nguyenvanhoc2006

KINH BI HOA

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải thoát Bốn vô sở úy.(1)
Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

‘Thư phả la, a già phả la, a niết phả la, niết la phả la,
tam mục đa, a mục đa, niết mục đa, a bà tỳ na, tỷ mục đế
bà ni, tỷ lạp phả la, a diên đà, y tỳ trì, để tỳ trì, ô đầu, đô
la đâu lam, a hưng tam lỗi, y đề đa bà, a đoá đa đoá, tát
bà lộ già, a trà già, lệ tần đà, a phù tát lệ, đà đà mạn để
tỳ xá già bạt đề, a phả la ca phả lam.’

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy, bảo vệ các pháp môn của Ba thừa.(2)
Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

‘Xà đà đa, an nễ ê la, bà bà đa phiếu, y đàm phả lệ, ni
viêm phả lệ, tam mậu đàn na diên, tỳ phù xá, ba đà, tô
ma đâu, a nậu ma đô a cưu ma đô đà bạt đế, mạt la tha,
đạt xá bà la tỳ ba đà tha, tất xá thế đa, a ni ẩm ma, để nã
ma để, a lộ câu a đề đấu nã, tát để mạt để.’

Thần chú này hiện nay chính là chỗ tu tập của chư
Phật, mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn Bốn chánh cần.(3)

______________

(1) Tức Tứ vô úy: Xem chú giải trang 93..

(2) Ba thừa: tức Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ Tát thừa.

(3) Bốn chánh cần (Tứ chánh cần - , Sanskrit: !,/6, ): bốn phương pháp tinh tấn chuyên cần để loại trừ các pháp bất thiện. Bốn pháp tinh cần ấy là:

aaaa1. Tinh tấn trong việc ngăn ngừa, tránh làm các điều ác từ lúc còn chưa
sinh khởi (Sanskrit: ,,,/  ).

aaaa2. Tinh tấn trong việc từ bỏ, vượt qua những điều ác đã sinh khởi (Sanskrit: ,,,/  ).

aaaa3. Tinh tấn phát triển các điều thiện đã có (Sanskrit: ,/  ).

aaaa4. Tinh tấn làm cho các điều thiện phát sinh (Sanskrit: ,/  ).Bốn pháp tinh cần cũng chính là Chánh tinh tấn trong Bát chánh đạo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

‘An nễ, ma nễ, ma nễ, ma ma nễ, già lệ chí lợi đế, xa lý
xa lý đa tỳ,, thiên đế mục đế, úc đa lý tam lý, ni tam lý,
tam ma tam lý, xoa duệ, a xoa duệ, a xà địa thiên đế, xa
mật trí, đà-la-ni, a lộ già, bà bà tư, lại na bà đề, lại ma,
bà đề xà na bà đề, di lưu bà đề, xoa duệ ni đà xá ni, lộ
già bà đề, ba nễ đà xá ni.’

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải
thoát Bốn biện tài vô ngại.(1)
Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

‘Nghiên sóc a bà sa nễ đà xá ni, thiền na lộ già đà đâu
ba sa tán ni, tát bà nhân đề phù ma để thiên để, tát bà
tát bà, bà ma tát bà sa tra bà, xoa dạ ca lệ, cụ ca lệ bà xà
ni, lộ già nậu đạt xá na tỳ bà.’

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải
thoát Bốn như ý túc.(2)


___________

(1)Tức Tứ vô ngại biện: cũng thường được gọi là Tứ vô ngại trí hay Tứ vô ngại
giải, chỉ bốn năng lực biện thuyết không ngăn ngại của chư Phật và Bồ Tát,
gồm có:

aaaaa1. Pháp vô ngại biện: đối với hết thảy danh tự, pháp tướng, do hiểu biết
tường tận nên có tài biện thuyết không ngăn ngại;
aaaaa2. Nghĩa vô ngại biện: đối với hết thảy mọi ý nghĩa chân thật đều rõ biết
nên được biện tài trí giải không ngăn ngại;
aaaaa3. Từ vô ngại biện: đối với hết thảy các từ ngữ trong những ngôn ngữ khác
nhau đều thông hiểu nên được tài biện thuyết không ngăn ngại;
aaaaa4. Biện vô ngại biện, hay Nhạo thuyết vô ngại biện: đối với các căn cơ
khác nhau của tất cả chúng sinh có thể tùy thuận thuyết giảng cho phù
hợp nên được biện tài thuyết pháp không ngăn ngại.

(2) Tức Tứ như ý túc (Bốn như ý túc) cũng gọi là Tứ thần túc: do định lực thâm
sâu nên hành giả có thể tùy nguyện được như ý, vì thế gọi là Tứ như ý túc. Các
sách kể về Tứ như ý túc không hoàn toàn giống nhau. Theo Trí độ luận và
Pháp giới thứ đệ thì Tứ như ý túc bao gồm: Dục như ý túc, Tinh tấn như
ý túc, Nhất tâm như ý túc và Tư duy như ý túc. Theo Câu-xá luận thì gồm có:

Dục như ý túc, Cần như ý túc, Tâm như ý túc và Quán như ý túc.
Theo sách Tứ giáo nghi thì là: Dục như ý túc, Niệm như ý túc, Tâm như ý túc và Huệ như ý túc. Từ điển Phật học của Chân Nguyên ghi rằng Tứ như ý túc gồm có: Dục như ý túc, Tinh tấn như ý túc, Tâm như ý túc và Trạch pháp như ý túc. Tuy tên gọi có khác nhưng xét về ý nghĩa cũng tương tự như nhau.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

‘A già lệ, Phật đề, đà đà ba già lệ, na ni, càn nã tư đề,
cam tần đề, ni tiết đề tam bút tri, ba lệ già tát lệ, tô di
chiến đề, chiến đề a già lệ, a già già lệ, a ba lệ, tần chi
bà ly, nễ bà ly, ba già già ly, ba ba ly, a na dạ, a na dạ,
a tỷ tư câu câu nễ sa bà tỳ nễ, ca nễ, nễ xà tư già già di,
na do đế.’

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy hết thảy các
pháp môn giải thoát về căn và sức.(1)
Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

‘Phú bi, trửu phú bi, độ ma ba, lệ ha lệ, a bà di, uất chi
lệ, chi ca lặc sai, a dạ mạt đâu đế đế lệ, ma ma lệ bán già
thi thi lệ, lộ già tả ni xà na dạ, xoa kỳ hề đế na già, dạ đế
sa, chiên đề na.’

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy hết thảy các
pháp môn giải thoát về Bảy phần giác.(2)
Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

‘Già ca bà xà lệ, bà đế già da lệ, già gia đà lệ, đà la già
ca lệ, đà lệ, mậu lệ hê hê, lệ lệ đà ly a lâu bà bạt đề, hưu
hưu lệ, dạ tha thậm bà ngạ tần bà lệ, dạ tha kỳ ni, dạ tha
ba lan già, ly đề xa dạ tha bà da, ly ly thi tát già ni lệ ha
la, xà lưu già tỳ ly, tỳ lê ni ly ha la, mạt ly mạt già ni lệ
ha la, ni la ni lệ ha la, tam ma đề ni lệ ha la, bát nhã ni
lệ ha la, tỳ mục đế ni lệ, ha la tỳ mục đế xà na đà lệ xá na
ni lệ ha la na xoa đế, ni lệ ha la, chiên đà ni lệ ha la, tu
lợi ni, lệ ha la, ba đà xá dạ lục đam đa đà a già độ a phù
đà ni la phù đàm, tam Phật đà, a Phật đà y ha phù đà,
thư đa phù đà ni ha ngã ma mậu lệ a la phả, đà la phả,
bán trà lệ, mạn đà lệ thư đa, lệ đa lưu ma già già lân ni
mậu tổ nã, tam bán mậu tổ nã hằng già, băng già ma nậu
ni, lưu bà, na xá ni na xá bàn đàn ni, sất sất đế, sất sất
đổ ma do bà ê trừng già ma ba lệ ma lệ ha thư ni, bà lệ
ma lệ, tần đề tỳ ly tỳ ly ưu sa ly, xá la ni đà-la-ni, ba bà
để, ba lam na la dị, tỳ đầu đầu ma bà la củ ma phạm ma
già lệ na nhân đề bà ni đề đề da la ni ma hê thủ la la la
ni tam ma túc di, a lam niệm di, y ca lặc xoa lợi sư già ni
già la a chi chiên đà la tu lợi, tát bà tu la a bà lam phú
na, già trí đam bán trì đa a dạ na, kiền suy diêm bà tư ca
già đà lệ, a la đà ha ni ma già la tỳ lộ ha ni tất đàm mạn
đề, tỳ lộ ca mạn đề.’

__________

(1) Căn và sức: tức Ngũ căn và Ngũ lực. Xem lại chú giải ở trang 83.

(2) Bảy phần giác: tức Thất giác ý, xem chú giải ở trang 84.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Pháp môn Đà-la-ni này là chỗ thọ trì của chư Phật Thế
Tôn, mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải thoát về
Mười sức của Như Lai.”(1)


____________

(1) Mười sức (Thập lực) của Như Lai: khác với Ngũ lực đã nói, Thập lực hay Thập trí lực của chư Phật gồm có:

aaaaa1. Tri thị xứ phi xứ trí lực (, Sanskrit: 0/60): Biết rõ tính khả thi và tính bất khả thi trong mọi trường hợp.
aaaaa2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực (, Sanskrit: ,0/6,0): Biết rõ luật nhân quả
(hay nghiệp quả), tức là nhân nào tạo thành quả nào trong ba đời.
aaaaa3. Tri nhất thiết sở đạo trí lực (, Sanskrit:   
., ,0 /6 .,, 0): Biết rõ nguyên nhân dẫn đến sự tái sinh.
aaaaa4. Tri chủng chủng giới trí lực (, Sanskrit:  
 0 /6 (  0): Biết rõ các thế
giới với những yếu tố hình thành.
aaaaa5. Tri chủng chủng giải trí lực (, Sanskrit:  
0 /6  
0): Biết rõ cá tính của mỗi chúng sinh.
aaaaa6. Tri nhất thiết chúng sinh tâm tính trí lực (, Sanskrit:
 !, , 0 /6  !, 1, !0): Biết rõ căn cơ học đạo cao thấp của mỗi chúng sinh.
aaaaa7. Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực ( Sanskrit:   !1 #0 /6 1 0):
Biết rõ tất cả các phương thức thiền định.
aaaaa8. Tri túc mệnh vô lậu trí lực (, Sanskrit: , 
0 /6 ,(0): Biết rõ các tiền kiếp của chính mình.
aaaaa9. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực (, Sanskrit: 2!!
,, 0 /6 2,,0): Biết rõ sự hoại diệt và tái sinh của chúng sinh.
aaaaa10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực (, Sanskrit:   #!0/6!0): Biết các pháp ô nhiễm (Sanskrit:
 ) sẽ chấm dứt như thế nào.
Các trí lực thứ 8, thứ 9 và thứ 10 cũng chính là Tam minh của chư Phật.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Bấy giờ, khi đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng
pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này, trong cõi Tam
thiên Đại thiên thế giới(1) liền chấn động theo sáu cách,(2)
núi lớn vọt lên cao rồi chìm xuống thấp. Lúc ấy bỗng có
ánh sáng rực rỡ vi diệu chiếu khắp các cõi thế giới trong
mười phương nhiều như số cát sông Hằng. Trong các thế
giới ấy, các núi Tu-di, núi Thiết-vi lớn và nhỏ đều không
còn nhìn thấy được nữa, chỉ nhìn thấy toàn cõi thế giới
đều bằng phẳng như lòng bàn tay. Các cõi thế giới trong
mười phương ấy có các vị Bồ Tát đạt được phép thiền
định, nhẫn nhục, tổng trì(3) nhiều đến vô số. Các vị Bồ
Tát ấy đều nhờ nơi oai thần của Phật nên trong khoảnh
khắc bỗng nhiên hiện đến cõi thế giới Ta-bà, nơi núi Kỳ-xà-
quật. Các vị đến chỗ đức Như Lai, cúi đầu đảnh lễ dưới
chân ngài, dùng các phép thần túc tự tại đã đạt được để
cúng dường Phật. Cúng dường xong, các vị đều tuần tự
ngồi sang một bên, muốn được nghe pháp môn Đà-la-ni
Giải liễu nhất thiết.

______________

(1) Một ngàn cõi thế giới gọi là một Tiểu thiên thế giới, một ngàn Tiểu thiên
thế giới gọi là một Trung thiên thế giới, một ngàn Trung thiên thế giới gọi
là một Đại thiên thế giới. Vì có ba lần so sánh gấp ngàn lần, nên cũng gọi là
Tam thiên Đại thiên thế giới. Do đó, cách hiểu “ba ngàn đại thiên thế giới”
thật ra là không đúng, vì Tam thiên Đại thiên thế giới cũng chính là một Đại
thiên thế giới.
(2) Chấn động theo sáu cách (Lục chủng chấn động): Theo kinh Đại phẩm Bátnhã,
quyển 1, thì 6 cách chấn động này là:
aaaa1. Phương đông vọt lên, phương tây chìm xuống.
aaaa2. Phương tây vọt lên, phương đông chìm xuống.
aaaa3. Phương nam vọt lên, phương bắc chìm xuống.
aaaa4. Phương bắc vọt lên, phương nam chìm xuống.
aaaa5. Bốn phương vọt lên, ở giữa chìm xuống.
aaaa6. Ở giữa vọt lên, bốn phương chìm xuống.
(3) Tổng trì: tức là Đà-la-ni, xem chú giải trang 77.
[align=right:1aeb5d58d3]106[/align:1aeb5d58d3]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Chư Thiên ở khắp cõi Dục giới và Sắc giới(1) cũng hiện
đến chỗ Phật nhiều đến mức không thể tính đếm. Mỗi vị
đều cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi cũng tuần tự ngồi
sang một bên, muốn được nghe pháp môn Đà-la-ni Giải
liễu nhất thiết.
Hết thảy đại chúng như thế đều được nhìn thấy cõi
Phật Liên Hoa, cũng nhìn thấy cả đức Phật ấy cùng với
các vị Bồ Tát đang tụ hội quanh ngài.
Khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng pháp môn
Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này, có các vị Bồ Tát nhiều
như số cát của bảy mươi hai con sông Hằng đạt được pháp
môn đà-la-ni này, tức thời được nhìn thấy chư Phật Thế
Tôn trong mười phương thế giới, nhiều đến mức không
thể tính đếm, cùng nhìn thấy được tất cả thế giới thanh
tịnh vi diệu của các ngài. Các vị Bồ Tát đều lấy làm kinh
ngạc, cho là việc chưa từng có. Các vị liền dùng sức tự tại
của phép thiền định Sư tử du hý làm ra hết thảy mọi thứ
phẩm vật để cúng dường Phật.


_____________

(1) Thế giới Ta-bà chia làm Ba cõi (Tam giới) là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc
giới.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Bấy giờ đức Phật Thích-ca bảo các vị Bồ Tát:

“Thiện nam tử ! Nếu Bồ Tát nào tu pháp môn Đà-la-ni Giải liễu
nhất thiết này, vị ấy liền thành tựu được tám mươi bốn
ngàn pháp môn đà-la-ni, bảy mươi hai ngàn pháp môn
tam-muội, sáu mươi ngàn các pháp môn khác. Vị ấy liền
thành tựu đại từ đại bi, hiểu rõ được ba mươi bảy pháp trợ
đạo,(1) đạt được nhất thiết trí, không có chướng ngại.
“Pháp môn đà-la-ni này thâu nhiếp hết thảy pháp Phật.
Chư Phật thấu rõ được pháp môn đà-la-ni này rồi mới vì
chúng sinh mà thuyết giảng pháp vô thượng, trụ thế dài
lâu chẳng nhập Niết-bàn.

“Thiện nam tử ! Nên biết rằng những gì các ông nhìn
thấy hiện nay đều là do sức oai thần của pháp môn Đà-lani
Giải liễu nhất thiết, khiến cho mặt đất này chấn động
sáu cách, lại có ánh hào quang thanh tịnh vi diệu chiếu
khắp các cõi Phật mười phương nhiều hơn số cát sông
Hằng. Các vị Bồ Tát trong vô số cõi thế giới được hào
quang chiếu đến đều hiện đến nơi pháp hội này để nghe
nhận pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết. Vô số chư
thiên ở các cõi Dục giới và Sắc giới đều cùng nhau tụ tập
đến đây, lại có các loài rồng, dạ-xoa, a-tu-la, người và phi
nhân(2) cũng đều đến đây để nghe nhận pháp môn Đà-la-ni
Giải liễu nhất thiết.


__________

(1) Thường gọi là Ba mươi bảy phẩm trợ đạo: (Tam thập thất trợ đạo phẩm,
Sanskrit: , &#+1 , #  ) Gồm cả thảy 37
pháp, chia làm 7 nhóm:

aaaa1. Bốn niệm xứ hay Tứ niệm xứ (, Sanskrit: 25!,).
aaaa2. Bốn tinh tiến hay Tứ chính cần (, Sanskrit: !
, ).
aaaa3. Bốn Như ý túc hay Tứ như ý túc (, Sanskrit:  , ),
aaaa4. Năm căn hay Ngũ căn (, Sanskrit: ,02( !).
aaaa5. Năm lực hay Ngũ lực (, Sanskrit, /: ,02/).
aaaa6. Bảy giác chi hay Thất giác chi (, Sanskrit: ,1 !3).
aaaa7. Tám chánh đạo hay Bát chính đạo (, Sanskrit: #3 ).

(2) Phi nhân: loài chúng sinh không phải loài người, thường chỉ các loài loài quỷ
thần thuộc cảnh giới vô hình, loài người không nhìn thấy được.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Nếu có Bồ Tát nào nghe được pháp môn Đà-la-ni Giải
liễu nhất thiết rồi, liền đối với quả vị A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề không còn thối chuyển. Nếu có người nào
sao chép thần chú này, người ấy từ nay cho đến khi được
Niết-bàn Vô thượng sẽ thường luôn được gặp Phật, nghe
pháp, cúng dường chúng tăng. Nếu ai thường đọc tụng
thần chú này, hết thảy các nghiệp ác nặng nề đều sẽ mãi
mãi dứt sạch, vừa bỏ thân này thọ sinh nơi khác liền vượt
quá bậc Sơ địa,(1) được ngay Địa vị thứ hai.


_________

(1) Sơ địa: địa vị đầu tiên trong mười địa vị của hàng Bồ Tát, gọi là Thập địa
(-), cũng gọi là Thập trụ, gồm có:

aaaa1. Hoan hỷ địa, tiếng Phạn là   : Đạt đến địa vị này, Bồ
Tát được hoan hỷ trên đường tu học, phát tâm cứu độ cho tất cả chúng
sinh thoát khỏi luân hồi, không còn nghĩ đến bản thân mình nữa. Bồ
Tát vì thế thực hiện hạnh bố thí không cầu được phúc đức, chứng được
tính vô ngã của tất cả các pháp.

aaaa2. Ly cấu địa, tiếng Phạn là */: Đạt đến địa vị này, Bồ Tát
nghiêm trì giới luật và thực hành thiền định.

aaaa3. Phát quang địa, tiếng Phạn là  
 .: Đạt đến địa vị này,
Bồ Tát chứng được luật vô thường, tu trì tâm mình, thực hành nhẫn
nhục khi gặp chướng ngại trên đường hóa độ chúng sinh. Ở địa vị này,
Bồ Tát trừ được ba độc là tham, sân, si và được bốn cấp định an chỉ
của bốn xứ, chứng đạt năm phần trong lục thông.

aaaa4. Diệm huệ địa, tiếng Phạn là  2#.: Đạt đến địa vị này, Bồ
Tát trừ tuyệt hết những quan niệm sai lầm, tu tập trí huệ và 37 pháp Bồ-đề phần.

aaaa5. Cực nan thắng địa, tiếng Phạn là %  !: Đạt đến địa vị này,
Bồ Tát nhập định, đạt được trí huệ, từ đó liễu ngộ được pháp Tứ diệu
đế và chân như, diệt hết các mối nghi ngờ và biết phân biệt, lại tiếp tục
hành trì 37 giác chi.

aaaa6. Hiện tiền địa, tiếng Phạn là 
.: Đạt đến địa vị này,
Bồ Tát liễu ngộ tất cả pháp là vô ngã, chứng được lý mười hai nhân
duyên và chuyển hóa trí phân biệt thành trí bát-nhã, nhận thức được
tánh không. Bồ Tát ở địa vị này đã đạt trí huệ Bồ-đề. Bồ Tát nhờ đó
có thể nhập Niết-bàn thường trụ, nhưng vì lòng từ bi thương xót chúng
sinh mà trụ lại thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc. Cảnh giới
này gọi là Niết-bàn vô trụ.

aaaa7. Viễn hành địa, tiếng Phạn là - 3: Đạt đến địa vị này
Bồ Tát có đầy đủ mọi khả năng, phương tiện để giáo hóa chúng sinh.
Ở địa vị này, Bồ Tát có thể tùy nguyện lực hóa thân ở bất kỳ hình tướng nào.

aaaa8. Bất động địa, tiếng Phạn là 2/: Đạt đến địa vị này, Bồ Tát
không còn bị dao động bởi bất kỳ một cảnh ngộ nào, và đã biết chắc
khi nào mình sẽ đạt quả vị Phật.

aaaa9. Thiện huệ địa, tiếng Phạn là % .: Đạt đến địa vị này, Bồ
Tát đạt trí huệ viên mãn, có đủ thập lực, lục thông, bốn tự tín và tám
giải thoát, thông đạt cơ sở của mọi giáo pháp và giảng dạy cho chúng sinh.

aaaa10. Pháp vân địa, tiếng Phạn là - (: Đạt đến địa vị
này, Bồ Tát chứng đạt nhất thiết trí, đại hạnh. Ở địa vị này,
Bồ Tát có Pháp thân viên mãn, ngự trên tòa sen với vô số Bồ Tát chung
quanh trên cung trời Đâu-suất. Quả vị Phật lúc này đã được chư Phật ấn chứng.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Nếu vị Bồ Tát nào có thể tu hành pháp môn Đà-la-ni
Giải liễu nhất thiết, như có phạm vào các tội ngũ nghịch
cực ác(1) liền được dứt trừ. Trong lần thọ sinh tiếp theo
liền vượt quá bậc Sơ địa, được ngay Địa vị thứ hai.(2) Nếu
không phạm vào các tội ngũ nghịch thì ngay trong đời
này sẽ được vĩnh viễn dứt sạch tất cả nghiệp nặng, trong
lần thọ sinh tiếp theo liền vượt quá bậc Sơ địa, được ngay
Địa vị thứ hai.
“Nếu như không thể đọc tụng, tu hành, có thể trong lúc
nghe thuyết giảng pháp môn này liền dùng các thứ vải
lụa mà dâng lên cúng dường người giảng pháp. Lúc ấy,
chư Phật hiện tại ở khắp các thế giới nhiều như số cát
sông Hằng đều ở tại thế giới của các ngài mà ngợi khen
xưng tán: ‘Lành thay! Lành thay !’ Liền đó, các ngài liền
thọ ký cho người ấy sẽ được thành tựu quả A-nậu-đa-la
Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vị Bồ Tát ấy do nhân duyên cúng
dường đó mà không bao lâu sẽ đắc quả Phật, chỉ trong
một đời được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.


___________

(1) Ngũ nghịch cực ác, cũng gọi là Ngũ nghịch tội: chỉ năm tội được xem là
nặng nhất, bao gồm: giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp tăng và làm
thân Phật chảy máu. Người phạm vào một trong các tội này phải đọa vào địa
ngục Vô gián, chịu khổ não không có lúc nào được dừng nghỉ.

(2) Địa vị thứ hai tức là Ly cấu địa.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Nếu ai dùng hương thơm cúng dường pháp sư, không
bao lâu người ấy sẽ được thành tựu hương định lực cao
trổi nhất.
“Nếu ai dùng hoa đẹp cúng dường pháp sư, không bao
lâu người ấy sẽ được thành tựu hoa trí huệ cao trổi nhất.
“Nếu ai dùng châu ngọc quý báu cúng dường pháp sư,
không bao lâu người ấy sẽ được của báu là Ba mươi bảy
pháp trợ đạo.
“Thiện nam tử ! Nếu vị Bồ Tát nào có thể hiểu rõ được
pháp môn đà-la-ni này, vị ấy sẽ được lợi ích lớn lao. Vì
sao vậy ? Pháp môn đà-la-ni này có thể mở bày chỉ bảo
phân biệt hết thảy các pháp môn quý báu của hàng Bồ
Tát. Cho nên hành trì pháp môn này có thể giúp các vị Bồ
Tát được biện tài không ngăn ngại và bốn pháp thích ý.
“Thiện nam tử ! Khi đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn vì
Bồ Tát Hư Không Ấn mà thuyết giảng pháp môn đà-la-ni
này, mặt đất cũng chấn động sáu cách, cũng có vô số đạo
hào quang vi diệu chiếu khắp vô số cõi thế giới của chư
Phật trong mười phương, liền thấy mặt đất nơi các cõi
Phật ấy đều bằng phẳng như lòng bàn tay.

Bấy giờ, trong chúng hội cũng có vô số các vị Đại Bồ
Tát, thảy đều nhìn thấy chư Phật Thế Tôn trong khắp
mười phương nhiều đến mức không thể tính đếm. Khi ấy,
vô số các vị Bồ Tát trong mười phương đều bỗng nhiên
biến mất khỏi thế giới của mình, cùng hiện đến nơi thế
giới Chiên Đàn, gặp đức Phật Nhật Nguyệt Tôn, đi quanh
lễ bái và cúng dường tôn trọng, cung kính ngợi khen, thảy
đều muốn được nghe nhận pháp môn đà-la-ni này.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Thiện nam tử ! Bấy giờ đức Phật ấy bảo các vị Bồ Tát:

‘Thiện nam tử ! Nay ta cho phép các ông, vị nào đã đạt địa
vị Nhất sinh bổ xứ thì có thể nhập Diệt tận định trong
mười trung kiếp. Còn những vị khác nên theo Đại Bồ Tát
Hư Không Ấn mà thọ pháp môn đà-la-ni này, là pháp
tạng của hàng Bồ Tát. Nhờ thọ trì pháp này có thể được
nhìn thấy chư Phật trong vô số cõi thế giới mười phương.
Nhờ được thấy Phật nên tâm sinh hoan hỷ, được đủ mọi căn lành.’

Bấy giờ trong chúng hội có các vị Bồ Tát đã được đủ
các phép tự tại Sư tử du hý, liền dùng hết thảy đủ mọi
phẩm vật để cúng dường đức Phật ấy. Cúng dường xong liền bạch Phật:

‘Bạch Thế Tôn ! Đại Bồ Tát Hư Không Ấn
đây qua mười trung kiếp nữa sẽ thành tựu quả A-nậu-đa la
Tam-miệu Tam-bồ-đề, sẽ thuyết giảng chánh pháp vô thượng.’

“Khi ấy, đức Phật Nhật Nguyệt Tôn dạy rằng:

‘Các vị thiện nam tử ! Đúng như lời các ông vừa nói, Đại Bồ Tát
Hư Không Ấn đây qua mười trung kiếp nữa sẽ thành tựu
quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vừa qua một đêm
liền chuyển bánh xe chánh pháp.
“Thuở ấy, Đại Bồ Tát Hư Không Ấn trải qua mười trung
kiếp liền được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-
đề, vừa qua một đêm liền chuyển bánh xe chánh pháp,
thuyết giảng pháp không thối chuyển, thuyết giảng pháp cao trổi nhất.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Khi ấy, trong chúng hội có vô số trăm ngàn ức na-do tha
Bồ Tát trước đó đã theo Bồ Tát Hư Không Ấn trong
mười trung kiếp thọ nhận pháp môn đà-la-ni này, thảy
đều được địa vị không còn thối chuyển, sau lại có các vị
đạt địa vị Nhất sinh bổ xứ, chắc chắn sẽ thành tựu quả
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Thiện nam tử ! Nếu có Bồ Tát nào không thường tu học
pháp môn đà-la-ni này, trong đời tương lai khi vị ấy vượt
qua Sơ địa lên đến Địa vị thứ hai, đối với quả vị A-nậu đa-
la Tam-miệu Tam-bồ-đề không còn thối chuyển thì
chắc chắn sẽ được pháp môn đà-la-ni này.’
“Đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn thuyết ra những lời như
vậy rồi liền vì các vị Bồ Tát mà thị hiện đủ mọi phép thần
túc biến hóa. Thị hiện như vậy xong, lại vì Đại Bồ Tát
Hư Không Ấn mà thị hiện phép Tam-muội Na-la-diên,(1)
nếu ai được phép tam-muội ấy liền được thân bền chắc
như kim cang. Lại vì Bồ Tát mà thị hiện hết thảy hào
quang trang nghiêm của các phép tam-muội, bảo Bồ Tát
Hư Không Ấn rằng:

‘Thiện nam tử! Ông tuy chưa chuyển
bánh xe chánh pháp, chỉ trong giấc mộng vì các vị Bồ Tát
mà thuyết pháp môn đà-la-ni này, nhưng ngay lúc ấy liền
đã được thân Như Lai với ba mươi hai tướng tốt, tám
mươi vẻ đẹp, cũng sẽ chiếu tỏa hết thảy hào quang trang
nghiêm tam-muội như thế này, soi chiếu khắp cả vô số
thế giới. Trong hào quang ấy lại được thấy vô số chư Phật.
Lại vì các Bồ Tát mà thị hiện phép Tam-muội Kim cang
tràng. Nhờ sức tam-muội nên tuy chưa ngồi nơi đạo tràng
dưới cội Bồ-đề, chưa chuyển bánh xe chánh pháp mà vẫn
có thể vì các vị Bồ Tát thuyết giảng chánh pháp vi diệu,
lại vì các Bồ Tát mà thị hiện vòng Tam-muội Pháp luân.


_________

(1) Phép Tam-muội Na-la-diên: tức Kim cang đại định.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Nhờ sức tam-muội nên chẳng bao lâu liền chuyển bánh
xe chánh pháp. Khi ông chuyển bánh xe chánh pháp, có
vô lượng vô biên trăm ngàn ức na-do-tha Bồ Tát đạt được
Tất định.’(1)
“Bấy giờ, Bồ Tát Hư Không Ấn nghe Phật thuyết dạy
như vậy rồi, tức thời tự biết mình sẽ chuyển bánh xe
chánh pháp, vui mừng phấn khích cùng với vô số các vị
Bồ Tát đều đến cúng dường đức Phật. Cúng dường xong,
các vị đều tự mình vào an trú giữa đài cao bảy báu.

“Khi ấy, đức Phật Nhật Nguyệt Tôn trong đêm liền
nhập Vô dư Niết-bàn.(2) Qua đêm ấy, các vị Bồ Tát đều
cúng dường xá-lợi Phật. Cúng dường xong, mỗi người đều
trở vào đài cao bảy báu.
“Các vị Bồ Tát từ phương khác đến, mỗi người đều tự
trở về cõi Phật của mình.
“Các vị Bồ Tát Nhất sinh bổ xứ đều nhập Diệt tận định
trọn mười trung kiếp.
“Còn lại tất cả các vị Bồ Tát khác đều nhờ được nghe
Bồ Tát Hư Không Ấn thuyết pháp nên trong mười trung
kiếp được trồng các căn lành.
“Đại Bồ Tát Hư Không Ấn cho đến khi qua một đêm
thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề liền
ngay trong ngày ấy chuyển bánh xe chánh pháp, thị hiện
đủ mọi phép thần túc biến hóa, khiến cho trăm ngàn ức
na-do-tha vô lượng chúng sinh đối với quả A-nậu-đa-la
Tam-miệu Tam-bồ-đề đều không còn thối chuyển.”

____________

(1) Tất định: Phạn ngữ là  dịch âm là A-tỳ-bạt-trí, dịch nghĩa là Tất
định, cũng dịch là Bất thối chuyển, là mức định cuối cùng của người tu tập, chắc
chắn sẽ nhập Niết-bàn, không còn thối chuyển.

(2) Vô dư Niết-bàn: Phạn ngữ là  , (# , cũng dịch là Vô dư
y Niết-bàn, chỉ cảnh giới Niết-bàn rốt ráo, tối thượng, đoạn sạch mọi phiền não.
[align=right:57a7dc5738]114[/align:57a7dc5738]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại nói:

“Hôm nay, khi ta thuyết giảng pháp môn đà-la-ni này,
cũng có tám mươi na-do-tha trăm ngàn Bồ Tát được pháp Vô sinh nhẫn,
bảy mươi hai ức chúng sinh đối với quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề không còn thối chuyển, bảy mươi hai na-do-tha
trăm ngàn Bồ Tát được pháp môn Đà-la-ni Giải liễu
nhất thiết này, và vô lượng vô số chư thiên cùng người ta
phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.”

Bấy giờ, trong chúng hội có vị Bồ Tát tên là Giải Thoát
Oán Tăng bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát
thành tựu được bao nhiêu pháp mới có thể tu tập pháp
môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này ?”

Phật dạy Bồ Tát Giải Thoát Oán Tăng:

“Thiện nam tử ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì có thể tu tập
pháp môn Đà-la-ni này. Những gì là bốn ? Bồ Tát trụ nơi Bốn thánh
chủng, đối với những thứ y phục, giường nằm, ghế ngồi
cho đến thuốc men dù thô xấu cũng thường hoan hỷ biết
đủ. Bồ Tát thành tựu bốn pháp như vậy ắt có thể tu tập
được pháp môn Đà-la-ni này.
“Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát thành tựu năm pháp
thì có thể tu tập pháp môn Đà-la-ni này. Những gì là
năm ? Một là tự mình giữ gìn giới cấm, như là: quý trọng
bảo vệ các giới giải thoát, thành tựu phẩm hạnh oai nghi,
ngăn ngừa gìn giữ giới pháp, trong lòng luôn lo lắng cẩn
trọng như vị Hộ pháp nhỏ,(1) thọ trì tu học hết thảy các
giới, thấy người phá giới liền khuyên bảo khiến cho họ trì
giới. Hai là thấy người tà kiến liền khuyên bảo khiến cho
họ trở nên chánh kiến. Ba là thấy người phá bỏ oai nghi
liền khuyên bảo họ trụ nơi oai nghi. Bốn là thấy người để
tâm tán loạn liền khuyên bảo khiến họ nhất tâm. Năm
là thấy người ưa thích mến chuộng Nhị thừa liền khuyên
bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề.(2) Bồ Tát thành tựu năm pháp như vậy ắt có
thể tu tập được pháp môn Đà-la-ni này.


________________


(1) Nguyên văn dùng “tiểu kim cang” để chỉ vị Hộ pháp. Ngũ đăng hội nguyên,
quyển 19, dẫn lời Thiền sư Dương Kỳ Phương Hội: “
” (Na Tra đỉnh thượng ngật tật lê, Kim cang cước hạ lưu
xuất huyết). Nghĩa là: “Trên đỉnh Na Tra nuốt chùy sắt, dưới chân Hộ pháp
chảy máu ra.”

(2) Tức là chuyển hướng theo Đại thừa.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Lại nữa, thiện nam tử ! Bồ Tát thành tựu sáu pháp thì
có thể tu tập pháp môn Đà-la-ni này. Những gì là sáu ?
Một là tự mình tu pháp đa văn,(1) thông đạt không ngăn
ngại, thấy người ít nghe, ít học thì khuyên bảo khiến cho
họ nghe nhiều học rộng. Hai là tự mình không tham tiếc
keo kiệt, thấy người tham tiếc keo kiệt thì khuyên bảo
khiến cho họ trụ yên nơi pháp không tham tiếc. Ba là tự
mình không ganh ghét, đố kỵ, thấy người ganh ghét đố kỵ
thì khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp không ganh
ghét. Bốn là tự mình chẳng sợ sệt người khác, lại ban cho
sự an ổn không sợ, thấy người sợ sệt thì vì họ mà an ủi,
che chở, khéo dùng lời dạy dỗ, giải thích, khiến cho được
an ổn. Năm là trong lòng không xu nịnh, gian trá. Sáu là
tu hành phép Tam-muội Không.(2) Bồ Tát thành tựu sáu
pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn Đà-la-ni
này.
“Đại Bồ Tát thành tựu các pháp tướng mạo như thế
rồi, trong vòng bảy năm liền tóm lược hết thảy chương cú
đà-tỳ-lê,(3) suốt ngày đêm sáu thời lễ bái cung kính, một
lòng tư duy, suy xét các mối liên hệ với thân niệm xứ,(4) tu
hành phép Tam-muội Không, đọc tụng các thần chú như
vậy. Khi ra khỏi tam-muội liền niệm tưởng vô số chư Phật
trong khắp mười phương thế giới.
“Vị Đại Bồ Tát ấy qua bảy năm như vậy liền được pháp
môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này. Bồ Tát được pháp
môn Đà-la-ni này rồi liền được mắt Thánh thanh tịnh.
Được mắt Thánh thanh tịnh rồi liền có thể nhìn thấy
khắp các thế giới mười phương nhiều như số cát sông
Hằng, tại mỗi thế giới ấy chư Phật Thế Tôn đều không hề
nhập Niết-bàn,(5) lại cũng nhìn thấy các ngài thị hiện vô
số đủ mọi phép thần túc biến hóa. Vị Đại Bồ Tát này vào
lúc ấy nhìn thấy được hết thảy vô lượng chư Phật, không
thiếu sót bất cứ một vị nào. Khi thấy Phật rồi liền được
tám mươi bốn ngàn môn đà-la-ni, bảy mươi hai ngàn môn
tam-muội và sáu mươi ngàn pháp môn khác.
“Vị Đại Bồ Tát đạt được pháp môn Đà-la-ni Giải liễu
nhất thiết này rồi cũng đạt được tâm đại từ bi đối với
chúng sinh.


___________

(1) Đa văn: nghe nhiều, nghĩa là thường lắng nghe những điều tốt đẹp để học hỏi,
mở rộng sự hiểu biết.

(2) Tam-muội Không: phép tam-muội khi hành giả trụ yên trong đó thì quán xét
thấy năm uẩn đều là không, không có ngã và ngã sở (ta và vật của ta) nên gọi
là không; quán xét thấy thật tướng của tất cả các pháp tất cánh đều là không
nên gọi là Tam-muội Không.

(3) Đà-tỳ-lê: Chỉ tất cả những câu thần chú, mật chú mà Phật đã thuyết dạy.

(4) Thân niệm xứ: một trong Tứ niệm xứ đã chú giải ở trước, trang 36.

(5) Theo cách nhìn của phàm phu và hàng Nhị thừa thì tất cả các vị Phật Thế Tôn
sau khi giáo hóa đều nhập Niết-bàn, nhưng đối với các vị Bồ Tát đã chứng ngộ
Đại thừa thì chư Phật Thế Tôn không hề nhập Niết-bàn rốt ráo. Các ngài chỉ
thị hiện các giai đoạn giáo hóa khác nhau mà thôi.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Lại nữa, Bồ Tát đạt được pháp môn này rồi, như trước
đây có phạm vào các tội ngũ nghịch cực ác, khi chuyển
sinh sang thân khác liền được mãi mãi dứt sạch không
còn nghiệp ác. Đến khi chuyển sinh sang một thân khác
nữa thì dứt hết thảy tất cả các nghiệp, đạt đến địa vị cao
nhất trong Thập địa.
“Nếu Bồ Tát ấy trước đây không phạm vào các tội ngũ
nghịch, hết thảy các nghiệp khác liền được mãi mãi dứt
sạch ngay khi còn mang thân này. Khi vừa chuyển sinh
sang thân khác liền đạt đến địa vị cao nhất trong Thập
địa. Sau đó không lâu sẽ đạt được Ba mươi bảy phẩm trợ
đạo, cho đến được Nhất thiết trí.

“Thiện nam tử ! Pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết
này có thể làm lợi ích lớn lao cho các vị Đại Bồ Tát. Nếu
Bồ Tát thường niệm tưởng đến pháp thân chư Phật, liền
có thể được thấy đủ mọi phép thần túc biến hóa. Thấy
được các phép biến hóa như vậy rồi, liền được sự hoan hỷ,
dứt mọi phiền não. Do tâm hoan hỷ ấy nên liền thành
tựu được các phép thần túc biến hóa như vậy. Nhờ được
sức thần túc nên có thể cúng dường chư Phật trong vô số
thế giới nhiều như số cát sông Hằng. Nhờ cúng dường
nên được ở nơi chư Phật ấy mà nghe và nhận lãnh chánh
pháp nhiệm mầu. Nhờ nghe và nhận lãnh chánh pháp
nên đạt được pháp môn Đà-la-ni Nhẫn nhục Tam-muội,
liền đó quay trở về cõi Phật này.

“Thiện nam tử ! Pháp môn Đà-la-ni này có thể tạo ra sự
lợi ích lớn lao như thế, làm giảm nhẹ các nghiệp ác, tăng
thêm các căn lành.”

Bấy giờ có các vị Bồ Tát bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn ! Chúng con trong quá khứ đã từng ở nơi các đức Phật
nhiều như số cát của một con sông Hằng mà nghe được
pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn ! Chúng
con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của hai
con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này.
Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn ! Chúng
con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của ba
con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này.
Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn ! Chúng
con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của bốn
con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này.
Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn ! Chúng
con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của năm
con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này.
Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn ! Chúng
con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của sáu
con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này.
Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn ! Chúng
con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của bảy
con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này.
Nghe qua rồi liền đạt được.”
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng:

“Bạch Thế Tôn ! Chúng con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều
như số cát của tám con sông Hằng mà nghe được pháp môn
Đà-la-ni này, nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn ! Chúng
con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của chín
con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này.
Nghe qua rồi liền đạt được.”

Bấy giờ, Đại Bồ Tát Di-lặc bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn ! Con nhớ trong quá khứ trải qua số kiếp nhiều
như số cát của mười con sông Hằng, có một đại kiếp tên là
Thiện Phổ Biến. Trong kiếp ấy có thế giới Ta-bà vi diệu thanh
tịnh, hết thảy đều trang nghiêm. Bấy giờ có Phật ra đời
hiệu là Sa-la Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri,
Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ,
Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, có
vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha tỳ-kheo tăng, lại có các
vị Đại Bồ Tát nhiều không thể tính đếm, cung kính vây quanh.

“Bấy giờ, đức Phật Sa-la Vương vì đại chúng mà thuyết
dạy pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này. Lúc đó
con từ nơi đức Phật ấy mà được nghe pháp này. Nghe rồi
liền tu học. Tu học rồi liền được tăng trưởng đầy đủ mọi
pháp. Trải qua vô số kiếp như vậy, đã có vô số chư Phật
nhiều không thể tính đếm, khi ấy con luôn tùy theo thọ
mạng của chư Phật mà dùng đủ mọi phép tam-muội Sư tử
du hý tự tại của hàng Bồ Tát để cúng dường hết thảy vô
lượng chư Phật.

“Khi ấy, ở nơi mỗi vị Phật như vậy con đều được gieo
trồng vô số căn lành, nhiều đến không thể tính đếm được.
Nhờ gieo trồng căn lành nên có được vô lượng công đức
lớn lao tích tụ. Nhờ căn lành ấy nên chư Phật đều thọ
ký cho con, nhưng do bản nguyện nên con vẫn còn ở lâu
trong vòng sinh tử. Vì còn ở lại nên chưa thành tựu quả
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

“Bạch Thế Tôn ! Nay nguyện đức Như Lai thọ ký quả
Phật cho con, khiến con được thành tựu quả A-nậu-đa-la
Tam-miệu Tam-bồ-đề.”

Bấy giờ, đức Phật bảo Đại Bồ Tát Di-lặc:

“Đúng vậy, đúng vậy ! Đúng như lời ông nói. Vào thời đức Phật Sa-la
Vương tại thế, ông đã được pháp môn Đà-la-ni Giải liễu
nhất thiết này. Này Di-lặc! Trong mười đại kiếp quá khứ,
nếu ông muốn nguyện thành tựu quả A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề thì khi ấy hẳn ông đã được nhanh chóng
thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nhập
Niết-bàn Vô dư . Di-lặc! Ông còn ở lâu trong sinh tử là
do có bản nguyện. Sở dĩ không thành quả Phật chỉ là do
muốn lưu lại mà thôi.
“Di-lặc ! Nay ta vì ông mà thọ ký cho sẽ thành tựu quả Phật.”

Bấy giờ, đức Thế Tôn quán chiếu khắp đại chúng cùng
với các vị Bồ Tát, tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di,
trời, rồng, dạ-xoa, a-tu-la, la-sát, càn-thát-bà, người và
phi nhân. Sau khi quán chiếu rồi liền thuyết ra thần chú này:


“Đới đa phù di, đàn đà phù di, đàm ma đà phù di, già
đế phù di, mật đế phù di, bát nhã phù di, tỳ xá la xà phù
di, bát đế tam tỳ đa phù di, a nậu sai bà phù di, a ba sai
phù di, tam ma đa bác sai ma bác sai phù di, xà đế xoa
duệ phù di, tam xoa xà tỳ thâu xà, ba la, thâu xà tỳ xá già
đạt xá bà đế, tỳ xá đà, đế la na la già già la già, tam xoa
xá bà đa, tỳ ma đế du ba hề la la già ma a trá xoa la, bà
xá tăng già ma y đế châu la bạt đế di, văn đà la, đà ha la
bạt đế, bát nhã phù đa, ha đà già di đa, sa ?sa bàn đa y
la da, ni la da, ha hô tát trá, a mục đà mục a, tha bà đế,
già lâu bà đế, đế hề na đề bà a ca na ma đế, bà ca na ma
đế tam di đế tỳ sa bà địa y đà sa la, y đà bà la, ha la đa
la câu lưu sa, đâu lâu sa lại ma la lưu tha, đa lưu tha, tát
bà tha, tát bà tha già, ni lưu tha, đề ha đa, đa hề phả la,
bà ?phả la, tát bà phả la, thế trá bà đề.”
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát mười hai nhân
duyên(1) này, có sáu mươi na-do-tha chư Thiên được thấy
Bốn thánh đế. Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết thần chú này:


“Đới phả lam, a già phả lam, la la phả lam, a la phả
lam, ni la hô la, bà bà đa phiếu, y đàm phả lam, ni giám
phả lam, nam mô đà diêm, tỳ phù nga, bát nhã già già, a
nậu tỳ địa già ca, xà ni già ca.”

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát này, có mười
ức chư thiên phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề,
thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.
Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết thần chú này:


“Ba thi, tô ma đô, a nậu ma đô, a câu ma đô, si đà bà
câu ma đa tha, đà xá la, tỳ bá bả tha, y ha thế thiết đa, tô
nễ ma, tô đế xí nã đế(2) a lộ câu(3) a đề đấu nã.”(4)

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát này, có sáu
mươi bốn ngàn vị trong loài rồng phát tâm A-nậu-đa-la
Tam-miệu Tam-bồ-đề, thảy đều được địa vị không còn
thối chuyển.


_________

(1) Mười hai nhân duyên (Thập nhị nhân duyên): nguyên nghĩa là Duyên khởi () hay Nhân duyên sinh (), nhưng vì luật nhân duyên này bao gồm mười hai yếu tố kết nối nhau, nên thường gọi là Mười hai nhân duyên. Đó là:

aaaa1. Vô minh (, Sanskrit:  ! /6 ), sự không thấu hiểu Tứ
diệu đế, không hiểu được khổ là tính chất căn bản của đời sống,
aaaa2. Vô minh sinh ra Hành (, Sanskrit: &  /63 ), hành động tạo nghiệp. Hành động này có thể tốt, xấu hay trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng là thân, khẩu và ý.
aaaa3. Hành sinh ra Thức (, Sanskrit: 0 /6 00), làm nền tảng
cho một đời sống tới. Thức này đi vào bào thai mẹ. Thức lựa chọn cha mẹ do Hành tốt hay xấu qui định.
aaaa4. Thức sinh ra Danh sắc (, Sanskrit, /6  ,), là toàn bộ phần tâm lý và hình thể của bào thai mới, do Ngũ uẩn (Sanskrit:,02  /6 ,02 ) tạo thành.
aaaa5. Danh sắc sinh ra Lục căn , Sanskrit: #+! /6 7!),
là các giác quan, sáu căn (năm giác quan và khả năng suy nghĩ là sáu).
aaaa6. Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc , Sanskrit: , /6,).
aaaa7. Xúc sinh ra Thọ (, Sanskrit, /6 *( ), là cảm nhận của con ngườimới với thế giới bên ngoài.
aaaa8. Thọ sinh ra Ái (, Sanskrit: # /6 ), luyến ái xuất phát từham muốn.
aaaa9. Ái sinh ra Thủ (, Sanskrit, /6 , ) là điều người ta muốn chiếmhữu cho mình.
aaaa10. Thủ sinh ra ra Hữu (, Sanskrit, /6 ), là toàn bộ cái được gọi là tồn tại, sự sống, thế giới.
aaaa11. Hữu sinh ra Sinh (, Sanskrit, /6), một thế giới và con ngườixuất hiện trong đó.
aaaa12. Sinh sinh ra Lão tử (, Sanskrit, /6   ), vì có Sinh nên có hoại diệt.

Cần chú ý rằng đây chỉ là trình tự liệt kê. Sự vận hành của mười hai nhân
duyên thật ra là một vòng tròn khép kín, không có điểm khởi đầu hoặc
điểm kết thúc. Đừng lầm tưởng rằng Vô minh là yếu tố đầu tiên rồi đến
hành, thức... Các nhân duyên này theo nhau mà cùng có trong sinh tử, lại
cũng theo nhau mà cùng diệt trong quá trình chứng ngộ. Khi sinh, tất cả đều
sinh. Khi diệt, tất cả đều diệt

(2) Nguyên bản chú là “lợi ý”.

(3) Nguyên bản chú là “quang minh”.

(4) Nguyên bản chú là “đại mặc nhiên”.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết thần chú này:

“A xoa tu bạt xoa, tu bà sa mạn đà na, a la trụ bà bà già
la trù, ca la trà xoa, tất đàm ma đế, tam ma đa đa, a xoa
bà lệ, hề trá ca lộ, ma ha bà lệ, ô xà đà lộ, đà la ni, hề già
la xoa, câu đà xoa câu bà xoa, tỳ lộ bố, tỳ lưu ba mục khư,
thế đế hại đa thế đế bà lệ, a tu lộ tỳ na, tu lộ ba ma đề.”

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát này, có mười
hai ức dạ-xoa phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề,
thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.
Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết thần chú này:


“A thê, ty lê ly, ni đế thê, san đế thê, già đế nê, na ca
di, a lam di, sa lam di, a đà di ma đà di, ma đế di, san ni
ha, thủ lệ đà, la ni a phất xá đa tát đà, tát đề bà tát na
già, tát dạ xoa tát a tu la, đề bà na già, ni lục đế lệ bà la
ni lục đế la tỳ, mật đế bát nhã bát lê bạt đa, mạt đế ba lợi
la tỳ, già đế đề đế ba lợi ba la, già đế đề đế la tỳ, phất bà
sí tỳ xà nễ tỳ tát già lợi bạn đa, a tỳ tha na bạn đa, thủ la
bạn đà, chất la tỳ lê da, bạn đà, tỳ đa bạn để, tỳ sa bà nễ,
mạt già văn đà tỳ xá bát lợi kiếm ma, nễ xoa ba la hô, ô
ha la lộ đề la ba đô, a tu la văn đà na già văn đà, dạ xoa
văn đà, la lợi văn đà, tỳ đề, tỳ đề di, đa ty đa đa ty, ô nã
tức miết, bà già đề, đà la ni a tỳ xá đa đề xá thủ đà ni, bà
sí du đề, kỳ bà du đà ni, ba sí ba lợi yết ma đế ma đế già
đế phu đế già na na ba đế, ba la na phật đề xà da già gia
du nhược đà già ca ty dạ.”

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát này, có năm
mươi sáu ngàn a-tu-la phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề, thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Đại Bồ Tát Vô Sở Uý Bình
Đẳng Địa rằng:

“Thiện nam tử ! Chư Phật Thế Tôn ra đời
là rất khó. Diễn thuyết pháp môn này lại càng khó hơn.
Pháp môn này chính là do năm phần: giới, định, huệ, giải
thoát, giải thoát tri kiến huân tập mà thành.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

“Thiện nam tử ! Thần chú này có thể khiến cho Bồ Tát
được thành tựu oai đức.

“Thiện nam tử ! Như Lai xưa kia trong lúc còn tu hành
đạo Bồ Tát, đã dùng các pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục,
tinh tấn, thiền định, trí huệ mà thâu nhiếp nên thần chú
này, cúng dường cung kính vô lượng vô biên trăm ngàn
muôn ức chư Phật Thế Tôn, ở nơi các đức Phật mà tu
hành pháp bố thí, hoặc tu tập Phạm hạnh(1) thanh tịnh,
trì giới, hoặc chuyên cần tinh tấn, hoặc tu tập nhẫn nhục,
hoặc nhập tam-muội, hoặc tu tập trí huệ, hết thảy mọi
pháp tu tập đều chỉ thuần là những nghiệp thanh tịnh. Vì
thế nên ngày nay ta mới được trí huệ cao trổi nhất.
“Thiện nam tử ! Trong quá khứ vô lượng a-tăng-kỳ(2) ức
na-do-tha kiếp, khi ta tu hành đạo Bồ Tát thường luôn
xa lìa những việc nói dối, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói
lời không chân chánh.(3) Vì thế nên ngày nay ta mới được
tướng lưỡi rộng dài(4) này.

“Thiện nam tử ! Do nhân duyên ấy nên lời dạy của chư
Phật Thế Tôn là chân thật, chẳng hề luống dối.”


__________

(1) Phạm hạnh: hạnh tu thanh tịnh, thường dùng với ý nghĩa là không phạm vào
sắc dục, dâm giới.

(2) A-tăng-kỳ, Phạn ngữ là &!, chỉ những số lượng rất lớn, thường dịch là
vô số. Các kinh văn xưa cũng đọc chữ này là a-tăng-xí-da.

(3) Nguyên tác dùng “ỷ ngữ”, chỉ hết thảy những lời có hàm ý dâm đãng, bất
chánh. Các nhà dịch kinh xưa dùng “ỷ ngữ”, từ ngài Huyền Trang về sau thường
dịch là “tạp uế ngữ”. Đại thừa nghĩa chương, quyển 7 viết:
(Tà ngôn bất chánh, kỳ du ỷ sắc, tòng dụ lập
xưng cố danh ỷ ngữ.) Câu-xá luận, quyển 16 viết:
(Nhất thiết nhiễm tâm sở phát chư ngữ danh tạp uế ngữ.) Thành thật
luận viết: (Ngữ tuy thật ngữ, dĩ phi thời
cố tức danh ỷ ngữ.) Vì người xưa hiểu theo nghĩa quá rộng như thế nên quả thật
không thể chuyển dịch hết ý. Chúng tôi đành chỉ biết tạm dịch là “lời không
chân chánh”, đồng thời dẫn chú ở đây để quý độc giả tiện suy xét.
[align=right:07f554d283]124[/align:07f554d283]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top