần thần can:

- Tiên đế cảm điềm lành mà lập chùa, Chúa công chẳng nên phá hủy!

Tôn Hạo bèn cho gọi Sư lại hỏi:

- Phật nói có báo ứng thiện ác, Thầy có thể giảng cho ta nghe chăng?

Sư nói:

- Minh chủ lấy hiếu từ trị thiên hạ, thì đế hiệu Xích Ô được rõ ràng, người dân sống lâu. Dùng nhân đức nuôi vạn vật thì suối ngọt tuôn trào, lúa tốt nảy mầm. Lành có cảm ứng, ác cũng vậy. Nếu làm ác ở chỗ kín đáo, quỷ sẽ giết, làm ác ở chỗ công khai, người sẽ giết. Kinh Dịch nói “Tích thiện dư khánh” chứa điều lành thì niềm vui có dư, còn dù văn thơ hay, cầu phước cũng chẳng đến. Tuy đó là cách ngôn của nhà Nho, mà thực làm sáng tỏ lời Phật dạy.

Tôn Hạo nói:

- Thế thì Chu Khổng đã nói rồi, đâu cần Phật giáo?

Sư nói:

- Chu Khổng chẳng muốn nói sâu, nên chỉ dạy sơ lược. Phật giáo chẳng dừng ở lời cạn cợt, nên chỉ rõ ràng tường tận cái cốt yếu. Tất cả đều tốt. Thánh nhân chỉ sợ làm thiện không được nhiều. Bệ hạ sao lại không ưa?

Tôn Hạo không đáp được, bèn bỏ lệnh hủy chùa.



9. TĂNG KỲ VỰC

Sư ở Thiên Trúc, lúc mới đến Giao Châu và Quảng Châu, người ta thấy có nhiều điều linh dị. Sư đến Lạc Dương, thấy các tỳ kheo ăn mặc hoa lệ bèn nói:

- Thật trái giới luật! Chẳng phải ý Phật!

Sư xem các cung thất ở đế đô, liền nói:

- Ðại khái giống cung trời Ðao Lợi. Nhưng người khác với trời, làm dân chúng khổ cực, sửa sang như thế, không phí hay sao?

Niên hiệu Thái An năm đầu (303). Sư biết Lạc Dưong sắp có loạn, liền từ giã về Thiên Trúc. Có vị tăng xin được hỉ dạy. Sư cho nhóm chúng, lên toà nói:

Giữ miệng, nhiếp thân ý.
Cẩn thận chớ phạm ác,
Tu hành tất cả thiện,
Như vậy được độ thế.
Nói xong Sư làm thinh. Mấy trăm người đều thỉnh Sư về nhà mình thọ trai. Sư nhận lời hết. Hôm sau, năm trăm nhà đều có Sư đến thọ thực.



10. PHẬT ÐỒ TRỪNG

Sư người Thiên Trúc, họ Bạch. Ðời Tấn, niên hiệu Vĩnh Gia năm thứ tư (310), Sư đến Lạc Dương, tự nói mình hơn trăm tuổi, hớp không khí mà sống, rành về chú thuật. Bên hông Sư có một lỗ hổng, lấy bông nhét lại. Ban đêm lấy bông ra, có ánh sáng từ lỗ chiếu ra. Mỗi khi gặp suối, Sư móc bao tử, ruột ra rửa, xong lại nhét vào bụng. Sư định cất chùa ở lạc Dương để hoằng hóa Ðại pháp nhưng giặc Lưu Diệu làm loạn nên không thành.

Thời Thạch Lặc Truân Cát Pha tàn sát dân chúng rất nhiều, bộ hạ ông ta là đại tướng Quách Hắc Lược lại rất mộ Phật pháp. Sư liền truyền ngũ giới cho ông. Sau Quách Hắc lược đi chinh phạt, Sư thường báo trước sự thắng bại, Thạch Lặc nghi bèn hỏi ông ta, Hắc Lược nói:

- Có một sa môn trí thuật phi thường bảo rằng tướng quân sẽ chiếm được khu Hạ. Thần đã nhận Ngài làm thầy. Chỗ thần tâu rõ trước sau đều là lời của Ngài.

Thạch Lặc vui mừng nói:

- Trời ban cho ta!

Bèn gọi Sư đến hỏi:

- Phật đạo có linh nghiệm gì?

Sư biết Thạch Lặc không đạt được lý thâm sâu, chỉ có thể dùng đạo thuật để biểu diễn, liền rút một bát nước, đốt hương chú nguyện, giây lát có hoa sen xanh hiện ra. Thạch Lặc nhân đó tin phục, Sư cũng nhân đó can:

- Vua lấy đức trị nước thì tứ linh sẽ hiện điềm lành.

Thạch Lặc rất vui. Sau đó vì phẩn nộ, Thạch Lặc định hại các đạo sĩ và làm khổ Sư. Sư bèn tránh mặt. Thạch Lặc sai người kiếm chẳng ra, thất kinh nói:

- Ta có ý hướng về Thánh nhân, Thánh nhân lại bỏ ta mà đi!

Ðêm đó, Thạch Lặc không ngủ được, thao thức nghĩ đến Sư, muốn được gặp. Sư biết ông ta đã hối lỗi, sáng hôm sau bèn đến, Thạch Lặc nói:

- Hôm qua ngài đi đâu?

Sư đáp:

- Chúa công có lòng giận nên tôi phải tạm tránh. Nay Ngài đổi ý, tôi mới dám đến.

Thạch Lặc cười to.

Sau Thạch Lặc chết, em là Hổ nối ngôi, hết lòng phụng sự Phật Ðồ Trừng, Sư bảo Hổ:

- Ðế vương thờ Phật cần “Cung - Kiệm - Từ - Nhẫn” khen ngợi đạo pháp, không làm điều bạo ngược, không hại người vô tội. Dân có làm ác thì giáo hóa họ. Ai không sửa đổi mình mới nên dùng hình phạt, nhưng nên thương xót chớ lạm dụng hình phạt nhất là những tội tử hình.

Niên hiệu Vĩnh Hòa thứ tư (348), tháng mười hai, Sư bảo đệ tử:

- Họ Thạch sắp diệt! Nước chưa loạn ta đã tịch rồi!

Bèn sai người đến từ giã Thạch Hổ, Thạch Hổ hoảng kinh nói:

- Ðại Hòa thượng vội bỏ nước ta! Sắp có nạn chăng?

Liền đến chùa thăm Sư. Sư nói:

Ra sống, vào chết, đó là đạo thường. Phân định dài ngắn, không do thêm, bớt. Có điều đáng hận là quốc gia để tâm vào Phật pháp, lập chùa độ tăng, mong được phước đức, mà cai trị lại bạo ngược, hình phạt hỗn lạm, thật trái lời Phật dạy, trọn không được phước đức. Nếu phô bày nhân chính thì lộc có thể kéo dài.

Thạch Hổ khóc lóc nghẹn ngào, biết Ngài sẽ tịch, liền đục đá làm mộ phần. Ðến ngày tám, Ngài ngồi yên thị tịch thọ một trăm bảy mươi tuổi.

Sư vào đạo một trăm lẻ chín năm mà rượu chẳng thấm môi, ăn không quá ngọ, việc phạm giới chẳng làm, lập tám trăm chín mươi ba chùa, độ hơn bảy ngàn tăng. Sư ở chỗ nào, mọi người không dám hướng về đó khạc nhổ, phóng uế, họ thường dặn nhau:

- Chớ khởi ác, Ðại Hòa thượng biết đó!

Ðại giáo vào phương Ðông, đến thời Sư rất thịnh hành. Về sau, có vị tăng từ Ủng Châu đến, thấy Sư đi vào cửa Tây. Bèn kể lại cho Thạch Hổ, Thạch Hổ cho mở mộ ra xem, chỉ thấy còn khối đá.



11. TRÚC PHẬT ÐIỀU

Sư là đệ tử của ngài Phật Ðồ Trừng, sau trụ chùa Thường Sơn nhiều năm. Sư có thần thông, thường phân thân đi nơi khác, hoặc vào núi suốt năm, đem theo mấy đấu cơm khô, lúc trở về vẫn còn dư cơm.

Có vị tăng theo Sư dạo núi, gặp tuyết xuống nhiều. Sư vào hang cọp ngủ, cọp cũng đến nằm chung. Sau tự báo ngày thị tịch, mọi người xa gần kéo nhau đến. Sư nói:

- Thân người vô thường, nếu có tâm rộng rãi trong sạch, thì hình hài mạng số tuy khác, nhưng vẫn đồng khế hợp nhau.

Nói xong, ngồi ngay ngắn mà tịch.

Ðệ tử đi núi, lại thấy Sư ngồi trên núi. Mọi người đảnh lễ hỏi:

- Hòa thượng vẫn còn sống sao?

Sư đáp:

- Ta vốn thường còn.

Nói xong, Sư biến mất. Chúng mở quan tài, chỉ thấy y và giày.



12. PHÁP SƯ CHI ÐỘN

Sư tự là Ðạo Lâm, xuất gia khi đã đứng tuổi. Niên hiệu Hưng Ninh năm thứ hai (364), Sư đến kinh đô giảng đạo, thực hành kinh Bát Nhã. Sư kết bạn phương ngoại với Tạ An Vương, Nghĩa Chi, An Hạo, Vương Thân Chi ...

Niên hiệu Thái Hòa năm thứ hai (367), Sư ở ẩn tại Diệm Sơn. Có người đem ngựa đến cho, Sư nhận nuôi, nói:

- Ta thích ngựa thần.

Có người cho bạc, Sư thả đi, bảo:

Chim trời chẳng lẻ giữ để vui tai mắt mình.



13. THÍCH ÐẠO AN

Sư quê ở Thường Sơn, họ Vệ, theo Nho giáo. Năm mười một tuổi xuất gia với Phật Ðồ Trừng, Sư đọc sách một ngày cả vạn lời, biện tài vô địch. Sư thông minh như thế nhưng dung mạo quá xấu. Người đời gọi là “Tất đạo nhân, kinh tứ lân” (Ðạo nhân đen thui, làm kinh hãi bốn bên).

Khi Phật Ðồ Trừng thị tịch, Sư thống lãnh đồ chúng ở núi Lục Hồn. Niên hiệu Ninh Khang nguyên niên (373), Sư đến Nhượng Dương lập chùa Ðàn Khê, có cao sĩ Tập Tạc Xỉ đến tự xưng: “Tứ Hải Tập Tạc Xỉ”, Sư ứng tiếng đáp: “Di thiên Thích Ðạo An”.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ tư (379), vua Tần Phù Kiên công phạt Nhượng Dương, rước được Ngài rất mừng, bảo tả hữu rằng:

- Ta dùng mười vạn binh lấy Nhượng Dương, vừa được một người rưỡi.

Tả hữu hỏi:

- Là ai?

Ðáp:

- An Công là một, Tạp Tạc Xỉ là nửa người.

Sư ở Trường An hoằng dương chánh pháp. Niên hiệu Thái Nguyên thứ mười bốn (389), vào ngày 27 thánh giêng, Sư thấy có một dị tăng ra vào ở lỗ hổng cửa sổ. Sư hỏi quê quán, dị tăng lấy tay chỉ hướng Tây Bắc, tức thì mây vẹt ra, thấy lầu các như huyễn hiện lên, Tăng bảo:

- Ðó là cõi trời Ðâu Suất.

Ngày tám tháng hai, Sư ngồi kiết già thị tịch.

Sư mỗi lần sớ kinh nghĩa đều cầu Thánh nhân chứng minh. Một lần cảm được tôn giả Trường Mi giáng. Sư đưa bản sớ giải của mình cho Tôn giả xem. Tôn giả rất thán phục, khen là hợp hết tâm Phật, rồi hứa sẽ ngầm giúp Sư truyền bá rộng rãi. Sư biết Tôn giả này chính là ngài Tân Ðầu Lô, bèn thiết trai cúng dường. Sư có mười đệ tử thông đạt sự nghiệp sớ giải này.

Một đệ tử Sư là Pháp Ngộ truyền pháp ở Trường Sa, đồ chúng mấy trăm người. Một hôm có người lén uống rượu, Pháp Ngộ làm ngơ không cử tội. Sư biết được, bèn gởi roi đến. Pháp Ngộ ôm roi khóc nói:

- Trông coi chúng không công minh, khiến Thầy ở xa phải lo.

Rồi phủ phục nhận phạt.

Trên cánh tay Sư có một lõi thịt, nổi lên như cái ấn, có thể nhấn lên nhấn xuống mà không ra khỏi bắp tay. Người đời gọi Sư là Bồ tát Ấn Thủ.

Sư có đệ tử là ngài Huệ Viễn, Tổ Sư tông Tịnh Ðộ, lập Liên Xã để niệm Phật cầu vãng sanh.



14. THÍCH HUỆ NGUNG

Sư vào núi thiền định, quỉ núi hiện đủ hình tướng đều bị Sư điểm hóa mà ẩn đi. Một hôm, trời tuyết lớn, có một cô gái hình dung yểu điệu, y phục đẹp đẽ, đến nói với Sư:

- Thượng nhân có đức lớn nên trời sai tôi đến hầu hạ Ngài.

Rồi dùng đủ lời cám dỗ. Sư an nhiên chẳng động, bảo cô gái rằng:

- Lòng ta như tro nguội, đừng đem túi da đó thử thách làm chi!

Cô gái bèn cưỡi mây mà đi, quay lại khen rằng:

Nước biển cạn được,
Tu di nghiêng được,
Bậc thượng nhân kia,
Kiên trinh vượt bực.


15. CƯU MA LA THẬP

Sư người Trung Thiên Trúc, cha tên Cưu Ma La Viêm, làm Tướng quốc mà bỏ vinh hoa đi chu du. Vua nước Quy Tư đem em gái gả cho ông, sanh ra Cư Ma La Thập. Sư còn bé mà tinh thần linh mẫn, bảy tuổi đi theo mẹ đến chùa . Thấy bát sắt, thử nhấc để lên cổ, rồi sực nhớ: “Bát này rất nặng, sao ta nhấc nổi?”. Sư nhấc lại, bát không nhúc nhích, liền ngộ được vạn pháp duy tâm. Sự học rộng nhớ giỏi của Sư không ai bì kịp.

Năm Sư hai mươi tuổi, mẹ Sư từ giã vua, đến Thiên Trúc, bảo Sư rằng:

- Giáo lý Phương đẳng thâm sâu, chẳng thể suy lường. Chỉ có con mới truyền được đến phương Ðông. Nhưng việc này đối với con có chỗ bất lợi, chả biết phải làm sao đây!

Sư đáp:

- Chỉ cần cho đại pháp được lưu truyền, con tuy chịu khổ sở cũng không có gì hối hận.

Mẹ Sư đến Thiên Trúc, tu đắc quả A na hàm.

Phù Kiên chiếm nước Tần, công phạt Nhượng Dương, rước được Ðạo An. Ðạo An khuyên Phù Kiên đến Tây Vực rước Sư. Gặp ngay lúc Thái sử tâu:

- Ðức tinh hiện ở rừng, thuộc địa phận Tây Vực, sẽ có bậc đại trí đến Trung Quốc.

Phù Kiên nói:

- Trẫm nghe nước Quy Tư có ngài La Thập, chẳng phải là đây sao?

Bèn sai tướng Lữ Quang, bảo:

- Trẫm chẳng phải tham đất mà dụng binh. Nhưng nghe ngài La Thập hiểu sâu về pháp tướng, làm tông phú cho kẻ hậu học. Ngươi nếu khắc phục được Quy Tư, nên đón Ngài về.

Lữ Quang đem quân phá Quy Tư, đưa La Thập về. Giữa đường, nghe tin Phù Kiên bị Diêu Trường hại, bèn dừng lại không về nữa. Vì thế Sư không đến được kinh đô nhà Tần. Sau Diêu Trường cũng nghe danh Sư, muốn thỉnh nhưng Lữ Quang không chịu. Diệu Trường chết, con là Diệu Hưng lại thỉnh nữa, cũng không được, liền đem quân đánh Lữ Quang. Lữ Quang thua phải hàng. Tần mới rước được Sư.

Tháng mười hai, Sư đến Trường An. Tần chủ sai đưa Sư vào vườn Tiêu Dao ở Tây nội dịch kinh. Sư xem lại kinh sách cũ thấy nhiều chỗ sai lầm, không phù hợp với bản tiếng Phạn, bèn tập hợp sa môn Tăng Triệu, Tăng Duệ ... để dịch lại.

Sư ở đất Tần, thường giảng kinh ở chùa Thảo Ðường. Tần chủ Diêu Hưng, triều thần và sa môn khoảng mấy ngàn người, nghiêm túc lắng nghe. Một hôm Diêu Hưng bảo với Sư:

- Ðại sư thông minh, biện tài vô song. Sao lại để hạt giống Pháp không nối tiếp được!

Rồi đem mười cung nữ ép nhận. Sư từ đó không ở trong tăng phòng, cất nhà riêng ở. Chư tăng có người muốn bắt chước. Sư bèn lấy một bát đựng đầy kim, bảo mọi người:

- Nếu ai bắt chước ta ăn được bát này thì cho phép cất nhà riêng để ở.

Sư nói xong, lấy bảy cây kim đưa vào miệng nhai nuốt. Chư tăng nể phục bèn thôi.

Phật Ðà Da Xá (Giác Minh) đến Cô Tàng, nghe La Thập nhận cung nữ nhà Tần, liền than:

- La Thập như bông vải, có thể khiến gặp gai góc sao?

Sư nghe tin Da Xá vì mình mà lặn lội từ xa đến, nên khuyên Tần chủ tiếp đón. Sứ giả đến nơi, Da Xá nói:

- Chiếu chỉ của vua từ xa đến, lẽ ra nên đem ngựa tiếp đón long trọng như lễ La Thập, mới là đàn việt chiêu đãi kẻ sĩ. Bần đạo nên đến phía bắc Bắc Sơn thôi!

Sứ trở về. Diêu Hưng lại đi giục đi thỉnh nữa, Da Xá liền đến. Tần chủ nghinh tiếp, lập tịnh xá riêng, cúng dường như bậc vương giả. Da Xá không nhận gì cả. Ðến giờ ăn, chỉ ăn ngày một bửa thôi.

Cưu Ma La Thập ưa thích Ðại thừa, muốn được diễn giảng, Sư thường than:

- Ta nếu cầm viết, làm luận Ðại thừa thì Ca Chiên Tử cũng không bì kịp. Nay người hiểu sâu quá ít ỏi, biết luận gì bây giờ?!

Sư vì Diêu Hưng mà tạo hai quyển Thành Thật Luận.

Ðời Hậu Tần, niên hiệu Hoằng Thủy thứ mười lăm (41), tháng tư Ngài có bệnh, bèn đọc ba biến thần chú, sai đệ tử ngoại quốc (Thiên Trúc) tụng để tự cứu chữa nhưng chưa đúng sức. Sư biết bệnh mình nguy kịch, bèn nhóm chúng bảo:

- Chúng ta nhân nơi Phật pháp mà được gặp nhau, nhưng vẫn chưa được trọn tấm lòng. Tôi sợ người sau có thể trách mình còn mờ tối, dở tệ lầm lẫn dẫy đầy mà truyền bá những bản kinh dã dịch. Mong rằng sự truyền bá sau này được trôi chảy. Nay tôi thành tâm xin phát nguyện trước chúng: “Nếu chỗ truyền chẳng lầm, nghĩa khế hợp với tâm Phật, thì cho tôi sau khi thiêu thân, lưỡi vẫn còn nguyên vẹn”.

Nói xong, Sư thị tịch. Khi trà tì, củi tàn, thân cháy hết mà lưỡi Ngài vẫn tươi hồng như màu sen. Sư thọ bảy mươi hai tuổi.

Ban đầu, Sư thường cùng mẹ đến yết kiến tôn giả Bắc Sơn ở nước Ðại Nguyệt Thị. Bắc Sơn bảo mẹ Sư:

- Hãy khéo gìn giữ Sa di này. Năm ba mươi lăm tuổi, tỳ ni sẽ không thiếu sót, độ người như ngài Ưu Ba Cúc Ða.

Ngài Bôi Ðộ ở Bành Thành, nghe tin ngài La Thập tịch, than rằng:

- Ta cùng người này tạm biệt đã hơn ba trăm năm, mờ mịt chẳng biết đâu gặp lại, nay thì lại chậm đến đời sau vậy.

Ðệ tử Sư hơn ngàn người. Bốn vị: Ðạo Sinh, Tăng Triệu, Ðạo Dung, Tăng Duệ là Tứ thánh dưới cửa Ngài.

Kinh luận Sư dịch hơn 390 quyển.



16. HỔ KHÊ TAM TIẾU

Huệ Viễn trụ ở chùa Ðông Lâm, dưới chùa có dòng Hổ Khê. Mỗi khi tiễn khách, đến đây thì dừng lại. Niên hiệu Nghĩa Hy thứ ba (407), đạo sĩ Lục Tu Tĩnh cùng thi sĩ Ðào Tiềm vào núi gặp Sư. Sư đưa tiễn, cầm tay trò chuyện, bất giác qua Hổ Khê. Cọp bèn rống lên. Ba người quay lại nhìn nhau cười to. Ðời lưu truyền làm Tam Tiếu Ðồ.



17. TÔN GỈA BÔI ÐỘ

Ban đầu Sư thị hiện ở Ký Châu, diện mạo rất khô cằn, lạnh lùng, thường cưỡi cây trên sông Bôi Ðộ, thần hóa khôn lường. Sư không tu tế hạnh, có lúc đập băng mà tắm, lúc lại mang guốc lên núi, hoặc đi chân không vào chợ, vác một cái bị mà thôi, chẳng có gì khác.

Một hôm Sư đến Quảng Lăng, gặp nhà họ Lý trong làng đang cúng trai tăng, Sư đặt bị giữa sân rồi vào thẳng trai đường mà ngồi, mọi người đều nhìn mà Sư vẫn tự nhiên.

Khi ấy, có mấy người thấy chiếc bị để chắn giữa đường, bèn dời qua một bên, nào ngờ dùng hết sức mà không nhúc nhích. Ăn xong, Sư vác bị lên, cười nói:

- Tứ thiên vương!

Có đứa bé họ Lý lén nhìn thấy trong bị có bốn đứa bé cao mấy tấc, mi mắt như tranh vẽ. Họ Lý thấy lạ, bèn thỉnh Sư lại cúng dường rất lâu. Một hôm, Sư đòi áo cà sa, họ Lý chưa lo kịp, Sư nói:

- Tôi ra ngoài kia một chút!

Ðợi đến chiều cũng chưa thấy Sư trở lại, lại nghe trong không có mùi hương lạ, mọi người theo tìm thì gặp Ngài ở dưới chân Bắc Sơn, trải cà sa rách trên đất, an nhiên thị tịch, trên đầu và dưới chân có hoa sen mọc, cả người tỏa hương thơm, qua đêm bỗng héo. Người ta chôn Ngài đã mấy hôm, sau lại có người từ phương Bắc đến nói rằng thấy Ngài vác bị đi về hướng Bành Thành. Họ Lý mở quan tài, chỉ thấy có đôi giày.

Ngài đến Bành Thành, có ông Hoàng Hân tin sâu Phật Pháp, thấy Ngài bèn chào hỏi rồi thỉnh về nhà. Nhà ông lại quá nghèo chỉ ăn gạo tẻ mà thôi, nhưng Ngài ăn vào lại ngọt như mạch nha. Sau Ngài đi về phương Ðông đến Ngô Quận, thấy người chài đang lưới cá, Ngài theo xin, người chài nổi giận không cho. Ngài lượm hai cục đá nhỏ ném xuống nước, phút chốc có hai con trâu húc vào lưới làm rách nát rồi trâu biến mất.

Chu Linh Kỳ, dân ở Ngô Quận, từ Cao Ly trở về, bị gió thổi đến một hòn đảo, thấy một ngôi bảo tự. Tăng trong chùa đang dọn cơm, ông liền đến vái chào, xin giúp trở về làng. Vị tăng ấy hỏi:

- Ông biết đạo nhân Bôi Ðộ chăng?

- Biết!

Vị tăng chỉ một cái đãy treo trên vách, có tích trượng và bình bát, nói:

- Ðây là của Bôi Ðộ. Nay tôi gởi ông đưa bình bát này cho ông ta.

Và viết thơ. Xong đưa gậy trúc xanh bảo đặt trước thuyền. Linh Kỳ theo lời, ba ngày liền đến Thạch Ðầu. Bôi Ðộ bỗng đi đến, nhận thơ xem rồi cười to, lấy tay tung bình bát lên không, rồi đón lấy nói:

- Ta chẳng thấy bình bát này cách đây đã bốn ngàn năm.

Ðời Tống, niên hiệu Nguyên Gia thứ ba, tháng 9 Sư thị tịch. Sau khi diệt độ, người ta vẫn gặp Ngài luôn. Ngài có làm bài ca “Một Bình Bát” như sau:

Sợ kinh khiếp!
Ðều là liên miên tạo xoa sát (mạt thát).
Như đói ăn muối càng thêm khát,
Uổng cả một đời đầu cạo miết
Cứu cánh chẳng thể biết gốc ngọn
Ném tử thi đi, chỗ nào thoát?
Khuyên anh nổ lực cầu giải thoát
Việc nhàn rốt cuộc phải nắm bắt
Lửa rớt trên thân cần phải phủi
Chớ đợi gần chết kêu Bồ tát.
Trượng phu nói năng hải khoáng đạt
Chớ học phàm phu ưa vuốt ve
Theo thời, kết quả học bỏ hết
Cũng học nhu hòa, ăn gạo dở
Cũng cạo đầu, cũng đắp y
Học phàm phu tạo sanh hoạt
Nói thẳng với anh, anh chưa đạt
Lại làm trường ca, ca một bát.
Một bát ca, một trong nhiều,
nhiều trong một.
Chớ cười người quê ca một bát
Từng đem một bát độ ta bà.
Trời xanh lồng lộng trăng vừa lên
Lúc này ảnh – không gồm vạn tượng
Bao chốn phù sinh tự thị phi
Một nguồn thanh tịnh không lai vãng.
Lại chớ đem tâm tạo bọt nước
Trăm lông máu chảy ai dạy thế.
Chẳng bằng ngồi lặng đất Chân như
Trên đảnh mặc cho chim làm ổ.
Mấy đời con Kim Luân Thánh Vương
Chỉ là Chân như Linh giác này
Dưới cội Bồ đề độ chúng sanh
Ðộ hết chúng sanh không sanh tử.
Chẳng sanh chẳng tử, chân Trượng phu
Không hình không tướng, đại Tỳ Lô
Trần lao diệt hết, Chân như đấy.
Một viên tròn sáng, châu vô giá.
Mắt không thấy, tai chẳng nghe.
Chẳng thấy, chẳng nghe, thật thấy nghe.
Từ xưa một câu, không ngôn thuyết
Hôm nay ngàn lời gượng phân tích.
Hãy lắng nghe!
Người người đều có tánh Chân như
Giống như hoàng kim ở trong quặng
Luyện đi luyện lại, thể vàng sạch.
Chân là vọng, vọng là chân.
Nếu trừ chân vọng lại không người
Chân tâm chớ dối sanh phiền não
Cơm áo tùy thời nuôi sắc thân.
Tốt cũng mặc, xấu cũng mặc
Tất cả vô tâm chớ dính mắc
Cũng không tốt, cũng không xấu
Hai mé thản nhiên, đạo bình đẳng.
Thô cũng ăn, tế cũng ăn
Chớ học phàm phu nhìn trên tướng
Cũng không thô, cũng không tế
Hương tích cõi trên không cội rễ.
Ngồi cũng đi, đi cũng ngồi
Dưới cây sanh tử, quả Bồ đề
Cũng không ngồi, cũng không đi
Không sanh đâu cần kiếm vô sanh!
Sanh cũng được, tử cũng được
Xú xứ đương lai thấy Di Lặc
Cũng không sanh, cũng không tử
Ba đời Như Lai đều như thế.
Lìa thì dính, dính thì lìa
Trong cửa huyễn hóa không nghĩa thật
Không thể lìa, không thể dính,
Chỗ nào lại cầu không bệnh thuốc?
Nói thời im, im thời nói
Nói nín ngang dọc không chỗ nơi.
Cũng không nói, cũng không nín
Chớ gọi Ðông Tây là Nam Bắc.
Sân tức hỉ, hỉ tức sân,
Ta tự hàng ma, chuyển Pháp Luân
Cũng không sân, cũng không hỉ
Nước chẳng lìa sóng, sóng tức nước.
Tiếc thời bỏ, bỏ thời tiếc
Chẳng lìa trong ngoài và ở giữa
Cũng chẳng tiếc, cũng chẳng bỏ
Tịch tịch liêu liêu không chỗ nắm.
Khổ thì vui, vui thì khổ.
Chỉ tu hành này dứt cửa nẻo
Cũng không khổ, cũng không vui
Xưa nay tự tại không dây nhợ.
Dơ tức sạch, sạch tức dơ
Hai bên rốt cuộc không sau trước
Cũng chẳng dơ, cũng chẳng sạch
Ðại thiên đồng một tánh chân như.
Thuốc là bệnh, bệnh là thuốc
Cuối cùng hai việc cần nêu hết
Cũng không thuốc, cũng không bệnh
Chính là chân như tánh giác linh.
Ma làm Phật, Phật làm ma
Trong gương tìm bóng, sóng trên nước
Cũng không ma, cũng không Phật
Ba đời xưa nay không một vật.
Phàm tức thánh, thánh tức phàm
Keo trong màu xanh, trong nước lam
Cũng không phàm, cũng không thánh
Vạn hạnh tổng trì, không một hạnh.
Giả trong chân, chân trong giả.
Tự là phàm phu khởi vọng trần
Cũng không chân, cũng không giả
Nếu không lúc gọi đâu vâng dạ!
Xưa nay không họ cũng không tên
Chỉ vậy đằng đằng chân tin bước
Có lúc quán chợ cùng hàng thịt.
Một đóa sen hồng trên lửa sanh
Cũng từng gậy trúc dạo kinh lạc
Thân dường mây nổi không vướng mắc
Huyễn hóa từ lâu tợ ở nhờ
Nhà người chỗ chạm lại thanh hư
Nếu tìm giới!
Ba độc lở loét bao giờ khỏi?
Nếu kiếm thiền!
Ta tự tung hoành tìm đá ngủ
Thật đáng thương, chẳng phải điên
Thế gian, xuất thế, thiên trung thiên
Người đời chẳng hiểu được ý này
Ðánh nhằm bên Nam, động bên Bắc.
Nếu kiếm pháp!
Trong núi Kê Túc hỏi Ca Diếp
Ðại sĩ giữ y ở trong này
Xưa nay chẳng cần cầu giữ vỏ.
Nếu tìm kinh!
Pháp tánh Chân Nguyên không thể nghe.
Nếu kiếm luật!
Cùng tử chẳng nên dạy chạy ra.
Nếu tìm tu!
Tám vạn phù đồ cầu chỗ nào?
Chỉ biết lá vàng dừng tiếng khóc.
Bất giác mây đen che mặt trời
Chớ lạ lời cuồng không thứ lớp
Sàng lưới dần vào tế trong thô
Chỉ cái tế trong thô cũng không
Tức là viên minh chân thật đế.
Chân thật đế vốn không chân
Chỉ là danh văn, tức là trần
Nếu hướng trong trần hiểu chân thật
Liền là đường đường người xuất thế.
Người xuất thế, chớ tạo tác
Ðộc hành, độc bộ, không thênh thang
Không sanh, không tử, không Niết Bàn
Xưa nay sanh tử không quan hệ.
Không thị phi, không động tĩnh
Chớ dối đem thân vào giếng không
Không thiện ác, không đến đi
Cũng không gương sáng treo đài cao
Kiến giải sơn tăng chỉ như thế
Chẳng tin tùy họ tạo kiếp tro.


18. THÍCH ÐẠO SINH

Sư họ Ngụy, người rất dĩnh ngộ, không ưa sự ồn náo trần tục, cạo tóc xuất gia thọ giới. Ban đầu Sư vào Lô Sơn, ở U Thê bảy năm. Sau dạo đến Quan Trung, theo ngài La Thập thọ nghiệp. Tăng chúng khâm phục như thần.

Lúc trước, Sư thấy phần đầu kinh Niết Bàn nói “Trừ hạng Nhất xiển đề ra, tất cả đều có Phật tánh”. Sư bèn nói: “Xiển đề sao lại riêng không có Phật tánh được? Kinh này đến đây chưa đủ. Rồi xướng thuyết “Xiển đề đều sẽ thành Phật".

Các vị sư khác đời ấy đều trách mắng Sư, cho là tà thuyết, theo luật đáng bị tẩn xuất. Sư bèn thề:

- Nếu tôi nói không hợp với nghĩa kinh, thì xin cho hiện thân chịu ác báo. Nếu thật khế hợp tâm Phật, nguyện lúc xả thọ mạng, ngồi tòa sư tử.

Và Sư rũ áo vào Hổ Khưu sống lặng lẽ. Khi tâm có chỗ hội, Sư đến chùa Thanh Viên, ngồi dưới rặng tùng, xếp đá làm đồ chúng, giảng kinh Niết Bàn. Một hôm giảng đến chỗ Xiển đề, bèn nói có Phật tánh. Lại nói:

- Lời của ta có hợp với tâm Phật chăng?

Hàng đá đều gật đầu. Mùa hạ năm đó, sấm rền Phật điện Thanh Viên, người ta chợt thấy một con rồng bay lên múa lượn, ánh sáng trời phát ra, bóng hiện ở vách Tây. Chùa liền được đổi tên là Long Quang. Người đời đó than:

- Rồng đã bay, Sư chắc cũng đi!

Mấy ngày sau, quả nhiên Sư trở về Lô Sơn, để lại một di ảnh rơi trong hang núi. Tăng chúng đều đến chiêm lễ.

Sau Sư nghe Ðàm Vô Sấm dịch lại phẩm sau của kinh Niết Bàn, quả nhiên có nói: “Người Nhất xiển để tuy đoạn thiện căn, vẫn có Phật tánh”. Sư rất mừng rỡ.

Niên hiệu Nguyên Gia năm thứ chín (432). Sư đến Kim Lăng, chưa bao lâu trở lại Lô Sơn. Trụ tịnh xá Lô Sơn, giảng kinh Niết Bàn.

Tháng mười một, niên hiệu Nguyên Gia thứ mười một (434)*, Sư thăng tòa luận nghĩa mấy phen, mọi người nghe đều vui vẻ. Chợt thấy phất trần rơi xuống đất, Sư ngồi ngay ngắn, nghiêm trang tựa ghế mà tịch, thọ 80 tuổi. Sớ luận để lại là những tác phẩm rất quý báu.

* Có thuyết nói Sư tịch năm Nguyên Gia thứ 9 (432).

SAU NHỊ TỔ

19. HUỆ TƯ

Tham Ðại Sư Huệ Văn

Huệ Tư, họ Lý người Vũ Tân, đỉnh đầu có cục thịt nổi lên, đi như trâu, nhìn như voi. Lúc trẻ rất hiền từ, nổi tiếng ở xóm làng, thường mộng thấy Phạm Tăng khuyên xuất gia, bèn từ cha mẹ cạo tóc, đắp y và thọ Ðại giới. Ngày chỉ ăn một bữa, tụng Pháp Hoa ngàn biến. Niên hiệu Thừa Thánh năm thứ ba (554) đời Lương, nghe ngài Huệ Văn ở Bắc Tề có đồ chúng đến mấy trăm, Sư liền đến đó xin thọ pháp. Ngày đêm nhiếp tâm, hông không dính chiếu; ngồi hạ hai mươi mốt ngày Sư được túc mạng thông. Bỗng có chướng nổi lên, tay chân yếu ớt, không thể đi được. Ngài tự gnhĩ: “Bệnh từ nghiệp sanh, nghiệp từ tâm khởi, nếu nguồn tâm không khởi, thì ngoại cảnh có hình trạng gì? Bệnh nghiệp cùng với thân đều như bóng này”.

Ngài quán như thế xong, thân thể nhẹ nhàng như cũ. Hết hạ, vẫn không được gì, thầm ôm lòng hổ thẹn; dựa vào vách, lưng chưa tới vách, hoát nhiên khai ngộ Pháp Hoa tam muội.

Trụ Ðại Tô

Dạy chúng:

- Nguồn đạo không xa, biển tánh rất gần. Chỉ hướng mình tìm, chớ theo người khác tìm. Tìm thì chẳng được mà được cũng chẳng phải chân thật.

Ngài nói kệ:

Ðốn ngộ nguồn tâm mở kho báu
Ẩn hiển linh thông hiện chân tướng
Ðường bộ thường đi, ngồi một mình
Hóa thân trăm ức không kể xiết
Dù cho đầy dẫy khắp hư không
Lúc xem chẳng thấy một mảy bụi
Ðáng cười vật chừ, không so sánh
Miệng nhả châu sáng chiếu rỡ ràng
Tầm thường thấy nói không nghĩ nghị
Một lời nêu tên, ngay lời nhận.
(Ðốn ngộ tâm nguyên khai bảo tạng
Ẩn hiển linh thông hiện chân tướng
Ðộc hành độc tọa thường nguy nguy
Bách ức hóa thân vô số lượng
Túng linh biến tắc mãn hư không
Khán thời bất kiến vi trần tướng
Khả tiếu vật hề vô tỷ huống
Khấu thổ minh châu quang hoảng hoảng
Tầm thường kiến thuyết bất tư nghì
Nhất ngữ tiêu danh ngôn hạ đương).
Ngài thường đăng tòa giảng kinh Ðại Bát Nhã, bị các Luận sư ganh ghét đánh thuốc độc. Ngài nhất tâm niệm Bát Nhã, thuốc độc liền tiêu, sai môn nhân Trí Khải giảng thay. Trí Khải giảng đến “Một tâm đủ vạn hạnh” chợt có chỗ nghi, thỉnh Sư giải quyết. Ngài nói:

- Như điều ông nghi là ý thứ lớp của Ðại Phẩm, chưa phải là ý chỉ viên đốn của Pháp Hoa. Xưa ta ở trong hạ, một niệm chống phát các pháp hiện tiền. Ta đã thân chứng, chẳng cần phải nghi.

Trí Khải hỏi:

- Thầy chứng Thập địa chăng?

Ðáp:

- Ta một đời mong được nhập vào Ðồng luân (Viên Thập Trụ); vì lãnh đồ chúng sớm quá, làm tổn mình ích cho người. Nên chỉ ở Thiết luân thôi (Viên Thập Tín).

Huệ Tư thường cầm gậy như ý chỉ Trí Khải bảo:

- Có thể nói là pháp giao cho pháp thần, còn pháp vương thì vô sự.

Rồi Ðại Tô bị phòng vệ, đại chúng không an. Huệ Tư bèn bảo ngài Trí Khải rằng:

- Ta từ lâu muốn đến Nam Nhạc mà hậu pháp chưa có chỗ ký thác. Nay ông có thể truyền đăng, chớ làm người cuối cùng đoạn dứt hạt giống Phật. Ông có duyên với nước Trần, nên đến đó làm lợi ích.

Trí Khải vâng lời đi đến nước Trần, trụ chùa Ngoã Quan; khai đề kinh Pháp Hoa. Còn ngài Huệ Tư, niên hiệu Quang Ðại năm thứ hai (568) tháng 6, đem hơn bốn mươi Tăng về Nam Nhạc. Lên ngọn Chúc Dung, gặp Nhạc thần đang đánh cờ. Thần nói:

- Sao Sư đến đây?

Ngài bảo:

- Xin đàn việt một miếng đất bằng tọa cụ.

- Ðược!

Sư phóng gậy để định chỗ (nay là chùa Phước Nghiêm). Nhạc Thần xin thọ giới. Sư thuyết pháp cho, nhân đó nói:

- Ta ở nhờ núi này, chỉ hạn mười năm. Sau xong việc sẽ đi xa. Tiền thân của ta từng đi đến chốn này.

Ði lần đến hành Dương, gặp một chỗ suối rừng đẹp lạ.

Ngài nói:

- Ðây là chùa cổ. Ta ngày xưa từng ở đây.

Ngài sai đào đất, thấy nền đất vẫn còn.

Ngài lại chỉ chân núi nói:

- Xưa ta ngồi thiền ở đây. Giặc đến chém đầu ta.

Rồi tìm được hài cốt đã khô đầy đủ. Từ đây tạo hóa càng thạnh. Trần chúa gọi là Ðại thiền.

Ngài trụ ở Nam Nhạc, có một lão túc nhắn người đến bảo:

- Sao chẳng xuống núi giáo hóa chúng sanh, cứ ngắm nhìn Vân Hán (cảnh đẹp) làm gì?

Ngài đáp:

- Ba đời chư Phật bị ta nuốt trọn. Còn có chúng sanh nào để giáo hóa nữa.

Niên hiệu Thái kiến năm thứ chín (577) ngày 6 tháng 6. Ngài bảo môn nhân rằng:

- Nếu có được mười người chẳng tiếc thân mạng, thường tu Pháp Hoa, Bát Nhã, Niệm Phật Tam muội, Phương đẳng, Sám hối, hẹn phải kiến chứng thì tùy chỗ cần ta sẽ cung cấp cho. Nếu không có người như thế thì đã xa cách ta rồi vậy.

Lúc đó, chúng cho là việc khổ hạnh khó khăn nên không ai đáp lại. Ngài bèn đuổi chúng ra rồi nhập diệt. Có một thầy nhỏ tên Linh Biện kêu khóc. Sư mở mắt nói:

- Sao được kinh động ta? Ðồ ngu, đi ra!

Rồi Ngài niệm Phật chắp tay mà tịch, nhan sắc như lúc sống, hương lạ đầy thất.



20. TRÍ KHẢI

(538-597)

Trí Khải tự Ðức An, họ Trần ở Hoa Dung, cha được phong làm Khai quốc hầu, mẹ họ Từ, lúc có thai mộng nuốt một con chuột trắng và mây hương năm màu vòng quanh ở bụng. Ðêm đản sanh, ánh sáng khắp nhà. Mắt Ngài có hai đồng tử, da không dính bụi. Khi nằm thường chắp tay, ngồi thì hướng mặt về Tây. Năm bảy tuổi vào chùa nghe Tăng tụng phẩm Phổ Môn, liền niệm theo, chợt tự nhớ hết văn bảy cuốn rành rõ như đã học. Mười lăm tuổi lễ Phật, chợt thoảng như giấc mộng, thấy có núi lớn gần mé biển, trên đỉnh có vị Tăng vẫy tay, lại dẫn vào một ngôi chùa nói: “Ông sẽ ở đây. Ông sẽ chết ở nơi này”.

Sau Ngài xuất gia, thọ giới cụ túc, rồi đến núi Ðại tô yết kiến ngài Huệ Tư. Huệ Tư vừa gặp liền bảo:

- Xưa, trên núi Linh Thứu, ta và ông cùng nghe kinh Pháp Hoa, nay ông lại đến!

Huệ Tư dạy làm đạo tràng Phổ Hiền thuyết Tứ An Lạc Hạnh. Trí Khải nhập quán hai mươi mốt ngày, tụng kinh Pháp Hoa, đến phẩm Dược Vương, nói: “Ðây là chân tinh tấn, gọi là chân pháp cúng dường Như Lai". Liền ngộ Pháp Hoa Tam muội, thấy một hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan, túc mạng thông liền phát, đem chỗ chứng bạch với ngài Huệ Tư. Huệ Tư nói:

- Chẳng phải ông thì chẳng chứng được. Chẳng phải ta thì không biết được. Ðây là Pháp Hoa Tam muội, là phương tiện ban đầu, là Triền Ðà la ni ban đầu vậy. Dù cho bậc thầy văn tự có đến ngàn vạn cũng không thể cùng ông biện luận.

Trong những vị thuyết pháp, Ngài là đệ nhất.

Trí Khải trụ chùa Ngõa Quan ở Kim Lăng tám năm. Vào tháng 8 niên hiệu thái Kiến năm thứ bảy nhà Trần (575) dẫn đồ chúng trụ núi Thiên thai. Ngọn Phật Lũng có Ðại sư Ðịnh Quang bảo đệ tử rằng:

- Chẳng bao lâu sẽ có bậc thiện tri thức thù thắng, dẫn đồ chúng đến đây.

Không bao lâu, Trí Khải đến. Ðịnh Quang nói:

- Còn nhớ ngày xưa, lúc đưa tay vẫy dắt không?

Ðến am, đêm đó trên không có tiếng chuông. Ngài hỏi:

- Là điềm gì vậy?

Ðáp:

- Ðây là kiền chùy để nhóm Tăng chúng, là tướng ở được. Ngọn này là Kim địa, tôi đã ở. Ngọn phía Bắc là Ngân địa, ông sẽ ở đó.

Ngài Trí Khải thường một mình đến ngọn Hoa lĩnh tọa thiền. Bỗng nhiên đêm sau, gió lớn làm trốc cây, sấm chớp rền núi, qủy ma (ly mỵ) ngàn bầy, một hình biến trăm dạng, biến hóa chớp nhoáng không thể tính kể. Lại hiện hình cha mẹ, thầy, Tăng, chợt dựa ôm, bình thường thương khóc lóc.

Ngài vẫn an tâm không tịch, thầm niệm thực tướng, hai duyên mạnh yếu chẳng thể làm động. Lúc sao mai vừa mọc, thần tăng khen:

- Chế phục kẻ địch, thắng được kẻ oán, đáng gọi là dũng, có thể qua được sự khó khăn này không ai bằng ông.

An ủi xong, lại thuyết pháp cho Ngài. Ngài nói:

- Ðây gọi là Thực đế, nên học Bát Nhã, nên tuyên Ðại bi. Từ đây về sau tự thực hành và dạy người khác. Ta đều chịu ảnh hưởng pháp này.

Trí Khải đến Kinh Châu, Ngọc tuyền nhập định trong cây to. Một hôm có con rắn lớn, dài hơn mười trượng, há miệng hướng vào, âm ma la liệt, tên đá như mưa. Trải qua một tuần ngài Trí khải vẫn không có vẻ sợ, còn thương xót nó mà nói:

- Ngươi tạo các nghiệp sanh tử, tham đắm chút phước thừa, chẳng tự bi hối.

Nói xong các yêu ma biến mất. Tối đó mây tan, trăng sáng, Ngài thấy có hai người uy nghi như vua đến trước cung kính nói:

- Tôi là Quan Vũ. Cuối đời Hán nhiễu nhương, Cửu Châu tàn phá, Tào Tháo bất nhân, Tôn Quyền tự cố thủ. Tôi là nghĩa thần nhà thục Hán, mong khôi phục ngôi vua, nhưng thời sự trái nhau, có chí mà không toại nguyện, chết đi còn chút công nghiệp được làm vua núi này. Ðại đức thánh sư sao phí sức thần mà đến đây?

Ngài đáp:

- Muốn ở đất này kiến lập đạo tràng để báo đáp đức sinh thân.

Quan Vũ nói:

- Xin thương xót con ngu muội, rủ lòng nhiếp thọ. Cách đây một xá (30 dặm), có núi như thuyền úp, đất đó thâm hậu, đệ tử sẽ cùng Tử Bình, dựng chùa để cúng. Mong thầy an thiền bảy ngày, sẽ hoàn tất.

Khi Ngài xuất định, thấy đầm sâu ngàn thước trở thành đất bằng, mái chùa tráng lệ, đẹp đẽ ưa nhìn. Ngài bèn dẫn chúng vào ở; rồi diễn pháp một ngày. Thần bạch Ngài rằng:

- Ðệ tử hôm nay được nghe pháp xuất thế gian, mong rửa lòng đổi niệm, cầu thọ giới quy y, mãi mãi làm gốc Bồ đề.

Ngài bèn truyền ngũ giới.

Năm Ðinh Tỵ tháng 11 (597), Tùy Vương sai sứ rước Ngài. Khi sắp đi, Ngài bảo môn nhân:

- Ta đi lần này không trở lại. Các ngươi nên thành tựu chùa Phật Lũng Nam.

Lại nói thêm:

- Ðó là nhà vua sắp đặt, các ông thấy được, còn ta chẳng thấy.

Ngài đến trước tượng đá ở chùa Thạch Thành, Diệm Ðông, dừng lại quay nhìn thị giả bảo:

- Ta biết mạng dứt tại đây, không tiến đi nữa, dây đàn đứt tuyệt hôm nay.

Rồi Ngài xướng đề kinh Quán Vô Lượng Thọ xong, lại nói:

- Bốn mươi tám nguyện trang nghiêm Tịnh độ. Ao hoa, cây báu, tuy dễ đến mà không có người, khi lửa, xe cùng hiện mà một niệm cải hối còn được vãng sanh, huống là người giới định huân tu, đạo lực thánh hạnh, công chẳng phế bỏ.

Lúc đó Phật đá phóng đại quang minh trùm khắp hang núi. Môn nhân thỉnh:

- Chưa rõ Ðại sư ở địa vị nào? Sanh thế nào?

Ðáp:

- Ta nếu không lãnh chúng thì sáu căn được tịnh, vì bỏ mình lợi người nên chỉ lên Ngũ phẩm. Ông hỏi là sinh thế nào à? Các thầy bạn của ta theo hầu Quan Âm đều đến rước ta.

Nói xong Ngài tịch.



21. PHÁP SƯ TĨNH ÁI

Ẩn núi THÁI ẤT

Ban đầu Tĩnh Ái nghe Chu Vũ Ðế phế giáo (547) khẳng khái than rằng:

- Ăn hạt dẻ nhà Chu mà quên việc này, đáng gọi là trung sao?

Ngài liền đến cung vua xin yết kiến, hết lòng bày tỏ sự báo ứng phước họa của việc hủy bỏ giáo pháp, chỉ bày dẫn chứng rõ ràng.

Vua đổi nét mặt bảo:

- Chiếu chỉ đã ban hành, không thể thu lại được.

Rồi chối từ. Ngài lui ra, khóc nói:

- Ðại giáo bị bế tắc, ta làm sao cam đứng nhìn cho được.

Ngài bèn trở về núi Chung Nam. Vua muốn được yên, sai vệ sĩ tìm Ngài. Ngài nghe được bèn chạy vào núi Thái Ất, kêu khóc bảy ngày đêm không ngớt, soạn hai mươi quyển Tam Bảo Lục. Tháng 7 niên hiệu Tuyên Chính khai nguyên (578), bảo đệ tử rằng:

- Ta sống chẳng bổ ích cho đời, nay muốn xả thân.

Chúng kêu khóc. Ngài sai thị giả ra khỏi núi, rồi trích máu viết một thiên thư kệ. Ngài ngồi trên tảng đá, mặc áo trong, tự mổ bụng bày trên đá, đem ruột gan treo trên cây tùng, ngũ tạng đều phơi ra, còn gân thịt, tay chân, đầu mặt miệng lóc ra gần hết, lấy dao khoét tim, đưa lên, ngồi ngay ngắn mà tịch. Còn hài cốt không vấy chút máu, chỉ thấy sữa trắng chảy ra, đọng ở đá. Người nghe ai cũng rơi lệ.

22. PHỤC HƯNG PHẬT GIÁO

Khai Hoàng Nguyên Niên (581)

Chu Vũ đế phế giáo làm vua hai mươi năm. Tùy Văn Ðế lên ngôi đổi niên hiệu là Khai Hoàng. Xuống chiếu lập chùa Tăng ở núi Ngũ Nhạc, lại lập một ngôi già lam ở chiến trường Tương Châu. Vua rắp tâm hoằng pháp. Mùa Ðông năm đó, có các sa môn Trí Chu ... đem hai trăm sáu mươi bộ kinh đúng hẹn từ Tây Vức trở về. Vua bèn giao cho Hữu Ty, mời người phiên dịch.

Vua họ Dương tên Kiên, người Hoa Âm, lúc mới sanh hào quang đỏ chiếu trong nhà, khí tía đầy sân. Bên cạnh nhà có chùa ni. Ni cô tên Trí Tiên, người đời gọi là Thần Ni. Gặp lúc nóng bức, mẹ lấy quạt quạt cho lạnh muốn gần chết. Ni cô từ ngoài đến bảo người cha rằng:

- Ðứa bé này do Phật trời ban cho. Thân như xá lợi, chẳng thể tiêu hoại.

Bèn gọi ông là Na La Diên, Ni cô lại nói:

- Ðứa bé này sẽ đến chỗ khác thường. Nhà thế tục ô uế, nên đem đến chùa nuôi dưỡng.

Người cha bèn giao đứa bé cho Ni cô. Một hôm Ni cô ra ngoài. Người mẹ đến ôm con, chợt thấy con hóa thành rồng, vẩy sừng đầy đủ, kinh sợ té xuống đất. Ni cô trở về thấy nói:

- Tại sao dám chạm đến con ta, làm cho nó muộn được thiên hạ.

Ðến năm bảy tuổi, Ni cô bảo vua rằng:

- Con sau là bậc đại quý, sẽ từ phương Ðông đến. Lúc Phật pháp diệt, nhờ con mà hưng thịnh lại.

Vua mười ba tuổi mới trở về nhà. Ðến khi Chu Vũ Ðế phế giáo, Ni cô ẩn tại nhà Dương Kiên, chưa được bao lâu thì tịch. Sau Dương Kiên quả nhiên từ Sơn Ðông vào làm thiên tử, đại hưng Phật pháp, như lời Ni cô nói.

Lên ngôi rồi, mỗi lần thăm quần thần đều truy niệm A Xà Lê để làm “khẩu thật” (*), lại nói:

- Trẫm hưng ngôi vị đều do Phật pháp, lại thích ăn mè đậu. Ðời trước như từ dòng đạo nhân mà đến. Vì lúc nhỏ ở chùa, đến nay ưa nghe tiếng chuông trống.

(*) Khẩu thật: Câu chào hỏi, hay câu làm chứng lời mình không dối.



23. ÐẠI SĨ TĂNG GIÀ

Ðại sĩ Tăng Già từ nước Toái Diệp dạo Tây Lương, niên hiệu Tổng Chương năm thứ hai (669) hiển hóa ở Lạc Dương; tay cầm cành cành dương lẫn lộn trong dòng tu. Có người hỏi:

- Thầy họ chi?

Ðáp:

- Tôi họ chi.

Hỏi:

- Sư người nước nào?

Ðáp:

- Tôi người nước nào.

Ngài thường ở trên sông Tứ muốn lập già lam. Nhân có dân Túc Châu là Hạ Bạt phá chỗ ở. Tăng Già nói:

- Ðây vốn là chùa.

Cho người đào đất quả nhiên thấy bia cũ đề: Chùa Hương tích; lại được tượng vàng. Tăng Già nói:

- Phật Phổ Quang Vương.

Bèn lấy đây làm tên chùa.

Trung Tông rước Tăng Già ở Tứ Châu vào cung. Mời ở chùa Tiến Phước độ Huệ Nghiễm, Huệ Ngạn, Mộc Xoa ba người. Sau thị tịch. Vua ra lệnh đến núi Tiến Phước thân dựng tháp.

Chợt mùi hôi thúi xông lên khắp thành. Vua cầu khẩn xin đưa về Lâm Truy.

Khấn xong, mùi hương lạ thơm ngào ngạt.



24. HUỆ MÃN

Huệ Mãn họ Trương, ở Vĩnh Dương nối pháp Mã Tang Na. Theo hạnh đầu đà chỉ chứa hai kim, mùa đông xin vải vá, mùa hạ bỏ ra. Tâm chẳng sợ sệt, ngủ không mộng mị, thường đi khất thực. Ðến già lam thì chẻ củi làm giày (guốc), không ở đến đêm thứ hai. Niên hiệu Trinh Quán năm Nhâm Dần (642) ở bên chùa Thiện Hội ở Lạc Dương, trong ngôi mộ cổ gặp tuyết lớn. Sáng sớm vào chùa gặp Ðàm Khoáng. Ðàm Khoáng ngạc nhiên hỏi từ đâu tới, Huệ Mãn nói:

- Pháp có đến sao?

Ðàm Khoáng sai người tìm lối đến, bốn bên tuyết ngập năm thước. Khi nghe có việc (bắt Tăng ghi sổ sách) bó buộc, chư tăng bỏ trốn. Huệ Mãn vẫn ôm bát đi khắp xóm làng chẳng ngại ngùng gì. Tùy được, tùy tan, vẫn ung dung nhàn nhã. Có người thỉnh thọ trai. Huệ Mãn bảo:

- Thiên hạ không còn tăng, tôi mới nhận lời mời này.

Lại thường dạy người:

- Chư Phật thuyết tâm, khiến cho chúng ta biết tâm hư vọng. Nay lại lập thêm tâm tướng, thật trái ý Phật rất xa, còn lại tăng thêm luận nghị, quá trái đạo lý.

Thường đem bốn quyển Lăng Già cho là tâm yếu. Sau ở trong Ðào Trị không bệnh ngồi tịch.

25. BẢO CHÍ (CHÍ CÔNG)

Ngài là người Kim Lăng. Ban đầu vợ của họ Chu dân Ðông Dương nghe tiếng của trẻ con khóc trong trong tổ chim ưng; bắc thang lên cây thấy được, đem về nuôi làm con. Năm bảy tuổi Ngài nương Tăng Kiệm ở Chung Sơn xuất gia chuyên tu thiền quán. Ðến lúc xuất thế, lấy kéo, thước, phất tử treo đầu gậy vác đi. Ði qua làng xóm, trẻ con ùa theo Ngài; hoặc đòi uống rượu hoặc nhiều ngày nhịn ăn, thường gặp người ăn cá thì theo đòi ăn. Người ăn chia cho mà có tâm khinh bạc, Ngài bèn mửa trong nước, thức ăn đều trở thành cá sống. Ngài thường qua lại núi Hoàn Sơn, Kiếm Thủy, để tóc, đi chân không, mặc áo gấm, mặt vuông mà sáng láng như gương, tay chân đều như móng chim; thường thường đề thơ, lúc đầu xem như không hiểu được, sau đều thấy ứng nghiệm.

Ban đầu Tề Vũ Ðế giận Ngài mê hoặc mọi người, cho bắt nhốt vào ngục Kiến Khang. Ngày ấy, người ta thấy Ngài du hành trong phố chợ. Kiểm soát lại, vẫn thấy Ngài trong ngục. Chiều đó, Ngài bảo sứ rằng:

- Ngoài cửa có hai xe thức ăn, bát vàng đầy cơm. Ông nên lấy đi.

Qủa nhiên, Thái tử Văn Huệ, Cánh Lăng Vưong đưa đến Kiến Khang để cúng dường. Vua nghe được, hối hận tạ lỗi rước Ngài vào cung cấm. Khhi vua nghỉ ở hậu cung, Ngài bèn tạm ra ngoài. Ði rồi mà người ta vẫn thấy hành đạo ở Hiển Trường. Vua kinh ngạc sai sứ đến hỏi. Sứ thưa:

- Chí Công ra ngoài lâu rồi mà hiện đang ở trong (tỉnh) cung.

Vua càng cho là thần kỳ. Sau Ngài mượn thần lực cho vua thấy Cao Tổ đang bị khổ chùy, đao ở dưới đất. Từ đây vua bỏ hẳn chùy, đao.

Vương Trọng Thái hỏi Ngài:

- Kẻ sĩ này sẽ đến địa vị nào?

Ngài không đáp, cởi sợi dây bên trái của đầu trượng đưa cho. Sau quả nhiên Thái làm đến chức Thượng thư Tả thừa. Từ Lăng lúc còn bé, cha bế đến yết kiến Chí Công. Ngài xoa đỉnh đầu:

- Ðứa bé này là kỳ lân đá ở trên trời.

Sau quả nhiên hiển vinh ở đời.

Năm Nhâm Ngọ (502), Lương Vũ Ðế lên ngôi, mời Ngài vào triều. Một hôm vua nghiêm trang hỏi rằng:

- Ðệ tử chưa trừ được phiền não. Lấy gì để trừ?

Ðáp:

- Hai mươi.

Hỏi:

- Là thế nào?

Nói:

- Ở chữ viết, thời tiết đến sẽ rõ.

Vua càng chẳng hiểu, lại hỏi:

- Ðệ tử đến lúc nào thì được tĩnh tâm tu tập?

Ngài đáp:

- An Lạc Cấm (cung An Lạc).

Ban đầu Lương Vũ Ðế nằm mộng thấy thần Tăng bảo rằng:

- Lục đạo, tứ sanh chịu khổ não lớn. Sao không làm đại trai thủy lục để cứu bạt cho họ?

Vua bèn hỏi Sa môn, chỉ có Chí Công khuyên vua tìm kinh, chắc chắn sẽ có nhân duyên. Vua bèn lấy kinh Phật tự mở xem, rồi sáng tạo văn nghi thức. Ba năm xong. Ban đêm cầm bản văn, tắt đuốc, bạch Phật:

- Nếu lý của văn này hợp với Thánh phàm, nguyện lực lễ bái xong đứng lên thì đền này cháy sáng, còn nghi thức nếu chưa rõ ràng thì đèn tối như cũ.

Nói xong phục lạy một lạy, vừa mới ngước lên, đèn đuốc sáng rực. Niên hiệu Thiên Giám năm thứ tư (506), ngày rằmg tháng hai ở Kim Sơn, Trấn Giang y theo nghi thức này sắp đặt.

Chí Công lại thường nương thần lực cho vua thấy những tướng khổ ở địa ngục. Vua hỏi:

- Làm sao cứu họ được?

Ðáp:

- Ðịnh nghiệp đời trước không thể diệt mau chóng được, chỉ khi họ nghe tiếng chuông, thì sự khổ tạm dừng.

Do đây, vua xuống chiếu cho các tự viện trong nước đánh chuông nên đánh thong thả.

Vua thường ra lệnh cho họa công Trương Tăng Diệu, vẽ tượng Chí Công. Tăng Diêu cầm bút, chẳng tự định được; Chí Công bèn lấy ngón tay rạch giữa trán, vạch ra mười hai vẻ mặt Quan Âm; hoặc từ bi, hoặc oai nghi. Diêu rốt cuộc vẽ chẳng được.

Chí Công nói:

Tỳ bà thi Phật sớm lưu tâm
Thẳng đến hôm nay chẳng được diệu.
Ngày khác cùng vua đến bờ sông xem, có một vật ngoi lên ngược dòng. Chí Công lấy gậy khều lên, theo gậy vào bờ. Thì ra một khúc tử chiên đàn; vua liền đưa cho vị quan hầu cận sai khắc tượng Chí Công. Trong khoảnh khắc hoàn thành, thần thái rất sống động.

Chí Công thị hiện bốn mươi năm hơn. Niên hiệu Thiên Giám năm thứ mười ba (515), chợt bảo chúng Tăng:

- Hãy dời tượng thần Kim Cang trong chùa đặt ở bên ngoài.

Rồi nói với người rằng:

- Bồ tát sắp đi.

Ngài vào nội điện cùng Lương Vũ Ðế vĩnh biệt. Vua thất kinh hỏi:

- Trẫm thọ bao lâu?

Chí Công không đáp, lấy tay chỉ cằm và cổ rồi ra. Trở về núi, Ngài đốt một ngọn đuốc trao cho người làm là Ngô Khánh ở lầu sau. Ngô Khánh tâu lại vua. Vua than:

- Ðại sư chẳng lưu lại nữa. Ðuốc là đem việc sau soi ta chăng?

Ngày 6 tháng 12, Ngài không bệnh mà chết, khắp người thơm mềm, thọ 92 tuổi. Vua lập tháp trên miếng đất Ðộc Long ở Chung Sơn. Vua sai Lục Thùy làm bài minh, Vương Cật lập bia. Lúc trước, Chí Công cùng vua lên Chung Sơn, Ngài chỉ miếng đất ở sườn núi Ðộc Long phía trước nói:

- Ðây là âm trạch, sẽ được hậu duệ lâu dài.

Vua hỏi:

- Ai sẽ được?

Chí Công nói:

- Người đi trước được.

Năm ấy Ngài thị tịch, vua bèn lấy hai mươi vạn lượng vàng, sửa đất ấy dựng tháp năm tầng, trấn bảo châu vô giá ở đấy. Ngày chôn Ngài, vua đích thân xa giá đến. Chí Công chợt hiện trong mây. Vạn người hoan hô, tiếng vang khắp hang núi.

Chí Công thường dạy rằng:

- Suốt ngày thắp hương đốt đèn chẳng biết thân mình là đạo tràng.

Lại nói:

- Kinh đô, nghiệp đô mênh mang lại là đạo tràng Bồ đề.

Lại nói:

- Như thân ta không, các pháp cũng không. Ngàn phẩm vạn loại thảy đều đồng.

Lại thường hỏi một Phạm tăng:

- Nghe tôn giả thường gọi tôi là đồ tể, có từng thấy tôi sát sanh chăng?

Ðáp:

- Thấy.

Hỏi:

- Thấy có mà thấy, hay thấy không mà thấy (hữu kiến kiến, vô kiến kiến), hay chẳng có, chẳng không mà thấy? Nếu thấy có mà thấy là cái thấy của phàm phu; thấy không mà thấy là cái thấy của Thanh văn; Chẳng có, chẳng không mà thấy là cái thấy của ngoại đạo. Chưa rõ tôn giả thấy thế nào?

Phạm tăng nói:

- Ông có những cái thấy này sao?

Chí Công bèn thôi.



26. BA LA ÐỀ

Ba La Ðề (tông Vô tướng) đáp vua Dị Kiến (kêu Bồ Ðề Ðạt Ma bằng chú, con của Nguyệt Tịnh Ða La).

Vua hỏi:

- Thế nào là Phật?

- Thấy tánh là Phật.

- Thầy thấy tánh chăng?

- Tôi thấy Phật tánh.

- Phật tánh ở đâu?

- Tánh ở tác dụng.

- Là tác dụng nào? Nay ta chẳng thấy?

- Hiện đang tác dụng mà vua chẳng thấy.

- Ở ta có chăng?

- Vua nếu có tác dụng thì không có gì chẳng phải tánh. Nếu không tác dụng thì thế này khó thấy.

- Nếu đang lúc tác dụng thì có mấy chỗ xuất hiện?

- Nếu lúc xuất hiện thì có tám chỗ.

- Xin hãy nói cho tôi về tám chỗ xuất hiện?

Ba La Ðề liền nói kệ:

Tại thai là thân
Ở đời là người
Ở mắt là thấy
Ở tai là nghe
Ở mũi ngửi mùi
Ở miệng đàm luận
Ở tay nắm bắt
Ở chân chạy nhảy.
Hiện khắp sa giới, thu về trong một vi trần, người biết gọi là Phật tánh, người chẳng biết gọi là linh hồn. Vua nghe khai ngộ.



27. PHÓ ÐẠI SĨ

Phó Ðại Sĩ, tên Hấp tự là Huyền Phong hiệu là Thiện Huệ, người Nghĩa Ô. Niên hiệu Kiến Vũ thứ tư (497) đời Tề, Ngài sanh ngày 8 tháng 5 ở làng Song Lâm, trong nhà Phó Tuyên Từ. Năm mười sáu tuổi lấy con gái họ Lưu tên Diệu Quang, sanh được hai con trai là Phổ Kiến, Phổ Thành. Năm 24 tuổi, theo dòng sông bắt cá đem đến ao Kê Ðình, dìm giỏ vào nước nói:

- Ði thì thả, ở thì bắt.

Người ta bảo là ngu. Một hôm có Tung Ðầu Ðà người Thiên Trúc đến thăm Ngài, bảo rằng:

- Xưa tôi với ông ở trước Phật Tỳ Bà Thi cùng phát thệ nguyện độ sanh. Nay ở cung Ðâu Suất vẫn còn y bát. Ngày nào sẽ trở lại?

Rồi dẫn đến suối nhìn bóng, thấy bảo cái tròn sáng. Ðại sĩ liền ngộ được nhân duyên đời trước cười to nói:

- Lò rèn còn nhiều sắt, thô. Cửa thầy thuốc đầy bệnh nhân, việc độ sanh gấp gáp, đâu rãnh mà nghĩ đến cái vui thú ở thiên cung.

Rồi Ngài bỏ đồ bắt cá, dẫn nhau về nhà, nhân đó Ngài hỏi đất để tu đạo. Tung Ðầu Ðà chỉ rừng Song Lâm núi Tùng nói:

- Nên ở nơi này!

Ngài bèn kết am tự xưng là “Bồ tát Thiện Huệ tương lai sẽ giải thoát, ở dưới cây Song Lâm”, ở đó cày cấy, trồng rau quả như người tầm thường. Khi thu hoạch lúa má, dưa trái, Ngài lấy giỏ đựng đem bán. Ngài cùng với vợ là Diệu Quang, ngày thì làm lụng, tối về hành đạo.

Ngài ở Sơn Lâm bảy năm, một hôm hành đạo xong, cảm được bảy Phật theo đến. Phật thích Ca đi trước, sau cùng là Duy Ma. Chỉ có đức Thích Ca mấy lần nhìn, bảo với Ngài:

- Ta bổ xứ cho ông đấy!

Lại có một hôm thấy ba vị Phật Thích Ca, Kim Túc, Ðịnh Quang phóng hào quang chiếu thân mình. Ngài tự bảo đắc định Thủ Lăng Nghiêm.

Vì thế đệ tử càng đông thêm. Niên iệu Trung Ðại Thông sanh năm thứ hai (530) Ngài sai đệ tử là Phó Vãng đến kinh đô dâng thư cho Lương Vũ Ðế rằng:

“Ðại sĩ Thiện Huệ, người tương lai giải thoát, ở dưới rừng cây Song Lâm tâu với Quốc vương:

Bồ tát cứu thế có ba điều thiện bậc thượng, trung, hạ phải nên nhận giữ:

1. Ðiều thiện bậc thượng: Lấy hư hoại làm gốc, chẳng vướng mắc làm tông, vô tướng làm nhân, Niết Bàn làm quả.

2. Ðiều thiện bậc trung: Lấy trị thân làm gốc, trị nước làm tông, được quả báo an lạc trên trời, trong loài người.

3. Ðiều thiện bậc hạ: Lấy việc bảo vệ nuôi nấng chúng sanh, thắng tàn bạo, bỏ giết hại, khiến dân chúng đều giữ lục trai.

Nay mộ lòng sùng pháp của Hoàng đế, muốn đến tranh luận nghị mà chưa được mãn nguyện, nên sai đệ tử đến để cáo bạch”.

Vua rất vui, sai Hà Xương viết chiếu đến, đón Ngài về triều. Vũ Ðế hỏi:

- Xưa nay ai là thầy của Ngài?

Ðáp:

- Theo không chỗ theo, đến không chỗ đến, thờ thầy cũng thế.

Lại hỏi:

- Sao không luận nghĩa?

Ðáp:

- Lời Bồ tát chẳng dài, chẳng ngắn, chẳng rộng, chẳng hẹp, chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên, như như chính lý, còn nói gì nữa?

Niên hiệu Ðại Ðồng năm thứ hai (536), lại vào kinh đô. Vũ Ðế mời vào hỏi:

- Thế nào là chân đế?

Ðáp:

- Dứt mà chẳng diệt.

Vua nói:

- Dứt mà chẳng diệt tức là có sắc, có sắc nên trì độn. Như thế cư sĩ chưa khỏi được dòng tục.

Ngài đáp:

- Gặp tiền tài không cẩu thả để được, gặp khó không cẩu thả để tránh.

Vua nói:

- Cư sĩ rất biết lễ.

Ngài nói:

- Tất cả các pháp không có cũng không không, những sắc tượng trong đại thiên thế giới, tất cả đều không, trăm sông trôi chảy không ra khỏi biển. Vô lượng diệu pháp không ra khỏi chơn như. Như lai vì sao một mình vượt hẳn chín mươi sáu đường trong ba cõi? Xem tất cả chúng sinh như con đẻ. Thiên hạ không phải đạo thì Ngài chẳng an, không phải lễ thì Ngài chẳng vui?

Vua làm thinh. Ngày khác, Vũ Ðế thỉnh Ngài giảng kinh Kim Cang. Ðại sĩ vừa lên tòa, lấy thước đập xuống bàn một cái rồi bước xuống. Vua ngạc nhiên, Ðại sĩ hỏi:

- Bệ hạ hiểu không?

Ðáp:

- Không hiểu.

Ðại sĩ nói:

- Ðại sĩ giảng kinh xong rồi!

Một hôm, Ngài đang giảng kinh thì vua đến, mọi người đều đứng dậy. Ðại sĩ ngồi yên chẳng động. Họ bảo Ngài:

- Vua đến đây rồi, sao không đứng dậy?

Ðại sĩ nói:

- Ðất pháp nếu động, tất cả chẳng yên.

Ngài trở lại Song Lâm, viết bài minh “Tâm Vương”:

Quán tâm không vương
Quán tâm không vương
Kỳ diệu khó lường.
Nguyên diệu nan trắc.
Không hình không tướng
Vô hình vô tướng
Có thần lực lớn
Hữu đại thần lực
Hay diệt ngàn tai
Năng diệt thiên tai
Thành tựu muôn đức
Thành tựu vạn đức
Thể tánh tuy không
Thể tánh tuy không
Hay bày phép tắc
Năng thí pháp tắc
Xem chẳng thấy hình
Quán chi vô hình
Hô thì có tiếng
Hô chi hữu thanh
Làm đại pháp tướng
Vi đại pháp tướng
Tâm giới truyền kinh
Tâm giới truyền kinh
Vị muối trong nước
Thủy trung cổ vị
Keo xanh trong màu
Sắc lý giao thanh
Quyết định là có
Quyết định thị hữu
Chẳng thấy được hình
Bất kiến kỳ hình
Tâm vương cũng vậy
Tâm vương diệc nhĩ
Nằm ở trong thân
Thân nội cư đình
Ra vào trên mặt
Diện môn xuất nhập
Ứng vật tùy hình
Ứng vật tùy hình
Tự tại vô ngại.
Tự tại vô ngại
Việc làm đều thành.
Sở tác giai thành.
Rõ gốc, biết tâm
Liễu bổn thức tâm
Biết tâm thấy Phật
Thức tâm kiến Phật.
Tâm này là Phật.
Thị tâm thị Phật.
Phật này là tâm
Thị Phật thị tâm.
Niệm niệm Phật tâm
Niệm niệm Phật tâm
Phật tâm niệm Phật
Phật tâm niệm Phật
Muốn được sớm thành
Dục đắc tảo thành
Răn tâm tự luật
Giới tâm tự luật
Tịnh luật, tịnh tâm
Tịnh luật tịnh tâm
Tâm tức là Phật
Tâm tức thị Phật
Trừ tâm vương này
Trừ thử tâm vương
Không có Phật khác
.Cách vô biệt Phật.
Muốn cầu thành Phật
Dục cầu thành Phật
Chớ nhiễm vật gì
Mạc nhiễm nhất vật
Tâm tánh tuy không,
Tâm tánh tuy không,
Tham sân thể thực
Tham sân thể thực.
Vào pháp môn này
Nhập thử pháp môn
Ngồi ngay thành Phật.
Ðoan tọa thành Phật.
Ðến bờ kia rồi
Ðáo bĩ ngạn dĩ
Ðược Ba la mật
Ðắc Ba la mật
Chân sĩ mộ đạo
Mộ đạo chân sĩ
Tự xét tâm mình
Tự quán tự tâm
Biết Phật ở trong
Tri Phật tại nội
Không hướng ngoài tìm.
Bất hướng ngoại tầm.
Tức tâm tức Phật
Tức tâm tức Phật.
Tức Phật tức tâm
Tức Phật tức tâm,
Tâm sáng, biết Phật
Tâm minh thức Phật
Rõ ràng biết tâm
Liễu liễu thức tâm.
Lìa tâm không Phật
Ly tâm phi Phật
Lìa Phật không tâm
Ly Phật phi tâm
Chẳng Phật khó lường
Phi Phật mạc trắc
Không kham nhận nổi.
Vô sở kham nhậm.
Chấp không kẹt tịch
Chấp không trệ tịch
Ở đó trôi chìm
Ư thử phiêu trầm
Chư Phật Bồ tát
Chư Phật Bồ tát
Chẳng an tâm (như) vậy.
Phi thử an tâm.
Ðại sĩ sáng tâm
Minh tâm đại sĩ
Ngộ nguyên âm này
Ngộ thử nguyên âm
Thân tâm tánh diệu
Thân tâm tánh diệu
Dùng không sửa đổi
Dụng vô canh cải
Thế nên bậc trí
Thị cố trí giả
Buông tâm tự tại
Phóng tâm tự tại
Chớ bảo tâm vương
Mạc ngôn tâm vương
Không, không thể tánh
Không vô thể tánh
Hay khiến sắc thân
Năng sử sắc thân
Làm tà làm chánh
Tác tà tác chánh
Chẳng có, chẳng không
Phi hữu phi vô,
Ẩn hiện không định
Ẩn hiện bất định
Tâm tánh lìa không
Tâm tánh ly không
Thánh phàm thành Thánh
Năng phàm năng Thánh
Thế nên khuyên nhau
Thị cố tương khuyến
Khéo nên cẩn thận
Hảo tự phòng thận.
Sát na tạo tác
Sát na tạo tác
Lại bị trôi chìm
Hoàn phục phiêu trầm
Thanh tịnh trâm trí
Thanh tịnh tâm trí
Như thể vàng ròng
Như thể hoàng kim.
Kho pháp Bát Nhã
Bát Nhã pháp tạng
Ðều ở thân tâm
Tịnh tại thân tâm
Pháp báu vô vi
Vô vi pháp bảo
Không cạn không sâu.
Phi thiển phi thâm.
Như Phật Bồ tát
Như Phật Bồ tát
Rõ bổn tâm này
Liễu thử bổn tâm
Người ngộ có duyên
Hữu duyên ngộ giả
Chẳng có ba đời
Phi khứ lai kim.
Lại có kệ rằng:

Ðêm đêm ôm Phật ngủ
Sáng sáng cùng thức dậy
Ðứng ngồi vẫn theo nhau
Nói nín chung ăn ở
Mảy may không cách biệt
Giống hệt hình với bóng
Muốn biết chỗ Phật đi
Chính ngay tiếng nói này.
(Dạ dạ bão Phật miên
Triêu triêu hoàn cộng khởi
Khởi tọa trấn tương tùy
Ngữ mặc đồng cư chỉ
Ti hào bất tương ly
Như thân ảnh tương tợ
Dục thức Phật khứ xứ
Kỳ giá ngữ thanh thị).
Lại nói:

Có vật trước trời đất
Không hình vốn tịch tiêu
Hay làm chủ muôn vật
Chẳng theo bốn mùa tàn.
(Hữu vật tiên thiên địa
Vô hình bổn tịch liêu
Năng vi vạn tượng chủ
Bất trục tứ thời điêu).
Ngài ở niên hiệu Ðại Ðồng nhà Lương năm thứ mười (544), thiết lập đại pháp hội, khắp vì chúng sanh, sám hối diệt mọi tội khổ, chóng được giải thoát.

Ngài lại cho mục lục kinh kinh Phật quá nhiều, người ta chẳng thể xem khắp, bèn dựng Luân tạng, lập nguyện rằng:

- Người lên tạng môn của ta, đời đời kiếp kiếp, không mất thân người, người phát tâm Bồ đề có thể đẩy Luân Tạng cùng người trì tụng kinh, công đức không khác.

Ngài ở Song Lâm làm Phật sự rộng lớn, thường có kệ:

Tay không nắm cán mai

Ði bộ lưng trâu ngồi

Trên cầu người cất bước

Cầu trôi nước chẳng trôi.

(Không thủ bả xừ đầu

Bộ hành kỵ thủy ngưu

Nhơn tùng kiều thượng quá

Kiều lưu thủy bất lưu).

Nhà Trần niên hiệu Thái Kiến năm đầu (569), có pháp sư Huệ Hòa, chẳng bệnh mà tịch. Tung Ðầu Ðà cũng ở chùa Linh Nham, Kha Sơn nhập diệt. Ðại sĩ thầm biết bảo Phổ Kiền, Phổ Thành rằng:

- Tung Công đang đợi ta ở cung trời Ðâu Suất, không thể ở lại nữa.

Khi ấy, bốn phía, cây vừa đơm hoa đẹp đẽ chợt khô héo. Ngày 24 tháng 4, Ngài dạy chúng rằng:

- Thân này là nơi mọi khổ nhóm họp, rất đáng chán ghét. Phải tu tam nghiệp, tịnh tu lục độ, nếu đọa địa ngục, thật khó ra được, thường nên sám hối.

Lại nói:

- Ta diệt rồi, không được dời giường ngủ, bảy ngày sẽ có thượng nhân Pháp Mãnh đem tượng và chuông đến trấn ở đây.

Ðệ tử hỏi:

- Sau khi quy tịch, thân thể nên làm sao?

Ngài bảo:

- Ðem lên đỉnh núi thiêu.

Hỏi:

- Nếu không được thì sao?

Ðáp:

- Không cần liệm vào quan tài, chỉ lấy gạch tường làm đàn tế, dời xác lên trên, bình phong màu đỏ che chung quanh, trên dựng tháp phù đồ, lầy tượng Di Lặc trấn vào.

Lại hỏi:

- Chư Phật diệt độ đều thuyết công đức, gốc gác của Thầy, chúng con có thể nghe được chăng?

Ðáp:

- Ta từ trời Ðệ Tứ Thiền đến, để độ các ông. Kế phụ giúp đức Thích Ca, và giúp Phổ Mẫn (Văn Thù), Huệ Tập (Quan Âm) Hà Xương (A Nan) cùng đến tán trợ, điều này trong Thích Ca Ðại Phẩm có nói: “Có Bồ tát từ trời Ðâu Suất đến, căn tánh mãnh lợi, chóng cùng Bát Nhã tương ưng” chính là thân ta đó.

Nói xong, ngồi kiết già mà thị tịch, thọ 73 tuổi. Ðến bảy ngày sau có thượng nhân Pháp Mãnh quả nhiên đem lụa dệt tượng Di Lặc và chuông chín lỗ đến trấn ở khám. Chốc lát không thấy nữa.

Nhà Tấn niên hiệu Thiên Phước năm thứ chín (944) *. Tiền Vương mở tháp, lấy mười sáu miếng linh cốt toàn màu vàng tía và đạo cụ hơn mười món, đến Phủ Thành – Long Sơn dựng chùa Long Hoa, đắp tượng đặt thờ. Truyền thuyết nói rằng Ngài là Di Lặc hóa thân.

* Tấn Cao Tổ niên hiệu Thiên Phước từ 936-942

Tấn Xuất Ðế niên hiệu Thiên Phước từ 942-944



28. LƯƠNG VŨ ÐẾ

Lương Vũ Ðế, tên Tiêu Diễn, hình dung kỳ vĩ, vầng trán chữ nhật, mặt rồng, cổ có ánh sáng tròn, thân sáng như ánh trời chiều. Nhà ở thường có hơi mây. Thuở nhỏ hiếu học, từ thi thơ cho đến âm dương bói toán, chiêm đoán, bốc phệ; viết chữ thảo, chữ lệ trên tờ bồi (xích độc); cung tên, cưỡi ngựa, săn bắn thảy đều rành rẽ. Tuy lên địa vị to lớn, tay vẫn không rời quyển sách. Về già thờ phụng Phật đạo. Ngày chỉ ăn một bữa, nếu không có đại hội, yến tiệc, tế tự Tông Miếu thì không cử nhạc. Khi hành quyết tử tù thì rơi nước mắt. Chăm lo chính sự, mùa Ðông qua nửa đêm vẫn cầm bút xem xét công việc, tay bị nứt nẻ; tánh ngay thẳng, ở trong nhà tối cũng mặc áo mão; tháng nóng chưa hề vén áo, cởi trần, tuy thấy bầy tôi thấp hèn cũng như gặp khách quan trọng. Niên hiệu Thái Thanh năm thứ ba (549); Hầu Cảnh vây hãm Thành Ðài; đem năm trăm quân mặc giáp tự vệ, mang kiếm lên trên điện. Vua thần sắc vẫn không thay đổi, bảo Hầu Cảnh đến giường của bậc Tam Công ngồi, rồi bảo:

- Khanh ở trong binh lính lâu ngày không mệt nhọc sao?

Cảnh sợ hãi không đáp được, lui ra bảo tả hữu rằng:

- Ta mỗi lần lên ngựa ra trận, tên đá bời bời, không hề hãi sợ. Nay thấy Tiêu Công khiến người khiếp sợ. Há chẳng phải oai trời khó phạm. Ta chẳng gặp ông ta nữa.

Sau Lương Vũ Ðế nằm giường bệnh, ngày đêm niệm Phật luôn miệng. Dần dần chẳng thể đưa thức ăn, lâu ngày miệng đắng đòi mật, giơ tay nói:

- Hà, hà.

Rồi băng ở Ðiện Tịnh Cư, thọ 86 tuổi.



29. THỰC XOA NAN ÐỀ (SIKSÀNANDA)

(GIÁC HỈ)

Dịch kinh Ðại Hoa Nhiêm

Ban đầu Vũ hậu (Võ Tắc Thiên) nghe nước Vu Ðiền có Ðại kinh Hoa Nghiêm bằng tiếng Phạn, bèn sai sứ đến thỉnh, và mời một học giả rành tiếng Phạn cùng về.

Quốc vương Vu Ðiền đưa Thực Xoa Nan Ðề đến theo lệnh của Vũ Hậu. Tháng 3 năm Ất Mùi (695); mời vào chùa “Ðại Biến Không” phiên dịch.



30. PHÁP TẠNG

Pháp Tạng họ Khương người nước Khương Cư. Ban đầu Ðỗ Thuận truyền bản dịch Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán đời Tấn cho Trí Nghiễm. Pháp Tạng hầu hạ Trí Nghiễm rất lâu, được truyền hết yếu chỉ kinh này. Nghiễm tịch. Pháp Tạng làm cư sĩ thuyết pháp. Vũ Hậu độ cho làm tăng. Năm Ất Mùi xuống chiếu mời Pháp Tạng khai thị tông chỉ Hoa Nghiêm. Mới nêu đề tựa kinh, hào quang trắng từ miệng Ngài lóe ra. Chốc lát biến thành một cái lọng dừng ở trên không.

Vũ Hậu rất vui ban cho Ngài hiệu là Hiền Thủ. Vũ Hậu vời Pháp Tạng đến chùa Phật Thọ Ký giảng kinh Tân Hoa Nghiêm, đại địa chấn động cả thời mới dừng. Ngay ngày ấy, mời đến điện Trường Sanh hỏi về Ðế Võng mười lớp huyền môn.

Pháp Tạng tuyên thuyết có đầu mối, huyền chỉ thông suốt. Vũ Hậu nghe xong kinh dị. Pháp Tạng chỉ con sư tử vàng ở góc điện để làm thí dụ cho rõ ràng, đến chỗ sư tử trên đầu một sợi lông có trăm ức sư tử, Vũ Hậu hoát nhiên liễu ngộ.



31. ÐẠO THỌ

Ðệ tử của Thần Tú, sau khi đắc pháp kết am tranh trên núi Tam Phong ở Thọ Châu. Thường có người rừng ăn mặc giản dị, nói năng lạ lùng, có lúc chợt hóa làm Phật, hoặc cách hình Bồ tát, La Hán, Thiên Tiên ... hoặc phóng hào quang, hoặc tạo âm vang, học đồ đều không lường được. Sau mười năm, lặng lẽ chẳng còn chút bóng dáng.

Ðạo Thọ bảo chúng rằng:

- Người rừng làm đủ trò khéo léo, mê hoặc mọi người. Lão nhân chả thèm thấy, chẳng thèm nghe. Cái khéo léo ấy có cùng, còn cái chẳng thấy chẳng nghe của ta vô tận.



32. HUỆ AN

Huệ An họ Vệ ở Kinh Châu, xuất gia thọ đại giới, hành hạnh đầu đà. Ðời Ðường niên hiệu Trinh Quán (627) đến Hoàng mai, yết kiến Hoằng Nhẫn được tâm yếu. Lân Ðức nguyên niên (664) ẩn cư ở Thạch Bích Chung Nam.

Ở Thạch Bích, vua Cao Tông xuống chiếu rước, Ngài không đi, rồi dạo khắp các danh thắng. Ðến Tung Nhạc, Ngài nói:

Ðây là đất cuối cùng của ta.

Hai vị tăng Thản Nhiên và Hoài Nhượng đến tham vấn hỏi:

- Thế nào là ý Tổ Sư từ Tây sang?

- Sao chẳng hỏi ý của chính mình?

- Thế nào là ý của chính mình?

- Nên quán mật tác dụng.

- Thế nào là quán mật tác dụng?

- Ngài nhắm mắt mở mắt để dạy.

Năm Ất Mùi, có chiếu rước Ngài và Thần Tú đến kinh đô, tôn làm Quốc sư. Vũ Hậu thường hỏi:

- Ngài bao nhiêu tuổi?

- Chẳng nhớ thân sanh tử xoay vần, vần xoay không đầu đuôi khởi diệt, huống thức tâm lưu chú không có gián đoạn. Cái thấy như bọt nước khởi diệt tức là vọng tưởng. Từ lúc ban đầu đến lúc tướng động diệt cũng chỉ như thế, có năm tháng nào để nhớ?

Sau Ngài giã từ cung cấm trở về Tung Nhạc, một hôm chợt bảo môn nhân rằng:

- Ta chết hãy đem thây vào rừng, đợi lửa rừng đốt.

Ðến ngày 8 tháng 7 đóng cửa ngồi yên mà tịch, thọ 128 tuổi. Môn nhân đem thây vào rừng. Quả nhiên có rửa lừng tự thiêu cháy, được xá lợi tám mươi viên, năm viên rất lớn màu hồng tím, sáng chói mắt.



33. ÐẠI SƯ PHÁP THUẬN

Họ Ðỗ, đời truyền là hóa thân Văn Thù. Sanh ở Ủng Châu. Người bệnh đến trước tòa của Sư liền được lành. Người điếc, Sư kêu tai liền thông; người câm, Sư nói chuyện liền nói được. Người điên khùng, Sư ngồi thiền trước họ, họ liền bái tạ rồi đi.

Ðường Thái Tông gọi Sư bảo:

- Trẫm nóng nảy, khổ nhọc, nhờ thần lực của Sư làm sao trị được?

- Chỉ cần ban lệnh đại xá, thì thánh thể tự an.

Vua theo lời, bệnh liền khỏi. Nhân đây ban cho Ngài hiệu Ðế Tâm. Thường vời vào cung cấm, hoằng truyền ý chỉ viên đốn của Hoa Nghiêm, tạo Pháp Giới Quán. Thiên hạ đều tôn sùng. Thường có kệ pháp thân:

Trâu Gia Châu ăn lúa
Ngựa Ích Châu no bụng.
(Gia Châu ngư khiết hòa
Ích châu mã phúc trường).
Thiên hạ kiếm thầy thuốc
Châm cứu trên vai trái heo.
(Thiên hạ mích y nhân
Cứu trư tả bác thượng).


34. HÒA THƯỢNG VẠN HỒI

Vạn Hồi ở Văn Hương, họ Trương, tuổi trẻ tiêu ngao, ngông cuồng, làng xóm không ai lường được. Có anh tên Vạn Niên đi chinh phạt Liêu Tả. Mẹ Ngài mong tin anh. Ngài nói:

- Việc này quá dễ.

Rồi từ biệt mẹ đi, đến chiều trở về, đem theo thư của anh. Lân lý đều kinh ngạc, nhân đó gọi là Vạn Hồi. Ngài cùng Sa môn Long Hưng và thiếu tướng Ðại Minh kết giao, thường qua lại nhà. Cấp Gián Minh Sùng Nghiễm ban đêm qua chùa thầy thần binh đứng hầu hai bên Ngài. Nghiễm kinh hãi.

Một hôm Ngài sai gia nhân quét dọn nhà cửa nói:

- Có khách quý tới!

Hôm ấy Huyền Trang từ Tây Vực trở về đến thăm Ngài. Ngài hỏi thăm phong cảnh Ấn Ðộ rõ ràng như tự mình trông thấy. Huyền Trang làm lễ đi nhiễu quanh Ngài gọi là Bồ tát.

Niên hiệu Hàm Hanh năm thứ tư (673).

Vua Cao Tông vời Ngài vào cung, độ làm sa môn. Khi ấy có tăng Mông Cổ Phù Phong, trước ở trong cung, thường nói: “Hồi đến! Hồi đến!” Và Ngài đến. Tăng Mông Cổ nói:

- Người thay thế đến, ta sẽ đi.

Nội trong một tuần Tăng ấy tịch.

Ðến lúc hiển hóa, Vạn Hồi được ban hiệu là Pháp Vân. Thường có kệ:

Sáng tối cùng quên mở mắt Phật
Chẳng cột một pháp, trổ rừng sen
Chân không chẳng hoại tánh linh tri
Diệu dụng thường còn công vô tác
Trí thánh xưa nay thành Phật đạo
Tịch quang chẳng chiếu tự viên thông.

(Minh ám lưỡng vong khai Phật nhãn
Bất hệ nhất pháp xuất liên tùng
Chân không bất hoại linh tri tánh
Diệu dụng thường tồn vô tác công
Thánh trí bổn lai thành Phật dạo
Tịch quang phi chiếu tự viên thông).


35. CẦU NA BẠT MA (GUNAVARMAM)

Cầu Na Bạt Ma (Công Ðức Khải) đến Kim Lăng. Ban đầu, bỏ nước xuất gia, quán thông tam tạng, các vua thuộc quốc đều quy y thọ giới. Ngài dạo nước Ðề Bà, vua nước này muốn theo Ngài xuất gia, quần thần cố thỉnh nên không thể đi được, bèn ra lệnh trong nước rằng:

- Nếu mọi người theo Hòa thượng quy y thọ giới thì ta sẽ theo lời thỉnh.

Vì thế thần dân nước ấy đều cúi đầu tuân mệnh.

Ðầu niên hiệu Nguyên Gia (424), Tống Văn Ðế nghe danh Ngài, sai sứ rước về. Ngài vui vẻ nhận lời ghé thuyền đến Hàng Châu. Ðạo pháp do đây được hưng thịnh. Ngài mến núi ở đây giống Linh Thứu, bèn lưu lại suốt năm. Trên vách chùa Ngài vẽ tượng Ðịnh Quang trải tóc ..., ban đêm có hào quang chiếu sáng, Ngài thường ngồi nhập định trải mấy ngày chẳng ra. Tăng trong chùa sai sa di hầu hạ. Sa di này bỗng thấy sư tử trắng vờn cột mà giỡn, khắp trời đều có hoa sen xanh. Sa di cả kinh bỏ chạy và la lớn. Tăng trong chùa đổ xô đến chẳng thấy gì cả. Niên hiệu Nguyên Gia thứ tám (431) Ngài đến Kim lăng, vua hỏi:

- Quả nhân thường muốn trì trai chẳng sát sanh; đem thân tiếp vật, mà chẳng tròn sở nguyện, xin thầy dạy cho.

Ngài đáp:

- Ðạo tại tâm chứ không phải nơi việc. Pháp do mình chứ chẳng do người. Hơn nữa, Ðế vương tu khác với thất phu. Thất phu nếu không khắc kỷ, tiết chế thì còn làm gì nữa? Còn Ðế vương lấy bốn biển làm nhà, muôn dân làm con. Ban một lời khen thì sĩ thứ đều vui, công bố một chính sách tốt thì thần dân an hòa. Hình phạt không chết người, sưu dịch không làm nhọc sức người, thì mưa gió đúng thời, nóng lạnh hợp tiết, lúa đậu dồi dào, cây trái tốt tươi. Lấy điều này mà trì trai, trì trai cũng lớn, lấy đây mà chẳng sát sanh, thì lợi cũng nhiều. Ðâu phải ở chỗ ngày ăn một bữa, bảo toàn tính mệnh cho một con vật, mới gọi giúp đỡ rộng rãi ư?

Vua vỗ ghế than rằng:

- Người tục thì mê những triết lý xa xôi, Tăng thì trệ ở kinh điển thiển cận. Còn như lời của Thầy, có thể nói gồm cả trời người vậy.



36. PHÁP SƯ HUYỀN CAO

Ngụy Thái Vũ nghe lời sàm tấu của Thôi Hạo, bắt giam Thái tử Triều. Triều bèn kêu cầu với Huyền Cao. Ngài làm bài sám Kim Quang Minh cho Triều. Vua mộng thấy vua cha là Tổ Nhượng nói:

- Chớ nên vì lời sàm báng mà nghi Thái tử.

Tỉnh dậy, vua kể lại cho quần thần. Quần thần đều tâu là Thái tử vô tội. Vua thả Thái tử cho phục quyền như cũ. Thôi Hạo sợ bất lợi cho mình nên tâu vua:

- Trước đây Thái tử quả thật có âm mưu tạo phản, nhưng cấu kết với Huyền Cao, dùng pháp thuật đến tiên đế. Bệ hạ nếu không trừ sớm, e có hại lớn.

Vua nổi giận bắt Huyền Cao và Huệ Sùng thắt cổ.

Huyền Sướng là đệ tử của Huyền Cao, từ xa chạy đến. Huyền Cao chợt mở mắt nói:

- Ðại pháp ứng duyên, tùy theo duyên mà thạnh suy, thạnh suy là đối với thân xác chứ lý thường trạm nhiên. Chỉ tiếc các ông hành như ta vậy. Chỉ có Huyền Sướng về Nam hóa độ. Các ông chết rồi, giáo pháp sẽ hưng thạnh lại, khéo tự tu tâm chớ để sau hối hận.

Nói xong liền chết. Sa môn Pháp Tấn kêu gào:

- Thánh nhân đã qua đời, tôi còn sống làm chi?

Dứt lời liền thấy ngài Huyền Cao ở trên không bảo Pháp Tấn rằng:

- Ta chẳng quên mọi người, chẳng lẻ bỏ mình ông sao?

Pháp Tấn nói:

- Hòa thượng với Sùng Công sanh về đâu?

Ngài đáp:

- Ta đến cõi ác để cứu giúp chúng sanh, còn Sùng Công nước An Dưỡng (Cực lạc ).

Nói xong biến mất. Ngài tịch khoảng 427 - 451 thời Ngụy Vũ đế trị vì.

Lúc Huyền Cao ở núi Mạch Tịch, nghe Ðàm Vô Sấm đến Lương, liền đến thờ làm thầy. Qua một tuần liền ngộ. Vô Sấm tán thán cho là hơn mình. Ngụy Vũ sai sứ rước Huyền Cao làm thầy Thái tử Triều, môn nhân đắc pháp rất đông. Ngài có một đệ tử tên Tăng Ấn, tự nói mình đắc quả A la hán. Lúc mới nhập hạ, Ngài liền dùng thần lực khiến Tăng Ấn trong định thấy mười phương vô tận thế giới và nghe chẳng phải thuyết pháp, mỗi mỗi chẳng đồng. Cả một hạ đó tìm chỗ thấy này chẳng dứt, bèn sanh lòng hổ thẹn sám hối.



37. PHÁP SƯ HUỆ ƯỚC

Huệ Ước họ Sổ, lúc trẻ đạo đức đã vang xa, tổ tiên là Cấp sự Trung Sổ Ấu Du, mỗi lần thấy Huệ Ước đến thì đứng lên làm lễ. Có người hỏi:

- Ðây là hạng con cháu của ông, sao ông lại cung kính thế?

Du đáp:

- Ðây là Bồ tát ra đời sẽ làm thầy trong thiên hạ, há chỉ có mình lão phu kính mà thôi sao?

Lương Vũ Ðế thỉnh Ngài ở trong cung. Ngày mồng 8 tháng 4 năm thứ mười tám (520) niên hiệu Thiên Giám. Vua thọ giới Bồ tát với Ngài, rồi thiết lập đại hội vô giá. Ngày ấy chợt có cam lộ rưới xuống sân. Ba chim Túc Ðiểu và hai chim Khổng Tước nằm đậu trên thềm. Thái tử và các vương tử công khanh, đạo tục theo Ngài thọ giới đến bốn vạn tám ngàn người. Nhân đây vua đại xá thiên hạ.

Nguyên hiệu Ðại Ðồng nguyên niên (546), tháng 9, Huệ Ước có chút bệnh. Vũ Ðế cho người đến hỏi thăm. Ngài nói:

- Ðêm nay sẽ đi.

Ðến canh năm, hương lạ đầy nhà, môn nhân lặng đứng. Ngài dạy:

- Hễ có sanh thì có tử, đó là việc thường. Hãy siêng năng tu niệm huệ, chớ khởi loạn tưởng.

Nói xong, chắp tay mà tịch. Trâu xanh Ngài thường cỡi, rơi lệ kêu rống không thôi. Một đôi hạc trắng từ lúc dựng tháp, bay quanh kêu thương, tiếng rất thê thảm. Sau ba ngày, bay đi.



38. PHÁP SƯ ÐÀM LOAN

Ðàm Loan, ở Ðông Ngụy, xuất gia chí muốn được trường thọ. Sau tu Phật pháp, nghe ẩn sĩ Ðào Hoằng Cảnh ở Giang Nam có tiên thuật. Liền đến nước Lương yết kiến Cảnh. Cảnh vui vẻ truyền cho mười cuốn phép tiên. Ông trở về Ngụy đến Lạc Dương, gặp Bồ Ðề Lưu Chi bèn hỏi:

- Trong Phật pháp có phép trường sinh bất tử không?

Ðáp:

- Sao lại nói vậy? Ðất này từng có phép trường sinh? Dù được ít lâu cũng chết, lại vẫn luân hồi.

Rồi Bồ Ðề Lưu Chi bèn truyền cho ông Quán kinh nói:

- Ðây là trường sinh thuộc họ Kim Tiên của ta vậy. Y theo đây mà tu, sẽ ra khỏi sanh tử vĩnh viễn.

Ðàm Loan bèn đốt kinh Tiên chuyên tu Tịnh độ.

Ngụy chủ gọi Ngài là Thần Loan. Niên hiệu Hưng Hòa năm thứ tư (542) thấy hương, hoa, tràng phan đến rước, thản nhiên mà tịch.



39. PHÁP SƯ KHUY CƠ

Thời Ðường Thái Tông là thời kỳ Phật giáo Trung Quốc phát huy rực rỡ, sự tích đại sư Huyền Trang thỉnh kinh, thấu qua sự tường thuật được thần thoại hóa trong Tây Du ký, cũng đã thành câu chuyện truyền khắp mọi nhà.

Lúc thỉnh kinh từ Ấn Ðộ trở về, Sư có thâu được một đồ đệ rất lý thú: Pháp sư Khuy Cơ (còn gọi là pháp sư Ba Xe).

Pháp sư Khuy Cơ từ bé đã thông minh lanh lợi, xuất thân trong gia đình phú quý, chú là đại tướng của vua Thái Tông, tức là Ngạc Quốc Công Cảnh Ðức. Ngài là con của tướng quân Kim Ngô Vệ Kính Tông, mẹ nằm mộng thấy cầm mặt trăng nuốt vào bụng rồi có thai. Chiều sanh Ngài, hào quang đầy nhà. Sáu tuổi đã viết sách. Ban đầu, Huyền Trang qua Tây Vực được một cậu bé, dĩnh ngộ tuyệt luân, nhân Huyền Trang bế đến Kính Tông, Tông gọi Khuy Cơ ra chào Huyền Trang. Nhân Kính Tông sai tụng binh thư của Cơ làm, mấy ngàn lời. Huyền Trang đếm đề mục. Ðợi đồng tử và Khuy Cơ tụng xong. Bèn nói gạt rằng:

- Ðây là sách cổ.

Rồi bảo đồng tử Tây Vực che lại, đọc không sót một chữ. Kính Tông nổi giận, cho là Khuy Cơ trộm sách cổ để gạt, đòi giết. Huyền Trang xin cho Ngài xuất gia. Ngài đưa ra ba điều kiện: Ðời sống xuất gia rất khổ cực, Ngài đòi mang theo một xe vàng ròng; rất ham đọc sách, Ngài đòi mang một xe sách vở; Ngài lại đòi mang theo một xe mỹ nữ để hầu hạ mình, vì thế người đời gọi Ngài là “Pháp sư ba xe”.

Tuy bấy giờ bị người dị nghị, nhưng cuối cùng pháp sư Khuy Cơ trở thành một Cao tăng đương thời, Ngài rất giỏi cả Ðại thừa và Tiểu thừa. Niên hiệu Vĩnh Huy thứ năm (654) vua Cao Tông đặc biệt xuống chiếu chỉ cho Khuy Cơ làm Ðại tăng, vào chùa Ðại Từ Ân, tham gia dịch chánh nghĩa của kinh. Khuy Cơ bèn theo Huyền Trang thọ tông chỉ Du Già Duy Thức. Tạo luận đến 100 bộ, người đời gọi là Bách Bổn Luận Sư, ngoài ra còn có trước tác 25 bộ 118 quyên về các kinh Pháp Hoa Huyền Tán ...

Có một tắc công án rất nổi tiếng phát sanh từ Ngài. Luật sư Ðạo Tuyên ở núi Chung Nam là Sơ Tổ của Luật Tông. Ngài trì giới tinh nghiêm, ngày ăn một bữa, cảm động lòng trời, có chư Thiên cúng dường. Do đó, không cần ôm bát khất thực, đến giờ cơm, thiên nhân tự nhiên cúng dường.

Một hôm, pháp sư Khuy Cơ đi qua Chung Nam, nghe đồn luật sư ÐạoTuyên ở đây tinh tấn, muốn lên núi bái phỏng. Luật sư Ðạo Tuyên nghe Pháp sư Khuy Cơ muốn đến, đối với học vấn của khuy Cơ, đương nhiên Sư rất bội phục, nhưng đối với lối sống của Ngài thì Sư sanh tâm coi thường. Do đó, Sư định chờ cơ hội này khuyên bảo pháp sư Khuy Cơ, cho ông xem thấy Thánh cảnh chư Thiên đưa thức ăn cúng dường vào giữa ngọ để phô bày sự cảm ứng do đức hạnh nghiêm trì giới luật của mình. Ðâu dè giờ ngọ đã qua mà Thiên nhân chẳng đem thức cúng dường đến. Khi pháp sư Khuy Cơ đi rồi, giờ ngọ hôm sau, thiên nhân mới đem cúng dường. Luật sư Ðạo Tuyên bèn hỏi:

- Hôm qua sao không cúng dường?

Thiên nhân thưa:

- Hôm qua có Bồ tát Ðại thừa ở đây, thần Hộ pháp vây quanh núi này nghiêm mật, tôi vào chẳng được!

Luật sư Ðạo Tuyên toát mồ hôi, lập tức sanh lòng sám hối.

Khuy Cơ người to lớn, cao tám thước (Tàu), khí thế trùm vạn người. Trên gáy có ngọc chẩm; mười ngón tay có vân xoay tròn rõ ràng như ấn. Người thấy nể phục. Lòng từ thiện dạy người. Về già cầu sanh nội viện, nên hết lòng giữ giới.

Ban đầu Vô Trước và Thiên Thân ở Thiên Trúc, lên trời Ðâu Suất tham hỏi tông chỉ Duy thức với đức Từ Thị, rồi cùng nhau tạo luận. Nước ấy có Thánh hiền hoằng dương giáo pháp này. Ðến luận sư Giới Hiền truyền cho Huyền Trang. Huyền Trang truyền cho Khuy Cơ. Khuy Cơ tạo sớ luận giải thích rộng rãi. Gọi là Từ Ân giáo.

Niên hiệu Vĩnh Thuần năm đầu (682) Khuy Cơ nhập diệt, thọ 50 tuổi, là năm Võ Hậu lên ngôi.



40. THẦN TÚ

Thần Tú họ Lý quê ở Khai Phong. Thân cao tám thước, mày đẹp tai to. Lúc nhỏ theo Nho giáo học rộng biết nhiều. Sau bỗng đến Hoàng Mai gặp Hoằng Nhẫn bèn thán phục nói:

- Ðây thật là thầy ta.

Hầu hạ Ngũ Tổ sáu năm. Ngũ Tổ biết là pháp khí, bảo:

- Ta độ người rất nhiều, mà kẻ ngộ giải chưa ai bằng ông.

Rồi sai phân tòa thuyết pháp. Phía đông cách chùa bảy dặm, đất bằng phẳng, núi hùng vĩ. Thần Tú nói:

- Ðây chính là ngọn cô phong Lăng Già, là độ môn Lan Nhã, bóng tùng thảm cỏ, ta về già sẽ đến đó vậy.

Thần Tú trụ ở Ðương Dương, Võ Hậu xuống chiếu rước về kinh đô, cùng Huệ An ở trong đạo trường để cúng dường.

Tú thường có kệ:

Tất cả Phật pháp
Tự tâm sẵn có
Ðem tâm cầu ngoài
Bỏ cha chạy trốn.
(Nhất thiết Phật pháp)
Tự tâm bổn hữu
Tương tâm ngoại cầu
Xả phụ đào tẩu).
Thần Tú thường tâu Vũ Hậu thỉnh Huệ Năng đến cung. Năng cố từ chối. Thần Tú lại tự viết thơ mời nữa. Huệ Năng bảo sứ rằng:

- Ta hình dung xấu xí. Ở đó thấy ta, sợ chẳng kính pháp ta. Hơn nữa, thầy ta bảo ta có duyên miền Nam, không thể trái lời.

Và từ chối không đi.

Thần Tú ở Ðông đô, thiên hạ gọi là Pháp chủ Lưỡng kinh, Môn sư Tam Ðế. Niên hiệu Thần Long năm thứ hai (706) ngày 2 tháng 2 Ngài nhập diệt, hiệu Ðạo Thông. Ngài sanh cuối đời Tùy hơn 100 tuổi. Chưa hề tụ nói nên mọi người không rõ biết là bao nhiêu.

41. THIỀN SƯ NHÂN KIỆM

Nhân Kiệm tức Hòa thượng Ðằng Ðằng, tháng tư năm Nhâm Thìn (692), Vũ Hậu xuống chiếu rước vào cung. Ngài đến nhìn Thái Hậu im lặng giây lâu nói:

- Hội chăng?

- Không hội.

- Lão tăng giữ giới không nói.

Nói xong bỏ đi. Có làm 19 bài ca ngắn, có bài:

Tu đạo, đạo chẳng thể tu.
Hỏi pháp, pháp không thể hỏi.
Người mê chẳng rỏ sắc không.
Người ngộ vốn không nghịch thuận.
Tâm vạn bốn ngàn pháp môn.
Chí lý không rời gang tấc.
Biết giữ thành quách nhà mình.
Chớ dối tìm châu quận khác.
Chẳng cần học rộng nghe nhiều.
Chẳng cốt biện tài, thông suốt.
Chẳng biết tháng này đủ thiếu:
Chẳng quản năm này dư nhuận.
Phiền não tức là Bồ đề.
Hoa sạch sanh trong bùn phẩn.
Ngài đến hỏi ta thế nào?
Chẳng thể cùng y đàm luận.
Sáng sớm dùng cháo đỡ đói.
Ðúng ngọ ăn thêm một bận.
Hôm nay nhậm vận đằng đằng.
Ngày mai đằng đằng nhậm vận.
Trong tâm rõ ràng biết hết.
Hãy làm ngu ngơ ám độn.




42. HUỆ KHOAN ÐẠI SƯ

Huệ Khoan họ Dương, người Ích Châu. Cha là Dương Vĩ làm đạo sĩ hiệu Tam Ðộng Tiên sinh, có chị là Tín Tướng mới sanh đã biết đạo, trọn ngày thiền tịch. Năm sáu tuổi Huệ Khoan hàng ngày cùng chị luận bàn đạo lý, người nghe không ai hiểu. Gia thế theo đạo Lão, một mình Khoan chẳng vui. Cha quở mắng bắt lạy Thiên Tôn. Ngài bất đắc dĩ lễ bái, tượng đồng bỗng đổ xuống vỡ ra. Thân tộc kinh dị, nhân đó chép ngôn cú đã luận. Trước là thiền sư Ðàm Tướng ở chùa Long Hoài, lúc lâm chung bảo đệ tử tên Hội rằng:

- Ta bảo duyên sẽ sanh vào nhà họ Dương, ở đỉnh núi Miên Trúc, Quảng Hán. Sau bảy năm hãy đến gặp ta.

Nói xong thị tịch. Sau Hội nằm mộng thấy Ðàm Tướng trách mình lỗi hẹn. Hội thất kinh tỉnh dậy liền đến đỉnh núi gõ cửa. Khoan hỏi:

- Ai gõ cửa?

Hội thưa:

- Dạ, đệ tử là Hội.

Khoan cười nói:

- Làm sao biết ta mà xưng là đệ tử?

Hội thưa:

- Nghe tiếng Thầy giống tiếng ngày xưa.

Ngài bèn ra gặp. Người cha đem những lời ghi chép sự đàm luận của Ngài và Tín Tướng ra, Ngài dạy là luận Ðại Trang Nghiêm.

Hội liền rước Ngài về chùa Long Hoài xuống tóc, khi ấy mười ba tuổi, Hội kính sợ như thần. Chúng ở Long Hoài ba ngàn người, Hội đều đích thân tận lực làm, Huệ Khoan một mình nhàn nhã. Mọi người bàn tán, Hội nói:

- Ðây là tiên sư của ta. Do đó đã đầy đủ đạo đức.

Từ đây thần dị ngày một hiển lộ. Người đời gọi là Hòa thượng Thánh. Niên hiệu Vĩnh Huy năm thứ tư (653) ngày 25 tháng 6, Ngài Thị tịch.

Người đời cho là ứng thân Quan Thế Âm.





43. BÁ TRƯỢNG HOÀI HẢI

Sư nói:

- Ở đất Thánh mà tập phàm. Vì Phật vào trong chúng sanh, thị hiện đồng loại để dẫn dắt vỗ về và cùng loài với ngạ qủy, thân thể bị lửa đốt, thuyết cho chúng Bát Nhã Ba la mật, khiến chúng phát tâm. Nếu cứ ở mãi đất thánh thì nương vào đâu mà nói chuyện với chúng được. Phật vào chốn khổ cũng đồng như chúng sanh chịu khổ, chỉ khác là đi đứng tự do không giống chúng sanh.

Sư trụ ở Bá Trượng, thấy luật Thiền Tông từ Thiếu Thất đến Tào Khê, phần nhiều nương theo luật chùa. Thuyết pháp, trụ trì, chưa có quy củ. Ngài bèn than:

- Nếu muốn Tổ đạo truyền bá chẳng mất, há nên theo hạnh của Tiểu thừa sao?

Vì thế Ngài sáng lập Thiền cư, hễ người đủ đạo nhãn, đức đáng tôn trọng thì gọi là Trưởng lão. Ai làm Hóa chủ thì ở phương trượng, không lập điện Phật, chỉ tạo Pháp đường. Học chúng bao nhiêu đều vào trong tăng đường hết, y theo tuổi hạ an bài. Ðặt giường nối dài, khi nằm thì gối xéo, quay bên phải theo thế kiết tường mà ngủ. Khi vào thất thỉnh ích dù người học siêng hay lười, hoặc lớn hoặc chẳng câu nệ theo lệ thường. Tất cả đại chúng trong viện, sáng tham thỉnh chiều nhóm họp, trưởng lão thượng đường, thăng tọa, chủ sự theo chúng thứ tự đứng lắng nghe. Khách chủ vấn đáp, kích dương tông yếu, ngày hai buổi cơm cháo, tùy chúng chia đều. Thi hành pháp phổ thỉnh, đặt mười nhà vụ liêu. Mỗi nhà một người cầm đầu trông coi nhiều người, để cho mỗi ty thuộc trong nhóm, có ai giả hiệu, trộm hình lẫn lộn trong thanh chúng, gây sự quấy nhiễu người khác, duy na sẽ đưa lên, kéo ra khỏi bổn vị quải tháp (khi được nhận vào chúng, gọi là cho quải tháp), tẫn xuất đuổi ra khỏi viện. Hoặc người kia xúc phạm, như lấy gậy đánh, thì nhóm chúng đốt y bát đạo cụ, đuổi ra theo cửa bên, coi như để sỉ nhục.





44. ÐÀM TẠNG Nối pháp MÃ TỔ - Ẩn cư HÀNH NHẠC

Ðàm Tạng thọ tâm ấn ở Mã Tổ, sau yết kiến Thạch Ðầu được thấu triệt. Niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ hai, Sư ở ẩn trên chót đảnh Hành nhạc, ít người đến tham phỏng. Sau vì đau chân, mới dời đến ở Tây Viên; các thiền khách đến thăm viếng ngày càng đông. Một hôm tự nấu nước tắm, tăng hỏi:

- Sao không sai Sa di?

Sư liền vỗ tay ba cái. Sư thường nuôi một con Linh Cẩu. Ðêm đêm đi kinh hành, khi nào chó kéo áo thì mới trở về phương trượng, còn chó thì nằm bên cửa canh. Một đêm nó sủa đổng, chồm lên dữ tợn, đến sáng thấy phía đông nhà bếp có một con trăn lớn dài mấy trượng há miệng thở phì, hơi độc xông ra, thị giả thỉnh Sư tránh chỗ khác. Sư nói:

- Cái chết có thể trốn được sao? Nó đem độc đến, tôi dùng lòng từ để nhận, độc không thực tánh, kích phát thì nó mạnh, còn lòng từ vô duyên, oán thân một đạo

Sư nói xong, trăn cúi đầu từ từ bò đi, chốc lát không thấy nữa.

Một tối có ăn trộm đến, chó cũng cắn y của Sư. Sư bảo ăn trộm:

- Nhà tranh có vật gì ưng ý cứ việc lấy đi, ta chẳng tiếc gì.

Ăn trộm cảm lời Ngài, cúi lạy giải tán.







45. BẢO TÍCH

Ban đầu tham Mã Tổ, làm nhai phường (*). Một hôm đi giữa chợ gặp một người khách mua thịt heo, bảo hàng thịt rằng:

- Lựa miếng ngon, cắt cho một ký.

Hàng thịt buông dao vòng tay nói:

- Trưởng Sứ! Có miếng nào mà không ngon?

Bảo Tích có tỉnh. Lại một hôm Sư ra cửa gặp đám ma. Một người cầm linh khua hát:

Mặt trời nhất định lặn về Tây

Chưa rõ linh hồn đến phương nào?

(Hồng luân quyết định trầm Tây khứ.

Vị thẩm hồn linh vãng na phương?)

Ngay lúc đó tang gia đang kêu khóc bi ai dưới màn, Bảo Tích mừng rỡ cả thân tâm, trở về kể lại cho Mã Tổ, Tổ ấn khả. Sau trụ Bàn Sơn.

(*) Nhai phường: Có nhiệm vụ vào chợ búa để xin vật dụng cho đại chúng.







46. THIỀN SƯ MINH TOẢN Thuyết pháp HÀNH NHẠC

Minh Toản tức Lại Tàn, chấp dịch ở Hành Nhạc, nhặt đồ thừa mà ăn. Tánh Sư lười biếng, ăn đồ thừa nên có hiệu là Lại Tàn. Tể tướng Lý Bí đề cao đức hạnh của Sư lên vua Ðức Tông, vua sai chiếu mời. Sứ giả đến hang đá tuyên chiếu vua nói:

- Tôn giả hãy đứng lên tạ ơn vua.

Toản làm thinh, mũi dãi lòng thòng. Sứ giả trông thấy cười bảo Ngài chùi mũi. Toản nói:

Ta hơi sức đâu mà vì người đời chùi mũi.

Rồi không chịu đi.

Thích Sử sắp tế thần núi, lo sửa đường lên. Nửa đêm sấm gió, một khối đá to rơi xuống chắn ngang đường. Người sửa đường đem mười trâu đến kéo, lại thêm mấy trăm người giup mà hòn đá không nhúc nhích. Sư cười nói:

- Chẳng phiền nhiều sức. Rồi lấy chân đạp đá, đá lăn tròn rồi rơi xuống, tiếng như sấm nổ. Ðường được khai thông, mọi người xem Sư như thần. Ngoài cổng chùa, cọp beo chợt họp thành bầy. Sư bảo chúng tăng:

- Tôi sẽ đuổi sạch chúng cho các ông. Ðưa roi đây!

Chúng lấy roi đưa, Sư vừa ra khỏi chùa. Một con cọp vội vàng vâng lệnh Sư bỏ đi, hổ beo cũng theo đó mà dứt tuyệt dấu vết.

Sư thường có bài ca:

Ngơ ngơ vô sự không cải đổi
Vô sự đâu cần luận một đoạn
Trực tâm không tán loạn,
Việc khác chẳng cần đoạn.
Quá khứ đã qua đi
Vị lai vẫn chẳng tính
Ngơ ngơ vô sự ngồi
Ðâu từng có người gọi.
Hướng ngoại tìm công phu
Ðều là tên ngu ngôc.
Lương chẳng chứa một hột
Gặp cơm chỉ biết kêu.
Người đa sự ở đời,
Ðuổi theo mà chẳng kịp.
Ta chẳng ưa lên trời,
Cũng chẳng thích ruộng phước.
Ðói đến ăn cơm,
Mệt đến thì ngủ.
Người ngu cười ta,
Mà người trí biết.
Chẳng phải si độn,
Thể vốn như nhiên.
Cần đi thì đi,
Cần đứng thì đứng,
Thân khoác manh áo rách,
Chân mặc khố mẹ sanh.
Nhiều lời và lắm lẽ
Chỉ làm hiểu lầm nhau.
Nếu muốn độ chúng sanh,
Không gì hơn tự độ.
Chớ báng Phật thiên chân
Chân Phật chẳng thể thấy.
Diệu tánh và linh đài
Ðâu cần chịu rèn luyện.
Tâm là tâm vô sư
Mặt là mặt mẹ sanh.
Kiếp thạch có di động,
Trong đây không cải biến.
Vô sự vốn vô sự
Ðâu cần đọc văn tự,
Dẹp trừ gốc nhân ngã,
Thầm hợp ý trong này.
Các thứ nhọc gân cốt,
Chẳng bằng ngủ trong rừng
Ngơ ngơ ngẩng đầu nhìn,
Mặt trời lên cao.
Ăn thức ăn thừa
Ðem công dụng công,
Dần dà mờ tối.
Nắm lấy chẳng được,
Không nắm tự thông.
Ta có một lời,
Dứt nghĩ, quên duyên,
Nói khéo chẳng được,
Chỉ đem tâm truyền.
Lại có một lời,
Chẳng qua cho thẳng,
Nhỏ như mảy lông,
Lớn không nơi chốn.
Vốn tự viên thành,
Chẳng nhọc thêu dệt.
Thế sự mang mang,
Chẳng bằng non núi,
Tùng xanh che trời,
Suối biếc chảy dài,
Mây núi đang giăng,
Trăng đêm làm móc,
Nằm dưới dây leo.
Gối đầu tảng đá.
Chẳng chầu thiên tử.
Há khoái vương hầu.
Sanh tử chẳng lo,
Còn lo gì nữa?
Trăng nước không hình.
Ta thường chỉ an,
Vạn pháp đều vậy
Vốn tự vô sanh.
Ngơ ngơ vô sự ngồi,
Xuân đến cỏ tự xanh.

Lửa phân bò chỉ biết màu vàng đẹp mà thôi.
Móc bạc đâu rành bùn tía mới
Còn chẳng có tâm chùi mũi dãi
Há có công phu hỏi người tục.
(Phẩn hỏa đản tri hoàng độc mỹ
Ngân câu na thức tử nê tân
Thượng vô tâm tự thu hàn thế
Khởi hữu công phu vấn tục nhân).


47. ẨN SỸ LÝ NGUYÊN Thăm TỲ KHEO Viên Trạch

Xưa An Lộc Sơn vây hãm Ðông Thành, Lý Ðăng bị cầm giữa đến chết. Lý Nguyên là con, phẫn chí tự thề không làm quan, không lấy vợ, không ăn thịt, bỏ nha làm chùa Huệ Lâm. Tăng trong chùa là Viên Trạch, kết bạn với Nguyên rồi dẫn nhau đi dạo Nga Mi. Nguyên muốn đi từ Kinh Châu qua sông Tố lên đường núi, còn Trạch muốn đi theo đường Tà Cốc Trường An. Nguyên nói:

Tôi đã dứt việc đời, há trở lại đường kinh sư sao?

Trạch làm thinh, hồi lâu nói:

- Ði đứng cố nhiên chẳng do ý người.

Bèn đi theo đường Kinh Châu, thuyền đến Nam Phổ, thấy một người đàn bà mặc quần gấm múc nước. Trạch chỉ và khóc nói:

- Tôi không muốn đi đường này cũng vì bà ta.

Nguyên cả kinh hỏi. Trạch nói:

- Bà này họ Vương, tôi sẽ làm con bà. Bà mang thai ba năm rồi, vì tôi không đến nên không sanh được. Nay đã thấy thì không còn trốn thoát được. Ông nên dùng phù chú nguyện giúp tôi sanh mau. Ba ngày sau, lúc tắm đứa bé, mong ông đến với tôi, tôi sẽ cười để làm tin. Và sau mười ba năm, dưới trăng Trung thu, phía ngoài chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu sẽ cùng ông tương kiến. Tôi đã ba đời làm Tỳ kheo tu tập Thiền, ở sông Tương phía Tây chùa Nhạc Lộc có hòn đá to, tôi tọa thiền trên đó.

Nguyên nghe xong thương xót hối hận. Ðến chiều thì Trạch chết. Người đàn bà sanh được ba ngày thì Nguyên đến xem, đứa bé quả nhiên cười. Sau đến kỳ hạn, Nguyên đến chỗ hẹn ước, nghe bên bờ sông Cát Hồng có mục đồng gõ sừng trâu mà ca rằng:

Ba năm trên đá tinh hồn cũ
hưởng trăng, vịnh gió chẳng cần bàn
Hổ thẹn tình người xa đến viếng
Thân này tuy khác tánh còn nguyên.
(Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn
Thưởng nguyệt, ngâm phong bất yếu luận
Tàm quý tình nhân viễn tương phỏng
Thử thân tuy dị tánh thường tồn).
Nguyên bèn gọi:

- Trạch Công mạnh không?

Ðáp rằng:

- Chân tín sĩ Lý Công! Ông duyên tục chưa hết, cẩn thận chớ gần nhau, chỉ chuyên cần tu thì chẳng đọa. Rồi sẽ gặp nhau nữa.

Lại ca ràng:

Thân trước thân sau sự mịt mùng
Muốn nói nhân duyên sợ điếng lòng
Ngô Việt núi sông tìm đã khắp
Khua chèo trở lại đến Cù Ðường.
(Thân tiền thân hậu sự mang mang
Dục thoại nhân duyên khủng đoạn trường
Ngô Việt sơn xuyên tầm dĩ biến
Khước hồi yên trạo thướng Cù Ðường).
Rồi ẩn mất không thấy nữa. Nguyên ở chùa hơn ba mươi năm, chết lúc hơn tám mươi.



48. THIỀN SƯ PHÁP KHÂM

Pháp Khâm họ Chu ở Côn Sơn, theo Nho nghiệp. Lúc mẹ Ngài mang thai, nằm mộng thấy hoa sen mọc ở then cửa, bà lấy một bông cột vào thắt lưng. Tỉnh giấc, không ưa ăn mặn và sanh ra Ngài. Ngài hình dung kỳ vỹ, thần sắc sáng rỡ, ưa lấy Phật sự để nô đùa. Năm 22 tuổi về kinh ứng thí. Vì đi đường bộ nên ghé nghỉ ở chùa Hạc Lâm. Huyền Sách trông thấy lấy làm kinh dị hỏi:

- Ông làm gì?

- Mong lên kinh đô làm quan.

- Tuy có tước ngũ đẳng đâu bằng làm bậc tôn quý trong tam giới.

- Học được chăng?

- Xem thần khí của ông thì ông thuộc loại sanh ra đã biết. Nếu chịu xuất gia, sẽ ngộ tri kiến của Như Lai.

Pháp Khâm bèn xé bỏ sách vở, khắc khổ thân cận, nương theo Huyền Sách tu tập. Sách thầm nhậm là pháp thí, bảo với môn nhân Pháp Cảnh rằng:

- Gã này sẽ hoằng dương rộng lớn pháp của ta, là bậc Thầy người.

Pháp Khâm ngày đêm gắng gỏi, tam học đều tinh thông. Một hôm thỉnh Huyền Sách chỉ dạy pháp yếu. Huyền Sách bảo:

- Không người nào được pháp của ta.

- lấy gì để truyền.

Pháp Khâm chóng dứt các nghi trệ. Sau từ giã ra đi. Huyền Sách nói:

- Ông theo dòng mà đến, gặp “kính” thì dừng.

Pháp Khâm bèn đi về Nam, thọ đại giới ở chùa Long Tuyền Dư Hàng, rồi đến Lâm An ở phía Ðông Bắc một ngọn núi, hỏi tiều phu rằng:

- Ðây là núi gì?

- Ðây là núi Kính Sơn.

Sư bèn trụ ở đây. Có tăng hỏi:

- Thế nào là đạo?

Pháp Khâm bảo:

- Trên núi có con cá Lý Ngư, dưới đáy nước có bụi dấy.

Mã Tổ sai người đem thư đến. Trong thư vẽ một vòng tròn. Pháp Khâm mở xem, vẽ vào vòng tròn rồi gởi trả.

Mã Tổ lại sai Trí Tạng đến hỏi:

- Trong mười hai giờ, lấy gì làm cảnh?

- Ðợi lúc ông đi về, ta sẽ có tin.

- Về ngay bây giờ.

- Nhắn lại phải hỏi Tào Khê.

Vua Ðại Tông lưu tâm đến Không môn khiến các đạo sĩ sanh lòng đố kỵ. Tháng 9 niên hiệu Ðại Lịch năm thứ ba (768). Ðạo sĩ Sử Hoa tâu xin cùng họ Thích đấu phép. Bèn ở Ðông Minh Quán, đặt giá dao làm thang, Sử Hoa leo lên đi như trên đường đá. Các tăng lữ nhìn nhau không dám bước lên. Khi ấy Sa môn Sùng Huệ ở chùa Chương Kính vâng lịnh vua, ở trên cây trong sân chùa, dựng một cái thang, bậc toàn mũi nhọn, sắc trắng như sương, cao hơn thang ở Ðông Minh Quán cả trăm thước. Sùng Huệ đi chân không mà lên, đến mút thang dừng lại, leo xuống như đi trên đất bằng rồi đạp trên lửa hừng, thử dầu sôi, ăn miếng sắt, nuốt đinh. Các đạo sĩ trông thấy toát mồ hôi ướt áo bỏ chạy. Mọi người hoan nghinh, tiếng đồn như sấm. Vua càng thêm kính trọng xuống chiếu ủy lạo, khen ngợi mấy lượt, ban tử y và gọi là Hộ Quốc Tam Tạng, vời vào cung hỏi:

- Sư đệ tử ai?

- Cao tăng Pháp Khâm núi Kính Sơn là thầy của hạ thần. Thần chưa đủ giới pháp, không dám nhận tử y.

Vua đặc biệt ra lệnh mở đàn giới. Vừa Yết ma, Sùng Huệ ẩn thân trên đàn, không biết ở đâu. Vua càng kinh dị, bèn lễ Pháp Khâm làm thầy, sai nội thị cầm chiếu chỉ đi thỉnh. Sư đến, vua đích thân đi đón và hỏi pháp, làm lễ đệ tử.

Pháp Khâm một hôm ngồi trong sân trong, thấy vua đến liền đứng lên. Vua hỏi:

- Vì sao Sư đứng lên?

Sư đáp:

- Ðàn việt đâu được ở trên bốn oai nghi mà thấy bần đạo.

Vua đẹp lòng ban hiệu là Quốc Nhất. Chẳng bao lâu Sư muốn từ biệt đi. Vua nói:

Chúng sanh ở đây có người đáng độ, chúng sanh kia há có khác sao?

Pháp Khâm đáp:

- Thực không có pháp để độ chúng sanh.

Pháp Khâm ở kinh đô chỉ một năm. Vua Ðại Tông mỗi lần ban tơ lụa, dọn ngự tuyển Sư đều không nhận, chỉ mặc áo vải, ăn rau, đồ dùng bằng sành như lúc thường. Tướng Quốc Dương Oản thấy thế khen:

- Ðây là bậc cao sĩ phương ngoại, khó được danh như thế.

Thôi Triệu Công Quần thường hỏi Ngài:

- Ðệ tử xuất gia được chăng?

Ngài đáp:

- Xuất gia là việc của đại trượng phu. Há dũng tướng mà làm được.

Quần khen ngợi lời này. Rồi Ngài từ giã trở về núi cũ.

Sư từ Trường An trở về Kính Sơn. Về sau Thích Sử mời về chùa Long Hưng ở Hàng Châu. Pháp Khâm bèn qua lại nơi đó, chẳng chọn chỗ ở nhất định. Ngày 28 tháng 12 niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tám (792) Sư thị tịch ở Long Hưng. Trước đó ba ngày, Sư bảo chúng:

Nên chôn ta ở hố đất ngoài sân phía Nam, đừng làm quan tài sợ làm trở ngại đất trồng rau của tăng đồ.

Sư thọ 92 tuổi, 70 tuổi hạ. Bi nguyện của Sư sâu rộng, ai thấy mặt nghe danh đều như con được mẹ. Vì thế phía Ðông đến núi Thái Sơn giáp biển, phía Tây đến Lũng Thục, phía Nam tiếp Giao Quảng, phía Bắc đến tận phương Bắc (Sóc Phương). Người học đạo thảy đều kính mộ quay về. Người tham học đều coi Sư là Công Ðức Sơn, đến cả trời rồng cùng quy kính hướng về loài khác quy y, đất mọc cỏ Linh Chi, trên trời mưa Cam Lộ. Ðèn Thánh soi đêm, mây gấm sáng vờn, mãnh thú ở một bên, chim chóc tụ đầy thất đến ăn trên tay Sư. Có hai thỏ trắng quỳ lạy trong phương trượng, một gà thường theo nghe pháp, chẳng ăn vật sống. Khi Ngài đến Trường An, nó kêu suốt ba ngày mà chết. Một con vượn cũng thường ở trong thiền thất, chẳng đi đâu khác. Khi Sư tịch, ba ngày sau cũng chết theo.



49. PHONG CAN – HÀN SƠN - THẬP ÐẮC Thị hiện THIÊN THAI

Phong Can, chẳng biết người ở đâu. Niên hiệu Trinh Quán đời Ðường, Sư đến ở chùa Quốc thanh núi thiên Thai, cắt tóc ngang mày, mặc áo vải rách, có ai hỏi lý Phật, chỉ đáp hai chữ “tùy thời”. Thường xướng đạo, cưỡi cọp ra vào, chúng tăng đều kinh sợ chẳng ai dám nói chuyện với Sư. Có Hàn Sơn, Thập Ðác cũng chẳng biết dòng họ, người đời cho là đồ điên khùng, chơi thân với Phong Can. Hàn Sơn ở núi Hàn Nham cách huyện Ðường Hưng bảy mươi dặm về phía tây, nhân đây thành tên. Thập Ðắc thì do Phong Can khi đến Xích Thành, nghe tiếng trẻ con khóc ở bên đường, hỏi thì nói: “Mồ côi bị bỏ ở đây”. Do đó đặt tên Thập Ðắc, đem về giao cho khố ở sau viện. Khố tăng (Tăng coi kho) tên là Linh Tập coi nhà ăn và hương đèn, Thập Ðắc bỗng leo lên toà, ngồi đối diện với tượng Phật mà ăn, sau lại ở trước Thánh tăng hô lên:

- Tiểu quả Thanh văn!

Linh Tập liền báo cho các bậc Thôn túc, rồi đổi xuống nhà bếp rửa chén bát. Hằng ngày tăng chúng thọ trai xong, Thập Ðắc gạn lại thức ăn dư bỏ trong ống đồng. Hàn Sơn đến liền cõng đi. Hàn Sơn dung mạo khô gầy, áo quần tơi tả, lấy vỏ cây làm mũ, mang guốc gỗ to. Lúc đến chùa, hoặc đi dạo dưới hiên, hoặc vào bếp chụm lửa, hoặc chơi với mục đồng, có lúc quát tháo, ngửa mặt lên trời mà chửi, hoặc nói: “Than ôi! Than ôi! Tam giới luân hồi!”.

Tăng lấy gậy đuổi thì vỗ tay cười to. Một hôm, hỏi Phong Can rằng:

- Gương xưa chẳng bao lâu, làm sao soi chiếu?

- Băng đài không hình bóng.

- Khỉ vượn mò thủy nguyệt (*).

- Ðây là chẳng chiếu ssoi, thỉnh Sư nói nữa.

- Vạn đức chẳng đem đến, bảo ta nói cái gì?

Hàn Sơn, Thập Ðắc đều làm lễ. Phong Can bảo Hàn Sơn:

- Ông đi dạo Ngũ Ðài với ta thì là bạn với ta; nếu không đi, không phải bạn ta.

- Tôi không đi!

- Phong Can nói:

- Ông chẳng phải bạn ta.

Hàn Sơn hỏi Phong Can:

- Ông đi Ngũ Ðài làm gì?

- Ta đi lễ Văn Thù.

- Ông không phải bạn của ta.

Phong Can đi Ngũ Ðài một mình. Gặp một ông già, Phong Can hỏi:

- Có phải Văn Thù không?

- Há có hai Văn Thù?

Phong Can liền làm lễ. Chợt ông già biến mất. Sau Phong Can trở về Thiên Thai thị tịch.

Hàn Sơn nhân chúng tăng nướng cà, bèn lấy xâu cà đánh vào lưng một vị tăng, tăng quay đầy lại. Hàn Sơn đưa xâu cà hỏi:

- Là cái gì?

Tăng nói:

- Gã điên này!

Hàn Sơn hỏi tăng bên cạnh:

- Ông nói xem ông sư này tốn bao nhiêu tương muối?

Triệu Châu đến Thiên Thai, đi thấy dấu chân trâu. Hàn Sơn hỏi:

- Thượng tọa lại biết trâu chăng? Ðây là năm trăm La hán dạo núi.

- Ðã là La hán vì sao lại làm trâu.

Hàn Sơn nói:

- Trời xanh! Trời xanh!

Triệu Châu cười ha ha.

Hàn Sơn nói:

- Cười cái gì?

Triệu Châu nói:

- Trời xanh! Trời xanh!

Hàn Sơn nói:

- Chú nhỏ này lại có tư cách đại nhân.

*

Thập Ðắc quét đất, chủ chùa hỏi:

- Ngươi họ gì? Ở đâu?

Thập Ðắc buông chổi vòng tay đứng. Chủ chùa mờ mịt.

Hàn Sơn đấm ngực nói:

- Trời xanh! Trời xanh.

Thập Ðắc hỏi:

- Ông làm gì vậy?

Hàn Sơn nói:

- Há không nghe nói nhà phía Ðông có người chết, nhà phía Tây buồn lây sao!

Rồi vừa múa, vừa cười khóc mà ra.

Thập Ðắc lại chăn trâu ở trang xá ca vịnh kêu trời rằng:

- Ta có một hạt châu, chôn ở trong ấm giới không một ai biết cả.

Chúng tăng thuyết giới. Thập Ðắc lùa trâu đến, tựa cửa vỗ tay mỉm cười nói:

- Mờ mịt thay! Chụm đầu làm bộ, cái này thế nào?

Tăng nổi giận mắng:

- Ðồ hạ tiện khùng điên! Phá sự thuyết giới của ta!

Thập Ðắc cười nói:

Không sân tức là giới!

Tâm tịnh tức xuất gia

Tánh ta cùng ông hợp

Tất cả pháp không sai.

Rồi lùa trâu ra, hô tên tăng đời trước. Trâu liền ứng tiếng mà đi qua. Thập Ðắc lại nói:

- Ðời trước chẳng trì giới, mặt người mà lòng thú. Ngươi nay tạo lỗi này, lại oán hận người nào? Sức Phật tuy rất lớn mà ngươi phụ ơn Phật.

*

Thần hộ Già lam, thức ăn để dưới Tăng trù cứ bị quạ tới phá. Thập Ðắc lấy gậy đánh nói:

- Thức ăn ngươi còn không thể giữ được, làm sao hộ Già Lam?

Thần liền báo mộng cho tăng trong chùa:

- Thập Ðắc đánh tôi.

Ðến sáng, chúng tăng kể lại mộng, đều thấy như nhau. Bèn đến xem tượng thần, quả nhiên thấy có chỗ bị bể. Ai nấy đều kinh dị, đem trình lên Quận huyện. Quận bảo: “Hiền sĩ dấu vết tích là Bồ tát ứng thân” và gọi là Hiền sĩ Thập Ðắc.

*

Lúc đầu Lư Khâu Dận, sắp nhậm Ðan Khâu, bị đau đầu, thuốc men trị chẳng lành; gặp một thiền sư tên Phong Can bảo rằng từ Thiên Thai đến yết kiến sứ quân. Ông kể bệnh mình, Phong Can nói:

- Thân ở nơi tứ đại, bệnh từ huyễn thân. Nếu muốn trừ nó, phải lấy nước sạch.

Rồi đòi bình nước, đọc thần chú phun lên đầu, lập tức hết đau. Dận lấy làm lạ, bèn hỏi xin cho biết sự an nguy từ đây về sau. Phong Can nói:

- Hãy nhớ đến yết kiến Văn Thù, Phổ Hiền. hai vị Bồ tát này, thấy thì chẳng biết, biết thì chẳng thấy. Nếu muốn thấy, chẳng được chấp tướng. Chính là Hàn Sơn, Thập Ðắc đang lao dịch ở chùa Quốc Thanh.

Dận đến nhậm chức ba ngày rồi đến chùa Quốc Thanh hỏi:

- Chùa này có thiền sư Phong Can chăng? Hàn Sơn, Thập Ðắc là ai?

Tăng Ðạo Kiểu đáp:

Phong Can nền cũ ở sau Tàng kinh. Nay vắng vẻ không người. Còn Hàn Sơn, Thập Ðắc đang ở nhà bếp.

Dận đi vào phòng của Phong Can, chỉ thấy dấu chân cọp. Lại hỏi:

- Ngài Phong Can hồi ở đây làm gì?

Ðạo Kiểu đáp:

- Chỉ phụ giã gạo cúng tăng, rảnh thì ngâm vịnh.

Dận xuống bếp tìm Hàn Sơn, Thập Ðắc, thấy đang thổi lửa, rồi vỗ tay cười to. Dận đến lễ bái, hai người quát mắng liên thanh, nắm tay cười to nói:

- Phong Can lắm mồm, Phong Can lắm mồm! Phật Di Ðà chẳng biết, lễ chúng ta làm chi?

Tăng chúng ùa đến, kinh ngạc bảo nhau:

- Vì sao tôn quan lại làm lễ hai gã bần sĩ này?

Hai người bèn nắm tay chạy ra khỏi chùa.

Dận khiến đuổi theo. Hai người lại chạy gấp vào Hàn Nham. Dận lại hỏi tăng:

- Hai người này chịu ở lại chùa này chăng?

Rồi bèn sai người tìm thăm hỏi để đem về chùa an trí. Dận trở về quận, cắt may hai cặp áo sạch cùng hương, thuốc ... đem đến cúng dường, nhưng hai vị không về nữa. Sứ liền đến núi đưa lên thấy Hàn Sơn lớn tiếng hét:

- Giặc! Giặc!

Rồi vào kẽ đá núi, lại nói:

- Báo cho mấy người, nên cố gắng lên!

Kẽ đá tự khép lại, chẳng thể đuổi theo. Còn thập Ðắc thì chẳng thấy dấu vết. Sau có tăng đi hái củi ở Nam Phong, cách phía Ðông Nam chùa hai dặm gặp một Phạm tăng chống gậy vào núi, gánh một vòng xương nói:

- Lấy Xá lợi của Thập Ðắc.

Mới biết Thập Ðắc nhập diệt ở đây. Nhân đó gọi núi là Thập Ðắc. Dận sai Ðạo Kiểu tìm thăm di tích. Ở trong rừng, trên lá cây được thư, từ, tụng của Hàn Sơn và các người trong thôn làng hơn ba trăm bài. Thập Ðắc cũng có thơ hơn mấy mươi bài đề trên vách đá miếu Thổ địa, được gom góp thành tập.

Thơ Hàn Sơn:

Nhớ lại mươi năm trước
Thả bộ Quốc Thanh về
Trong chùa ai cũng nói
Hàn Sơn là kẻ si
Si không biết tầm tư
Riêng ta còn chẳng biết
Thì y biết nỗi gì!
Cúi đầu đừng hỏi nữa
Hỏi được lại làm chi?
Có người đến chửi tớ
Tớ biết rõ tức thì
Tuy nhiên không ứng đối
Thế mà được tiện nghi.

(*) Thủy nguyệt: Trăng trong nước.




50. THIỀN SƯ ÐẠO LÂM

Sư họ Phan quê ở Phú Dương. Mẹ nằm mộng thấy nuốt ánh sáng mặt trời mà có thai, đến khi sanh hương lạ xông khắp nhà, nên đặt tên Sư là Hương Quang. Lên chín tuổi Sư xuất gia, hai mươi mốt tuổi thọ giới. Sau đến Trường An lễ pháp sư Phục Lễ học kinh Hoa Nghiêm, luận Khởi Tín. Pháp sư Phục Lễ dạy bài tụng Chân Vọng, bắt tu Thiền na. Ðạo Lâm hỏi:

- Khởi đầu làm sao quán? Làm sao dụng tâm?

Phục Lễ làm thinh chẳng nói. Sư lạy ba lễ lui ra. Sau Pháp Khâm đến cung vua, Ðạo Lâm đến yết kiến bèn được chánh pháp.

Sư từ khi được tâm ấn của Pháp Khâm, liền đến chùa Vĩnh Phước ở Cô Sơn, có tháp Phật Bích Chi. Lúc đó đạo tục đang làm pháp hội. Ngài chống gậy đi vào, pháp sư Thao Quang hỏi:

- Ðây là pháp hội, sao ông làm ồn thế?

Sư đáp:

- Không gây tiếng ồn ai biết là hội.

Sau Ngài thấy núi Tần Vọng, rặng tùng xoay vòng quanh như bảo cái bèn leo lên ở. Vì thế được gọi là thiền sư Ðiểu Khòa (ổ chim), lại có một ổ chim khác bên cạnh, tự nhiên quen thuộc, nên Sư còn được gọi là Hòa thượng Thước Sào.

Có Lục cung sứ là Ngô Nguyên Khanh, người Hàng Châu, thông minh mẫn ngộ, vua Hiến Tông rất ưa thích. Một hôm ở cung Chiêu Dương, thấy hoa cỏ tốt tươi, đang bồi hồi thưởng ngoạn chợt nghe trên không trung có tiếng:

- Những tướng hư huyễn, nở rụng không dừng, hay hoại căn lành, nhơn giả đâu nên hưởng chúng.

Nguyên Khanh bừng tỉnh, muốn thoát trần tục, vào năn nỉ vua, vua cho về nhà. Nhân pháp sư Thao Quang yết kiến Ðạo Lâm, ông theo thưa:

- Ðệ tử bảy tuổi đã ăn chay, mười một tuổi thọ ngũ giới, năm nay hai mươi hai tuổi, định xuất gia nên đã nghỉ làm quan. Mong Hòa thượng độ con làm tăng.

Ngài Ðạo Lâm bảo:

- Ðời nay làm tăng, ít người chịu tinh khổ, tính hạnh phần nhiều hời hợt.

Nguyên Khanh thưa:

Vốn sạch đâu cần mài giũa

Sẵn sáng không theo chiếu.

(Bổn tịnh phi trác ma

Nguyên minh bất tùy chiếu).

Ðạo Lâm nói:

- Ông nếu rõ thể của tịnh trí diệu viên tự không tịch, tức là chân xuất gia, đâu cần tướng bên ngoài. Ông nên làm Bồ tát tại gia, tu bố thí và trì giới, như bọn ông Tôn Hứa đi.

Nguyên Khanh thưa:

- Lý tuy như vậy nhưng chẳng phải chí của con. Cúi mong Thầy từ bi nhiếp thọ, con thể tuân theo lời Thầy dạy.

Thưa thỉnh đến ba lần mà Ðạo Lâm vẫn chẳng nhận. Thao Quang khuyên:

- Cung sứ chưa hề lấy vợ, cũng không nuôi thị nữ. Thiền sư nếu không thâu nhận thì ai độ ông ta.

Ðạo Lâm bèn cho xuất gia, thọ giới đặt pháp hiệu là Hội Thông. Từ đó ông ngày đêm tinh tấn tụng kinh Ðại thừa, tu tập An ban Tam muội. Rồi bỗng một hôm ông từ giã thầy xin đi du phương. Ðạo Lâm hỏi:

- Ông định đến đâu?

Ông thưa:

- Hội Thông vì pháp mà xuất gia. Hòa thượng chẳng rủ lòng lòng chỉ dạy, nay con đến các nơi học Phật pháp.

Ðạo lâm nói:

- Nếu là Phật pháp, thì trong đây ta cũng có chút ít.

- Thế nào là Phật pháp của Hòa thượng?

Ðao Lâm rút một sợi vải trên người, đưa lên thổi. Hội Thông bèn ngộ huyền chỉ, đời gọi là thị giả Bố Mao (lông vải). Hội Thông sau trụ ở Chiêu Hiền, đến đời Vũ Tông phế giáo, ông vào núi sâu ẩn, sau cùng chẳng biết thế nào.

Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, đời Ðường khoảng 772-846 làm Thái thú Hàng Châu. Niên hiệu Trường Khánh năm thứ hai (822), nhân vào núi yết kiến Ðạo Lâm, thấy Ngài ngồi trên ổ chim mới hỏi:

- Chỗ ở của Thiền sư nguy hiểm quá vậy?

Ðạo Lâm nói:

- Thái thú còn nguy hiểm hơn nhiều.

Bạch Cư Dị nói:

- Ðệ tử địa vị trấn giang sơn, có gì mà nguy hiểm?

Ðạo Lâm nói:

- Củi lửa giao nhau, thức tánh chẳng dừng, không nguy hiểm sao được?

Bạch Cư Dị lại hỏi:

- Thế nào là đại ý Phật pháp?

Ðạo Lâm nói:

- Các ác chớ làm, những điều thiện vâng làm.

Bạc Cư Dị nói:

- Con nít ba tuổi cũng biết nói thế.

Ðạo Lâm nói:

- Con nít ba tuổi tuy nói được mà ông lão 80 tuổi làm không được.

Bạch Cư Dị lại dùng kệ hỏi:

Riêng vào cửa không hỏi khổ không,
Dám đem việc thiền hỏi Thiền ông.
Ngay khi mộng là việc phù sanh,
Hay việc phù sanh ở trong mộng?
(Ðặc nhập không môn vấn khổ không,
Cảm tương thiền sự khấu Thiền ông.
Vi đương mộng thị phù sanh sự,
Vi phục phù sanh thị mộng trung).
Ðạo Lâm đáp:

Ðến thì không dấu, đi không vết
Khi đi và đến, sự giống nhau
Ðâu cần lại hỏi việc phù sanh
Chỉ phù sanh này là trong mộng.
(Lai thời vô tích khứ vô tung
Khứ dữ lai thời sự nhất đồng
Hà tu cánh vấn phù sanh sự
Chỉ thử phù sanh thị mộng trung).
Bạch Cư Dị bèn làm lễ mà lui.



---o0o---

Mục Lục | Phần 1 | Phần 2

---o0o---


Vi tính: Cao Thân
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 6-2003
Webmaster:quangduc@quangduc.com
Trở về Trang Truyện Tích Phật Giáo

Đầu trang



Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com
Địa chỉ gởi thư Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,293
Điểm tương tác
923
Điểm
113
















Ngay khi mộng là việc phù sanh,
Hay việc phù sanh ở trong mộng?

Vi đương mộng thị phù sanh sự,
Vi phục phù sanh thị mộng trung).

Ðạo Lâm đáp:

Ðến thì không dấu, đi không vết
Khi đi và đến, sự giống nhau
Ðâu cần lại hỏi việc phù sanh
Chỉ phù sanh này là trong mộng.
(Lai thời vô tích khứ vô tung
Khứ dữ lai thời sự nhất đồng
Hà tu cánh vấn phù sanh sự
Chỉ thử phù sanh thị mộng trung).
__________________________________


Kính các quý hữu đồng đạo hữu hoailinh, lời đối đáp của thiền sư Đạo Lâm quả là vô địch cú ngôn, tác tuyệt thân hình, hề hề:

Bạch Cư Dị: Vi đương mộng thị phù sanh sự
Vi phục phù sanh thị mộng trung

Đạo Lâm: Hà tu cánh vấn phù sanh sự
Chỉ thử phù sanh thị mộng trung.

Diễn nghĩa và tán:

_ Sao lại phải hỏi "mộng mị là đời phù sanh" hay "đời phù sanh là mộng mị" làm chi cho nhiêu khê sự đời vốn đã nhiêu khê như tơ tình muôn mối mà nhẹ như bông, lại chắc như thiên thù tơ sợi vì không nỡ rời mà "mộng nữa cũng là không" nên điên điên khùng khùng, tỉnh tỉnh nhiên nhiên mà thốt lời ai oán, mà viết ngàn điếu tang để ghi dấu tình sầu nơi mộng phù hoa. Mà nhẽ ra, mộng là như nhiên thì phải như nhi mỉm cười đối mộng, để khi mộng tan rồi thì muôn sự thành không, khỏi phải "thi ấn" sầu trách "Em về rủ áo mù sa. Trút quầng phong nhụy cho tà huy bay", hề hề.
___________________

Gởi riêng đạo hữu hoatihon, hề hề

_ Sao văn chương của đạo hữu nghèo nàn ốm o, thực dụng mì ăn liền...rứa, hề hề? Gì gì mà phải "tiêu hóa" kiến thức, "what's, what's" ngọn đèn sáng tỏ vì đủ "ô-xy"? Làm Trừng Hải này đọc xong, hề hề, chợt liên tưởng đến thời ăn "bo bo" nhai đến trẹo quai hàm mà vẫn không...tiêu, hề hề; rồi lại còn...sáng tạo ra ý tưởng bơm ô-xy cho đèn nó...sáng, hề hề, hí hiếu, rất hí tiếu!!!

_ Nếu như Trừng Hải không nhầm thì ANH NHI HẠNH là một trong năm du già hành pháp của bậc Bồ Tát hành LỤC ĐỘ gồm Tự và Lợi Tha. Trong đó Tự lợi thì dụng hạnh là xóa sạch tập khí hư ngụy từ vô thủy tức hữu vi tập khởi ô nhiễm thuộc A Lại Da Thức toàn chuyển thành TÂM VÔ PHÂN BIỆT tức NHƯ THẬT KHÔNG với thí dụ như tâm hồn nhiên của trẻ 5, 6 tuổi (anh nhi) tức chỉ là hình ảnh cho trí tương tợ Viên Thành Thật Hữu dùng để giáo hóa chúng sanh; Sao lại lấy đó làm hạnh của người mới bắt đầu??? Nếu sở hữu cách Beginner's mind theo như một số dịch giả là SƠ TÂM, hình như trong cuốn ZEN MIND, BEGINNER'S MIND của thiền sư S. SUZUKI nhật bổn(?) (vì không hiểu đạo hữu hoatihon sử dụng theo nghĩa nào???)
_ Nếu đạo hữu hoatihon muốn thảo luận về BAN SƠ tức MINH SƠ là bắt đầu nơi sơ kỳ của vô minh thuộc 62 KIẾN CHẤP trong KINH PHẠM VÕNG thuộc Nam Phương Thượng Tọa Bộ hay BIẾN KẾ SỞ CHẤP trong GIẢI THÂM MẬT KINH thuộc Duy Thức Tông thì Trừng mỗ sẽ rất vui khi pháp đàm thuần kiến giải tức chỉ bằng tri thức đơn thuần.

ĐỒNG KÍNH, hề hề.

TB: À quên, xin tặng đạo hữu hoatihon hai câu trong bài VÔ TƯỚNG TỤNG của LỤC TỔ HUỆ NĂNG, theo bản dịch của Hòa Thượng Mãn Giác, hề hề:

TÁNH CHƯA LY GIẢ,
THÌ LÀM SAO BIẾT PHÂN BIỆT LÝ CHÂN VÀ GIẢ.

 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
hoailinh đã viết:
gửi Ngọc Tuấn tham khảo




Ngọc Tuấn đã viết:
thanhvan đã viết:
Truyền thuyết trong Phật giáo thì ghi rằng Lão
tử

chính là hóa thân của tôn
giả Ðại Ca-diếp, bởi Tôn giả ưa thích già


lão....


Kính quý trưởng bối !

Một vị "Đại Tôn Sư" sao lại ăn nói hàm hồ
như
thế nhi ?
Truyền thuyết này ở đâu ra ?
Nếu ta có nghe ai nói lại
thì cũng
phải có sự xét đoán riêng của mình (trạch pháp nhãn) chứ có đâu vội
tin mà không
xét đoán; đã vậy còn "phao tin thất thiệt" nữa (trong khi lời
của vị này được
thu âm, phổ biến khắp nơi).

Một vị lảnh đạo tinh thần
của hàng vạn Phật
tử mà nói bậy như vầy thì quả là "SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ
NHỤC", chính những vị
này đã GIẾT Phật pháp.



Trang tiếng Việt
Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng
Anh



Truyện Tích Phật Giáo

...... ... .


CAO
TĂNG DỊ TRUYỆN
(TRUYỆN KỂ CÁC VỊ CAO TĂNG TRUNG QUỐC)

Hạnh Huệ biên
soạn
---o0o---

PHẦN 1

1. LÃO TỬ (LÝ NHĨ)

Sanh năm Ðinh
Tỵ

Ðời Chu Ðịnh Vương năm thứ ba (604 trước Công nguyên), ngày mười bốn
tháng chín, Lão Tử sanh ở nước Sở, quận Trần, huyện Khổ, làng Lại, xóm Khúc
Nhơn, họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, húy là Ðam. Ở trong thai mẹ 81 năm, xẻ hông
trái mà sanh, mới sanh đầu đã bạc trắng nên hiệu là Lão Tử; sanh ở dưới cây Lý
nên có họ Lý. Mặt vàng, mi đẹp, tai dài, mắt to, mũi có hai cột, tai có ba cửa,
trong hội Thích Ca, Lão Tử là Bồ tát Ca Diếp. Kinh nói “Ca Diếp ứng sanh Chấn
Ðán, hiệu là Lão Tử, đặt giáo không ngoài để trị quốc, mượn thuật thần tiên để
trị thân”. Từ Phật diệt độ đến Lão Tử sanh là 346 năm.
......
......
......

Trời ạh ! Chú hoailinh đúng là đã bị "tắt nghẻn" mạch máu não rồi cho nên không thấy câu "604 trước Công nguyên". Nếu theo tác phẫm này mà đúng thì Ông Lão tử sinh ra đời trước khi đức Phật Thích Ca đản sinh (Phật đản : Thái tử sinh lúc mặt trời vừa mọc, nhằm ngày trăng tròn tháng hai Ấn Độ, tức là ngày mồng tám tháng tư lịch Tàu. Ngài sinh vào khoảng 563 năm trước Tây lịch.)
chuahoangphap.com.vn

Trong khi đó Ngài Đại Ca Diếp vào núi Kê túc, sau khi đức Phật Nhập Đại Niết Bàn 20 năm _ tức là năm 463 trước Tây lịch.

Giả sử Ngài Đại Ca Diếp thị tịch nội trong năm Ngài vào núi thì cũng không thể nào hậu thân của Ngài lại là Ông Lão tử _ người sinh ra trước mình gần hai thế kỷ.

Một điểm nữa là Ông Khổng Phu Tử (孔夫子; 27/8/551 TCN > 11/4/479 TCN) khi thành danh thì quyển Đạo Đức Kinh đã phổ biến khắp nơi rồi _ Ông Lão tử đã "cưỡi hạc quy Tiên" rồi. Ông Khổng tử có cảm thán rằng :

"Con chim trên trời thì ta còn biết, con cá dưới sông ta cũng có thể biết, nhưng Lão tử như con rồng thiêng, thấy đầu không thấy đuôi (Ta không biết nổi)" Điều này chứng tỏ rằng Ông Lão tử sinh trước Ông Khổng tử vài mươi năm (551 TCN + a) thì không thể là hậu thân của một vị thị tịch năm 463 TCN.

---------------

Đó là nói theo Lịch sử đã không thể rồi, còn nói theo tư tưởng thì một vị Tổ nối truyền Thích Ca Chánh Pháp thì đâu có quan tâm chi đến mấy cái chuyện Chính trị, Xã hội, Nhân văn,....... chuyện khôn chuyện khéo của thế gian mộng ảo này (nội dung của Đạo Đức Kinh).
Chuyện Nhập Niết Bàn đối với Ngài Đại Ca Diếp còn không quan trọng kia mà ! Có đâu lại quan tâm đến mấy cái chuyện tủn mủn của thế gian !

Chính vì những chuyện "cỏn con" như vầy mà H.t không nhận ra được thì dạy chúng ắt có nhiều sai lầm. Then chốt nhất là người không nắm vững YẾU CHỈ CỦA PHẬT PHÁP thì thường "vẽ bùa".

Kính !
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43

Trích dẫn Gửi bởi thanhvan

Truyền thuyết trong Phật giáo thì ghi rằng Lão tử chính là hóa thân của tôn
giả Ðại Ca-diếp, bởi Tôn giả ưa thích già lão....
Kính quý trưởng bối !

Một vị "Đại Tôn Sư" sao lại ăn nói hàm hồ như thế nhi ?
Truyền thuyết này ở đâu ra ?
Nếu ta có nghe ai nói lại thì cũng phải có sự xét đoán riêng của mình (trạch pháp nhãn) chứ có đâu vội tin mà không xét đoán; đã vậy còn "phao tin thất thiệt" nữa (trong khi lời của vị này được thu âm, phổ biến khắp nơi).

Một vị lảnh đạo tinh thần của hàng vạn Phật tử mà nói bậy như vầy thì quả là "SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC", chính những vị này đã GIẾT Phật pháp.

Trang tiếng Việt
Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh



Truyện Tích Phật Giáo

...... ... .


CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(TRUYỆN KỂ CÁC VỊ CAO TĂNG TRUNG QUỐC)

Hạnh Huệ biên soạn
---o0o---

PHẦN 1

1. LÃO TỬ (LÝ NHĨ)

Sanh năm Ðinh Tỵ

Ðời Chu Ðịnh Vương năm thứ ba (604 trước Công nguyên), ngày mười bốn tháng chín, Lão Tử sanh ở nước Sở, quận Trần, huyện Khổ, làng Lại, xóm Khúc Nhơn, họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, húy là Ðam. Ở trong thai mẹ 81 năm, xẻ hông trái mà sanh, mới sanh đầu đã bạc trắng nên hiệu là Lão Tử; sanh ở dưới cây Lý nên có họ Lý. Mặt vàng, mi đẹp, tai dài, mắt to, mũi có hai cột, tai có ba cửa, trong hội Thích Ca, Lão Tử là Bồ tát Ca Diếp. Kinh nói “Ca Diếp ứng sanh Chấn Ðán, hiệu là Lão Tử, đặt giáo không ngoài để trị quốc, mượn thuật thần tiên để trị thân”. Từ Phật diệt độ đến Lão Tử sanh là 346 năm. (1)

Lão Tử vào Lưu Sa (2)

Chu Giản Vương năm thứ tư (582 trước Công nguyên, Lý Nhĩ ra làm quan Thủ Tạng Sứ, mười ba năm đổi làm Trụ Hạ Sử, suốt năm mươi bốn năm không đổi chức. Người đời gọi là Sử Ấn. Kính Vương nguyên niên (519 trước Công nguyên, Ngài 86 tuổi, vì vương thất quá nhiều (lăng trì), ông bỏ Chu, đi về Tây vào Hàm Cốc Quan. Quan Sinh Y Hỷ thấy mây tía từ Tây đến, biết có đạo nhân sẽ đi qua, bèn rước vào làm lễ. Ngài làm Ðạo Ðức Kinh năm ngàn lời đưa cho Y Hỷ rồi vào Lưu Sa năm Nhâm Ngọ. Ðến nước Kế Tân thấy tháp chùa tự thương mình không đến kịp bèn đối trước tượng nói kệ:

Ta sinh sao quá muộn
Phật ra đời sớm quá
Chẳng thấy Thích Ca Văn
Trong lòng thường áo não.
(Ngã sinh hà dĩ vãn,
Phật xuất nhất hà tảo,
Bất kiến Thích Ca Văn,
Tâm trung thường áo não).
Không biết sau thế nào.
(1) Theo sử Trung Quốc – Chu Thư dị ký, Phật đản sanh ngày mồng tám tháng tư năm Giáp Dần, đời Tây Chu Chiêu Vương năm thứ 24 (1028 trước Công nguyên)

(2) Lưu Sa: Vùng sa mạc Taklamakan, phía Tây Trung Quốc. Trên đường sang Ấn Ðộ ngài Huyền Trang từng đi ngang đây.



2. KHỔNG TỬ

Khổng Phòng Thúc ở nước Lỗ, ấp Tưu, làng Bình, con Phòng Thúc là Bá Hạ, con Bá Hạ là Thúc Lương Hột. Ông này trước cưới con gái họ Châu sanh con là Mạnh Bì, bất tài. Sau cưới con gái họ Nhan là Chưng, cầu khẩn ở núi Ni Khâu mà sanh Khổng Tử bèn đặt tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Tối hôm sanh (năm Canh Tuất) có hai con rồng lượn quanh nhà, Ngũ Lão giáng giáng xuống trước sân, phòng của Nhan Thị nghe tiếng nhạc trời. Khổng Tử thân cao chín thước sáu tấc; lưng rộng mười vi, tay dài quá đầu gối, xương trán gồ lên như hình chữ nhật, hà mục, hải khẩu, mặt rồng, trán vuông, hàm én, râu rồng, nhìn như cọp, lông mi có mười hai vằn, mắt có sáu mươi bốn lý. Ngày 4 tháng 11 năm thứ hai mươi mốt đời Chu Linh Vương (551 trước Công nguyên) tức năm thứ hai mươi hai đời Lỗ Nhượng Công vậy. Trên hội Thích Ca, Khổng Tử là Nho Ðồng Bồ tát, Nhan Hồi là Nguyệt Quang Bồ tát. Kinh nói: “Trong cõi Diêm Phù, có nước Chấn Ðán, ta sai ba Thánh ở đó giáo hóa, nhân dân từ ái, lễ nghĩa đầy đủ”. Phật diệt độ đến Khổng Tử sanh là 400 năm.

Thái Tể nhà Thương hỏi Khổng Tử rằng:

- Phu Tử là bậc Thánh chăng?

- Khâu học rộng nhớ nhiều, chẳng phải Thánh nhân.

- Tam vương là Thánh chăng?

- Tam vương khéo dùng trí dũng, Thánh thì chẳng phải chỗ Khâu biết.

- Ngũ Ðế là Thánh chăng?

- Ngũ Ðế khéo dùng nhân tín, còn Thánh thì Khâu chẳng biết.

- Tam Hoàng là Thánh chăng?

- Tam Hoàng khéo dùng thời chính (thời cơ, chính trị) còn Thánh thì Khâu chẳng biết.

Thái Tể cả kinh hỏi:

- Như thế thì ai là Thánh nhân?

Phu Tử động dung hồi lâu đáp:

- Khâu nghe phương Tây có bậc đại Thánh, không trị mà chẳng loạn, không nói mà tự tín, không giáo hóa mà tự hành, mênh mông người chẳng thể đặt tên.



---o0o---



Vi tính: Cao Thân
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 6-2003
Webmaster:quangduc@quangduc.com
Trở về Trang Truyện Tích Phật Giáo

Đầu trang



Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com
Địa chỉ gởi thư Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544

Kính Ban Điều Hành diễn đàn.

Kính Bạn hoailinh.

Chúng ta không thể hàm hồ khi nghe những lời vô căn cứ, mà vội cho rằng Tổ Ca Diếp "Phải đầu thai !" để làm Ông Tổ Ngoại Đạo như thế này.

* Đây là một sự phỉ báng Phật và Tổ vô cùng lớn lao, và có ý mưu đồ bất chánh !

Nếu chấp nhận điều bậy bạ trên là chúng ta đã kết luận đơn giản (vì nghe theo lời kẻ vô minh).

Chúng ta cũng không thể vì cái danh tiếng hay tai tiếng to lớn của ai đó mà vội:

* khái quát vội vàng "cá mè một lứa".- Phật, Tổ và Ngoại Đạo để chung một lò như thể trên kia.

* Nếu vị nào thích những tạp thoại trên kia trhì cứ liên hệ và pots bài vào địa chỉ (Ở trên) nếu mình ưa thích.


Kính mong Ban Điều hành nên xử lý việc này, để Bạn đọc khỏi bị lầm lẫn.

Kính.
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Chào Linh Thoại

Kính Ban Điều Hành diễn đàn.

Kính Bạn hoailinh.

Chúng ta không thể hàm hồ khi nghe những lời vô căn cứ, mà vội cho rằng Đức Phật "Phải đầu thai !" để làm Ông Tổ Ngoại Đạo như thế này.

* Đây là một sự phỉ báng Phật vô cùng lớn lao, và có ý mưu đồ bất chánh !

Nếu chấp nhận điều bậy bạ trên là chúng ta đã kết luận đơn giản (vì nghe theo lời kẻ vô minh).

Chúng ta cũng không thể vì cái danh tiếng hay tai tiếng to lớn của ai đó mà vội:

* khái quát vội vàng "cá mè một lứa".- Phật, Tổ và Ngoại Đạo để chung một lò như thể trên kia.

* Nếu vị nào thích những tạp thoại trên kia trhì cứ liên hệ và pots bài vào địa chỉ (Ở trên) nếu mình ưa thích.


Kính mong Ban Điều hành nên xử lý việc này, để Bạn đọc khỏi bị lầm lẫn.

Kính.
Chào Linhthoai! Trên đây là bài viết từ một trang có uy tín trong đạo Phật ( Trang Nhà Quảng Đức ) .Chủ yếu để tham khảo, nếu không ai đọc thì cứ xóa. Còn chuyện Phật không thể đầu thai vào những người như Khổng , Lão thì xin thưa vì để độ chúng sinh trong ba cõi có khi còn hóa thân thành các loài để độ , thâm chí trong nhà Phật có câu chuyện Bồ Tát độ con heo bạn đã đọc chưa? Nếu chưa học hết Phật Pháp và không biết thế nào là ứng hóa thân của chư đại bồ tát thì đừng có vội nói. Hình như các bạn ghét Khổng , Lão lắm ? nên nhớ rằng Phật pháp không lìa thế gian giác. . Khổng , Lão là cấp 1 , 2 mà không học cho giỏi làm sao lên đại học được( Đạo Phật ). hãy cẩn thận khi đánh giá về cổ nhân
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
chuyện Bồ Tát độ con heo bạn đã đọc chưa? Nếu chưa học hết Phật Pháp và không biết thế nào là ứng hóa thân của chư đại bồ tát thì đừng có vội nói. Hình như các bạn ghét Khổng , Lão lắm ? nên nhớ rằng Phật pháp không lìa thế gian giác. . Khổng , Lão là cấp 1 , 2 mà không học cho giỏi làm sao lên đại học được( Đạo Phật ). hãy cẩn thận khi đánh giá về cổ nhân



Kính Bạn hoailinh.

Theo lời bạn nói: Khổng , Lão là cấp 1 , 2 mà không học cho giỏi làm sao lên đại học được( Đạo Phật )

- Như vậy té ra. từ thời Đức Phật giáo hóa ở Ấn Độ, thì Phật và chư Thanh Văn phải qua Trung Quốc học hỏi về Khổng- Lão, rồi mới tu hành và truyền Đạo cho đệ tử được sao ? Vì nếu chưa học thì không thể lên "đại học (Đạo Phật)" được !

- Và như vậy thì các trường Phật học, phải trước dạy môn sinh Khổng -Lão trước đã (vì đó là căn bản cấp 1 và2).- Nếu chỉ dạy về Phật học như hiện nay, thì mất căn bản, không thành tựu được. ư !

- Và theo lời bạn nói :"chuyện Bồ Tát độ con heo bạn đã đọc chưa? Nếu chưa học hết Phật Pháp và không biết thế nào là ứng hóa thân của chư đại bồ tát thì đừng có vội nói".- vậy chắc là bạn đã học hết chuyện "con heo" rồi nên giờ bạn mới vội nói vậy ư ?

Thật bái phục, bái phục.
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
tiếp lời

[/size]

kính bạn hoailinh.

Theo lời bạn nói: Khổng , lão là cấp 1 , 2 mà không học cho giỏi làm sao lên đại học được( đạo phật )

- như vậy té ra. Từ thời đức phật giáo hóa ở ấn độ, thì phật và chư thanh văn phải qua trung quốc học hỏi về khổng- lão, rồi mới tu hành và truyền đạo cho đệ tử được sao ? Vì nếu chưa học thì không thể lên "đại học (đạo phật)" được !

- và như vậy thì các trường phật học, phải trước dạy môn sinh khổng -lão trước đã (vì đó là căn bản cấp 1 và2).- nếu chỉ dạy về phật học như hiện nay, thì mất căn bản, không thành tựu được. ư !

- và theo lời bạn nói :"chuyện bồ tát độ con heo bạn đã đọc chưa? Nếu chưa học hết phật pháp và không biết thế nào là ứng hóa thân của chư đại bồ tát thì đừng có vội nói".- vậy chắc là bạn đã học hết chuyện "con heo" rồi nên giờ bạn mới vội nói vậy ư ?

thật bái phục, bái phục.

chào linh thoại! Hình như cái đầu của bạn làm bàng máy móc cơ khí thì phải, mọi thứ cứ như được lập trình từ người sản xuất. Còn tôi nghĩ người có học thì không như vậy. Nếu mọi người cho là đúng sai thế nào cũng xong. Không phải tôi tháo lui mà là có nói sao cũng chỉ thêm rối rắm . để khoảng trống trong chuyên mục cho bác Hải tiếp tục là hay nhất.
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10/12/12
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63

Chào anh Mục Đồng! Chẳng phải anh đang dùng cái avata của Lão Tử đó sao? Mong anh cẩn thận ngôn từ, với anh tôi đã đọc hết những gì anh có trong diễn đàn rồi. hãy ngồi lắng nghe là tốt nhất

Kính chú hoailinh !

Cháu thật không ngờ một người "đa văn quảng kiến" như chú lại có thể nhầm lẫn một chuyện nhỏ nhặt như vầy, sau đây là ảnh mà Mục đồng đã chọn làm avatar cho mình :

mucdong2_zps8f16aa6d.jpg

Đây là bức minh họa CHÚ MỤC ĐỒNG CƯỠI TRÂU VỀ NHÀ gốc trong THẬP MỤC NGƯU ĐỒ, có tên là KỴ NGƯU QUY GIA.

Còn đây là hình minh họa cho Ông Lão tử :

Lao-tu_zpsbc6414eb.jpg

Sao chú có thể nhầm lẫn một chuyện quá đơn giản như thế này nhỉ ?

Xin chú hãy phục hồi cái "tâm trong sáng trẻ thơ" để thấy sự vật "như nó là" (As_is). Nếu được như thế thì chúng con tri ân chú nhiều lắm.

Kính !

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính Ban Điều Hành diễn đàn.

Kính Bạn hoailinh.

Chúng ta không thể hàm hồ khi nghe những lời vô căn cứ, mà vội cho rằng Tổ Ca Diếp "Phải đầu thai !" để làm Ông Tổ Ngoại Đạo như thế này.

* Đây là một sự phỉ báng Phật và Tổ vô cùng lớn lao, và có ý mưu đồ bất chánh !

Nếu chấp nhận điều bậy bạ trên là chúng ta đã kết luận đơn giản (vì nghe theo lời kẻ vô minh).

Chúng ta cũng không thể vì cái danh tiếng hay tai tiếng to lớn của ai đó mà vội:

* khái quát vội vàng "cá mè một lứa".- Phật, Tổ và Ngoại Đạo để chung một lò như thể trên kia.

* Nếu vị nào thích những tạp thoại trên kia trhì cứ liên hệ và pots bài vào địa chỉ (Ở trên) nếu mình ưa thích.


Kính mong Ban Điều hành nên xử lý việc này, để Bạn đọc khỏi bị lầm lẫn.

Kính.

Kính đạo hữu Linh Thoại !

Trang Nhà Quảng Đức vì quản lý khối lượng Kinh sách đồ sộ nên có sự sơ sót (không cố ý).

Thành viên hoailinh kém hiểu biết cho nên không nhận ra chuyện ĐÚNG, SAI. Diễn đàn chưa khóa nick ai vì cái tội kém hiểu biết cả (đâu có ai "ngu lâu khó đào tạo" đâu !) Diễn đàn chỉ khóa nick những kẻ ngoan cố, cứng đầu, bất trị, gây rối loạn d/đ, tuyên truyền cho ngoại đạo........... mà thôi !

Chúng ta hãy thể theo đức hiếu sinh của Thầy Admin mà tha thứ cho bạn hoailinh lần này.

Kính !



 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,293
Điểm tương tác
923
Điểm
113
chào linh thoại! Hình như cái đầu của bạn làm bàng máy móc cơ khí thì phải, mọi thứ cứ như được lập trình từ người sản xuất. Còn tôi nghĩ người có học thì không như vậy. Nếu mọi người cho là đúng sai thế nào cũng xong. Không phải tôi tháo lui mà là có nói sao cũng chỉ thêm rối rắm . để khoảng trống trong chuyên mục cho bác Hải tiếp tục là hay nhất.

______________________________

Chào đạo hữu hoailinh,

Lời quả là CHUNG MINH LẬU TẬN, nên âm vận thoại truyền cát bụi của Thiên địa linh linh tức chuông đuổi tà ma phải tuyệt tích; Bởi âm vận ấy làm sao sánh với thanh u nhã vận của ĐẠI HỒNG CHUNG vốn là HÙNG KHÍ TỀ THIÊN của người chí nơi ĐẠI THỪA, hề hề.

BÁI PHỤC, BÁI PHỤC, BỘI PHẦN BÁI PHỤC.

Đồng Kính, hề hề
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Chào Mục Đồng

Kính chú hoailinh !

Cháu thật không ngờ một người "đa văn quảng kiến" như chú lại có thể nhầm lẫn một chuyện nhỏ nhặt như vầy, sau đây là ảnh mà Mục đồng đã chọn làm avatar cho mình :

mucdong2_zps8f16aa6d.jpg

Đây là bức minh họa CHÚ MỤC ĐỒNG CƯỠI TRÂU VỀ NHÀ gốc trong THẬP MỤC NGƯU ĐỒ, có tên là KỴ NGƯU QUY GIA.

Còn đây là hình minh họa cho Ông Lão tử :

Lao-tu_zpsbc6414eb.jpg

Sao chú có thể nhầm lẫn một chuyện quá đơn giản như thế này nhỉ ?

Xin chú hãy phục hồi cái "tâm trong sáng trẻ thơ" để thấy sự vật "như nó là" (As_is). Nếu được như thế thì chúng con tri ân chú nhiều lắm.

Kính !


Bạn có hiểu gì về Hội Họa? Nếu để hai bức tranh đó bên cạnh nhau thì bạn động não lên một tý. còn cái nhìn trong đạo Phật thì còn cao thâm hơn nhiều. Bạn chỉ chấp vào hình tướng già trẻ, mà không hiểu được đặc trưng ngôn ngữ của hội họa là thế nào. Thôi nhé cứ vui vẻ như bức cưỡi trâu thổi sáo đi
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Bạn hoailinh ngày nay đã viết 7 bài, mà không bài nào "nên thân", rất mệt mõi cho người đọc, phí dung lượng vô ích.

Kể từ nay, mỗi ngày chỉ cho phép bạn đăng một bài mà thôi, hãy suy tư kỹ, viết một bài cho chất lượng thì mới lợi mình lợi người.

Bài thứ 2 của bạn trong ngày sẽ bị xóa mà không cần lý do.

KÍNH THÔNG BÁO !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
"Khi bạn nói điều gì đấy không tử tế, khi bạn làm điều gì đấy trả đủa, sự sân hận của bạn gia tăng. Bạn làm người khác khổ não, và người kia nói hay làm điều gì đấy đáp trả lại để được thoải mái nổi khổ não của người kia. Và đấy là vấn đề xung đột leo thang như thế nào."

“When you say something really unkind, when you do something in retaliation your anger increases. You make the other person suffer, and he will try hard to say or to do something back to get relief from his suffering. That is how conflict escalates.”

H14_907843223.jpg


"Tôi chú ý rằng con người đang đối diện với quá nhiều tiêu cực, với những gì sai lầm..Tại sao không thử cung cách khác, để có cái nhìn bao dung và thấy những thứ tích cực, và để xúc chạm với mọi thứ, làm chúng rộ nở những bông hoa"

“I have noticed that people are dealing too much with the negative, with what is wrong. ... Why not try the other way, to look into the patient and see positive things, to just touch those things and make them bloom?”

―TS. Thich Nhat Hanh
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Bạn có hiểu gì về Hội Họa? Nếu để hai bức tranh đó bên cạnh nhau thì bạn động não lên một tý. còn cái nhìn trong đạo Phật thì còn cao thâm hơn nhiều. Bạn chỉ chấp vào hình tướng già trẻ, mà không hiểu được đặc trưng ngôn ngữ của hội họa là thế nào. Thôi nhé cứ vui vẻ như bức cưỡi trâu thổi sáo đi
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính thưa Ngài hoailinh
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài đã bảo động não để so sánh hai bức họa hình con trâu của thiền gia và con trâu là đạo gia. Vâng theo ý chỉ của Ngài, tôi thử so sánh, phân biệt thì con trâu của thiền gia là con trâu đen, còn con trâu của Lão Đam (Lão Tử) thì là con trâu xám. Khác chỗ hình người cỡi: Mục đồng áo trắng đơn sơ, Lão Đam áo vàng vương giả. Xem hai bức hình, Ngài đã "ngộ" ra ý gì, xin ngài từ bi khai thị cho đại chúng hiểu. Sở dĩ tôi yêu cầu, vì tôi đọc những bài của bác Trừng Hải thì còn hiểu chút chút, còn những lời của Ngài thì tôi mù mờ chẳng thâm nhập nổi. Hổng lẽ chỗ "ngộ" của Ngài lại cao thâm hơn bác Trừng Hải...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trâu của thiền gia trong "Thập Mục Ngưu Đồ":
<BR>
mucdong2_zps8f16aa6d.jpg

<p style="padding-left: 56px;"><I>Cỡi trâu về lại nẻo đường quen
Tiếng sáo đưa chiều ráng nhá nhem
Mỗi phách, mỗi ca vô hạn ý
Tri âm há chẳng nức lời khen.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trâu của Lão Đam trong "Đạo Đức Kinh":
<BR>
Lao-tu_zpsbc6414eb.jpg

<p style="padding-left: 56px;"><I>Trâu chiều cắn cỏ lưu ly,
Nghe trong thanh vắng thịnh suy rộn ràng.
Tìm đâu thấy lối sang hèn,
Guốc khua tiếng mõ áo vàng quyền uy.</I></P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tạm mượn lời trong "Đạo Đức Kinh" để tiễn Ngài "Vân du lối cũ về hoàng cung êm":
<p style="padding-left: 56px;">Cỡi con trâu xám tạ tình,
Thuận tay múa bút Thư Kinh trao đời.
Đạo Danh mềm gót rong chơi,
Đức trong sáng chiếu từng lời vô ưu.
Ấm tan vạn nẻo sương mù,
Hãn thanh ghi dấu vân du hạc vàng.</P>
</span></span>
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29/6/13
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Hồi thủ

Kính chào các Bác.

Xin cho phép chúng con đóng góp vài ý về hai bức tranh này:

Dạ, theo chúng con.
bức tranh ngaì Lão tử này:

Lao-tu_zpsbc6414eb.jpg


Một người, một trâu, một sợi dây,
Thần Tiên thanh thảng, chính là đây,
Kinh thư tế thế, "làm yên cưởi".
Vạn nẽo phù sa, "mặc tụi bây".


là con trâu nhàn nhã vô vi, rong chơi Ta bà Thế giới, mãi mãi không thay đổi sắc màu.- Đi không cần đến của bậc Đại Tiên.

còn bức Kỵ ngưu quy gia: cởi trâu về nhà

mucdong2_zps8f16aa6d.jpg


Người thì đã trắng trâu còn nâu,
Nhưng đã quen nhau vui sáo mầu,
Người cùng với trâu đâu có khác.
Công phu chầy tháng mới quay đầu.

.- của Bác Mục Đồng là con trâu đang lớn ở giai đoạn thứ 6 diễn tiến như sau:

1/. Tầm ngưu: tìm trâu
2/. Kiến tích: thấy dấu,
3/. Kiến ngưu: thấy trâu
4/. Đắc ngưu: được trâu
5/. Mục ngưu: chăn trâu

6/. Kỵ ngưu quy gia: cởi trâu về nhà

7/. Vong ngưu tồn nhơn: quên trâu còn người
8/. Nhơn ngưu câu vong: người trâu đều quên (vẽ vòng tròn)
9/. Phản bổn hoàn nguyên: trở về nguồn cội
10/. Nhập triền thùy thủ: thỏng tay vào chợ

Vâng theo chúng con: Chỗ khác giữa 2 con trâu là :

- Trâu và ngài Lão tử là: Không đổi màu, không lớn lên, và ra đi không trở lại.

- Trâu của Bác Mục Đồng là:Màu đen dần thành trắng, quay đầu về nhà. Người và Trâu là một.

Dạ. không biết ý của các Bác thế nào ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

TOP 5 Tài Thí

Bên trên