Điều khác biệt giữa Phật đạo và Ngoại Đạo

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63

Người tự độ cầu thêm Phật độ
Như nước xuôi gặp gió thuận chiều
Đường về chóng biết bao nhiêu
Được hai sức độ mau siêu phàm trần.
Vẫn chưa hiểu bốn câu thơ đã nói, mà câu đầu, tôi nào có nói là không tin "tha lực" của Phật Di Đà bao giờ đâu. Những ví dụ thực tế trên người chăn trâu và con trâu đã chứng minh điều đó (tự lực và tha lực) luôn đi đôi với nhau như hình và bóng.

Ở đây tôi không nói là Nam Tông hay Bắc Tông để tránh phân biệt (mặc dù là tôi tu theo Tịnh Độ). Cháu còn cái tâm "kỳ thị, phân biệt" cộng thêm mấy cái lý luận của ngoại đạo vào để làm luận giải cho kiến hoặc của mình à!

Hãy quán xét lại thân tâm mình từ lúc mới sanh cho đến lúc là "Mục Đồng" thì hiểu rõ luôn luôn có "tự lực và tha lực" theo nhau như hình với bóng đấy! Hãy là Phật tử chân chánh đừng có đem cái thuyết "nhiệt hạch, nhiệt năng" gì đó vào đây nhé! Hãy nói là là "Nhân duyên" hay "Duyên sinh" nhé!

Kính bác Tuấn Tú !

Theo bác "Thế nào là Lý Luận của Ngoại Đạo ?"

Đâu là điểm khác biệt RÕ RỆT NHẤT giữa Ngoại Đạo và Phật Đạo ?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Mục Đồng thân ốm yếu
Cầm roi quất trâu to
Khác gì Don Kixote
Cầm gươm chém quạt gió.
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Xin cám ơn Các Mod box Tịnh Tông đã tách câu hỏi này ra khỏi "Thắc mắc và Thảo Luận Tịnh độ Tông".

Kính bác Tuấn Tú !

Vậy là bác đã tùy tiện phê phán những điều Mục Đồng nói là "lý luận của Ngoại Đạo". Bây giờ cháu hỏi lại "Lý luận của Ngoại Đạo là lý luận như thế nào?" thì bác không trả lời được.

Chuyện bác nói "Mục đồng thế này thế khác" không quan trọng, quan trọng là chúng ta cần phải xác lập lại CHÁNH TÍN.

Kính tất cả quý tiền bối !

Mặc dầu hiện tại TOÀN THỂ PHÁP GIỚI ĐỀU NẰM TRONG THỂ CHÂN NHƯ THƯỜNG HẰNG MÀ PHẬT GIÁO TUYÊN THUYẾT (dĩ nhiên là có luôn tất cả các Giáo Phái Ngoại Đạo).

Mặc dầu rằng những tư tưởng Ngoại Đạo chỉ là sự lầm lẫn nhất thời của chúng sinh vô minh. Rồi tất cả những Vô minh này sẽ được xóa sạch, tất cả Ngoại đạo rồi sẽ đi vào "quỷ đạo" HÀNH TRÌNH CHÂN LÝ (chữ "quỷ" này không phải là Ma Quỷ mà là LỘ TRÌNH, ĐƯỜNG LỐI).

Nhưng đức Phật vẫn phải nói phân biệt cho Phật tử chúng ta "cái này đúng cái này sai, suy nghĩ như vậy là Mê lầm, Mê lầm thì sẽ không bao giờ đi đến Chân Lý được".

Vì muốn cho Phật tử chúng ta từ Mê đến Tỉnh, mà đức Phật chê trách Ngoại Đạo Tà Kiến, chớ không phải đạo Phật có "tâm hơn thua" với Ngoại đạo.

1. Thế nào là Ngoại đạo ?

Từ "NGOẠI ĐẠO" này được đạo Phật chỉ chung cho tất cả các cách tu hành chỉ nhằm phát triễn CÁI TÔI.

Lầm nhận CÁI TÔI là một thực thể _ hoặc nhỏ, hoặc to, hoặc yếu đuối, hoặc hoành tráng tuyệt vời (như những vị Thiên đế), hoặc xấu xí nhỏ nhen (như trùng bọ) hoặc có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp như Chuyển Luân Thánh Vương. Tất cả những sự LẦM nhận ấy đều nhốt chặt chúng ta trong Sanh Tử Luân Hồi.

Xin mời các bác xem bức ảnh này :

m%C3%A2y7.JPG

Có thật có một nhân vật nào trên mây hay không ? Thưa không !

Có thật có một đám mây mỹ miều hay không ? Thưa không !

Chỉ là hình ảnh nhất thời giả hiện, 5 phút sau chúng ta dòm lại thì rõ ràng "mọi hình ảnh vọng thấy đã không còn".

Mục đồng lấy hình ảnh đám mây thì mọi người dễ nhận ra CÁI VÔ NGÃ của đám mây, nhưng CÁI TÔI của chúng ta thì do tích tập mê lầm từ vạn thuở cho nên nó đã "tinh luyện thành một khối" RẤT KHÓ CÔNG PHÁ cho nó trở lại KHÔNG LÀ GÌ HẾT.

Những vị Trời, Thiên Đế, Đại Phạm, ......v....v... là gì ? Là những chúng sinh vô minh KIÊN CỐ CHẤP NGÃ.

Tất cả những lý thuyết, đường lối tu tập chỉ nhằm làm "phình to CÁI NGÃ" đều được Phật pháp định danh là Ngoại Đạo.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Xin cám ơn Các Mod box Tịnh Tông đã tách câu hỏi này ra khỏi "Thắc mắc và Thảo Luận Tịnh độ Tông".

Kính bác Tuấn Tú !

Vậy là bác đã tùy tiện phê phán những điều Mục Đồng nói là "lý luận của Ngoại Đạo". Bây giờ cháu hỏi lại "Lý luận của Ngoại Đạo là lý luận như thế nào?" thì bác không trả lời được.

Chuyện bác nói "Mục đồng thế này thế khác" không quan trọng, quan trọng là chúng ta cần phải xác lập lại CHÁNH TÍN.

Kính tất cả quý tiền bối !

Mặc dầu hiện tại TOÀN THỂ PHÁP GIỚI ĐỀU NẰM TRONG THỂ CHÂN NHƯ THƯỜNG HẰNG MÀ PHẬT GIÁO TUYÊN THUYẾT (dĩ nhiên là có luôn tất cả các Giáo Phái Ngoại Đạo).

Mặc dầu rằng những tư tưởng Ngoại Đạo chỉ là sự lầm lẫn nhất thời của chúng sinh vô minh. Rồi tất cả những Vô minh này sẽ được xóa sạch, tất cả Ngoại đạo rồi sẽ đi vào "quỷ đạo" HÀNH TRÌNH CHÂN LÝ (chữ "quỷ" này không phải là Ma Quỷ mà là LỘ TRÌNH, ĐƯỜNG LỐI).

Nhưng đức Phật vẫn phải nói phân biệt cho Phật tử chúng ta "cái này đúng cái này sai, suy nghĩ như vậy là Mê lầm, Mê lầm thì sẽ không bao giờ đi đến Chân Lý được".

Vì muốn cho Phật tử chúng ta từ Mê đến Tỉnh, mà đức Phật chê trách Ngoại Đạo Tà Kiến, chớ không phải đạo Phật có "tâm hơn thua" với Ngoại đạo.

1. Thế nào là Ngoại đạo ?

Từ "NGOẠI ĐẠO" này được đạo Phật chỉ chung cho tất cả các cách tu hành chỉ nhằm phát triễn CÁI TÔI.

Lầm nhận CÁI TÔI là một thực thể _ hoặc nhỏ, hoặc to, hoặc yếu đuối, hoặc hoành tráng tuyệt vời (như những vị Thiên đế), hoặc xấu xí nhỏ nhen (như trùng bọ) hoặc có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp như Chuyển Luân Thánh Vương. Tất cả những sự LẦM nhận ấy đều nhốt chặt chúng ta trong Sanh Tử Luân Hồi.

Xin mời các bác xem bức ảnh này :

m%C3%A2y7.JPG

Có thật có một nhân vật nào trên mây hay không ? Thưa không !

Có thật có một đám mây mỹ miều hay không ? Thưa không !

Chỉ là hình ảnh nhất thời giả hiện, 5 phút sau chúng ta dòm lại thì rõ ràng "mọi hình ảnh vọng thấy đã không còn".

Mục đồng lấy hình ảnh đám mây thì mọi người dễ nhận ra CÁI VÔ NGÃ của đám mây, nhưng CÁI TÔI của chúng ta thì do tích tập mê lầm từ vạn thuở cho nên nó đã "tinh luyện thành một khối" RẤT KHÓ CÔNG PHÁ cho nó trở lại KHÔNG LÀ GÌ HẾT.

Những vị Trời, Thiên Đế, Đại Phạm, ......v....v... là gì ? Là những chúng sinh vô minh KIÊN CỐ CHẤP NGÃ.

Tất cả những lý thuyết, đường lối tu tập chỉ nhằm làm "phình to CÁI NGÃ" đều được Phật pháp định danh là Ngoại Đạo.

Đúng vậy, tôi không trả lời được vì tôi không biết những điều Mục Đồng đã viết. Tôi chỉ biết như thế này:

- Cỏ trong tâm của Mục Đồng, trâu ăn chẳng hết, sao lại trồng thêm cỏ trên trời vào tâm, dù cho Ngưu Ma Vương có xuống cũng chẳng tiêu hóa nổi!

Bữa nay làm việc nhiều rồi, đi ngủ đây, mai có hứng sẽ vào tiếp chuyện cho vui! Còn nếu chán cách viết của tôi thì đành vậy, xin kiếu!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Đâu là điểm khác biệt RÕ RỆT NHẤT giữa Ngoại Đạo và Phật Đạo ?

Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->d/đ thấy trong kinh Đại Bát Niết Bàn có hai đoạn kinh có thể giúp chúng ta phân biệt sự sai khác giữa Phật đạo và ngoại đạo.

Trong phẩm Trường Thọ - ngài Ca Diếp thưa cùng đức Phật :

Ca-Diếp Bồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữa xuất-thế-pháp cùng thế pháp ? Như lời Phật dạy : Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đời cũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường, không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường, Vi-Trần cũng thường.

Nếu nói Như-Lai là pháp thường trụ, cớ sao Như-lai chẳng thường hiện nơi đời ? Nếu không thường hiện nơi đời thời có khác gì nghĩa thường của thế gian . Vì Phạm-Thiên nhẫn đếùn vi trần cũng chẳng hiện”.

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ . Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.

Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết đưc. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn k thit họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ.


http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-60_5-50_6-2_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Vì khi hỏi về sự sai khác giữa pháp thế gian và pháp xuất thế của Như Lai mà ngài Ca Diếp Bồ tát lại so sánh lời người đời nói về thường của Phạm Thiên với pháp thường trụ của Như Lai. Nên điều này cho chúng ta biết pháp thế gian là pháp của Phạm Thiên.

Còn trong ẩn dụ thì “phàm phu” trộm pháp của Như Lai - như bọn cướp đoạt bầy bò. Và vì hạng phàm phu này nói Ngã hoặc Phạm Thiên, Tự Tại Thiên (cõi của thiên ma Ba Tuần) nhẫn đến Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Thiên chính là Niết bàn kỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết bàn. Cho nên Phạm Thiên, ma vương Ba Tuần và các vị trời - là nhóm trộm pháp (xuất thế) của Như Lai. Và vì trộm pháp nên chẳng giải thuyết được. Do chẳng giải thuyết được nên đã tu sai. Do tu sai nên tưởng là đã được giải thoát. Nhưng kỳ thiệt Phạm Thiên, ma vương Ba Tuần và tất cả các vị trời khác - đều chẳng được giải thoát Niết bàn.


Trong phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói :
Lại nầy Thiện nam tử ! Đạo có ba : Thượng, trung, hạ.

Đạo bực hạ là Phạm thiên vô thường nhận lầm là thường. Đạo bực thượng là sanh tử vô thường nhận lầm là thường. Tam Bảo là thường chấp là vô thường. Cớ gì gọi là bực thượng ? Vì có thể đặng vô thượng Bồ Đề.

Đạo bực trung gọi là đệ nhứt nghĩa không : Vô thường thấy là vô thường, thường thấy là thường. Đệ nhứt nghĩa không chẳng gọi là hạ, vì tất cả phàm phu không thể được, lại chẳng gọi là bực thượng, vì chính đây là thượng. Đạo của chư Phật Bồ Tát tu hành chẳng phải thượng chẳng phải hạ nên gọi là trung đạo.


http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-2_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nếu do có thể đặng đạo Vô thượng Bồ đề mà gọi là đạo bực thượng. Thì có nghĩa là tu theo đạo bực hạ của Phạm Thiên (thuận theo lời đức Phật giảng về pháp thế gian) sẽ không đạt được Vô thượng Bồ đề.

Sở dĩ tu theo pháp của Phạm Thiên không đạt được Vô thượng Bồ đề là vì Phạm Thiên tu sai Phật pháp. Và do vì tu chung một pháp - mà lại có tu sai tu đúng - nên mới có danh từ Phật đạo và ngoại đạo. Phật đạo là tu đúng Phật Pháp. Ngoại đạo là tu sai Phật Pháp.

Tu đúng Phật Pháp là hướng về thoát sanh tử. Còn ngoại đạo thì tu thuận theo pháp thế gian - mong cầu sanh về các cõi trời. Đức Phật Thích Ca sở dĩ giảng nói về pháp thế gian - là vì chúng ta đang còn trong vòng sanh tử. Cho nên, đức Phật giảng nói về pháp thế gian - là để chúng ta tránh chứ không phải để tu thuận theo.


Nhưng điều chúng ta cần nên lưu ý - là Phạm Thiên, ma vương Ba Tuần và các vị trời khác - tuy chưa được giải thoát Niết bàn (vì tu sai pháp) nhưng lại hiểu lầm mình đã đạt được. Cho nên, người tu theo pháp của Phạm Thiên cũng hiểu lầm mình tu pháp thoát sanh tử.

chẳng giải thuyết được cũng có hai trường hợp :
………-- vì bất khả tư nghì nên - không thể giải thuyết
………-- vì không có phương tiện nên - không biết cách giải thuyết

d/đ thì hiểu như vậy. Các Bạn hãy tự mình suy ngẫm... d/đ chỉ gợi ý... và có thể giải thích cho rõ hơn ... nhưng không tranh luận
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
2. Lý luận của Ngoại Đạo :

Kính các bác, các tiền bối ! Hôm nay M/đ xin nói về "Lý Luận của Ngoại đạo" :

Thật ra lý luận của Ngoại Đạo thì muôn vàn, không thể kể hết, nhưng tựu trung chỉ có 2 khuynh hướng :

.........1._ Đoạn kiến :

Những môn phái chủ trương "chết là hết", không có thế giới nào khác ngoài thế giới hiện tại, không có báo ứng nhân quả chi cả. Đại diện cho nhóm này là phái A-kì-đa Sí-xá-khâm-bà-la _ zh. 阿耆多翅舍欽婆羅, pi. ajita-kesakambarin _ Ajita- kesakhamboda.

Ngày nay là những nhóm Hiện sinh, nhóm Vô Thần, .....v......v......

Phật tử chúng ta hầu như không ai LẦM nhóm này cả, nên chúng ta sẽ không mất thì giờ nói về họ.

.........2._ Thường kiến :

Những môn phái chủ trương Linh Hồn bất tử, cuộc sống bên kia thế giới _ Thiên Đàng _ mới là cuộc sống thật, là chỗ nương về của tất cả chúng sinh.

Chính Giáo phái Lõa thể _ 尼乾陀若提子 _ NI-KIỀN-ÐÀ NHÃ-ÐỀ TỬ : gọi tắt là NI-KIỀN TỬ _ Nigrantha Jnatiputra _ có chỗ gọi là Kỳ Na giáo _ lại là tích cực (cực đoan) nhất trong tất cả các Giáo Phái Thường kiến.

___________

Kính các bác, đối với những nhóm Vô Thần, Duy Vật, đa phần Phật tử chúng ta không ai lầm hết, nhưng một điều đáng buồn là đối với chủ trương THƯỜNG KIẾN thì đa số Phật tử lại "mờ ớ, nhập nhằng", trong đó có cả những vị lảnh đạo một Tông phái Phật Giáo (như Hòa Thượng Tịnh Không đã tuyên bố ngay tại Tịnh Tông Học Hội : "Cái Linh hồn của chúng ta bất tử, dù có đi đâu làm gì đi chăng nữa nó cũng sẽ không hề mất cho đến khi thành Phật").
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18748-Thỉnh-ý-Admin-!&p=70200&langid=1

Người lảnh đạo mấy triệu tín đồ Tịnh Tông mà còn hiểu lầm Phật pháp một cách tai hại như thế thì bảo sao người bình dân có được CHÍNH KIẾN về Phật pháp.

Hiện tại đã có rất nhiều Phật tử (kể cả một vài vị lảnh đạo Tông phái) THÂN QUY Y PHẬT, NHƯNG TÂM HƯỚNG THEO NGOẠI ĐẠO. Đây là điều đáng buồn mà ngày xưa Ngài A Nan đã nằm mơ thấy trước "SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC" (chính vòi bọ trong bụng sư tử GIẾT sư tử).

Kính nhắc.
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
3. Lý luận của Phật Đạo :

......A. CƠ BẢN (Giáo trình cấp 1) :

Tất cả Trời Người trong cõi trần hoàn này đều MÊ LẦM về con người thật của mình, đó là chủ thể TÔI _ TA _ NGÃ.

Từ ngày sinh ra ta đã bị "dính" vào một cái thân xác (Sắc), rồi những cảm giác đói no nóng lạnh (Thọ) của các xác ấy do tương tác với ngoại cảnh đã lần khẳng định ranh giới giữa Ta và không phải Ta. Lần có trí thì TƯỞNG UẨN triễn khai, rồi HÀNH UẨN, THỨC UẨN định hình.

Đạo Phật gọi chung là Ngũ Uẩn (năm món ngăn che sự thật _ cái sự thật trống rổng, vô nghĩa về TA).

Đạo Phật chỉ nhằm Giác Ngộ cho chúng ta rằng KHÔNG THỰC SỰ CÓ TA trong cơn mê này.

Điều này là ĐẠO ĐẾ (trong Tứ Diệu Đế) là CHÍNH KIẾN (trong Bát Chánh Đạo).
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Đạo Phật chỉ nhằm Giác Ngộ cho chúng ta rằng KHÔNG THỰC SỰ CÓ TA trong cơn mê này.

Điều này là ĐẠO ĐẾ (trong Tứ Diệu Đế) là CHÍNH KIẾN (trong Bát Chánh Đạo).

Hoatihon xin tán thán câu phát biểu của anh Mục đồng !

Quả vậy Kinh Pháp cú câu 221 đức Phật đã có nói :


221. Xa bỏ lòng giận dữ, trừ diệt tính kiêu căng, giải thoát mọi ràng buộc, không chấp trước danh sắc; Người không có một vật chi ấy, sự khổ chẳng còn theo dõi được.

Em khoái nhất câu dịch tiếng Anh này :

who clings not to mind and body and is passionless.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?23508-Kinh-Ph%C3%A1p-C%C3%BA-%28%E1%BA%A2nh-h%C3%B3a%29&p=84828&viewfull=1#post84828

Kính !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Xin hỏi tại sao bài của suonglanh hay bị xóa mà không có lý do
Chào suonglanh !

Hồi sáng này H/p thấy bài của bạn bị xóa bởi Mod Lavinhcuong, có nêu lý do : "Nói linh tinh vô bổ". Chỉ là xóa mềm (Soft Delete) mà thôi.
Bây giờ lời phê ấy vẫn còn, có lẻ chỉ có Ban Quản Trị đọc thấy.

Nội dung bài viết của bạn hoàn toàn không có can hệ gì với chủ đề, không là thảo luận Phật pháp mà lại bàn về chữ "khoái trá" và "quái chá" bạn trích dẫn lời giải thích của những nhà "ngôn ngữ học" (không biết có bằng cấp hay không). Nhưng những lý giải của họ chỉ làm phong phú cho những câu chuyện "trà dư tữu hậu", chứ không đáng đăng ở D/đàn Phật pháp này, chỉ làm loãng chủ đề
mà thôi. (Nếu nhìn ở góc độ tiêu cực thì bài viết này mang tính phá hoại không khí tu học của Phật tử)

Nay, Mod Lavinhcuong giải quyết êm thắm cho bạn, mà bạn không biết lỗi, lại còn kiện cáo. Với tâm hồn hung hăng háo thắng này, H/p thay mặt Tổng Quản nghiêm cấm bạn có bất kỳ bài viết nào ở các box khác ngoài Phòng chat linh tinh. (Nếu có, sẽ bị xóa không cần lý do nữa)

Sẵn đây H/p cũng Thông báo luôn :

Bài bạn "thách đấu Hoatihon" (Gởi Hoatihon) mà hoatihon không trả lời. Nay H/p sẽ tự tay đưa vào "Thùng rác" , vì nội dung của bài ấy rất đáng mắc cở.


Kính báo !

 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
......B. _ Nâng cao (Giáo trình cấp 2) :

Nhiều tu sĩ sau khi nghiêm chỉnh tu học theo những Giáo Lý Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân duyên, ....... đã thành tựu kết quả mỹ mãn, đó là thực chứng TA KHÔNG TA _ VÔ SANH quả, đến mức này đạo Phật định danh là quả vị A La Hán.

Từ A La Hán chỉ là giả danh, nhưng sự Giác Ngộ của các Ngài thì KHÔNG GIẢ chút nào.

Do vì nhìn thấy "chốn bình yên" cho nên các Ngài xả bỏ tất cả (tưởng chừng như KHÔNG CHỖ TRỤ) để TRỤ vào "chốn bình yên" ấy, chỗ đó được gọi là Niết Bàn.

Các bạn ơi ! Thật ra Phật pháp không chỉ bấy nhiêu đó. Hạnh phúc cho riêng mình ở một nơi biệt lập "Trời không biết, đất không hay" chưa phải là tiêu chí, đích đến mà chư Phật mong muốn dẫn dắt chúng ta đến.

Đạo Phật đến với thế gian là muốn XÓA SẠCH MÊ LẦM, trong đó không chỉ có riêng một thiểu số được an ổn hạnh phúc, còn lại cả thế gian vẫn còn lầm than trong "biển lửa".

Liệu ta có thật sự Giác Ngộ chăng, khi ta hãy còn bất lực trước vô vàn nghiệp chướng của chúng sinh ?

Liệu ta có thật sự Giác Ngộ chăng, khi trần gian (bao gồm Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, .........) hãy còn là bài toán bí hiễm chưa có lời giải ?

Liệu ta có thật sự Giác Ngộ chăng, khi phải lánh xa trần thế mới có được niềm vui an lạc ?

Những thoáng mơ hồ này vị A La Hán không dám nghĩ, đành "bưng tai bịt mắt" để nhập Niết Bàn.

Trong khi đó đạo Phật hãy còn "trình cấp 2" là con đường Đại Thừa. Con đường Đại Thừa đặt tiêu chí TA KHÔNG THỂ GIẢI THOÁT KHI CHÚNG SINH CHƯA GIẢI THOÁT, nghĩa là KHI TA GIẢI THOÁT THÌ TẤT CẢ CHÚNG SINH PHẢI ĐỒNG ĐƯỢC GIẢI THOÁT. không có chuyện "Ta nhập Niết Bàn mà chúng sinh vẫn lầm than".


 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
......B. _ Nâng cao (Giáo trình cấp 2) :

......
......
(tiếp theo)

Những vị A La Hán là những vị đã nhận ra "bộ mặt thật xưa nay của mình", đã nhận ra Bản Thể Tâm _ vốn không hề Sinh Tử _ nhưng hãy còn những lộn xộn của thế giới "ngoại quan" (tức là những cái "Phi Tâm") là điều mà vị A La Hán không thể nào lý giải, không thể nào hiểu nỗi và đã "bỏ qua" không cần biết.

Sau khi đã có những vị Đại Đệ tử "tốt nghiệp cấp 1" (đắc quả A La Hán), đức Phật liền dạy "Giáo Trình cấp 2" bắt đầu bằng những thời Kinh Phương Đẳng Đại Thừa.

"Trình cấp 2" bắt đầu (nhập môn) bằng Phát Bồ Đề Tâm. Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm muốn tìm học đến tột cùng của Chân Lý. Phát Bồ Đề Tâm là muốn PHÁ BỎ BỜ NGĂN GIỮA TA VÀ CHÚNG SINH. Phát Bồ Đề Tâm là muốn XÓA SẠCH MÊ LẦM.

Phát Bồ Đề Tâm rồi thì không chỉ dòm vào trong ta để mà tu mà sửa nữa, không lánh mình tìm chỗ An ổn nữa, không chỉ quán sát nội tâm ta (phiền não chỗ nào, bất an chỗ nào, ta là Có hay ta là Không Có ?). Mà hành giả phải dấn thân vào vạn pháp, vào vạn nẽo luân trầm _ như người nhảy xuống ao bùn mò tìm củ sen, đứng trên bờ thì không thể nào biết về củ sen _ lấy chúng sinh làm đối tác huân tu, lấy độ sinh làm sự nghiệp, có vất vả bao nhiêu, có gian khó thế nào, có lâu xa "mịt mùng" cũng không hề quái ngại mà thối thất Tâm Bồ Đề.

Cho đến khi nào hành giả không thấy thực có ao bùn, không thấy thực có phiền não, không thấy thực có chông gai, không thấy thực có chúng sinh, không thấy thực có sáu nẽo luân hồi; thấy tất cả chỉ như Mộng, như Huyễn, .......

Đây là đích đến của "trình cấp 2" còn gọi là Đại Thừa. ĐẠI vì trùm khắp chúng sinh, ĐẠI vì không bị giới hạn giữa 2 lằng "biên vô hình" (một bên là Tịnh một bên là Động), ĐẠI vì không ngăn ngại bất cứ Ác pháp hay Thiện pháp nào.

Thấy rõ thực tướng các pháp là KHÔNG, mới gọi là ĐÃ ĐỘ XONG.

Ở "trình cấp 1" hành giả đã thực chứng TA KHÔNG TA (Vô Ngã _ Nhân Vô Ngã), thì ở "trình cấp 2" này hành giả phải thực chứng PHÁP VÔ NGÃ (muôn pháp không pháp nào có thực tướng cả).

Đặc biệt, có những hành giả không trải qua "trình cấp 1" vẫn có thể tu chứng ở "trình cấp 2" này, vì TA cũng chỉ là một pháp trong muôn pháp, cho nên khi thấy được muôn pháp đều Vô Ngã thì TA cũng đương nhiên Vô Ngã luôn.
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
......B. _ Nâng cao (Giáo trình cấp 2) :

......
......

......
......
(tiếp theo)

Ở "trình cấp 2" này hành giả lần lượt thâm nhập Kinh Tạng, chứng ngộ từng bậc được gọi là Bồ Tát.

Bồ Tát 菩薩 là nói ngắn gọn, nói đủ là Bồ Đề Tát Đỏa 菩提薩埵 _ bodhisattva , tức là Giác + Hữu Tình.

Bồ Tát là những vị tuy có Giác Ngộ đấy nhưng vẫn không quên rằng "Cái Gốc của Mê Lầm, của Vô Minh chưa được giải quyết xong"; tuy có Giác Ngộ nhưng cái Giác Ngộ này chưa trọn vẹn. Chữ "Hữu Tình" là nhân của 6 giống chúng sinh hãy còn trong lòng Bồ tát. Do vì còn "Hữu tình" cho nên còn làm, làm mãi cho đến khi nào ĐỘ XONG "cái Hữu tình" này.

Một vị chỉ có hướng tâm về sự Toàn Giác mà kiên trì tu hành thì chỉ là SƠ PHÁT TÂM BỒ TÁT. Khi nào vị ấy đã có một phần Giác Ngộ mới chính danh Bồ tát.

Trên thế giới hiện nay, chúng ta đã tùy tiện "phong" (tôn xưng) cho rất nhiều những vị vẫn còn Vô Minh là Bồ tát, ấy là sự phỉnh phờ sai trái. Chữ Bồ (Bồ đề) nghĩa là Giác, mà kẻ kia không hề Giác thì phải gọi là BÙ TÁT mới phải. (Cái sự tùy tiện tôn xưng người khác _ vẫn còn Vô Minh _ là Bồ tát, là việc của những nhà "lợi dụng tôn giáo" cho mục đích chính trị, văn hóa gì đó, điều này thật không đúng).

 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
......B. _ Nâng cao (Giáo trình cấp 2) :

......
......

......
......

......
......
(tiếp theo)

Đâu là Giáo Lý "then chốt" của "Giáo trình cấp 2" này ?

_ Điều "then chốt" trong "Giáo trình cấp 2" này đã được gói gọn trong 4 câu kệ của Kinh Kim Cang :

一切有爲法
如夢幻泡影
如露亦如電
應作如是觀


Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.

(Tất cả các pháp hữu vi,
Tùy tâm biến hiện, có gì thiệt đâu
Như sương, như chớp trên đầu,
Như chùm bọt nước rầu rầu vở tan,
Khác chi ảo ảnh trên đàng,
Khác chi giấc mộng mơ màng đêm qua).


Tất cả những gì chúng ta thấy, nghe, nhận biết đều là hư ảo cả, không có cái gì chắc thật, kể cả nếu ta thấy ta có chứng đắc Niết Bàn đi chăng nữa, thì cái Niết Bàn tuy Vô tướng nhưng Hữu tánh ấy vẫn là "Không Hoa" (Hoa đốm trong hư không).
Hãy quán sát các pháp như lời Phật dạy trên, hành giả sẽ không còn chỗ "bám víu". Không còn chỗ "bám víu" chính là điểm đến của "trình cấp 2" này.

Bấy giờ đối với hành giả VẠN PHÁP ĐỀU HƯ HUYỄN.

VẠN PHÁP HƯ HUYỄN là cái thấy của vị Bồ tát (đã "tốt nghiệp trình cấp 2").

 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/tatcacacphap_zps8a766413.jpg"].






































....
[/NEN]
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...

......B. _ Nâng cao (Giáo trình cấp 2) :

......
......

......
......

......
......
(tiếp theo)

Đâu là Giáo Lý "then chốt" của "Giáo trình cấp 2" này ?

_ Điều "then chốt" trong "Giáo trình cấp 2" này đã được gói gọn trong 4 câu kệ của Kinh Kim Cang :

一切有爲法
如夢幻泡影
如露亦如電
應作如是觀


Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.

(Tất cả các pháp hữu vi,
Tùy tâm biến hiện, có gì thiệt đâu
Như sương, như chớp trên đầu,
Như chùm bọt nước rầu rầu vở tan,
Khác chi ảo ảnh trên đàng,
Khác chi giấc mộng mơ màng đêm qua).


Tất cả những gì chúng ta thấy, nghe, nhận biết đều là hư ảo cả, không có cái gì chắc thật, kể cả nếu ta thấy ta có chứng đắc Niết Bàn đi chăng nữa, thì cái Niết Bàn tuy Vô tướng nhưng Hữu tánh ấy vẫn là "Không Hoa" (Hoa đốm trong hư không).
Hãy quán sát các pháp như lời Phật dạy trên, hành giả sẽ không còn chỗ "bám víu". Không còn chỗ "bám víu" chính là điểm đến của "trình cấp 2" này.

Bấy giờ đối với hành giả VẠN PHÁP ĐỀU HƯ HUYỄN.

VẠN PHÁP HƯ HUYỄN là cái thấy của vị Bồ tát (đã "tốt nghiệp trình cấp 2").


Đừng có nói càn. Hãy cẩn thận khi mà mình chưa bước ra ngoài " mở mắt chiêm bao" thức tỉnh
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Đừng có nói càn. Hãy cẩn thận khi mà mình chưa bước ra ngoài " mở mắt chiêm bao" thức tỉnh

Anh nhãn đầu mùa ơi !

Em thấy anh Mục đồng viết bài rất cẫn thận, rõ ràng khúc chiết, có rất nhiều điều hay ho đáng cho chúng ta suy ngẫm. Thế mà nay anh "phán" một câu "Đừng có nói càn", ắt là anh có nhiều ý kiến phản biện chính xác hơn.

Xin anh vui lòng chỉ rõ những chỗ mà anh Mục đồng "nói càn" để cho mọi người được học hỏi thêm nhiều điều chính xác hơn từ nơi anh.

Chúng em chờ nghe.

Kính !
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...



Anh nhãn đầu mùa ơi !

Em thấy anh Mục đồng viết bài rất cẫn thận, rõ ràng khúc chiết, có rất nhiều điều hay ho đáng cho chúng ta suy ngẫm. Thế mà nay anh "phán" một câu "Đừng có nói càn", ắt là anh có nhiều ý kiến phản biện chính xác hơn.

Xin anh vui lòng chỉ rõ những chỗ mà anh Mục đồng "nói càn" để cho mọi người được học hỏi thêm nhiều điều chính xác hơn từ nơi anh.

Chúng em chờ nghe.

Kính !

Tôi cũng đã hết lòng, chân thành với mọi người từ bấy lâu nay. nhưng cuối cùng thì vẫn là "chết" rồi " tái sinh" ở chốn này nhiềù lần rồi, âu cũng là duyên nghiệp. Nay chỉ dám đưa ra những điều theo cách mình hiểu mà thôi. Còn mọi người cảm thấy không thích , không hợp thì cứ xóa không thương tiếc. còn giải thích thì tạm nói thẳng một câu rằng, nếu cho tất cả đều là huyễn thì thử có dám lên lầu 6 nhảy xuống coi thử? lời Phật ,Tổ là cốt để phá chấp của chúng ta. nay chưa sống được với cái chân thật ( tánh Phật ), cũng có nghĩa là giác ngộ giải thoát.. thì chưa có thể nói như thế được. Trước mắt chúng ta còn tu , tập thì cũng đừng nghĩ huyễn hay không huyễn. tham thiền thì cứ tham thiền, niệm Phật thì cứ niệm Phật. đừng có dấy niệm nào khác. nó rất phù hợp với nghĩa 3 câu trong Kinh Kim Cang, cũng có nghĩa là vượt ngoài tứ cú...
còn giải thích thêm thì tôi từ xưa đến giờ đã cóp rất nhiều tài liệu vào diễn đàn rồi, nhưng vì mọi người thấy không hợp hay không đúng nên đã bỏ qua. giờ tôi cũng không muốn làm cái việc mà cuối cùng chỉ là như cãi nhau thì chẳng ra gì. trên thực tế khi đang thảo luận ví dụ là pháp đại thừa mà có người lại đưa cái nhìn tiểu thừa vào tranh luận, hoặc đang nói về tiểu thừa lại đem cái hiểu của đại thừa vào thì thật là bất cập. ví như ta đang nói ở chương trình cấp 1 mà lại đòi làm bài tập ở cấp 3 và ngược lại như thế thì hỏi rằng sao không cãi nhau...
Thôi cuối năm xin chúc mọi người vui vẻ
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Tôi cũng đã hết lòng, chân thành với mọi người từ bấy lâu nay. nhưng cuối cùng thì vẫn là "chết" rồi " tái sinh" ở chốn này nhiềù lần rồi, âu cũng là duyên nghiệp. Nay chỉ dám đưa ra những điều theo cách mình hiểu mà thôi. Còn mọi người cảm thấy không thích , không hợp thì cứ xóa không thương tiếc. còn giải thích thì tạm nói thẳng một câu rằng, nếu cho tất cả đều là huyễn thì thử có dám lên lầu 6 nhảy xuống coi thử? lời Phật ,Tổ là cốt để phá chấp của chúng ta. nay chưa sống được với cái chân thật ( tánh Phật ), cũng có nghĩa là giác ngộ giải thoát.. thì chưa có thể nói như thế được. Trước mắt chúng ta còn tu , tập thì cũng đừng nghĩ huyễn hay không huyễn. tham thiền thì cứ tham thiền, niệm Phật thì cứ niệm Phật. đừng có dấy niệm nào khác. nó rất phù hợp với nghĩa 3 câu trong Kinh Kim Cang, cũng có nghĩa là vượt ngoài tứ cú...
còn giải thích thêm thì tôi từ xưa đến giờ đã cóp rất nhiều tài liệu vào diễn đàn rồi, nhưng vì mọi người thấy không hợp hay không đúng nên đã bỏ qua. giờ tôi cũng không muốn làm cái việc mà cuối cùng chỉ là như cãi nhau thì chẳng ra gì. trên thực tế khi đang thảo luận ví dụ là pháp đại thừa mà có người lại đưa cái nhìn tiểu thừa vào tranh luận, hoặc đang nói về tiểu thừa lại đem cái hiểu của đại thừa vào thì thật là bất cập. ví như ta đang nói ở chương trình cấp 1 mà lại đòi làm bài tập ở cấp 3 và ngược lại như thế thì hỏi rằng sao không cãi nhau...
Thôi cuối năm xin chúc mọi người vui vẻ

Kính anh nhãn đầu mùa !

Sao anh "phán" : "đừng có nói càn" rồi bây giờ anh lại không chứng minh được rằng anh Mục đồng "nói càn" chỗ nào, làm cho chúng em không học hỏi được gì thêm.

Còn cái giả thuyết rằng :
nếu cho tất cả đều là huyễn thì thử có dám lên lầu 6 nhảy xuống coi thử? thì anh ơi, em thấy anh Mục đồng chỉ nói rằng :

VẠN PHÁP HƯ HUYỄN là cái thấy của vị Bồ tát (đã "tốt nghiệp trình cấp 2").

chứ đâu có nói đó là cái thấy của kẻ phàm phu chúng ta đâu mà anh thách thức.

Chúng em thật thất vọng, khi anh chỉ biết "đập phá" mà không biết xây dựng, kiến tạo một tri thức mới; làm cho chúng em nghi ngờ rằng anh chỉ có tâm hồn "thọc gậy bánh xe" mà thôi.

(Nếu không có tâm hồn "thọc gậy bánh xe" thì xin anh hãy nói rõ : Anh Mục đồng nói sai chỗ nào ?)

Kính !



 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...

......b. _ nâng cao (giáo trình cấp 2) :


tất cả những gì chúng ta thấy, nghe, nhận biết đều là hư ảo cả, không có cái gì chắc thật, kể cả nếu ta thấy ta có chứng đắc niết bàn đi chăng nữa, thì cái niết bàn tuy vô tướng nhưng hữu tánh ấy vẫn là "không hoa" (hoa đốm trong hư không).
Hãy quán sát các pháp như lời phật dạy trên, hành giả sẽ không còn chỗ "bám víu". Không còn chỗ "bám víu" chính là điểm đến của "trình cấp 2" này.

Bấy giờ đối với hành giả vạn pháp đều hư huyễn.

v

tất cả những gì nói ở trên vẫn là cái biết, biết là hư ảo cũng là biết, biết không có cái gì chắc thật cũng là biết... Nó đều nằm trong ý thức. Phải vượt ra ngoài có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không. Cái biết không còn chỗ bám víu thì đã là bám víu rồi...
Bạn hãy nói thật lòng hiện giờ bạn tu như thế nào, pháp tu của bạn là gì...thì tôi cùng bạn tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Bạn có cái hay tôi sẽ học hỏi...
Những điều bạn nói chỉ có Phật , Tổ và người đã giác ngộ mới có quyền nói . những lời nói đó không bao giờ hư , dối.. nhưng mà vẫn chưa thể hết nghĩa. vì cái nghĩa chân thật thì không thể diễn tả được. mà cũng chỉ là đưa đường chỉ lối mà thôi. với chúng ta muốn biết chắc chắn lời nói của Phật , Tổ .. là chân thật thì phải thực hành . hay nói đúng là Pháp hành theo căn cơ của mỗi người, mà cũng còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề lắm. cho nên các Tổ có cái nhìn thấu suốt với từng người mà đưa ra cách phá chấp khác nhau cho "đốn ngộ "với mỗi người.Tôi cũng chỉ là người đang hành theo lời kinh điển và lời các Tổ chỉ dạy mà thôi. những mong có người tháo đinh nhổ chốt để thoát khỏi cái khổ ngàn kiếp...
Tôi rất mong ở đây có người là bậc thầy để tôi xin làm đệ tử. Kính xin...
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Tôi cũng đã hết lòng, chân thành với mọi người từ bấy lâu nay. nhưng cuối cùng thì vẫn là "chết" rồi " tái sinh" ở chốn này nhiềù lần rồi, âu cũng là duyên nghiệp. Nay chỉ dám đưa ra những điều theo cách mình hiểu mà thôi. Còn mọi người cảm thấy không thích , không hợp thì cứ xóa không thương tiếc. còn giải thích thì tạm nói thẳng một câu rằng, nếu cho tất cả đều là huyễn thì thử có dám lên lầu 6 nhảy xuống coi thử? lời Phật ,Tổ là cốt để phá chấp của chúng ta. nay chưa sống được với cái chân thật ( tánh Phật ), cũng có nghĩa là giác ngộ giải thoát.. thì chưa có thể nói như thế được. Trước mắt chúng ta còn tu , tập thì cũng đừng nghĩ huyễn hay không huyễn. tham thiền thì cứ tham thiền, niệm Phật thì cứ niệm Phật. đừng có dấy niệm nào khác. nó rất phù hợp với nghĩa 3 câu trong Kinh Kim Cang, cũng có nghĩa là vượt ngoài tứ cú...
còn giải thích thêm thì tôi từ xưa đến giờ đã cóp rất nhiều tài liệu vào diễn đàn rồi, nhưng vì mọi người thấy không hợp hay không đúng nên đã bỏ qua. giờ tôi cũng không muốn làm cái việc mà cuối cùng chỉ là như cãi nhau thì chẳng ra gì. trên thực tế khi đang thảo luận ví dụ là pháp đại thừa mà có người lại đưa cái nhìn tiểu thừa vào tranh luận, hoặc đang nói về tiểu thừa lại đem cái hiểu của đại thừa vào thì thật là bất cập. ví như ta đang nói ở chương trình cấp 1 mà lại đòi làm bài tập ở cấp 3 và ngược lại như thế thì hỏi rằng sao không cãi nhau...
Thôi cuối năm xin chúc mọi người vui vẻ

Câu này đúng ý tôi,chúng ta không nên cãi nhau làm gì,vì tùy theo căn cơ từng người mà có cách hiểu khác nhau...Cãi nhau thì có mà cãi suốt đời cũng chưa hết.Nhưng mà đôi khi vào thảo luận,bàn luận cho vui để diễn đàn có thêm không khí sôi nổi cũng nên làm(thảo luận thôi nhé chứ đừng tranh luận dẫn đến mất hòa khí).

Chúc bác một năm mới luôn an lạc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên