Khai quan điểm nhãn - 1, 2, 3, 4, 5

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
“Khai quan điểm nhãn” (P.1)
Bước ngoặc lịch sử nơi sự hiểu biết khách quan, sáng rõ, tổng thể và đúng mực của nhân loại đã được khai mở cách đây những hơn 2500 năm

Sau khi chấp nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm thiên Sahampati về việc nhập thế rộng truyền chánh pháp hiển bày con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn, Ðức Phật đã khởi nghĩ:
- Ai là người đầu tiên được thọ nhận giáo lý về pháp vô sinh thậm thâm, vi diệu? Ai là người có thể lĩnh hội chánh pháp mau chóng nhất? Đạo sư Alara Kalama (vị thầy đầu tiên của Phật khi Người chưa thành đạo), là người có học vấn uyên thâm, mẫn tiệp, là bậc tri thức thông tuệ đã trải qua thời gian dài hành trì tìm về sự giải thoát hoàn toàn, mọi ràng buộc, dính mắc đã được gạn lọc tinh sạch. Như Lai sẽ truyền thụ giáo pháp cho người này trước.
Liền đó, một vị Phạm thiên hiện thân, đảnh lễ và bạch với Phật rằng:
- Bạch Đức Thế Tôn, đạo sư Alara Kalama đã từ trần vừa được một tuần.
Ðức Phật dùng thiên nhãn xác nhận điều này. Rồi Người nghĩ đến vị đạo sư thứ hai đã từng chỉ dạy Người, đạo sư Uddaka Ramaputta.
Lại một vị Phạm thiên hiện thân và bạch rằng:
- Đạo sư Uddaka Ramaputta vừa mới qua đời đêm trước.
Ðức Phật lại dùng thiên nhãn kiểm nhận. Rồi Người nghĩ đến 5 người bạn -Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama Kulika, Assaji - những người rất tinh tấn từng cùng tu học và đã trải qua 6 năm dài hành trì pháp tu khổ hạnh. Phật dùng thiên nhãn quán sát, nhận thấy 5 vị này là hiện đang ở tại Lộc Uyển (Vườn Nai, Migadava), trong làng Isipatana, cách thành phố Benares 10km về phía bắc.

Cũng như đoạn kinh văn mà tôi từng lược dẫn ở bài viết Chọn lựa tích cực của Phật Thích Ca Mâu Ni ngay sau ngày thành đạo… đoạn lược trích y kinh trên đã rơi vào yếu tố huyền về sự hiện thân của 2 vị Phạm thiên và việc Phật dùng thiên nhãn kiểm chứng cũng như tìm dấu 5 người bạn đồng tu dạo trước.
Để đúng mực và cũng nhằm đơn giản vấn đề thì câu chuyện trên sẽ được tóm lược lại như sau:
Sau khi giác ngộ, đạt sự giải thoát hoàn toàn và quyết định chọn lựa con đường đầy gian khó vì người cùng chúng sinh 3 cõi rộng truyền chánh pháp Phật đã nghĩ đến các vị đạo sư, những vị lãnh đạo tinh thần nhiều hiểu biết, đáng kính,… Đó là tư duy táo bạo và sáng suốt của Phật Thích Ca. Bởi lẽ một khi 2 vị giáo chủ tôn giáo danh tiếng nhất lúc bấy giờ lĩnh hội, thấu hiểu, xác tín giáo pháp thậm thâm, vi diệu,… đúng thật thì công cuộc rộng truyền chánh pháp đến với đại chúng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, sau khi dò hỏi thì được biết hai vị đạo sư danh tiếng đã qua đời. Thật sự không có vị Phạm thiên nào hiện ra mách bảo và cũng không có việc Phật dùng thiên nhãn tìm dấu 5 người bạn đồng tu. Phật chỉ việc thong thả bước đi và hỏi thăm mọi người về những thông tin cần biết.
Nhằm giúp vấn đề rõ ràng, minh bạch những đoạn trích dẫn kinh điển về sau tôi sẽ tùy thuận giản lược yếu tố huyền hoặc, thần thông để không rối mắt mọi người. Việc diễn giải sẽ chú trọng nghĩa, dịch thoát ý, lược bỏ sự trùng lấp thường thấy ở kinh điển gốc thời sơ kỳ Phật giáo cũng như lối dịch giải y kinh của những người học Phật chưa có được sự tỏ ngộ cần và đủ.

Nhiếp phục 5 người bạn đồng tu
nơi vườn Lộc Uyển
Trên đường đến thành phố Banares để đến Lộc Uyển Phật gặp một tu sĩ thuộc dòng tu khổ hạnh là Upaka. Nhìn thấy dung mạo sáng rỡ, dáng vẻ thanh thoát của Phật, Upaka cúi chào và hỏi:
- Này đạo hữu, ngũ quan của đạo hữu thật thanh tịnh, nước da của đạo hữu thật tươi sáng. Đạo hữu đã xuất gia với ai? Thầy của đạo hữu là ai? Đạo hữu đang truyền giáo pháp của ai?
Phật đã đáp bằng bài kệ:

Như Lai đã vượt qua tất cả
Đã thông suốt vạn pháp
Thoát ly mọi ràng buộc,
Từ bỏ tất cả, không còn ái nhiễm,
Tự mình thấu hiểu 3 cõi

Cái biết của Như Lai không có người dạy
Không ai hiểu rõ vạn pháp bằng Như Lai.
Trên thế gian và kể cả chư thiên,
Không ai có thể hiểu biết bằng Như Lai.

Như Lai là một vị A la hán trên thế gian này,
Là một vô thượng sư
Tự mình thành bậc Toàn Giác
Tâm vắng lặng và thanh tịnh.

Như Lai đang trên đường đến xứ Karsi
Ðể chuyển bánh xe Pháp
Giữa thế giới người mù,
Như Lai sẽ gióng trống pháp Vô sinh.
Tu sĩ Upaka hỏi lại:
- Này đạo hữu! Phải chăng đạo hữu đã tự nhận mình là A la hán, là người đã giải thoát hoàn toàn?
Phật đáp:
- Những người giải thoát hoàn toàn đều giống Như Lai, đều đã tận diệt mọi uế trược, trần cấu, đoạn dứt tất cả những việc làm, những hiểu biết sai lạc, mê lầm. Thế nên, Như Lai là người đã giải thoát hoàn toàn…
Upaka cúi đầu, bước đi miệng thì thầm:
- Có thể như vậy được sao? Có thể như vậy được sao?
(Lưu ý: A la hán đã được diễn giải bằng nhiều cách khác nhau. Và để đơn giản vấn đề tôi sẽ góp nhặt, thống nhất diễn nghĩa cụm từ A la hán như sau. A la hán là người đã giải thoát hoàn toàn, không còn dính mắc vào mọi ràng buộc khổ não, sinh tử, niết bàn,…)

Rồi thì Phật cũng đến Lộc Uyển, nơi mà 5 người bạn đồng tu thuở trước đang làm trú xứ để học và hành đạo. Những người bạn đồng tu nhìn thấy Phật từ xa nhưng trong lòng họ không muốn tiếp đón Phật. Nguyên do là họ đã từng rất tin tưởng, nể trọng sự hiểu biết uyên thâm, công phu hành trì nghiêm cẩn, chí hướng xuất trần dũng mãnh cũng như đời sống phạm hạnh quyết liệt của Đức Phật (Khi Người chưa thành đạo). Vì lẽ đó họ đã cùng theo Phật thực hành lối tu khổ hạnh gian khó. Rồi thì niềm tin vững chắc nơi Phật đã bị mất đi khi họ bắt gặp Phật nhận bát sữa từ một bé gái ở gần con sông Ni liên thiền (Niranjara). Họ vội nghĩ Phật đã từ bỏ con đường tu đạo giải thoát và rơi vào lợi dưỡng, xa hoa. Nghĩ vậy nên họ đã cùng nhau bỏ đi , họ đâu biết rằng “Do theo đuổi pháp tu khổ hạnh cực đoan khiến cho Phật kiệt sức hoàn toàn, chính nhờ việc thọ nhận bát sữa của cô bé gái kịp lúc mà Phật đã thoát chết và thức tỉnh”. Do đích thân kiểm chứng và nhận ra sự không thật đúng của lối tu khổ hạnh Phật đã từ bỏ pháp tu khổ hạnh, chuyển sang thực hành pháp tu trung đạo. Nhờ thay đổi pháp tu đúng lúc mà Phật mới trở nên là một bậc Giác giả hoàn toàn.

Mặc dù đã toan tính như vậy nhưng khi Phật đến nơi thì cả 5 người đều bất giác đứng dậy và cúi chào. Trước dáng vẻ oai nghi, dung mạo sáng rỡ, thoát tục,… của Phật những người bạn đồng tu bước đầu đã bị nhiếp phục. Dù vậy họ vẫn nói:
- Này đạo hữu! Đạo hữu đã từ bỏ những pháp tu nghiêm khắc và khổ hạnh. Đạo hữu đã không tiếp tục cố gắng tu học mà quay về lối sống hưởng thụ xa hoa, lợi dưỡng. Đạo hữu không còn xứng đáng là một người tu sĩ. Lẽ ra đạo hữu không nên đến đây, đạo hữu không xứng đáng đến gặp chúng tôi.
Phật bình thản đáp:
- Này các bạn! Tôi không hề xa hoa, không hề trở lại lối sống lợi dưỡng. Tôi đã không ngừng cố gắng và nỗ lực. Và tôi đã chứng ngộ vạn pháp, chứng ngộ pháp vô sinh bất diệt. Tôi sẽ chỉ các bạn con đường và cách để các bạn chứng ngộ được sự giải thoát hoàn toàn. Nếu các bạn thực hành thì các bạn cũng sẽ chứng ngộ sự thật đó bằng chính tuệ giác của các bạn. Khi đó các bạn sẽ đạt đời sống thường an lạc tịnh, giải thoát hoàn toàn mọi dính mắc, ràng buộc, sinh tử, khổ não…
Năm người bạn đồng tu hoài nghi chất vấn:
- Này đạo hữu! Trước đây với bao nhiêu giới luật nghiêm khắc, khổ hạnh mà đạo hữu còn chưa đạt được cái biết cùng tột nơi vạn pháp. Khi ấy đạo hữu cũng không có sự chứng ngộ thù thắng nào tương ưng với sự hiểu biết của một bậc Giác giả. Rồi sau đó đạo hữu không tiếp tục cố gắng, đạo hữu từ bỏ pháp tu phạm hạnh, rơi vào lợi dưỡng. Với những sự thoái thất, buông xuôi thì sao đạo hữu có thể đạt sự chứng ngộ siêu việt, Toàn Giác?
Đứng trước sự hoài nghi của 5 người bạn cũ Phật Thích Ca đã hỏi:
- Này các bạn! Các bạn đã từng 1 lần nào trước đây nghe tôi nói với các bạn những lời như vừa rồi chưa?
Năm người bạn đồng tu thừa nhận:
- Thật sự là chưa bao giờ cả.
Đức Phật bằng vào một sự chân thành đã khẳng định lại một lần nữa nhằm xác tín với 5 người bạn.
- Tôi đã giác ngộ hoàn toàn Thật tướng của vạn pháp, liễu thoát sinh tử, rõ biết luân hồi và cách thoát khỏi luân hồi. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn. Và … nếu các bạn thọ nhận hành trì thì tự các bạn sẽ chứng ngộ sự thật đó. Các bạn sẽ tự giải thoát hoàn toàn cho chính mình.
Sau khi nghe Phật quả quyết khẳng định sự giác ngộ hoàn toàn mà không hề có sự tự ti, mặc cảm 5 người bạn Kondanna, (Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama Kulika, Assaji vốn là những bậc thiện tri thức nhiều hiểu biết. Và cũng như qua nét mặt, cử chỉ, phong thái đỉnh đạc, trang nghiêm của Phật mà họ dần tin rằng Phật đã thật sự chứng ngộ, là một Giác giả đã tựu thành đạo quả, là người có đủ khả năng chỉ dạy mình đạt đến sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Vì vậy 5 người bạn đồng tu đã thỉnh Phật nghỉ ngơi ở một nơi mát mẻ, an tịnh trong Vườn Nai.
Vào buổi tối hôm đó, họ đã lắng nghe Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên đánh dấu sự ra đời của bộ giáo lý chánh pháp vô thượng, thù thắng, vi diệu. Bài pháp thoại đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết giải cho 5 người bạn là Kinh Chuyển Pháp Luân
(Còn tiếp)​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Mình giao lưu tư tưởng một chút nhé latuan.
Sau khi chấp nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm thiên Sahampati về việc nhập thế rộng truyền chánh pháp hiển bày con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn, Ðức Phật đã khởi nghĩ:

- Latuan đang kể lại chuyện đức Phật còn tại thế phải không ? Vậy phải chăng latuan đã biên soạn lại theo ý của mình đúng không ?
- Ở đoạn trích dẫn trên thì latuan chấp nhận rằng: "Đức Phật chấp nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm thiên mà truyền chánh pháp", phải vậy không ?

Nếu không tiện cho người khác tham gia ở đây thì hãy viết bài vào mục "Cộng Tác Viên Tình Nguyện" ở đó tuyệt nhiên như nơi "tự sướng" vậy. Chẳng ai dám nói 1 câu nào vào bài viết của người tạo chủ đề.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Mình giao lưu tư tưởng một chút nhé latuan.


- Latuan đang kể lại chuyện đức Phật còn tại thế phải không ? Vậy phải chăng latuan đã biên soạn lại theo ý của mình đúng không ?
- Ở đoạn trích dẫn trên thì latuan chấp nhận rằng: "Đức Phật chấp nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm thiên mà truyền chánh pháp", phải vậy không ?

Nếu không tiện cho người khác tham gia ở đây thì hãy viết bài vào mục "Cộng Tác Viên Tình Nguyện" ở đó tuyệt nhiên như nơi "tự sướng" vậy. Chẳng ai dám nói 1 câu nào vào bài viết của người tạo chủ đề.

Trình trưởng bối Trí Từ!
Không phải cứ nói bi bô mới là giao lưu tư tưởng, có cách nói trong im lặng rất đáng trân trọng thực hành, thưa trưởng bối.
latuan không đang tự sướng, bài viết này viết cũng đã lâu rồi, qua bài viết latuan cung kính tiễn thầy vienquang6 cũng là sự tống tiễn riêng mình chỉ còn 4, 5 bài viết nữa thôi cớ sao trưởng bối không từ hòa, an nhẫn mà cứ phải gây khó dễ cho nhau.
latuan từ khi vào diễn đàn đến nay chỉ post ở Mục giao lưu tư tưởng, việc làm đã thành thói quen rồi, sau khi post lên thì bài viết lắm lúc được BQT nhận diện "đặt nhầm chỗ" là họ tự động chuyển đến nơi chỗ thích hợp, có bài bị xóa mất họ đâu có nói gì với latuan, latuan cũng đâu có nói thêm lời nào. Vậy nên nên chăng việc post bài của latuan ở mục Giao lưu tư tưởng trưởng bối hãy xí xóa cho qua, latuan đành thêm đôi lần phiền BQT diễn đàn ra sức "thả" bài viết về đúng nơi, đúng chỗ vậy.
Kính!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
“Khai quan điểm nhãn” (P.2)
Kinh Chuyển Pháp Luân
(Kinh Chuyển bánh xe pháp)
Mặc dù Phật đã khôi phục lại niềm tin ở những người bạn cũ nhưng Phật rõ biết mầm mống sự hoài nghi vẫn còn dính mắc trong suy nghĩ của 5 người bạn. Thế nên khi bắt đầu thuyết giảng về con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn Phật đã nói về 2 trạng thái cực đoan sai lầm mà những người xuất gia, những người có chí hướng tìm về sự giải thoát hoàn toàn thường mắc phải. Đây là bài pháp đối trị nhằm đập tan những hoài nghi mê lầm và định kiến sai lạc tiềm tàng ở tâm trí những người bạn, Phật thuyết:
- Này các bạn! Có hai cực đoan mà người xuất gia phải tránh. Cực đoan thứ nhất là xu hướng tham đắm ngũ dục, lợi dưỡng, lợi danh, vui thú thỏa mãn bản ngã,… vì như thế là uế trược, thấp hèn, tai hại, không đúng với đời sống phạm hạnh của một người tu sĩ. Cực đoan thứ hai là sự cứng nhắc, khắc khe trong lối tu khổ hạnh, từ bỏ mọi thọ dụng, mọi nhu cầu thiết yếu của cơ thể, của đời sống thường nhật vì như thế là tạo ra sai lầm gây đau đớn, mệt mỏi xác thân, ngưng trệ sự minh mẫn, sáng suốt ở mỗi người. Điều đó cũng không đúng mực với đời sống phạm hạnh, chặn đứng con đường giải thoát hoàn toàn ở người xuất gia. Hai trạng thái cực đoan trên thật tai hại, không đúng và vô ích đối với việc tìm về sự giải thoát hoàn toàn.
Dừng lại một lúc để những người bạn chiêm nghiệm, lĩnh hội,… Phật lại nói:
- Tôi đã từ bỏ cả hai trạng thái cực đoan và dấn thân vào con đường trung đạo nhằm tìm ra sự giải thoát hoàn toàn. Sự thật về con đường trung đạo là việc tôi đã trải qua quá trình học hỏi tận tụy ở cuộc sống, ở kinh sách, tôi đã tìm đến cầu pháp ở các vị đạo sư danh tiếng, tôi đã nỗ lực hành trì tìm về sự giải thoát hoàn toàn. Tôi đã từng tiếp xúc với cuộc sống, nhận biết mọi thứ, học hỏi sự hiểu biết ở tất cả các pháp thế gian cũng như áp dụng lối tu ở các pháp tu xuất thế gian khác nhau. Kết quả vẫn là sự bế tắc trong tâm thức, thật không có lối ra nơi vạn pháp ở các pháp tu xuất thế gian, tôi đã không tìm thấy được sự giải thoát hoàn toàn để thỏa mãn điểm đến rời xa khổ đau, sinh tử luân hồi, thoát ly mọi ràng buộc, dính mắc. Về sau, tôi nhận ra sự sai lầm ở cách thức tìm về sự giải thoát hoàn toàn nơi pháp tu khổ hạnh, tôi đã từ bỏ trạng thái cực đoan vô ích đó và tiến đến việc dừng lặng mọi ý thức, nhận thức, tư duy nhằm đạt đến sự an tịnh của thiền định. Tôi muốn có được sự khách quan, sáng suốt nhất để chiêm nghiệm lại lại con đường tìm về sự giải thoát hoàn toàn. Kết quả là chính ngay sự rỗng lặng của tâm thức thì trí tuệ vô thượng, thậm thâm, vi diệu, không dính mắc cái tôi đã được khai mở. Với cái biết khách quan, tổng thể, xuyên suốt, toàn diện,… đó tôi đã thấu rõ tự thể cũng như bản chất vạn pháp vốn vô sinh, vô ngã, vô hữu, vô vô,… Sau đó, tôi đã quán chiếu lại tất cả vạn pháp, rõ biết chân nghĩa giác ngộ, niết bàn, trí tuệ vô thượng, sự giải thoát hoàn toàn,… Thế nên, tôi rõ biết và khẳng định lại một điều rằng “Hai trạng thái cực đoan sai lầm mà những người xuất gia thường dính mắc sẽ không mang lại sự giải thoát hoàn toàn có chăng là sự đau khổ, âu lo, bất an và ràng buộc. Muốn đạt sự giải thoát hoàn toàn thì trí tuệ, sự giác ngộ - sự hiểu biết, sự lắng lòng - thiền định và sự khách quan nhìn nhận - quán chiếu lại cái biết là những chiếc chìa khóa để khai mở. Đó là con đường Trung đạo.
Nghe đến đây Kiều Trần Như và 4 người bạn nhận biết “Đây chính là vị đạo sư sẽ dẫn đường, chỉ lối họ đạt đến sự giải thoát hoàn toàn, là con đường mà cả 5 người đã không ngừng ra sức, nỗ lực hành trì mà hoàn toàn chưa tìm thấy lối ra”. Họ rất vui mừng đồng thời quỳ xuống lạy tạ và thỉnh cầu được làm những người học trò của Phật. Phật đã tùy thuận nhận lời.
Sau khi được Phật tiếp nhận làm học trò, Kiều Trần Như thỉnh cầu Phật chỉ dẫn rõ con đường Trung đạo mà Phật đã hành trì và cách tìm ra sự giải thoát hoàn toàn. Phật đã nói:
- Này các bạn! Con đường Trung đạo là những phương pháp mà tôi đã hành trì và nhờ những phương pháp đó tôi đã đạt cái thấy, cái biết khách quan, sáng rõ và thông qua sự dừng lặng tâm tôi đã khai mở trí tuệ, đạt đến sự giác ngộ và chứng ngộ niết bàn. Con đường trung đạo bao gồm có 8 phương pháp chân chính có công dụng giúp người tu sĩ đạt đến sự giải thoát hoàn toàn. Những phương pháp đó tôi gọi là Bát chánh đạo. Tôi sẽ lần lượt trình bày các phương pháp đó cho các bạn rõ. Các bạn hãy an tịnh và lắng nghe.
Chú ý: Bài pháp thoại đầu tiên Phật thuyết cho 5 anh em đồng tu Kiều Trần Như nên cách diễn giải sẽ có sự sai biệt. Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác đó chính là do các bài giảng của Phật là những bài pháp đối trị, tùy bệnh mà cho thuốc. Thế nên những lời giảng sẽ bám sát đối tượng mà trình bày, lời giảng phụ thuộc nhiều vào căn cơ, sức hiểu và mục đích mà người đối diện đang theo đuổi.
Điểm sai khác rõ nét nhất ở 5 anh em Kiều Trần Như với người đời đó là họ là những người xuất gia chân chính, họ có chí hướng “cắt ái, ly gia”, thoát ly mọi dính mắc thế gian, theo đuổi mục tiêu giải thoát hoàn toàn, rời xa sinh tử cũng như mọi khổ não nơi cuộc nhân loại.
Một vấn đề cần nói rõ thêm ở những người xuất gia chân chính thời hơn 2500 năm về trước.
Người xuất gia xưa tin nhận và một lòng tìm về sự giải thoát hoàn toàn, rời xa những ràng buộc, dính mắc nơi cuộc sống. Họ tin nhận có niết bàn, nơi chỉ tồn tại Thường Lạc Ngã Tịnh mà không có khổ não, muộn phiền, bất công, áp bức và sinh tử bức ngặt đời sống con người. Người xưa đã hệ thống rạch ròi về sự hiện diện của bát khổ - Sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, Tử khổ, Cầu bất đắc khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ. Những người có chí hướng xuất trần xa xưa do trực nhận 8 sự khổ thường cột trói kiếp người và mơ hồ nhận biết sự luân hồi nên sinh tâm nhàm chán khổ não, những muốn lìa xa sinh tử họ dũng mãnh xuất gia nhằm tìm về sự giải thoát hoàn toàn.
Đây là điểm mấu chốt gắn kết chặt chẽ với lời Phật thuyết giảng nơi bộ Kinh Chuyển Pháp Luân. Lời Phật thuyết gắn liền với mục đích giải thoát hoàn toàn tối hậu ở chí hướng xuất gia nơi 5 người bạn.
Quay lại vấn đề con đường trung đạo.
Do vậy tôi sẽ diễn nghĩa Bát chánh đạo và Tứ diệu đế dựa trên đối tượng người xuất gia mà cụ thể là 5 anh em Kiều Trần Như.
Phật đã thuyết về Bát chánh đạo như sau:
- Một là chánh kiến. Chánh kiến ở người xuất gia, người tìm về sự giải thoát hoàn toàn là cái thấy khách quan, sáng rõ, đúng mực về con đường giải thoát hoàn toàn mà các bạn đang theo đuổi. Muốn có chánh kiến thì các bạn phải mở lòng ra trực nhận cũng như nhìn xuyên suốt vào vạn pháp mà không có một sự ngăn ngại hay kiến chấp, phân biệt chủ quan, cục bộ nào. Vô thường, khổ, không, vô ngã là tự tánh chân thật của vạn pháp mà người hành giả phải lĩnh hội, trực nhận và nắm bắt rõ. Chánh kiến chính là cái thấy biết sự vật, hiện tượng đúng theo thật tướng vô thường, thật thể vô ngã, thật tánh không của chúng, không chấp Thường, chấp Đoạn, không lầm theo biên kiến, tà kiến của ngoại đạo và người đời. Khi người tu sĩ có chánh kiến thì người tu sĩ sẽ dần thông hiểu Tứ Diệu Ðế, rõ biết vô ngã, vô thường, biết khổ, biết không như huyễn,… nên không tham luyến, dính mắc nhờ vậy mà không còn bị chìm đắm trong khổ não, sinh tử luân hồi,…
- Hai là chánh tư duy. Chánh tư duy ở người xuất gia chính là ý thức, nhận thức, tư duy đúng thật về sự giải thoát hoàn toàn, cách thoát ra mọi khổ não, luân hồi sinh tử. Người tu sĩ có chánh tư duy là người biết dùng trí tuệ khách quan, cái biết chân chính để tư duy, nhận biết vạn pháp, niết bàn,… và sống thật với sự giải thoát hoàn toàn. Khi người hành giả có được chánh tư duy thì vị tu sĩ đó sẽ có suy nghĩ, hành động, việc làm đúng theo chánh pháp nhằm đem đến sự an vui, hạnh phúc cho tất cả mọi người và bản thân, rời xa tham đắm lợi dưỡng, lợi danh, ngũ dục.
- Ba là chánh ngữ. Chánh ngữ ở người xuất gia là những lời nói hòa nhã, chân chính, hợp thời, lợi lạc, hữu ích cho mọi người. Người xuất gia học hỏi chánh pháp không rơi vào lạm bàn, hý luận, không tránh tụng theo thiên kiến, phiến diện, cục bộ, chủ quan… Chánh ngữ ở người xuất gia còn thể hiện ở sự hỏi đáp cởi mở nhằm vào mục đích giúp người biết đến chánh pháp cũng như việc làm sáng rõ con đường giải thoát hoàn toàn mà một người xuất gia chân chính cần thành tựu.
- Bốn là chánh nghiệp. Chánh nghiệp ở người xuất gia là những hành động, việc làm đúng mực với đời sống phạm hạnh của một người tu sĩ chân chính, đúng nghĩa. Người xuất gia có chánh nghiệp sống tùy thuận theo chánh pháp, thường trụ nơi giải thoát hoàn toàn, làm việc ích mình, lợi người, giúp người hết khổ được vui, giữ thân khẩu ý thanh tịnh. Chánh nghiệp ở người xuất gia đó chính là sự giải thoát hoàn toàn, thoát ly mọi dính mắc, ràng buộc khổ não, sinh tử.
- Năm là chánh mạng. Chánh mạng ở người xuất gia là người tu sĩ có đời sống phạm hạnh, chân chính, không tham đắm ngũ dục, không vui thú buông lung bản ngã, tánh ý. Việc giữ gìn thân mạng là cần thiết cho con đường tu học giải thoát nhưng tránh rơi vào hai trạng thái cực đoan tham đắm vượt mức và đoạn tuyệt thọ dụng vật thực một cách khắc khe, cứng nhắc sai lầm. Người xuất gia có chánh mạng là người biết nương nhờ thân xác để hành trì khai mở sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn và dùng thân mạng để phổ truyền chánh pháp,…
- Sáu là chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn ở người xuất gia là người tu sĩ cần siêng năng trao dồi, học hỏi giáo lý về con đường dẫn đến sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Khi đã thông hiểu lý thuyết thì người tu sĩ cần tiếp tục hành trì tùy thuận bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định để đạt đến sự chứng ngộ. Việc mở lòng ra vì người cũng như tiếp xúc cuộc sống, vạn pháp sẽ giúp người hành giả dễ dàng khai mở trí tuệ nhằm đạt đến sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
- Bảy là chánh niệm. Chánh niệm ở người tu sĩ là luôn giữ niệm giác ngộ giải thoát hoàn. Suy nghĩ, hành động, việc làm đều thuận theo niệm giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Người xuất gia dễ thường được người đời trọng vọng, cả nể, được cúng dường y bát, vật dùng hậu hĩnh, thừa mứa. Người tu sĩ có chánh niệm phải là người tỉnh thức, là người biết cách tránh rơi vào lợi dưỡng, lợi danh, tham đắm hão huyền,… những việc dẫn đến “đánh mất” niệm giải thoát hoàn toàn, thoái thất bồ đề tâm. Người tu sĩ có chánh niệm sẽ rõ biết kết quả của việc đánh mất chánh niệm sẽ là việc luân hồi nơi 6 nẻo ở kiếp sau. Vì lẽ đó chánh niệm được người có chí hướng tìm về sự giải thoát hoàn toàn giữ gìn miên mật, nghiêm cẩn.
- Tám là chánh định. Chánh định ở người xuất gia là luôn giữ tâm thanh tịnh, sáng suốt, dừng lặng. Từ nơi an tịnh của thiền định người hành giả quán chiếu lại những gút mắc của tư duy, nhận thức,… dựa trên cái biết khách quan, tổng thể không dính mắc cái tôi. Hành giả quán chiếu về vạn pháp, sinh tử, quy luật luân hồi, nhân quả, thập nhị nhân duyên, niết bàn,… Hành giả sẽ quán chiếu cho đến khi thông suốt thật tướng niết bàn cũng như tự tánh vạn pháp và đạt được sự giải thoát hoàn toàn ngay nơi hiện kiếp. Vậy nên chánh định xuyên suốt của người xuất gia là đích đến giải thoát hoàn toàn, người xuất gia có chánh định tinh thuần và hành trì bát chánh đạo mọi lúc, mọi nơi từ trước cho đến khi đạt được sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Khi đã chứng ngộ hoàn toàn người xuất gia sẽ thường sống nơi chánh định mà không còn sự thoái thất bồ đề tâm, việc làm tùy thuận.
Ở trên là Bát chánh đạo mà Phật đã thuyết cho những người xuất gia nhằm giúp họ có được những phương pháp thù thắng, từ bỏ những ràng buộc, dính mắc không thật đúng đã từ lâu trói chặt định kiến, tu duy của những người tu sĩ thời Phật tại thế.
Có một điều cần phải nói rõ thêm là sơ khởi bài thoại về Bát chánh đạo sẽ vắn tắt, ngắn gọn và không lột tả hết được toàn bộ lý thuyết về nội dung Bát chánh đạo. Hơn nữa, đây không phải là lời thoại 1 chiều mà là một buổi vấn đáp qua lại giữa vị thầy - Phật Thích Ca và 5 người học trò hay nói đúng hơn là cuộc trò chuyện giữa những bạn nói về cách thức để tìm về sự giải thoát hoàn toàn.
Về sau, qua nhiều lần trùng tuyên và thêm nhiều câu hỏi phát sinh nơi những người hậu học thì Bát chánh đạo dần hoàn thiện thành một hệ thống giáo lý hoàn chỉnh. Và cũng tùy đối tượng tìm đến đạo Phật mà Phật và những người học trò đạt pháp vô sinh đã diễn giải nội dung bài thoại khác nhau. Sự sai khác biểu hiện rõ nét khi thuyết riêng cho người xuất gia và tại gia.
Kết thúc bài pháp thoại Bát chánh đạo Phật đã dừng lặng một thời gian đủ lâu để 5 người bạn thọ nhận, chiêm nghiệm và lĩnh hội. Sau đó, Phật nói về Tứ diệu đế.
(Còn tiếp)​
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Mình giao lưu tư tưởng một chút nhé latuan.
- Latuan đang kể lại chuyện đức Phật còn tại thế phải không ? Vậy phải chăng latuan đã biên soạn lại theo ý của mình đúng không ?
- Ở đoạn trích dẫn trên thì latuan chấp nhận rằng: "Đức Phật chấp nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm thiên mà truyền chánh pháp", phải vậy không ?

Nếu không tiện cho người khác tham gia ở đây thì hãy viết bài vào mục "Cộng Tác Viên Tình Nguyện" ở đó tuyệt nhiên như nơi "tự sướng" vậy. Chẳng ai dám nói 1 câu nào vào bài viết của người tạo chủ đề.

Latuan nghĩ nhiều quá à, không phải ai cũng muốn châm chọc latuan đâu mà không đi nhìn cái chính mà soi cái phụ làm gì cho mệt.

Trí Từ viết đoạn tô đậm này là do đây là bài viết cá nhân, rất quen thuộc khu vực Cộng Tác Viên và thường thì thể loại này sẽ không bàn luận nhiều cho nên Trí Từ chỉ hỏi trước mà thôi

Cái ý chính muốn hỏi latuan thì latuan chẳng thèm đáp lại, lại đi tự phụ cái đoạn sau làm gì.
Đây là biểu hiện của sự dụng tâm nhìn người quá trớn rồi đó. Chỉ muốn biết latuan nghĩ sao về đoạn Trí Từ trích ở trên thôi mà latuan trả lời thế này đến mệt luôn.

 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Latuan nghĩ nhiều quá à, không phải ai cũng muốn châm chọc latuan đâu mà không đi nhìn cái chính mà soi cái phụ làm gì cho mệt.

Trí Từ viết đoạn tô đậm này là do đây là bài viết cá nhân, rất quen thuộc khu vực Cộng Tác Viên và thường thì thể loại này sẽ không bàn luận nhiều cho nên Trí Từ chỉ hỏi trước mà thôi

Cái ý chính muốn hỏi latuan thì latuan chẳng thèm đáp lại, lại đi tự phụ cái đoạn sau làm gì.
Đây là biểu hiện của sự dụng tâm nhìn người quá trớn rồi đó. Chỉ muốn biết latuan nghĩ sao về đoạn Trí Từ trích ở trên thôi mà latuan trả lời thế này đến mệt luôn.


Trình trưởng bối Trí Từ!
Đừng nói latuan dụng tâm nhìn người quá trớn, nên chăng soi lại mình có quá đa đoan. Latuan từng có nói khi trao đổi chỉ nắm lấy đại ý mà trả lời, latuan không chỉn chu xét nét được giống như là trưởng bối. Do vậy latuan không có phân ra chỗ tô đậm hay viết thường, chỉ là theo cách phân dạng của trưởng bối thì chỗ viết thường với latuan nó không là câu hỏi vì nếu trưởng bối đã đọc qua nội dung bài viết của latuan thì câu trả lời lẽ ra đã có rồi, nếu latuan trình bày thể nào chẳng lại có điểm không tương thích từ đó dẫn đến lại phát sinh tranh cãi, do vậy latuan đã cho qua.
Còn chỗ tô đậm mà trưởng bối đề cập thì latuan trả lời bằng sự bình thản không hề có ý nghĩ trưởng bối đang ra sức châm chọc mà chỉ là dùng câu trả lời như thế chỉ mong sẽ không gặp phải những chất vấn khác khi latuan vẫn tiếp tục post bài ở mục Giao lưu tư tưởng nữa mà thôi. Đến thời điểm này thì latuan đâu cần phải biết thêm về các đề mục post bài để làm gì nữa. Song latuan cảm ơn trưởng bối đã chỉ dẫn. Kính!
Cũng thông qua câu trả lời với trưởng bối thì latuan có "nhờ vả" BQT diễn đàn đặt bài viết latuan về đúng nơi, đúng chỗ.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
“Khai quan, điểm nhãn” (P.3)
Phật giảng Tứ Diệu Đế
Do rõ biết 5 người bạn vì muốn lìa khổ, tìm về sự giải thoát hoàn toàn, mong cầu niết bàn nên Phật giảng giải Tứ Diệu Đế. Vậy nên Tứ diệu đế cũng được Phật thuyết nhằm giúp người xuất gia muốn lìa khổ trực nhận khổ, rõ biết khổ, phương cách thoát khổ và việc thành tựu sự thoát khổ, không còn bị khổ não bức ngặt.
Tôi sẽ tái hiện lại diễn biến cuộc hỏi đáp Pháp yếu của hơn 2500 năm về trước giữa Phật và 5 người bạn. Phật nói:
- Này các bạn! Các bạn hãy thành thật, khách quan trả lời những câu hỏi của tôi. Khi đó, các bạn sẽ tiến gần với sự thật. Các bạn hãy thật sự kiên nhẫn để chính các bạn tìm ra vấn đề không ổn mà các bạn đang mắc phải. Chỉ khi nhận diện được vấn đề thì các bạn mới có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Con đường giải thoát hoàn toàn ở mỗi người phải chính do mỗi người tự nhận diện và chọn lựa cách thức hành trì… Các bạn đã dũng mãnh “cắt ái, ly gia”, xa lìa mọi ràng buộc thế gian, sống đời khổ hạnh và mong cầu tu học đạt được sự giải thoát hoàn toàn là vì lẽ gì?
Năm người bạn lần lượt trả lời với đại ý:
- Bạch Thế Tôn! Vì muốn rời xa sinh tử luân hồi, vì muốn thoát khỏi mọi khổ não trần thế, vì muốn tìm về niết bàn - Thường lạc ngã tịnh, vì không muốn còn bị một pháp khổ nào bức ngặt đời sống và thân tâm,… mà chúng tôi đã xuất gia sống đời phạm hạnh.
Phật nói tiếp:
- Vậy ra các bạn muốn thoát ly sinh tử mà mong cầu chứng đắc sự giải thoát hoàn toàn. Và sở dĩ các bạn muốn thoát ly sinh tử là vì muốn lìa xa mọi khổ não. Có đúng như vậy không?
Năm người bạn trả lời:
- Bạch Thế Tôn! Đúng vậy. Do muốn thoát khổ, thoát luân hồi mà chúng tôi mới quyết chí tìm về sự giải thoát hoàn toàn. Cả 5 người chúng tôi đều tin rằng có sự luân hồi trói chặt kiếp người và muôn loài nên chúng tôi muốn xa lìa hoàn toàn luân hồi.
Phật lại nói:
- Có phải chính vì khổ mà các bạn muốn thoát ly luân hồi sinh tử? Nếu không có khổ thì các bạn đã không lập chí thoát ly sinh tử? Tôi muốn các bạn xác nhận lại vì điều này sẽ là điểm mấu chốt giúp các bạn tìm được sự giải thoát hoàn toàn. Chỉ khi các bạn nhận diện được nguyên nhân của vấn đề và xác định đích đến rõ ràng, không lay chuyển thì các bạn mới có thể giải quyết triệt để vấn đề.
Năm người bạn đồng thời xác nhận:
- Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Chúng tôi vì biết đời là khổ nên rất mong thoát khỏi luân hồi, ra sức nỗ lực hành trì để đạt sự giải thoát hoàn toàn.
Phật nói:
- Các bạn vì muốn thoát khổ mà mong muốn thoát ly sinh tử. Các bạn dũng mãnh “cắt ái, ly gia”, thoát ly mọi ràng buộc, dính mắc ở đời, các bạn sống đời khổ hạnh và ra sức hành trì tìm về sự giải thoát hoàn toàn. Trải qua quá trình dài hành trì tu học các bạn đã có sự an lạc, tự tại,… các bạn đã thoát khổ hoàn toàn chưa, các bạn đã nếm trải trạng thái niết bàn chưa?
Năm người bạn trình bày:
- Bạch Thế Tôn! Chúng tôi đã thoát ly khỏi những khổ não, muộn phiền của cuộc đời thế tục. Chúng tôi cũng có được niềm an lạc, thảnh thơi nhưng chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi nỗi khổ của bệnh, của già - chết. Và chúng tôi còn có cả những âu lo vì chưa chứng ngộ được sự giải thoát hoàn toàn. Lòng chúng tôi thật sự chưa an vì chưa biết cách chế ngự sinh tử, chúng tôi không có niềm tin về việc đã thoát khỏi luân hồi.
Phật nói:
- Vì muốn xa lìa khổ não thế gian các bạn từ bỏ mọi ràng buộc nơi đời thường, hạn chế cả việc tiếp nhận vật thực do e dè dính mắc nhân quả. Các bạn có được chút thanh thản nhưng rồi các bạn lại bị khổ não nơi đời sống xuất gia bức ngặt, tâm mong cầu chứng quả giải thoát đã âm thầm bức hại các bạn. Các bạn xa lìa khổ não ở đời rồi lại bị khổ não ở đời sống xuất thế bức hại. Chính điểm đến - quả giải thoát hoàn toàn mà các bạn đang mong cầu lại trở thành chướng ngại, thành phiền não cột trói sự tự tại, an lạc ở các bạn. Tại sao lại như vậy? Đây chính là vấn đề mà các bạn phải nhận diện và tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề gút mắc đó.
Năm người bạn mơ hồ nhận ra vấn đề nhưng họ không thể nhận diện được rõ vấn đề và cả việc “Tại sao họ bị khổ não bức hại dù rằng đã dũng mãnh xuất gia nhằm thoát khổ?”. Họ không tìm thấy trong sự hiểu biết của họ cũng như trong kho giáo lý kinh điển ở các tôn giáo mà họ đã từng tham cứu được câu trả lời cho vấn đề mà Phật đã đặt ra. Sau cùng, 5 người bạn lên tiếng:
- Bạch Thế Tôn! Chúng tôi rất mong Thế Tôn chỉ rõ vấn đề mà chúng tôi bị dính mắc và giúp chúng tôi cách thoát ra khỏi vấn đề đã gây khổ não, âu lo,… nơi chúng tôi. Thế Tôn hãy hướng dẫn chúng tôi cách thoát khỏi luân hồi, rời xa sinh tử, đạt sự giải thoát hoàn toàn.
Phật nói:
- Có phải chính tâm nhàm chán nỗi khổ nơi đời khiến các bạn xuất ly thế gian? Có phải chính tâm mong cầu đắc quả giải thoát hoàn toàn khiến lòng các bạn bất an? Có phải chính tâm phân biệt, tâm dính mắc,… đã khiến các bạn muộn phiền, khổ não?... Chính tất cả những điều đó đã khiến các bạn đánh mất sự an lạc, thảnh thơi và dẫn đến việc các bạn phải trôi lăn trong sinh tử luân hồi.
Dừng lại một lúc, Phật tiếp tục trình bày:
- Điều gì đã tạo ra tâm phân biệt, tâm mong cầu, tâm nhàm chán, tâm đau khổ,…? Điều gì đã tạo ra sự khổ não và luân hồi?...
- Đó chính là do bản ngã của các bạn, là cái tôi đầy chấp trước mà các bạn cả nghĩ là thường tại, là còn mãi. Chính cái tôi đó đã khiến các bạn rơi vào kiến chấp Tham sân si mạn nghi và từ đó mọi khổ não cả 2 nẻo đạo đời vây kín tâm trí các bạn. Cũng chính cái tôi dính mắc sai lầm đó đã khiến các bạn mãi chìm nổi trong luân hồi sinh tử, tử rồi sinh với mạng lưới nhân duyên nghiệp quả vay trả, trả vay chằng chịt, muôn trùng.
- Muốn thoát ra mọi khổ não, sự luân hồi đạt được sự giải thoát hoàn toàn các bạn phải hành trì buông bỏ định kiến sai lầm về cái tôi thường tại đó. Đó là vấn đề mà người xuất gia muốn chứng ngộ niết bàn tịch diệt, không còn trôi lăn trong sinh tử phải hành trì chạm đến.
- Một vấn đề khác không kém phần quan trọng mà các bạn nhất thời chưa thể nhận diện đó là “Tại sao lại có cái tôi trong mỗi người nơi các bạn?”. Tôi sẽ giúp các bạn mau chóng nhận diện vấn đề nguyên nhân có sự hiện diện của một cái tôi trong mỗi con người. Đó là do vô minh, do sự hiểu biết không đúng thật về Thật tướng và thể tánh của cái tôi mà các bạn cả nghĩ về sự tồn tại thường còn của cái tôi nơi các bạn. Nhưng cái tôi đó vốn không thường còn. Thật tướng và thể tánh cái tôi vốn là như huyễn, không thật có, chẳng thật không. Cái tôi vốn vô thường, vô ngã nhưng do vọng chấp sai lầm mà các bạn cho rằng cái tôi thường tại rồi dính mắc và từ đó có khổ não, có luân hồi, có sinh tử,…
- Và … vấn đề của các bạn bây giờ là sẽ phải tự nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề về sự tồn tại của cái tôi mê lầm, không thật đúng. Cái tôi dẫn đến mọi khổ não, luân hồi nơi các bạn. Nếu các bạn nhận thấy đó thật sự là vấn đề mà các bạn đang dính mắc thì các bạn hãy quán chiếu lại vạn pháp, cái tôi bằng Bát chánh đạo. Các bạn cần rõ biết sự thật để hành trì phá bỏ cái tôi mê lầm trở về vô ngã nhằm đạt đến sự giải thoát hoàn toàn. Chỉ khi gỡ bỏ vô minh và có sự hiểu biết đúng thật thì các bạn mới có thể thoát khỏi sự ràng buộc về cái tôi thường tại, rời xa điên đảo, khổ não, luân hồi. Do vậy con đường mà Như Lai đã vượt qua khổ não, luân hồi sinh tử được tôi gọi là con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

- Tóm lại, hôm nay tôi đã nói với các bạn 4 sự thật về con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Tôi gọi đó là Tứ diệu đế. Tứ diệu đế là bài pháp chứa đựng sự thật về con đường giải thoát hoàn toàn. Tứ diệu đế sẽ trình bày rõ về sự khổ, nguyên nhân gây ra sự khổ, cách thức diệt khổ và sau cùng là sự giải thoát hoàn toàn. Đây là bài pháp thậm thâm, vi diệu, khó thể nhận biết, khó thấu hiểu vượt qua mọi lý luận, tư duy chủ quan hiện tại, là bài pháp chưa từng có trước đây. Nếu các bạn cũng như một ai đó đọc hiểu, lĩnh hội, hành trì thì tự mỗi người sẽ đạt sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Đây là lời xác tín của Như Lai. Như Lai không nói lời hư dối.

Thế đấy! Qua một buổi trò chuyện thân mật và cởi mở Phật đã thuyết giảng cho những người bạn về 4 sự thật nhằm đạt đến sự giải thoát hoàn toàn. Và hiển nhiên là trong một buổi pháp thoại sẽ không thể nói rõ hết toàn phần Tứ diệu đế mà phải trải qua nhiều buổi hỏi đáp khách quan, cởi mở thì 5 anh em Kiều Trần Như mới có thể lĩnh hội và thấm nhuần Bát chánh đạo, Tứ diệu đế và tin sâu vào sự giải thoát hoàn toàn.
Sau ít hôm được Phật tận tình chỉ dẫn và cả việc hành trì kiểm chứng thì hành giả Kiều Trần Như đã là người đạt sự tỏ ngộ sự giải thoát hoàn toàn, những người bạn còn lại sau đó cũng chứng thành đạo quả. Sơ khởi họ đạt 1 trong 4 quả vị Thánh, hoàn toàn thoát khổ,… về sau họ liễu ngộ niết bàn, thật sự thoát khỏi luân hồi.

Tứ diệu đế được Phật cùng môn đệ đem ra giảng giải rất nhiều lần cho những người xuất gia và được hoàn chỉnh thành một hệ thống giáo lý thậm thâm, tinh tế, vi diệu, đúng thật.
Tuy nhiên, những người học Phật về sau do không thấu triệt Tâm Phật và chân nghĩa Tam Tạng kinh đã diễn giải Tứ diệu đế một cách máy móc, cứng nhắc, không bám sát đối tượng tham học dẫn đến giáo nghĩa Tứ diệu đế trở nên xa vời, viễn vông,… khiến người hậu học không dễ nhận biết và lĩnh hội,...
Vì chút duyên nên tôi đã trình bày lại Tứ diệu đế mà Phật Thích Ca từng thuyết giảng. Tôi sẽ diễn giải theo lối y kinh, bám sát đối tượng là người xuất gia chân chính, người tin nhận luân hồi và một lòng muốn tìm về sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
Chung quy lại Tứ diệu đế đã trình bày 4 vấn đề: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
- Một là Khổ đế. Khổ đế là sự thật chỉ bày rành rõ, mạch lạc về sự khổ, là lý thuyết đúng thật về mọi khổ não, phiền muộn đã trói chặt kiếp người trong luân hồi sinh tử, quy luật nhân duyên nghiệp quả. Khổ đế gồm có bát khổ - Sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, Tử khổ, Cầu bất đắc khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ. Nội dung Khổ đế là sự tổng hợp lại giáo lý, kinh điển các tôn giáo quanh lưu vực sông Hằng và cả nơi ý thức, nhận thức, tư duy có ở người xuất gia, tại gia thời Phật tại thế về sự khổ.
- Hai là Tập đế. Tập đế chứa đựng sự thật về những nguyên nhân gây ra sự khổ ở con người và chúng sinh nơi 3 cõi. Ở nội dung Tập đế Phật đã phác họa ra chuỗi thập nhị nhân duyên - Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử - những mắc xích dính mắc, ràng buộc tạo ra sự luân hồi tương tục không có điểm kết thúc nơi mỗi tâm ý sự sống. Vô minh là sự hiểu biết sai lầm, không thật đúng về Thật tướng vạn pháp, thể tánh niết bàn, sự khổ và bản ngã,… Vô minh là cội rễ dẫn đến việc chúng sinh nơi 6 đường không ý thức được điểm dừng lại, do không có ý thức dừng lại nên tâm ý sự sống không thể thoát ra chuỗi sinh tử luân hồi, không đạt đến sự giải thoát hoàn toàn. Chính do hiểu biết sai lầm về cái tôi thường tại - bản ngã mà chúng sinh nơi 3 cõi có sự tham ái, chấp trước, tham đắm mong cầu tái sinh, hiện hữu và vô sinh - sự giải thoát hoàn toàn. Chính do dính mắc cái tôi thường tại cùng việc mong cầu không được mà người xuất gia bị khổ não và vẫn bị việc sinh tử luân hồi trói cột. Nội dung Tập đế là kết quả sự chứng ngộ vạn pháp của Phật Thích Ca.
Ba là Diệt đế. Diệt đế là sự thật về cách thức rời xa và chấm dứt mọi khổ não cũng như vòng sinh tử luân hồi. Nội dung căn bản của Diệt đế là do rõ biết sự khổ, nguyên nhân gây ra sự khổ ở con người là bởi yếu tố dính mắc cái tôi thường tại và sự hiểu biết sai lầm. Vì vậy người xuất gia chân chính, một lòng cầu giải thoát hoàn toàn sẽ hành trì buông bỏ cái tôi thường tại mê lầm, dứt tâm phân biệt, mong cầu cũng như việc rời xa những ràng buộc tham ái, ham muốn dục vọng, chấp trước,… Muốn chứng ngộ Diệt đế người hành giả phải “đánh đổ” vô minh để có cái biết đúng thật về vạn pháp, chân tánh niết bàn. Trợ duyên cho Diệt đế đó chính là lục độ ba la mật - Bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn và thiền định. Diệt đế cũng là kết quả chứng ngộ của Giác giả Thích Ca Mâu Ni.
Bốn là Đạo đế. Đạo đế là sự thật về con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Người hành giả sau khi liễu ngộ Tứ diệu đế sẽ chứng ngộ Đạo đế. Trải qua quá trình hành trì sống thật với Diệt đế thì sự hiểu biết của người hành giả sẽ đạt đến sự thông suốt, sáng rõ,… tâm ý phân biệt, dính mắc,… cái tôi thường tại mê lầm đã đoạn trừ, sự vô minh không còn, dứt vọng về chân. Từ đó người hành giả không còn tâm tham luyến sinh tử, niết bàn, sự chứng ngộ pháp vô sinh,… Vị hành giả đạt được giải thoát hoàn toàn ngay nơi hiện kiếp. Về sau, vị hành giả sống an lạc, tùy thuận, không còn ràng buộc bởi quy luật luân hồi sinh tử, khổ não và cả việc chứng đắc.
(Còn tiếp)​
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Trình trưởng bối Trí Từ!
Đừng nói latuan dụng tâm nhìn người quá trớn, nên chăng soi lại mình có quá đa đoan. Latuan từng có nói khi trao đổi chỉ nắm lấy đại ý mà trả lời, latuan không chỉn chu xét nét được giống như là trưởng bối. Do vậy latuan không có phân ra chỗ tô đậm hay viết thường, chỉ là theo cách phân dạng của trưởng bối thì chỗ viết thường với latuan nó không là câu hỏi vì nếu trưởng bối đã đọc qua nội dung bài viết của latuan thì câu trả lời lẽ ra đã có rồi, nếu latuan trình bày thể nào chẳng lại có điểm không tương thích từ đó dẫn đến lại phát sinh tranh cãi, do vậy latuan đã cho qua.
Còn chỗ tô đậm mà trưởng bối đề cập thì latuan trả lời bằng sự bình thản không hề có ý nghĩ trưởng bối đang ra sức châm chọc mà chỉ là dùng câu trả lời như thế chỉ mong sẽ không gặp phải những chất vấn khác khi latuan vẫn tiếp tục post bài ở mục Giao lưu tư tưởng nữa mà thôi. Đến thời điểm này thì latuan đâu cần phải biết thêm về các đề mục post bài để làm gì nữa. Song latuan cảm ơn trưởng bối đã chỉ dẫn. Kính!
Cũng thông qua câu trả lời với trưởng bối thì latuan có "nhờ vả" BQT diễn đàn đặt bài viết latuan về đúng nơi, đúng chỗ.

Ờ, nói cho nhiều vào cuối cùng cũng chẳng đáp lại mấy phần muốn trò chuyện dưới đây:

Mình giao lưu tư tưởng một chút nhé latuan.
- Latuan đang kể lại chuyện đức Phật còn tại thế phải không ? Vậy phải chăng latuan đã biên soạn lại theo ý của mình đúng không ?
- Ở đoạn trích dẫn trên thì latuan chấp nhận rằng: "Đức Phật chấp nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm thiên mà truyền chánh pháp", phải vậy không ?

thì thôi vậy, cứ tiếp tục líu lo đi. Trí Từ tự đi hỏi thăm người khác vậy. Nghĩ gì mà quá trời mà bảo người khác xem lại. Trong khi nói đi nói lại, nói vòng vo cuối cùng hóa ra chẳng biết ý chính là gì toàn đi đáp mấy cái ý phụ... Đúng thật là nãn với người rồi.... Trí Từ im đây, cứ đăng hết 1 loạt bài xem sao...
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
“Khai quan, điểm nhãn” (P.4)​

Khi liễu nghĩa Đạo đế thì người hành giả sẽ có thể tự chủ trong việc lựa chọn lối đi ở đời sau, có 2 lối đi sáng rõ để người hành giả lựa chọn.
- Một là vị hành giả phát tâm bồ tát, hành bồ tát đạo vì chúng sinh nơi 3 cõi mà bước đi trong lưới luân hồi, rộng truyền chánh pháp. Dù rằng người hành giả vẫn trong lưới luân hồi nhưng không còn bị tham đắm, trôi lăn trong sinh tử, không bị khổ não, phiền muộn bức ngặt.
- Hai là vị hành giả sau khi chứng ngộ Đạo đế sẽ sống tùy thuận nơi hiện đời, tùy duyên phổ truyền chánh pháp, sau khi hết kiếp mạng chung thì rời khỏi luân hồi, chính thức thể nhập niết bàn tịch diệt.

Nội dung Tập đế, Diệt đế, Đạo đế là hệ thống lý thuyết chưa từng có trước đó. Thông qua Khổ - Tập - Diệt - Đạo, Phật Thích Ca đã chỉ ra những khiếm khuyết chung có ở giáo lý kinh điển các tôn giáo quanh lưu vực sông Hằng thời xa xưa và vô hình chung hiển bày cả sự giới hạn tri thức của nhân loại ngày nay.
Sau khi giảng thuyết xong bài pháp thoại Phật xác tín lại lần nữa, Phật nói:
- Này các bạn! Nếu Như Lai đã chưa hoàn toàn thấu triệt Tứ diệu đế, Bát chánh đạo một cách sáng rõ thì Như Lai sẽ không xác nhận trước các bạn về sự chứng ngộ vô thượng, chánh đẳng, chánh giác. Đó là cái biết thật đúng và hoàn toàn sáng rõ. Khi đã chứng ngộ sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn Như Lai đã hoàn toàn giải thoát và đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai, Như Lai sẽ dừng lại, không trôi lăn trong luân hồi sinh tử nữa.
Quả thật là Bát chánh đạo, Tứ diệu đế dù rất xác thực, đáng tin, gần gũi nhưng cũng vô cùng uyên áo, thâm sâu, thật khó thấu hiểu, khó nhận thức, vượt lên mọi lý luận, tư duy chủ quan, hẹp hòi,… Vì vậy chỉ cần có chút ít kiến chấp vụng vặt, phiến diện,… thì con người, người hành giả, nhà nghiên cứu Phật học,… sẽ không thể chạm đến tận cùng sự thật.
Cũng vì lẽ đó mà trải qua hơn 2500 năm kể từ khi Phật nhập diệt đã không có một Giác giả nào đủ tầm liễu nghĩa Tam Tạng kinh và tâm Phật. Thậm chí là cho đến hiện tại với nguồn tri thức không ngừng được cập nhật, nâng cấp, bổ sung mà sự hiểu biết của con người đối với Bát chánh đạo, Tứ diệu đế vẫn không thể thâm nhập, nhận thức và thấu hiểu.
Đứng trước sự hiểu biết khách quan, tổng thể, sáng rõ, đúng mực ở người bạn lớn của nhân loại - Phật Thích Ca, đại diện cho tri thức nhân loại đương thời bỗng trở nên nhỏ bé, lạc lõng và hẹp kém với đủ đầy sự tự ti, hoang mang, đố kỵ, hoài nghi, ngờ vực.

Lời Phật thuyết thường là những bài pháp đối trị nên tùy cơ và khế lý. Trong khi đó việc dịch giải kinh từ lâu đã rơi vào nhị nguyên, không tùy thời,… cứng nhắc đến thô ráp. Có thể nói việc dịch giải kinh đã bị trói vào tình trạng

“Y kinh diễn nghĩa Tam thế Phật oan
Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”
… người dịch giải vừa bị trói y kinh, vừa bị cột ly kinh nên đã không thể diễn giảng kinh điển đúng theo sự khế hợp với bối cảnh thực tế quá khứ cũng như sự tùy thời ở hiện tại. Do vậy kinh điển ngày càng xa rời đời thật, đánh mất tính khả dụng, tính ưu việt.
Cũng lại như vậy. Ở bộ Kinh Chuyển Pháp Luân việc diễn giải nghĩa Bát chánh đạo, Tứ diệu đế bị dính mắc ngữ văn, Tự Điển Phật học,… sự chủ quan, cục bộ, giới hạn tỏ ngộ của người dịch giải dẫn đến lời kinh mang tính chung chung, thiếu sự rõ ràng, minh bạch…
Do vậy, tôi cạn nghĩ việc dịch giải kinh điển, sách xưa cần phải xét đến đối tượng, bối cảnh xã hội, mặt bằng tri thức và mục đích dịch nghĩa y kinh điển gốc hay giải nghĩa cho người đương thời.

Thông thường, việc diễn giải kinh điển thường nhằm vào tính khả dụng nên yếu tố người đương thời là yếu tố tiên quyết. Thế nên nếu diễn giải cho người đương thời thì phải diễn nghĩa cho rành mạch, rõ ràng. Người xuất gia diễn nghĩa khác, người tại gia diễn nghĩa khác.
Tại sao có sự diễn giải kinh sách sai khác giữa người xuất gia và người tại gia?
Vì mục đích và đời sống của 2 đối tượng này gần như khác nhau hoàn toàn. Người xuất gia là người đã tự nguyện, chấp nhận sống đời phạm hạnh với những giới luật nhằm cách ly, dứt trừ tham sân si mạn nghi, rời xa ngũ dục, làm Tăng bảo hộ trì Tam bảo, sống theo bi nguyện cao cả của Phật Thích Ca vì chúng sinh nơi 3 cõi gìn giữ cũng như rộng truyền chánh pháp và đích đến của họ là sự giải thoát hoàn toàn.
Người tại gia sống đời thế tục với những ràng buộc gia đình, xã hội, phải lao động để mưu sinh. Người tại gia chưa ý thức hoặc chưa nhàm chán sinh tử luân hồi, ở nơi bể khổ mà vẫn cảm nhận sự vui thú, đem lòng ưa thích, không muốn lìa xa. Thế nên đích đến của người tại gia không là sự giải thoát hoàn toàn.
Đứng trước một đối tượng còn lắm mong cầu, đam mê bản ngã với tham sân si mạn nghi, với việc thỏa mãn vui thú dục vọng, tiền tài, danh lợi,… chưa từng có ý niệm rời xa những luyến ái kiếp người, tạm xem người tại gia chưa hề có ý thức lìa xa sinh tử luân hồi như là những người còn đang mê ngủ với men rượu, men tình, món ngon, vật lạ… mà người thuyết giảng vắn tắt, ngắn gọn diễn nghĩa về sự giải thoát hoàn toàn thì đâu thể xem là việc làm hợp thời, tùy thuận. Đó chỉ là những lời hư vọng, đảo điên chứ nào phải y kinh.
Vậy nên Bát chánh đạo diễn giải cho người tại gia sẽ khác đi. Điển hình là nội dung bát chánh đạo với đối tượng tại gia chỉ nên xoay quanh thập thiện, làm lành, lánh dữ, cách tiết chế lòng tham, ngăn ngừa sự mê tín, cách sống bao dung, biết vì mọi người, từ bi, bác ái,… cách sống biết buông xả, cách giảm thiểu muộn phiền, khổ não cho bản thân, gia đình và xã hội... Yếu tố giải thoát hoàn toàn chỉ có thể nói thoáng qua mà không cần nhấn mạnh vì việc làm trên như thể là việc dọa dẫm, đè nén, bức bách người… Việc làm không đúng mực đó sẽ gây phản tác dụng, tạo sự nhàm chán cũng như lập hàng rào giới hạn đạo đời. Ngoài ra, việc làm nông nổi trên giống như là trò makerting rẻ tiền mà những người kế thừa giáo lý của Phật Thích Ca thật không cần đến.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là nếu đã nói đến sự giải thoát hoàn toàn cho người tại gia thì phải nói đến tận cùng sự khách quan, rõ ràng, mạch lạc, đúng thật. Việc làm nhằm giúp người tại gia hoàn toàn ý thức, nhận thức được cốt lõi của vấn đề. Vấn đề chỉ là sự lựa chọn chứ không là sự trói buộc. Thật không thể chỉ tựa nơi Bát chánh đạo, Tứ diệu đế,… chưa trình bày rốt ráo, liễu nghĩa mà ra sức bức bách, trói cột tư tưởng con người.
Tuy nhiên, việc làm này cần tùy thuận, tránh rơi vào lạm bàn, hý luận và cần xác định được mục đích của người đối thoại một cách rõ ràng, đúng mực.
Chánh pháp vốn vô giá, ngàn lượng vàng chẳng thể mua nhưng chỉ quý đối với người cần đến, hoàn toàn mất giá trị trong tay người mê cuồng, tự phụ, kẻ đắm tham, sân hận, hoài nghi,…
Vậy nên, Bát chánh đạo, Tứ diệu đế cần phải diễn giải đúng mực, tùy thuận theo từng đối tượng. Thật không thể diễn giải một cách rập khuôn, cứng nhắc và dựa hoàn toàn vào quyển Tự Điển Phật Học cũng như dựa vào sự chủ quan, không chứng ngộ hoàn toàn của người giảng sư. Đó chỉ là những tài liệu tham khảo của người học Phật, người hành giả chân chính. Và những bài viết của tôi cũng không là ngoại lệ.
Tại sao không thể dựa vào cách diễn giải “sát sườn” của bộ Tự Điển Phật Học?
Vì bộ Tự Điển Phật Học không do Phật Thích Ca cùng những người học Phật đã tỏ ngộ hoàn toàn viết ra. Bộ Tự Điển Phật Học ra đời do tâm ý phân biệt, chủ quan của con người tăng trưởng. Phần lớn công đóng góp cho sự ra đời của bộ Tự Điển Phật Học là những học giả, những nhà nghiên cứu về đạo Phật. Có thể nói là không có bóng dáng của một vị hành giả nào góp phần làm nên bộ Tự Điển Phật Học.
Vậy nên giá trị của bộ Tự Điển Phật Học tự có giới hạn, bộ Tự Điển sẽ không thể nói đúng về giá trị, ngữ nghĩa của những từ mà Phật đã vận dụng, đó chỉ có thể là sự gần đúng và chung nhất. Nhưng điều đó sẽ đồng nghĩa với việc cách xa muôn trùng với sự thật.
Nếu những vị học giả, những nhà nghiên cứu Phật học không tự làm hành giả hoặc mở lòng ra thì có lẽ dù trải qua thêm muôn ức chu kỳ sinh trụ dị diệt của hành tinh xanh quyển Tự Điển Phật Học cũng chỉ là phần xác vô hồn của đạo Phật, nó gần như vô nghĩa. Và trái tim, từ bi tâm của Phật Thích Ca theo đó sẽ nhạt nhòa, biến dạng.
Việc dịch giải Tam Tạng kinh ở các vị học giả, hành giả dựa vào bộ Tự Điển Phật Học một cách xơ cứng, thô ráp dẫn đến Tam Tạng kinh không lột tả được giá trị cốt lõi về sự tồn tại một con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn, không ít quyển kinh sách không liễu nghĩa trở thành những phế vật đáng vất đi. Dù vậy người học Phật vẫn cứng nhắc tán thán, đọc tụng vì đơn giản đó là kinh Phật.

Tôi đã trình bày Bát chánh đạo, Tứ diệu đế theo khuynh hướng y kinh giành cho người xuất gia. Dường như đã không có sự hợp cơ, khế lý vì những người đọc blog sẽ không có các bậc Tăng nhân, tu sĩ, giới xuất gia.
Tôi đã nhầm lẫn chăng?
Thật ra vấn đề tôi trình bày xuyên suốt blog không là Bát chánh đạo mà tôi đang nói về sự lựa chọn ở mỗi người. Thế nên tôi đã tùy cơ trình bày Bát chánh đạo, Tứ diệu đế. Bát chánh đạo ở người xuất gia sẽ đặt ra những giới hạn mà người tu sĩ phải nghiêm cẩn thực hiện vì đó là chọn lựa của họ. Họ đã tự nguyện chọn lựa làm người giữ gìn và trao truyền chánh pháp, làm thầy của Trời - Người.
Vậy nên dựa vào Bát chánh đạo người đời sẽ dễ dàng nhận diện vị Tăng bảo có hành trì đúng chánh pháp hay không? Là Chân sư hay Tà tăng?...
Khi rõ biết sự chân ngụy nơi Tăng bảo, giáo lý thì chánh pháp sẽ tự thường còn và khả dụng.
Với người tại gia thì Bát chánh đạo sẽ tùy thuận, ít buộc ràng và hợp đời hơn. Dù vậy với chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ,… sẽ giúp người đời có cuộc sống lợi ích, thuận hòa, bác ái,… tránh rơi vào sự cực đoan của tham sân si mạn nghi, tà kiến,…
(Còn tiếp)​
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
“Khai quan, điểm nhãn” (P.5)​

Thử hỏi với Bát chánh đạo, Tứ diệu đế,… mà Phật Thích Ca đã thuyết cách nay hơn 2500 năm thì các môn khoa học, giáo dục, đạo đức, ý thức, tư duy sống của con người ngày nay liệu có thể so bì?
Nếu con người và tri thức nhân loại có sự khách quan, đúng mực thì phải chăng là con người sẽ phải thừa nhận “Thật sự là không có một bộ môn khoa học hay một phương pháp tư duy vượt trội nào của nhân loại hiện nay đạt đến sự tinh tế, đầy đủ, khách quan và cụ thể như hệ thống tri thức nơi Bát chánh đạo”?
Đời có phải là bể khổ không?
Nội dung Tứ diệu đế phải chăng đã lột tả ngắn gọn, xúc tích nhất mọi khổ não nơi đời sống con người, nguyên nhân và cách con người thoát ra những khổ não, phiền muộn để được tiếp xúc nhiều hơn với niềm vui, sự an lạc, hạnh phúc. Giáo lý Phật Thích Ca đâu từng phủ nhận niềm vui có nơi xã hội loài người. Không chỉ vậy ngón tay chỉ mặt trăng của Phật Thích Ca còn giúp con người xây dựng cuộc sống tốt đẹp, nhiều niềm vui hơn thì có gì sai.

Chỉ vì tầm nhìn hẹp hòi, kiến thức nông cạn, tư duy kém cỏi mà loài người mà nhất là đại diện tri thức nhân loại đã chặn đứng sự hiểu biết đúng mực, khách quan và tổng thể của nhân loại. Rạch ròi đời đạo, nhốt giáo lý chánh pháp vào đạo Phật, lập hàng rào cô lập với sự hiểu biết tổng thể, khách quan và sáng rõ. Một việc làm vụng về mà chỉ cần có chút ít khách quan thì con người sẽ tự nhận ra việc làm đó tương tự việc làm mù mắt chính mình,…
Đó là việc làm khiến tầm nhìn của con người bị giới hạn, kéo theo sự hiểu biết, khả năng tư duy, nhận thức bị lệch lạc, rời xa sự thật, dẫn đến vô số những sai lầm gây ra việc hủy hoại cho chính loài người và sự sống.
Loài người với thói quen tự phụ hơn người để rồi trở nên kém cỏi vô cùng. Cứ xem như không có yếu tố hư huyền, sự tồn tại của thế giới tâm linh vô hình thì giáo lý nơi Bát chánh đạo, Tứ diệu đế vẫn còn rất nhiều điều để con người và tri thức ngày nay ra sức tham cứu, học hỏi, tin nhận và vận dụng.
Chết là hết chăng? Hay chính trong lòng của giới khoa học và những người theo trường phái duy vật biện chứng vẫn còn đang hoài nghi, không rõ biết? Lòng họ còn nhiều bất an và bấn loạn, họ vẫn chưa muốn chết, họ vẫn còn nhiều việc phải làm, cần làm, họ cần có thêm nhiều thời gian,…
Sau cùng, đứng trước giờ phút sinh tử họ níu kéo, họ hoang mang “Chết ta sẽ về đâu?”,… Vì vậy mà họ không dễ dàng “Chết là hết”, họ vẫn còn tồn tại trong lưới luân hồi sinh tử với vô vàn mắc xích nhân duyên, nghiệp quả chằng chịt trả vay.
Và… nếu một ngày nào đó trái đất bị hoại diệt mau chóng bởi lòng tham vô đáy, sự si mê không cùng,… của con người thì đó là cộng nghiệp của toàn nhân loại. Quả gây nên sự phá hủy, tàn hoại hành tinh xanh không chỉ do nhân là lòng tham, sự si mê, tâm hoài nghi, lòng tự phụ,… của một số ít người hay chỉ 1 thế hệ mà đó là tổng hợp tất cả sự yếu kém, non nớt, bạc nhược,… và ích kỷ ở số đông loài người và trải qua rất nhiều thế hệ. Một khi loài người cùng đồng thuận và chấp nhận gieo nhân xấu thì việc cùng nhận quả đắng âu cũng là lẽ thường. Chết chùm rồi lại cùng ra sức góp nhặt, tích lũy, dựng xây là những việc làm còn mãi nơi ý thức, nhận thức, tư duy ở loài người và chúng sinh nơi 3 cõi. Không sao cả! Điều này hoàn toàn đúng với sự thật “Điểm kết thúc từ nơi khởi đầu”.

Tại sao tầm nhìn, khả năng nhận thức, tư duy của con người cách nay những hơn 2500 năm lại có sự vượt trội, hơn hẳn người đương thời?
Phải chăng sự hiểu biết của con người đã bị lỗi ở nơi tư duy, nhận thức và tri thức chủ quan, giới hạn? Phải chăng “Chết là hết” đã tạo ra sự tụt hậu tri thức nhân loại?

Giá như người đời, đại diện tri thức nhân loại, giới quản lý xã hội có đủ sự khách quan, tầm nhìn, nhận thức, tư duy đúng mực về giá trị đạo Phật, về Bát chánh đạo, Tứ diệu đế,… thì xã hội loài người đâu dễ trải qua mấy phen suýt hoại diệt với đau khổ, hận thù, chiến tranh, nước mắt, hơn thua, được và mất...
Nếu không có một giáo lý chánh pháp giúp con người nhận ra chân tướng vạn pháp, sự tồn tại mê lầm bản ngã trong mỗi con người thì sự hỗn mang, cuồng loạn nơi xã hội loài người hiện nay sẽ về đâu và làm sao cứu vãn sự tồn tại của hành tinh xanh trước lòng tham không đáy của loài người chưa đủ đầy hiểu biết?
Làm sao đối trị lòng tham, sự si mê, sân hận, hoài nghi, kiêu mạn đang tăng trưởng vượt mức trong lòng người trên phạm vi thế giới?
Biến đổi khí hậu toàn cầu, băng sẽ tan, dịch bệnh bùng phát, chiến tranh leo thang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự áp bức, bất công vượt mức ở mọi hình thái xã hội,… có cội nguồn từ nơi đâu?
Lòng tham, sự si mê, thù hận, tự phụ rởm đời,… do sự hiểu biết bị giới hạn, bị ngăn che bởi vật chất, sự chủ quan, duy ý chí với nguồn tri thức mê lầm.
Có lẽ phổ truyền chánh pháp chân thật đúng nghĩa ẩn tàng nơi Tam Tạng kinh sẽ là giải pháp không dễ thay thế, không thể thay thế của loài người đương đại. Sự hiểu biết của loài người cần chạm đến sự hiểu biết tổng thể, khách quan, xuyên suốt 3 thời - Quá khứ, hiện tại, vị lai và cả 3 cõi, 6 đường để mỗi người sẽ tự có sự chọn lựa đúng lúc, hợp với lòng mình.
Nếu vẫn tiếp tục che mờ sự hiểu biết khách quan, tổng thể, sáng rõ bằng sự tự ti, bạc nhược, yếu đuối, chủ quan, hẹp hòi, phiến diện và cục bộ thì đó đã là chọn lựa nhân loại. Loài người đã chọn lựa lối đi tiến vào Kỷ Nguyên Đổ Nát Hoàn Toàn Và Tàn Hoại Hành Tinh Xanh.
Không sao cả. Chẳng ai bị mất đi. Tất cả chỉ là sự bắt đầu lại. Từ chút một mỗi tâm ý sự sống chưa phá bỏ cái tôi thường tại sẽ lần tìm kiếm, góp nhặt lại hình hài, vóc dáng, cảm giác, tri giác, sự hiểu biết và cả sự đau khổ lẫn niềm vui,…
Lẽ ra con người nên có đủ sự hiểu biết cho chọn lựa của chính mình. Nếu những ai tình cờ biết đến một sự chọn lựa thì có lẽ hãy nên chọn lựa lối đi cho riêng mình. Vòng quay luân hồi nơi hành tinh xanh sẽ không ngừng và mỗi một tâm ý sự sống luôn tiếp tục trôi lăn cho đến khi nhận diện và ý thức về sự dừng lại.
Trong mỗi quá trình góp nhặt hình hài, nhất là việc góp nhặt từ bụi vũ trụ thì đó là một quá trình dài đăng đẳng, đầy lao nhọc, gian truân và có cả yếu tố khổ não, muộn phiền. Tuy nhiên, đó chỉ là một cuộc chơi mà mỗi người tự chọn lựa cho chính mình những vòng tròn huyễn hoặc, kỳ bí,… Và những vòng tròn sinh tử cứ quay mãi cho đến khi mỗi tâm ý sự sống ý thức đến sự dừng lại và tìm được cách phá vỡ sự vô minh, sự hiểu biết không đúng thật về vạn pháp, về cái tôi thường tại.

Việc diễn giải Bát chánh đạo, Tứ diệu đế tôi đã phần nào khôi phục lại bản gốc thời hơn 2500 năm về trước. Hiển nhiên là việc diễn giải sẽ không được vẹn toàn như thật nhưng chí ít việc làm đó sẽ mở lối cho việc dịch giải kinh điển phóng khoáng, mạch lạc, tùy thời và khế hợp hơn.
Chỉ bằng vào việc loại bỏ yếu tố hư cấu, huyền hoặc, bí ảo,… nơi Tam Tạng kinh thì mỗi người sẽ tự nhận diện được giá trị đúng mực, sáng rõ của giáo lý chánh pháp. Một khi nhận diện được ngón tay chỉ mặt trăng thì mỗi người sẽ rõ biết về con đường đạt đến sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Khi nắm bắt được sự thật có nơi Tam Tạng kinh thì mỗi người sẽ tự chọn lựa cho mình một lối đi phù hợp và khách quan.
Chúc các bạn an lạc, hạnh phúc và tìm được lối đi hợp với lòng mình nơi 3 cõi, 6 đường cũng như việc vượt thoát luân hồi!

Tôi không hề có ý định diễn giải lại Tam Tạng kinh. Tôi biết sự vụng về, kém trí của cá nhân sẽ không tương hợp với vai trò của một học giả. Tôi càng không hão huyền mơ tưởng vị trí của một hành giả, tôi thật khá lắm điều nên không hợp làm hành giả đúng nghĩa.
Tôi chỉ tạm xem mình như là một người khách. Là một người khách, tôi sẽ có đến và đi. Nếu có sự tương hợp, hữu duyên thì tôi sẽ trả lời những điều mà bạn chưa rõ ở cả 2 nẻo đạo đời, nhất là khi bạn đặt ra những câu hỏi về những vấn đề cần biết. Tôi sẽ không mãi làm một nghệ sĩ cô độc, kém cỏi vừa hát, vừa đánh đàn. Tôi sẽ dừng lại khi nhận ra cung đàn lạc điệu hoặc bản tình ca đã chạm đến những giai điệu cuối.
Đồng thời, tôi cũng sẽ là một người chủ. Là người chủ, tôi sẽ đến đi như chưa từng đến đi. Đây cũng là kiếp sống cuối cùng của tôi trong vai diễn là một người khách. Mai này, đoạn đời còn lại dù tại thế hay xuất gia, dù làm gì hay ở đâu thì tôi cũng sẽ tự chấm hết những vòng tròn bí ảo đã bao lần cột trói chính tôi trên muôn nẻo đạo đời nơi 3 cõi 6 đường.
Cả đời tôi hoặc chí ít là cho đến thời điểm hiện tại tôi thật sự không hề lo sợ sự hiểu biết của tự thân kém cỏi hơn người. Nếu có người đạt sự hiểu biết về 3 cõi, 6 đường, quy luật luân hồi và cách thức thoát khổ, giải thoát hoàn toàn vượt trội hơn tôi thì thật là tốt. Ngọn đuốc chánh pháp của Phật Thích Ca đã có người gìn giữ và khêu sáng. Nếu điều đó xảy ra thì nhân loại, muôn loài và hành tinh xanh đã được cứu.
Tôi thật sự rất trân trọng và thầm cảm ơn những người bạn đã dùng sự hiểu biết khách quan, tổng thể soi rọi, xét lại tính đúng mực, tính khả dụng của giáo lý Tam Tạng kinh. Và… vì giá trị chánh pháp, từ bi tâm của Phật Thích Ca, sự hỗn độn, cuồng loạn, đảo điên, mất phương hướng ở loài người hiện nay mà phổ truyền lan tỏa sự hiểu biết và sự thật về con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
Điều quan trọng hơn cả là nếu bạn nhận ra chút ít giá trị nơi Tam Tạng kinh thì bạn hãy sống với điều đó.
Phải chăng với Bát chánh đạo, Tứ diệu đế,… thì Bước ngoặc lịch sử nơi sự hiểu biết khách quan, sáng rõ, tổng thể và đúng mực của nhân loại đã được khai mở cách đây những hơn 2500 năm?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên