Xin hãy đừng hý luận

Bkav

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 11 2017
Bài viết
13
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Rồi đức Phật nắm một nắm lá trong tay, đưa lên rồi hỏi:

- Các thầy thấy nắm lá trong tay của Như Lai nhiều, hay lá trong rừng nhiều?

- Lá trong rừng nhiều hơn, bạch đức Thế Tôn!

- Ừ, đúng vậy! Nắm lá trong tay Như Lai thật là ít ỏi so với lá ở trong rừng. Cũng vậy, nhiều như lá ở trong rừng là thấy biết của Như Lai, là sở học, sở tri, sở chứng, sở ngộ của Như Lai - nói chung là của chư Chánh Đẳng Giác - đã tích lũy được qua hằng hà sa số kiếp, qua vô lượng vô biên ba-la-mật.

Tuy nhiên, nắm lá trên tay ít, nhưng vừa đủ, vừa đủ để trao truyền cho các thầy những tinh yếu, những nguyên lý để các thầy lên đường, để mà tu tập, để mà diệt tận khổ đau. Giáo pháp của Như Lai là giáo pháp diệt khổ, thoát khổ chứ không phải để mà giải thích về vũ trụ, các ngân hà, thiên hà.

Như Lai còn biết nữa rằng, vào thời mà giáo pháp suy đồi, chư tỳ-khưu không còn tu tập giải thoát, thiền định hay giới luật được nữa - chúng sẽ biến giáo pháp của Như Lai thành một mớ triết lý, triết luận - nghe thì có vẻ hay ho, cao siêu nhưng mà rỗng không, phù phiếm.

Là cái trò chơi văn, giỡn chữ ồn ào, huyên náo ở chợ búa, ở quán nước và ngay cả tại các giảng đường, tu viện, học viện! Một bọn khác - cũng không còn tu học chính đính, hành trì giới luật nghiêm túc được nữa - bèn chứng tỏ kiến văn, sở học của mình - muốn giải thích cả số lá vô lượng, vô khả lượng trong rừng cây kia.

Chúng muốn vượt qua cả Như Lai! Những điều Như Lai im lặng, không nói vì thấy vô ích, vô bổ, phù phiếm - thì chúng lại huyên thuyên giảng nói, không biết đâu trúng, đâu trật; chẳng biết đâu là sở tri hữu dụng và đâu là kiến tri chỉ để lòe đời, bịp đời! Chúng họp bè, kết phái, lập tông... để tự giương danh mình, giải thích giáo pháp của Như Lai bằng cái kiến văn đựng trong cái vỏ ốc, vỏ hến ngu si, tối tăm nhưng đầy kiêu căng và khoa đại của chúng!

Có bọn - thì thấy giác ngộ, giải thoát, giới luật khó quá - nên trở lại với bà-la-môn giáo thời sa đọa là luyện chú, luyện bùa, đọc mật chú, thần chú để chữa bệnh kiếm tiền, để giúp việc mua may bán đắt, thăng quan tấn chức, lắm vợ nhiều con, được danh đoạt lợi. Chúng còn lấy cái bí bí, mất mật ấy... để dẫn dắt mọi người đến nơi giác ngộ, giải thoát!

Cho đến, chúng còn có khả năng siêu nhiên là dẫn dắt thần thức người chết (phàm phu, chưa tu tập) đến các cảnh trời và cả Niết-bàn nữa! Có bọn - chứng tỏ ứng hợp với thời đại, đã lấy kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, sinh học, lý học, vũ trụ học, thiên văn học, địa lý học, số học, toán học, cả triết, cả thơ và cả văn để giải thích giáo pháp của Như Lai!

Bọn chúng nói chỉ để mà nói, mà khoe mẻ ta đây là học giả, là bác học nhưng năm giới cũng không giữ được, thậm chí, một giới cũng không giữ được - nói gì đến định, đến tuệ, đến tuệ giải thoát!

Này các thầy tỳ-khưu! Hãy tịnh định nơi hơi thở, an trú nơi hơi thở - hãy nghe cảm giác nói gì, tri giác nói gì, tâm hành nói gì, thức tri nói gì? Khổ ở đó, lạc ở đó mà giác ngộ giải thoát cũng ở đó. Đừng tìm hiểu Niết-bàn qua ngôn ngữ, qua ý niệm, qua thức tri. Không tới đâu. Cũng đừng định nghĩa nó. Đừng định nghĩa Niết-bàn. Đừng định nghĩa siêu thế. Đừng xác lập nó ở trong hay ở ngoài trái đất.

Chỉ khi nào tham sân si, phiền não hoàn toàn vắng lặng, không còn thiêu đốt nội tâm nữa, thì lúc ấy, tuệ tri, minh tri hiện ra; giác ngộ, giải thoát được thấy rõ, ngay tại đây, bây giờ; ngay tại cái thân dài một trượng này cùng với cảm giác và tri giác - là thấy rõ Niết-bàn - chớ không ở một nơi nào khác, một chỗ nào khác! Niết-bàn ấy chẳng phải “tại” mà cũng chẳng phải “siêu”! Chẳng bờ bên này, chẳng bờ bên kia! Tất thảy chúng: Bất lập!

Hãy lắng nghe với tâm trí rỗng rang, vô ngã và vắng lặng! Hãy như vậy mà thọ trì - này các thầy tỳ-khưu!

Bài pháp thuyết xong thì trời đã tối. Đức Phật vào nghỉ trong liêu thất của tỳ-khưu Subhūti. Đêm đó, rất đông tỳ-khưu thức ngủ, đàm đạo về giáo pháp cho đến gần sáng; sau đó có vị kinh hành, vị tọa thiền, vị nằm nghỉ nghiêng lưng hướng đầu về phía đức Phật.

Đêm ấy quả thật là một đêm đậm đà hương vị giáo pháp; và, núi rừng, trăng sao như đồng tỉnh thức trong ánh huy hoàng của đạo giải thoát.

(Trích MCĐ-MVNN)

http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?810623-Tịnh-Độ&p=1604013#post1604013
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Xin mời bạn chia xẻ cái bạn Giác Ngộ?????

Rồi đức Phật nắm một nắm lá trong tay, đưa lên rồi hỏi:

- Các thầy thấy nắm lá trong tay của Như Lai nhiều, hay lá trong rừng nhiều?

- Lá trong rừng nhiều hơn, bạch đức Thế Tôn!

- Ừ, đúng vậy! Nắm lá trong tay Như Lai thật là ít ỏi so với lá ở trong rừng. Cũng vậy, nhiều như lá ở trong rừng là thấy biết của Như Lai, là sở học, sở tri, sở chứng, sở ngộ của Như Lai - nói chung là của chư Chánh Đẳng Giác - đã tích lũy được qua hằng hà sa số kiếp, qua vô lượng vô biên ba-la-mật.

Tuy nhiên, nắm lá trên tay ít, nhưng vừa đủ, vừa đủ để trao truyền cho các thầy những tinh yếu, những nguyên lý để các thầy lên đường, để mà tu tập, để mà diệt tận khổ đau. Giáo pháp của Như Lai là giáo pháp diệt khổ, thoát khổ chứ không phải để mà giải thích về vũ trụ, các ngân hà, thiên hà.

Như Lai còn biết nữa rằng, vào thời mà giáo pháp suy đồi, chư tỳ-khưu không còn tu tập giải thoát, thiền định hay giới luật được nữa - chúng sẽ biến giáo pháp của Như Lai thành một mớ triết lý, triết luận - nghe thì có vẻ hay ho, cao siêu nhưng mà rỗng không, phù phiếm.

Là cái trò chơi văn, giỡn chữ ồn ào, huyên náo ở chợ búa, ở quán nước và ngay cả tại các giảng đường, tu viện, học viện! Một bọn khác - cũng không còn tu học chính đính, hành trì giới luật nghiêm túc được nữa - bèn chứng tỏ kiến văn, sở học của mình - muốn giải thích cả số lá vô lượng, vô khả lượng trong rừng cây kia.

Chúng muốn vượt qua cả Như Lai! Những điều Như Lai im lặng, không nói vì thấy vô ích, vô bổ, phù phiếm - thì chúng lại huyên thuyên giảng nói, không biết đâu trúng, đâu trật; chẳng biết đâu là sở tri hữu dụng và đâu là kiến tri chỉ để lòe đời, bịp đời! Chúng họp bè, kết phái, lập tông... để tự giương danh mình, giải thích giáo pháp của Như Lai bằng cái kiến văn đựng trong cái vỏ ốc, vỏ hến ngu si, tối tăm nhưng đầy kiêu căng và khoa đại của chúng!

Có bọn - thì thấy giác ngộ, giải thoát, giới luật khó quá - nên trở lại với bà-la-môn giáo thời sa đọa là luyện chú, luyện bùa, đọc mật chú, thần chú để chữa bệnh kiếm tiền, để giúp việc mua may bán đắt, thăng quan tấn chức, lắm vợ nhiều con, được danh đoạt lợi. Chúng còn lấy cái bí bí, mất mật ấy... để dẫn dắt mọi người đến nơi giác ngộ, giải thoát!

Cho đến, chúng còn có khả năng siêu nhiên là dẫn dắt thần thức người chết (phàm phu, chưa tu tập) đến các cảnh trời và cả Niết-bàn nữa! Có bọn - chứng tỏ ứng hợp với thời đại, đã lấy kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, sinh học, lý học, vũ trụ học, thiên văn học, địa lý học, số học, toán học, cả triết, cả thơ và cả văn để giải thích giáo pháp của Như Lai!

Bọn chúng nói chỉ để mà nói, mà khoe mẻ ta đây là học giả, là bác học nhưng năm giới cũng không giữ được, thậm chí, một giới cũng không giữ được - nói gì đến định, đến tuệ, đến tuệ giải thoát!

Này các thầy tỳ-khưu! Hãy tịnh định nơi hơi thở, an trú nơi hơi thở - hãy nghe cảm giác nói gì, tri giác nói gì, tâm hành nói gì, thức tri nói gì? Khổ ở đó, lạc ở đó mà giác ngộ giải thoát cũng ở đó. Đừng tìm hiểu Niết-bàn qua ngôn ngữ, qua ý niệm, qua thức tri. Không tới đâu. Cũng đừng định nghĩa nó. Đừng định nghĩa Niết-bàn. Đừng định nghĩa siêu thế. Đừng xác lập nó ở trong hay ở ngoài trái đất.

Chỉ khi nào tham sân si, phiền não hoàn toàn vắng lặng, không còn thiêu đốt nội tâm nữa, thì lúc ấy, tuệ tri, minh tri hiện ra; giác ngộ, giải thoát được thấy rõ, ngay tại đây, bây giờ; ngay tại cái thân dài một trượng này cùng với cảm giác và tri giác - là thấy rõ Niết-bàn - chớ không ở một nơi nào khác, một chỗ nào khác! Niết-bàn ấy chẳng phải “tại” mà cũng chẳng phải “siêu”! Chẳng bờ bên này, chẳng bờ bên kia! Tất thảy chúng: Bất lập!

Hãy lắng nghe với tâm trí rỗng rang, vô ngã và vắng lặng! Hãy như vậy mà thọ trì - này các thầy tỳ-khưu!

Bài pháp thuyết xong thì trời đã tối. Đức Phật vào nghỉ trong liêu thất của tỳ-khưu Subhūti. Đêm đó, rất đông tỳ-khưu thức ngủ, đàm đạo về giáo pháp cho đến gần sáng; sau đó có vị kinh hành, vị tọa thiền, vị nằm nghỉ nghiêng lưng hướng đầu về phía đức Phật.

Đêm ấy quả thật là một đêm đậm đà hương vị giáo pháp; và, núi rừng, trăng sao như đồng tỉnh thức trong ánh huy hoàng của đạo giải thoát.

(Trích MCĐ-MVNN)

http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?810623-Tịnh-Độ&p=1604013#post1604013

Này bạn hiền.

Bạn cho rằng bạn biết Lý Luận bằng Copy*& Paste lời lẽ của Đức Phật trong kinh sách thì đơn giản là bạn đang Hý Luận.

Chắc bạn không biết Chân lý không ở trong kinh sách Phật Giáo nên lời lẽ của Đức Phật trong kinh sách chỉ là những Phương Tiện chỉ cho bạn, cho mọi người nhận ra chân lý ở bạn, ở mọi người.

Bạn Copy&Paste Phương Tiện ra tự cho mình biết Lý Luận rồi cũng tự cho rằng mọi người đừng Hý Luận Phương Tiện??

Như vậy đơn giản là bạn đang Hý Luận.

Mọi người muốn Lý Luận cái bạn Giác Ngộ được gì từ những phương tiện mà Đức Phật nói trong kinh sách Phật Giáo.

Xin mời bạn chia xẻ cái bạn Giác Ngộ?????

Thành thật cảm ơn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên