Hỏi về Tánh Không.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113

Kính Thầy Viên Quang 6,
Thầy đã nói Lý Thuyết rồi nhưng có lẽ cũng còn nhiều chỗ mà người đọc cần có nghiên cứu nhất định nào đó mới hiểu hết lời Thầy nói.
Để giúp đở cho con và cũng như những người sơ sơ, xin Thầy phân tích sự vật hiện tượng cụ thể để làm thí dụ.
Ví dụ 1. Một cục đá đang nằm ngoài đường. Xin Thầy hãy chỉ rõ: Tục Đế và Chân Đế, Tánh Không về cục đá đó.

Ví dụ 2. Chính là bản thân Thầy hiện nay. Xin Thầy chỉ rõ: Tục Đế và Chân Đế, Tánh Không ngay bản thân Thầy, cũng như của một người cụ thể nào đó.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Dạ!

Kính thầy @vienquang6 !

Con cũng có chỗ chẳng thông xin thầy chỉ rõ giúp con.

Cái lông tay đang trên bàn tay thì xin thầy chỉ rõ cái bàn tay ở mô giúp con?

Dù được sự từ bi chỉ dạy của thầy nhưng con vẫn cứ ngáo ngáo chẳng rõ được chỗ này.

:oops::rolleyes::rolleyes::rolleyes::oops::oops::oops::oops:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính Bạn
VO-NHAT-BAT-NHI

"Tánh Không về cục đá"

Đây là Pháp sở thuyết, sở trường của Bạn mà.

Nếu nhã hứng Bạn vui lòng nói lại Pháp này cho Đại chúng thưởng thức với nhé.

Mến.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính Bạn
VO-NHAT-BAT-NHI

"Tánh Không về cục đá"

Đây là Pháp sở thuyết, sở trường của Bạn mà.

Nếu nhã hứng Bạn vui lòng nói lại Pháp này cho Đại chúng thưởng thức với nhé.

Mến.
Kính thưa Thầy, thầy khiêm tốn quá! Con muốn trao đổi cùng Thầy!
Pháp giới muôn hình vạn trạng nhưng không phải là rời rạc mà đều có liên hệ với nhau. Nếu chúng ta có Phật nhãn sẽ thấy rằng nơi một cục đá gắn kết với mười phương thế giới Phật. Nếu VNBN chỉ biết thuyết về cục đá mà không biết thuyết về người thì thuyết ấy chẳng phải sở thuyết, vì chẳng đúng thật tế vậy mà là sở chấp. Ngược lại, nếu chỉ biết thuyết về người mà chẳng thuyết đúng về vật vô tri thì đó cũng chẳng phải sở thuyết, mà chỉ là sở chấp.

Toàn pháp giới nhân duyên trùng trùng dính chùm với nhau, đan ngang, đan dọc, đan trên, đan dưới, đan nghiêng, đan chéo,.... Hễ thông tận một vật liền thông tất cả vật, hễ thông một hiện tượng thì thông tất cả hiện tượng. Hễ thông cục đá thì thông người, hễ thông người thì thông về cục đá.

Người hay đá đều là khái niệm do trí não đặt ra trên cơ sở của các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Chúng không có tự thể, là rỗng tếch. Nhưng khi xét đến một con người cụ thể, cục đá cụ thể thì bên canh những cái được mắt. tai, mũi, lưỡi, thân, ý nắm bắt; có cái mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không thể nẵm bắt, cái đó gọi là tự tánh hay tự thể của mỗi cá nhân cụ thể.

Những cái được mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý nắm bắt thì có tính chất là: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã, chung quy là Duyên Khởi. Còn cái mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không thể nắm bắt thì có tính chất là bảo toàn mọi thứ của một cá nhân, chúng ta thường là Tự Tánh, Phật Tánh, Tánh Viên Giác, Đại Niết Bàn. Cho nên những ai căn cứ vào tướng đá hay tướng người mà bảo rằng: Con người có tự tánh còn cục đá thì không, đó là sai lầm vậy.

Mỗi cá nhân đều phải trôi lăn qua tất cả các hình thái tồn tại, là một chuỗi nhân duyên tiếp nối nhau dưới sự bảo toàn của Tự Tánh. Nhân ta gieo thì chính ta gặt, chứ không ai khác, ta tu thì chính ta giải thoát chứ không ai khác.

Trước khi có hình người hình thú thì ta phải trãi qua hình cây cối, trước khi có hình cây cối thì chúng ta có hình là đất, đá, nước,... trước khi có hình như vậy thì chúng ta là hạt bụi nhị nguyên! Sự nhị nguyên ban đầu đó được phá vở thì chúng ta là Phật, là Như Lai, là Thế Tôn,...

Chúng ta chuyển biến qua tất cả hình thái, có phải do ở mỗi hình thái tự nó thăng tiến lên? Xin thưa rằng không. Một hình thái bên dưới do huân tập duyên với hình thái bên trên thì mới tiến hóa lên bậc trên đó. Thí dụ như: phàm phu chúng ta do huân tập duyên với các lý thuyết và hạnh của Vị A La Hán thuần thục sẽ trở thành vị A LA HÁN, huân tập thuần thục duyên với Bồ Tát Đạo thì sẽ trở thành một vị Bồ Tát thực thụ và sau cùng thành Phật. Phật quá khứ đào tạo Phật hiện tại, Phật hiện tại đào tào Phật tương lai. Pháp giới nương tựa nhau, trong đó cá nhân ở hình thái bên dưới duyên với hành nghiệp của hình thái bên trên mà tiến hóa. Cuối cùng chấm dứt chuỗi tiến hóa đó bằng Phật Quả, đám mây nhị nguyên tan biến, mặt trời tự tánh vốn đã có từ xưa nay giờ chiếu suốt mười phương không ngăn ngại.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Dạ!

Kính thầy @vienquang6 !

Con cũng có chỗ chẳng thông xin thầy chỉ rõ giúp con.

Cái lông tay đang trên bàn tay thì xin thầy chỉ rõ cái bàn tay ở mô giúp con?

Dù được sự từ bi chỉ dạy của thầy nhưng con vẫn cứ ngáo ngáo chẳng rõ được chỗ này.

:oops::rolleyes::rolleyes::rolleyes::oops::oops::oops::oops:
kakakaka, biết mình còn ngáo ngáo mới tốt chứ, còn hơn tưởng mình hết ngáo! Sau này, chết rồi, tái sanh hay hạ phàm thì còn ngáo hơn nữa. Phật Pháp vô biên, học để thấy không, sau đó, trên cái không mà học, cuối cùng tự mình chứng nghiệm mình chính là ....
 
Last edited:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
He he....

Tưởng nặn được thứ gì hay ho hóa ra toàn thứ mang chùi đít!!! :D

Kinh nói:" Tánh không chính là Phật chẳng thể suy lường được".

Cái mà ngươi hay gọi là chính mình ấy tức là Tánh không. Vốn vô sở hữu tự tại chẳng đến đi.

Rõ chưa con lợn chẳng có ở đâu mà tự đến xin ăn cám!!!!!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
He he....

Tưởng nặn được thứ gì hay ho hóa ra toàn thứ mang chùi đít!!! :D

Kinh nói:" Tánh không chính là Phật chẳng thể suy lường được".

Cái mà ngươi hay gọi là chính mình ấy tức là Tánh không. Vốn vô sở hữu tự tại chẳng đến đi.

Rõ chưa con lợn chẳng có ở đâu mà tự đến xin ăn cám!!!!!
:D Vậy là chính mình đã là Phật rồi. Nhưng mà hiện nay ta vẫn ngu muội là sao nhỉ?

Mà tướng có thì cũng chẳng suy lường được chứ đâu phải riêng tánh không! Thí dụ như thân của đại ca hiện này theo chuỗi nhân duyên như thế nào, 1 tỉ kiếp trước ra sau, 1 tỉ kiếp sau thì như thé nào thì cũng đâu thể suy lường được. Như vậy cái nghĩa: mình = Tánh không = Phật thì không ổn đâu nhé!
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Nói tánh không tức là Phật chứ có bảo chính ngươi là Phật đâu con lợn??? Không hiểu à :oops::oops::oops:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Nói tánh không tức là Phật chứ có bảo chính ngươi là Phật đâu con lợn??? Không hiểu à :oops::oops::oops:
Thú vị !
Ngôn diễn Nghĩa theo chỗ Ý đặt để, nhắm tới.
Nếu Ý đã bất định thì ngữ nghĩa cũng bất định.

Hà tất lại có cái “tánh không tức là Phật” nhất định ư ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Tánh của đá cứng so với tánh mềm ướt của nước.
Tánh của đá mềm so với tánh cứng trong của kim cương.
Vì muốn so sánh phân biệt nên phải gán định tánh chất cho sự vật, bản tánh thật sự của vật là không vì lìa riêng sự vật không phân định được tánh chất. Sự vật bất định thì tánh chất cũng bất định, lúc ở hình thái này thì tánh chất thế này, lúc ở hình thái khác tánh chất thế khác. Nếu vật quả có tánh phi không thời chẳng thể biến hiện, biểu hiện ra sự riêng khác như thế.

Không tức là chẳng trụ, là biến dịch, là bất sinh. Chẳng có Pháp lìa Không riêng gọi là cục đá. Chẳng có Không lìa pháp riêng gọi là tánh không.

Quả đúng vậy, cục đá “như mộng huyễn bọt bóng, như sương như điện chớp.”
Quán chiếu để lìa tâm chấp mà nhận lại bản tánh, chẳng bảo chấp tánh cho vật là huyễn không.

Đạo hữu có lãnh hội chăng ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
:D Vậy là chính mình đã là Phật rồi. Nhưng mà hiện nay ta vẫn ngu muội là sao nhỉ?

Mà tướng có thì cũng chẳng suy lường được chứ đâu phải riêng tánh không! Thí dụ như thân của đại ca hiện này theo chuỗi nhân duyên như thế nào, 1 tỉ kiếp trước ra sau, 1 tỉ kiếp sau thì như thé nào thì cũng đâu thể suy lường được. Như vậy cái nghĩa: mình = Tánh không = Phật thì không ổn đâu nhé!

Đừng cho mình là gì thì mình có thể là Phật ngay bây giờ và tại đây.
Chỉ do để tập khí lôi kéo mà chẳng tự biết nên vẫn thấy mình ngu muội đó thôi !

KHAI - THỊ - NGỘ - NHẬP

Tới giai đoạn NHẬP là tam minh lục thông tự khắc biểu hiện đầy đủ, chẳng do cầu mà được, chẳng do tu mà thành. Vì sẵn có như thế nên chẳng do tu do cầu, vì chẳng biết như thế nên cần tu. Tu mà vô tu tạm đặt là tu để phổ độ giáo hóa như đức Phật không khác vậy.
 
Last edited:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Nể tình ngươi gọi lão Tôn mấy tiếng đại ca nghe cũng sướng tai nên ta chỉ cái chỗ cần thông cho ngươi gặm!!! ;);)

Ngươi đang mang nghĩa Biển chọi với nghĩa sóng. Ngươi không biết làm sao mang nghĩa Sóng để nhét vào nghĩa Biển.

Vốn dung thông mà ngươi lại lập thành đối tượng riêng biệt để nhét cho nhập vào thì đó chỉ là việc làm của tri thức điên đảo.

Chỉ có hành quán tự thể ( tham thoại đầu, quán tự tâm ) mới dứt được nghiệp thức mê đảo, ngươi mới khởi ra trí tự giác được! Gọi là đường chuyển nghiệp!

Hành theo lợn thì thành lợn, hành theo người thì thành người, hành theo đạo thì thành đạo.

Triệu luận nói " Tam thừa đều quán tánh không mà thành đạo, chỉ vì kiến chấp chẳng đồng mà thành quả khác nhau"

Tất cả nghiệp thức luân chuyển chẳng ngừng, tham thoại đầu cắt dứt hết đi!!!!

Gặm cho ta một câu: thế nào là mặt mũi xưa nay???
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính ban VNBN 1 ly trà [smile]:

Trúc Lâm Thiền Viện có nói tới 3 NHÂN --> dẫn đến Phật Tánh (smile) ... gọi là TAM NHÂN --> dẫn đến sự lãnh hội Phật Tánh ...

bi giờ mời bạn xem thử coi bạn yếu chỗ nào nhé để tự mình lãnh hội và bổ xung thêm.

1. CHÁNH NHÂN --> PHẬT TÁNH

Phàm sở hữu tướng
hư thị giai vong
nhược kiến chư tướng phi tướng
TỨC KIẾN --> NHƯ LAI ---> CHỈ CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ [smile]

Cuốn Con Đường Giác Ngộ, Thích Thông Phương, bài số 7 viết về Tam Nhân Phật Tánh có đoạn này tui nghĩ bạn nên RẤT CẦN ĐỌC để --> có lãnh hội thêm về CHÁNH NHÂN --> PHẬT TÁNH


Trong Kinh Kim Cang, ngài Tu-bồ-đề hỏi Phật về ý nghĩa của kinh này: "Trong thời mạt Pháp, có chúng sinh nào nghe được nghĩa lý kinh này có thể tin được chăng ? ".

Phật liền ngăn: "Ông chớ nói như vậy!".

Tức là chúng sinh ai cũng có Phật tánh tại sao không thể tin.

Sau đó Phật bảo: "Tu-bồ-đề! Chúng sinh, chúng sinh đó! Như Lai nói chẳng phải chúng sinh, đó gọi là chúng sinh".

Nghĩa là, nói chúng sinh nhưng mà chẳng phải chúng sinh. Nói chúng sinh là tạm thời chứ không cố định, vì nó có nguồn gốc là phi chúng sinh. Đó là ý nghĩa đánh thức cho chúng sinh tiến lên.

Chính trong Kinh Niết Bàn, phẩm Sư Tử Hống, Phật nói: "Hễ ai có tâm thì nhất định sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do vì nghĩa này, ta thường nói là tất cả chúng sinh đều có Phật tánh".

Nghĩa là, ai có tâm thì nhất định sẽ thành Phật, vì có tâm là có giác. Đó là sức mạnh, niềm tin để chuyển hóa cho người vươn lên.

Trong Kinh Pháp Hoa ghi Bồ-tát Thường Bất Khinh tu hạnh là: đi đâu gặp ai ngài đều đứng xá xá, lễ lạy rồi nói: "Tôi không dám khinh quý ngài! Quý ngài rồi sẽ thành Phật". Tuy nhiên, có những người nghe như vậy không chịu, bảo: "Ông là Tỳ-kheo vô trí, ông chưa thành Phật làm sao thọ ký cho chúng tôi được". Rồi có người chửi mắng, lấy đá gạch ném v.v... Nhưng ngài Thường Bất Khinh không giận, vẫn đứng từ xa chấp tay xá xá: "Tôi không dám khinh các ngài. Các ngài rồi sẽ thành Phật". Đến khi ngài sắp tịch, nghe mấy chục ngàn bài kệ Kinh Pháp Hoa, tuổi thọ kéo dài thêm nữa. Sau đó, ngài sanh ở đâu cũng thường gặp Phật, trải qua nhiều kiếp tu hành sau được thành Phật. Đó chính là tiền thân của Phật Thích Ca. Bồ-tát Thường Bất Khinh đi lễ lạy mỗi người và nói ai cũng sẽ thành Phật, đó là khơi dậy đánh thức tri kiến Phật có nơi mỗi người. Bồ-tát Thường Bất Khinh thuyết kinh Pháp Hoa chỉ bấy nhiêu thôi nhưng đó là tinh yếu sống động của Kinh Pháp Hoa. Chứ không như chúng ta giảng nói nhiều mà chỉ nói trên văn tự chữ nghĩa của kinh Pháp Hoa.



cho nên CHÁNH NHÂN PHẬT TÁNH --> chính là CHỈ RA ĐƯỢC CHƠN TÂM [smile]


đương nhiên .. thiếu CHÁNH NHÂN .. thì sẽ có DUYÊN NHÂN chen vào ... làm thêm lủng củng nội bộ ... nền tảng nhận thức [smile]

có ĐẠO NHÂN thì mới có ĐẠO QUẢ

có CHÁNH NHÂN PHẬT TÁNH --> thì mới có ĐẠO QUẢ SÂU XA --> là LÃNH HỘI ĐƯỢC PHẬT TÁNH [smile]

còn hông chạy vòng vòng hoài hơi mệt [smile]

ờ mà đúng không ?
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... hồi trước đây khoảng 15 năm, tui đọc bài giảng của HT Thích Thanh Từ về Kinh Kim Cang, đọc tới chương 3 Chánh Tông Đại Thừa .. thấy ổng nói: NẾU CHƯƠNG 3 HIỂU thì không cần đọc những chương sau nữa ..

... con đường thì dài .. vì lãnh hội chương 3 .. những chương sau cũng tự từ từ TỰ MỞ RA HẾT [smile] --> cho mà tự coi mà lãnh hội

thí dụ: Thầy VQ nói tới NĂNG THUYẾT SỞ THUYẾT ... cũng là 1 phần trong nội dung của Kinh Lăng Nghiêm, phi năng tuyệt sở ..

nhưng nếu đọc kỹ Kinh Kim Cang thì phẩm thứ 23 cũng có tên gọi là PHI THUYẾT SỞ THUYẾT (smile) --> nghĩa là trong lời nói thì không phải là lời nói ... mà lời nói PHÁP TƯỚNG CHÂN THẬT --> lãnh hội BỔN TÂM --> dẫn tới CHÁNH NHÂN --> cũng là PHẬT TÁNH [smile]

Nhất --> không đồng --> Lưỡng
tề hàm vạn tượng

Chúng sinh thật tướng ... không phải --> VẬT

tâm hay khởi niệm --> VẪN LÀ --> TÂM

ờ mà đúng không ?
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Đại Ý của --> Phật Pháp [smile]

ngày xưa, trước khi Tịch Diệt đức Phật ân cần nhắn nhủ các ĐỆ TỬ --> hãy tôn PHÁP làm THẦY --> tức là PHÁP BẢO

bởi vì đại ý của PHẬT PHÁP .. chính là ý nghĩa của cái đoạn kinh Kim Cang này:

Trong Kinh Kim Cang, ngài Tu-bồ-đề hỏi Phật về ý nghĩa của kinh này: "Trong thời mạt Pháp, có chúng sinh nào nghe được nghĩa lý kinh này có thể tin được chăng ? ".

Phật liền ngăn: "Ông chớ nói như vậy!".

Tức là chúng sinh ai cũng có Phật tánh --> tại sao không thể tin.

Sau đó Phật bảo: "Tu-bồ-đề! Chúng sinh, chúng sinh đó! Như Lai nói chẳng phải chúng sinh, đó gọi là chúng sinh".


cũng có nghĩa là .... định nghĩa chính của chữ PHÁP: nhiệm trì tự tánh, quỹ sinh vật giải

phàm sở hữu tướng --> hư thị giai vọng --> những thứ chúng ta cứ khẳng định là đúng mà hỏng đúng .. thì cứ ẦM ẦM hay LẶNG LẼ theo thời gian mà qua đi ... ---> CHỈ CÒN LẠI CÁI GỌI LÀ VÔ BIÊN và CÙNG TẬN -->

TẠI SAO --> HỎNG THỂ TIN ? ... A ha ha hahhahahaha


cho nên ... cứ dõi hết những bước tử sinh ... thì từ từ lãnh hội được ý nghĩa NHIỆM TRÌ TỰ TÁNH của Tâm

vạn kiếp năm ròng rã
lặng lẽ --> KHỞI --> NỘI TÌNH [smile]
khi đường hãy còn xa
lê gót chân .. từng bước

từng bước ... dần góp sức
mới có được ... ngày nay
chốn bặt hết --> tử sinh
vô biên .. và .. cùng tận [smile]

Bồ Đề không phải vật
nhi khởi ... đại bi tâm
bất giảm và bất tăng
HÒA QUANG --> đồng --> trần bụi [smile]



CHÁNH TÔNG CỦA ĐẠI THỪA

Phật bảo Tu-bồ-đề:

- Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.

Có tất cả --> các loài chúng sanh

hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,

ta đều khiến vào --> Vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. (smile)

Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát. - Kinh Kim Cang, Phẩm Chánh Tông Đại Thừa





ờ mà đúng không ?
 
Last edited:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Trời đất!

Điển hình là vui quá hóa cuồng :D:D:D:D

Có ai lại chưa đọc kinh không? Chỉ là duyên khởi nghĩa hiện. Không tan hết nghĩa thì còn dư cái chẳng hội, bò lăn một thời gian thì tan hết phần dư mới gọi là tiêu!

Ai có mắt, ai có tai????

Xếp không nói mà nói, đệ chẳng nghe mà nghe chỉ Y tự thể chẳng sai biệt mà truyền pháp ha ha ....

;);););)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah [smile]

từ xưa đến giờ .. chư PHẬT .. BỒ TÁT .. TÔN GIẢ .. đều nói KINH ... bởi vì KINH ĐÚNG BA THỜI: quá khứ hiện tại tương lai

trong KINH đã có CHÁNH NHÂN --> PHẬT TÁNH [smile]

cho nên .. người nói HỎNG ĐÚNG KINH [smile] --> tự cũng chịu cảnh CÁ CHẬU CHIM LỒNG [smile] .... ngổn ngang động tịnh

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Nói tánh không tức là Phật chứ có bảo chính ngươi là Phật đâu con lợn??? Không hiểu à :oops::oops::oops:
Kakaka, đại ca lầm rồi. Đại ca hiện nay có tánh không chưa? Nếu nói rằng la có thì lẽ ra phải là Phật Thế Tôn, còn nếu bảo rằng không thì thành ra tánh không là cái sau này mới có?!

Tánh không là cái luật duyên khởi, nó là cái ngọn, chứ không phải là cội nguồn! Cội nguồn là Tự Tánh.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đừng cho mình là gì thì mình có thể là Phật ngay bây giờ và tại đây.
Chỉ do để tập khí lôi kéo mà chẳng tự biết nên vẫn thấy mình ngu muội đó thôi !

KHAI - THỊ - NGỘ - NHẬP

Tới giai đoạn NHẬP là tam minh lục thông tự khắc biểu hiện đầy đủ, chẳng do cầu mà được, chẳng do tu mà thành. Vì sẵn có như thế nên chẳng do tu do cầu, vì chẳng biết như thế nên cần tu. Tu mà vô tu tạm đặt là tu để phổ độ giáo hóa như đức Phật không khác vậy.
Thưa Ngài, đúng vậy, Tự Tánh mình chính là cội gốc từ sanh tử cho đến Niết Bàn. Hiểu rõ tự tánh mình là kim chỉ nam trong đời sống và tu tập.

"Đừng cho mình là gì thì mình có thể là Phật ngay bây giờ và tại đây". Phát biểu này chỉ đúng khi Ngài không sống trong thời kì có Phật Pháp. Dù Ngài đã có hiểu biết chính xác nhưng cũng phải tốn 3 a tăng kỳ kiếp thì mới tự mình làm được!
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên