- Tham gia
- 15/6/06
- Bài viết
- 1,138
- Điểm tương tác
- 1
- Điểm
- 38
Bàn về Vô Niệm
(SUZUKI)
Ý thức của Thiền, đặc sắc là sự đốn ngộ của vô niệm, ló dạng trong tâm trí của Huệ Năng. Nếu Bồ-đề-đạt-ma đã dùng chữ vô tâm để chỉ choo vô thức, thì Huệ Năng đã thay thế tâm bằng niệm. Niệm thông thường có nghĩa là “nhớ nghĩ”, “tưởng nhớ”, “suy tưởng về quá khứ”, vân vân, và được dùng như là tương đương với smṛti của Phạn ngữ. Do đó, khi nó được sử dụng liên hệ với vô như vô niệm, thì đây là asmṛti, có nghĩa là “mất hết ý nghĩa” hay “quên lãng” và trong các bản Phạn văn nó được dùng theo nghĩa này. Tuy nhiên, việc dùng chữ vô niệm theo nghĩa “vô thức” và hàm súc một ý nghĩa tâm linh sâu sắc, theo xét đoán của tôi, bắt đầu với Huệ Năng. Vô niệm ở đây không chỉ là quên lãng không nhớ lại một việc làm; nó không chỉ là một từ ngữ tâm lý học. Khi Hụê Năng lấy vô niệm làm sự kiện căn bản nhất của sinh hoạt Thiền, nó phù hợp với ba môn Giải thoát: Không (śūnyatā), vô tướng (animitta) và vô nguyện (apraṇihita); vì đối với môn đệ Thiền, chứng vô niệm tức là chứng giải thoát. Và tự bản chất, đây là từ ngữ Trung Hoa.
Một ý tưởng đặc sắc khác ở Hụê Năng là đốn giáo, trực nhận về thực tại. Theo ngài, nét đặc sắc của chứng nghiệm Thiền là đốn, vì đây là bản chất của chính tuệ giác Bát-nhã. Tiệm giáo do đối thủ của ngài là Thần Tú chủ trương, không thể ứng dụng cho trực quán vốn diễn ra trong tư duy của Thiền. Bát-nhã hoạt dụng theo trực giác hiện tiền, và cái mà nó tiếp nhận được tiếp nhận tức khắc, không có diễn trình của tư duy, giải kết hay liên tục. Như Hụê Năng nói: “Trong giáo lý của ta không có phân biệt định và tuệ; định là thể của tuệ và tuệ là dụng của định. Khi các người có tuệ; định ở trong tuệ. Khi các người có định, tuệ ở trong định. Chúng không phải là một, không phải là hai.” Bằng cách lặn sâu vào hố thẳm của thực tại như thế, Huệ Năng dạy các môn đệ của ngài hãy nhìn ánh sáng hiện tiền của tuệ giác Bát-nhã chớp ngang qua lớp vỏ cứng của ý thức thường nghiệm. Chỉ lặn suông vào hố sâu ấy không phải là chủ đích của pháp môn Thiền; trừ phi định đạt đến cao điểm là đố ngộ, nếu không thì không có Thiền trong đó. Bây giờ, chúng ta hãy coi Huệ Năng nói gì về vô niệm.[1]
“Thiện tri thức, giáo pháp của ta từ trước đến nay, dù đốn hay tiệm, lập vô niệm làm tông, vô tướng làm thể và vô trụ làm gốc. Vô tướng là gì? Là đối với tướng mà lìa tướng. Vô niệm là đối với niệm mà không niệm. Vô trụ là bản tánh của người. Niệm niệm không dừng nghỉ. Niệm trước rồi niệm sau, niệm niệm tiếp nối không có đoạn tuyệt. Nếu một niệm đoạn tuyệt, thì pháp thân lìa khỏi sắc thân. Niệm niệm trong mọi thời không dừng nghỉ trên một pháp. Nếu một niệm dừng nghỉ thì niệm niệm liền dừng nghỉ, đây gọi là hệ phược. Nơi hết thảy các pháp, niệm niệm không dừng nghỉ, tức là không hệ phược. Vì vậy, lấy vô trụ làm gốc [của đời sống chúng ta].
“Thiện tri thức, bên ngoài lìa hết thảy tướng, gọi là vô tướng. Nếu lìa được tướng, tánh và thể [của vô niệm] vốn là thanh tịnh. Do đó lấy vô tướng làm thể.
“Nơi tất cả ngoại cảnh mà không bị nhiễm – đó gọi là một với vô niệm, nghĩa là, lìa khỏi các cảnh dù chúng hiện tiền trong niệm, bởi vì niệm không sinh ra trong những niệm đối cảnh. Khi tất cả những tư tưởng [tản mác] như vậy bị trừ khử, thì tất cả những nhiễm ô bị quét sạch khỏi niệm. Khi một niệm này hoàn toàn lau sạch, sẽ không còn có sự thọ sinh nữa, kẻ học đạo hãy dụng tâm đừng sao lãng vấn đề này. Khi không nắm vững ý nghĩa này, không chỉ tự mình nhầm lẫn mà còn khiến kẻ khác mê lầm theo và lại còn huỷ báng kinh pháp. Do đó mà lập vô niệm làm tông.
“Khi người ta chỉ lệ thuộc vào danh tự, họ cố tạo ra niệm về trần cảnh, và những tư tưởng ấy đưa đến tà kiến. Hết thảy trần lao vọng niệm từ đó sinh ra. Vì vậy, giáo pháp này lập vô niệm làm tông. Mọi người hãy nên loại trừ những thiên kiến của mình đừng để làm nảy sinh những tư tưởng hệ lụy. Nếu không có niệm, thì cái vô niệm không lập.
“Nói là vô, vậy thì vô cái gì? Niệm là niệm vật gì? Vô là lìa hai tướng, các trần lao. Niệm khởi lên từ Chân Như; Chân Như là thể của niệm, và niệm là dụng của Chân Như. Niệm, cố nhiên khởi từ Chân Như, tuy tức thấy nghe, nhớ, hiểu, mà Chân Như không nhiễm vạn cảnh, thường thường tự tại. Vậy nên kinh Duy ma nói:
“Bên ngoài khéo hay phân biệt các pháp tướng mà nguyên lý cứu cánh nội tại vẫn không lay động.”
Vô niệm, theo Huệ Năng, là cái tên không những chỉ cho thực tại cứu cánh, mà còn chỉ cho trạng thái ý thức trong đó cái cứu cánh tự hiện tiền. Bao lâu ý thức cá biệt của chúng ta còn bị tách rời khỏi thực tại ở đằng sau nó, những nổ lực của nó vẫn là ngã mạn một cách hữu ý hay vô ý, và hậu quả là một cảm giác cô liêu và đau khổ. Phải làm sao cho ý thức liên lạc với vô thức, nếu nó không là vô thức; còn nếu là vô thức, sự quan hệ phải được thể hiện, và sự thể hiện này được gọi là vô niệm.
Những Hán ngữ hay Phạn ngữ một khi được dịch thẳng thường bị hiểu lầm to tát. Vô niệm là một; vì vô niệm mà được hiểu là trạng thái “không tư tưởng” chắc chắn sẽ là một tâm trạng quá nhàm tởm đối với mục đích của Thiền học, hay với mục đích của bất cứ thực tập tâm linh nào. Chúng ta hãy nghe Huệ Năng thêm; ngài tiếp tục giảng giải ý nghĩa vô niệm.
“Thiện trị thức, một lần ngộ là biết ngay Phật là gì. Một khi ánh sáng của trí tuệ soi thấu vào tự tánh tâm địa, thì trong ngoài thảy đều sáng tỏ; mọi vật trở thành trong suốt, và biết được bản tâm của mình. Biết bản tâm tức là giải thoát. Chứng giải thoát tức là chứng Bát-nhã tam-muội (prajñā-samādhi). Ngộ Bát-nhã tam-muội tức là vô niệm.
“Vô niệm là gì? Là thấy tất cả các pháp mà không chấp trước pháp nào; hiện diện khắp nơi mà không dính mắc nơi nào; tự tính thường tịnh; khiến cho sáu tên giặc chạy ra khỏi sáu cửa mà vào trong sáu trần, nhưng không lìa, không nhiễm; đi và đến tự do. Đấy là chứng Bát-nhã tam-muội, tự tại, giải thoát, gọi là hạnh vô niệm. Nếu không có tư tưởng khởi lên trên bất cứ vật gì, đây là sự đoạn tuyệt của niệm, và như thế là ở trong sự ràng buộc của pháp, tức là biên kiến.
“Ai ngộ pháp vô niệm thì thấu suốt hết thảy vạn pháp. Ai ngộ pháp vô niệm thì thấy được cảnh giới của Chư Phật. Ai ngộ đốn pháp vô niệm là đi đến chỗ quả vị của Phật.”
-----------------------
Chú thích:
[1] Đoạn này trích từ Đàn kinh, thủ bản Đôn hoàng; Taisho, No 2007.
(SUZUKI)
Ý thức của Thiền, đặc sắc là sự đốn ngộ của vô niệm, ló dạng trong tâm trí của Huệ Năng. Nếu Bồ-đề-đạt-ma đã dùng chữ vô tâm để chỉ choo vô thức, thì Huệ Năng đã thay thế tâm bằng niệm. Niệm thông thường có nghĩa là “nhớ nghĩ”, “tưởng nhớ”, “suy tưởng về quá khứ”, vân vân, và được dùng như là tương đương với smṛti của Phạn ngữ. Do đó, khi nó được sử dụng liên hệ với vô như vô niệm, thì đây là asmṛti, có nghĩa là “mất hết ý nghĩa” hay “quên lãng” và trong các bản Phạn văn nó được dùng theo nghĩa này. Tuy nhiên, việc dùng chữ vô niệm theo nghĩa “vô thức” và hàm súc một ý nghĩa tâm linh sâu sắc, theo xét đoán của tôi, bắt đầu với Huệ Năng. Vô niệm ở đây không chỉ là quên lãng không nhớ lại một việc làm; nó không chỉ là một từ ngữ tâm lý học. Khi Hụê Năng lấy vô niệm làm sự kiện căn bản nhất của sinh hoạt Thiền, nó phù hợp với ba môn Giải thoát: Không (śūnyatā), vô tướng (animitta) và vô nguyện (apraṇihita); vì đối với môn đệ Thiền, chứng vô niệm tức là chứng giải thoát. Và tự bản chất, đây là từ ngữ Trung Hoa.
Một ý tưởng đặc sắc khác ở Hụê Năng là đốn giáo, trực nhận về thực tại. Theo ngài, nét đặc sắc của chứng nghiệm Thiền là đốn, vì đây là bản chất của chính tuệ giác Bát-nhã. Tiệm giáo do đối thủ của ngài là Thần Tú chủ trương, không thể ứng dụng cho trực quán vốn diễn ra trong tư duy của Thiền. Bát-nhã hoạt dụng theo trực giác hiện tiền, và cái mà nó tiếp nhận được tiếp nhận tức khắc, không có diễn trình của tư duy, giải kết hay liên tục. Như Hụê Năng nói: “Trong giáo lý của ta không có phân biệt định và tuệ; định là thể của tuệ và tuệ là dụng của định. Khi các người có tuệ; định ở trong tuệ. Khi các người có định, tuệ ở trong định. Chúng không phải là một, không phải là hai.” Bằng cách lặn sâu vào hố thẳm của thực tại như thế, Huệ Năng dạy các môn đệ của ngài hãy nhìn ánh sáng hiện tiền của tuệ giác Bát-nhã chớp ngang qua lớp vỏ cứng của ý thức thường nghiệm. Chỉ lặn suông vào hố sâu ấy không phải là chủ đích của pháp môn Thiền; trừ phi định đạt đến cao điểm là đố ngộ, nếu không thì không có Thiền trong đó. Bây giờ, chúng ta hãy coi Huệ Năng nói gì về vô niệm.[1]
“Thiện tri thức, giáo pháp của ta từ trước đến nay, dù đốn hay tiệm, lập vô niệm làm tông, vô tướng làm thể và vô trụ làm gốc. Vô tướng là gì? Là đối với tướng mà lìa tướng. Vô niệm là đối với niệm mà không niệm. Vô trụ là bản tánh của người. Niệm niệm không dừng nghỉ. Niệm trước rồi niệm sau, niệm niệm tiếp nối không có đoạn tuyệt. Nếu một niệm đoạn tuyệt, thì pháp thân lìa khỏi sắc thân. Niệm niệm trong mọi thời không dừng nghỉ trên một pháp. Nếu một niệm dừng nghỉ thì niệm niệm liền dừng nghỉ, đây gọi là hệ phược. Nơi hết thảy các pháp, niệm niệm không dừng nghỉ, tức là không hệ phược. Vì vậy, lấy vô trụ làm gốc [của đời sống chúng ta].
“Thiện tri thức, bên ngoài lìa hết thảy tướng, gọi là vô tướng. Nếu lìa được tướng, tánh và thể [của vô niệm] vốn là thanh tịnh. Do đó lấy vô tướng làm thể.
“Nơi tất cả ngoại cảnh mà không bị nhiễm – đó gọi là một với vô niệm, nghĩa là, lìa khỏi các cảnh dù chúng hiện tiền trong niệm, bởi vì niệm không sinh ra trong những niệm đối cảnh. Khi tất cả những tư tưởng [tản mác] như vậy bị trừ khử, thì tất cả những nhiễm ô bị quét sạch khỏi niệm. Khi một niệm này hoàn toàn lau sạch, sẽ không còn có sự thọ sinh nữa, kẻ học đạo hãy dụng tâm đừng sao lãng vấn đề này. Khi không nắm vững ý nghĩa này, không chỉ tự mình nhầm lẫn mà còn khiến kẻ khác mê lầm theo và lại còn huỷ báng kinh pháp. Do đó mà lập vô niệm làm tông.
“Khi người ta chỉ lệ thuộc vào danh tự, họ cố tạo ra niệm về trần cảnh, và những tư tưởng ấy đưa đến tà kiến. Hết thảy trần lao vọng niệm từ đó sinh ra. Vì vậy, giáo pháp này lập vô niệm làm tông. Mọi người hãy nên loại trừ những thiên kiến của mình đừng để làm nảy sinh những tư tưởng hệ lụy. Nếu không có niệm, thì cái vô niệm không lập.
“Nói là vô, vậy thì vô cái gì? Niệm là niệm vật gì? Vô là lìa hai tướng, các trần lao. Niệm khởi lên từ Chân Như; Chân Như là thể của niệm, và niệm là dụng của Chân Như. Niệm, cố nhiên khởi từ Chân Như, tuy tức thấy nghe, nhớ, hiểu, mà Chân Như không nhiễm vạn cảnh, thường thường tự tại. Vậy nên kinh Duy ma nói:
“Bên ngoài khéo hay phân biệt các pháp tướng mà nguyên lý cứu cánh nội tại vẫn không lay động.”
Vô niệm, theo Huệ Năng, là cái tên không những chỉ cho thực tại cứu cánh, mà còn chỉ cho trạng thái ý thức trong đó cái cứu cánh tự hiện tiền. Bao lâu ý thức cá biệt của chúng ta còn bị tách rời khỏi thực tại ở đằng sau nó, những nổ lực của nó vẫn là ngã mạn một cách hữu ý hay vô ý, và hậu quả là một cảm giác cô liêu và đau khổ. Phải làm sao cho ý thức liên lạc với vô thức, nếu nó không là vô thức; còn nếu là vô thức, sự quan hệ phải được thể hiện, và sự thể hiện này được gọi là vô niệm.
Những Hán ngữ hay Phạn ngữ một khi được dịch thẳng thường bị hiểu lầm to tát. Vô niệm là một; vì vô niệm mà được hiểu là trạng thái “không tư tưởng” chắc chắn sẽ là một tâm trạng quá nhàm tởm đối với mục đích của Thiền học, hay với mục đích của bất cứ thực tập tâm linh nào. Chúng ta hãy nghe Huệ Năng thêm; ngài tiếp tục giảng giải ý nghĩa vô niệm.
“Thiện trị thức, một lần ngộ là biết ngay Phật là gì. Một khi ánh sáng của trí tuệ soi thấu vào tự tánh tâm địa, thì trong ngoài thảy đều sáng tỏ; mọi vật trở thành trong suốt, và biết được bản tâm của mình. Biết bản tâm tức là giải thoát. Chứng giải thoát tức là chứng Bát-nhã tam-muội (prajñā-samādhi). Ngộ Bát-nhã tam-muội tức là vô niệm.
“Vô niệm là gì? Là thấy tất cả các pháp mà không chấp trước pháp nào; hiện diện khắp nơi mà không dính mắc nơi nào; tự tính thường tịnh; khiến cho sáu tên giặc chạy ra khỏi sáu cửa mà vào trong sáu trần, nhưng không lìa, không nhiễm; đi và đến tự do. Đấy là chứng Bát-nhã tam-muội, tự tại, giải thoát, gọi là hạnh vô niệm. Nếu không có tư tưởng khởi lên trên bất cứ vật gì, đây là sự đoạn tuyệt của niệm, và như thế là ở trong sự ràng buộc của pháp, tức là biên kiến.
“Ai ngộ pháp vô niệm thì thấu suốt hết thảy vạn pháp. Ai ngộ pháp vô niệm thì thấy được cảnh giới của Chư Phật. Ai ngộ đốn pháp vô niệm là đi đến chỗ quả vị của Phật.”
-----------------------
Chú thích:
[1] Đoạn này trích từ Đàn kinh, thủ bản Đôn hoàng; Taisho, No 2007.