doccoden

Tổng quan về Phật giáo

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Với tâm tư giải thoát,

Vị Tỷ-kheo tu Thiền,

Và với lòng ước vọng,

Ðạt được tâm sở nguyện,



Sau khi biết cuộc đời,

Sanh khởi --> rồi đoạn diệt, (smile)

Tâm thuần
--> không chấp trước,

Hưởng lợi --> quả như chơn - Tương Ưng Bộ


cho nên .. nói vấn đề "CHƠN KHÔNG" ở đâu ... cũng như là "CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU" là gì .. thì CHƠN KHÔNG cũng không phải là NGOAN KHÔNG ...

nhưng đúng là nó là 1 DIỆU HỮU ... cần được nhìn thấy qua quá trình nhìn thấy:

- SỰ SANH KHỞI --> rùi đoạn diệt của NGÃ {smile]

--> từ đó mới nhìn ra .. KHÔNG GIAN và THỜI GIAN ... của VÔ NGÃ .. của CHƠN KHÔNG .. DIỆU HỮU là ở đâu [smile]


do đó .. chỉ đơn thuần nói là VÔ HÌNH VÔ TƯỚNG --> rùi lại tự THẮT NÚT BUỘC OM XÒM chẳng hiểu nó từ đâu ra .. cũng vẫn là 1 TÀ KIẾN được liệt kê trong KINH PHẠM VÕNG [smile]

và NIẾT BÀN --> THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH [smile]

chỉ nguyên ba đặc tính sau: LẠC, NGÃ, TỊNH ... mà nói là VÔ HÌNH VÔ TƯỚNG ... mà cón NGUYÊN CẢ CON TRÂU [smile] ... thì giải thích hỏng có được ... khi mà không có QUÁ TRÌNH MINH SÁT .. và THIỀN [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ba Tuần nói vậy đám con nít như cu Tèo, cu Vô Minh nghe được nó cười :) Khi tỉnh thì biết rõ là mình tỉnh chứ, sao lại cho rằng vì không tìm lại được cái mê nên không thể nói là mình tỉnh? Vậy mỗi lần thức dậy sau một đêm mơ mộng thì Ba Tuần vẫn không biết là mình đã tỉnh giấc à? :D

Lời giải: khi tỉnh nhớ lại lúc mê nên biết mình tỉnh, không cần tìm cái mê.

Ấy là chưa nói đến trường hợp Giấc mơ sáng suốt (lucid dreaming) tức là người nằm mơ biết mình đang mơ. Hồi xưa DCD cũng trải qua giai đoạn này nên hiểu.



Đoạn kinh Viên Giác mà cu Tèo trích lại bạn hiểu thế nào? Chỉ mỗi con mắt không thể cho ta nhìn thấy, nhưng nếu không có mắt thì cũng không thấy được gì....

Lời giải: do phàm phu'chấp có' nên hiểu sai về tánh giác.

Chẳng hạn trước đây tôi từng ví dụ về phương hướng: hướng phải và hướng trái chỉ là tương đối do quy ước chứ sự thật tuyệt đối thì không có hướng phải và hướng trái. Nhưng con nít thiểu năng nghe vậy lại hiểu rằng'có một thế giới tuyệt đối ở đó có một thực thể không có hướng phải hay trái'.
Đạo hữu Doccoden mến,

1. Mỗi lần thức dậy do một đêm mơ mông, theo đạo hữu lúc ấy là do nhân gì mà biết mình đã mơ mộng ?

Nếu cho rằng cảnh mơ chẳng thật vì cảnh tỉnh đây là thật nên biết trước đó là mơ, thế thì lại hỏng rồi bởi cái tỉnh biết mê này tập khí mê lầm từ vô thỉ (tức cái nguồn cơn khiến cho sự mê lầm phát sinh rồi thấy thế giới muôn màu đủ thứ vậy).

Chớ cho rằng mình biết mê là cảnh giới tỉnh thức, thức mê đều chẳng trụ chẳng nhiễm, đối với vạn sự vạn vật tịch lặng rõ ràng, đó là chỗ hiển bày thật nghĩa (chỗ này chớ nên luận giải, tu tập lâu tự trải nghiệm).

Thiền Tông hay nói: "Phi tâm, Phi Phật, Phi vật" (chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật) là vậy

- Tới đoạn "thức ngủ như một" chẳng có mộng mị, nếu thường như thế chẳng trở lui lại mông mị, thì công phu tới chỗ "trùng quan" - sắp nhập tánh, phát dụng lục thông rồi vậy

+ Còn nếu khi có khi không, nay mộng, mai tỉnh thì chỉ là vọng niệm lắng dịu, thân tâm thư thái, tánh giác phát dụng tự biết rõ ràng mà như thế thôi.

2. Phàm phu chấp có, chấp không, chấp nhân, chấp ngã, chấp pháp v.v chỉ đều là một thứ, bệnh chấp là bởi tỉnh giác chưa triệt để, lý có chỗ thông, có chỗ không thông, sự có chỗ dính mắc, có chỗ vô nhiễm cho nên sự thấy chẳng thoát ra khỏi căn, cảnh (giác quan và hoàn cảnh), thấy chẳng quá 100 mét, nghe chẳng quá vài km.

Mê lầm như nhận sai phương hướng là thí dụ cho thấy tánh giác vốn thường giác chẳng mê, nay cho là mê là bởi vì người chưa nhận được mà nói, kỳ thật nếu vốn mê thì đâu thể thành giác, nếu vốn giác thì sao có thể mê được ?

Cho nên, gốc là vô nhân, vô trụ lại thành hữu nhân, hữu trụ. Lầm cho trụ là có, cho vô trụ là không. Cứ xoay qua đối lại như thế thành ra luân hồi, tự thoát chẳng được.

Phải ngược dòng về nguồn vô tri vô nhiễm, mà tìm cho được cái chánh tri kiến mới mong vỡ mộng thoát ra (người ta hay gọi là " lủng đáy thùng sơn", "đập bể hư không", " thoát nhà không cửa" v..v

Đây là chỗ thực hành, hành tới rồi thì gọi là viên, nhận ra rồi thì gọi là giác. Ấy mới là thật nghĩa của Viên Giác.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hí hí, thì lời Phật dạy sao thì họ hiểu vậy, kinh cũng nói hoặc có, hoặc không, hoặc chẳng có chẳng không, hoặc vừa có vừa không chứ có nói gì khác đâu hè:D

................


Giờ quay lại phần giảng giải về câu 3 và 4 của bạn Ba Tuần:



Ba Tuần theo quan điểm của ngoại đạo chứ không phải của Phật giáo nhé. Phật nói rằng con người bao gồm ngũ uẩn, sau khi chết thì ngũ uẩn bị hoại diệt. Trích vài đoạn kinh xem chơi nhé.

"Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Vị Tỷ-kheo tu tập Thiền định thì hiểu biết một cách như thật. Hiểu biết gì một cách như thật? - Sắc tập khởi và sắc đoạn diệt, thọ tập khởi và thọ đoạn diệt, tưởng tập khởi và tưởng đoạn diệt, hành tập khởi và hành đoạn diệt, thức tập khởi và thức đoạn diệt". (Tương Ưng III, tr.16)

Khi xưa có tỳ kheo Trà Đế cũng hiểu sai giống như Ba Tuần, cho rằng sau khi chết thì Thức không bị hoại diệt nên bị Phật mắng :)

Đức Thế Tôn hỏi:

“Ngươi có thật nói như vầy: Tôi hiểu Đức Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Ở đây, thức luân chuyển, và tái sanh nhưng không đổi khác’ chăng?”

Tỳ-kheo Trà-đế đáp:

“Bạch Thế Tôn, con thật sự hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Thức này luân chuyển và tái sanh không đổi khác’.”

Đức Thế Tôn hỏi:

“Thế nào là thức?”

Tỳ-kheo Trà-đế đáp:

“Thức này nói năng, cảm thọ, hành động, và sai bảo hành động. Đứng dậy và sai bảo đứng dậy, nó tạo tác các nghiệp thiện ác chỗ này chỗ kia để rồi thọ báo.”

Đức Thế Tôn quở:

“Này Trà-đế, do đâu mà ngươi hiểu Ta thuyết pháp như vầy? Người nghe từ miệng người nào mà nói Ta thuyết pháp như vậy? Ngươi là kẻ ngu si. Ta không nói một chiều, ngươi lại nói một chiều chăng? Khi nghe các Tỳ-kheo khiển trách, ngươi bấy giờ phải đúng như pháp mà trả lời. Để Ta hỏi lại các Tỳ-kheo đã.”

Bấy giờ Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo:

“Các thầy cũng hiểu Ta nói pháp như vậy, ‘Thức này luân chuyển và tái sanh nhưng không đổi khác chăng?’.”

Các Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, không.”

Đức Thế Tôn hỏi:

“Các ngươi hiểu Ta nói pháp như thế nào?”

Các Tỳ-kheo đáp:

“Chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vầy: ‘Thức do duyên mà khởi, Thế Tôn nói thức do duyên mà khởi. Thức có duyên thì sanh, không duyên thì diệt’. Chúng con hiểu Thế Tôn nói pháp như vậy.”

Đức Thế Tôn khen:

“Lành thay! Lành thay! Này các Tỳ-kheo, các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Vì sao? Ta cũng nói pháp như vậy: ‘Thức do duyên mà sanh. Ta nói thức do duyên là khởi. Thức có duyên thì sanh, không duyên thì diệt’. Thức tùy theo những gì nó duyên vào để sanh khởi mà gọi tên theo duyên ấy. Mắt duyên sắc sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là nhãn thức. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Pháp duyên ý sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là ý thức. Ví như lửa tùy theo những gì nó duyên vào để sanh khởi mà gọi theo duyên đó. Lửa duyên cây mà khởi được gọi là lửa cây. Lửa duyên cỏ rác mà sanh được gọi là lửa cỏ, lửa rác. Cũng vậy, thức tùy theo những gì nó duyên vào đó để sanh thì gọi tên theo duyên đó. Mắt duyên sắc sanh thức, thức sanh khởi ấy được gọi là nhãn thức. Tai mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Pháp duyên ý sanh thức, thức sanh khởi ấy gọi là ý thức.”

Đức Thế Tôn lại khen:

“Lành thay! Lành thay! Các ngươi hiểu Ta nói pháp như vậy. Nhưng Tỳ-kheo Trà-đế này là người ngu si, ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghĩa. Rồi do ghi nhớ và hiểu biết điên đảo văn và nghĩa, cho nên xuyên tạc Ta, để tự làm tổn thương. Có phạm có tội là điều mà các vị Phạm hạnh có trí không hoan hỷ, và cũng là một đại tội.

(Kinh Trung A Hàm, kinh Trà Đế)


..............

Theo Phật giáo thì hễ cái gì có sinh ắt có diệt. Ngài Viên Quang là người hiểu rõ điều này, do đó chắc cũng biết'ngũ uẩn giai không'. Nhưng chính vì vậy lại hiểu sai về Niết Bàn khi cho rằng Niết Bàn là tâm trạng của người đã giác ngộ. Lúc còn sống thì nghe có lý, nhưng khi chết rồi thì còn tâm trạng nào nữa mà gọi là Niết Bàn? :)
Đạo hữu Doccoden mến,

Chữ "Diệt" trong đoạn Kinh trên theo đạo hữu hiểu là như thế nào ?

Đạo hữu vốn tự khẳng định rằng " không thể từ hư không mà sanh ra" đủ thứ, thì ắt cũng chẳng thể từ đủ thứ mà trở thành hư không ?

Biến dịch, chuyển hoá, bảo toàn, luân hồi v..v đều là quy luật của tạo hoá vượt ngoài chủ quan lý tính nhận thức.

Dù cho muốn hay không đạo hữu cũng phải thấy rằng có hiện tượng như Mozart 3-4 tuổi đã thành nhà soạn nhạc, hay rất nhiều trường hợp sinh ra đã nói rành nhiều ngôn ngữ, giỏi toán giỏi cái x, giỏi cái y v..v nếu chẳng có sự kế thừa, sự chuyển hoá, sự bảo toàn thì thực tế đâu biểu hiện ra như vậy.

Sinh diệt diệt rồi,
Tịch diệt làm vui.
Nói diệt chẳng thật diệt
Nói sinh chẳng thật sanh.
Ta đây với sanh diệt,
Vô nhiễm, vô sanh diệt
Bởi vì ta là ta,
Sanh diệt là sanh diệt.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Đạo hữu Doccoden mến,

1. Mỗi lần thức dậy do một đêm mơ mông, theo đạo hữu lúc ấy là do nhân gì mà biết mình đã mơ mộng ?

Nếu cho rằng cảnh mơ chẳng thật vì cảnh tỉnh đây là thật nên biết trước đó là mơ, thế thì lại hỏng rồi bởi cái tỉnh biết mê này tập khí mê lầm từ vô thỉ (tức cái nguồn cơn khiến cho sự mê lầm phát sinh rồi thấy thế giới muôn màu đủ thứ vậy).

Chớ cho rằng mình biết mê là cảnh giới tỉnh thức, thức mê đều chẳng trụ chẳng nhiễm, đối với vạn sự vạn vật tịch lặng rõ ràng, đó là chỗ hiển bày thật nghĩa (chỗ này chớ nên luận giải, tu tập lâu tự trải nghiệm).

Thiền Tông hay nói: "Phi tâm, Phi Phật, Phi vật" (chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật) là vậy

- Tới đoạn "thức ngủ như một" chẳng có mộng mị, nếu thường như thế chẳng trở lui lại mông mị, thì công phu tới chỗ "trùng quan" - sắp nhập tánh, phát dụng lục thông rồi vậy

+ Còn nếu khi có khi không, nay mộng, mai tỉnh thì chỉ là vọng niệm lắng dịu, thân tâm thư thái, tánh giác phát dụng tự biết rõ ràng mà như thế thôi.

2. Phàm phu chấp có, chấp không, chấp nhân, chấp ngã, chấp pháp v.v chỉ đều là một thứ, bệnh chấp là bởi tỉnh giác chưa triệt để, lý có chỗ thông, có chỗ không thông, sự có chỗ dính mắc, có chỗ vô nhiễm cho nên sự thấy chẳng thoát ra khỏi căn, cảnh (giác quan và hoàn cảnh), thấy chẳng quá 100 mét, nghe chẳng quá vài km.

Mê lầm như nhận sai phương hướng là thí dụ cho thấy tánh giác vốn thường giác chẳng mê, nay cho là mê là bởi vì người chưa nhận được mà nói, kỳ thật nếu vốn mê thì đâu thể thành giác, nếu vốn giác thì sao có thể mê được ?

Cho nên, gốc là vô nhân, vô trụ lại thành hữu nhân, hữu trụ. Lầm cho trụ là có, cho vô trụ là không. Cứ xoay qua đối lại như thế thành ra luân hồi, tự thoát chẳng được.

Phải ngược dòng về nguồn vô tri vô nhiễm, mà tìm cho được cái chánh tri kiến mới mong vỡ mộng thoát ra (người ta hay gọi là " lủng đáy thùng sơn", "đập bể hư không", " thoát nhà không cửa" v..v

Đây là chỗ thực hành, hành tới rồi thì gọi là viên, nhận ra rồi thì gọi là giác. Ấy mới là thật nghĩa của Viên Giác.

Tạm gác lại chuyện đạo Phật, doccoden hỏi Ba Tuần một câu thôi, và mong bạn trả lời một cách thành thật:

Trong lúc đang nói chuyện với tôi đây, bạn có biết mình đang mơ hay tỉnh không? Hay là vẫn cứ mơ hồ không biết?

Hỏi nghiêm túc chứ không đùa đâu nhé.

Đạo hữu Doccoden mến,

Chữ "Diệt" trong đoạn Kinh trên theo đạo hữu hiểu là như thế nào ?

Đạo hữu vốn tự khẳng định rằng " không thể từ hư không mà sanh ra" đủ thứ, thì ắt cũng chẳng thể từ đủ thứ mà trở thành hư không ?

Biến dịch, chuyển hoá, bảo toàn, luân hồi v..v đều là quy luật của tạo hoá vượt ngoài chủ quan lý tính nhận thức.

Dù cho muốn hay không đạo hữu cũng phải thấy rằng có hiện tượng như Mozart 3-4 tuổi đã thành nhà soạn nhạc, hay rất nhiều trường hợp sinh ra đã nói rành nhiều ngôn ngữ, giỏi toán giỏi cái x, giỏi cái y v..v nếu chẳng có sự kế thừa, sự chuyển hoá, sự bảo toàn thì thực tế đâu biểu hiện ra như vậy.

Sinh diệt diệt rồi,
Tịch diệt làm vui.
Nói diệt chẳng thật diệt
Nói sinh chẳng thật sanh.
Ta đây với sanh diệt,
Vô nhiễm, vô sanh diệt
Bởi vì ta là ta,
Sanh diệt là sanh diệt.

Ồ, cái nghĩa sinh diệt nó quá bình thường, ai cũng hiểu chả lẽ Ba Tuần lại còn mơ hồ không hiểu? 'Diệt' có nghĩa là mất đi, biến mất, không còn nữa....Chẳng hạn tôi đốt nhà, thì cái nhà bị cháy trụi. Cái nhà không còn nữa, chỉ còn lại đống tro tàn. Tất nhiên bạn có thể nói nó chuyển hoá thành tro, nhưng tro thì không phải là cái nhà.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tạm gác lại chuyện đạo Phật, doccoden hỏi Ba Tuần một câu thôi, và mong bạn trả lời một cách thành thật:

Trong lúc đang nói chuyện với tôi đây, bạn có biết mình đang mơ hay tỉnh không? Hay là vẫn cứ mơ hồ không biết?

Hỏi nghiêm túc chứ không đùa đâu nhé.



Ồ, cái nghĩa sinh diệt nó quá bình thường, ai cũng hiểu chả lẽ Ba Tuần lại còn mơ hồ không hiểu? 'Diệt' có nghĩa là mất đi, biến mất, không còn nữa....Chẳng hạn tôi đốt nhà, thì cái nhà bị cháy trụi. Cái nhà không còn nữa, chỉ còn lại đống tro tàn. Tất nhiên bạn có thể nói nó chuyển hoá thành tro, nhưng tro thì không phải là cái nhà.
Đạo hữu Doccoden mến,

Có ai đang nói chuyện lại không biết mình đang nói chuyện, nhưng nếu cho rằng mình nói chuyện đây là tỉnh hay mê thì đó chính là cái mê muội vậy.

Nếu nhà đốt thành tro gọi là diệt, thì gạch ngói vôi vữa xây thành nhà thì gọi là sanh phải không, thế thì sự sanh diệt vốn có dính dáng gì tới cái nhà mà cho nó là sanh hay diệt, vì nếu diệt thật thì chẳng sanh, nếu sanh thật thì chẳng diệt.

Hết thảy đều là giả tạm thì bám trụ chỗ nào để mà phiền não, khổ đau ?

Vậy sao người đời vẫn khổ vì sự sanh diệt, chẳng phải là mê ở trong mê hay sao.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Đạo hữu Doccoden mến,

Có ai đang nói chuyện lại không biết mình đang nói chuyện, nhưng nếu cho rằng mình nói chuyện đây là tỉnh hay mê thì đó chính là cái mê muội vậy.

Nếu nhà đốt thành tro gọi là diệt, thì gạch ngói vôi vữa xây thành nhà thì gọi là sanh phải không, thế thì sự sanh diệt vốn có dính dáng gì tới cái nhà mà cho nó là sanh hay diệt, vì nếu diệt thật thì chẳng sanh, nếu sanh thật thì chẳng diệt.

Hết thảy đều là giả tạm thì bám trụ chỗ nào để mà phiền não, khổ đau ?

Vậy sao người đời vẫn khổ vì sự sanh diệt, chẳng phải là mê ở trong mê hay sao.

Chào bạn Ba Tuần.

1. Nếu quả thật là bạn không biết hiện giờ mình đang tỉnh hay mê thì tôi khuyên bạn nên đi gặp bác sĩ tâm thần để thăm khám. Tôi nói nghiêm túc chứ không đùa :confused:

2. Còn nói về đạo Phật, với quan điểm như vậy thì cũng có nghĩa bạn chê Phật là người mê muội khi cho rằng mọi người bị vô minh còn ngài là người đã giác ngộ :)

3. Về sanh diệt thì tôi nói vậy để bạn nhận ra mình sai khi cho rằng ý thức con người còn tồn tại sau khi chết, vì trích kinh Phật ra mà bạn còn mơ hồ. Đừng nên đánh trống lãng sang chuyện phiền não khổ đau chứ :D Nói về sanh diệt của cái nhà thì có sự xuất hiện và biến mất của cái nhà, còn gạch ngói hay tro bụi thì để cho thấy nó không là hư không.

4. Điều sau cùng tôi muốn nói là Ba Tuần hay có tật tự vả mồm mình lắm nha :) Cứ câu sau đá câu trước mãi thế này thì tôi xin chào thua. Trước thì nói không thể biết là mê hay tình, sau thì bảo sanh diệt là giả tạm chứ không có thật. Lẽ ra theo logic thì bạn phải nói là chuyện sanh diệt cũng không thể biết là giả hay thật mới đúng với lý lẽ của bạn chứ. À, mà quên mất là Ba Tuần đang ở trong thế giới phi nhị nguyên mà, nên phải nói phi logic, bất hợp lý mới là phải đạo, đúng không nào :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chào bạn Ba Tuần.

1. Nếu quả thật là bạn không biết hiện giờ mình đang tỉnh hay mê thì tôi khuyên bạn nên đi gặp bác sĩ tâm thần để thăm khám. Tôi nói nghiêm túc chứ không đùa :confused:

2. Còn nói về đạo Phật, với quan điểm như vậy thì cũng có nghĩa bạn chê Phật là người mê muội khi cho rằng mọi người bị vô minh còn ngài là người đã giác ngộ :)

3. Về sanh diệt thì tôi nói vậy để bạn nhận ra mình sai khi cho rằng ý thức con người còn tồn tại sau khi chết, vì trích kinh Phật ra mà bạn còn mơ hồ. Đừng nên đánh trống lãng sang chuyện phiền não khổ đau chứ :D Nói về sanh diệt của cái nhà thì có sự xuất hiện và biến mất của cái nhà, còn gạch ngói hay tro bụi thì để cho thấy nó không là hư không.

4. Điều sau cùng tôi muốn nói là Ba Tuần hay có tật tự vả mồm mình lắm nha :) Cứ câu sau đá câu trước mãi thế này thì tôi xin chào thua. Trước thì nói không thể biết là mê hay tình, sau thì bảo sanh diệt là giả tạm chứ không có thật. Lẽ ra theo logic thì bạn phải nói là chuyện sanh diệt cũng không thể biết là giả hay thật mới đúng với lý lẽ của bạn chứ. À, mà quên mất là Ba Tuần đang ở trong thế giới phi nhị nguyên mà, nên phải nói phi logic, bất hợp lý mới là phải đạo, đúng không nào :D
Đạo hữu Doccoden mến,

Vậy là chủ đề này có thể kết thúc ở đây và những gì thuộc quan điểm của cả 02 đều đã trình bày ra hết.

Ba Tuần tin là ai cũng sẽ được lợi ích cả.

Chúc đạo hữu thường lạc với sự hiểu biết của mình.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Đạo hữu Doccoden mến,

Vậy là chủ đề này có thể kết thúc ở đây và những gì thuộc quan điểm của cả 02 đều đã trình bày ra hết.

Ba Tuần tin là ai cũng sẽ được lợi ích cả.

Chúc đạo hữu thường lạc với sự hiểu biết của mình.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tạm biệt Ba Tuần, hãy chăm lo sức khỏe đi nhé.

............

Chủ đề này tạm khép lại tại đây. Qua những gì trao đổi doccoden có thể hiểu thêm nhiều con người đặc biệt:

- Bất Nhi: những thứ không có hình tướng như không khí thì không thể biết là nó có hay không có.
- Ba Tuần: dù đã thức dậy sau một đêm mơ mộng nhưng vẫn không thể biết là mình đang mê hay tỉnh.
...

:)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ồ .. sao tới đoạn TỈNH MÊ .. hay như vậy mà THIẾU TẬP TRUNG .. để cho TÂNH KHÍ làm chủ [smile]

--> vậy là MÊ hết rùi .. sao qua nổi được BỘC LƯU [smile]

cho nên ... lần sau cũng tới chỗ này ... CHỖ THIẾU TẬP TRUNG NÀY --> mà lại HƯ BỘT HƯ ĐƯỜNG [smile]

nhứt là DCD .. nói giới thiệu học PHẬT HỌC TỔNG QUAN .. lại quá thiếu CHUYÊN TÂM [smile]

nói MÊ THÀNH THẬT --> thì cứ liệt ra 10 KIẾT SỬ [smile] --> đó là SANH THIỆT đó [smile]

còn nói TỈNH hỏng MÊ .. thì đúng là có lúc TỈNH GIÁC --> để SANH lại HOÀN VÔ SANH [smile]


16) Vùng nước lớn, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với bốn bộc lưu:

dục bộc lưu,

hữu bộc lưu,

kiến bộc lưu, và

vô minh bộc lưu.


17) Bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với thân kiến này. 18) Bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Niết-bàn. 19) Cái bè, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Thánh đạo Tám ngành. 20) Tinh tấn dùng tay và dùng chân, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với tinh tấn, tinh cần.

---> THÔI THUA --> LẦN NÀY lại BỊ CUỐN BAY [smile]


Họ sẽ đi an toàn,

Như thú, vùng không muỗi,

Sau khi chứng Thiền định,

Nhứt tâm, niệm tỉnh giác,

Họ sẽ đi bờ kia,

Như cá, phá rách lưới,

Sau khi chứng Thiền định,

Tự chế, vượt lỗi lầm.



Với tâm tư giải thoát,

Vị Tỷ-kheo tu Thiền,

Và với lòng ước vọng,

Ðạt được tâm sở nguyện,



Sau khi biết cuộc đời,

Sanh khởi rồi đoạn diệt,

Tâm thuần không chấp trước,

Hưởng lợi quả như chơn



ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Kính mời ngài Viên Quang và các Phật tử vào đây trình bày giáo lý đạo Phật cho người sơ cơ cũng như ngoại đạo muốn tìm hiểu về Phật giáo. Tôi chỉ có 2 yêu cầu:

1. Chỉ giảng giải ngắn gọn về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo, để cho ai cũng hiểu và thấy được sự khác nhau giữa Phật giáo và các tôn giáo khác.

2. Chỉ dùng những ngôn từ thông thường - không dùng từ Hán Việt hoặc những khái niệm riêng của Phật giáo - để mọi người đều hiểu được.

Ủa,,, là sao...???
Sau một thời phản biện qua lại của các bạn; cái Tôi này chẳng lập tri được gì ở cái tiêu đề này cả?

Biết rằng Chánh kiến ở các thừa và bộ phái có khác nhau,,, nhưng cuối thời cũng phải có lời bạt chứ!

Kính mời ngài doccoden...
Cung kính.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Ủa,,, là sao...???
Sau một thời phản biện qua lại của các bạn; cái Tôi này chẳng lập tri được gì ở cái tiêu đề này cả?

Biết rằng Chánh kiến ở các thừa và bộ phái có khác nhau,,, nhưng cuối thời cũng phải có lời bạt chứ!

Kính mời ngài doccoden...
Cung kính.

Tôi nói là tạm khép lại thôi, tức là để đây chờ có ai khác vào giảng giải chứ không phải là bỏ luôn.

Qua những gì các phật tử giảng giải cho đến giờ thì thấy chỉ có bạn Ba Tuần là trả lời đầy đủ các thắc mắc mà tôi đưa ra. Nhưng tiếc cái là bạn ấy nói năng mâu thuẫn, câu sau đá câu trước :) và có quan điểm trái ngược với Phật giáo. Chẳng hạn bạn ấy tin có linh hồn, điều mà Phật luôn bác bỏ. Trích thêm kinh:

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung bộ kinh)

Lời kết là hãy học hiểu cho đúng với Chánh pháp của đạo Phật, chứ đừng như mấy phật tử ở chủ đề này, đã hiểu sai lại còn bị tẩu hỏa nhập ma, thành những kẻ ù ù cạc cạc :D Ai cũng biết không khí là có thật đấy, nhưng họ lại cho rằng vì nó không được nhìn thấy nên không thể cho là có hay không. Ai cũng biết sau khi thức dậy là đã tỉnh giấc, nhưng họ lại cho rằng nói vậy là còn u mê, vì không thể biết là mình còn mê hay tỉnh. Hí hí
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

hình như DCD có rất nhiều vấn đề về NÓI THẬT thì phải [smile] ... phật học tổng quan đúng ra đâu đến độ phải nói chuyện trở thành TRÒ CHƠI HUYỀN BÍ như vậy [smile]

NHÂN ÁI có ... LỢI, DỤNG, TẦM CẦU - Kinh Tăng Nhất

cho nên .. bất kỳ sự tìm hiểu nào .. học hỏi nào .. thì điều kiện thiết yếu là phải mang lại lợi ích cho người tìm hiểu, người đọc, người nghe .. người thấy ...

nhưng dường như DCD đã bắt đầu ĐI CON ĐƯỜNG ĐỘC LẠ BÍ ẨN .. còn cố tình gieo NGHI TÌNH rất nhiều ... [smile]

--> đúng là CÓ VẤN ĐỀ [smile] ... cần phải được ...COI CHO THIỆT KỸ [smile] .. vì một khi chẳng còn lợi ích gì hết .. cũng như không có giá trị tồn tại [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Lời kết là hãy học hiểu cho đúng với Chánh pháp của đạo Phật, chứ đừng như mấy phật tử ở chủ đề này, đã hiểu sai lại còn bị tẩu hỏa nhập ma, thành những kẻ ù ù cạc cạc

Hoan nghênh bạn với tinh thần phát quang... sự học hiểu và thực hành đúng chánh pháp Phật!

Với tiêu đề rộng lớn "Tổng quan về phật giáo",,, lại ở trong mục "Giao lưu tư tưởng",,, nên những phật tử giao lưu phải xuất hiện những quan điểm chẳng đồng! Mà đã là quan điểm thì thuộc về nhận thức trên những tri kiến đã được lập tri (kiến thủ...),,, nên sẽ chẳng đi tới đồng thuận (ngoại trừ những người đồng quan điểm hoặc đã thực chứng).

Vậy,,, để một người xem tiêu đề này có được lợi ích lớn về nhận thức:

1@ Bạn là chủ khảo của tiêu đề này,,, thì bạn phải tóm lược cụ thể sườn quan điểm về phật giáo hiện hành.
2@ Bạn phải nhấn mạnh quan điểm mà bạn cho là Chánh Pháp Phật!.... và bạn phải kể lại quá trình tu chứng của bạn (để người ta tin bạn và tin vào giáo pháp Phật mà bạn thực hành).

Chỉ khi có được điều kiện cần trên thì những người gíao lưu tư tưởng về phật giáo và cả người xem mới có quy chuẩn để hiểu.

Đôi dòng tư kiến của cái tôi này...
Cung kính.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

vấn đề ở đây . không phải là kiến thủ .. mà là một mô hình tổng quan ... là lý do để cho nhiểu người, kiến thủ khác nhau ---> CŨNG VÀO CHÙA [smile]

chẳng hạn như chúng ta nhìn xem mỗi tuần, hay lễ hội ở CHÙA .. có bao nhiêu người, mỗi người mỗi ý, mỗi người mỗi kiến thủ .. chánh kiến riêng .. nhưng họ ĐỀU VÀO CHÙA [smile]

tại sao ? [smile] --> tại vì QUY Y .. NƯƠNG NHỜ ... vào PHẬT PHÁP, và TĂNG .. vào TAM BẢO .. chứ không sao biết bao nhiêu người tới [smile]

nhưng chẳng lẽ MÔ HÌNH TỔNG QUAN ĐÓ [smile] ---> chẳng có gì hấp dẫn sao ? [smile] ... đối với ưu tư của họ, âu lo của họ, với tâm của họ .. mô hình TỔNG QUAN ĐÓ phải đáp ứng được và có điều gì hấp dẫn họ tới [smile]

- phải NGON HƠN --> là trái TÁO --> CHÍN

- phải THƠM HƠN --> là VƯỜN --> HOA KÍN chứ ? [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hoan nghênh bạn với tinh thần phát quang... sự học hiểu và thực hành đúng chánh pháp Phật!

Với tiêu đề rộng lớn "Tổng quan về phật giáo",,, lại ở trong mục "Giao lưu tư tưởng",,, nên những phật tử giao lưu phải xuất hiện những quan điểm chẳng đồng! Mà đã là quan điểm thì thuộc về nhận thức trên những tri kiến đã được lập tri (kiến thủ...),,, nên sẽ chẳng đi tới đồng thuận (ngoại trừ những người đồng quan điểm hoặc đã thực chứng).

Vậy,,, để một người xem tiêu đề này có được lợi ích lớn về nhận thức:

1@ Bạn là chủ khảo của tiêu đề này,,, thì bạn phải tóm lược cụ thể sườn quan điểm về phật giáo hiện hành.
2@ Bạn phải nhấn mạnh quan điểm mà bạn cho là Chánh Pháp Phật!.... và bạn phải kể lại quá trình tu chứng của bạn (để người ta tin bạn và tin vào giáo pháp Phật mà bạn thực hành).

Chỉ khi có được điều kiện cần trên thì những người gíao lưu tư tưởng về phật giáo và cả người xem mới có quy chuẩn để hiểu.

Đôi dòng tư kiến của cái tôi này...
Cung kính.
Đạo hữu mến,

Phật thuyết pháp hay gọi là pháp vũ (mưa pháp), tùy theo căn cơ khác nhau đều được lợi ích. Nếu mưa quá lớn mà cây nhỏ, e sẽ gãy đổ đoạt diệt chủng tánh của người nên có những thứ chẳng nên thuyết nữa.

Nay xin trích một đoạn tại quyển 1 - Luận Đại Trí Độ làm lời bạt vậy:

" Nếu tất cả đều thật sự bản tánh vô thường, thời không có hạnh nghiệp và quả báo, vì sao ? Vì vô thường tức là sanh rồi diệt mất. Ví như hạt giống mục nát không thể sanh ra quả, như vậy thời không có hạnh nghiệp, không có hạnh nghiệp thì sao có quả báo ? Nay theo pháp của các Hiền Thánh đều nói có quả báo, kẻ thiện trí có thể tín thọ; vậy không nên nói không quả báo. Do đó các pháp không phải là vô thường tánh."

Chúc đạo hữu thường lạc với sự hiểu biết của mình.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hoan nghênh bạn với tinh thần phát quang... sự học hiểu và thực hành đúng chánh pháp Phật!

Với tiêu đề rộng lớn "Tổng quan về phật giáo",,, lại ở trong mục "Giao lưu tư tưởng",,, nên những phật tử giao lưu phải xuất hiện những quan điểm chẳng đồng! Mà đã là quan điểm thì thuộc về nhận thức trên những tri kiến đã được lập tri (kiến thủ...),,, nên sẽ chẳng đi tới đồng thuận (ngoại trừ những người đồng quan điểm hoặc đã thực chứng).

Vậy,,, để một người xem tiêu đề này có được lợi ích lớn về nhận thức:

1@ Bạn là chủ khảo của tiêu đề này,,, thì bạn phải tóm lược cụ thể sườn quan điểm về phật giáo hiện hành.
2@ Bạn phải nhấn mạnh quan điểm mà bạn cho là Chánh Pháp Phật!.... và bạn phải kể lại quá trình tu chứng của bạn (để người ta tin bạn và tin vào giáo pháp Phật mà bạn thực hành).

Chỉ khi có được điều kiện cần trên thì những người gíao lưu tư tưởng về phật giáo và cả người xem mới có quy chuẩn để hiểu.

Đôi dòng tư kiến của cái tôi này...
Cung kính.

Ở phần đầu chủ đề, tôi đã nói rõ là tôi đại diện cho ngoại đạo nêu ra các thắc mắc cho phật tử giải đáp :)
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Ở phần đầu chủ đề, tôi đã nói rõ là tôi đại diện cho ngoại đạo nêu ra các thắc mắc cho phật tử giải đáp :)

Trớt quớt rùi...,,, cái chủ đề to đùng bắt mắt tưởng đâu bắt gặp được kho vàng!

Với hy vọng giải đáp Tổng Quan Phật Giáo Đương Thời,,, làm rõ Chánh Kiến của các thừa và bộ phái qua các thời kỳ từ xưa đến nay,,, đồng thời có tham chiếu Ấn Độ Giáo cùng thời luôn,,, nhằm giải nghi cho phật giáo phát triển...!!! Ai dè chỉ là hỏi đáp theo tư kiến tư dục...!!!

Mong rằng các Thiện Tri Thức lao tâm lao lực trích dẫn,,, tham chiếu luận văn cổ kim,, trao đổi cùng nhau... Đi đến bảng tóm lược Tổng Quan Phật Giáo Đương Thời. Thiệt là lợi ích lắm thay lắm thay!

Diễn đàn này tuy nhỏ mà có võ nè...
Cung kính.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

nếu nói tới MÔ HÌNH TỔNG QUAN .. thì trước tiên cũng nên nói tới 1 chút về MÊ và TỈNH


(1) Thật và Giả

Phật Giáo quan niệm ... coi thân NGÃ này là THẬT tức là MÊ ... mà BIẾT thân ngã này là DUYÊN HỢP, là VÔ THƯỜNG, là VÔ NGÃ ... thì là TỈNH

cho nên ... mức độ MÊ TỈNH ...có thể đo lường điển hình trong các BỘ KINH NGUYÊN THỦY tức là 10 KIẾT SỬ

nhưng nói là KHÔNG CÓ THÂN KIẾN .. thì mà LÀN RANH MÊ TỈNH đó ở đâu ... khi nào mới gọi là MÊ ... khi nào mới là TỈNH ... như là nói tới BAN NGÀY và BAN ĐÊM

- làm sao phân biệt được ngày đêm ... bao nhiêu ánh sáng thì là ngày .. bao nhiêu ánh sáng thì là đêm ?

vì vậy .. SỰ THỐNG THIẾT của TỈNH MÊ .. THẬT và GIẢ .. gắn liền với chỗ --> SỐNG CHẾT của từng ngã --> cũng như là KHI EM XA RÙI .. .ANH MỚI BIẾT YÊU EM NHIỀU BAO NHIÊU [smile] ... [smile]

chứ bình thường ... mà nói .. làm sao định nghĩa được SỰ THỐNG THIẾT ẤY ? [smile]


cho nên MÊ TỈNH dựa trên THẬT GIẢ cũng vậy ... VÔ TÌNH VÔ PHẬT CHỦNG .. và HỮU TÌNH thì CÓ PHẬT CHỦNG

điển hình như người MÊ CÚNG KIẾN ... CÚNG BÁI ... nếu thật sự đi vào con đường QUAN SÁT .. thấy SỰ HỮU TÌNH của MÌNH .. để rời bỏ được CÁI MÊ đó ... thì tới KHI SỰ HỮU TÌNH đó thức dậy... đó là GIÁC .. là TỈNH .. là KHÔNG MÊ CÁI KHÔNG THẬT nữa ...

nhưng phạm trù khám phá cái MÊ ĐÓ .. chỉ là KHỎI MÊ 1 THỨ nhỏ thôi [smile] ... chưa phải là CÁI PHÁ MÊ lớn đến độ MÊ NÀO CŨNG PHÁ ĐƯỢC

cũng vì vậy ... mà MÊ TỈNH ... dẫn nhiều người vào CHÙA ... bởi vì MỨC ĐỘ MÊ TỈNH khác nhau [smile] ...

có người tìm hiểu sự PHÁ MÊ ÍT .. thì sẽ nhận được TỈNH THỨC ÍT

có người tìm hiểu SÂU HƠN về PHÁ MÊ .. thì được TỈNH NHIỀU HƠN

và đương nhiên là ... và đương nhiên là cũng có người tới mức độ ... VÔ NGÃ ... NIẾT BÀN .. GIẢI THOÁT .. CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC [smile]

- có thể LÌA BỎ được 10 KIẾT SỬ .. thì cái TỈNH ĐÓ ... là CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC rùi [smile] ... có gì đâu mà khó hiểu .. nhưng lản ranh MÊ TỈNH của NGƯỜI ĐÓ [smile] ... là chỗ khó nói ra được mà không cần MUÔN NGÀN LÝ LẼ cho người khác hiểu

vì vậy khi LƯƠNG VÕ ĐẾ hỏi:

xin hỏi ngài có biết ngài là AI KHÔNG thì BỒ ĐỀ ĐẠT MA trả lời --> KHÔNG BIẾT --> nhưng mà là BIẾT [smile]

xin hỏi trên đời này có PHẬT KHÔNG thì BỒ ĐỀ ĐẠT MA cũng trả lời --> KHÔNG CÓ --> nhưng mà là CÓ [smile]

bởi vì ... sự TỈNH THỨC RÕ RÀNG đó .. .miêu tả được ... nhưng vô vàn lý lẽ mới hiểu được [smile]


chứ không thì người ta AI CŨNG VÀO CHÙA làm gì ... phải có CHỖ ĐẶC BIỆT ... là NỘI TÌNH .. NỘI HÀM của PHẬT GIÁO TỔNG QUAN đó chứ [smile]


*** ví như là ANH DCD ở đây có đoạn nói TỈNH MÊ phân biệt lúc SỐNG thì dễ .. khi chết có gì nói .. nhưng mà ... ĐỊNH NGHĨA TỈNH MÊ với sự SỐNG CHẾT của NGÃ "SANH" ra nhìn thấy như là TƯ TƯỚNG [smile] --> thì đó là .. nội dung của KINH VÔ NGÃ TƯỚNG ... và cũng là CON ĐƯỜNG BỒ TÁT ĐẠO [smile]

tui nhớ hồi cách đây hơn cả CHỤC NĂM .. DCD có liệt kê quy trình KHỔ VÔ THƯỜNG VÔ NGÃ, THẬT GIẢ, TÂM VẬT ... CÓ KHÔNG .. TỨ CÚ .. VÔ NGÔN VÔ NGUYÊN .. hồi đó ... tui cũng mới bắt đàu thật sự học hỏi sâu hơn về Phật Kinh .. cũng còn biết đường tìm ra những nguyên nhân sâu xa trong đó ... và tui còn chép lại lời của DCD nói từ hôm đó [smile]

sao bi giờ DCD lại quên nhỉ [smile] ? .... bộ CHÉP CỦA AI ĐÓ HẢ ? [smile]



ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Tạm biệt Ba Tuần, hãy chăm lo sức khỏe đi nhé.

............

Chủ đề này tạm khép lại tại đây. Qua những gì trao đổi doccoden có thể hiểu thêm nhiều con người đặc biệt:

- Bất Nhi: những thứ không có hình tướng như không khí thì không thể biết là nó có hay không có.
- Ba Tuần: dù đã thức dậy sau một đêm mơ mộng nhưng vẫn không thể biết là mình đang mê hay tỉnh.
...

:)
Bạn nói không khí không có hình tướng là phản khoa học! Không khí có hình tướng nhé bạn. Hình tướng không nhất thiết phải do mắt thường để thấy. Thí dụ như nguyên tử, phân tử, mắt thường thì chúng ta không thấy nhưng qua kính hiển vi lại thấy. Không khí là một không gian có chứa các chất như CO2, O2, N2,.... thì đó là có hình tướng dưới kính hiển vi rồi.

Tướng: không chỉ là cái thấy từ con mắt mà tướng là các dạng được 6 thức nhận ra nói chung. Như ý thiện thiện ác, thiện-ác cũng là thuộc về phạm vi "tướng".

Như vậy, Phật dạy Niết Bàn, liệu có thấy biết được không? Niết Bàn mới là cái vô hình vô tướng do Chân Tánh mình không còn bị ngăn che. Cái gọi là Niết bàn đó không nằm trong phạm vi của con mắt và kính hiển vi siêu cấp, không nằm trong phạm vi của lỗ tai, không nằm trong phạm vi của lổ mũi, không nằm trong phạm vi của lưỡi nếm, không nằm trong phạm vi của thân xác, không nằm trong phạm vi của ý thức.

Vì sao vậy? Nếu nằm trong phạm vi của mắt thì khi mắt không còn thì diệt mất, thế là sanh diệt chứ không phải Niết Bàn. Tương tự như vậy cho 5 thức kia. Phật môn có câu: "Phàm những gì có tướng đều là hư vọng cả".


Nơi 6 thức tâm biết rõ ràng, không trụ chấp tướng nơi 6 thức, rỗng rang một tướng không (ngay cả không ấy cũng không luôn) thì đó là Niết Bàn của Đức Phật, đúng y chân tánh xưa nay. Dù 6 thức diệt mất, thân ngũ uẩn trở về với cát bụi nhưng Niết Bàn ấy vẫn y thế, biết hay không biết không cần phải lập ra, lúc này tâm tự sáng vậy.
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Bạn nói không khí không có hình tướng là phản khoa học! Không khí có hình tướng nhé bạn. Hình tướng không nhất thiết phải do mắt thường để thấy. Thí dụ như nguyên tử, phân tử, mắt thường thì chúng ta không thấy nhưng qua kính hiển vi lại thấy. Không khí là một không gian có chứa các chất như CO2, O2, N2,.... thì đó là có hình tướng dưới kính hiển vi rồi.

Tướng: không chỉ là cái thấy từ con mắt mà tướng là các dạng được 6 thức nhận ra nói chung. Như ý thiện thiện ác, thiện-ác cũng là thuộc về phạm vi "tướng".

Như vậy, Phật dạy Niết Bàn, liệu có thấy biết được không? Niết Bàn mới là cái vô hình vô tướng do Chân Tánh mình không còn bị ngăn che. Cái gọi là Niết bàn đó không nằm trong phạm vi của con mắt và kính hiển vi siêu cấp, không nằm trong phạm vi của lỗ tai, không nằm trong phạm vi của lổ mũi, không nằm trong phạm vi của lưỡi nếm, không nằm trong phạm vi của thân xác, không nằm trong phạm vi của ý thức.

Vì sao vậy? Nếu nằm trong phạm vi của mắt thì khi mắt không còn thì diệt mất, thế là sanh diệt chứ không phải Niết Bàn. Tương tự như vậy cho 5 thức kia. Phật môn có câu: "Phàm những gì có tướng đều là hư vọng cả".


Nơi 6 thức tâm biết rõ ràng, không trụ chấp tướng nơi 6 thức, rỗng rang một tướng không (ngay cả không ấy cũng không luôn) thì đó là Niết Bàn của Đức Phật, đúng y chân tánh xưa nay. Dù 6 thức diệt mất, thân ngũ uẩn trở về với cát bụi nhưng Niết Bàn ấy vẫn y thế, biết hay không biết không cần phải lập ra, lúc này tâm tự sáng vậy.

Có 3 điều anh muốn nói với cu Bất Nhị:

1. Dù cu có nói ngược nói xuôi cũng đều là tự vả mồm mình mà thôi :) hí hí. Tại sao? Hãy xem lại những gì mình viết đi nhé: dù xác nhận không khí là có hoặc bác bỏ đều là sai, chỉ có kinh phật nói mới là đúng.

2. Cu lươn lẹo về chuyện hình tướng như vậy thì hoặc là tự dối lòng hoặc là hiểu sai. Chẳng hạn như nước do oxy và hydro hợp thành, nhưng chẳng ai nói 2 thứ đó là nước cả, và chúng có những tính chất hoàn toàn khác nhau. Cần gì phải tưởng tượng, trên đời có rất nhiều thứ không có hình tướng như tâm thức, tình cảm hay cả những thứ là vật chất như ánh sáng, âm thanh, tín hiệu internet, code lập trình.... Hiểu chửa?

3. Qua những điều trên, anh khuyên cu nên học lại Phật pháp từ căn bản để khỏi bị mất gốc. Theo Phật giáo thì con người bao gồm ngũ uẩn: thân xác (sắc uẩn) và tâm thức (4 uẩn còn lại). Cu cho rằng con người còn có cái uẩn thứ 6 nào khác là đi sai đường rồi. Thêm nữa cu cho rằng cái TA của mình là thường hằng sáng suốt gì gì đó tức là cu theo quan điểm của ngoại đạo, mà đạo Phật gọi là tà kiến đó.

Đừng lầm đường lạc lối nữa, cu Bất Nhị hãy mau mau trở về với chính nghĩa quốc gia đi, anh thương :) Hí hí, nói chuyện với cu Bất Nhị có tính giải trí cao.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên