Câu hỏi Phật Pháp 3.

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Còn cô nói pháp Đại thừa là pháp độ qua sông sanh tử nên _ gọi là đốn - là vì muốn độ chúng sanh qua sông sanh tử thì phải đợi đến lúc có hỏa tai (thời kỳ mạt pháp, đời vị lai, lúc Phật Pháp diệt...). Cho nên, vào lúc hỏa tai dầu chúng ta có tu học Phật đạo hay không cũng đều được các vị Bồ tát độ qua sông sanh tử. Do đó, pháp Đại thừa gọi là “đốn”, tức là “tu tắc ngang”. Vì chỉ cần chúng ta biết cách nương theo các vị Bồ tát - thì qua được sông sanh tử.

Cám ơn CÔ đã chia sẻ, nhưng có vài điều làm con khó hiểu mong Cô có thể giải thích thêm được ko ạ.

Chẳng hạn như:

1) Muốn độ chúng sanh qua sông sinh tử phải đợi đến hỏa tai hay thời mạt Pháp thì mới độ mà sao không độ trong thời hiện tại ?
2) Nếu như vậy có vô tình làm tất cả chúng sanh ỷ lại sự giúp đỡ của Bồ Tát rồi ko chịu Tu học ko ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Cám ơn CÔ đã chia sẻ, nhưng có vài điều làm con khó hiểu mong Cô có thể giải thích thêm được ko ạ.

Chẳng hạn như:

1) Muốn độ chúng sanh qua sông sinh tử phải đợi đến hỏa tai hay thời mạt Pháp thì mới độ mà sao không độ trong thời hiện tại ?
2) Nếu như vậy có vô tình làm tất cả chúng sanh ỷ lại sự giúp đỡ của Bồ Tát rồi ko chịu Tu học ko ?


Chào bạn Nguyên Chiếu,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Sở dĩ phải đợi đến lúc có hỏa tai hay thời mạt pháp mới độ qua sông sanh tử được - là vì lúc hỏa tai cũng là lúc pháp thế gian “bị mạt” - chứ không phải Phật Pháp “bị mạt”. Và vì địa cầu chúng ta đang ở thuộc về pháp tướng - nên cũng trãi qua bốn thời kỳ : thành, trụ, hoại, diệt. Thời kỳ hỏa tai là lúc các hình tướng nơi bề mặt của quả địa cầu đi vào thời kỳ hoại diệt (mạt). Nhưng chưa phải là lúc hình tướng của quả địa cầu bị diệt. Vì sự hình thành quả địa cầu và cảnh giới bao ngoài quả địa cầu là hai giai đoạn khác nhau. Điều này, đức Phật có giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.


Còn việc phải đợi đến lúc hỏa tai mới có thể độ chúng sanh qua sông sanh tử là do từ những lời đức Phật giảng trong kinh Đại Bát Niết Bàn :

Tài liệu 1 : Như chúng sanh cõi dục, tất cả đều có khí vị sơ thiền, hoặc tu hay chẳng tu, gặp nhơn duyên thời bèn được ; nơi đây nói nhơn duyên chính là cho hỏa tai.

http://thuvienhoasen.org/p16a180/2/22-pham-quang-minh-bien-chieu-cao-quy-duc-vuong-bo-tat-thu-hai-muoi-hai
Thì vì khi được Sơ Thiền là chúng ta đã thoát khỏi cõi Dục. Cho nên, đức Phật đã gián tiếp cho chúng ta biết vào lúc hỏa tai - dầu chúng ta có tu học hay không tu học Phật đạo thì cũng đều thoát được cõi Dục.

Tài liệu 2 : Tất cả chúng sanh đầy đủ ba môn định : Thượng, Trung và Hạ. Thượng là nói Phật tánh, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Trung là tất cả chúng sanh đầy đủ sơ thiền, lúc có nhơn duyên thời có thể tu tập, nếu không nhơn duyên thời chẳng thể tu tập. Nhơn duyên đây có hai thứ : Một là hỏa tai, hai là phá kiết sử cõi dục, do đây nên nói rằng tất cả chúng sanh đều đầy đủ định bực Trung.

http://thuvienhoasen.org/p16a181/2/23-pham-su-tu-hong-bo-tat-thu-hai-muoi-ba
Cho nên, đức Phật đã gián tiếp cho chúng ta biết : lúc có hỏa tai chúng ta thoát khỏi cõi Dục rồi - thì phải phá kiết sử cõi Dục - để có thể tu tập đầy đủ định bực Trung. Vì chỉ có thời điểm này chúng ta mới có thể tu tập đầy đủ định bực Trung. Điều này, còn cho chúng ta biết - trước lúc hỏa tai - chúng sanh cõi người chỉ mới tu tập được định bực Hạ. Và đức Phật xác định : Định tâm sở trong mười đại địa - là định bực Hạ

Tài liệu 3 : Như hỏa tai khởi lên có thể đốt cháy tất cả, chỉ trừ cõi trời nhị thiền trở lên, vì thế lực của hỏa tai chẳng đến được.

http://thuvienhoasen.org/p16a177/2/19-pham-thanh-hanh-thu-muoi-chin
Cho nên, lúc có hỏa tai - dầu chúng ta có thoát khỏi được cõi Dục - cũng chưa thoát khỏi nạn hỏa tai

Tài liệu 4 : phá kiết sử cõi dục chứng được tứ thiền.

http://thuvienhoasen.org/p16a182/2/24-pham-ca-diep-bo-tat-thu-hai-muoi-bon
Cho nên, chúng ta phá kiết sử cõi Dục - vào lúc có hỏa tai - vừa để tu tập đầy đủ định bực tring, vừa để thoát khỏi nạn hỏa tai.

Tài liệu 5 : Bồ Tát … đưa chúng sanh qua khỏi sông sanh tử, đem đạo nhứt thừa chơn thật chỉ dạy cho chúng sanh,

http://thuvienhoasen.org/p16a180/2/22-pham-quang-minh-bien-chieu-cao-quy-duc-vuong-bo-tat-thu-hai-muoi-hai
Cho nên, vào lúc hỏa tai là thời điểm Bồ tát giúp chúng ta qua sông sanh tử và đem đạo nhứt thừa chơn thật dạy chỉ dạy cho chúng ta - để chúng ta phá kiết sử cõi Dục - chứng Tứ Thiền. Do đó, hỏa tai là thời điểm Bồ tát giúp đưa chúng ta qua sông sanh tử - phá ma Ba Tuần…

Và vì đến bây giờ - lúc mà mọi người đều cho rằng sắp đến ngày tận thế - chúng ta mới nghe biết được sự việc này - thì đâu còn thời gian để mà chúng ta ỷ lại… Có chăng …thì cũng chỉ là muốn tu sao cho mau có kết quả _ mà thôi.

d/đ hiểu như vậy, xin chia sẻ
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Kính anh hungmq !

Hoatihon chỉ vì không muốn "tam sao thất bổn" nên mạo muội đính chính câu vô nghĩa này "tức chi thiền", vì lợi ích cho Phật tử chớ không vì hơn thua với anh. Câu này vốn nằm trong bài Cư Trần lạc đạo của Phật Hoàng Trần Nhân Tông :

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/cutranlacdao_zps56cc6aeb.jpg"].


















.[/NEN]

Kính mong thông cảm !

Có gì đâu mong thông cảm bác ơi, Chúng ta toàn người theo Đạo Phật, vô ưu vô lo gì mà khách sáo quá.
Hihi thú thức khi viết ở những dòng trên là tôi muốn chia sẻ thật, tôi cũng không có ý định khoe mẽ gì về sự hiểu biết của mình cả, chỉ là tôi đã được an lạc, an vui như thế nào thì tôi chia sẻ.
Câu thơ tôi trích dẫn ở trên tôi còn chả biết tiêu đề bài là gì. Tôi đọc bài đó khi vào nhà sách Tiền Phong, đọc sách về Phật Trần Nhân Tông sau khi đọc xong thế nào mà về đi đường tôi lại cứ nhớ mãi là :
"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm
Vô tâm đối cảnh tức chi thiền
"
cơ chứ. Trong khi thực tế câu thơ lại là khác hihi, bác viết xong tôi mới biết hihi. Hồi đó, tôi cũng đọc niệm Đại Bi và Chuẩn Đề Chú được 4 5 năm rồi, mà vẫn cáu giận, vẫn hục hặc với người khác khi họ trái quan điểm của mình hihi, và cãi bố mẹ như chém rau chém thịt dù rất thương. Vậy mà khi trong đầu tôi vang lên nhưng câu đó, tôi dần ngộ ra và cách hiểu như thế nào đại ý thì tôi đã viết ở trên. Chứ không cố ý tam sao thất bản đâu ạ hihi.
Rồi đặc biệt hơn nữa khi tôi tìm được video của Thầy Thích Trung Đạo thì tôi lại càng nhớ câu tôi viết ở trên. Thầy Trung Đạo, câu thơ tôi đang nhớ ở trên, rồi gia đình đã làm tôi thôi thúc tu học chăm chỉ, dù tôi chưa quy y ngày nào, nhưng tôi đã nguyện tịnh tấn, chuyên tâm tu học, nhẫn nhục rồi.

Niệm Phật nhất tâm nhất niệm, nhất niệm chính là tâm bồ đề.
Mười hai nhân duyên chính là Pháp, thấy Pháp là Phật, thấy Phật là tìm về Phật tính trong con người. Vậy thì nhất tâm nhất niệm, hiểu rõ về mười hai nhân duyên cả lý lẫn thực hành là điều tôi cần phải chuyên tâm hơn nữa.
Thầy Trung Đạo có nói câu này: Phật Pháp bất ly thế gian pháp. Tức là Đạo Phật không xa rời thực tế, đừng huyễn hoặc hoặc thần thánh hóa Đạo nên quá, vì Đạo Phật là Đạo Vô Ưu. Những người theo Thiền Tông, Mật Tông khi đã vào thì phải theo giới luật, còn những người Tịnh Độ Tông cứ việc theo bằng tâm Đại từ Đại bi, niềm tin, con tim, là được, không làm điều ác, xằng bậy, Và tất cả các Tông đều không bao giờ xa rời thế gian pháp. Tu học mà cứ hơi tí ôi cái này không được, có tội đấy ,.... v.v thì tôi nghĩ ai cũng ngại tu.

Trân trọng cảm ơn bạn, và thành tâm từ đáy lòng cảm thấy hoan hỷ hoan hỷ không ngại gì cả, và bạn không phải thông cảm gì đâu.
Chúc bạn vui
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Từ Từ hỏi hoasenmaimai 2 câu này
1. Tại sao Bắt đầu Niệm Phật lại KHÔNG NGHĨ là Niệm Phật vậy hoasenmaimai ? Ngụ ý gì ở đây chăng ?
2. Người niệm Phật chỉ có nghĩ vãng sanh Tây Phương cực lạc. Vậy có phải chỉ cần Niệm Phật là vãng sanh không ?

Thì Hoasenmaimai hồi âm như sau:



Thì với hồi âm trên, sao bảo rằng sẽ Cải Lý ? Tại sao lại bảo Từ Từ làm theo một điều khi mà Từ Từ không hiểu rõ ? Chẳng lẻ đạo Phật mà hoasenmaimai học chỉ là niềm tin không cần biết nó có đúng, có chính xác, có thực sự an lạc hay không hay sao ?

Chẳng lẻ chỉ cần "nghĩ vãng sang Tây Phương Cực Lạc chính là tâm ước nguyện mong muốn được vãng sanh, còn niệm Phật là phương tiện là giáo lý của Phật pháp " là được hả ?
Vậy Từ Từ muốn cầu Giàu Sang thì nghỉ về giàu sang là sẽ được hay sao hay kết hợp Niệm Phật để thành tựu ý nguyện ?

Từ Từ không bao giờ làm điều gì mà chỉ bằng Niềm Tin, vì niềm tin đó rất mơ hồ như coi bói vậy... chẳng phải thực chẳng phải như Từ Bi và Trí Tuệ như Phật dạy.
Chào bạn Trí Từ, Nguên Chiếu và Hoaenmaimai!!!
Theo mình nghĩ thì ý chúng ta giống nhau, chỉ khác cách diển đạt.
Ví như đã vào phòng thi Đại học, đề đã phát ra thì làm tốt thì đậu, làm ko tốt thì rớt, dù nghĩ đúng nhưng viết sai vẩn rớt, dù ý có cao siêu nhưng lạc đề vẩn rớt, 1 câu dù ta giải bằng 1 cách, 2 cách hay 3 cách vẩn có cùng 1 số điểm như nhau...Vậy thì hãy để hết tâm sức mà làm bài, đừng có vừa làm bài vừa cầu mong sẽ thi đậu, hay ai đó giúp đỡ ta thi đậu, mặc dù thi đậu là mục đích của ta.
Có phải nhiều người học giỏi mà thi rớt lạch bạch đó sao? Vì vào phòng thi mà quá mong muốn thi đậu nên áp lực cao, đầu óc mất tập trung ko còn là chính mình.
Vậy thì khi niệm Phật vãng sanh việc của ta là niệm Phật để nhất tâm bất loạn, còn việc độ sang Tậy Phương Cực Lạc là việc của Phật.
Khi chúng ta là thí sinh thì hãy làm thí sinh, ko nghĩ đến việc của giám khảo thì mới mong nhất tâm bất loạn.
Thân chào!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Niệm phật mà ko nghĩ là niệm phật

Nhân đây cho hỏi tại sao Bắt đầu Niệm Phật lại KHÔNG NGHĨ là Niệm Phật vậy hoasenmaimai ? Ngụ ý gì ở đây chăng ?
Và câu này: người niệm Phật chỉ có nghĩ vãng sanh Tây Phương cực lạc. Vậy có phải chỉ cần Niệm Phật là vãng sanh không ?
Thân chào bạn Trí Từ!
Câu: Bắt đầu niệm Phật lại không nghĩ là Niệm Phật.
Giống 1 câu trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử: ....chí Nhân vô danh, thần nhân vô công...
Đây là lối nói ẩn dụ, tạo sự kinh ngạc gây ấn tượng giúp người đọc dể ghi nhớ khắc sâu trong lòng.
Chí Nhân vô danh, nghĩa là làm người phải có lòng Nhân, mà chí Nhân nghĩa là làm người với lòng nhân cao nhất, tại sao vô danh. Vì người có lòng Nhân cao nhất giúp người vì họ muốn làm vậy, họ ko cần danh, họ ko cần người khác khen ngợi, ko cần người khác ngưỡng mộ. Với họ, làm việc Nhân nghĩa đã là niềm vui, là việc tư nhiên phải làm. Lòng Nhân và họ là một, họ chính là lòng nhân, lòng Nhân chính là họ.
Thần nhân vô công ý nghĩa cũng như thế, việc làm công đức đã là niềm vui của các vị Thần.
Niệm Phật lại ko nghĩ là niệm Phật là: Niệm Phật ở mức độ cao nhất. Niệm Phật chỉ vì Niệm Phật mới là nhất tâm.
Có người nào lấy công việc làm niềm vui mà nghèo khổ ko.
Nhưng biết bao người cố công làm việc vì giàu có lại lâm vào cảnh khốn cùng.
Thân chào bạn!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên