Chánh pháp và Tà pháp ?

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
sự sai lầm vi tế

Kính thưa Phó Tổng quản Hắc Phong, ĐHV Mục Đồng và Quý Đạo Hữu.
Chúng con được xem trong "Kinh Phật Tạng" .- Có dạy một đoạn như sau đây. Kính xin hỏi có phải là nói về sự sai lầm vi tế của người dạy Đạo ?

Nếu có tỳ-kheo nào dạy tỳ-kheo khác rằng: “Này tỳ-kheo! Ông nên niệm Phật, niệm Pháp, niện Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên. Này tỳ-kheo! Ông nên quán thân xem thân tướng này là bất tịnh, quán tất cả pháp hữu vi đều là vô thường, quán tất cả pháp không, không có ngã. Này tỳ-kheo! Ông nên dùng tướng sở duyên để buộc tâm duyên vào nơi đó, chuyên niệm để tâm được định, nên ưa thích pháp thiện, và phải nhận cho ra các hành tướng của pháp bất thiện. Khi nhận ra rồi, muốn dứt trừ nó thì phải tu tập pháp quán, như muốn dứt tham dục thì phải quán bất tịnh, muốn dứt giận hờn thì phải quán từ bi, muốn dứt ngu si phải quán nhân duyên. Ông nên luôn phải nghĩ đến tịnh giới, nhận hiểu sâu xa về tướng không, siêng năng tu hành tinh tấn để đắc tứ thiền, chuyên tâm cầu đạo bằng cách quán pháp bất thiện đều là suy não, quán pháp thiện rất là an ổn. Dốc lòng tu đạo phân biệt quán kỹ pháp thiện, bất thiện, nhận rõ hành tướng của nó rồi thì nhất tâm tư duy quán niết-bàn là an ổn tịch diệt và chỉ yêu thích niết-bàn rốt ráo thanh tịnh.” Người dạy như vậy là dạy sai lầm, đó là chính giáo mà thành ra tà giáo.
Này Xá-lợi-phất! Người dạy như vậy bị gọi là ác tri thức. Người này bị gọi là người phỉ báng ta, trợ giúp cho ngoại đạo và cũng vì người khác mà nói pháp tà đạo. Này Xá-lợi-phất! Người ác như thế, ta chẳng cho thọ nhận một giọt nước cúng dường. Ta nói người dạy, chứ chẳng nói người học. Này Xá-lợi-phất! Ở trong pháp ta, có lắm lời dạy tăng thượng mạn như thế.


http://tuvienhuequang.com/thu-vien/tu-sach/922-kinh-phat-tang.html?start=1

Kính mong được sự chỉ dạy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Hay lắm ! Cám ơn bạn "chùa Phước Thành" đã sưu tầm được LỜI VÀNG của đức Thế Tôn !

hoatihon tán thán bạn, bạn rất bản lĩnh khi đọc những lời ấy mà không bị "sốc".

Kính cám ơn !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Mục-Đồng !
Đức Lục Tổ Huệ Năng đã nói quá rõ rồi, mà chúng ta không ai chịu hiểu (hoặc giả là KHÔNG DÁM HIỂU)
Mục-Đồng ơi ! chúng ta mà chịu hiểu là ...có bản lỉnh !
Này tỳ-kheo! Ông nên dùng tướng sở duyên để buộc tâm duyên vào nơi đó, chuyên niệm để tâm được định, nên ưa thích pháp thiện, và phải nhận cho ra các hành tướng của pháp bất thiện. Khi nhận ra rồi, muốn dứt trừ nó thì phải tu tập pháp quán, như muốn dứt tham dục thì phải quán bất tịnh, muốn dứt giận hờn thì phải quán từ bi, muốn dứt ngu si phải quán nhân duyên. Ông nên luôn phải nghĩ đến tịnh giới, nhận hiểu sâu xa về tướng không, siêng năng tu hành tinh tấn để đắc tứ thiền, chuyên tâm cầu đạo bằng cách quán pháp bất thiện đều là suy não, quán pháp thiện rất là an ổn. Dốc lòng tu đạo phân biệt quán kỹ pháp thiện, bất thiện, nhận rõ hành tướng của nó rồi thì nhất tâm tư duy quán niết-bàn là an ổn tịch diệt và chỉ yêu thích niết-bàn rốt ráo thanh tịnh.”
Kính chùa Phước-Thành! Đây là sai lầm bạch tuộc chớ chẳng nói vi tế được ! hihi! Nếu bangtam nói không phải kính xin được chỉ dạy thêm cho.

Kính
bangtam
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính Mục-Đồng !

Mục-Đồng ơi ! chúng ta mà chịu hiểu là ...có bản lỉnh !

Kính chùa Phước-Thành! Đây là sai lầm bạch tuộc chớ chẳng nói vi tế được ! hihi! Nếu bangtam nói không phải kính xin được chỉ dạy thêm cho.

Kính
bangtam

Này tỳ-kheo! Ông nên dùng tướng sở duyên để buộc tâm duyên vào nơi đó, chuyên niệm để tâm được định, nên ưa thích pháp thiện, và phải nhận cho ra các hành tướng của pháp bất thiện. Khi nhận ra rồi, muốn dứt trừ nó thì phải tu tập pháp quán, như muốn dứt tham dục thì phải quán bất tịnh, muốn dứt giận hờn thì phải quán từ bi, muốn dứt ngu si phải quán nhân duyên. Ông nên luôn phải nghĩ đến tịnh giới, nhận hiểu sâu xa về tướng không, siêng năng tu hành tinh tấn để đắc tứ thiền, chuyên tâm cầu đạo bằng cách quán pháp bất thiện đều là suy não, quán pháp thiện rất là an ổn. Dốc lòng tu đạo phân biệt quán kỹ pháp thiện, bất thiện, nhận rõ hành tướng của nó rồi thì nhất tâm tư duy quán niết-bàn là an ổn tịch diệt và chỉ yêu thích niết-bàn rốt ráo thanh tịnh.” <!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->

Chào Băng Tâm và bạn Chùa Phước Thành, các Đạo Hữu
Theo mình đó là sai lầm vi tế .
Vì sao ?Vì đạo Phật là đạo của trí tuệ , cần phải có văn , tư , tu ( nghe , tư duy , tu ).Theo tinh thần này thì người học Phật phải thực hiện ba điều Tín, Giải, Hành .Trước khi Hành thì phải qua tín, giải , tức dùng phân biệt thức để phân biệt đâu là Thiện pháp , đâu là Ác pháp ..v v..đâu là khổ , đâu là an lạc là Niết Bàn , sự nỗ lực tinh tấn là cần thiết ...giữ (chánh ) niệm là quan trọng
Như vậy pháp tu trên là đúng theo phân biệt thức ,để xả ly giai đoạn đầu (sắc không đối đãi ).Từ thời sắc không bất nhị và sắc không tuyệt đãi thì không quán như vậy .Cho nên gọi là sai lầm vi tế .
Xin kính góp ý
-------------
Xin sửa lại câu cuối thành :"Cho nên gọi ,cái dạy trên, là sai lầm vi tế"
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính cám ơn bạn "chùa Phước Thành" !

Chị suongphale ơi ! qua bài viết trên của chị, em thấy hình như chị đã hiểu ngược vấn đề rồi, em xin mời chị bình tỉnh chiêm nghiệm lại, đoạn Kinh văn trên, Ý Phật tán thành điều gì, phản đối điều gì :


[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/ducphat5_zpsa8c953b5.jpg"].































































.[/NEN]
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Này tỳ-kheo! Ông nên dùng tướng sở duyên để buộc tâm duyên vào nơi đó, chuyên niệm để tâm được định, nên ưa thích pháp thiện, và phải nhận cho ra các hành tướng của pháp bất thiện. Khi nhận ra rồi, muốn dứt trừ nó thì phải tu tập pháp quán, như muốn dứt tham dục thì phải quán bất tịnh, muốn dứt giận hờn thì phải quán từ bi, muốn dứt ngu si phải quán nhân duyên. Ông nên luôn phải nghĩ đến tịnh giới, nhận hiểu sâu xa về tướng không, siêng năng tu hành tinh tấn để đắc tứ thiền, chuyên tâm cầu đạo bằng cách quán pháp bất thiện đều là suy não, quán pháp thiện rất là an ổn. Dốc lòng tu đạo phân biệt quán kỹ pháp thiện, bất thiện, nhận rõ hành tướng của nó rồi thì nhất tâm tư duy quán niết-bàn là an ổn tịch diệt và chỉ yêu thích niết-bàn rốt ráo thanh tịnh.”

Chào BẠN Mục Đồng
Với Trích đoạn của bạn Băng Tâm như trên (màu xanh )

Lời dạy như trên là sai lầm ,đúng chưa ? Nhưng Lời dạy nào ?

(Lời dạy :
<_ Hãy chuyên chánh niệm để tâm được định
< Hãy phân biệt pháp thiện và pháp bất thiện <HÃY phân biệt và pháp bất thiện < font>
<Đối với các pháp bất thiện muốn dứt trừ thì hãy tu pháp quán

*quán bất tịnh đối trị tham dục
* quán từ bi đối trị giận hờn
*quán nhân duyên đối trị vô minh
*giữ giới để tịnh nghiệp
*học hiểu tánh không, tướng không
*tinh tấn trong tu thiền để đắc Tứ Thiền
*nhận chân hành tướng của thiện pháp là an ổn, hành tướng của bất thiện pháp là suy não

< Hãy chọn Niết Bàn an ổn )<HÃY < font Chọn Niết Bàn an ổn>

Rõ ràng giáo lý nhà Phật dạy như vậy , tai sao lại nói là sai lầm (Tà )

Theo ngu ý , xin tạm chia sẻ với các bạn , đúng sai xin các bạn chỉ dạy cho :
Nói lời dạy đó là sai lầm ( tà pháp ) là chỉ sai lầm đối với Bát Nhã , tức là đạo giải thoát.Vì sao ?Vì giáo lý trên tuy là cần thiết không thể thiếu của các bước đầu tu học Phật , nhưng thưa các bạn , sự nói nó sai lầm (vi tế )như vậy là có giá trị để giúp người học Bát Nhã thoát khỏi tinh thần chấp trước Sắc - Không nhị biên đối đãi , với tinh thần chấp trước này không thoát khỏi chấp có , chấp không , chấp sanh tử , chấp Niết Bàn là đối đãi của sanh tử .Với tâm chấp Tướng như vậy , người tu chỉ có khái niệm , hay Tưởng về Niết Bàn , mà không đi vào thật tướng của Niết Bàn.Vì tinh thần của đạo giải thoát là vượt ra khỏi mọi sự chấp tướng .
Do vậy , xin các bạn được ý và hãy quên lời.

Và thưa các bạn ,nói lời dạy đó sai lầm vi tế , không có nghĩa là nói người tu nên thôi không thực hành các phép tu theo lời dạy đó như giữ chánh niệm, quán tâm để đối trị các pháp bất thiện , tinh tấn thiền định ,chọn Niết Bàn , lìa sanh tử ...
Mà nói lời dạy đó sai lầm vi tế là mang nghĩa ,người thực hành phép tu đó có thể rớt vào sai lầm là sự Chấp vào các Khái Niệm , chấp vào công đức do đó , rời xa thực tại của trí tuệ Bát Nhã.

Đối với Bát Nhã thì :"Cái gọi là thiện pháp thì Như Lai bảo không phải là thiện pháp , cho nên đó mới thật là thiện pháp " ( Trích Kinh Kim Cang )
(Và tương tự như vậy đối với "bất thiện pháp " ..v v...
Nếu còn bị rớt vào phân biệt sắc - không thì là còn bị rớt vào hình tướng, chỉ là khái niệm.Như Lai nói :phàm những gì có hình tướng đều là dối gạt .(Kinh Kim Cang - "Nơi nào có tướng là nơi đó còn có sự lường gạt.Nếu thấy được tính cách không tướng của các tướng tức là thấy được Như Lai " )

Nhưng sai lầm này đôi khi rớt vào mà không hay , nên là sai lầm vi tế ,vì người sai lầm không dễ nhận biết .
Bạn Băng Tâm nói là sai lầm "bạch tuộc ", ý nói sai lầm THÔ dễ thấy , spl nghĩ không phải dễ thấy biết lắm đâu.(Đây là ý kiến riêng của spl )
Xin kính chia sẻ và xin các bậc Tiền Bối chỉ dạy
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính anh Mục đồng ! và các vị trưởng bối !

Thế Hùng thấy chủ đề này hay, thấy cách ảnh hóa LỜI VÀNG của anh Mục đồng cũng hay nên xin phép "ăn cắp công nghệ" (dĩ nhiên còn vụng dại). Thấy Kinh Phật Tạng mà "chùa Phước Thành giới thiệu cũng như "một ngọn đèn pha giữa đêm đen" cho nên xin phép tập tành.

Có gì sai sót xin quý vị chỉ điểm thêm, thành thật cám ơn !

[NEN="http://i1282.photobucket.com/albums/a533/the_hung1/KinhPhattang1_zpsb1590b8d.jpg"]

.


































..
[/NEN]

[NEN="http://i1282.photobucket.com/albums/a533/the_hung1/KinhPhattang2_zpsb88f8ba3.jpg"]

.


































.
[/NEN]
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính quý huynh tỉ, các bậc trưởng bối !

Qua những góp ý râm ran, Mục đồng mạo muội đúc kết lại như vầy, xin trình quý vị :

[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/ThovaTe_zpse5716ba0.jpg"].





















.[/NEN]

Trên đây chỉ là những tư tưởng mông muội, kính xin hoan hỉ đón nhận sự chỉ giáo của tất cả những người con Phật.

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính anh Mục Đồng !

Theo anh, NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO TƯỞNG NHƯ TÀ PHÁP, MÀ THẬT RA LÀ CHÁNH PHÁP ???

Xin dẫn giảng, cám ơn !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính anh Mục Đồng !

Theo anh, NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO TƯỞNG NHƯ TÀ PHÁP, MÀ THẬT RA LÀ CHÁNH PHÁP ???

Xin dẫn giảng, cám ơn !

Kính chị hoatihon ! Em xin mời chị và quý bạn đọc lại Kinh Duy Ma Cật nhé :

[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/chonxua2_zpsdc22578a.jpg"].
..............
................

tuy làm người bạch y cư sĩ mà giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của sa môn, tuy ở tại gia mà không đắm nhiễm ba cõi, thị hiện có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh; hiện có quyến thuộc; nhưng ưa sự xa lìa; dù mặc đồ quí báu, mà dùng tướng tốt để nghiêm thân; dù có uống ăn mà dùng thiền duyệt làm mùi vị. Nếu khi đến chỗ cờ bạc, hát xướng thì ông lợi dụng cơ hội để độ người; dù thọ các Pháp ngoại đạo nhưng chẳng tổn hại lòng chánh tín; tuy hiểu rõ sách thế tục mà thường ưa Phật Pháp; cung kính tất cả mọi người làm trên hết trong sự cúng dường; nắm giữ chánh Pháp để nhiếp độ kẻ lớn người nhỏ; tất cả những việc trị sanh (buôn bán làm ăn) hùn hiệp, dù được lời lãi của đời, nhưng chẳng lấy đó làm vui mừng. Dạo chơi nơi ngã tư đường cái để lợi ích chúng sanh; vào việc trị chánh để cứu giúp tất cả; đến chỗ giảng luận dẫn dạy cho Pháp Đại thừa; vào nơi học đường dạy dỗ cho kẻ đồng mông; vào chỗ dâm dục để chỉ bày sự hại của dâm dục; vào quán rượu mà hay lập chí. Nếu ở trong hàng Trưởng giả, là bực tôn quý trong hàng Trưởng giả, giảng nói các Pháp thù thắng; nếu ở trong hàng cư sĩ, là bực tôn quí trong hàng cư sĩ, dứt trừ lòng tham đắm cho họ; nếu ở trong dòng Sát đế lợi, là bậc tôn quý trong dòng Sát đế lợi, dạy bảo cho sự nhẫn nhục; nếu ở trong dòng Bà la môn, là bực tôn quí trong dòng Bà la môn, khéo trừ lòng ngã mạn của họ; nếu ở nơi Đại thần,là bực tôn quí trong hàng Đại thần,dùng chánh pháp để dạy dỗ; nếu ở trong hàng Vương tử, là bực tôn quí trong hàng Vương tử, chỉ dạy cho lòng trung hiếu; nếu ở nơi nội quan (thái giám), là bậc tôn quý trong hàng nội quan, khéo dạy dỗ các hàng cung nữ; nếu ở nơi thứ dân, là bực tôn quí trong hàng thứ dân, chỉ bảo làm việc phước đức; nếu ở nơi trời Phạm thiên, là bực tôn quí trong Phạm thiên, dạy bảo cho trí tuệ thù thắng; nếu ở nơi trời Đế thích, là bực tôn quí trong Đế thích, chỉ bày cho Pháp vô thường; nếu ở nơi trời Tứ thiên vương hộ thế, là bực tôn quí trong Tứ thiên vương hộ thế, hằng ủng hộ chúng sanh. Trưởng giả Duy Ma Cật dùng cả thảy vô lượng phương tiện như thế làm cho chúng sanh đều được lợi ích.



http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung2.htm


[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Mucdong tiên-sinh kính !
Xin Mucdong tiên-sinh giảng nghĩa hoặc thí dụ thêm cho bangtam được hiểu là tại sao : "b. Không tham dục lạc thế gian, được sự trợ giúp của Thiên Ma ..." là như thế nào vậy tiên-sinh ?
Còn điều thứ hai mà bangtam củng không thể hiểu nổi là : b. Chấp tịnh, cho rằng "Chân lý của đạo Phật là chí tịnh, là không không".....Tứ Không Thiền."
Thưa Mucdong, có phải là người tu (lầm lạc) như thế nầy thì sự tác ý dừng đứng, nên không còn biết phân biệt việc phải quấy, đúng sai gì nữa phải không ?
Hay Không Không là tâm không còn chấp trước mọi hoàn cảnh, về "ta" , về thích, ghét, vui, buồn v.v... nữa ?
Kính xin Mucdong vì chổ không hiểu của bangtam mà từ bi giảng rõ. bangtam xin thành kính biết ơn người.

Kính
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính chị hoatihon ! Em xin mời chị và quý bạn đọc lại Kinh Duy Ma Cật nhé :

[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/chonxua2_zpsdc22578a.jpg"].
..............
................

tuy làm người bạch y cư sĩ mà giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của sa môn, tuy ở tại gia mà không đắm nhiễm ba cõi, thị hiện có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh; hiện có quyến thuộc; nhưng ưa sự xa lìa; dù mặc đồ quí báu, mà dùng tướng tốt để nghiêm thân; dù có uống ăn mà dùng thiền duyệt làm mùi vị. Nếu khi đến chỗ cờ bạc, hát xướng thì ông lợi dụng cơ hội để độ người; dù thọ các Pháp ngoại đạo nhưng chẳng tổn hại lòng chánh tín; tuy hiểu rõ sách thế tục mà thường ưa Phật Pháp; cung kính tất cả mọi người làm trên hết trong sự cúng dường; nắm giữ chánh Pháp để nhiếp độ kẻ lớn người nhỏ; tất cả những việc trị sanh (buôn bán làm ăn) hùn hiệp, dù được lời lãi của đời, nhưng chẳng lấy đó làm vui mừng. Dạo chơi nơi ngã tư đường cái để lợi ích chúng sanh; vào việc trị chánh để cứu giúp tất cả; đến chỗ giảng luận dẫn dạy cho Pháp Đại thừa; vào nơi học đường dạy dỗ cho kẻ đồng mông; vào chỗ dâm dục để chỉ bày sự hại của dâm dục; vào quán rượu mà hay lập chí. Nếu ở trong hàng Trưởng giả, là bực tôn quý trong hàng Trưởng giả, giảng nói các Pháp thù thắng; nếu ở trong hàng cư sĩ, là bực tôn quí trong hàng cư sĩ, dứt trừ lòng tham đắm cho họ; nếu ở trong dòng Sát đế lợi, là bậc tôn quý trong dòng Sát đế lợi, dạy bảo cho sự nhẫn nhục; nếu ở trong dòng Bà la môn, là bực tôn quí trong dòng Bà la môn, khéo trừ lòng ngã mạn của họ; nếu ở nơi Đại thần,là bực tôn quí trong hàng Đại thần,dùng chánh pháp để dạy dỗ; nếu ở trong hàng Vương tử, là bực tôn quí trong hàng Vương tử, chỉ dạy cho lòng trung hiếu; nếu ở nơi nội quan (thái giám), là bậc tôn quý trong hàng nội quan, khéo dạy dỗ các hàng cung nữ; nếu ở nơi thứ dân, là bực tôn quí trong hàng thứ dân, chỉ bảo làm việc phước đức; nếu ở nơi trời Phạm thiên, là bực tôn quí trong Phạm thiên, dạy bảo cho trí tuệ thù thắng; nếu ở nơi trời Đế thích, là bực tôn quí trong Đế thích, chỉ bày cho Pháp vô thường; nếu ở nơi trời Tứ thiên vương hộ thế, là bực tôn quí trong Tứ thiên vương hộ thế, hằng ủng hộ chúng sanh. Trưởng giả Duy Ma Cật dùng cả thảy vô lượng phương tiện như thế làm cho chúng sanh đều được lợi ích.



http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung2.htm


[/NEN]


Chào bạn Mục Đồng,
Chào tất cả các Bạn,


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Theo như d/đ thì đoạn kinh này là dụ cho một lời giảng “vi tế”. Vì người đọc rất dễ bị nhầm lẫn TÀ là CHÁNH. Chứ không phải dụ cho việc tưởng như TÀ PHÁP mà lại là CHÁNH PHÁP. Nghĩa là, đúng thật Tà pháp mà tưởng lầm là Chánh pháp - chứ không phải khi nhìn thì tưởng như Tà pháp mà đúng thật là Chánh pháp.
Bạn hãy ngẫm nghĩ lại thử xem… Và theo như d/d thì sự nhầm lẫn của người đọc về đoạn kinh này là một trong những trường hợp _rất "vi tế".

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính cô Diệu Đức !
Mục đồng thật không hiểu Lời của Ngài Duy Ma Cật dưới sự chứng minh của đức Phật Thích Ca mà cô lại bảo là TÀ PHÁP ?


[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/thongtayvaocho_zps837011ef.jpg"].


































.[/NEN]

Kính mong cô bình tâm lại !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Mục Đồng,

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> d/đ không có nói - lời của ngài Duy Ma Cật là TÀ PHÁP mà d/đ chỉ nói lời giảng của ngài Duy Ma Cật _ dễ khiến người đọc _ nhầm lẫn một cách “vi tế”. Sự nhầm lẫn vi tế đó - là hiểu sai ý của ngài Duy Ma Cật (mà không biết) - làm cho lời giảng của ngài Duy Ma Cật từ Chánh pháp thành Tà pháp. Rồi lại tưởng Tà pháp đó _ là Chánh pháp.

Cho nên d/đ mới nói lời giảng của ngài Duy Ma Cật - dụ cho một lời giảng “vi tế”. Bạn đọc kỷ lại xem có đúng là d/đ đã nói như vậy

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
..... hoặc thí dụ thêm cho bangtam được hiểu là tại sao : "b. Không tham dục lạc thế gian, được sự trợ giúp của Thiên Ma ..." là như thế nào ?
Bác Mục Đồng Kính, Băng Tâm mến!

Cho CT "chen" vào chổ này một tí.
Thưa , "Không tham dục lạc thế gian...." thì có nhiêu đạo giáo lắm, (TD: gần với Đạo Phật có Hòa Hảo, Cao Đài TN, BT) và ngay trong danh chính ngôn thuận là Đạo Phật, xiển dương sai lầm "cỏi Cực lạc"

CT có người bạn thường tâm tình chuyện "Đạo", người bạn này vì là một chức sắc trong Đạo Cao Đài, lý luận về "chử Tâm" về "Tính Không" thì khỏi chê vào đâu được, rất thuộc Kinh Pháp Bảo Đàn và CT thường đi sâu vào lý ấy, nhưng người bạn ấy lại có thêm vào câu chuyện thỉnh thoảng từ "Đấng Hóa Công, Đức Chí Tôn"???, đây là cái "bó tay" của CT, không phải bó tay về lý, mà về câu chử kẻ nói qua, người nói lại dạng "sem, sem.." thì thật bó tay.
Những câu thơ song thất lục bát nhằm giúp "bổn Đạo" không tham dục thế gian thì nghe qua quả rất tuyệt vời như đoạn:
Cuộc danh lợi là phần thưởng quí,
Ðấng Hóa Công xét kỹ ban ơn.
Lòng đừng so thiệt tính hơn,
Ngày đêm than thở dạ hờn ích chi.
Đây đúng thiệt Đạo "Thiên" có lẩn mấy chục % Ma trong đó.

Và ngay trong đạo Phật, những Cư sỉ, Tu sỉ ... xiển dương quá tầm hiểu của mình, của người nghe vể "Thế giới Cực Lạc" làm cho hay mơ hay mộng về "Thế giới Cực Lạc" đó củng là đồ đệ của Thiên Ma.

Còn điều thứ hai mà bangtam củng không thể hiểu nổi là : b. Chấp tịnh, cho rằng "Chân lý của đạo Phật là chí tịnh, là không không".....Tứ Không Thiền."
... có phải là người tu (lầm lạc) như thế nầy thì sự tác ý dừng đứng, nên không còn biết phân biệt việc phải quấy, đúng sai gì nữa phải không ?
Hay Không Không là tâm không còn chấp trước mọi hoàn cảnh, về "ta" , về thích, ghét, vui, buồn v.v... nữa ?
Chấp là một thứ bịnh của chúng sanh. Không chấp củng là thứ bịnh nhưng vi tế hơn. Thế thì, chấp hay không chấp? Câu hỏi này nên hỏi chính mình và hỏi như thế này mới đúng: Đang chấp hay đang không chấp?

Có Vị Tăng hỏi Ngài Bách Trượng Hoài Hải: "Như hà thị Đại Thừa Đốn Giáo pháp môn ?" ( Thế nào là giáo pháp Đốn Giáo Đại thừa) .Câu này giống như câu : Thế nào là Chấp mà Không Chấp?
Bách Trượng Hoài Hải trả lời: "Nhất thiết chư Pháp, Mạc ký, mạc ức, mạc duyên niệm, phóng xã thân tâm, Tâm như mộc thạch, vô sở biện biệt, tâm vô sở hành, tâm địa nhược không, tuệ nhật tự hiển""Tạm dịch : Tất cả pháp (thê gian và xuất thế gian, trong và ngoài thân tâm) đừng nhớ, đừng ức tưởng củng đừng kết duyên đừng niệm, bỏ ngoài thân và tâm, tâm như gổ đá, chẳng lý luận , chẳng hành , Nếu tâm địa Không thì mặt trời huệ chiếu sáng.


Kính.
Chiếu Thanh



 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Chị Diệu-Đức cùng các bậc trên trước kính !
Chị Diệu-Đức ơi !. Theo em thì chị nên thêm 1 dấu phẩy :
chứ không phải khi nhìn thì tưởng như Tà pháp , mà đúng thật là Chánh pháp.
Như vậy thì mới rõ được ý của chị hơn, phải hôn ? hihi!.
Còn đoạn kinh Duy-Ma-Cật thì theo em đoán, có phải ý chị muốn nói là : Khi các bậc giác ngộ đang len lỏi vào đời để độ chúng sinh, thì vẫn bị người đời không hiểu biết nên đánh giá (là tà). Nhưng các ngài vẫn dùng 6 căn hằng thanh tịnh, làm phương tiện để tạo đủ nhân duyên khai mở tri-kiến Phật cho chúng sinh (là chánh) phải không chị ?

Kính
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Băng Tâm,
Cám ơn Bạn đã giúp làm cho câu viết của d/đ được rõ nghĩa. Bạn nói đúng phân nửa ý của d/đ.


Thật ra, khi thấy bạn Mục Đồng dẫn chứng đoạn kinh của ngài Duy Ma Cật để giải thích về những trường hợp - tưởng như Tà pháp, mà thật ra là Chánh pháp.

Thì do vì d/đ nhận thấy đoạn kinh này không thể dụ cho những trường hợp - tưởng như Tà pháp, mà thật ra là Chánh pháp - như ý của bạn Mục Đồng. Vì đoạn kinh này rất dễ làm người đọc hiểu lầm ý của lời giảng.

Sở dĩ d/đ nói đoạn kinh này dễ làm người đọc hiểu lầm ý của lời giảng. Là vì đoạn kinh này ngài Duy Ma Cật giảng nói về những phương tiện mà Ngài dùng để làm lợi ích chúng sanh. Nhưng không phải ngài Duy Ma Cật cùng một kiếp - dùng nhiều phương tiện _ như vậy. Vì ngay kiếp đó - Ngài cũng chỉ thị hiện là một vị cư sĩ _ mà thôi. Và qua đoạn kinh này - ngài Duy Ma Cật đã gián tiếp cho biết - Ngài tuy hiện đời - là một vị cư sĩ - nhưng thật ra Ngài là một vị Đại Bồ Tát.

Vì chỉ có Đại Bồ tát mới có thể : ở nơi trời Phạm thiên, là bực tôn quí trong Phạm thiên, dạy bảo cho trí tuệ thù thắng; nếu ở nơi trời Đế thích, là bực tôn quí trong Đế thích, chỉ bày cho Pháp vô thường; nếu ở nơi trời Tứ thiên vương hộ thế, là bực tôn quí trong Tứ thiên vương hộ thế” - chứ không phải người còn đang tu học pháp Bồ tát - có thể thị hiện được.

Và khi Đại Bồ tát thị hiện hình tướng nào thì là hình tướng ấy - không ai có thể nhận ra các Ngài là Đại Bồ tát. Vì khi các Ngài thị hiện hình tướng này, hình tướng khác - là vì không muốn ai nhận biết ra các Ngài _ là Đại Bồ tát.


Nhưng do từ lời giảng này của ngài Duy Ma Cật - đã làm cho nhiều người hiểu lầm những người tu phạm giới - lạc vào Tà pháp - là hóa thân của Bồ tát.

lời giảng này làm người đọc dễ nhầm lẫn Tà Pháp là Chánh Pháp. Nên d/đ mới nói - chỉ dùng dụ cho những lời giảng “vi tế” (thật ra, nói “tinh tế” thì có lẽ đúng hơn - nhưng vì các Bạn đang nói về sự “vi tế” - nên d/đ cũng nói “vi tế” luôn cho dễ hiểu). <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->Và sự nhầm lẫn này - là do hiểu sai ý của ngài Duy Ma Cật giảng.
Vì hiểu sai - nên mới cho rằng người tu “phạm giới” là dường như “phạm giới”. Đã lạc vào Tà Pháp - lại cho là Bồ tát _ đang thực hành Chánh Pháp.


Vì vậy, khi thấy bạn Mục Đồng dẫn chứng lời giảng của ngài Duy Ma Cật để giải thích về những trường hợp - tưởng như Tà pháp, mà thật ra là Chánh pháp.
d/đ mới nói không thể dùng đoạn kinh này - dụ cho những trường hợp - như bạn Mục Đồng nói. Vì nếu hiểu như vậy - rất dễ bị lạc vào Tà pháp.
Còn d/đ nói đoạn kinh này chỉ dụ cho lời giảng “vi tế” - là muốn lưu ý bạn Mục Đồng và các Bạn… hãy cẩn thận. Vì đây là lời giảng rất “tinh tế”.

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
ĐH Diệu Đức và các ĐH kính mến
Qua các lời chỉ bày của các ĐH , spl cũng xin mượn lại ý của các ý kiến trên để góp lời như sau :
Đoạn kinh Duy Ma Cật diễn tả pháp hành của ngài Duy Ma Cật , một vị đã chứng đạo để dạy chúng ta rằng , Đại Bồ Tát có thể hành như vậy để độ đời .Nghĩa là Đại Bồ Tát thì có thể dùng phương tiện thị hiện vào đời độ đời
Nhưng ngược lại thì không phải bất cứ người tu nào dùng phương tiện ấy cũng có thể làm được việc độ đời .Chữ "người tu" là chỉ người tu theo Bồ tát đạo nhưng còn là phàm .
Lý do là vì, cái chánh mà người tu vốn có, trong nhiễu nhương va chạm đời có thể biến chất không còn là chánh nữa..Lý do thứ hai là , thực trạng : "VÀNG THAU LẪN LỘN "
Mong tất cả các ĐH hoan hỉ và được ý quên lời .
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính xin chị bangtam tha lỗi ! Câu hỏi của chị M/đ chưa trả lời, vì M/đ còn bận, xin hứa với chị, M/đ sẽ trả lời (chớ không bỏ qua đâu).

--------------

........


Có Vị Tăng hỏi Ngài Bách Trượng Hoài Hải: "Như hà thị Đại Thừa Đốn Giáo pháp môn ?" ( Thế nào là giáo pháp Đốn Giáo Đại thừa) .Câu này giống như câu : Thế nào là Chấp mà Không Chấp?
Bách Trượng Hoài Hải trả lời: "Nhất thiết chư Pháp, Mạc ký, mạc ức, mạc duyên niệm, phóng xã thân tâm, Tâm như mộc thạch, vô sở biện biệt, tâm vô sở hành, tâm địa nhược không, tuệ nhật tự hiển""Tạm dịch : Tất cả pháp (thê gian và xuất thế gian, trong và ngoài thân tâm) đừng nhớ, đừng ức tưởng củng đừng kết duyên đừng niệm, bỏ ngoài thân và tâm, tâm như gổ đá, chẳng lý luận , chẳng hành , Nếu tâm địa Không thì mặt trời huệ chiếu sáng.



Kính.
Chiếu Thanh




Kính chú Chiếu Thanh !

Ngày xưa có một vị Tổ (Triệu Châu, "Triệu Châu cẩu tử" _ 趙州狗子), kẻ này đến hỏi : "Con chó có Phật tính hay không ?" Tổ nói : CÓ !. Hôm khác có người đến hỏi : "Con chó có Phật tính hay không ?" Tổ đáp : KHÔNG !

Học Phật pháp chúng ta phải biết chữ "ỨNG CƠ", nghĩa là tùy từng trường hợp (kẻ đối diện đang chấp cái gì ?, .......) mà có câu trả lời "đốn phá"; không thể tùy tiện đem câu trả lời cho trường hợp này ứng dụng cho trường hợp khác.

Ở đây _ chủ đề này _ chúng ta đang muốn san định lại lẻ Chánh & Tà, thì có lẻ câu của Tổ Bá Trượng Hoài Hải nói trên "hơi bị chỏi". Bởi với Tổ BTHH, Ngài thấy đồ chúng đương thời quá xao lãng chuyện tu hành, mà chỉ ưa "hí luận huyền đàm" cho nên Tổ quở như thế.

Xin mời chú và các bạn thưởng thức lại câu của đức Lục Tổ Huệ Năng (cũng là "tiên Tổ" của Ngài Bá Trượng, cách nhau cả trăm năm) :

[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/chonenchapKhong_zps31a36e64.jpg"].



































.

[/NEN]

Câu này Lục Tổ nói cũng phần nào trả lời cho :

bangtam đã viết:
Còn điều thứ hai mà bangtam củng không thể hiểu nổi là : b. Chấp tịnh, cho rằng "Chân lý của đạo Phật là chí tịnh, là không không".....Tứ Không Thiền."

Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính thưa các bậc trên trước !
Thiện-tri-thức, chớ nên nghe ta nói KHÔNG mà liền chấp KHÔNG. Trước nhất chớ chấp KHÔNG, nếu để tâm KHÔNG tĩnh tọa là lọt vào VÔ KÝ KHÔNG.
Thưa ! bangtam nghe và niệm : Nam-Mô cứu khổ, cứu nạn quảng đại linh cảm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Thì qua lời đức Lục-Tổ dạy như trên, thì bangtam đã hiểu thêm ra được vài điều. Là không phải đợi cho người tu có ý nghĩ hay hành động sai trái, mà chỉ cần chấp vào KHÔNG (VÔ KÝ KHÔNG) thì vẫn được phép gọi là TÀ ( TÀ ở đây là lệch hướng ).
Thưa, tiếp nữa là chữ Quảng Đại Linh Cảm đã chỉ rõ thêm về tự tánh của chư Phật và mình không khác!. Thưa! đương nhiên là bangtam dùng chữ Tự-Tánh trong lúc nầy đều bằng sự suy gẫm, chớ bangtam chưa hề Thấy Tánh, mà tất cả sự trình bày nầy, chỉ là nghe học và ráng nhớ mà thôi.
Quảng Đại Linh Cảm có phải chăng là chỉ cho cái Tâm rộng lớn bao trùm muôn vật, nên 1 người niệm danh hiệu đức Quán-Thế-Âm thì có 1 cảm ứng. Nhưng khắp thế giới, cả tỷ người đồng xưng niệm thì cả tỷ người cũng đồng thời được cảm ứng !!!.
Kính thưa ! Một lần nữa để chứng minh về TÂM không phải thanh tịnh trống không, mặc dù Chân- Tâm không lay động, nhưng cảm ứng vô biên. Dù Chân-Tâm vắng lặng, không hình tướng mà cảm ứng bao trùm muôn pháp...Vậy thì trước định lực (chơn tâm), chấp KHÔNG là lạc lối vậy.
Thưa, bangtam không biết bangtam suy gẫm như vầy có đúng như lời Tổ đã dạy không, nên vội trình bày hầu mong được bậc trên trước chỉ dạy thêm cho.

Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên