KINH BI HOA

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Lại có vị Tỳ-lâu-lặc Thiên vương(1) với quyến thuộc một
ngàn quỷ câu-biện-đồ(2) cùng đến dự pháp hội.
Lại có vị Tỳ-lâu-la-xoa Thiên vương(3) với quyến thuộc
một ngàn con rồng cùng đến dự pháp hội.
Lại có vị Đề-đầu-lại-trá Thiên vương(4) với quyến thuộc
một ngàn càn-thát-bà(5) cùng đến dự pháp hội.
Lại có các vị Nan-đà Long vương, Bà-nan-đà Long
vương,(6) mỗi vị đều dẫn theo một ngàn quyến thuộc cùng
đến dự pháp hội.
Hết thảy chúng hội như trên đều là những vị đã phát
tâm hướng về Đại thừa, đều đã thực hành sáu pháp ba-la-mật.(7)


__________________

(1) Tỳ-lâu-lặc Thiên vương, cũng đọc là Tỳ-lâu-lặc-xoa, tên Phạn ngữ là
* +, cũng gọi là Tăng Trưởng Thiên vương, là một trong Tứ Thiên
vương hộ pháp, vị này trấn giữ ở phía nam núi Tu-di.

(2) Quỷ câu-biện-đồ, tên Phạn ngữ là '+, cũng đọc là câu-bàn-đồ, còn
gọi là quỷ Đông qua, là loài quỷ ẩn hình hút lấy tinh khí của người mà sống,
thuộc quyền quản lãnh của Tỳ-lâu-lặc Thiên vương ở phương nam.

(3) Tỳ-lâu-la-xoa Thiên vương, tên Phạn ngữ là * ,#, cũng gọi là Tăng
trưởng Thiên vương, là một trong Tứ Thiên vương hộ pháp, vị này trấn giữ ở
phía tây núi Tu-di, cũng gọi là Quảng Mục Thiên vương.
(4) Đề-đầu-lại-trá Thiên vương, tên Phạn ngữ là - # , cũng đọc là Đa-la-trá Thiên vương, dịch nghĩa là Trì Quốc Thiên vương, là một trong Tứ
Thiên vương hộ pháp, vị này trấn giữ ở phía nam núi Tu-di.

(5) Càn-thát-bà, tên Phạn ngữ là   , dịch theo nghĩa là Hương thần, là
loài quỷ thần không cần ăn uống, chỉ cần ngửi mùi hương. Vì thế mà thân thể
loài này tự xuất ra mùi hương. Đây cũng là một trong Tám bộ chúng thường đến
nghe Phật thuyết pháp.

(6) Nan-đà Long vương (  ) là vị đứng đầu trong Bát đại Long vương, cùng với
Bà-nan-đà Long vương là hai anh em. Cả hai vị thường làm mưa thuận gió hòa,
khiến nhân dân an lạc, nên đều được xưng tụng là Hoan Hỷ Long vương.

(7) Sáu pháp Ba-la-mật (Sanskrit: , ), viết đủ là Ba-la-mật-đa, cũng gọi
là Lục độ (), dịch nghĩa là Cứu cánh đáo bỉ ngạn. Đó là các pháp tu tập
của hàng Bồ Tát, gồm có:

aaaa1. Bố thí Ba-la-mật (, Sanskrit: , ).
aaaa2. Trì giới Ba-la-mật , Sanskrit: ./, ).
aaaa3. Nhẫn nhục Ba-la-mật (, Sanskrit: #, ).
aaaa4. Tinh tấn Ba-la-mật (, Sanskrit: . !, ).
aaaa5. Thiền định Ba-la-mật (, Sanskrit: !, ).
aaaa6. Trí huệ Ba-la-mật (, Sanskrit: , 0, ).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Bấy giờ, đức Thế Tôn ở giữa đại chúng, vì đại chúng
mà thuyết giảng giáo pháp nhiệm mầu, trừ sạch bốn điên-đảo :

1) khiến cho được rõ biết các pháp lành, được ánh sáng trí huệ, thấu hiểu Bốn thánh đế
2) lại vì muốn giúp cho các vị Bồ Tát trong đời vị lai được nhập vào Tam muội.
3) Nhập Tam-muội rồi sẽ vượt hơn cảnh giới của
hàng Thanh văn và Bích-chi Phật, đối với quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề
4) không còn thối chuyển.

Lúc bấy giờ, có các vị Bồ Tát như Bồ Tát Di-lặc, Bồ Tát
Vô Si Kiến, Bồ Tát Thủy Thiên, Bồ Tát Sư Tử Ý, Bồ Tát
Nhật Quang... những vị Bồ Tát đứng đầu như vậy có đến
mười ngàn vị, cùng đứng dậy từ chỗ ngồi, trần vai áo bên
phải,(5) quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về phương
đông nam, hết lòng hoan hỷ, cung kính chiêm ngưỡng rồi niệm rằng:


________________

(1) Bốn điên đảo (Tứ điên đảo): có hai loại, một là bốn điên đảo của phàm phu,
hai là bốn điên đảo của hàng Nhị thừa. Phàm phu sống trong thế gian vô
thường mà cho đó là thường, chịu mọi khổ não mà cho đó là vui, thế gian bất
tịnh, nhơ nhuốc mà cho đó là thanh tịnh, trong sạch, thế gian không có thật ngã
mà kể cho đó là bản ngã. Đối với hàng Nhị thừa, tuy đã thoát những nỗi khổ
của phàm phu nhưng vẫn chưa được giải thoát rốt ráo, còn bị vô minh che lấp,
nên đối với Niết-bàn của chư Phật là thường tồn mà cho là vô thường, thường
vui mà cho là không có gì vui, có chân ngã mà cho là vô ngã, thường thanh tịnh
mà cho là bất tịnh. Đó gọi là Bốn điên đảo của hàng Nhị thừa.

(2) Bốn thánh đế, tức là Tứ diệu đế, bốn sự thật hiển nhiên, bốn chân lý tuyệt đối
trong thế gian. Bốn thánh đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Bốn thánh đế là giáo pháp căn bản của hàng Tiểu thừa, có thể giúp người tu tập
chứng đắc đến quả vị A-la-hán.

(3)Tam-muội, Phạn ngữ là  , cũng đọc là Tam-ma-đề, chỉ trạng thái chú
tâm vào một đối tượng duy nhất, không còn bị loạn động do ngoại cảnh, nên
cũng gọi là định. Chỉ quán luận, quyển 2 viết: “Đem tâm hợp với pháp, lìa hết
mọi tà loạn, gọi là tam-muội.”

(4) A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, Phạn ngữ là  !&1 ,
dịch nghĩa là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được dùng để chỉ quả vị Phật hay cảnh giới giải thoát rốt ráo.

(5)Trần vai áo bên phải: một nghi thức để tỏ lòng tôn kính trước khi thưa hỏi chuyện gì.
[align=right:98f11c9414]80[/align:98f11c9414]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Nam-mô(1) Liên Hoa Tôn(2) Đa-đà-a-già-độ,(3) A-la-ha,(4)
Tam-miệu Tam-phật-đà!(5) Nam-mô Liên Hoa Tôn, Đa-đà-
a-già-độ, A-la-ha, Tam-miệu Tam-phật-đà!(6) Đức Thế
Tôn thật ít có thay! Ngài thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề chưa bao lâu mà đã có thể thị hiện vô số
các phép thần thông biến hóa, khiến cho vô số chúng sinh
được gieo trồng căn lành, đối với quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề không còn thối chuyển.”

Bấy giờ, trong chúng hội có vị Đại Bồ Tát tên là Bảo-Nhật Quang-Minh,
từ chỗ ngồi đứng dậy trần vai áo bên phải,
quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về đức Phật thưa hỏi rằng :

“Bạch Thế Tôn ! Do nhân duyên gì mà các
vị Bồ Tát như Bồ Tát Di-lặc, Bồ Tát Vô Si Kiến, Bồ Tát
Thủy Thiên, Bồ Tát Sư Tử Ý, Bồ Tát Nhật Quang... những
vị Bồ Tát đứng đầu như vậy có đến mười ngàn vị, cùng
đứng dậy từ chỗ ngồi, trần vai áo bên phải, quỳ gối phải
sát đất, chắp tay hướng về phương đông nam, hết lòng
hoan hỷ, cung kính chiêm ngưỡng rồi niệm rằng:

‘Nam-mô Liên-Hoa-Tôn Đa-đà-a-già-độ, A-la-ha, Tam-miệu


__________________

(1) Nam-mô: phiên âm từ Phạn ngữ là , trong kinh chú nhiều khi cũng đọc
là nẵng-mồ, được dùng với ý cung kính, quy thuận nên cũng được dịch là “quy mạng”, “kính lễ” hay “quy lễ”.

(2) Liên Hoa Tôn: danh hiệu của một vị Phật trong quá khứ mà các vị Bồ Tát này đang xưng tán.

(3) Đa-đà-a-già-độ, phiên âm từ Phạn ngữ là ", là một trong mười hiệu
của Phật, dịch nghĩa là Như Lai. Kinh Kim Cang có câu: “Không từ đâu đến,
cũng không đi về đâu nên gọi là Như Lai.” ( - Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai.)

(4) A-la-ha, phiên âm từ Phạn ngữ là  , dịch nghĩa là “ứng cúng”, nghĩa là
xứng đáng nhận lãnh sự cúng dường của chúng sinh. Đây là một trong mười
danh hiệu của Phật.

(5) Tam-miệu Tam-phật-đà, phiên âm từ Phạn ngữ %!& , dịch
nghĩa là Chánh đẳng giác, là danh hiệu thứ ba trong mười danh hiệu của Phật.

(6) Cả hai câu này bày tỏ sự tôn kính, ngưỡng mộ đối với Phật, nên dùng các danh
hiệu của Phật để tôn xưng.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Tam-phật-đà! Nam-mô Liên Hoa Tôn, Đa-đà-a-già-độ, Ala-
ha, Tam-miệu Tam-phật-đà! Đức Thế Tôn thật ít có
thay! Ngài thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-
đề chưa bao lâu mà đã có thể thị hiện vô số các phép
thần thông biến hóa, khiến cho vô số chúng sinh được
gieo trồng căn lành.’

“Bạch Thế Tôn! Đức Phật Liên Hoa Tôn ở cách nơi này
gần hay xa ? Ngài thành đạo đến nay đã bao lâu ? Cõi nước
của ngài tên gọi là gì ? Lấy gì để trang nghiêm ? Đức Phật
Liên Hoa Tôn vì sao lại thị hiện đủ các phép biến hóa ?
Phải chăng khi chư Phật thị hiện vô số các phép thần
thông biến hóa trong mười phương thế giới, có các Bồ Tát
nhìn thấy được, còn riêng con thì không ?”

Bấy giờ, Phật bảo Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh rằng:

“Lành thay, lành thay ! Thiện nam tử ! Câu hỏi của ông
thật là quý giá như trân bảo, thật là hiền thiện, thật là
khéo biện luận, thật là khéo thưa hỏi. Nay ông có thể
thưa hỏi Như Lai về nghĩa nhiệm mầu như vậy, vì muốn
giáo hóa cho vô số chúng sinh được gieo trồng căn lành,
muốn được hiển bày cảnh giới của đức Phật Liên Hoa
Tôn với đủ mọi sự trang nghiêm. Thiện nam tử ! Nay ta
sẽ thuyết giảng. Ông hãy lắng nghe, lắng nghe. Hãy khéo
suy ngẫm! Hãy khéo nhận lãnh !”

Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh khi ấy hết lòng hoan hỷ lắng nghe lời dạy.

Đức Thế Tôn liền bảo Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh rằng:

“Thiện nam tử ! Về hướng đông nam, cách đây một
ức trăm ngàn cõi Phật, có cõi Phật tên là Liên Hoa với đủ
mọi sự trang nghiêm tốt đẹp, có các loại hương thơm bay
[/i]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

khắp nơi, các loài cây quý mọc lên tô điểm cho đủ loại núi
quý, mặt đất có màu xanh biếc như lưu ly. Cõi Phật ấy
có vô số các vị Bồ Tát trong khắp cõi nước, có tiếng hay
lạ thuyết giảng pháp lành vang vọng khắp nơi. Mặt đất
mềm mại êm ái như loại vải của chư thiên cõi trời, khi đi
bàn chân lún sâu vào đất đến bốn tấc, lúc nhấc chân lên
thì mặt đất tự nhiên khép lại và sinh ra đủ các loại hoa sen.
“Cây cối bằng bảy món báu,(1) cao đến bảy do-tuần,(2)
trên các cành cây tự nhiên có áo cà-sa cõi trời treo lơ lửng.
Nơi cõi Phật ấy thường được nghe tiếng âm nhạc của chư
thiên. Trong tiếng chim hót thường vang ra những âm
thanh diễn thuyết nhiệm mầu về các pháp căn,(3) lực(4)


___________________

(1) Bảy món báu: gồm có vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não.

(2) Do-tuần: đơn vị đo chiều dài, phiên âm từ Phạn ngữ là !1, cũng đọc là
du-thiện-na hay du-xá-na, có nơi còn gọi là do-diên, cũng đều là phiên âm
chữ này. Các sách chú về đơn vị này rất khác biệt nhau, có sách nói là 40 dặm,
có sách nói 30 dặm, lại có sách cho là chỉ có 16 dặm. Nhưng nếu theo tương
quan với các đơn vị cổ của Ấn Độ mà xét thì một do-tuần có 8 câu-lư-xá, một
câu-lư-xá là khoảng cách tối đa còn có thể nghe được tiếng rống của một con trâu lớn.

(3) Căn: tức là năm căn (ngũ căn - Sanskrit: ,02 !): Năm pháp
căn bản làm nảy sinh các thiện pháp khác, nên còn gọi là Năm căn lành, gồm có:

aaaaa1. Tín căn (): sự tin tưởng vào Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) và Bốn
chân lý (Tứ diệu đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo).

aaaaa2. Tinh tấn căn (), hay Cần căn, là sự dũng mãnh tinh tấn trong
việc tu tập các thiện pháp.

aaaaa3.Niệm căn (), lòng nghĩ nhớ, niệm tưởng đến Chánh pháp.

aaaaa4. Định căn (), nhiếp giữ tâm định mà không mất.

aaaaa5. Huệ căn (), trí huệ suy xét, hiểu rõ được chân lý.

(4) Lực: tức là ngũ lực (năm sức), bao gồm:

aaaaa1. Tín lực (, Sanskrit:   /): có đức tin mạnh mẽ vào Chánh
pháp, từ bỏ những sự tin tưởng sai lầm.

aaaaa2. Tinh tấn lực (, Sanskrit: . !/): năng lực tu trì Bốn tinh tấn,
hay Bốn chánh cần (Sanskrit: !, ) để diệt trừ bất thiện pháp.

aaaaa3. Niệm lực (, Sanskrit: /): sức mạnh do sự hành trì Bốn niệm
xứ mang lại, có thể phá được các tà niệm.

aaaaa4. Định lực (, Sanskrit:  /): sức mạnh do thiền định
(Sanskrit: !) mang lại, loại bỏ được mọi tham ái.

aaaaa5. Huệ lực (, Sanskrit: , 0/): sức mạnh nhờ phát khởi tri kiến
về Tứ diệu đế, phá tan được các lậu hoặc trong ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

và giác ý.(1) Những cành lá trên cây chạm vào nhau tạo
thành âm thanh hay lạ, hơn cả các loại âm nhạc ở hai cõi
trời, người. Hương thơm từ mỗi rễ cây tỏa ra đều thơm
hơn cả hương của chư thiên, tỏa khắp quanh đó đến hơn
một ngàn do-tuần. Trên cây có những chuỗi ngọc anh lạc
của chư thiên treo lơ lửng. Lại có lầu bằng bảy báu cất
lên cao đến hơn năm trăm do-tuần, bề rộng ở giữa đến
cả trăm do-tuần. Những lan can bao quanh lầu đều được
làm bằng bảy món báu. Bốn phía lầu đều có hồ nước lớn,
dài tám mươi do-tuần, rộng năm mươi do-tuần. Quanh
những hồ nước ấy đều có các bậc thềm làm đường đi lên,
chỉ thuần bằng bảy báu. Trong hồ nước lại có bốn loại hoa
sen là hoa ưu-bát-la, hoa câu-vật-đầu, hoa ba-đầu-ma và
hoa phân-đà-lợi.(2) Mỗi bông hoa có đường kính rộng đến
một do-tuần.
“Vào lúc đầu hôm có các vị Bồ Tát sinh ra từ giữa đài hoa,
ngồi kết già(3) nơi ấy mà tận hưởng niềm vui giải thoát


____________________

(1) Tức là bảy giác ý (thất giác ý - Sanskrit: ,1 !3), cũng gọi
là bảy thánh giác (thất thánh giác), hay bảy phần Bồ-đề (thất Bồ-đề phần), bảy
phần giác, gồm có:

aaaaa1. Trạch pháp (, Sanskrit:  , 2!)

aaaaa2. Tinh tấn (, Sanskrit: . !)

aaaaa3. Hỷ (, Sanskrit: , .)

aaaaa4. Khinh an (, Sanskrit: ,  )

aaaaa5. Niệm (, Sanskrit: )

aaaaa6. Định (, Sanskrit:  )

aaaaa7. Xả (, Sanskrit: ,(#)

(2) Đây là bốn loại hoa sen quý có bốn màu khác nhau, hoa ưu-bát la màu xanh,
hoa câu-vật-đầu màu vàng, hoa ba-đầu-ma màu đỏ và hoa phân-đà-lợi màu trắng.

(3) Ngồi kết già: tư thế ngồi xếp bằng tréo chân, chân trái ở trên đùi phải và chân
phải ở trên đùi trái. Nếu để chân trên chân dưới thì gọi là bán già.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Vừa quá nửa đêm, có gió từ bốn phương thổi đến,
êm dịu và thơm tho, chạm nhẹ vào thân các vị Bồ Tát.
Gió ấy thổi khắp mọi nơi, có thể làm cho những đóa hoa
còn đang khép kín phải nở rộ ra. Lúc bấy giờ, các vị Bồ
Tát ra khỏi Tam-muội, lại tiếp tục hưởng niềm vui giải
thoát. Các ngài rời khỏi đài sen để lên lầu cao, ngồi nơi
tòa bằng bảy báu mà lắng nghe chánh pháp nhiệm mầu.
“Bốn phía vây quanh nơi ấy đều có những quả núi bằng
loại vàng ròng sắc đỏ tía quý nhất,(1) cao đến hai mươi dotuần,
ngang dọc bằng nhau đến ba do-tuần,(2) trên núi có
vô số các loại trân bảo, ngọc lưu ly màu xanh biếc, màu
đỏ, ánh sáng lấp ánh xen lẫn nhau.

Bấy giờ, đức Phật Liên Hoa Tôn dùng ánh hào quang
sáng rực hòa cùng ánh sáng của các loại trân bảo chiếu
rõ cõi Phật ấy. Ánh sáng nơi cõi Phật ấy là mầu nhiệm,
tinh tế bậc nhất nên không còn thấy mặt trời, mặt trăng,
cũng không phân biệt được đêm ngày, chỉ xem những
cánh hoa khép lại và loài chim đậu lên cành nghỉ để biết


____________________

(1)Nguyên văn là “Diêm-phù-đàn tử ma kim”. Luận Niết-bàn viết: “Vàng Diêm-phù-
đàn có 4 loại, một là màu xanh, hai là màu vàng, ba là màu đỏ, bốn là màu
đỏ tía. Loại màu đỏ tía là màu bao gồm hết các màu kia.” Loại vàng này là loại
quý nhất, gọi là vàng tử ma, tử là chỉ màu đỏ tía, ma là chỉ độ tinh sạch, thuần
khiết không lẫn tạp chất.

(2) Chúng tôi nhận thấy ở đây có phần không ổn về văn nghĩa. Tuy đã đối chiếu
nhiều bản Hán văn khác nhau nhưng đều thấy mô tả ngọn núi này là “
” (cao 20 do-tuần, ngang dọc bằng nhau đều 3 do-tuần).
Chúng tôi đoán chắc là đã có sai sót trong các bản khắc Hán văn, nhưng
không dám tùy tiện sửa chữa, chỉ nêu ra đây để độc giả cân nhắc. Thứ nhất, bề
ngang dọc là quá nhỏ so với chiều cao của núi. Thứ hai, đoạn bên dưới nói rằng
trên núi ấy có đài cao đến 60 do-tuần, hai bề ngang dọc bằng nhau đến 20 dotuần,
như vậy đài này lớn rộng hơn cả ngọn núi. Hoàn toàn không hợp lý. Theo
thiển ý của chúng tôi, rất có thể chữ (thiên - một ngàn) đã bị khắc nhầm
thành chữ thập – mười). Nếu đúng vậy, chiều cao của núi phải là hai ngàn
do tuần thì hợp lý hơn. Và như vậy, ở chiều rộng có thể đã sót mất một chữ nào
đó chứ không thể chỉ có mỗi chữ (tam - ba). Chẳng hạn, có thể là (tam
bách) hoặc (tam thiên).
[align=right:ffb8a3519d]85[/align:ffb8a3519d]
(Ghi chú của v/h :
_ Chuyện ở Cõi Phật do Phật lực biến hiện ra, không nhất thiết phải theo quy luật cân bằng, ổn định của chúng ta)
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

ngày giờ.(1) Trên núi báu ấy lại có đài cao xinh đẹp bằng
ngọc lưu ly màu xanh biếc, cao đến sáu mươi do-tuần, hai
bề ngang dọc bằng nhau là hai mươi do-tuần. Bốn phía
quanh đài đều có lan can làm bằng bảy báu. Ngay giữa đài
có những giường quý cũng làm bằng bảy báu. Mỗi giường
đều có một vị Bồ Tát Nhất sinh,(2) ngồi trên giường lắng
nghe và thọ nhận chánh pháp.

“Thiện nam tử ! Cõi Phật ấy có cây Bồ-đề tên gọi là
Nhân-đà-la,(3) cao đến ba ngàn do-tuần, đường kính thân
cây đến năm trăm do-tuần, cành lá rộng ra đến một ngàn
do-tuần. Bên dưới cây ấy có hoa sen, cuống hoa bằng ngọc
lưu ly cao năm trăm do-tuần. Mỗi một đóa hoa đều có một
triệu cái lá bằng vàng cao đến năm do-tuần, đài hoa bằng
mã não, tua hoa bằng bảy món báu, cao đến mười do-tuần,
hai bề ngang dọc đều rộng đến bảy do-tuần.

“Bấy giờ, đức Phật Liên Hoa Tôn ngồi trên đóa hoa
ấy, chỉ qua một đêm mà thành tựu quả A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề. Bao quanh đóa hoa dưới cội Bồ-đề ấy lại
có đủ các loại hoa sen khác, mỗi đóa hoa sen đều có các
vị Bồ Tát ngồi trên đó mà nhìn thấy đức Phật Liên Hoa
Tôn hiện đủ các phép thần thông biến hóa.”

Khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết dạy việc này xong,
Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh liền bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn ! Đức Phật Liên Hoa Tôn dùng tướng mạo gì để
thực hiện các phép biến hóa ? Xin đức Thế Tôn thuyết dạy.”


______________

(1) Vì ánh sáng không phân biệt giữa đêm ngày nên phải xem lúc hoa khép lại và
chim đậu nghỉ trên cành mà biết là đã hết ngày.

(2) Bồ Tát Nhất sinh: tức Bồ Tát Nhất sinh Bổ xứ, là vị Bồ Tát đã tu tập viên
mãn, đạt địa vị cao nhất trong hàng Bồ Tát, chỉ còn một lần đản sinh là sẽ
thành tựu quả Phật.

(3) Nhân-đà-la: Phạn ngữ là ) , dịch nghĩa là “Thiên chủ”.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Đức Phật bảo Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh:

“Thiện-nam tử ! Đức Phật Liên Hoa Tôn chỉ qua một đêm đã thành
tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Đức Phật ấy
vừa quá nửa đêm thì thị hiện các phép thần túc biến hóa,
hiện thân cao đến tận cõi trời Phạm thiên, từ tướng nhục
kế(1) trên đỉnh đầu phóng ra sáu mươi ức na-do-tha(2) trăm
ngàn đạo hào quang, chiếu về phương trên đến vô số cõi
Phật nhiều như số hạt bụi nhỏ.

“Bấy giờ, các vị Bồ Tát ở phương trên không còn nhìn
thấy mọi hình sắc ở phương dưới, từ các núi Thiết-vi(3) cho
đến các núi nhỏ, chỉ còn nhìn thấy các thế giới được chiếu
sáng trong ánh hào quang của Phật. Trong các thế giới
ấy có các vị Bồ Tát đều được thọ ký,(4) hoặc được các phép
Đà-la-ni, Tam-muội Nhẫn nhục, hoặc được tiến lên địa vị
Nhất-sinh-bổ-xứ. Các vị Bồ Tát này đều tự thân có hào
quang, nhưng do hào quang của Phật nên không thể hiển
lộ. Toàn thể chúng hội như vậy đều chắp tay hướng về đức
Phật Liên Hoa Tôn mà chiêm ngưỡng tôn nhan.


______________

(1) Nhục kế: một trong ba mươi hai tướng quý của Phật, là cục thịt mềm trên đỉnh
đầu, Phạn ngữ là 4#.#, dịch âm là Ô-sắt-nị-sa, cũng gọi là Vô-kiến-đỉnh tướng.

(2) Na-do-tha ( !): từ chỉ số lượng của Ấn Độ thời cổ, thường dịch là “ức”,
nhưng cách hiểu không giống nhau. Kinh Bổn hạnh, quyển 12, nói na-do-tha
là một ngàn vạn, tức là mười triệu. Huyền ứng âm nghĩa, quyển 3, nói rằng
na-do-tha cũng gọi là na-dữu-đa, tương đương với mười vạn, tức là một trăm
ngàn. Chúng tôi cho rằng những số lượng này chỉ mang ý nghĩa biểu trưng mà
thôi, thường là để diễn ý “rất nhiều”.

(3) Núi lớn bằng sắt thép vây quanh mỗi một tiểu thế giới, nên gọi là Thiết vi.
Trong kinh có nói đến hai núi Thiết-vi là Đại Thiết-vi và Tiểu Thiết-vi.

(4) Thọ ký: sự ấn chứng của Phật đối với một vị Bồ Tát, xác quyết rằng vị ấy sẽ
thành Phật vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Khi ấy các vị chỉ còn nhìn thấy ba mươi hai tướng tốt(1) của Phật,
chuỗi ngọc anh lạc trên thân và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân Phật.


___________

(1) Ba mươi hai tướng tốt: (Sanskrit:  & , #/#). Mỗi vị Phật đều có đủ ba mươi hai tướng tốt này. Đó là:

1. Lòng bàn chân phẳng (Túc hạ an bình lập tướng , Sanskrit: , #, ).

2. Bánh xe pháp dưới lòng bàn chân (Túc hạ nhị luân tướng , Sanskrit: 2 3, /).

3. Ngón tay thon dài (Trường chỉ tướng , Sanskrit: . 3/).

4. Bàn chân thon (Túc cân phu trường tướng , Sanskrit: !, , #).

5. Ngón tay ngón chân cong lại (Thủ túc chỉ man võng tướng , Sanskrit: / , ).

6. Tay chân mềm mại (Thủ túc nhu nhuyễn tướng , Sanskrit:   , /).

7. Sống (mu) bàn chân cong lên (Túc phu cao mãn tướng , Sanskrit: 223, ).

8. Cặp chân dài thon như chân sơn dương (Y-ni-diên-đoán tướng , Sanskrit: (!3).

9. Đứng thẳng tay dài quá đầu gối (Chánh lập thủ ma tất tướng , Sanskrit: , /).

10. Nam căn ẩn kín (Âm tàng tướng , Sanskrit: 11,!).

11. Giang tay ra rộng dài bằng thân mình (Thân quảng trường đẳng tướng , Sanskrit: ! 1 , +/).

12. Lông đứng thẳng (Mao thượng hướng tướng , Sanskrit:  & 1)

13. Mỗi lỗ chân lông có một cọng lông (Nhất nhất khổng nhất mao sinh tướng , Sanskrit: ( 1,  # )

14. Thân có màu như màu vàng ròng (Kim sắc tướng , Sanskrit:   ).

15. Thân phát sáng (Đại quang tướng , cũng gọi là Thường quang nhất tầm tướng , Viên quang nhất tầm tướng ).

16. Da mềm mại (Tế bạc bì tướng , Sanskrit: # 22).

17. Tay, vai và đầu tròn tương xứng (Thất xứ long mãn tướng , Sanskrit: , ).

18. Hai nách đầy đặn (Lưỡng dịch hạ long mãn tướng , Sanskrit: 2 &).

19. Thân hình như sư tử (Thượng thân như sư tử tướng , Sanskrit: &,  !).

20. Thân hình thẳng đứng (Đại trực thân tướng , Sanskrit:  ).

21. Hai vai đầy đặn mạnh mẽ (Kiên viên hảo tướng ,& ).

22. Bốn mươi cái răng (Tứ thập xỉ tướng , Sanskrit: 2&  ).

23. Răng đều nhau (Xỉ tề tướng , Sanskrit:  ).

24. Răng trắng (Nha bạch tướng , Sanskrit: / ).

25. Hàm sư tử (Sư tử giáp tướng , Sanskrit: &).

26. Nước miếng có chất thơm (Vị trung đắc thượng vị tướng , Sanskrit:   ).

27. Lưỡi rộng dài (Đại thiệt tướng , cũng gọi là Quảng trường
thiệt tướng ,Sanskrit: , ).

28. Tiếng nói tao nhã (Phạm thanh tướng , Sanskrit:   ).

29. Mắt xanh trong (Chân thanh nhãn tướng , Sanskrit: ./( ).

30. Mắt tròn lớn tương tự như mắt bò (Ngưu nhãn tiệp tướng, , Sanskrit: 1,#).

31. Lông trắng giữa cặp chân mày (Bạch mao tướng, , Sanskrit:   ()

32. Một khối thịt trên đỉnh đầu (Đảnh kế tướng , Sanskrit: #.# ).
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Các vị Bồ Tát nhìn thấy đức Phật Liên Hoa Tôn cùng
với cõi thế giới đủ mọi vẻ trang nghiêm liền sinh lòng vui
mừng. Bấy giờ, trong vô số cõi thế giới của chư Phật nhiều
như số hạt bụi nhỏ, các vị Đại Bồ Tát được nhìn thấy hào
quang biến hóa của đức Phật Liên Hoa Tôn cùng với cõi
thế giới ấy rồi, mỗi vị đều tự lìa bỏ cõi nước của mình, tự
dùng phép thần túc(1) mà cùng nhau đến hội nơi chỗ đức
Phật ấy, đi quanh lễ bái và cúng dường tôn trọng, cung
kính ngợi khen.

“Thiện nam tử ! Khi ấy đức Phật Liên Hoa Tôn nhìn
thấy các vị Bồ Tát liền hiện tướng lưỡi rộng dài(2) phủ
khắp các cõi Tứ thiên hạ (3) với hết thảy chúng sinh đang
đi, đứng, ngồi... hoặc có các vị Bồ Tát đang nhập thiền
định, vừa ra khỏi định liền đứng dậy giữa đại chúng, đi
quanh lễ bái, cúng dường tôn trọng, cung kính ngợi khen
đức Phật Liên Hoa Tôn.

______________

(1) Phép thần túc: tức Thần túc thông, là một trong Ngũ thông, cũng gọi là
Thần cảnh trí chứng thông hay Thần cảnh thông. Bồ Tát chứng đắc phép
thần túc có thể từ nơi này đi đến nơi khác tùy theo ý muốn.

(2) Tướng lưỡi rộng dài: một trong các tướng tốt của chư Phật. Tướng lưỡi rộng dài
biểu hiện rằng chư Phật luôn nói ra những lời chân thật, không bao giờ nói lời
hư dối, không đúng sự thật. Mỗi khi đức Phật hiện tướng này, thường là để xác tín cho một điều gì sắp thuyết dạy mà theo cách hiểu của hàng phàm phu và Nhị
thừa là rất khó tin nhận. Như trong kinh A-di-đà, đức Phật cũng hiện tướng này
trước khi thuyết dạy về cõi Cực Lạc ở thế giới phương Tây.

(3) Cõi Tứ thiên hạ, chỉ phạm vi của mỗi một cõi thế giới, chia làm bốn phần theo
bốn phương. Như cõi thế giới Ta-bà của chúng ta được chia ra làm Đông Thắng
Thần châu, Tây Ngưu Hóa châu, Nam Thiệm Bộ châu và Bắc Câu Lô châu. Bốn
phần này được gọi chung là Tứ thiên hạ.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Thiện nam tử ! Đức Phật ấy sau khi hiện tướng lưỡi
rộng dài như vậy rồi, liền thâu lại như bình thường.

“Thiện nam tử ! Sau đó đức Phật Liên Hoa Tôn lại phóng
ra hào quang từ các lỗ chân lông trên thân mình. Mỗi một
lỗ chân lông đều phát ra sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn
đạo hào quang rực sáng. Ánh sáng mầu nhiệm ấy chiếu
khắp mười phương, mỗi một phương đều soi thấu vô số
cõi Phật thế giới nhiều như số hạt bụi nhỏ. Trong mỗi
thế giới ấy đều có các vị Bồ Tát được thọ ký, hoặc được
phép Đà-la-ni, Tam-muội Nhẫn nhục, hoặc được tiến lên
địa vị Nhất-sinh-bổ-xứ. Các vị Bồ Tát ấy nhìn thấy hào
quang của Phật rồi, mỗi vị đều từ bỏ cõi thế giới của mình,
nương theo sức thần thông của Phật mà cùng đến hội nơi
cõi Phật Liên Hoa Tôn, cùng nhau đi quanh lễ bái và cúng
dường tôn trọng, cung kính ngợi khen.

“Thiện nam tử ! Lúc bấy giờ, đức Phật ấy sau khi đã
hiện phép biến hóa như vậy rồi, liền thâu nhiếp thần lực,
rồi vì các vị Bồ Tát và đại chúng mà giảng thuyết chánh
pháp, chuyển bánh xe chánh pháp không còn thối chuyển,
vì muốn cho vô số chúng sinh được lợi ích lớn, được niềm
vui lớn. Ngài thương xót tất cả thế gian nên muốn vì hàng
trời, người mà ban cho đầy đủ giáo pháp Đại thừa cao trổi
nhất.”

[align=right:686c33b1e8]91[/align:686c33b1e8]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

PHẨM THỨ HAI

ĐÀ-LA-NI

Lúc bấy giờ, Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh thưa hỏi Phật:

“Bạch Thế Tôn ! Ở thế giới của đức Phật ấy làm
sao phân biệt ngày đêm ? Những âm thanh được nghe ở đó
như thế nào ? Các vị Bồ Tát ở đó làm thế nào được thành
tựu tâm chuyên nhất ? Các ngài có hành trì những hạnh nào khác ?”

Phật bảo Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh:

“Thiện nam tử ! Cõi Phật ấy thường dùng hào quang của Phật để
chiếu sáng. Khi nào thấy các bông hoa khép lại, chim chóc đậu
nghỉ trên cành, các vị Bồ Tát và đức Như Lai nhập vào
phép thiền định Sư tử du hý, trong tâm hoan hỷ tràn đầy
niềm vui giải thoát, thì biết được lúc ấy là ban đêm.
“Nếu có gió thổi hoa rơi trên mặt đất, chim chóc hòa
nhau hót tiếng hay lạ, từ trên trời mưa xuống đủ mọi loại
hoa, bốn phương gió động, hương thơm ngào ngạt mềm
mại xúc chạm, đức Phật và các vị Bồ Tát ra khỏi thiền
định; bấy giờ đức Phật ấy vì đại chúng mà thuyết giảng
giáo pháp Bồ Tát, khiến cho vượt khỏi giới hạn của hàng
Thanh văn, Duyên giác, thì biết được lúc ấy là ban ngày.

“Thiện nam tử ! Ở thế giới của đức Phật ấy, các vị Bồ-Tát
thường được nghe những âm thanh của Phật, Pháp và
Tăng; những âm thanh tịch diệt, vô sở hữu, sáu ba-lamật,
(1) sức,(2) vô uý,(3) sáu thần thông,(4) vô sở tác, vô sinh
diệt; âm thanh tịch tĩnh vi diệu, nhân tịch tĩnh, duyên tịch
tĩnh; những âm thanh đại từ, đại bi, vô sinh pháp nhẫn,(5)
thọ ký; chỉ toàn những âm thanh trong sạch nhiệm mầu
của các vị Bồ Tát. Ở cõi ấy thường luôn được nghe những
âm thanh như thế !

________________


(1) Sáu ba-la-mật: Xem chú giải ở trang 79.

(2) Sức, tức là Năm sức hay Ngũ lực, xem chú giải ở trang 83.

(3) Vô úy: tức Tứ vô úy hay Tứ vô sở úy (Bốn pháp không sợ sệt) bao gồm bốn
khả năng thuyết pháp không sợ sệt (thuyết pháp vô úy):

aaaa1. Tổng trì bất vong (Nắm giữ tất cả không quên mất)
aaaa2. Tận tri pháp dược cập tri chúng sinh căn dục tánh tâm (Hiểu thấu các
phương thuốc pháp và rõ biết căn tánh chúng sinh)
aaaa3. Thiện năng vấn đáp (Khéo léo, giỏi việc hỏi và đáp)
aaaa4. Năng đoạn vật nghi (Có khả năng trừ hết mọi sự nghi ngờ)

(4) Sáu thần thông: tức Lục thông hay Lục thần thông, bao gồm:

aaaa1. Thần cảnh thông (), cũng còn gọi là Thân thông (), Thân
như ý thông (), Thần túc thông ().
aaaa2. Thiên nhãn thông (): có thể nhìn thấy toàn bộ tiến trình lưu
chuyển của chúng sinh qua 6 cõi luân hồi.
aaaa3. Thiên nhĩ thông (): có thể nghe được toàn thể những tiếng khổ
vui mà chúng sinh trải qua trong 6 cõi luân hồi.
aaaa4. Tha tâm thông (): năng lực nhận biết tâm niệm của tất cả chúng
sinh trong 6 cõi luân hồi.
aaaa5. Túc mạng thông (): còn gọi là Túc trú thông (): năng lực
nhận biết mọi sự việc xảy ra trong vô lượng kiếp trước mà chúng sinh đã trải qua,
cũng như biết được toàn bộ thọ mạng của chúng sinh trong trong 6 cõi luân hồi.
aaaa6. Lậu tận thông (): năng lực chuyển hoá toàn bộ phiền não trong
ba cõi, nên không còn là đối tượng của sinh diệt trong ba cõi nữa.

(5) Vô sinh pháp nhẫn, cũng gọi là Vô sinh nhẫn: Đức nhẫn nhục của người
giác ngộ nhờ nhận ra được rằng: thật không có chúng sinh, thật không có các
pháp, các chúng sinh (hữu tình) và các pháp (vô tình) vốn không sinh, không
diệt. Nhận thức như vậy, người tu không còn khởi lên sự buồn giận đối với chúng
sinh phá hại mình, đối với các pháp ngăn trở mình.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Thiện nam tử ! Những âm thanh được nghe ở cõi ấy là
như vậy.
“Thiện nam tử ! Các vị Bồ Tát ở cõi thế giới ấy, hoặc đã
sinh ra, hoặc đang sinh ra, thảy đều thành tựu ba mươi
hai tướng tốt, thân thường chiếu hào quang tỏa sáng đến
một do-tuần, mãi cho đến khi thành tựu quả A-nậu-đa-la
Tam-miệu Tam-bồ-đề chẳng bao giờ còn rơi vào ba đường
ác.(1)
“Các vị Bồ Tát ấy thảy đều đã thành tựu các tâm đại bi,
tâm nhu nhuyễn, tâm không ái trược, tâm đã điều phục,
tâm tịch tĩnh, tâm nhẫn nhục, tâm thiền định, tâm thanh
tịnh, tâm không chướng ngại, tâm không cấu uế, tâm
không xấu ác, tâm chân thật, tâm vui với chánh pháp,
tâm muốn cho chúng sinh trừ sạch phiền não, tâm kiên
định nhẫn nhục như mặt đất, tâm lìa khỏi hết thảy ngôn
ngữ thế tục, tâm ưa muốn giáo pháp của bậc thánh,(2) tâm
cầu được các pháp lành, tâm lìa bỏ chấp ngã, tâm tịch
diệt lìa khỏi sinh lão bệnh tử, tâm thiêu hoại hết thảy các
phiền não, tâm tịch diệt giải trừ hết thảy mọi trói buộc,
tâm đối với tất cả pháp không còn động chuyển.

“Thiện nam tử ! Các vị Bồ Tát ấy đều được sức chuyên
tâm, được sức phát khởi, được các sức duyên, nguyện,
không tranh chấp, được sức quán hết thảy các pháp, được
sức các căn lành, được sức các tam-muội, được sức nghe
nhiều, được sức trì giới, được sức buông xả lớn, được sức
nhẫn nhục, được sức tinh tấn, được sức thiền định, được
sức trí huệ, được sức tịch tĩnh, được sức tư duy, được sức
các thần thông, được sức niệm, được sức Bồ-đề, được sức
phá hoại hết thảy các ma, được sức khuất phục hết thảy
ngoại đạo, được sức trừ sạch hết thảy phiền não.


_____________

(1) Ba đường ác: tức các cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Chúng sinh
do tạo các nghiệp ác mà phải sinh vào các cảnh giới này, nên gọi là ba đường
ác.
(2) Ở đây chỉ giáo pháp Đại thừa.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Các vị Bồ Tát như vậy ở cõi Phật ấy, hoặc đã sinh ra,
hoặc đang sinh ra, thảy đều là chân thật Bồ Tát, đã từng
cúng dường vô số chư Phật Thế Tôn, ở nơi các đức Phật
mà trồng những căn lành.
“Các vị Bồ Tát ấy đều lấy vị thiền làm món ăn, dùng
món ăn là pháp, là hương thơm, cũng như đức Phạm thiên.
Ở thế giới ấy không có việc ăn bằng cách nhai nuốt, cũng
không có tên gọi để chỉ việc này. Không có những điều
bất thiện, cũng không có nữ giới; không có những cảm thọ
khổ não, luyến ái, ghét giận cùng những phiền não khác,
cũng không có phân biệt ngã, ngã sở, những khổ não của
thân và tâm, cho đến không có ba đường ác, cũng không
có cả tên gọi để chỉ ba đường ác ! Ở thế giới ấy cũng không
có những chỗ tối tăm hôi hám, nhơ nhớp, gai góc, núi đồi
gò nổng, đất cát sỏi đá, cho đến không có ánh sáng mặt
trời, mặt trăng, tinh tú, đèn lửa. Cõi ấy cũng không có
núi Tu-di, không có biển lớn, không có khoảng tối tăm
mù mịt giữa hai núi Thiết-vi lớn và Thiết-vi nhỏ. Không
có mưa độc, gió dữ, cho đến không có những nơi có tám
nạn.(1) Hết thảy đều không có những tên gọi như thế !


______________

(1) Những nơi có tám nạn: tức Bát nạn xứ, bao gồm:

aaaa1. Địa ngục ( Sanskrit:  ).

aaaa2. Súc sinh (, Sanskrit:  !02).

aaaa3. Ngạ quỉ (, Sanskrit: , ().

aaaa4. Trường thọ thiên (, Sanskrit: . ! (), là cõi trời thuộc
Sắc giới với thọ mạng kéo dài. Thọ mạng cao cũng là một chướng ngại
vì nó làm mê hoặc, khiến dễ quên những nỗi khổ của sinh lão bệnh tử trong luân hồi.

aaaa5. Biên địa (, Sanskrit: ,  !, ), là những vùng không
nằm nơi trung tâm, không thuận tiện cho việc tu học chánh pháp.

aaaa6. Căn khuyết (, Sanskrit:   ! /!), không có đủ giác quan
hoặc các giác quan bị tật nguyền như mù, điếc...

aaaa7. Tà kiến (, Sanskrit: !  ), những kiến giải sai lệch, bất thiện.

aaaa8. Như Lai bất xuất sinh (, Sanskrit:  
, ), nghĩa là sinh ra trong thời gian không có Phật hoặc giáo pháp của ngài xuất hiện.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Thiện nam tử ! Cõi Phật ấy thường dùng ánh hào quang
của Phật và các vị Bồ Tát để chiếu sáng. Ánh sáng ấy
nhiệm mầu thanh tịnh bậc nhất, chiếu khắp cõi nước.
Trong đó lại có loài chim tên là thiện quả, tiếng hót
thường vang lên những âm thanh vi diệu nói về các pháp
căn, sức, giác.”(1)

Bấy giờ, Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh lại thưa hỏi Phật Thích-ca:

“Bạch Thế Tôn ! Cõi Phật ấy rộng lớn đến
mức nào ? Thọ mạng của đức Phật ấy ở đời thuyết pháp
được bao lâu ? Đức Phật ấy chỉ qua một đêm mà thành tựu
quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, sau khi diệt độ thì
chánh pháp trụ thế được bao lâu ? Các vị Bồ Tát trụ thế
được bao lâu ? Các vị Bồ Tát sinh về cõi Phật ấy có ai đã
từ lâu được thấy Phật, nghe pháp, cúng dường chúng tăng
hay chăng ? Cõi thế giới Liên Hoa ấy khi Phật chưa ra đời
tên gọi là gì ? Đức Phật ra đời trước đó diệt độ đến nay
đã được bao lâu ? Sau khi Phật ấy diệt độ, phải trải qua
khoảng thời gian chuyển tiếp(2) là bao lâu ? Đức Phật Liên
Hoa Tôn khi thành đạo, do nhân duyên gì mà chư Phật
ở khắp các cõi mười phương thế giới đều nhập Tam-muội
Sư tử du hý, thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa ? Các
vị Bồ Tát có ai được thấy chăng ? Có ai không được thấy
chăng ?”


____________

(1) Căn, tức là năm căn, hay ngũ căn; sức tức là năm sức hay ngũ lực; giác tức
là giác ý hay bảy giác ý (thất giác ý). Xem chú giải ở trang 83 - 84.

(2) Thời gian chuyển tiếp: hay trung chuyển, là khoảng thời gian giữa hai vị
Phật ra đời, khi vị Phật trước đã nhập diệt nhưng vị Phật sau chưa xuất thế.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Khi ấy, Phật bảo Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh:

“Thiện nam tử ! Như núi chúa Tu-di cao đến một trăm sáu mươi
tám ngàn do-tuần, rộng đến tám mươi bốn ngàn do-tuần,
ví như có người chuyên cần, tinh tấn tu tập, hoặc do sức
huyễn hóa, hoặc do sức thần, phá nát núi chúa Tu-di ra
thành những hạt nhỏ như hạt cải, số nhiều đến mức không
thể tính đếm, trừ đức Phật Thế Tôn là bậc Nhất thiết trí(1)
ra thì không ai có thể biết được con số ấy. Ví như lấy mỗi
một hạt nhỏ như hạt cải ấy tính là một cõi Tứ thiên hạ,
thì phải dùng hết số hạt nhỏ ấy mới tính trọn được số cõi
Tứ thiên hạ thuộc thế giới Liên Hoa ! Trong các cõi ấy đều
có rất nhiều các vị Bồ Tát, cũng giống như các vị Bồ Tát
ở thế giới An Lạc phương Tây.(2)
“Thiện nam tử ! Đức Phật Liên Hoa Tôn trụ thế thuyết
pháp trong ba mươi trung kiếp.(3) Sau khi ngài diệt độ,
chánh pháp trụ thế đủ mười trung kiếp.
“Thiện nam tử ! Các vị Bồ Tát ở thế giới ấy hoặc đã sinh
về, hoặc đang sinh về, đều có tuổi thọ là bốn mươi trung
kiếp.
“Thiện nam tử ! Thế giới của đức Phật ấy trước kia vốn
có tên là Chiên Đàn, khi ấy không có sự thanh tịnh, tốt
đẹp và mầu nhiệm như hiện nay, cũng không có các vị Bồ
Tát thanh tịnh như vậy.


______________

(1) Nhất thiết trí, Phạn ngữ là  0, dịch âm là Tát-bà-nhã, chỉ trí huệ giác
ngộ của đức Phật có thể thấu hiểu được hết thảy mọi sự việc.

(2) Thế giới An Lạc phương tây: tức là thế giới Cực Lạc, nơi đức Phật A-di-đà
đang giáo hóa và tiếp độ những chúng sinh phát nguyện vãng sinh về đó.

(3) Trung kiếp: Theo các bản chú giải xưa thì một tiểu kiếp có 16.800.000 năm.
một trung kiếp có 336.000.000 năm, một đại kiếp có 1.344.000.000 năm. Tuy
nhiên, chúng tôi nghĩ rằng những con số này chỉ có tính cách tượng trưng để
biểu thị khoảng thời gian rất dài.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Thiện nam tử! Tại thế giới Chiên Đàn, đức Phật ra đời
trong quá khứ có hiệu là Nhật Nguyệt Tôn Như Lai, Ứng
cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian
giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư,
Phật Thế Tôn.(1) Đức Phật ấy trụ thế thuyết pháp trong
ba mươi trung kiếp. Vào lúc đức Phật ấy diệt độ, có các
vị Bồ Tát do nguyện lực nên hiện đến thế giới ấy. Lại có
các vị Bồ Tát khác vẫn ở nơi chỗ của mình mà khởi lên
ý nghĩ rằng: ‘Trong đêm nay đức Phật Nhật Nguyệt Tôn
sẽ nhập Niết-bàn. Phật nhập diệt rồi, chúng ta sẽ hộ trì
chánh pháp trong mười trung kiếp. Những ai có thể làm
được như vậy thì sẽ lần lượt được thành tựu quả A-nậu-đala
Tam-miệu Tam-bồ-đề.’

“Bấy giờ có vị Bồ Tát tên là Hư Không Ấn, do có bản
nguyện nên được đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn thọ ký cho rằng:

‘Thiện nam tử ! Sau khi ta diệt độ, chánh pháp
sẽ trụ thế đủ mười trung kiếp. Khi đã hết mười trung
kiếp, vào lúc chánh pháp vừa diệt mất, ông sẽ thành tựu
quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, hiệu là Liên Hoa
Tôn Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc,
Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng
phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn.’

“Lúc ấy, các vị Đại Bồ Tát cùng đến chỗ Phật Nhật
Nguyệt Tôn. Đến nơi rồi đều dùng phép thiền định Sư tử
du hý có đủ sức tự tại để cúng dường đức Như Lai Nhật
Nguyệt Tôn. Cúng dường xong, các vị đi quanh Phật ba
vòng về bên phải,(2) cùng nhau bạch Phật rằng:
‘Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện trong khoảng mười trung kiếp
này sẽ nhập Diệt tận định.’(3)

_________

(1) Đây là mười danh hiệu tôn xưng tất cả các đức Phật, gọi là Thập hiệu. Những
kinh văn được dịch theo lối Tân dịch từ ngài Huyền Trang trở về sau thường dịch
là: Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ,
Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Bạc-già-phạm.

(2) Đi quanh về bên phải (hữu nhiễu): là nghi thức để bày tỏ lòng tôn kính.

(3) Diệt tận định, phép định rất thâm sâu, hành giả khi nhập định không còn cả
hơi thở ra vào.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Thiện nam tử ! Bấy giờ đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn
bảo Đại Bồ Tát Hư Không Ấn rằng:

‘Thiện nam tử! Hãy thọ trì pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết.
Các vị Đa-đà-a-già-độ A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà(1) trong quá
khứ đã vì các vị Bồ Tát được thọ ký quả Phật mà thuyết
dạy. Chư Phật hiện tại trong mười phương cũng vì các vị
Bồ Tát được thọ ký quả Phật mà thuyết dạy. Chư Phật
Thế Tôn trong tương lai cũng sẽ vì các vị Bồ Tát được thọ
ký quả Phật mà thuyết dạy.’ Pháp môn Đà-la-ni Giải liễu
nhất thiết là như thế này.”

Khi ấy, đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni liền thuyết dạy
thần chú sau đây:

‘Xà lỵ xà liên ni ma ha xà liên ni, hưu sí, hưu sí, tam
bát đề, ma ha tam bát đề, đề đà a trá, hê đa già trá ca trá
đà la trác ca, a tư ma, ma ca tư hê lệ nễ lệ đế lệ, lưu lưu
sí, ma ha lưu lưu sí, xà nễ đầu xà nễ xà nễ, mạt để thiên
để, xá đa nễ già đà nễ, a mậu lệ, mậu la ba lệ xà ni, ma
ha tư nễ tỳ ra, bà nễ mục đế mục, đế ba lệ du đề, a tỳ để,
ba dạ chất nễ, ba la ô ha la nễ, đàn đà tỳ xà tỷ xà bà lưu
uất đam nễ.’

“Thần chú này có thể phá hoại hết thảy các môn nghị
luận của ngoại đạo, bảo vệ chánh pháp, lại có thể ủng hộ
cho người thuyết giảng chánh pháp, mở bày phân biệt chỉ
dạy pháp môn giải thoát Bốn niệm xứ.(2)


______________

(1) Đa-đà-a-già-độ A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà: cũng là danh xưng của chư
Phật, nằm trong Thập hiệu. Đa-đà-a-già-độ (") dịch nghĩa là Như Lai.
A-la-ha ( ) dịch nghĩa là Ứng cúng, Tam-miệu Tam-phật-đà (%!
& ) dịch nghĩa là Chánh biến tri, Đẳng chánh giác hay Chánh đẳng giác.

(2) Bốn niệm xứ (Tứ niệm xứ), Phạn ngữ là 25!,, chỉ bốn đối
tượng được nghĩ nhớ đến, hay bốn phép quán tưởng, gồm có:

1. Quán thân bất tịnh (Thân niệm xứ): Quán thân bao gồm sự tỉnh giác
trong hơi thở, thở ra, thở vào, cũng như tỉnh giác trong bốn sự vận động
cơ bản của thân là đi, đứng, nằm, ngồi. Tỉnh giác trong mọi hoạt động
của thân thể, quán sát các phần thân thể, các yếu tố tạo thành thân
cũng như quán tử thi.

2. Quán thọ thị khổ (Thọ niệm xứ): Quán thọ là nhận biết rõ những cảm
giác, cảm xúc phát khởi trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay
trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế gian, biết tính vô
thường của chúng.

3. Quán tâm vô thường (Tâm niệm xứ): Quán tâm là chú ý đến các tâm
pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay không có tham, sân
hay không có sân, hoặc si hay không có si.

4. Quán pháp vô ngã (Pháp niệm xứ): Quán pháp là biết rõ mọi pháp
đều phụ thuộc lẫn nhau, đều vô ngã, biết rõ Năm chướng ngại có hiện
hành hay không, biết rõ con người chỉ là Năm uẩn đang tụ họp, biết rõ
gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Bốn chân lý (Tứ diệu đế).
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau
đây:
‘Phật đà ba già xá di, a ma ma nễ ma ma ha già chỉ,
phả đề phả đề niết đế la nễ, lộ ca đề mục đế na đề đà ba
lệ bà mạt ni.’
Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải
thoát Bốn thánh chủng.(1)
Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:
‘Ba sa đề, bà sa nễ, đà lệ, đà lệ la ba để, cúc để, thủ tỳ
thủ bà ba để, nễ để, tu ma bạt để sàn đề, sí để ca lưu na
uất đề xoa di, tỷ để ưu tỷ xoa, tam bát nễ, a la sí bà la địa,
khư kỳ, khư kỳ kiệt di, a mậu, lệ mục, la du đàn ni.’


___________

(1) Bốn thánh chủng (Tứ thánh chủng), Phạn ngữ là 2  !&5chỉ
bốn việc giúp sinh ra các thánh quả, nên gọi là Thánh chủng. Gồm có:

aaaa1. Y phục tùy sở đắc nhi hỷ túc: Đối với y phục, tùy chỗ có được mà vui
vẻ, biết đủ.
aaaa2. Ẩm thực tùy sở đắc nhi hỷ túc: Đối với việc ăn uống, tùy chỗ có được
mà vui vẻ, biết đủ.
aaaa3. Ngọa cụ tùy sở đắc nhi hỷ túc: Đối với phương tiện để ngủ nghỉ, tùy
chỗ có được mà vui vẻ, biết đủ.
aaaa4. Nhạo đoạn ác nhạo tu thiện: Ưa muốn dứt bỏ điều ác, ưa muốn tu tập
điều lành. Có được bốn điều này thì có thể đạt đến thánh quả, nên gọi là Tứ thánh chủng.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên