Có vị khách hỏi :
- Đệ tử chưa biết luật sư, pháp sư, thiền sư vị nào hơn , cúi xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy
Sư đáp :
- Luật sư là người mở pháp Tỳ ni (luật) truyền nề nếp làm mạng sống, suốt Trì Phạm, thông Khai Giá, giữ oai nghi để làm mô phạm , phổ cáo ba phen yết ma để làm nhơn sơ khởi cho bốn quả (Tu đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A na Hàm, A La Hán). Nếu chẳng phải hàng trưởng lão đức dày thì đâu kham đảm trách.
- Pháp sư là người ngồi tòa sư tử, biện luận thông như nước chảy đối với nhiều người, đông chúng, soi thấu cổng huyền, mở cửa nhiệm màu của Bát Nhã, bình đẳng bố thí tam luân không tịch . Nếu chẳng phải hàng long, tượng làm sao dám đảm đương.
- Thiền sư là người nắm then chốt của đạo, thấu suốt nguồn tâm, ra vào co duỗi, tung hoành tùy vật ứng hiện; sự lý thảy đồng , chóng thấy Như Lai , nhổ gốc sâu sinh tử, được tam muội hiện tiền. Nếu chẳng phải là người tọa thiền tịnh lự , đến chỗ ấy thảy đều mù mịt.
Tùy căn cơ lãnh thọ pháp tu , ba môn học tuy khác mà được ý quên lời thì đồng nhất thừa, đâu sai biệt. Cho nên kinh nói " Trong cõi Phật mười phương chỉ có pháp nhất thừa, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói . Chỉ tạm mượn danh tự để dẫn đường cho chúng sanh. (Kinh Pháp Hoa)
Khách thưa :
- Hòa thượng thâm đạt ý chỉ của Phật, được biện tài vô ngại.
Lại hỏi thêm:
- Tam giáo: Nho, Đạo, Thích là đồng hay khác?
Sư đáp :
- Người đại lượng dùng đó thì đồng. Kẻ tiểu lượng cố chấp thì khác. Thảy đều trên một tánh khởi dụng, tùy căn cơ sai biệt thành ba. Mê ngộ do người , chẳng phải tại giáo đồng hay khác.
(trang 87)
Pháp sư Đạo Quang chuyên giảng duy thức, đến hỏi
- Thiền sư dùng tâm nào tu đạo ?
Sư đáp :
- Lão tăng không tâm có thể dùng, không đạo có thể tu .
- Đã không tâm có thể dùng, không đạo có thể tu, tại sao mỗi ngày họp chúng khuyên người học thiền, tu đạo?
- Lao tăng còn không có chút đất cắm dùi thì chỗ nào họp chúng lại? Lão tăng không có lưỡi thì đâu từng khuyên dạy người?
- Thiền sư đối diện mà nói dối.
- Lão tăng còn không có lưỡi khuyên người thì đâu biết nói dối.
- Thật tôi không hiểu lời luận nghị của thiền sư.
Lão tăng tự cũng chẳng hội.
(trang 88)
Pháp sư Chí chuyên giảng kinh Hoa Nghiêm đến hỏi :
- Tại sao chẳng nhận " Trúc biếc xanh xanh đồng là Pháp thân, Hoa vàng mịt mịt thảy đều Bát Nhã"?
Sư đáp :
- Pháp thân không tướng, ứng hiện trong trúc biếc mà thành hình. Bát Nhã vô tri đối với hoa vàng mà hiển tướng, chẳng phải trúc biếc, hoa vàng kia có Pháp thân, Bát Nhã. Kinh nói " Chơn pháp thân của Phật giống như hư không , ứng vật hiện hình như trăng trong nước". Hoa vàng nếu là Bát Nhã, Bát Nhã tức đồng vô tình. Trúc biếc nếu là Pháp thân, trúc biếc lại hay ứng dụng. Tọa chủ hội chăng?
- Chẳng rõ ý này.
- Nếu người thấy tánh, nói phải cũng được, nói chẳng phải cũng được, tùy dụng mà nói, chẳng kẹt phải quấy. Nếu người chẳng phải tánh nói trúc biếc thì chấp trúc biếc, nói hoa vàng thì chấp hoa vàng nói Pháp thân thì kẹt Pháp thân, nói Bát Nhã mà chẳng biết Bát Nhã. Do đó mà trở thành tranh luận.
Pháp sư Chí lễ tạ lui ra.
(trang89)
- Đệ tử chưa biết luật sư, pháp sư, thiền sư vị nào hơn , cúi xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy
Sư đáp :
- Luật sư là người mở pháp Tỳ ni (luật) truyền nề nếp làm mạng sống, suốt Trì Phạm, thông Khai Giá, giữ oai nghi để làm mô phạm , phổ cáo ba phen yết ma để làm nhơn sơ khởi cho bốn quả (Tu đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A na Hàm, A La Hán). Nếu chẳng phải hàng trưởng lão đức dày thì đâu kham đảm trách.
- Pháp sư là người ngồi tòa sư tử, biện luận thông như nước chảy đối với nhiều người, đông chúng, soi thấu cổng huyền, mở cửa nhiệm màu của Bát Nhã, bình đẳng bố thí tam luân không tịch . Nếu chẳng phải hàng long, tượng làm sao dám đảm đương.
- Thiền sư là người nắm then chốt của đạo, thấu suốt nguồn tâm, ra vào co duỗi, tung hoành tùy vật ứng hiện; sự lý thảy đồng , chóng thấy Như Lai , nhổ gốc sâu sinh tử, được tam muội hiện tiền. Nếu chẳng phải là người tọa thiền tịnh lự , đến chỗ ấy thảy đều mù mịt.
Tùy căn cơ lãnh thọ pháp tu , ba môn học tuy khác mà được ý quên lời thì đồng nhất thừa, đâu sai biệt. Cho nên kinh nói " Trong cõi Phật mười phương chỉ có pháp nhất thừa, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói . Chỉ tạm mượn danh tự để dẫn đường cho chúng sanh. (Kinh Pháp Hoa)
Khách thưa :
- Hòa thượng thâm đạt ý chỉ của Phật, được biện tài vô ngại.
Lại hỏi thêm:
- Tam giáo: Nho, Đạo, Thích là đồng hay khác?
Sư đáp :
- Người đại lượng dùng đó thì đồng. Kẻ tiểu lượng cố chấp thì khác. Thảy đều trên một tánh khởi dụng, tùy căn cơ sai biệt thành ba. Mê ngộ do người , chẳng phải tại giáo đồng hay khác.
(trang 87)
Pháp sư Đạo Quang chuyên giảng duy thức, đến hỏi
- Thiền sư dùng tâm nào tu đạo ?
Sư đáp :
- Lão tăng không tâm có thể dùng, không đạo có thể tu .
- Đã không tâm có thể dùng, không đạo có thể tu, tại sao mỗi ngày họp chúng khuyên người học thiền, tu đạo?
- Lao tăng còn không có chút đất cắm dùi thì chỗ nào họp chúng lại? Lão tăng không có lưỡi thì đâu từng khuyên dạy người?
- Thiền sư đối diện mà nói dối.
- Lão tăng còn không có lưỡi khuyên người thì đâu biết nói dối.
- Thật tôi không hiểu lời luận nghị của thiền sư.
Lão tăng tự cũng chẳng hội.
(trang 88)
Pháp sư Chí chuyên giảng kinh Hoa Nghiêm đến hỏi :
- Tại sao chẳng nhận " Trúc biếc xanh xanh đồng là Pháp thân, Hoa vàng mịt mịt thảy đều Bát Nhã"?
Sư đáp :
- Pháp thân không tướng, ứng hiện trong trúc biếc mà thành hình. Bát Nhã vô tri đối với hoa vàng mà hiển tướng, chẳng phải trúc biếc, hoa vàng kia có Pháp thân, Bát Nhã. Kinh nói " Chơn pháp thân của Phật giống như hư không , ứng vật hiện hình như trăng trong nước". Hoa vàng nếu là Bát Nhã, Bát Nhã tức đồng vô tình. Trúc biếc nếu là Pháp thân, trúc biếc lại hay ứng dụng. Tọa chủ hội chăng?
- Chẳng rõ ý này.
- Nếu người thấy tánh, nói phải cũng được, nói chẳng phải cũng được, tùy dụng mà nói, chẳng kẹt phải quấy. Nếu người chẳng phải tánh nói trúc biếc thì chấp trúc biếc, nói hoa vàng thì chấp hoa vàng nói Pháp thân thì kẹt Pháp thân, nói Bát Nhã mà chẳng biết Bát Nhã. Do đó mà trở thành tranh luận.
Pháp sư Chí lễ tạ lui ra.
(trang89)