- Tham gia
- 10/7/16
- Bài viết
- 679
- Điểm tương tác
- 414
- Điểm
- 63
Trớt quớt rùi...,,, cái chủ đề to đùng bắt mắt tưởng đâu bắt gặp được kho vàng!
Với hy vọng giải đáp Tổng Quan Phật Giáo Đương Thời,,, làm rõ Chánh Kiến của các thừa và bộ phái qua các thời kỳ từ xưa đến nay,,, đồng thời có tham chiếu Ấn Độ Giáo cùng thời luôn,,, nhằm giải nghi cho phật giáo phát triển...!!! Ai dè chỉ là hỏi đáp theo tư kiến tư dục...!!!
Mong rằng các Thiện Tri Thức lao tâm lao lực trích dẫn,,, tham chiếu luận văn cổ kim,, trao đổi cùng nhau... Đi đến bảng tóm lược Tổng Quan Phật Giáo Đương Thời. Thiệt là lợi ích lắm thay lắm thay!
Diễn đàn này tuy nhỏ mà có võ nè...
Cung kính.
Lẽ ra không nói gì thêm với bạn, nhưng nghe bạn nói vậy tôi bỗng giật mình vì thấy mình đã viết sai tên chủ đề rồi Ý tôi là Phật giáo giải đáp các thắc mắc muôn thuở (về tôn giáo) như thế nào, để so sánh với các tôn giáo khác. Trong khi cái tên chủ đề lại có ý khác là giới thiệu tổng quát về Phật giáo. Xin lỗi các bạn phật tử nhé.
Nói tạm khép nhưng chắc là khép lại luôn rồi, vì bạn là người mới nên không biết tôi đã nói về những vấn đề này từ lâu. Nói nhiều nữa thì thành ra'biết rồi, khổ lắm, nói mãi' nên tôi xin vắn tắt lại quan điểm Phật giáo theo sự hiểu biết của mình để tự hỏi tự trả lời luôn vậy (cho 4 thắc mắc):
1. Thế giới từ đâu mà có?
Do người đời chấp có nên mới đặt câu hỏi này. Vì cho rằng thế giới là 'có' nên mới nảy sinh thắc mắc là cái có này từ đâu mà ra. Nếu biết rằng nó không thật sự là có thì sẽ hết thắc mắc. Vậy làm sao để biết là nó có hay không? Hãy tìm học Phật pháp
Ngoài ra, vì biết con người rất khó hết bệnh chấp có nên Phật đã kê một toa thuốc (phương tiện) gọi là 'duy tâm tạo'. Rất nhiều kinh sách nói về cái này, ngay từ nguyên thủy thì có Thập Nhị Nhân Duyên: vô minh ->....-> hữu (có) -> tử. Hầu hết phật tử đều hiểu sai về 12 nhân duyên cũng như duy tâm tạo. Bạn có thể vô gúc gồ tìm hiểu'duy tâm chủ quan' là rõ nhé.
2. Bản chất của vũ trụ là gì?
Phật giáo dùng rất nhiều từ để nói về nó. Tôi thích dùng từ Tánh Không nhất, vì nó làm nổi bật đặc tính trống không, rỗng rang, vắng bặt mọi thứ. Khoa học hiện nay đã phát hiện ra Chân không lượng tử. Trước kia người ta tưởng rằng khi bỏ hết mọi thứ ra sẽ không còn gì cả, tức là 'hư không', nhưng thật ra không đúng. Không hề có cái gọi là hư không (hư vô) vì như vậy sẽ sai với nguyên lý bất định Heisenberg.
3. Con người bao gồm những gì?
Phật giáo cho rằng con người chỉ có thân xác và ý thức, không có linh hồn giống như quan niệm của các tôn giáo khác. Điều này cũng rất tương hợp với khoa học.
4. Sau khi chết con người sẽ ra sao?
Theo Phật giáo thì trong thân xác và ý thức không có bản ngã, tức là cái Tôi (Ta) do đó không có cái gọi là con người theo nghĩa là một thực thể (cái có thật). Nhưng vì người đời luôn chấp ngã (thật có con người) nên hễ cái gì là thật có thì không thể tự dưng mất đi. Như vậy nếu cho rằng con người sẽ sống mãi sau khi chết (chấp thường) thì sai với quan điểm Phật giáo mà cho rằng con người mất đi sau khi chết (chấp đoạn) thì sai với lý lẽ về bản ngã đã nói trên. Do đó Phật dùng thuyết luân hồi của Ấn Độ giáo làm phương tiện thuyết pháp, thay'linh hồn' bằng'nghiệp' hoặc'A lại da thức'.
....................
Chủ đề này chấm dứt tại đây. Hẹn gặp các bạn ở chủ đề khác nhé