Đôi điều về Tiểu Thừa & Đại Thừa

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính cám ơn câu trả lời của anh Cường, nhưng xin anh cho em được thắc mắc :

Vì sao những lý giải của anh hầu hết đều đặt nên tảng trên những Kinh sách Phương đẳng Đại Thừa ? Mà không trích dẫn từ những bộ Kinh tạng Pali ?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính cám ơn câu trả lời của anh Cường, nhưng xin anh cho em được thắc mắc :

Vì sao những lý giải của anh hầu hết đều đặt nên tảng trên những Kinh sách Phương đẳng Đại Thừa ? Mà không trích dẫn từ những bộ Kinh tạng Pali ?

Kính !

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/neuconguoi_zps73ee9366.jpg"].



























.[/NEN]

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhdaibatnietban/dainietban/dainietban-09.htm
 

hukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 1 2014
Bài viết
1
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Câu Trả lời của bạn hoatihon

Bạn hoatihon ơi! Câu trả lời của bạn Hukhong đọc không thấy ăn nhập với câu hỏi của bạn Thanh Trúc
Vì sao những lý giải của anh hầu hết đều đặt nên tảng trên những Kinh sách Phương đẳng Đại Thừa ? Mà không trích dẫn từ những bộ Kinh tạng Pali ?
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/neuconguoi_zps73ee9366.jpg"].





























.[/NEN]

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhdaibatnietban/dainietban/dainietban-09.htm

Hihih...như vậy minh định là người có tội rồi:eusa_shifty:

minh định vốn cho rằng qua quá trình nhiều lần tập kết kinh điển thì sẽ có những sự thêm thắt các ý ,các diễn giải của người đời sau,của các vị Tổ khác vào cho nên Đại Thừa vốn là sự phát triển mở rộng của các Tổ đời sau.Nếu nói đó đúng lời Phật thuyết thì có lẽ cũng không hẳn.Với lại cộng thêm truyền thống văn hóa Ấn Độ thời bấy giờ nữa thì có lẽ sẽ có những sai biệt.

Ví dụ đoạn văn này :

Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Sau khi Như-Lai vào Niết-bàn bảy trăm năm, ma Ba- Tuần sẽ ngăn trở và làm hư hại chánh pháp. Ví như thợ săn thân mặc pháp-y, cũng vậy, ma-vương Ba-tuần giả hình Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-Ba-Tắc, Ưu- Bà- Di. Nó cũng hoá làm thân Tư-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, A-La- Hán và hoá làm hình Phật. Ma-Vương đem thân hữu lậu hoá làm thân vô-lậu để làm hư hại chánh pháp. Thời kỳ Ma-Vương Ba-tuần làm hư hại chánh pháp, nó sẽ nói rằng xưa kia Bồ-Tát ở cung trời Đâu-Suất chết, rồi sanh nơi cung vua Bạch- Tịnh tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ
nương sự ái dục hòa hiệp của cha mẹ sanh dục mà có thân. Không bao giờ có người nào sanh trong loài người mà được đại chúng cõi Trời cõi người tôn kính. Và lại nói rằng xưa kia khổ hạnh bố thí những đầu, mắt, tủy, não, bố thí những vợ, con, quốc thành, nên nay đặng thành Phật, vì thế nên được chư Thiên, chư Thần cùng mọi người cung kính. Nếu có kinh luật nào nói như lời trên đây, phải biết đó là lời của ma.



Nầy Ca-Diếp ! Nếu kinh luật nào nói đức Như-Lai chánh giác đã thành Phật từ lâu, vì muốn cứu độ chúng sanh nên nay mới thị hiện thành Phật, và vì tùy thuận theo thế gian nên cũng thị hiện có cha mẹ, nhơn nơi ái dục hòa hiệp mà sanh. Phải biết kinh luật nầy chính thật là của Như-Lai nói.



Đoạn này hoàn toàn nói lên tư tưởng của Đại thừa vậy.Minh định cũng chỉ dám nói đôi lời như vậy nhưng xin miễn tranh luận(vì tranh luận cũng không đi đến đâu cả)...đó là tùy thuộc nơi mỗi người.Và đúng như đoạn văn nói,ma vương Ba Tuần có lẽ đã tiềm ẩn ngay trong lòng Phật Giáo vậy.




 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính cám ơn câu trả lời của anh Cường, nhưng xin anh cho em được thắc mắc :

Vì sao những lý giải của anh hầu hết đều đặt nên tảng trên những Kinh sách Phương đẳng Đại Thừa ? Mà không trích dẫn từ những bộ Kinh tạng Pali ?

Kính !

Kính bạn Thanh Trúc và tất cả quý hữu !

Nếu bạn nào còn nghĩ rằng đạo Phật chỉ duy nhất có trên quả địa cầu này (còn các nơi khác thì không có) là bạn ấy còn chưa hiểu đủ về đạo Phật ! Thực ra đạo Phật có thể hiễn lộ bất cứ nơi nào trong vũ trụ hay ngoài vũ trụ. Đạo Phật không ngăn ngại bất cứ giới hạn không gian thời gian nào !

Những điều đức Phật đã tuyên thuyết trong Tam Tạng Kinh Điển (Pa Li) chỉ là nắm lá khô trong lòng bàn tay, còn Phật pháp thì như lá của rừng nguyên sinh (chỉ một mét vuông rừng nguyên sinh thôi đã chứa hàng ngàn vạn chiếc lá).

Những phương tiện đạo Phật dùng để độ sinh không chỉ có Tam Tạng Kinh Điễn (Pa Li _ Kinh, Luật, Luận) mà là không thể biết hết được, đại khái hãy còn hai Tạng nữa mà ít người biết đó là Bát Nhã Tạng và Đà La Ni Tạng.

Đức Lục Tổ Huệ Năng _ một vị Đại Giác Ngộ trong đạo Phật mà không ai có thể chối cải, Ngài đã để lại chứng tín bằng nhục thân bất hoại (không qua tẫm ướp gì cả) trên ngàn năm _ vốn là người không hề có học Tam Tạng Kinh Điễn, và cũng chỉ được học Phật pháp với đức Ngũ Tổ có một canh giờ mà thôi.
Vậy Ngài học ở đâu mà trở nên uyên bác như thế ? Xin thưa Ngài học trong Bát Nhã Tạng.

Thánh sư ORGYEN KUSUM LINGPA được tôn xưng là Khai Mật Tạng Vương (Mật Tạng gồm cả Bát Nhã Tạng và Đà La Ni Tạng) vì trước đó những kinh điển này hãy còn ẫn tàng (tạm gọi là trong Hư Không) và ngài chỉ khai mở một ít trong Kho Mật Tạng mà thôi.
http://splashurl.com/kdajrk7

Cho nên nếu ta "nhốt" Giáo Lý Phật pháp chỉ trong Tam Tạng Kinh Điễn Pa Li thì sẽ là một thiếu sót rất lớn.

(Làm sao có thể không dùng toán Lượng Giác để giải những vấn nạn về Không gian, về Thiên Văn, Kỷ Hà học ?)

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Hihih...như vậy minh định là người có tội rồi:eusa_shifty:

minh định vốn cho rằng qua quá trình nhiều lần tập kết kinh điển thì sẽ có những sự thêm thắt các ý ,các diễn giải của người đời sau,của các vị Tổ khác vào cho nên Đại Thừa vốn là sự phát triển mở rộng của các Tổ đời sau.Nếu nói đó đúng lời Phật thuyết thì có lẽ cũng không hẳn.Với lại cộng thêm truyền thống văn hóa Ấn Độ thời bấy giờ nữa thì có lẽ sẽ có những sai biệt.

Ví dụ đoạn văn này :

Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Sau khi Như-Lai vào Niết-bàn bảy trăm năm, ma Ba- Tuần sẽ ngăn trở và làm hư hại chánh pháp. Ví như thợ săn thân mặc pháp-y, cũng vậy, ma-vương Ba-tuần giả hình Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-Ba-Tắc, Ưu- Bà- Di. Nó cũng hoá làm thân Tư-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, A-La- Hán và hoá làm hình Phật. Ma-Vương đem thân hữu lậu hoá làm thân vô-lậu để làm hư hại chánh pháp. Thời kỳ Ma-Vương Ba-tuần làm hư hại chánh pháp, nó sẽ nói rằng xưa kia Bồ-Tát ở cung trời Đâu-Suất chết, rồi sanh nơi cung vua Bạch- Tịnh tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ
nương sự ái dục hòa hiệp của cha mẹ sanh dục mà có thân. Không bao giờ có người nào sanh trong loài người mà được đại chúng cõi Trời cõi người tôn kính. Và lại nói rằng xưa kia khổ hạnh bố thí những đầu, mắt, tủy, não, bố thí những vợ, con, quốc thành, nên nay đặng thành Phật, vì thế nên được chư Thiên, chư Thần cùng mọi người cung kính. Nếu có kinh luật nào nói như lời trên đây, phải biết đó là lời của ma.



Nầy Ca-Diếp ! Nếu kinh luật nào nói đức Như-Lai chánh giác đã thành Phật từ lâu, vì muốn cứu độ chúng sanh nên nay mới thị hiện thành Phật, và vì tùy thuận theo thế gian nên cũng thị hiện có cha mẹ, nhơn nơi ái dục hòa hiệp mà sanh. Phải biết kinh luật nầy chính thật là của Như-Lai nói.

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhdaibatnietban/dainietban/dainietban-09.htm

Đoạn này hoàn toàn nói lên tư tưởng của Đại thừa vậy.Minh định cũng chỉ dám nói đôi lời như vậy nhưng xin miễn tranh luận(vì tranh luận cũng không đi đến đâu cả)...đó là tùy thuộc nơi mỗi người.Và đúng như đoạn văn nói,ma vương Ba Tuần có lẽ đã tiềm ẩn ngay trong lòng Phật Giáo vậy.

Kính anh minhđịnh !

Hoatihon thấy có đoạn Kệ này liên quan đến đoạn Kinh trên nên "ảnh hóa" để cúng dường "chư Phật vị lai" :

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/tutathanhphat_zps8cfdcddd.jpg"].

































.[/NEN]

http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa5.htm#18
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63

Kính anh minhđịnh !

Hoatihon thấy có đoạn Kệ này liên quan đến đoạn Kinh trên nên "ảnh hóa" để cúng dường "chư Phật vị lai" :

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/tutathanhphat_zps8cfdcddd.jpg"].

































.[/NEN]

http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa5.htm#18

Đức Phật có nói :

“Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực mà thực hành” (Kinh Kalama, Tăng Chi Bộ kinh I).

Và Đức Phật cũng nói :

“Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh si ám, người hiểu giáo lý mà không có lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng có đủ để làm cội gốc tu hành” (Kinh Niết Bàn)

Thân.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Đức Phật có nói :

“Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực mà thực hành” (Kinh Kalama, Tăng Chi Bộ kinh I).

Và Đức Phật cũng nói :

“Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh si ám, người hiểu giáo lý mà không có lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng có đủ để làm cội gốc tu hành” (Kinh Niết Bàn)

Thân.
Kính anh Minh Định !

Em rất cám ơn đoạn trích dẫn 10 điều "Chớ vội tin" mà đức Phật đã nói trong Kinh Kalama.

Thưa anh em thấy trong đó có câu 4 :

Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay truyền tụng.

Như vậy anh có vội tin những gì mà Kinh điển tạng Pa li ghi chép hay không ?

Anh có chờ tới thực sự chứng ngộ những điều trong Kinh Tạng Pa Li nói rồi mới tin hay anh đã vội tin ?

Có một giáo lý đơn giản mà anh em ta có thể quan sát chiêm nghiệm rõ ràng để mà tin ngay bây giờ đó là "Vô Thường" (vạn vật vô thường, mà tâm tư của chúng ta cũng vô thường luôn). Ngày nay anh chiêm nghiệm thấy thích thú với Kinh Tạng Pa Li, thì cũng có thể trong một tương lai không xa anh sẽ thích thú và bảo vệ Giáo Lý Đại Thừa. Đức Phật đã tiên liệu là thời này chúng sinh "bất định chủng tánh" mà.

Điều này có thể lắm chứ !

:heocon23:

Kính !

 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính anh Minh Định !

Em rất cám ơn đoạn trích dẫn 10 điều "Chớ vội tin" mà đức Phật đã nói trong Kinh Kalama.

Thưa anh em thấy trong đó có câu 4 :

Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay truyền tụng.

Như vậy anh có vội tin những gì mà Kinh điển tạng Pa li ghi chép hay không ?

Anh có chờ tới thực sự chứng ngộ những điều trong Kinh Tạng Pa Li nói rồi mới tin hay anh đã vội tin ?

Có một giáo lý đơn giản mà anh em ta có thể quan sát chiêm nghiệm rõ ràng để mà tin ngay bây giờ đó là "Vô Thường" (vạn vật vô thường, mà tâm tư của chúng ta cũng vô thường luôn). Ngày nay anh chiêm nghiệm thấy thích thú với Kinh Tạng Pa Li, thì cũng có thể trong một tương lai không xa anh sẽ thích thú và bảo vệ Giáo Lý Đại Thừa. Đức Phật đã tiên liệu là thời này chúng sinh "bất định chủng tánh" mà.

Điều này có thể lắm chứ !

:heocon23:

Kính !


Chào Hoatihon,

Trước tiên minh định xin nói ngay rằng minh định không hề phủ nhận giá trị của giáo lý Đại Thừa.,đó chính là tinh hoa của Đạo Phật dựa trên cái nền căn bản là Phật giáo nguyên thủy mà phát triển nên.

Vốn định không nói nhưng vì Hoatihon đã hỏi minh định cũng xin nói luôn vài suy nghĩ của mình.Đây chỉ là những suy nghĩ,quan điểm cá nhân mà thôi.

Ở đây ý của minh định muốn nói là Giáo lý Đại Thừa không hẳn là những lời của Phật thuyết.Thực sự,khi nói về vấn đề này thì quả thực chúng ta chưa đủ trình độ cũng như tư liệu đầy đủ để mà nói.Tất cả chỉ là những suy nghĩ,ý niệm của riêng bản thân mỗi người mà thôi.Cho nên minh định cũng thực sự không muốn đề cập đến vấn đề này vì minh định chỉ là 1 cư sĩ,sức học chưa nhiều,nhận thức còn hạn chế nên nếu có nói ra cũng chỉ là ý kiến riêng của cá nhân mình,minh định cũng không hề khẳng định ý kiến của mình là đúng.

Trong Đạo Phật của chúng ta có câu : ai ăn người ấy no,ai tu người ấy chứng...cho nên theo ý kiến của minh định thì Giáo lý Đại Thừa chính là những kinh nghiệm,những cảm ngộ của các bậc Chứng Đắc,của các Tổ để lại qua nhiều đời.Mà chúng ta,mỗi người khi giác ngộ sẽ có những con đường riêng biệt tùy theo căn cơ,tập khí nông sâu của từng người,sẽ không ai giống ai...cho nên mới có đến 84 ngàn pháp môn cho chúng ta nương theo vậy.Chính vì vậy minh định luôn quan niệm rằng không có kinh điển sai,mà chỉ có người tu học sai mà thôi vì sự hiểu biết của chúng ta là hạn chế,chúng ta chỉ là "người mù rờ con voi" mà thôi.

Nhất là với truyền thống văn hóa của Ấn Độ,họ luôn dùng hình ảnh ẩn dụ khi đề cập đến các vấn đề triết lý siêu hình,cho nên càng khiến cho sự nhận biết của mỗi người một khác khi đọc kinh văn,điều đó sẽ dẫn đến sự khác biệt lớn qua thời gian dài,nhất là sau khi Đức Phật nhập niết bàn.Cứ đọc về lịch sử của Phật giáo thì sẽ thấy,đã có rất nhiều tranh cãi về các tư tưởng,nội dung về những lời Phật thuyết trong các kỳ tập kết kinh điển.Sự khác biệt về nhận thức đã dẫn đến sự chia rẽ trong Đạo Phật,tạo ra rất nhiều trường phái khác nhau mà điển hình là những tranh cãi xoay quanh Tiểu thừa và Đại Thừa.Điều đó chỉ làm cho Đạo Phật suy yếu mà thôi.Mà Đạo Phật vốn mang tư tưởng Trung Đạo,cho nên không nên cố ép người khác phải hiểu theo cách hiểu của mình là vậy.

Còn riêng đối với minh định,sau khi qua tìm hiểu thì minh định cảm thấy thiết thực nhất,lợi ích nhất đối với bản thân chính là thực hành những giáo lý cơ bản nhất của Đạo Phật : đó chính là Tứ Diệu Đế,Bát Chánh Đạo,Vô thường,Vô Ngã,Duyên khởi...Cứ nương theo những giáo lý này mà đi,mà tu tập.Dù không đạt được chứng đắc hay giải thoát gì thì chí ít nó cũng sẽ giúp cho con người mình có được tinh thần vững chắc trong cuộc sống,mỗi ngày có thể "giữ tâm ý thanh tịnh" thêm một chút cũng là đủ rồi.

Thân.
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Xin kính chào tất cả quý đạo hữu !

Nhận thấy đã đến lúc chúng ta tách phần này ra lập thành chủ đề mới : "Đôi điều về Tiểu Thừa & Đại Thừa", xin các bạn cho phép Cường làm bổn phận.

_______________

Trước tiên xin mời các bạn cùng đọc lại bài này của Tổng Quản Hoàng Trí :


Kính bạn Thanh Trúc và tất cả quý hữu !

Nếu bạn nào còn nghĩ rằng đạo Phật chỉ duy nhất có trên quả địa cầu này (còn các nơi khác thì không có) là bạn ấy còn chưa hiểu đủ về đạo Phật ! Thực ra đạo Phật có thể hiễn lộ bất cứ nơi nào trong vũ trụ hay ngoài vũ trụ. Đạo Phật không ngăn ngại bất cứ giới hạn không gian thời gian nào !

Những điều đức Phật đã tuyên thuyết trong Tam Tạng Kinh Điển (Pa Li) chỉ là nắm lá khô trong lòng bàn tay, còn Phật pháp thì như lá của rừng nguyên sinh (chỉ một mét vuông rừng nguyên sinh thôi đã chứa hàng ngàn vạn chiếc lá).

Những phương tiện đạo Phật dùng để độ sinh không chỉ có Tam Tạng Kinh Điễn (Pa Li _ Kinh, Luật, Luận) mà là không thể biết hết được, đại khái hãy còn hai Tạng nữa mà ít người biết đó là Bát Nhã Tạng và Đà La Ni Tạng.

Đức Lục Tổ Huệ Năng _ một vị Đại Giác Ngộ trong đạo Phật mà không ai có thể chối cải, Ngài đã để lại chứng tín bằng nhục thân bất hoại (không qua tẫm ướp gì cả) trên ngàn năm _ vốn là người không hề có học Tam Tạng Kinh Điễn, và cũng chỉ được học Phật pháp với đức Ngũ Tổ có một canh giờ mà thôi.
Vậy Ngài học ở đâu mà trở nên uyên bác như thế ? Xin thưa Ngài học trong Bát Nhã Tạng.

Thánh sư ORGYEN KUSUM LINGPA được tôn xưng là Khai Mật Tạng Vương (Mật Tạng gồm cả Bát Nhã Tạng và Đà La Ni Tạng) vì trước đó những kinh điển này hãy còn ẫn tàng (tạm gọi là trong Hư Không) và ngài chỉ khai mở một ít trong Kho Mật Tạng mà thôi.
http://splashurl.com/kdajrk7

Cho nên nếu ta "nhốt" Giáo Lý Phật pháp chỉ trong Tam Tạng Kinh Điễn Pa Li thì sẽ là một thiếu sót rất lớn.

(Làm sao có thể không dùng toán Lượng Giác để giải những vấn nạn về Không gian, về Thiên Văn, Kỷ Hà học ?)

Kính !

Rõ ràng trong Tương Ưng Bộ Kinh có chép :

"Có lần ở trong một khu rừng Đức Phật cầm một nắm lá trong tay và dạy : " Nầy các Tỷ kheo, những điều mà Như Lai dạy, các con có thể sánh với nắm lá nầy, còn những điều Như Lai không dạy thì như tất cả lá ở trong rừng ".

Điều này đã xác định hãy còn vô lượng Giáo Lý Phật pháp chưa triễn khai trên thế gian hữu hạn này !

Vì sao thế ? Vì Phật Tri Kiến tuy vô hình nhưng vô hạn, tùy trình độ chúng sinh các cõi mà sự giáo hóa có những bài pháp, những phương tiện khác nhau.

Các bạn ơi ! Với một đứa trẻ lên ba, chúng ta chỉ cho bé thấy mặt trăng sáng trên bầu trời đêm, bé hỏi "Ông Trăng đi đâu đó ?", ắt là chúng ta đành phải trả lời "qua quít" mà thôi : "Ông Trăng đang đi tìm chỗ ngủ." Chúng ta không thể nói thật điều chúng ta biết về một Hộ tinh đang quay quanh Trái đất.

Đây là lý do mà ngày xưa đức Phật thường không trả lời những vấn đề cao xa huyền bí (chớ không phải Phật không biết).

Sau khi Toàn Giác đức Phật đã không thể liền đem rao giảng điều mình biết, mà chỉ từ từ diễn thuyết những gì mà cái trí của người đương thời có thể tiếp thu được, tu tập lần được. Đức Phật lần lượt thu vài đệ tử, rồi cả Giáo đoàn.

Sau khi đã có cả Giáo đoàn thì Giáo Lý Phật pháp vẫn chỉ nằm trong "Giáo Trình 1", đó là tất cả chúng đệ tử phải nghiền ngẫm : (1) Đời là bể khổ, (2) do tập khí hình thành khối vô minh mà cuộc đời luôn quanh quẩn từ khổ đến khổ, (3)để thoát khổ chỉ có phương pháp duy nhất là hóa giải tập khí vô minh, (4) chừng nào hóa giải hết tập khí vô minh thì sẽ chứng đạo Giải Thoát Sinh Tử luân Hồi sẽ vĩnh viễn không còn khổ nữa.(Tứ Diệu Đế)

Những vị đệ tử xuất sắc của đức Phật "tốt nghiệp Giáo Trình 1" này là những vị Đại A La Hán.

Nhận thấy thời cơ đã đến, đức Phật chuyển qua "Giáo Trình 2" là những thời Kinh Phương đẳng Đại Thừa để nâng cấp hàng đệ tử hiện thời _ mà ngày nay chúng ta gọi là Giáo Lý Đại Thừa.

Thật ra Giáo Lý Đại Thừa cũng chỉ là một "chặng đường chuyển tiếp" trên hành trình đến Chân Lý Tuyệt Đối (mà đức Phật mong muốn chúng ta sẽ nhận được) mà thôi.

Vì chuyên sâu hơn "Giáo trình 2" hãy còn Giáo trình 3, Giáo trình 4,....v....v.....

Đại Thừa vẫn chưa phải đỉnh cao của Giác Ngộ.

Đỉnh cao của Giác Ngộ là Tối Thượng Thừa.

Nhưng Tối Thượng Thừa thì kén đối tượng. Ngày xưa đức Ngũ Tổ có cả ngàn đệ tử nhưng chỉ có một người tiếp thu được "Giáo trình 3" này mà thôi, đó là đức Lục Tổ Huệ Năng.

Đạo Phật không chỉ bao nhiêu đó, Mật Tông (chính hiệu) Tây Tạng (vì Mật Tông Tây Tạng hiện nay có nhiều nhóm "núp bóng _ hàng nhái") cũng không nằm ngoài mục đích đưa chúng ta đến Giác Ngộ Chân Lý Tuyệt Đối (Mục đích là thế, nhưng thành tựu được bao nhiêu là do duyên của chúng sinh)

Cho nên đạo Phật có thêm một "nhánh" xuyên suốt các trình Giáo Lý, có thể tiếp độ từ người sơ cơ đến những bậc có đại duyên _ đó là Giáo Lý Nhất Thừa.

Xin nhắc lại : dù là Giáo trình 1 hay Giáo Trình 10 vẫn chưa phải là TẤT CẢ PHẬT PHÁP.

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên