Chánh pháp và Tà pháp ?

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Mucdong tiên-sinh kính !
Xin Mucdong tiên-sinh giảng nghĩa hoặc thí dụ thêm cho bangtam được hiểu là tại sao : "b. Không tham dục lạc thế gian, được sự trợ giúp của Thiên Ma ..." là như thế nào vậy tiên-sinh ?
Còn điều thứ hai mà bangtam củng không thể hiểu nổi là : b. Chấp tịnh, cho rằng "Chân lý của đạo Phật là chí tịnh, là không không".....Tứ Không Thiền."
Thưa Mucdong, có phải là người tu (lầm lạc) như thế nầy thì sự tác ý dừng đứng, nên không còn biết phân biệt việc phải quấy, đúng sai gì nữa phải không ?
Hay Không Không là tâm không còn chấp trước mọi hoàn cảnh, về "ta" , về thích, ghét, vui, buồn v.v... nữa ?
Kính xin Mucdong vì chổ không hiểu của bangtam mà từ bi giảng rõ. bangtam xin thành kính biết ơn người.

Kính
bangtam


Kính chị bangtam ! Em xin chị đừng gọi em là "tiền bối", nếu chị gọi em là "hậu bối" thì em vui lắm !

Về câu hỏi trên thì xin phép cho em đăng lại nguyên văn :

[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/ThovaTe_zpse5716ba0.jpg"].





















.[/NEN]

1. Thô (dễ nhận ra)

a. Biết mình đã sai như không có can đảm sửa :


_ Ngày xưa có một tu sĩ mặc áo nâu tu theo những pháp môn Ngoại Đạo trên núi, chiến tranh bùng nổ, trên núi là chỗ dễ bị "ăn bom đạn", vị ấy di tản xuống một vùng đất (cù lao) gần thành phố thu đệ tử để dạy đạo, (Ông ăn trầu, và tự xưng mình là MẪU) đồng thời thu nhặt luôn những trẻ mồ côi giao cho mấy người nữ đệ tử chăm sóc (tạm gọi là ni cô). Chuyện này xảy ra trước năm 1975.

Người nữ đệ tử trưởng tràng này được "Mẫu" dòm thấu tiền kiếp (?) là đức Lục Tổ Huệ Năng (?), cho nên tự xưng mình là "Ông Sáu" (Sáu là Lục). Có thể do thấy mình cũng "dốt chữ" như đức Lục Tổ chăng ? Đức Lục Tổ "dốt chữ nhưng không dốt nghĩa", còn vị này thì ....."hết ý" !

Những đứa trẻ mồ côi năm xưa được cho học hành, sau này trở thành những vị Tỳ Kheo, tất cả đều phải lạy "Ông Sáu" cả. Trong Tăng đoàn Phật giáo xưa nay chưa bao giờ có chuyện Tăng Ni ở chung lộn trong một chùa như ở giáo phái này.

(Phó Tổng Quản Hắc phong và Mod Cầu Pháp đã gạch tên của nhóm này ra khỏi bảng Tin Tức.)

"b. Không tham dục lạc thế gian........."

Nhưng họ tham làm Tiên làm Thánh, cứu nhân độ thế và Thiên Ma được dịp giúp cho họ làm được những chuyện hiễn linh, cứu bệnh ngặt nghèo. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói những người này sau khi Thiên Ma không dựa vào họ nữa, thì ........(down) "cắm đầu xuống" như diều đứt dây mà thôi.

Còn điều thứ hai mà bangtam củng không thể hiểu nổi là : b. Chấp tịnh, cho rằng "Chân lý của đạo Phật là chí tịnh, là không không".....Tứ Không Thiền."

Đây là sự hiểu lầm của đa số những người con Phật muốn tìm Chân Lý. Riêng câu này thì không thể nói gọn được xin hẹn chị bangtam bài khác vậy.

Kính !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
bangtam đã viết:
Còn điều thứ hai mà bangtam củng không thể hiểu nổi là : b. Chấp tịnh, cho rằng "Chân lý của đạo Phật là chí tịnh, là không không".....Tứ Không Thiền."

Kính chị bangtam !

Câu trên chỉ là gói gọn mà thôi chớ thiệt ra, những lầm chấp vi tế khiến cho người học Phật dù theo đúng Chánh phái vẫn còn lầm để rồi cứ cắm đầu lạy Phật mà rốt cuộc lại thành Ma, thành đồ chúng của Thiên Ma; mà không phải đức Phật không nói trước.

Mục đồng xin mời chị và các vị Chân tu đọc lại 4 điều nhắn nhủ của đấng Từ Phụ, đó là 4 bệnh mà người tu Phật hay mắc phải, hết chấp Tác lại đến chấp mặc kệ, hết chấp thả lỏng thân tâm đến chấp dừng tâm, diệt tưởng.


[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/nhatgiatacbenh_zps15ed5dfb.jpg"].








































.[/NEN]

[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/nhigianhambenh_zps8726860b.jpg"].









































.[/NEN]
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính chị bangtam !

Câu trên chỉ là gói gọn mà thôi chớ thiệt ra, những lầm chấp vi tế khiến cho người học Phật dù theo đúng Chánh phái vẫn còn lầm để rồi cứ cắm đầu lạy Phật mà rốt cuộc lại thành Ma, thành đồ chúng của Thiên Ma; mà không phải đức Phật không nói trước.

Mục đồng xin mời chị và các vị Chân tu đọc lại 4 điều nhắn nhủ của đấng Từ Phụ, đó là 4 bệnh mà người tu Phật hay mắc phải, hết chấp Tác lại đến chấp mặc kệ, hết chấp thả lỏng thân tâm đến chấp dừng tâm, diệt tưởng.

[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/nhatgiatacbenh_zps15ed5dfb.jpg"].








































.[/NEN]

Kính anh Mục đồng !

Xin anh triễn khai thêm, vì sao "làm tất cả việc lành" lại là sai (theo câu Phật ngôn trên) ?

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83


Mục Đồng trích dẫn tóm lược bốn thứ bệnh: "tác, nhậm, chỉ, diệt" trong kinh Viên Giác, nên Ngọc Tuấn vì muốn lợi ích cho tất cả mọi người, yêu cầu Mục Đồng triển khai thêm cho rõ ràng để giúp người tu biết phương pháp dứt trừ bốn thứ bệnh ấy, theo lời dạy của đức Phật Thích Ca trong kinh Viên Giác. Tôi xin chép lại những ý tóm lược trong cuốn "Đại Thừa Yếu Lược" của cư sĩ Liên Hoa Tịnh Huệ, về "phương pháp chữa trị bốn bệnh" (trang 200-203), như sau:

Trong Kinh Viên Giác, đức Phật dạy chúng ta trong khi tu tập giáo pháp Đại Thừa, cần phải lưu ý để xa lìa bốn thứ bệnh sau đây:

1. Bệnh tác: Tu là phải hành hay tác. Đức Phật dạy: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý", nghĩa là không làm các việc dữ, nên làm các việc lành, giữ ý mình thanh tịnh.

Đúng vậy, đó là lời Phật dạy cho những người sơ cơ mới bước vào đạo. Nhưng đối với những tu sĩ Đại Thùa, Phật nói làm tất cả việc lành như thế là một căn bệnh cần phải dứt trừ, chữa trị cho dứt tận gốc. Muốn vậy chúng ta chỉ cần không chấp, không chấp mình làm, không chấp việc mình làm, không chấp kết quả mình đạt được. Chúng ta cũng vẫn phải làm theo lời Phật dạy như trên, nhưng làm theo tinh thần Ba la mật, có nghĩa là chúng ta Bố thí Ba la mật, có nghĩa là chúng ta không còn thấy người bố thí, kẻ thọ thí và vật bố thí (theo tôi hiểu là tam luân không tịch). Đó là phương thần dược để trị bệnh tác.

2. Bệnh nhậm (Nhậm là mặc kệ, bỏ liều): Người tu hành, vì không đủ ý chí dũng mãnh thường hay thối chuyển, nửa đường bỏ gánh, thường nghĩ rằng mình tu lâu năm mà không thấy đắc cái gì hết nên sanh tâm giải đãi, biếng nhác, phó mặc cho nghiệp lực, cho nhân duyên, không cần biết đến sanh tử, không tha thiết với Niết bàn nữa.

Đây là một căn bệnh nguy hiểm cần được sớm chữa trị. Người mắc bệnh nhậm, nên gần gũi thiện tri thức, các bạn đồng tu để nhờ họ củng cố thêm đức tin cho mình, giải rõ về mục đích tu hành và về Phật pháp. Vì chưa hiểu biết đúng Phật pháp, chưa xác định được mục đích tu hành, chưa ngộ được Phật tánh, nên chúng ta thường mắc bệnh nhậm này.

3. Bệnh chỉ: Là một căn bệnh mà người tu thường mắc phải. Chính chúng tôi cũng đã vô tình mắc phải bệnh này ròng rã trong gần hai mươi năm trời vì không được chân sư chỉ dạy. Bệnh này là một thứ bệnh mãn tính của Tiểu Thừa và ngoại đạo, chủ trương dứt trừ vọng niệm, không cho vọng niệm xẹt ra trong đầu mình, để tìm cái không, cái rỗng không. Đó là phương pháp lấy đá đè cỏ, cỏ vọng tâm, nhưng không có hiệu quả, vì khi đối pháp, gặp chuyện thì bao nhiêu chủng tử ngã, pháp, nằm im lìm tiềm phục bao nhiêu năm trong A lại da thức, đùng một cái nhảy vọt ra làm cho mình trở tay không kịp, khiến cho mình nổi cơn sóng gió, hờn giận lung tung. Thật là công dã tràng! Bao nhiêu năm tu tập cái không để rồi vẫn còn cái , cái có tham, sân, si...

"Thiện hữu nên khá rõ
Việc tu tập không khó
Nếu biết tận cội nguồn
Lìa bỏ pháp có, không
Liền đến bờ Đại giác
Không động cũng chẳng tịnh
Tịnh sa vào mê tánh
Động đưa lối ba đường
Bờ giác khó bước sang
Nên xa lìa lối ấy".
(Lời khuyên của Chân sư tôi)

Đức Phật trong các kinh điển luôn khuyên bảo các đệ tử nên tu Chỉ hay Định để lóng vọng tâm khiến cho tâm được thanh tịnh. Nhưng không phải vì đó mà chúng ta dứt trừ mọi thứ niệm chánh cũng như niệm tà, vọng niệm. Bồ tát Mã Minh, Tổ thứ mười hai bên Ấn Độ xiển dương pháp Vô niệm, pháp "niệm niệm bất ly Phật tánh", vì Phật tánh vốn vô tướng, vô niệm. Chỉ có cách nhớ tưởng chơn tâm, trì niệm các công đức của chơn tâm, lấy Từ Bi Hỷ Xả làm nơi nương tựa thì mới có thể dứt trừ bệnh chỉ.

4. Bệnh diệt: Bệnh này chủ yếu tìm cách dứt trừ phiền não, đạt tịch diệt vắng lặng tuyệt đối. Đó là cái bệnh trầm không thủ tịch, bệnh chìm đắm trong cái không, say đắm trong cái tịch diệt của hàng Nhị thừa, lấy tự lợi giải thoát làm mục tiêu tối hậu, chớ không phóng tầm mắt ra thế giới bên ngoài để cảm thấy lòng mình rung động trước nỗi khổ của chúng sanh và đồng loại, từ đó mới quyết tâm hiến mình cho công cuộc cứu nhân độ thế. Nên biết Viên Giác không phải là tịch diệt. Chư Phật và Bồ tát lúc nào cũng động, cũng ban rải tình thương, giúp đỡ muôn loài, các ngài động mà chẳng động, làm mà chẳng làm, vì tâm các ngài là chơn tâm, vô chướng ngại như hư không.

Chúng ta tu theo Bồ tát đạo, thực hành Bồ tát hạnh, tức là Phổ Hiền hạnh, luôn tìm mọi phương cách, mọi cơ hội, mọi phương tiện thiện xảo để độ sanh, sau đó mới nghĩ đến mình, như thế chúng ta mới mong dứt trừ bệnh diệt.

Đánh xong bài này mới nhớ lại hình như trước đây tôi đã có đăng lên diễn đàn rồi, mà nay không biết nó nằm ở đâu. Thôi đã trót thì trét, đã làm thì coi như không làm, vì lợi ích mọi người vậy.

Kính.
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính cám ơn bác Tuấn Tú đã góp bài !

Quả thật bài ấy rất hay, tuy nhiên Mục đồng cũng có vài tư kiến nữa cần bổ sung :

[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/vongthatbodetam_zps414febc1.jpg"].




















[/NEN]

Những kẻ học Phật chúng ta dầu bất cứ Tông Phái nào cũng đều lấy 3 chữ THƯỜNG HÀNH THIỆN làm nền tảng tu hành, điều này thật đúng đắn làm sao, nhưng nhà Phật cũng dạy thêm rằng : Làm tất cả nhưng cũng như chưa từng làm gì cả.

Cái tâm niệm "không nhận, không thấy phước đức hay công đức gì là thật, nhưng không vì thế mà vô cảm, mà buông xuôi không hành Thiện" là thái độ đúng đắn.

Và trên tất cả mọi đúng đắn là ĐỪNG QUÊN TÂM BỒ ĐỀ (nghĩa là cái phát nguyện ban đầu : "lấy chúng sinh làm đường đi, lấy sự Giác Ngộ Tuyệt Đối làm đích đến").

Kính !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/nhigianhambenh_zps8726860b.jpg"].









































.[/NEN]

2.
Bệnh nhậm (Nhậm là mặc kệ, bỏ liều): Người tu hành, vì không đủ ý chí
dũng mãnh thường hay thối chuyển, nửa đường bỏ gánh, thường nghĩ rằng mình tu
lâu năm mà không thấy đắc cái gì hết nên sanh tâm giải đãi, biếng nhác, phó mặc
cho nghiệp lực, cho nhân duyên, không cần biết đến sanh tử, không tha thiết với
Niết bàn nữa.

Đây là một căn bệnh nguy hiểm cần được sớm chữa trị. Người
mắc bệnh nhậm, nên gần gũi thiện tri thức, các bạn đồng tu để nhờ họ củng cố
thêm đức tin cho mình, giải rõ về mục đích tu hành và về Phật pháp. Vì chưa hiểu
biết đúng Phật pháp, chưa xác định được mục đích tu hành, chưa ngộ được Phật
tánh, nên chúng ta thường mắc bệnh nhậm này.




Kính anh Mục đồng !
Về bệnh Nhậm thì bài của bác Tuấn Tú cũng đã rất hay, nhưng N/T muốn biết anh có thể bổ sung gì thêm hay không ?
Kính !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63


Kính anh Mục đồng !
Về bệnh Nhậm thì bài của bác Tuấn Tú cũng đã rất hay, nhưng N/T muốn biết anh có thể bổ sung gì thêm hay không ?
Kính !
Kính anh Ngọc Tuấn !

Vâng, bài bác Tuấn Tú đăng rất hay, Mục đồng chỉ có thể kể về một "người thật việc thật" như sau :

_ Hắn có bằng đại học, làm việc kỹ thuật trong đài truyền hình, có lẻ tất cả sách viết về Thiền, Công Án không sách nào mà hắn chưa đọc.

Và hơn hẳn mọi người ở chỗ hắn "sống rất thực" như những gì hắn vốn có, thường hay "say sưa tới bến" và chưỡi thề như hít thở khí trời. Hắn tự cho mình mới là người "sống thật từng phút từng giây", và để bao che cho cung cách sống "vô tổ chức" hắn có cả một kho tàng công án về những chuyện "bình thường tâm thị đạo", hắn tự khen mình "sống như thế mới Thiền, còn những con mọt sách khác chỉ dám nói mà không dám sống".

Trời ơi ! chuyện công án Thiền thì "tùy bệnh mà dùng thuốc", với kẻ này thì thuốc kia hợp, với kẻ khác thì thì thuốc này hợp. Do vì hắn tự đọc sách Thiền, không Thầy chỉ dạy, cho nên cái hiểu lầm, cái thu hoạch sai, không ai dạy dỗ uốn nắn lại, khiến cho hắn cứ hồn nhiên, hiên ngang mà đi vào cõi Thần Quỷ.

Ai tai !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/tamgiachibenh_zps675cb1f2.jpg"].









































.[/NEN]

3. Bệnh chỉ: Là một căn bệnh mà người tu thường mắc phải. Chính chúng tôi cũng đã vô tình mắc phải bệnh này ròng rã trong gần hai mươi năm trời vì không được chân sư chỉ dạy. Bệnh này là một thứ bệnh mãn tính của Tiểu Thừa và ngoại đạo, chủ trương dứt trừ vọng niệm, không cho vọng niệm xẹt ra trong đầu mình, để tìm cái không, cái rỗng không. Đó là phương pháp lấy đá đè cỏ, cỏ vọng tâm, nhưng không có hiệu quả, vì khi đối pháp, gặp chuyện thì bao nhiêu chủng tử ngã, pháp, nằm im lìm tiềm phục bao nhiêu năm trong A lại da thức, đùng một cái nhảy vọt ra làm cho mình trở tay không kịp, khiến cho mình nổi cơn sóng gió, hờn giận lung tung. Thật là công dã tràng! Bao nhiêu năm tu tập cái không để rồi vẫn còn cái , cái có tham, sân, si...

"Thiện hữu nên khá rõ
Việc tu tập không khó
Nếu biết tận cội nguồn
Lìa bỏ pháp có, không
Liền đến bờ Đại giác
Không động cũng chẳng tịnh
Tịnh sa vào mê tánh
Động đưa lối ba đường
Bờ giác khó bước sang
Nên xa lìa lối ấy".
(Lời khuyên của Chân sư tôi)

Đức Phật trong các kinh điển luôn khuyên bảo các đệ tử nên tu Chỉ hay Định để lóng vọng tâm khiến cho tâm được thanh tịnh. Nhưng không phải vì đó mà chúng ta dứt trừ mọi thứ niệm chánh cũng như niệm tà, vọng niệm. Bồ tát Mã Minh, Tổ thứ mười hai bên Ấn Độ xiển dương pháp Vô niệm, pháp "niệm niệm bất ly Phật tánh", vì Phật tánh vốn vô tướng, vô niệm. Chỉ có cách nhớ tưởng chơn tâm, trì niệm các công đức của chơn tâm, lấy Từ Bi Hỷ Xả làm nơi nương tựa thì mới có thể dứt trừ bệnh chỉ.
.......
.

Kính anh Mục Đồng ! Anh có thể nói thêm điều gì về Bệnh Chỉ này hay không ? Chúng em chờ nghe tiếp.

Kính !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính anh Mục Đồng ! Anh có thể nói thêm điều gì về Bệnh Chỉ này hay không ? Chúng em chờ nghe tiếp.

Kính !


Cám ơn bạn Ngọc Tuấn !

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Trong cuộc sống xô bồ hỗn loạn này, vô số chuyện làm cho chúng ta bị quay cuồng, rối rắm, căng thẳng thần kinh; những lo lắng, phiền muộn đã gặm nhắm tuổi Xuân của chúng ta _ những con người của thời đại @.

Và thật là cần thiết biết bao nhiêu khi “quẳng” hết chúng đi để được bình thản trở lại, tâm hồn tươi nhuận, sức khỏe ổn định là “cái được” thấy rõ ràng trước mắt. Các Thiền đường đã đáp ứng nhu cầu đó của con người, rất nhiều người không cần phải là Phật tử cũng tham gia ngồi Thiền.

Ngày nay ai cũng nghĩ là Thiền chính là dừng đứng “Sự lải nhải” bất tận của những bận bịu, lo toan, dục vọng, ……

Dĩ nhiên chúng ta vô cùng sung sướng khi chặn đứng được mọi “cái linh tinh” trong đầu, để được sống trong yên lặng.

Đó là chưa nói đến bằng vào sự “dọn trống tâm tư” chúng ta còn có thể được thành tựu những điều huyền bí mà chúng ta mong đợi nữa _ có thể là những thần thông hay chứng đắc quả vị gì gì đó nữa (?)

Vâng ! Những kết quả của Nhân Thiên Thừa có thể xảy ra, nếu bạn định được tâm. Nhưng ……đây chỉ là “khúc dạo đầu” căn bản để bước vào đường tu, chứ không phải là “điều kiện ắt có và đủ” cho người tu Phật.

Điều này trở nên sai trái khi một Phật tử (Nhà sư, Thiền sư, Ẫn sĩ) lánh trần tìm vào chốn thâm sơn cùng cốc để ngồi Thiền (cho không bị quấy rầy, để dễ tập trung tâm ý).

Xin mời các bạn thưởng thức lại giai thoại "Mài gạch làm gương" giữa Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng và Mã Tổ Đạo Nhất :
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Trong truyền thuyết, Mã Tổ thiền sư là người có vóc hình khôi vũ “Ngó như hổ, đi như trâu, lưỡi thè khỏi mũi, chân đạp thành chữ”. Khi ngài còn là môn hạ của Hoài Nhượng hằng ngày đều rất tinh cần và thường ngồi xếp bằng tham thiền nhập định. Mãi đến một hôm, Hoài Nhượng thiền sư hỏi Mã Tổ:
“Ngươi làm gì đó?”
“Ngồi thiền mà!”
“Tại sao phải ngồi thiền?”
“Vì muốn thành Phật”.

Hoài Nhượng thiền sư nghe câu trả lời của Mã Tổ, liền ngồi xuống bên cạnh Mã Tổ, tiếp đó ngài nhặt những thớt gạch chất kế bên chân chẳng nói chẳng năng gì, cứ cắm cúi mài gạch trên đá.

Trông thấy cử chỉ quái gở của sư phụ, Mã Tổ giật mình hỏi:

“Sư phụ! Ngài làm gì thế?”
“Mài gạch”.
“Tại sao mài gạch?”
“Vì muốn mài gạch thành gương soi”.
“Nhưng bạch sư phụ! gạch có mài thế nào cũng không thể thành kiếng gương được!”
“Ồ, vậy sao? Nếu ngươi hiểu rõ đạo lý này, tại sao ngươi còn muốn ngồi thiền để thành Phật? Tọa thiền cũng không thể thành Phật đâu!”
Mã Tổ nhất thời đã không lời đáp lại.

Một lát sau, Mã Tổ lại thỉnh giáo với Hoài Nhượng thiền sư:
“Đệ tử phải làm thế nào?”
“Một người đang khiển xe bò, xe bò bất động, theo ngươi nên dùng roi đánh xe, hay dùng roi đánh bò?”

Mã Tổ hoát nhiên tức khắc đại ngộ. Nguyên là mình cứ mãi làm công việc lấy roi đánh xe, một hành vi xuẩn ngốc. Cũng nhờ cơ duyên này mà sau đó Mã Tổ đã kế thừa y bát của Hoài Nhượng.



http://tuvien.com/to_su_thien/show.php?get=1&id=buocvaothiencanh2-04
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính anh Mục đồng !
"Gạch không thể mài làm gương" cái này thì em hiểu, còn ngồi Thiền vì sao lại không thành Phật được thì em không hiểu.
Kinh nói "nhơn Giới sanh Định, nhơn Định sanh Huệ", nếu ta không ngồi Thiền để định tâm thì liệu Huệ có tự sinh hay không ?
Huệ không sinh thì có thể Giác Ngộ được hay không ? em chưa nghe nói Phật không có Tuệ giác.
Xin anh giải chỗ này cho em rõ.
Kính !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính anh Mục đồng !
"Gạch không thể mài làm gương" cái này thì em hiểu, còn ngồi Thiền vì sao lại không thành Phật được thì em không hiểu.
Kinh nói "nhơn Giới sanh Định, nhơn Định sanh Huệ", nếu ta không ngồi Thiền để định tâm thì liệu Huệ có tự sinh hay không ?
Huệ không sinh thì có thể Giác Ngộ được hay không ? em chưa nghe nói Phật không có Tuệ giác.
Xin anh giải chỗ này cho em rõ.
Kính !
Chào bạn Ngọc Tuấn !

Nhơn Định sanh Huệ là :

Trong công phu Thiền Định có 2 bước, bước đầu là Chỉ _ tức là làm cho tâm vắng lặng, cột tâm vào một chỗ _ bước thứ 2 là Quán; chính tu Quán mới phát sanh Trí Huệ, chớ không phải CHỈ (dừng đứng tâm ý).

Người không biết cứ cột tâm một chỗ, dừng đứng mọi tạp niệm thì có thể Nhập Thiền (có nhiều trình độ Nhập Thiền khác nhau) nhưng kể cả Nhập Đại Định cũng không phát sanh Trí Huệ được, chỉ có kèm theo Thiền Quán thì mới phát sanh Trí Huệ.

Cái Trí Huệ mà do có tu Quán mới có thì vẫn là cái Trí Huệ phàm phu vì còn cần có điều kiện để sanh (thì nó cũng sẽ theo duyên mà diệt nếu hành giả thối thất tâm Bồ đề, hay do vì một lý do nào khác, gặp Ma Đăng Già chẳng hạn). Đây là loại Trí có dũa có mài mới sáng mới bóng. Là cái Trí "thứ phát" chứ không phải cái Trí "nguyên phát".

Chư Phật, Chư Đại Bồ tát có Tuệ Giác là cái Trí Bát Nhã, Trí Vô Sư, Trí "nguyên phát" (chứ không phải "thứ phát"). Cái này thì không cần phải Chỉ hay Quán gì cả.

Bạn có nhớ chăng đức Lục Tổ Huệ Năng 16 năm trời ở chung lộn với đám thợ săn, Ngài không có "thuyền bè" gì hết mà Trí Bát Nhã tự hiễn lộ để cho Ngài phát biểu rằng :"Tâm bình hà lao trì Giới, Hạnh trực hà dụng tu Thiền". Đây là Ngài nói thiệt theo như kinh nghiệm tu chứng của Ngài, Ngài không có thọ giới, giữ giới, tu Thiền gì cả mà Trí Bát Nhã tự sanh.

Sau này chư Tổ cũng thế, các Ngài không phản đối tu Thiền Định, nhưng các Ngài muốn phá cái chấp Tịnh, tưởng lầm rằng Chân Lý Phật pháp chỉ "một màu Tịnh Thanh"; không đâu, Chân lý Phật pháp vượt lên trên mọi Động Tịnh, Thanh Trược (nếu còn trong giới hạn Động Tịnh, Thanh Trược thì còn trong tuồng Mê của các cảnh Trời, của Thiên đạo).

Đạo Phật không kích bác Ngoại Đạo, nhưng phải nói rành rọt để dìu Phật tử vượt lên những tầm cao như bản chất thực của đạo Phật, không nên hiểu lầm rằng đạo Phật cũng như Ngoại đạo, đạo nào cũng dạy những điều na ná như nhau hết.

 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Cám ơn anh Mục đồng !
Anh ơi ! Thế gian vẫn thường dùng bùa chú, Mật Tông cũng dùng bùa chú; tại sao bùa chú thế gian thì gọi là Tà đạo, mà bùa chú Mật Tông thì gọi là Chánh pháp ?
Kính !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Cám ơn anh Mục đồng !
Anh ơi ! Thế gian vẫn thường dùng bùa chú, Mật Tông cũng dùng bùa chú; tại sao bùa chú thế gian thì gọi là Tà đạo, mà bùa chú Mật Tông thì gọi là Chánh pháp ?
Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

Trước đây M/đ đã có bài này :


[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/kediendao_zpsf64b8e64.jpg"].



















.[/NEN]

Những bùa chú của Ngoại Đạo nhằm phục vụ cho những dục vọng thế gian, những Tham Sân Si Hỉ Nộ Ái Ố của kẻ Vô minh thì như con tằm nhả tơ để tự trói mình cho nên gọi là Tà pháp.

Những Mật ngữ, Tantra của Mật Tông nhằm kích thích làm sống dậy những huyền năng tiềm ẫn của hành giả, giúp cho hành giả có thể phá vở vỏ bọc mà thoát ra như "ve sầu thoát xác", là phương tiện của Chân Như để từng bước dìu hành giả lên bờ Giác nên là Chánh pháp.

Tóm lại Chánh hay Tà là do định hướng tu hành của hành giả. Nếu nhằm phục vụ cho Bản Ngã, cho Mê Lầm thì là Tà; còn vì chúng sinh mà tu, vì Giải Thoát rốt ráo mà mà hành, vì Chân Lý Tuyệt đối mà phụng sự thì là Chánh.


 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
[NEN="http://i1279.photobucket.com/albums/y521/muc_dong/tugiadietbenh_zpsa9c0e710.jpg"].









































.[/NEN]

Tuấn Tú đã viết:
4. Bệnh diệt: Bệnh này chủ yếu tìm cách dứt trừ phiền não, đạt tịch diệt vắng lặng tuyệt đối. Đó là cái bệnh trầm không thủ tịch, bệnh chìm đắm trong cái không, say đắm trong cái tịch diệt của hàng Nhị thừa, lấy tự lợi giải thoát làm mục tiêu tối hậu, chớ không phóng tầm mắt ra thế giới bên ngoài để cảm thấy lòng mình rung động trước nỗi khổ của chúng sanh và đồng loại, từ đó mới quyết tâm hiến mình cho công cuộc cứu nhân độ thế. Nên biết Viên Giác không phải là tịch diệt. Chư Phật và Bồ tát lúc nào cũng động, cũng ban rải tình thương, giúp đỡ muôn loài, các ngài động mà chẳng động, làm mà chẳng làm, vì tâm các ngài là chơn tâm, vô chướng ngại như hư không.

Chúng ta tu theo Bồ tát đạo, thực hành Bồ tát hạnh,
tức là Phổ Hiền hạnh, luôn tìm mọi phương cách, mọi cơ hội, mọi phương tiện thiện xảo để độ sanh, sau đó mới nghĩ đến mình, như thế chúng ta mới mong dứt trừ bệnh diệt.

Kính anh Mục đồng !
Xin anh triễn khai thêm về bệnh Diệt.
Kính !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính anh Mục đồng !
Xin anh triễn khai thêm về bệnh Diệt.
Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

Bài của bác Tuấn Tú trích đăng cũng đầy đủ lắm rồi, mà bạn còn muốn "không tha" cho Mục đồng hay sao ?!

Nhưng cũng cám ơn bạn đã kích thích suy tư cho tất cả chúng ta.

Thưa quý đạo hữu !

Một nguyên tắc xuyên suốt các Tông phái Phật giáo là TRỪ SẠCH PHÀM THÌ THÀNH THÁNH (Giải Thoát), nhưng TRỪ SẠCH PHÀM không có nghĩa là TUYỆT DIỆT tình cảm cá nhân đến "tro lạnh cây khô" như câu chuyện :

Bà già đốt am trong 101 chuyện Thiền (Góp nhặt cát đá):

Có bà lão nhiều đạo tâm, cất ngôi tịnh am lo đầy đủ tứ sự cúng dường ủng hộ một vị sư tham thiền tu niệm. Qua hai chục năm, một hôm bà lão dặn bảo cô con gái rằng:

_ Bữa nay, sau khi đem cơm cho sư thọ trai xong, con thừa lúc bất ngờ ôm ngay sư mà hỏi:_ "Lúc này như thế nào?" Sư trả lời ra sao, con về đây thuật lại cho mẹ rõ !

Cô con gái y như lời, ôm sư gạn hỏi.
Sư đáp:

- Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí.
(ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, lại ở vào ba tháng mùa đông, tìm một chút hơi ấm cũng không có)

Cô con gái trở về thuật lại, lão bà không vui, bảo:

- Thật uổng công ta hai mươi năm lo lắng, không ngờ chỉ ủng hộ một kẻ phàm phu!"

Nói xong, lão bà ra đuổi nhà sư đi, rồi châm lửa đốt luôn cái am.


http://www.diendanphatphap.com/dien...n-về-tác-phẫm-quot-Góp-nhặt-cát-đá-quot/page6

Trong Đại Trí độ Luận có ghi :

....... Hỏi: Vì sao Bồ tát nhẫn nhục, phá phiền não mà vẫn không đoạn tận kiết sử ?

....... Đáp: Vì Bồ tát muốn lưu hoặc để độ sanh. Nếu đoạn tận kiết sử, vào A- la- hán Đạo thì sẽ như người bị bại chân, chẳng thể đi xa ngàn dặm được, chẳng thể thành tựu "tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn" được.

http://www.diendanphatphap.com/dien...671-LUẬN-ĐẠI-TRÍ-ĐỘ-Lược...&p=80892#post80892

Vì sao không "đoạn tận kiết sử" ?

1. Kể từ năm 1979 bệnh đậu mùa trên thế giới đã không còn, nhưng "chủng tử" của bệnh này (virus Variola major và Variola minor) hiện vẫn còn được các nhà khoa học bảo quản, để giữ nguồn gen, để phục vụ nghiên cứu khoa học.

2. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, đức Lục Tổ có làm bài Vô Tướng tụng, trong đó có câu :

Ứ nê định sinh hồng liên.
Khổ khẩu tức thị lương dược,
Nghịch nhĩ tất thị trung ngôn.
Cải qúa tất sanh trí huệ.....


Tạm dịch :

Chốn bùn đọng sen hồng mới tốt
Thuốc đắng lòng vốn thiệt thuốc hay,
Lời trái tai khuyên ai trân trọng,
Tự sửa mình, trí huệ bừng lên.....


3. Trong một Kinh khác (M/đ quên tên Kinh rồi, vị nào có nhớ thì xin bổ sung dùm !) đức Phật có nói "Nơi gò nỗng cao ráo thì Sen không thể mọc được" (Chính bùn lầy lại là chất liệu bổ dưỡng cho Sen).

4. Công cụ bứng TẬN GỐC VÔ MINH là Trí Tuệ, cho nên không cần phải tuyệt diệt phiền não mà phải ngay nơi phiền não chúng ta thấy được cái bản chất hư huyễn của các pháp THÌ MỚI GỌI LÀ SẠCH PHÀM được.

5. Đây cũng là lý do mà đức Phật đã "nặng lời" quở hàng Nhị Thừa là "CHỒI KHÔ MỘNG LÉP".

Kính !

 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/unedinhsanhhonglien_zpsac0200fa.jpg"].



































....[/NEN]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên