NGÃ và những cái hiểu về NGÃ .- Lệch với Đạo Phật và kinh điển Phật

NGÃ và những cái hiểu về NGÃ .- Lệch với Đạo Phật và kinh điển Phật

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Trong Đại kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahàhatthipadopama Sutta), Trung Bộ kinh, bài kinh số 28, đức Phật nhấn mạnh: “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi".
Ai thấy được lý duyên khởi tức là Kiến Tánh KHÔNG duyên khởi.
Bát Nhã Tâm Kinh căn bản từ Lý Duyên Khởi mà diễn giải .

Tánh KHÔNG duyên khởi
H.T Thích Thanh Từ.

Lâu nay nhiều người thắc mắc hai điều này, nhất là giới học giả.
Vì sao nhà Phật nói sắc tức không, không tức sắc, nghe khó hiểu, khó nhận định được?

Tại sao gọi Tánh KHÔNG duyên khởi?
Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh KHÔNG, do duyên hợp thành các pháp.

Sự vật, con người v.v… có mặt trong một thời gian ngắn tạm bợ thì không thể nói nó THẬT được.

Nói Tánh KHÔNG duyên khởi thì biết các pháp đều hư dối, không thật.

Đi thẳng vào con người:
"chúng ta có phải từ TRỐNG KHÔNG, RỖNG KHÔNG duyên hợp thành CÓ chăng?"
Ai cũng bằng lòng như thế,
NHƯNG bây giờ ai nói mình GIẢ, quí vị chịu không?
Không chịu? Nổi nóng lên liền.
Phật gọi đó là si mê. Từ si mê sanh ra tham lam, từ tham lam sanh ra nóng giận.

Người học Phật phải có trí tuệ, phải giác ngộ mới thấy đúng như thật.
Khi biết thân mình duyên hợp hư dối, chúng ta sẽ có cái nhìn thế nào với cuộc đời?

Thân này là giả, nếu ai khen đẹp mình cũng cười, ai chê xấu hoặc khinh miệt mình cũng cười. Biết nó là đồ giả có gì quan trọng để vui hay buồn.
Do đó nghe khen không mừng, chê không giận.
Rõ ràng tu giỏi là từ trí tuệ thấy đúng như thật mà ra.
Không si nên không tham, không tham nên không sân.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Khi thấy tất cả sự vật bên ngoài và thân mình đều là GIẢ.
Tâm quí vị có rối loạn, có tham sân si không?
Không tham sân si, như vậy gần Thánh chưa?
Không tham sân si thì thành Thánh rồi.

Thánh với phàm cách nhau bao xa?
Chỉ ĐỔI một cái NHÌN.
(Người giác ngộ là người thay đổi NHẬN THỨC về chính mình.)

Thấy thân này THẬT, CHẤP đuổi theo nên có tham sân si.
Thấy thân này GIẢ thì hết si, hết tham, hết sân.
Ai cũng sợ tham, sân, si mà cứ nuôi si hoài làm sao hết tham, hết sân được.

Đức Phật nhắm thẳng cái GỐC chính là chúng ta chỉ cho chúng ta tu.
Người thấy đúng LẼ THẬT sẽ thấy Phật.

Như vậy Phật ở gần hay xa? Hết sức gần.
Vậy mà bao nhiêu năm chúng ta đi tìm kiếm, không ngờ Phật ở BÊN CẠNH mình mà lại BỎ QUÊN.
HT. Thích Thanh Từ

VĨNH GIA CHỨNG ĐẠO CA
BẤT KIẾN NHẤT PHÁP tức Như Lai


Ngày nay chúng ta học Phật, học giáo lý chân thật thì phải soi thấy năm uẩn đều KHÔNG.
Năm uẩn là Sắc uẩn tức thân tứ đại, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn. Thọ là cảm giác, tưởng là suy tưởng, hành là suy tư, thức là tâm phân biệt.

Những thứ đó SANH DIỆT, KHÔNG THẬT mà chúng ta ngỡ nó THẬT.

Từ CHẤP thân THẬT nên giành nhau vật chất, CHẤP TÂM suy nghĩ của mình THẬT nên chống đối, giành phần ĐÚNG về mình.
Do đó mà thế gian đau khổ tràn trề.
Bây giờ biết THÂN KHÔNG THẬT, TÂM suy nghĩ cũng KHÔNG THẬT thì qua hết khổ nạn.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,111
Điểm tương tác
1,066
Điểm
113
Dòng chảy...2/. Giáo Lý Không Tánh.

"Nguyên lý Sanh khởi" của vạn Pháp là: Chư Pháp Duyên Sanh. Nghĩa là Tất cả các Pháp đều Duyên Sanh.- Nếu có thể tư duy sâu, thì chúng ta thấy rằng: Cái nguyên nhân để "sanh" ra các Pháp cũng là Duyên sanh, nghĩa là cũng nương gá vào cái khác để thấy có sanh khởi. Truy cùng đuổi tận cái nguyên nhân đầu tiên để sanh Pháp là KHÔNG CÓ, (Tận cùng Nhân Duyên là Không có Nhân Duyên)

+ Kinh Hoa Nghiêm gọi tính chất này là Trùng Trùng Duyên Khởi (Nhân đà la võng cảnh giới môn).

Có thể khái quát Bản Thể (bản chất- Thực chất) của các Pháp là KHÔNG.

+ Trung Quán Luận. Tổ Long Thọ dạy:

...........Nhân duyên sở sanh pháp

Ngã thuyết tức thị không


Nghĩa là:

...........Nhân duyên sanh các pháp

Ta nói tức là không

(Trung quán Luận)

+ Không thể tìm ra "cái nguyên nhân đầu tiên" để sanh ra các Pháp.

Đại Trí Độ Luận, Lời tựa rằng:

Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh. Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật. Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có, là vô tự tánh. Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.
(hết trích)

+ Bản thể các Pháp là KHÔNG, nên biết KHÔNG thì vô sanh (Vì KHÔNG thì không cái gì sanh nó được. Không Diệt, vì không cái gì diệt được KHÔNG được).-

+ Với sự Thật TÁNH KHÔNG của các Pháp.- Bát Nhã Tâm Kinh viết "Xá lợi tử! Thị chư pháp không tướng. bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Vô sắc thân hương vị xúc pháp. Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới."

Nghĩa là: Tất cả pháp Thật Tướng là KHÔNG TƯỚNG. - đều tồn tại ý nghĩa “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.”.
Giống như không trung. Không trung không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức.v.v... cho chí đến không có các giới tuyến , như ý thức giới. v.v..." (hết trích)

Lời giải:

"Thị chư pháp không tướng": tất cả các pháp - sự vật, hiện tượng, sinh vật... - trong cõi đời này tuy là có tướng nhưng thực chỉ là tướng không, mới nhìn có vẻ như có tướng mà nhìn kỹ, nhìn thấu đáo thì hóa ra "không" (rỗng) tướng vì nó không tự thân có, nó do duyên sinh, duyên hợp, tương tác mà thành như "ngũ uẩn" kia vẫn vốn là "không", vậy mà vẫn có ta, có cơ thể này, có đi đứng, có nói năng, buồn vui, sướng khổ. Có tất cả, mà là "rỗng", "rỗng" mà "lại có".

Thật tế Không Tướng, Cũng Không Tánh.- Đó là Tánh của các Pháp.- Đây là Giáo Lý Tánh Không.

Tóm lại: TÁNH KHÔNG.- Là các pháp không có tự Tánh, chỉ là duyên hòa hợp sanh, nhưng không Thật có Duyên để sanh.- Chỉ là rổng không.(Chứ không phải có cái Tánh gọi là Không !)

Đây là Lý Kinh Bát Nhã Không Tông.

NGÃ- VÔ NGÃ- CHƠN NGÃ- TRUNG ẤM Bzet_n12

Kinh Kim Cang Bát Nhã nói: TẬN CÙNG CHÂN LÝ.- NGÃ PHÁP ĐỀU KHÔNG.

Ngã Không tức là Vô Ngã đó.- Suy Ra Không Tánh là Vô Ngã Tánh.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Chữ Tướng KHÔNG trong Bát-nhã là THẬT TƯỚNG.
THẬT TƯỚNG thì không sanh không diệt.
Còn Tánh không là chỉ cho cái không sẵn, do duyên hợp tạm có muôn vật.
HT. Thích Thanh Từ

chú thích:
Thân của chúng ta do duyên hợp tạm có là GIẢ. Nhưng THẬT TƯỚNG thân chúng ta là THẬT.
Thấy THẬT TƯỚNG chính mình tức Như Lai HIỆN TIỀN.
Thấy THẬT TƯỚNG chính mình tức Như Lai không Đến, không Đi.

Động Sơn khi đi ngang qua một con sông, nhìn thấy bóng mình phản chiếu dưới nước, ngài đại ngộ.
Ngài đọc bài kệ:

Đừng tìm kiếm bên ngoài,
Xa lạ với chính mình.

Ta nay đi một mình,
Nơi nơi đều gặp nó.(Pháp, chân lý, tất cả Pháp đều là Phật Pháp)
Nó giờ chính là ta,
Ta giờ không phải nó.
Thấu hiểu được việc đó,
Mới khế hợp chân như. (cái thấy NHẤT NGUYÊN)
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,111
Điểm tương tác
1,066
Điểm
113
Dòng chảy...3/. Giáo Lý Huyễn Tánh.

Huyễn Tánh là Tánh Huyễn Hư của các pháp.

Các Pháp có thể chia làm 2 loại: 1. Hữu Vi 2. Vô Vi

Thế nào là "Pháp Hữu Vi" ?

- Pháp hữu vi là pháp do nhân duyên hòa hợp vọng sanh, do nhân duyên sanh nên do nhân duyên diệt. Pháp do nhân duyên mới có nên là vô ngã, vì vô ngã nên vô thường, vì vô thường nên khổ, vì khổ nên bất tịnh (không ưng ý)

- Pháp Hữu Vi là những pháp do các duyên giả hợp mà có ra. Như cái nhà, chiếc xe, cây cối, con người, cầm thú v.v....

- Tất cả Pháp Hữu Vi đều do duyên hợp mà sanh nên chúng không thể độc lập mà trụ, sẽ theo duyên mà dị và hết duyên thì diệt.

- Hữu vi tiếng (有爲) Phạm: Saôskfta. Pàli:Saíkhata. Cũng gọi Hữu vi pháp. Pháp do tạo tác mà có. Chỉ chung cho các hiện tượng do nhân duyên hòa hợp mà được tạo ra. Cũng tức là tất cả hiện tượng trong quan hệ hỗ tương, sinh diệt biến hóa, lấy 4 tướng hữu vi sinh, trụ, dị, diệt làm đặc trưng. Ngược lại, pháp nào vĩnh viễn bất biến và tồn tại tuyệt đối thì gọi là Vô vi pháp.

- Pháp Hữu Vi theo duyên mà sanh, trụ, dị, diệt (thành, trụ, hoại, không), nên gọi là KHÔNG CÓ TỰ TÁNH. Chúng vô thường, biến ão không bền chắc.

Kinh Kim Cang Bát nhã dạy:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
(hết trích)

- Theo Câu xá luận quang kí quyển 5, thì nhân duyên tạo tác gọi là Vi , còn các pháp sắc, tâm từ nhân duyên, có sự tạo tác của nhân duyên, cho nên gọi là Hữu vi, do đó, Hữu vi cũng là tên khác của pháp duyên khởi.


Theo Tự điển Phật học online:

* Pháp hữu vi có thể chia ra 3 loại gọi là Tam hữu vi, đó là: Sắc pháp (vật chất), Tâm pháp (tâm) và Phi sắc phi tâm pháp (pháp bất tương ứng).

* Pháp hữu vi là pháp vô thường, chuyển biến, đổi dời trong từng sát na, vì thế cũng gọi là Hữu vi chuyển biến. Sinh, trụ, dị, diệt (Tứ tướng hữu vi) là đặc trưng căn bản của các pháp hữu vi, cũng có thuyết hợp 2 tướng trụ, dị làm một mà lập Tam tướng hữu vi.

* Tất cả các pháp hữu vi cuối cùng sẽ bị lìa bỏ mà đến Niết bàn, cho nên gọi là Hữu li. 4. Hữu sự: Sự là nhân, nghĩa là các pháp hữu vi đều từ nhân mà sinh ra, cho nên gọi là Hữu sự. Lại nữa, pháp hữu vi phải nhờ quan hệ nhân quả mới thành lập được, như vậy, phàm là pháp hữu vi thì nhất định sẽ sinh ra quả, cho nên Hữu vi cũng được gọi là Hữu quả. Ngoài ra, Hữu vi còn có tên khác là Hữu sát na vì nó có tính chất sinh diệt đổi dời trong từng sát na. (hết trích)

Pháp Hữu Vi là Như Huyễn.- Nhưng không phải là Không có, mà là Huyễn Có.

Đây là ý nghĩa HUYỄN TÁNH.

Tóm lại: Hữu Vi Pháp là Pháp do nhân duyên sanh, là HIỆN TƯỢNG của Chân Như Tâm. Tánh chất của Pháp Hữu Vi là: Có Sanh- có diệt. có Cấu- có Tịnh. có Tăng- có Giảm. có Đến- có Đi (Vô thường, khổ, bất tịnh).

+ Hữu vi cũng là tên khác của pháp duyên khởi.

+ Chúng sanh trú chấp Hữu Vi Pháp, sống bằng Hữu Vi Pháp, bị Hữu Vi Pháp chi phối.- Nên phải chịu sanh tử luận hồi ưu bi khổ não.

+ Tất cả các pháp hữu vi là Huyễn Pháp.

* Thế còn Vô Vi Pháp ?
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật dạy:

Tánh hữu vi vốn không,.
Duyên sanh nên như huyễn.
Vô vi không sanh diệt,.
Chẳng thật như hoa đốm,
(hết trích)

+ Như vậy. Đức Phật dạy: Pháp Vô Vi cũng là Không Thật. Nghĩa là cũng Huyễn Pháp mà thôi !

Huyễn Tánh là giáo Lý Phật dạy ở các kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa...

NGÃ- VÔ NGÃ- CHƠN NGÃ- TRUNG ẤM Qa11110


TẤT CẢ PHÁP NHƯ HUYỄN.- ĐÓ LÀ HUYỄN TÁNH. HUYỄN LÀ VÔ NGÃ.

 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,111
Điểm tương tác
1,066
Điểm
113
Dòng chảy...4/. Giáo Lý Chơn Như Tánh.

Vũ trụ gồm có 2 phương diện:

1. phương diện vĩnh cửu, bất biến, hay là CHÂN NHƯ MÔN (tuyệt đối giới, bình đẳng giới).- Ví như nước biển là Bản Thể.

2. phương diện biến thiên sinh diệt, hay là SINH DIỆT MÔN (tương đối giới, sai biệt giới). Ví như duyên gió mà sanh ra sóng, mòi bong bóng bọt...

* Muốn quán Chơn Như, trước nên nương vào Pháp Quán Không (của Bát Nhã).
Ở Bát Nhã Không Tông.- Pháp Không có 3 tầng bậc sâu cạn khác nhau:

1. Sắc Không Đối Đải.
2. Sắc Không Bất Dị.
3. Sắc Không Tuyệt Đãi.

1. Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên. Người tà kiến chấp Không, chỉ ngang nơi đây mà khởi chấp

2. Sắc Không Bất Dị.- Là đối với người tu Quán Tánh không, thấy được Sắc và Không chẳng khác nhau. Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không.- Do bản chất chỉ có tụ - tán chớ không có Thật pháp,thực Tướng là Không. Nên Sắc chẳng khác Không ( Bất Dị) Sắc tức là Không.

3. Sắc Không Tuyệt Đãi. Là Tự Tánh Không, là Chơn Không, là Bất Nhị Pháp, là Nhất tướng, là Vô tướng, là Niết Bàn Tướng... nơi đây bặt ngôn ngữ bặc suy lường . Không phải do suy luận mà thấy Không.- Đây là chỗ Tuyệt Đối Không, là Chân Như.

Kính các Bạn. Ở đây chúng ta nương vào cái "Không Tuyệt Đãi" để quán Chơn Như Tánh.

"Nguồn Tào khê nước chảy từ nguồn. Pháp đốn tiệm sáng soi kim cổ". Thật vậy.- Bắt nguồn từ cội Bồ Đề. Đức Phật dạy Ý duyên Tánh.- các Pháp do Duyên Sanh.- Vì Duyên Sanh nên các Pháp Vô Ngã.- Do Vô Ngã nên các Pháp Không có Tự Tánh.- Dẫn đến "Không có Tự Tánh" tức là TÁNH KHÔNG.

+ Cái "Không Tánh" này không ở bình diện Hiện Tượng Ý thức.- Mà là Bản Thể.- Nói cách khác "Không Tánh" là Cái KHÔNG TUYỆT ĐỐI, là "Chơn Không diệu hữu".- Là nền tảng để các pháp an trụ.

* Cái KHÔNG TUYỆT ĐỐI, cái "Chơn Không diệu hữu".- Là CHƠN NHƯ TÁNH.
(Tánh Chơn Như nó như vậy)

* Luận Hiển dương Thánh giáo có bài kệ:

tánh chơn như bất biến, như thủy hải thanh trừng.
bất biến tùy duyên hiện, tùy duyên hải thượng âu.
Minh tâm, minh liễu âu bào thượng, kiến tánh thâm tri thủy diện trừng.

* Tánh chơn như là bản chất chân thật, nguyên sơ và thanh tịnh của tâm hồn. Nó không bị sinh ra, không bị diệt đi, không bị ô nhiễm và không cần phải thanh tịnh thêm. Tánh chơn như luôn hiện diện, bất biến và hoàn toàn thanh tịnh. Nó là cái gốc rễ, là bản thể của tất cả mọi hiện tượng tâm lý và tinh thần.

Tổ Mã Minh diễn tả Chơn Như :

"Chính là thể nhất pháp giới đại tổng tướng pháp môn. Đó là tâm tánh chẳng sanh chẳng diệt. Tất cả pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai biệt. Nếu lìa vọng niệm thì không có tướng tất cả cảnh giới. Cho nên, tất cả pháp từ xưa đến nay lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng, không có biến khác, chẳng thể phá hoại, chỉ là nhất tâm, nên gọi là chân như." (hết trích)

Theo GN
Có điều Chân Như duyên khởi hay Chân Không Diệu Hữu phải được thực hành để thể nghiệm. Nếu không, nó chỉ là một thứ triết học tư biện bàn luận suông thay vì là một ngón tay chỉ mặt trăng, một dấu hiệu chỉ đường nhằm đạt đến thực tại tối hậu. Nếu chỉ là một loại triết học, nghĩa là dựa trên và làm việc với những khái niệm, thì với Phật giáo, nó không tránh khỏi rơi vào hý luận, rơi vào vòng lẩn quẩn của ý thức hữu hạn và sinh diệt. Kinh Lăng Già nói: “Cái sinh diệt kia là thức, cái chẳng sinh diệt là trí. Cái bị các tướng ràng buộc ngăn ngại là thức. Cái không bị ràng buộc ngăn ngại là trí… Đại Huệ! Ta nói rằng thức vọng tưởng diệt thì gọi là Niết bàn” (Niết bàn là một tên gọi khác của Chân Như).(Nguyễn Thế Đăng)

Nhất pháp giới là toàn tánh của vũ trụ. Ở nơi Nhất pháp giới này, có thể phân ra tổng tướng (thể) và biệt tướng (muôn pháp sai khác). Tâm Chân như là "tổng tướng" (tướng chung) của tất cả pháp; thể tánh nó bình đẳng, song cũng tóm thâu tất cả tướng, nên gọi là "đại".

Tóm lại: Chơn Như Tánh có thể mường tượng là Chơn Ngã. Mường tượng Vô Ngã.- Nhưng chấp nó là NGÃ là Vô Ngã...thì lập tức " Mất NHƯ.

CHƠN TÁNH của NGÃ & PHÁP Uc_jfi10

ÔI ! "Ngôn ngữ trần gian là túi rách. Chứa sao đầy Chân Nghĩa của Như Lai"... Phải khéo Đọc giữa 2 hàng Chữ...
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,111
Điểm tương tác
1,066
Điểm
113
Bài 16.-Dòng chảy...5/. Tâm Tánh.

* Chúng sanh có 2 phần Sắc và Tâm.- Sắc là xác thân. Tâm là 4 uẩn: Thọ, tưởng, hành, thức.- Chúng sanh chấp 5 Uẩn làm Ngã.- Thực ra trong đó không có Ngã.

* Tâm Theo Duy Thức Học.
Duy Thức học chia tâm ra thành Tâm vương và Tâm sở,

Tâm vương gồm có 8 thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, Mạt-na thức, A-lại-da thức.

Theo Duy Thức, tâm được gọi là thức (vijnana) khi nó còn ô nhiễm, chấp ngã, chấp pháp. Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh, vô ngã thì được gọi là trí (jnana).

* Tâm Theo Thiền Tông.
Thiền tông chủ trương “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.

NGÃ & VÔ NGÃ - SIÊU NGÃ Quzen_11


Ngộ được tâm, thấy được tánh là mục tiêu chính của Thiền tông. Nhưng nếu hỏi tâm là gì thì Thiền tông không nói thẳng mà dùng rất nhiều danh từ để ám chỉ nó như: bổn lai diện mục, ông chủ, tánh giác, bổn tánh, chân tâm, chân ngã, chân không, pháp thân, chân như, v.v... Ở đây chúng ta sẽ bàn về vài danh từ có liên quan đến kinh điển.
Tâm và tánh

Tâm và tánh là hai thứ khác nhau. Khi nói đến tánh thì phải nói cho đủ là tánh của cái gì . Thí dụ như tánh của tôi hay sân, tánh của anh hay tham, tánh của đất là cứng, tánh của nước là ướt, tánh của gió là di động, tánh của lửa là nóng, tánh của hư không là trống rỗng không ngăn ngại, tánh của thức là biết phân biệt, tánh của muối là mặn, tánh của đường là ngọt, tánh của dấm là chua, tánh của ớt là cay, v.v...

Khi nói đến tâm tánh, tức là tánh của tâm, tâm là chính, tánh là phụ. Tâm có thể ví như ông A, còn tánh ví như tánh tình của ông A. Khi nói ông A thế này, thế nọ, vui tánh hay hung dữ đó là nói về ông A nhưng cùng lúc cũng nói về tánh của ông A. Bởi thế tâm tánh luôn đi đôi, nói đến tâm tức bao hàm luôn tánh của nó, nói đến tánh thì đó là tánh của tâm, cho nên đôi lúc người ta dùng lẫn lộn cả hai danh từ này, giống như tâm và tánh là một. Nhưng tâm có nhiều tánh: tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh ưa, tánh ghét, tánh ghen, tánh kiêu mạn, tánh nghi, tánh xấu hổ, tánh lười, tánh nịnh, tánh ích kỷ, tánh nhút nhát, tánh mắc cở, tánh sợ ma, v.v... Vậy khi nói chỉ thẳng tâm để thấy tánh là thấy tánh nào? Thấy tánh tham có thành Phật được không? Thấy tánh sân có thành Phật được không? Ai cũng thấy những tánh đó nơi mình và người khác, vậy có ai thành Phật không? Nếu không thì phải thấy tánh nào?

Thực ra. Các Tánh nói trên là "Vọng" do vô minh tác động mà thấy có.

Thiền tông chủ trương nói về tâm, nhưng thật ra chú trọng về tánh của tâm. Tánh này không phải là những tánh tốt, xấu bình thường của con người mà là một loại tánh đặc biệt, danh từ chuyên môn là "Tánh giác", "bổn tánh". Thấy được và trở về sống với tánh giác chính là ý nghĩa kiến tánh của Thiền tông.

* Tánh giác

Tánh giác là một danh từ trong kinh Lăng Nghiêm, khi ngài Phú Lâu Na hỏi “tất cả các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới, v.v... đều là tính thanh tịnh bản nhiên Như lai tạng, thì sao bỗng nhiên lại sinh ra các tướng hữu vi như núi, sông, đất liền, v.v...?” Đức Phật trả lời: “tánh giác là diệu minh, bản giác là minh diệu”. Tánh giác có nghĩa đơn giản là tánh biết, nhưng tánh biết này không phải là cái biết thường tình thế gian như biết phải biết trái, biết yêu biết giận, biết buôn bán làm ăn, v.v... Tánh biết ở đây là tánh giác, là diệu minh. Diệu là năng duyên khởi ra sự vật, minh là nhận biết các sự vật. Tính chất nhận thức của Tánh biết này là hiện lượng (pramana), biết một cách trực tiếp, vô tư, không có vọng tưởng phân biệt, ưa ghét, thủ xả.

Tánh giác là tánh căn bản, thường hằng của tâm, còn được gọi là Phật tánh. Tánh giác này tỏa ra sáu giác quan thành nhiều tánh khác như tánh thấy, tánh nghe, tánh biết, tánh ngửi, tánh nếm. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật khai thị tánh thấy cho ngài A-Nan, rồi sau nhờ Bồ tát Văn Thù lựa một phương pháp cho ngài A-Nan tu tập, đó là quán tánh nghe (nhĩ căn viên thông) của Quán thế Âm Bồ tát, để trở về chân tâm. (trích bài viết của HT. Thích Trí Siêu).

* Ngoài cái Tánh giác nói trên.- Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật còn dạy Tánh Bản Nhiên Thanh Tịnh. của Tâm.


  • Thanh Tịnh ý là Bản Tánh Tâm vốn không tham, không sân, không si, không phiền não nhiễm ô v.v...
  • Bản Nhiên ý là vốn nó tự nhiên như thế, không do nhân duyên mà có biến đổi.

* Tánh Bản Nhiên Thanh Tịnh. của Tâm.-

Là Tánh sẳn có. Nhưng do trần cảnh che mờ mà có ra tham, sân, si.- Thật ra Bản Tánh của Tâm là vô tham, vô sân, vô si.- Đây là phần Chân Tịnh của Tâm.- Bản nhiên thanh tịnh là thế.

Tóm lại:

* Ở bài này: Tâm Tánh là Chỉ cho TÁNH GIÁC và TÁNH THANH TỊNH BẢN NHIÊN.

  • Tánh Giác là Tánh sau khi đã sạch không còn Ngã Chấp.- Nghĩa là Vô Ngã.
  • Tánh Bản Nhiên Thanh Tịnh của Tâm. - Là Chân Tịnh không có gợn chúc Ngã và Ngã sở nào cả.- Nghĩa là Vô Ngã.
  • Tâm Bản Nhiên Thanh Tịnh là Vô Tâm.
(và sẽ nói rõ thêm ở phần Phật Tánh và Pháp Tánh)
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,111
Điểm tương tác
1,066
Điểm
113
* Phật Tánh vi diệu khó biết.

(K. NB phẩm Như Lai Tánh)

Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh ấy rất sâu như vậy, khó biết khó thấy, chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác đến được. Người trí phải quan sát như vậy để rõ biết Phật tánh.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : :” Phật tánh vi-tế khó thấy như vậy, thế sao nhục nhãn mà có thể thấy được.”

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Như trời Phi-tưởng Phi-Phi- tưởng kia, cũng chẳng phải hàng nhị thừa biết được, chỉ tin theo khế-kinh mà biết.

Nầy Thiện-nam-tử ! Hàng Thanh-Văn Duyên Giác tin thuận theo kinh Đại- Niết- Bàn nầy tự biết thân mình có Phật tánh.

Nầy Thiện-nam-tử ! Vì thế nên phải tinh tấn tu tập kinh Đại-Niết-Bàn. Phật tánh đó chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác đến được.”
(Hết trích)

phẩm 23.- Sư tử hống.Kinh văn:

Ví như có Quốc Vương bảo một đại thần dắt một con voi đem chỉ cho người mù. Đại thần được lịnh Quốc Vương liền họp bọn người mù đến bên con voi. Lúc đó bọn người mù đều lấy tay rờ voi. Đại thần trở về tâu với Quốc Vương đã đem voi chỉ cho bọn người mù rồi. Quốc Vương liền kêu bọn người mù đến hỏi riêng từng người. Con voi hình dạng như thế nào? Trong bọn người mù kia, kẻ rờ ngà bèn nói voi hình như củ cải ; kẻ rờ tai nói rằng voi giống như cái ki ; kẻ rờ đầu nói rằng voi giống như khối đá, kẻ rờ vòi nói rằng voi giống như cái chày ; kẻ rờ chân nói rằng voi giống như cái cối gỗ ; kẻ rờ lưng nói rằng voi như cái giường ; kẻ rờ bụng nói rằng voi như cái lu ; kẻ rờ đuôi nói voi như sợi dây.

voi1.webp


Nầy Thiện Nam Tử! Bọn người mù kia chẳng nói trúng thân hình của voi, nhưng cũng chẳng phải là chẳng nói, các hình tướng đó đều chẳng phải hình voi, nhưng rời ngoài những hình nầy lại không có voi.

Nầy Thiện Nam Tử! Quốc Vương là dụ cho Như Lai đấng chánh biến tri vậy. Đại thần dụ cho kinh Đại Thừa Đại Niết bàn. Voi dụ cho Phật tánh. Bọn mù dụ cho tất cả chúng sanh vô minh.(hết trích)

Kính các Bạn.- Chúng ta chưa phải bậc Chứng Thánh. Bàn về Phật Tánh, về Siêu Ngã... thì ví như mù sờ voi mà thôi. Đừng nên cho rằng sở tri sở kiến của mình là hoàn chỉnh.

Vẫn nên học.. học nữa... học mãi...
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,111
Điểm tương tác
1,066
Điểm
113
* Thật nghĩa Chơn Ngã (ở kinh Niết Bàn)

Phật dạy:

Nầy Thiện Nam Tử! Như Lai thường trụ thời gọi là ngã. Pháp thân của Như Lai là vô biên vô ngại, là chẳng sanh chẳng diệt, được đủ tám tự tại nên gọi là ngã.

Thiệt ra chúng sanh không có ngã như vậy, chỉ vì quyết định sẽ được rốt ráo đệ nhứt nghĩa không, nên gọi là Phật tánh.(trích phẩm 23.- Sư tử hống)

Như vậy.- Gọi là Chơn Ngã thực ra chỉ là danh tự. Thực chất là:"Kiến chấp của chúng sanh cũng có hai: Một, thường kiến. Hai, đoạn kiến. Hai thứ kiến chấp như vậy không gọi là trung đạo. Không thường, không đoạn mới gọi là trung đạo. Muốn thấy lý trung đạo phải sử dụng quán trí, quán mười hai nhơn duyên để nhận thức sự vận hành liên tục của hoặc, nghiệp, khổ…Nhận thức đúng đắn chơn lý, gọi đó là Phật tánh.( Phẩm 23. Sư Tử Hống Bồ Tát.).

- Như vậy. Đức Phật xác định Y Duyên Tánh Vô Ngã.- Là nền tảng căn bản để nhận thức Phật Tánh (Mà không hề bác bỏ giáo lý Vô Ngã).

* "Phật tánh" chỉ là ngôn từ chỉ tánh trong sáng, tánh thanh tịnh, tánh an lạc không có lẫn lộn tánh hắc ám, vô minh đau khổ".
+ Phật Tánh là phần Chân Tịnh của Tâm, là Chơn Như Tâm.- Mà Chơn Như là hoàn toàn ly Ngã Tướng.- Nên người quan niệm rằng: "Phật Tánh là Chơn Ngã" được định nghĩa là "thực thể, tự hữu" là cái "cá nhân" chân thật.- là sai lệch. Vì:


  • "Tự Hữu" nghĩa là Tự Có.- Pháp Có là phải sanh, lão, tử, là Vô Thường (ngược với Phật Tánh là Thường)
  • Còn cái gọi là "cá nhân" chính là Vô Minh chấp Ngã.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,111
Điểm tương tác
1,066
Điểm
113
Bài 19.- Phật Tánh.

Hữu Vi Pháp.- không tự tánh,
Vô Vi Pháp.- không tự tánh.
Phật Tánh.- không tự tánh.
Niết Bàn .-không tự tánh.
(HT.Thích Từ Thông)

Vì sao thế ? Vì nếu Phật Tánh CÓ TỰ TÁNH,thì Phật Tánh là PHÁP CÓ rồi.- Tất cả Pháp Có, thì là Vô Thường, khổ...

Hơn nữa, nếu Phật Tánh là có (hữu), thì cái Phật Tánh này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có. Vì sao ? Vì chúng hiện hữu có được là nhờ vào các duyên mà thành. Do đó, tất cả mọi pháp đang hiện hữu giữa chúng ta không có bất cứ một pháp nào gọi là hữu vi cả, cho dù là pháp thường mà giả gọi là vô vi dùng lý để tìm hiểu nó. Pháp vô thường còn không có, huống chi là pháp thường không thể thấy, không thể đạt được. Cho nên Phật Tánh là pháp "Không Tuyệt đải" (chẳng phải Không đối đãi).

* Thưa Các Bạn.Khi đến chỗ thâm diệu cao tột của chân lý,thì mọi ngữ ngôn,mọi tư duy hữu ngã đều không thể đến được.- Niết Bàn & Phật Tánh.- không thể tư duy là CÓ HAY KHÔNG,CŨNG CÓ CŨNG KHÔNG,CHẲNG PHẢI CÓ CHẲNG PHẢI KHÔNG.TỨC LÀ XA LÌA MỌI Ý NIỆM CHẤP TRƯỚC CỦA VỌNG THỨC PHÂN BIỆT. XA LÌA MỌI HÝ LUẬN,SUY NGHĨ SUY LƯỜNG,VÀ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN.- VÌ NIẾT BÀN & PHẬT TÁNH LÀ NHƯ,LÀ CÁI "KHÔNG TUYỆT ĐÃI" .- ĐÓ LÀ NGHĨA CHƠN NHƯ VÔ VI..

* Phật Tánh - Pháp Tánh:

Là tánh "Thanh tịnh bản nhiên" của Tâm & của vạn pháp. Tánh ấy thường NHƯ, "Như" là không thể nghĩ bàn, nhưng kinh khái quát có các đặc tính như sau:

1/. Bất sanh: Là các pháp do duyên sanh, nhưng duyên không có tự tánh, nên duyên mà "không duyên", nghĩa là không thực có các duyên để sanh các pháp, thật tế các pháp là "Bất sanh".

2/. Bất diệt: Vì không sanh nên đâu có để diệt.

3/. Bất Cấu: Là không có trần cấu, uế trược. Do có sanh. lão, bệnh, tử khổ nên gọi là Cấu uế, nhưng không sanh, thì không có lão, bệnh, tử vì vậy nên không có cấu uế.

4/. Bất Tịnh: Vì vốn không có cấu uế, nên cũng không phân biệt gì là Tịnh.- Đó là Bất tịnh (chẳng có Tịnh).

5/. Bất Tăng: Nghĩa là không thêm (tăng thượng). Vì các pháp xưa nay nó vốn là như vậy: chẳng sanh, chẳng diệt v.v..., nó vốn là NHƯ vậy, nên chẳng có gì Tăng.

6/. Bất Giảm: Vì nó vốn là NHƯ vậy, nên chẳng có gì Giảm.

7/. Bất Đoạn: Chẳng phải đoạn kiến (chết là hết) vì không có sanh, thì đâu có chết để hết.

8/. Bất thường: Cũng chẳng phải thường còn vĩnh viễn: Vì vốn không sanh, thì lấy cái gì để thường còn.

9/. Bất khứ, bất lai: Không đến, không đi vì bản chất các pháp vốn thường hằng khắp cả chỗ, nên không đến, không đi.

10/. Bất Nhất- Bất dị: Không phải một cũng chẳng phải khác. Vì các pháp là Bất Nhị là NHƯ.

k. Niết Bàn nói:
“Phật tánh tức là Pháp thân Như Lai. Thân Như Lai là thân thường trụ, bất sanh bất diệt, là thân kim cương vĩnh viễn bất hoại, đây tức là Pháp thân” (chương thân Kim Cương).


  • PHÁP TÁNH là TÁNH RỐT RÁO THANH TỊNH (CHƠN KHÔNG) của các Pháp.
  • PHẬT TÁNH là TÁNH RỐT RÁO THANH TỊNH (CHƠN KHÔNG) của TÂM.

Phật Tánh và Pháp Tánh vốn không hai.

Luận Hiển Dương chánh Giác nói:

" Phật Tánh tại hữu tình,
Pháp Tánh tại vô tri.
Phật- Pháp bổn lai vô nhị tánh,
Nhất hỏa năng thiêu bách vạn sài."

Nghĩa là vốn cùng là Chơn như, nhưng tác động vào hữu tình thì gọi là Phật Tánh, Ở vô tình thì là Pháp Tánh đó. Giống như chỉ là một thứ lửa mà có thể đốt tất cả các loại củi vậy.
NGÃ & VÔ NGÃ - SIÊU NGÃ - Page 2 Lya_jf10

Tóm lại:

* Phật Tánh đủ cả 4 Đức: Chơn THƯỜNG - Chơn LẠC- Chơn NGÃ- Chơn TỊNH.- Chính là Đại Niết Bàn.

* Phật tánh "rời" tất cả tướng "là" tất cả pháp. Phật tánh không ở trong, không ở ngoài cũng không ở trung gian; vô sở tại, vô sở bất tại !

* Phật Tánh chính là Chân Như Tâm, là Đại Niết Bàn, là Như Lai.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top