Hỏi về việc xuất gia

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Vô Năng chính thức đăng ký nick trên diễn đàng hồi tháng hai 2017, tính đến nay cũng hơn 5 tháng.

Vô Năng tìm hiểu về Phật pháp và tu tập từ năm 2010. Trong thời gian đó thì Vô Năng có tìm hiểu và thực hành Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông.

Vô Năng biết trên diễn đàn có các Thầy xuất gia. Vô Năng muốn Quý Thầy tư vấn về việc xuất gia. Vì Vô Năng cũng có ý định xuất gia. Vô Năng xin có một số câu hỏi như sau:

1. Nếu bố mẹ không đồng ý thì có được xuất gia không? (Vô Năng năm nay đã trên 20 tuổi, đã học xong đại học, không có vợ con, không có lưu luyến gì đến lợi danh. Vô Năng hoàn toàn trưởng thành, tự chủ, và ý thức được quyết định của mình.)

2. Theo quý thầy, điều gì là trở ngại lớn nhất khiến một số người xuất gia muốn hoàn tục hoặc khiến họ không thể tiếp tục tu tập tại chùa?

3. Những công việc sinh hoạt hằng ngày trong chùa gồm những gì? Những sự kiện Phật giáo lớn trong năm gồm những gì? Quý Thầy cần phải chuẩn bị những gì?

4. Người mới xuất gia thường đảm trách công việc gì trong chùa? Xuất gia rồi có được theo học tại các trường Phật học không?

Một số câu hỏi, Vô Năng hỏi để xem khả năng của Vô Năng đến đâu, có đủ sức xuất gia hay không. Một số câu hỏi Vô Năng hỏi để tìm hiểu về sinh hoạt trong chùa. Nếu quý thầy có điều gì muốn tư vấn thêm với Vô Năng hay có chia sẽ kinh nghiệm gì, Vô Năng hoan hỷ lắng nghe và tiếp thu.

Vậy vô năng nói thử mục đích xuất gia của Vô năng là gì?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Vậy vô năng nói thử mục đích xuất gia của Vô năng là gì?

Đúng đúng xuất gia là để hoằng dương Phật pháp, độ khắp hữu tình, nếu thấy đời là bể khổ mà lên chùa tìm thanh tịnh, tìm chốn để tu hành thì chỉ là chốn đời. Ài nhưng mà nói gì cũng vô ích tất cả tùy duyên, tùy duyên mà định. Nhân nào thì quả đó
 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
tiện thể hôm nay lão tôn hỏi một câu có bốn người vào đọc mà đều là hàng " thượng thủ ". nhưng trên thực tế có một người ( con Ma ) không xuất hiện danh tính.
Vậy có nên chăng?
Đạo Phật là chân thật , ngay thẳng , không quanh co.
Người biết sai mà sửa mới là chân thật tu học, làm chủ diễn đàn là bố thí balamatda thì cần gì phải làm ma canh giữ.....
Nếu còn một chút tự cho mình .... thì dù có làm chủ một trăm cái diễn đàn cũng chỉ như là thangdien hocphat1 mà thôi
 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chính là thấy thích hợp. Thích nơi thanh tĩnh, tìm một nơi để tu hành.



Chẳng phải Phật nói Khổ Đế trước tiên sao? Tiếp đó mới tới Tập, Diệt, Đạo. Nếu đời làm ta khổ đau, vậy sao không xa rời nguyên nhân làm ta khổ đau? Cũng như từ bỏ sát sanh, rượu thịt, vọng ngữ, tà dâm,... đều chẳng phải là việc nên làm?

Khi xưa chẳng phải Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở nơi thanh tĩnh mà thiền định để rồi ngộ nhập chân lý tối thượng sao? Không thanh tịnh tu hành thì làm sao dễ dàng chiêm nghiệm giáo lý, nếu chẳng thể thông suốt giáo lý thì làm sao độ khắp chúng sinh? Đâu phải ai cũng là thượng thừa, tay cầm bình rượu mà nói mình không say?




Nếu đạo hữu với những ngôn từ này, với ý muốn móc xét thì thứ cho Vô Năng không có thời gian tiếp đãi.
Đúng là thế gian lời thật chẳng tin, lòng thành chẳng nhận.
Nếu mà chưa xác định rõ xuất gia để làm gì thì có phải là không biết có cần chi không mà vẫn vô chợ hà hà hà....
Còn nói tu hành thì nơi mô mà chẳng phải là tu, cứ chi phải tìm nơi chốn, thích hợp...
Nếu nói phải chọn lựa cho thích hợp là chiều theo cái bản ngã của chính mình thì sao gọi là tu.
Nhưng dù sao cũng là bạn hữu nơi đây, nên cũng tặng một câu chuyện sau .
Nói là không nhớ rõ lắm , có lẽ là câu chuyện của Ngài Lai Quả kể thì phải.
ở trên núi có một một vị đắc đạo được nhiều người biết đến , rồi xin theo học. nhưng rốt cục cứ đến được một thời gian rồi phải xin xuống núi , người thì về quê lập nghiệp người thì cưới vợ sinh con....
cũng chẳng qua giống như người đòi tu học xuất gia mà phải biết có bao nhiêu điều kiện.
Thấy vậy vị thiền sư kia có ra mấy điều kiện cực kỳ khắt khe , khó mà có người chịu nổi. nếu ai chịu nổi mới chấp nhận cho tu học. thế rồi lớp lớp chẳng qua được mấy điều kiện của thiền sư nên đành quay về . riêng có một người dõng dạc nói với vị thiền sư rằng: tôi chẳng cần biết là điều kiện gì cả, chỉ cần được chấp nhận cho tu học thì chết cũng chẳng sao. vậy là cái cửa ải muôn người không qua được mà người này qua được.
Nay đạọ hữu nếu có cái chí như vậy thì cần chi phải hỏi những điều trước khi xuất gia phải biết kia cho rắc rối.
Còn với tâm ý như đạo hữu trước khi xuất gia thì có vào được cổng chùa cũng chẳng khác chi xuất gia này vào gia kia mà thôi.
hề hề chớ dận, nói cho vui chứ đạo hữu kinh luận đầy mình, tam minh lục thông.... nhưng chỉ có một cái chưa thông là .....hà hà hà hà.....
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Xuất gia để tìm cầu giải thoát và cứu độ chúng sạnh . Nó như ngọn đuoc soi sáng đường vượt qua tất cả chương ngại . A di đà phât.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính chào các Bạn.

VQ Xin chia sẻ một ít kinh nghiệm với Bạn Vô Năng.

Thưa Bạn, khởi đầu phần nhiều người tu chưa nhận thức rõ lợi ích và mục đích của sự xuất gia ! Vì đó là nhân duyên mỗi người mỗi khác.

Sau khi đã xuất gia rồi, thì Thầy và Bạn tu nhắc nhở khuyên tấn, vào xem kinh luận mình mới rõ được mục đích ! (trừ những người Hão Tâm xuất gia).

Có 2 loại người phát tâm xuất gia:

A/. Khổ Tâm xuất gia: Nghĩa là những ngưỡi xuất gia là do hoàn cảnh thúc ép, thường có 5 trường hợp:

1). Tài suy .- Nghĩa là việc làm ăn thất bại, nghèo khổ mà nương náo cửa chùa.

2). Bệnh suy.- Nghĩa là thân lâm bệnh ngặt, nghĩ mình gần chết, nên tu để lo kiếp sau.

3). Lão suy.- Nghĩa là thân già yếu vào chùa để dưỡng lão.

4). Gia thế suy.- Nghĩa là việc quan lộc bị chèn ép, thất chí mà đi tu cho khuây khỏa.

5). Tình ái suy .- Nghĩa là bị thất tình như chuyện Lan và Điệp.

B/. Hảo Tâm xuất gia: Đây là những người có chí hướng cao thượng, muốn cứu độ chúng sanh mà xuất gia. Đây là các vị Bồ Tát, hoặc chư Tổ tái sanh.

* Điều trở ngại lớn nhất khiến một số người xuất gia muốn hoàn tục hoặc khiến họ không thể tiếp tục tu tập.- Là THỐI TÂM.

Nếu Tâm xuất gia được bất thối, thì không có gì có thể làm mất Bồ Đề Tâm.

Kính.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Chẳng phải Phật nói Khổ Đế trước tiên sao? Tiếp đó mới tới Tập, Diệt, Đạo. Nếu đời làm ta khổ đau, vậy sao không xa rời nguyên nhân làm ta khổ đau? Cũng như từ bỏ sát sanh, rượu thịt, vọng ngữ, tà dâm,... đều chẳng phải là việc nên làm?

Khi xưa chẳng phải Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở nơi thanh tĩnh mà thiền định để rồi ngộ nhập chân lý tối thượng sao? Không thanh tịnh tu hành thì làm sao dễ dàng chiêm nghiệm giáo lý, nếu chẳng thể thông suốt giáo lý thì làm sao độ khắp chúng sinh? Đâu phải ai cũng là thượng thừa, tay cầm bình rượu mà nói mình không say?




Đời làm ta khổ đau sao? nên ta hận đời xuất gia. vô năng nhận thức chỗ này Rác cho là không đúng, đời làm ta khổ đau hay tự ta làm ta khổ đau?. sống với cha mẹ làm khổ đau,xã hội làm ta khổ đau,nghịch cảnh,chướng duyên làm ta khổ đau sao?.theo rác thì nguyên nhân của khổ đau chính là tà kiến. bình thường thì ai cần tu,khi nghịch cảnh chướng duyên đến mới cần tu chứ,thanh tịnh phải là cái tâm mình thanh tịnh.tâm tịnh thì cảnh tịnh,tâm không tịnh thì dù có ở chùa cũng chẳng tìm được thanh tịnh

muốn chiêm nghiệm giáo lý thì phải thực hành phải nhập thế ( ở chùa mà tâm vẫn tham,sân,si thì đâu khác ở đời, ở đời mà tâm tịnh thì đâu khác ở chùa ) ứng dụng lý thuyết vào thực tế. nơi động có chân bất động.

thôi bàn thì bàn thế thôi chứ Rác vẫn tham,sân,si lắm.biết khổ mà vẫn cứ đâm đầu vào khổ nghĩ mình thật quá ngu. Rác cũng muốn được lên chùa làm Đại Đức lắm nhưng mà chưa đủ duyên, duyên chưa tới, vẫn còn nợ đời, nợ ngời đi chưa được.

xuất gia là 1 điều cao cả Rác chúc Vô năng sớm đạt được điều cao cả này

Xuất gia: ra khỏi nhà để đi tu, có 3 ý nghĩa:

- Xuất thế tục gia
- Xuất phiền não gia
- Xuất tam giới gia

Trong kinh Tăng Chi có 3 hạng xuất gia:

- Thân xuất gia, tâm không xuất gia
- Tâm xuất gia, thân không xuất gia
- Thân và tâm đều xuất gia
Sa môn: (Samana; Sramana) Hán dịch là Cần giả: người nỗ lực tu tập, Tức giả: người dứt phiền não, Bần giả: người nghèo, tu hành là nghèo, ví dụ như xưng là bần đạo.... Sa môn là từ ngữ chỉ cho tu sĩ ở Ấn Ðộ nói chung ; về sau chỉ cho tu sĩ Phật giáo. Cư sĩ Thuần Ðà sau khi cúng buổi cơm cuối cùng đã hỏi Ðức Phật có mấy loại Sa môn. Phật dạy có 4 loại Sa môn.

1) Thắng đạo Sa môn: Sa môn chứng A La Hán.
2) Thuyết đạo Sa môn: là hữu học Sa môn, hiểu rõ Giáo lý, khéo thuyết giảng cho mọi người được lợi ích.
3) Hoạt đạo Sa môn (hay Mạng đạo Sa môn):chưa được chứng quả nào, còn phàm phu, tuy nhiên vẫn sống đúng theo giới luật, nỗ lực tu học.
4) Ô đạo Sa môn (hoặc Hoại đạo Sa môn): Sa môn không giữ giới luật, không chánh tín, lười biếng, làm ô uế đạo.
Tặng Vô Năng :
Ðức Phật dạy: "Người xuất gia làm Sa môn thì phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chỗ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi Ðạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không có tạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các Thánh vị mà tự thành cao tột, gọi đó là Ðạo"
(kinh tứ thập nhị chuơng )
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Mi răng không tuyển vô chỗ phát thanh viên chuyên hô khẩu hiệu của mấy thằng đạo đức giả có hơn không hả.
ta hỏi mi ,mi điên loạn, mi ăn bậy bạ , gặp chi ăn nấy , bụng đau đi tháo ngày chục lần mà mi đòi tìm cầu ở mô để giải hả?
Còn thoát thì mi có chui đến mô thì cũng chẳng thể thoát được lão tôn ha ha ha ha ha ha.......

haaaaaaa. Vốn dĩ là đồ nhai lại gặm nhắm mà không tiêu hóa được nên nhìn ai cũng thấy như mình và thua cả mình. heeeeeeeeeeee. Làm sao mà hiểu được pháp trực chỉ nhân tâm của chư tổ làm sao hiểu được hạnh nguyện độ sanh của chư Tổ. Cứ nối sân si đùng đùng chửi bới loạn xạ mà cho rằng lời Tổ lời Phật đúng là tên quái thai của Tổ Sư Thiền. Cứ như vậy tên Chí Phèo kia cũng thành tổ thành Phật hết ráo. haaaaaaaaaa. A di đà Phật!
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Chào vô năng!
Nếu dùng dằng thì thành cột trói, bạn cứ lên chùa thân cận thưa thỉnh học hỏi với các đại đức trước đi, chưa vội xuống tóc làm gì, thăm thú vài chùa đã, nếu hợp thì ở không hợp thì đi.
Duyên lành đâu dể biết, 1 lòng cầu đạo lẻ nào 1 đời không được triệt ngộ.
Cố gắng chớ để ngày tháng trôi xuông.
Nhân quả chẳng không đừng có mê mờ. Thiện ác đừng để tâm. Tâm bình thường là đạo!
Chúc bạn an lạc hì hì...
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 10 2016
Bài viết
33
Điểm tương tác
17
Điểm
8
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Xuất gia là làm cái việc gì ?

Nói tới việc xuất gia thì người ta thường nghĩ tới đến Chùa, nhận thầy, phủi tóc, thọ giới...đây là tướng xuất gia !

Xưa kia đức Thế Tôn xuất gia là bởi Ngài nung nấu trong lòng một trí nguyện chưa toại, trong khi đó đời sống gia đình lại chẳng thể chuyên tâm, chẳng có phương pháp để giải quyết được trí nguyện đó. Cho nên nhân lúc đêm khuya mà rời bỏ hoàng cung, xa lìa vợ con...tìm thầy học Đạo ( phương pháp nào khả dĩ có thể thỏa mãn được trí nguyện của Ngài).

Việc xác quyết được rõ ràng cái mục đích, cái vấn đề trăn trở trong lòng ta...thực chất là cái gì ?

Và nó có phải là cái thôi thúc ta xa lìa quyến thuộc, lập trí cao viễn noi theo đức Thế Tôn hay không ?


Có lẽ đó là việc tối quan trọng bậc nhất của một người muốn PHÁT TÂM XUẤT GIA !

Người xưa có câu: Nhân không chánh thì tất gặt quả cong queo.

Cái chánh nhân xuất gia không gì hơn MUỐN LÀM SÁNG TỎ CỘI GỐC CỦA SINH TỬ !

Đạo hữu đã có tâm nguyện này, nên tự xét, tự xét !

MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT THƯỜNG HỘ NIỆM,
ĐẠI ĐỨC CHÍ THÀNH XUẤT THẾ GIAN !

Hoan hỉ thay !
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
theo rác thì nguyên nhân của khổ đau chính là tà kiến. bình thường thì ai cần tu,khi nghịch cảnh chướng duyên đến mới cần tu chứ,


Nghĩa là Đức Phật bị nghich cảnh , chướng duyên rồi phát cái tâm tu hành . điều này giờ mới được nghe , thật hơi muộn màng .
Thì ra là vậy; người bình thường không bị chướng duyên , nghịch cảnh là không cần chi tu.
Hay thật! nghĩa là các vị vô chùa cạo đầu xuất gia đều là những người trốn chạy chướng duyên , nghịch cảnh. Chả trách lão điên cứ thắc mắc tại sao tu hành nhiều năm mà không đắc đạo?có lẽ một phần là do có điều này chăng?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
[/COLOR]

Nghĩa là Đức Phật bị nghich cảnh , chướng duyên rồi phát cái tâm tu hành . điều này giờ mới được nghe , thật hơi muộn màng .
Thì ra là vậy; người bình thường không bị chướng duyên , nghịch cảnh là không cần chi tu.
Hay thật! nghĩa là các vị vô chùa cạo đầu xuất gia đều là những người trốn chạy chướng duyên , nghịch cảnh. Chả trách lão điên cứ thắc mắc tại sao tu hành nhiều năm mà không đắc đạo?có lẽ một phần là do có điều này chăng?

Vâng là rác nói sai là do tính lười biếng cẩu thả cho nên là diễn giải không được rõ. Ý của rác muốn nói là tâm bình thường thị đạo, tâm không bình thường thì mới cần tu ạ
 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Vâng là rác nói sai là do tính lười biếng cẩu thả cho nên là diễn giải không được rõ. Ý của rác muốn nói là tâm bình thường thị đạo, tâm không bình thường thì mới cần tu ạ

Dạ em chào đại ca!
Là đại ca mới chỉ chỉnh lại không cần tu có nghĩa là người đã đạt đạo( bình thường tâm thị đạo ).
Nhưng chúng em muốn hỏi là trước khi thành đạo ấy ạ.
Ví như Thái tử Tất Đạt Đa trước khi xuất gia có phải gặp chướng duyên nghịch cảnh rồi xuất gia không ạ.
Hay là có một lý do khác ạ.
Với lại những người xuất gia vì chướng duyên , nghịch cảnh liệu có thể thành đạo được không ạ?
Vì điều này rất quan trọng với bọn em , mong đại ca nói rõ để bọn em biết ạ.
Còn như nếu không cần phải tu nói như đại ca thì chỉ có Di Lặc trời sinh Thích Ca tự nhiên, mà thưa đại ca hai người ấy cũng là cha mẹ sinh ra cả ạ.
Vậy trên đời có ai là chẳng cần tu mà đắc đạo không ạ?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Dạ em chào đại ca!
Là đại ca mới chỉ chỉnh lại không cần tu có nghĩa là người đã đạt đạo( bình thường tâm thị đạo ).
Nhưng chúng em muốn hỏi là trước khi thành đạo ấy ạ.
Ví như Thái tử Tất Đạt Đa trước khi xuất gia có phải gặp chướng duyên nghịch cảnh rồi xuất gia không ạ.
Hay là có một lý do khác ạ.
Với lại những người xuất gia vì chướng duyên , nghịch cảnh liệu có thể thành đạo được không ạ?
Vì điều này rất quan trọng với bọn em , mong đại ca nói rõ để bọn em biết ạ.
Còn như nếu không cần phải tu nói như đại ca thì chỉ có Di Lặc trời sinh Thích Ca tự nhiên, mà thưa đại ca hai người ấy cũng là cha mẹ sinh ra cả ạ.
Vậy trên đời có ai là chẳng cần tu mà đắc đạo không ạ?

chào Bạn connhiemkhong.Bạn hỏi thì Rác xin chả lời theo cái tư kiến của rác:
rác chỉnh lại là muốn làm rõ hơn cái nghĩa mà rác muốn trình bày nhưng mà cảm thấy vẫn chưa được đáng nhẽ sau cụm từ chướng duyên nghịch cảnh phải thêm chữ vv... mới được như
câu 1:Thái tử tất đạt đa trước khi xuất gia :


VII.Thái Tử Tiếp Xúc Với Ðời

Vì có lời tiên đoán của ông A-Tư-Ðà, nên vua Tịnh Phạn không cho Thái tử tiếp xúc với cảnh khổ; nhưng vì Thái tử khẩn khoản cầu xin, vua Tịnh Phạn để cho Thái tử du ngoạn và tiếp xúc với thực trạng của cuộc đời.

Cảnh khổ thứ nhất: Sống là khổ. Một hôm Ngài theo vua cha dự lễ cày cấy. Thấy người và vật vất vả, khổ đau dưới ánh nắng thiêu đốt để đổi lấy bát cơm, chim chóc dành nhau mổ ăn các loài côn trùng giẫy giụa trên luống đất mới. Ngài thương xót buồn rầu vô hạn. Ngài thương chúng sanh đau khổ vì sống, và vì món ăn phải giết lẫn nhau.
Ba cảnh khổ của cuộc đời : Già, bịnh, chết. Lần sau Ngài lại xin phép Phụ vương ra cửa thành dạo chơi. Lần thứ nhứt Ngài gặp một ông già tiều tụy, da nhăn, lưng còm, mắt lòa, tai điếc. Lần thứ hai Ngài thấy một người tật bệnh bụng to cổ trướng rên la khổ sở. Lần thứ ba Ngài gặp một đám tang, thân nhân gào khóc thảm thiết. Ngài nhận hiểu được rằng: sống ở đời giàu nghèo sang hèn đều bị đau khổ đoanh vây áp bức: già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ.
VIII. Tâm Trạng của Thái Tử Sau Khi Tiếp Xúc Với Ðời

Trước thực trạng đau khổ của kiếp người, Ngài bị xúc động mạnh mẽ. Sau khi thấy sự đau khổ của chúng sanh, Ngài luôn luôn tưởng nghĩ đến chúng sanh, nghĩ đến những nỗi đọa-đày lầm than của chúng sanh, và Ngài luôn luôn trù nghĩ suy tầm phương pháp cứu chúng sanh thoát khỏi biển trầm luân khổ ải. Mặt Ngài thường hiện vẻ lo buồn trầm mặc. Ngài lo buồn cho chúng sanh, Ngài trầm mặc để tìm phương pháp cứu độ chúng sanh thoát khỏi đau khổ.

IX. Cánh Giải Thoát và Thái Tử Xuất Gia

Cảnh giải thoát. Lần thứ tư ra dạo chơi ngoài cửa thành, Ngài gặp một Vị Sa-môn thanh cao bình-tỉnh. Ngài hỏi rằng: "Ngài là ai?" Vị Sa-môn đáp: "Tôi là người đã thoát khỏi sự đau khổ của già, đau, chết". Thái tử liền hiểu được rằng, chỉ xuất gia tìm đạo là phương pháp cứu chúng sanh thoát khỏi bể khổ mênh mông.
(sưu tầm trên mạng )

câu 2: Với lại những người xuất gia vì chướng duyên , nghịch cảnh liệu có thể thành đạo được không ạ?: ví như người chịu cảnh đói khát liền chạy đi tìm kiếm cái ăn,nếu người đó ăn người ấy sẽ được no.nếu người ta không ăn vậy bụng vẫn hoàn đói

câu 3: Còn như nếu không cần phải tu nói như đại ca thì chỉ có Di Lặc trời sinh Thích Ca tự nhiên, mà thưa đại ca hai người ấy cũng là cha mẹ sinh ra cả ạ.
Vậy trên đời có ai là chẳng cần tu mà đắc đạo không ạ?: với mình tu là sửa lỗi mình,khi mình cảm thấy mình không có lỗi khiến hại người hại mình.mình gọi đó là tâm bình thường thị đạo.

kính bạn
 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
chào Bạn connhiemkhong.Bạn hỏi thì Rác xin chả lời theo cái tư kiến của rác:
rác chỉnh lại là muốn làm rõ hơn cái nghĩa mà rác muốn trình bày nhưng mà cảm thấy vẫn chưa được đáng nhẽ sau cụm từ chướng duyên nghịch cảnh phải thêm chữ vv... mới được như
câu 1:Thái tử tất đạt đa trước khi xuất gia :


VII.Thái Tử Tiếp Xúc Với Ðời

Vì có lời tiên đoán của ông A-Tư-Ðà, nên vua Tịnh Phạn không cho Thái tử tiếp xúc với cảnh khổ; nhưng vì Thái tử khẩn khoản cầu xin, vua Tịnh Phạn để cho Thái tử du ngoạn và tiếp xúc với thực trạng của cuộc đời.

Cảnh khổ thứ nhất: Sống là khổ. Một hôm Ngài theo vua cha dự lễ cày cấy. Thấy người và vật vất vả, khổ đau dưới ánh nắng thiêu đốt để đổi lấy bát cơm, chim chóc dành nhau mổ ăn các loài côn trùng giẫy giụa trên luống đất mới. Ngài thương xót buồn rầu vô hạn. Ngài thương chúng sanh đau khổ vì sống, và vì món ăn phải giết lẫn nhau.
Ba cảnh khổ của cuộc đời : Già, bịnh, chết. Lần sau Ngài lại xin phép Phụ vương ra cửa thành dạo chơi. Lần thứ nhứt Ngài gặp một ông già tiều tụy, da nhăn, lưng còm, mắt lòa, tai điếc. Lần thứ hai Ngài thấy một người tật bệnh bụng to cổ trướng rên la khổ sở. Lần thứ ba Ngài gặp một đám tang, thân nhân gào khóc thảm thiết. Ngài nhận hiểu được rằng: sống ở đời giàu nghèo sang hèn đều bị đau khổ đoanh vây áp bức: già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ.
VIII. Tâm Trạng của Thái Tử Sau Khi Tiếp Xúc Với Ðời

Trước thực trạng đau khổ của kiếp người, Ngài bị xúc động mạnh mẽ. Sau khi thấy sự đau khổ của chúng sanh, Ngài luôn luôn tưởng nghĩ đến chúng sanh, nghĩ đến những nỗi đọa-đày lầm than của chúng sanh, và Ngài luôn luôn trù nghĩ suy tầm phương pháp cứu chúng sanh thoát khỏi biển trầm luân khổ ải. Mặt Ngài thường hiện vẻ lo buồn trầm mặc. Ngài lo buồn cho chúng sanh, Ngài trầm mặc để tìm phương pháp cứu độ chúng sanh thoát khỏi đau khổ.

IX. Cánh Giải Thoát và Thái Tử Xuất Gia

Cảnh giải thoát. Lần thứ tư ra dạo chơi ngoài cửa thành, Ngài gặp một Vị Sa-môn thanh cao bình-tỉnh. Ngài hỏi rằng: "Ngài là ai?" Vị Sa-môn đáp: "Tôi là người đã thoát khỏi sự đau khổ của già, đau, chết". Thái tử liền hiểu được rằng, chỉ xuất gia tìm đạo là phương pháp cứu chúng sanh thoát khỏi bể khổ mênh mông.
(sưu tầm trên mạng )

câu 2: Với lại những người xuất gia vì chướng duyên , nghịch cảnh liệu có thể thành đạo được không ạ?: ví như người chịu cảnh đói khát liền chạy đi tìm kiếm cái ăn,nếu người đó ăn người ấy sẽ được no.nếu người ta không ăn vậy bụng vẫn hoàn đói

câu 3: Còn như nếu không cần phải tu nói như đại ca thì chỉ có Di Lặc trời sinh Thích Ca tự nhiên, mà thưa đại ca hai người ấy cũng là cha mẹ sinh ra cả ạ.
Vậy trên đời có ai là chẳng cần tu mà đắc đạo không ạ?: với mình tu là sửa lỗi mình,khi mình cảm thấy mình không có lỗi khiến hại người hại mình.mình gọi đó là tâm bình thường thị đạo.

kính bạn
thật thất vọng!
Sở học và thấy biết chỉ đến thế thôi sao?

chào tạm biệt tất cả .mong cho trên kính dưới nhường rồi thành đại gia nối tiếp đại gia tiễn nhau ra nghĩa địa... ha ha ha ha ha.....
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
thật thất vọng!
Sở học và thấy biết chỉ đến thế thôi sao?

chào tạm biệt tất cả .mong cho trên kính dưới nhường rồi thành đại gia nối tiếp đại gia tiễn nhau ra nghĩa địa... ha ha ha ha ha.....

vâng thật có vọng liền thất.
chào tạm biệt đạo hữu,cảm ơn đạo hữu đã giúp rác tìm lại chính mình.
Tặng đạo hữu 1 ca khúc rác mới được nghe trên mạng: https://www.youtube.com/watch?v=eofnY3ZoGM8
 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
chúc an lành

vâng thật có vọng liền thất.
chào tạm biệt đạo hữu,cảm ơn đạo hữu đã giúp rác tìm lại chính mình.
Tặng đạo hữu 1 ca khúc rác mới được nghe trên mạng: https://www.youtube.com/watch?v=eofnY3ZoGM8

Đáng lẽ là thôi rồi, nhưng đọc những lời và khúc ca mà đại ca trao tặng thì không thể không tri ân đại ca được.
Vâng cũng chỉ là trộm thôi nhưng xin được dâng lên đại ca:
Trên đời này chỉ có ba bài hát
Đủ nói hết buồn vui của thế giới tâm hồn.
Hay hơn cả là bài ca thứ nhất,
Bà mẹ dịu dàng khẽ hát ru con.
Bài thứ hai cũng là bài của mẹ,
Khi con trai mẹ chết, cánh tay già,
Ôm xác con hát một mình lặng lẽ…
Những bài khác trên đời là bài hát thứ ba.
Không biết bài ca của riêng đại ca là bài gì?
Nhưng mà thôi, chúc đại ca an bình , nghe nhiều giai điệu trữ tình , cho đến lúc dật mình, rồi thành kẻ như thất tình.... ha ha ha ha ha.......
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chào bạn Vô Năng.
Chỉ cần bạn tuân thủ giới luật thì xuất gia được thôi. Còn không thì tu ở nhà. Nói chung là ở đâu cũng có thể tu, vào chùa thì được tiếp cận chuyên nghiệp hơn, không còn vướng bận gia đình này nọ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên