Latuan trả lời phản vấn của trưởng bối Chiếu Thanh

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào Latuan !
Rất "hân hạnh" thưa chuyện cùng nhân giả đạt cứu cánh niết bàn.Khi nghe latuan trình bày chú giải Kinh Bát nhã tâm kinh bổng nhớ tới chuyện tích Đức Sơn Tuyên Giám. Khi Đức Sơn mang hết chú giải Kinh Kim Cang ra trước pháp đường đốt sạch có nói một câu : "Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu ở đời in một nhỏ nước gieo trong hồ lớn." Câu này nghĩa là gì hả , "latuan_Đức Sơn" ?

Khi xưa, nhân giả đạt cứu cánh niết bàn thường bổng òa khóc như trẻ con, hoặc cười vang động, hoặc cười hấp hấp như ba trợn , không biết latuan đã từng đang từng cùng cảnh không ? nhưng những người ấy chẳng bao giờ nói đạt "cái con khỉ mốc khô gì cả"?. Vậy là sao, nhân giả ?

Chào bác Chiếu Thanh! Thoạt xem mấy câu vấn của bác khiến latuan phải xem lại ai là người đang đối thoại, nhờ vậy mà được biết bác đây là thành viên đồng, master, level 11. Biết bác đã “hạ mình” thăm hỏi nên phải trình cho rõ những điều bác phản vấn.
À! Sáng nay được trưởng bối vienquang6 mời dùng trà Triệu Châu, bánh Vân Môn nên tâm lãnh dù vậy cũng không thể né tránh những câu vấn của bác.
Rất “hân hạnh” thưa chuyện cùng nhân giả đạt cứu cánh niết bàn. Ồ nhờ bác hoasenmaimai mà latuan đã leo lên làm nhân giả đạt cứu cánh niết bàn rồi chả trách điều ấy khiến lời chào của bác Chiếu Thanh khách khí đến vậy.
Latuan đã là nhân giả đạt cứu cánh niết bàn rồi sao bác lại kéo latuan xuống đặt ngang hàng với Đức Sơn ngày mới chớm ngộ pháp yếu.
Bác Chiếu Thanh không rõ tại sao Đức Sơn đem kinh Kim Cang đốt và bảo “Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu ở đời như nhỏ giọt nước vào hồ nước lớn thì latuan sẽ trình cho bác xem một câu chuyện. Nếu bác muốn rõ biết thì hãy kiên nhẫn xem hết rồi hãy nói chỗ chưa rõ nhé! Đoản khúc này hình như latuan đã viết ra có đến 3 năm rồi.

Tắc công án đắc pháp của Thiền sư Đức Sơn

Sư Đức Sơn là người họ Chu, quê ở Kiến Nam, Giản Châu, xuất gia lúc 20 tuổi. Sư thông suốt các bộ Kinh, Luật, Luận. Vì thường giảng Kim Cang bát - nhã - ba - la - mật đa kinh nên người đời gọi Sư là Chu Kim Cang. Sư lại được nghe “Phương nam Thiền tông hưng thịnh, tùy cơ hoằng dương Phật pháp”, Sư bất bình nói:
- Kẻ xuất gia muôn kiếp học uy nghi của Phật, vạn kiếp học tế hạnh của Phật. Những kẻ ma ở phương nam dám nói “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Thật là giọng điệu của bọn tà ma, ngoại đạo! Thật quá ư cuồng ngạo, hư vọng! Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng mà diệt hết dòng giống tà ma, ngoại đạo để đền trả ân Phật.
Sư bèn khăn gói lên đường xuôi về phương nam, gánh theo 3000 bộ Kinh Kim Cang (Kinh sách xưa được viết trên thẻ tre nên sách xưa khá nặng vì thế Sư phải gánh). Đến Lễ Châu, Sư gặp một bà lão bán xôi. Đặt quang gánh xuống, Sư hỏi bà lão “Đường đến nơi ở của Thiền sư Long Đàm Sùng Tín và cũng nói qua ý định thu phục kẻ tà ma dối truyền pháp Phật”. Tiếp đến, Sư bảo bà lão bán cho ít xôi đặng dùng điểm tâm. Bà lão sau khi chỉ đường đến nơi ở của Thiền sư Long Đàm rồi lại nhìn gánh sách của Sư và dò hỏi:
- Sư đang gánh gì?
Sư trả lời:
- Kinh Kim Cang 3000 bộ.
Bà lão nói:
- Tôi có một câu hỏi nằm trong bộ Kinh Kim Cang mà Thầy đang “gánh vác”. Nếu Thầy đáp được tôi xin cúng dường xôi cho Ngài. Còn nếu Thầy đáp không được thì mời Thầy đi cho và tôi cũng không bán xôi cho Ngài.
Sư tin chắc sẽ trả lời đặng vì từng câu, từng chữ trong Kinh Kim Cang Sư thuộc nằm lòng, Sư gật đầu chấp thuận, bà lão liền hỏi:
- Trong kinh Kim Cang có câu “Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc” (Tâm quá khứ chẳng thể có, tâm tương lai chẳng thể có, tâm hiện tại chẳng thể có). Vậy chẳng hay Thầy muốn lấy tâm nào dùng điểm tâm?
Sư lặng thinh, không thể đáp được. Sư đành phải chào bà lão bán xôi và rời đi. Theo hướng chỉ dẫn của bà lão, Sư lần đến nơi ở Thiền sư Long Đàm với cái bụng trống không. Vừa đến nơi ở của Thiền sư Long Đàm, Sư đã dõng dạc:
- Nghe danh Long Đàm đã lâu, nay ta đến đây, cớ sao đầm (đàm 潭) cũng không thấy mà rồng (long 龍) cũng chẳng hiện?
Thiền sư Long Đàm nghe tiếng, bước ra, nói:
- Người đã tới Long Đàm rồi chăng? (Ngụ ý hỏi là Sư Chu Kim Cang phải chăng đã từng đến Đầm Rồng và gặp được rồng. Cho nên hôm nay quay lại mà không thấy rồng hiện mới buông lời phiền trách).
Sư không đáp được, liền dừng lại đây. Một hôm, Sư hầu chuyện với Thiền Sư Long Đàm đến tận khuya. Sau khi dừng chuyện sư Long Đàm bảo:
- Đêm khuya sao chẳng về?
Sư cúi chào bước ra, rồi lại trở vào thưa:
- Bên ngoài trời tối đen.
Thiền sư Long Đàm thắp đèn đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, sư Long Đàm liền thổi tắt. Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, Sư liền quì xuống lễ bái. Thiền sư Long Đàm hỏi:
- Ngươi thấy được gì?
Sư thưa:
- Từ nay về sau con chẳng còn nghi lời nói của chư Tăng trong thiên hạ.
Sau đó, Sư đem bộ Kinh Kim Cang ra chất đống, nổi lửa đốt và nói “Tột cùng các biện luận siêu huyền cũng chỉ như là một mải lông ném vào trong hư không, hết sạch các trọng yếu trong đời khác chi một giọt nước rơi vào biển lớn”.
Sư lễ tạ và từ biệt Thiền sư Long Đàm du phương
Hỏi:
- Vì sao chỉ với việc thổi tắt ngọn đèn của Thiền sư Long Đàm mà Sư Chu Kim Cang, một người vốn tự thị học rộng, biết nhiều với đầy những kiến chấp về pháp Phật lại có thể đại ngộ tâm yếu của Phật Thích Ca?
Nếu bạn có thể giải trình Tắc công án này thì tôi mời bạn.

Công Án Đắc Pháp Của Thiền Sư Đức Sơn

Chỉ với một thao tác thổi tắt đèn của Thiền Sư Long Đàm khiến sư Đức Sơn “hoát nhiên đại ngộ”. Sư Đức Sơn đã ngộ ra điều gì mà buông bỏ mọi kiến chấp, sự hiểu biết của tự thân mà quỳ xuống lạy tạ sư Long Đàm?
Được biết sư Đức Sơn làu thông kinh Tạng, Luật, Luận. Vì thế trong lòng sư có phần kiêu mạn với mớ kiến giải, biện luận sâu rộng,… về Tam tạng kinh. Sư muốn xuống phương nam để nhiếp phục sư Long Đàm nhằm đáp đền ơn Phật vì cho rằng sư Long Đàm là tà ma, ngoại đạo dối truyền pháp Phật. Vậy mà vừa đến phương nam lại không thể trả lời xong một câu hỏi của bà lão bán xôi thì hào khí mười phần đã giảm hết nửa. Lại gặp sư Long Đàm hỏi một câu khiến thần trí mê mờ, nhuệ khí tiêu tan. Sư đành xin ở lại để tham học. Nhưng với sự hiểu biết, những kiến giải,… thì sư chẳng thể quên mất. Sư vẫn thường cùng sư Long Đàm hỏi đáp pháp yếu, kinh điển, giáo lý,… Nói về các pháp, sư thông suốt cả nên dù sư Long Đàm có muốn truyền dạy cũng chẳng còn chỗ để truyền. Vì tâm của sư Đức Sơn như cái ly nước đầy chẳng thể rót nước vào thêm.
Cho đến lúc có nhân duyên, sư Long Đàm liền hỏi:
- Tam tạng kinh, người đã sáng rõ cả. Đêm đã khuya sao lại chẳng về?
Rõ thật là sư Long Đàm đã mở lời tiễn khách, sư Đức Sơn đành cúi chào, bước ra nhưng bên ngoài trời tối đen, không nhìn thấy lối đi. Sư đành trở vào trình:
- Bên ngoài trời tối đen.
Sư Long Đàm thắp đèn đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, sư Long Đàm liền thổi tắt.
Ngay lúc đó, sư Đức Sơn tỏ ngộ. Câu tiễn khách của sư Long Đàm hàm ý “Phải chăng tự tâm sư đã sáng rõ pháp Phật?”, sư Đức Sơn chưa kịp trả lời thì đã bị “đuổi đi”. Sư bước ra, thấy “Trời tối”, liền vào xin ánh sáng.
Sư Long Đàm đã thắp đèn cho sư nhìn thấy ánh sáng và đưa sang. Nhân lúc sư Đức Sơn toan tiếp lấy đèn thì sư Long Đàm đã thổi tắt ánh sáng. Việc làm này khiến sư Đức Sơn bừng tỉnh “Thì ra cái sáng rõ nơi Phật pháp mà bấy lâu ông chấp giữ chỉ là cái thấy bên ngoài, do giáo lý, kinh điển và tâm phân biệt, dính mắc mà có chứ chẳng phải cái thấy sáng rõ chánh pháp nơi tự tâm”. Vì thế nên trước câu hỏi đốn chứng của bà lão bán xôi và sư Long Đàm ông không thể trả lời đặng vì thật sự là chưa “Minh tâm, kiến tánh”. Việc hội được ý thiền, buông bỏ những kiến chấp, lý giải,… khiến sư Đức Sơn trút bỏ được gánh nặng trong lòng,… hỏi sư Đức Sơn làm sao không biết ơn sư Long Đàm truyền tâm pháp? Ngay sau khi buông bỏ mọi kiến giải, chấp trước thì sư Đức Sơn đã chuyển vị, trở thành Tổ.
Việc đắc pháp của sư Đức Sơn nơi sư Long Đàm có chỗ tương đồng với việc đắc pháp của sư Huệ Khả nơi Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Sư Huệ khả cũng am tường kinh điển, giáo lý thậm chí có thể làu thông Tam tạng kinh hơn cả Sơ Tổ Đạt Ma. Dù vậy ngay khi ngài Đạt Ma bình thản, tự tại thì trong lòng sư Huệ Khả lại bấn loạn, không an. Bởi do Sơ Tổ Bồ Đề hằng sống nơi chánh pháp còn sư Huệ Khả chỉ là hiểu biết pháp mà không thật sống nơi chánh pháp.
Người học Phật mà chỉ dừng ở nơi rõ biết và không sống được nơi chánh pháp thì ngày càng bị trói vào pháp với những dính mắc tà kiến, chấp trước. Thật chẳng thể tự tại, an lạc ngay nơi hiện đời thì nói gì đến việc liễu thoát sinh tử.

Qua đoản khúc trên thì ý của latuan hẳn là bạn đã rõ. Sư Đức Sơn vì tự phụ kiến văn quảng bác nên xuôi về phương nam những mong nhiếp phục sư Long Đàm vì bản thân sư Đức Sơn nghĩ rằng sư Long Đàm là hạng tà ma, ngoại đạo. Hùng tâm, tráng chí là vậy thế mà vừa gặp phải bà lão bán xôi, cư sĩ tại gia của sư Long Đàm đốn một câu đã ngơ ngẩn tâm hồn đến khi gặp sư Long Đàm thì “coi như xong” vốn kinh sách làu thông chẳng có chỗ hữu dụng.
Về sau, nhờ sư Long Đàm thuận duyên đốn ngộ nên minh tâm bừng sáng tự biết “Giấy không gói được lửa”, “Kinh sách chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng” bấy lâu mình chỉ ôm giữ ngón tay, tự xem như là sở đắc giờ mới hay mình đã bị sở tri kiến chặn đứng sự giác ngộ.
Đắc pháp rồi sư Đức Sơn quyết định đi du phương truyền pháp nhưng gánh theo ngần ấy kinh sách làm gì nữa, sư Long Đàm cũng chẳng cần đến nên sư Đức Sơn nổi lửa đốt kinh là đốt luôn kiến chấp, vọng chấp của mình.
Xin hỏi bác Chiếu Thanh câu trả lời của latuan có thỏa mãn câu hỏi của bác chưa?

Khi xưa, nhân giả đạt cứu cánh niết bàn thường bổng òa khóc như trẻ con, hoặc cười vang động, hoặc cười hấp hấp như ba trợn , không biết latuan đã từng đang từng cùng cảnh không ? nhưng những người ấy chẳng bao giờ nói đạt "cái con khỉ mốc khô gì cả"?. Vậy là sao, nhân giả ?
Đáp: Thật ra khi đạt cứu cánh niết bàn hành giả chỉ khẽ nở một nụ cười trên môi thôi à, bác Chiếu Thanh ơi! Phật Thích Ca ngày chứng đạo đã nở nụ cười như thế.
Còn nhân giả bật khóc như trẻ con quả thật chỉ là hành nhân chưa tỏ ngộ hoàn toàn, vị này bị tâm ma khuấy nhiễu và đó là khấp ma, bi ma. Cũng lại như vậy, hành nhân bậc tiếng cười vang động cười hấp hấp như ba trợn mà bác đề cập là vị này bị hỷ ma nhiễu loạn tâm thần.
Thời may khi tỏ ngộ pháp vô sanh latuan cũng chỉ nở một nụ cười ý nhị.
Những người ấy chẳng bao giờ nói đạt “cái con khỉ mốc khô gì cả” là vì họ đã thật sự tỏ ngộ đâu. Bác Chiếu Thanh đừng quên rằng Phật Thích Ca từng nói “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn”, latuan xin đính chính lại lời này Phật nói không phải lúc mới sinh ra mà Phật Thích Ca nói sau ngày thành đạo rất lâu xa đấy. Và đương nhiên lời này Phật Thích Ca nói không có lỗi, nói được làm được.
Còn việc đạt cứu cánh niết bàn ở latuan là do hoasenmaimai bắt thang cho latuan bước lên, latuan đã dám bước lên thì đương nhiên là phải có chỗ y tựa, tự tại vô ngại. Thế nên mong rằng bác Chiếu Thanh đừng quá khinh lờn người hậu học, điều đó không có lợi ích gì cho công việc tu học của bác đâu. Hơn nữa, những cách hành xử không đúng mực của bác sẽ khiến bác tự làm đau bác đấy. latuan thật sự đến với diễn đàn với tâm vô phân biệt, vô phân biệt ở vẹn nghĩa khéo hay phân biệt chẳng sinh lòng yêu ghét.
Latuan kính trình bác Chiếu Thanh, bác Trí Từ cùng các vị trưởng bối lãm tường.
Và mong mọi người hãy thả lòng một chút sẽ biết rằng latuan thật sự đang dùng lời khiêm hạ, nhẫn nhịn, uyển chuyển. Điều đó thể hiện thiện chí của latuan, latuan đến với diễn đàn không vì sự tranh hơn luận thắng.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chào Latuan !
Rất "hân hạnh" thưa chuyện cùng nhân giả đạt cứu cánh niết bàn.Khi nghe latuan trình bày chú giải Kinh Bát nhã tâm kinh bổng nhớ tới chuyện tích Đức Sơn Tuyên Giám. Khi Đức Sơn mang hết chú giải Kinh Kim Cang ra trước pháp đường đốt sạch có nói một câu : "Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu ở đời in một nhỏ nước gieo trong hồ lớn." Câu này nghĩa là gì hả , "latuan_Đức Sơn" ?

Khi xưa, nhân giả đạt cứu cánh niết bàn thường bổng òa khóc như trẻ con, hoặc cười vang động, hoặc cười hấp hấp như ba trợn , không biết latuan đã từng đang từng cùng cảnh không ? nhưng những người ấy chẳng bao giờ nói đạt "cái con khỉ mốc khô gì cả"?. Vậy là sao, nhân giả ?

Chào bác Chiếu Thanh! Thoạt xem mấy câu vấn của bác khiến latuan phải xem lại ai là người đang đối thoại, nhờ vậy mà được biết bác đây là thành viên đồng, master, level 11. Biết bác đã “hạ mình” thăm hỏi nên phải trình cho rõ những điều bác phản vấn.
À! Sáng nay được trưởng bối vienquang6 mời dùng trà Triệu Châu, bánh Vân Môn nên tâm lãnh dù vậy cũng không thể né tránh những câu vấn của bác.
Rất “hân hạnh” thưa chuyện cùng nhân giả đạt cứu cánh niết bàn. Ồ nhờ bác hoasenmaimai mà latuan đã leo lên làm nhân giả đạt cứu cánh niết bàn rồi chả trách điều ấy khiến lời chào của bác Chiếu Thanh khách khí đến vậy.
Latuan đã là nhân giả đạt cứu cánh niết bàn rồi sao bác lại kéo latuan xuống đặt ngang hàng với Đức Sơn ngày mới chớm ngộ pháp yếu.
Bác Chiếu Thanh không rõ tại sao Đức Sơn đem kinh Kim Cang đốt và bảo “Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu ở đời như nhỏ giọt nước vào hồ nước lớn thì latuan sẽ trình cho bác xem một câu chuyện. Nếu bác muốn rõ biết thì hãy kiên nhẫn xem hết rồi hãy nói chỗ chưa rõ nhé! Đoản khúc này hình như latuan đã viết ra có đến 3 năm rồi.

Tắc công án đắc pháp của Thiền sư Đức Sơn

Sư Đức Sơn là người họ Chu, quê ở Kiến Nam, Giản Châu, xuất gia lúc 20 tuổi. Sư thông suốt các bộ Kinh, Luật, Luận. Vì thường giảng Kim Cang bát - nhã - ba - la - mật đa kinh nên người đời gọi Sư là Chu Kim Cang. Sư lại được nghe “Phương nam Thiền tông hưng thịnh, tùy cơ hoằng dương Phật pháp”, Sư bất bình nói:
- Kẻ xuất gia muôn kiếp học uy nghi của Phật, vạn kiếp học tế hạnh của Phật. Những kẻ ma ở phương nam dám nói “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Thật là giọng điệu của bọn tà ma, ngoại đạo! Thật quá ư cuồng ngạo, hư vọng! Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng mà diệt hết dòng giống tà ma, ngoại đạo để đền trả ân Phật.
Sư bèn khăn gói lên đường xuôi về phương nam, gánh theo 3000 bộ Kinh Kim Cang (Kinh sách xưa được viết trên thẻ tre nên sách xưa khá nặng vì thế Sư phải gánh). Đến Lễ Châu, Sư gặp một bà lão bán xôi. Đặt quang gánh xuống, Sư hỏi bà lão “Đường đến nơi ở của Thiền sư Long Đàm Sùng Tín và cũng nói qua ý định thu phục kẻ tà ma dối truyền pháp Phật”. Tiếp đến, Sư bảo bà lão bán cho ít xôi đặng dùng điểm tâm. Bà lão sau khi chỉ đường đến nơi ở của Thiền sư Long Đàm rồi lại nhìn gánh sách của Sư và dò hỏi:
- Sư đang gánh gì?
Sư trả lời:
- Kinh Kim Cang 3000 bộ.
Bà lão nói:
- Tôi có một câu hỏi nằm trong bộ Kinh Kim Cang mà Thầy đang “gánh vác”. Nếu Thầy đáp được tôi xin cúng dường xôi cho Ngài. Còn nếu Thầy đáp không được thì mời Thầy đi cho và tôi cũng không bán xôi cho Ngài.
Sư tin chắc sẽ trả lời đặng vì từng câu, từng chữ trong Kinh Kim Cang Sư thuộc nằm lòng, Sư gật đầu chấp thuận, bà lão liền hỏi:
- Trong kinh Kim Cang có câu “Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc” (Tâm quá khứ chẳng thể có, tâm tương lai chẳng thể có, tâm hiện tại chẳng thể có). Vậy chẳng hay Thầy muốn lấy tâm nào dùng điểm tâm?
Sư lặng thinh, không thể đáp được. Sư đành phải chào bà lão bán xôi và rời đi. Theo hướng chỉ dẫn của bà lão, Sư lần đến nơi ở Thiền sư Long Đàm với cái bụng trống không. Vừa đến nơi ở của Thiền sư Long Đàm, Sư đã dõng dạc:
- Nghe danh Long Đàm đã lâu, nay ta đến đây, cớ sao đầm (đàm 潭) cũng không thấy mà rồng (long 龍) cũng chẳng hiện?
Thiền sư Long Đàm nghe tiếng, bước ra, nói:
- Người đã tới Long Đàm rồi chăng? (Ngụ ý hỏi là Sư Chu Kim Cang phải chăng đã từng đến Đầm Rồng và gặp được rồng. Cho nên hôm nay quay lại mà không thấy rồng hiện mới buông lời phiền trách).
Sư không đáp được, liền dừng lại đây. Một hôm, Sư hầu chuyện với Thiền Sư Long Đàm đến tận khuya. Sau khi dừng chuyện sư Long Đàm bảo:
- Đêm khuya sao chẳng về?
Sư cúi chào bước ra, rồi lại trở vào thưa:
- Bên ngoài trời tối đen.
Thiền sư Long Đàm thắp đèn đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, sư Long Đàm liền thổi tắt. Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, Sư liền quì xuống lễ bái. Thiền sư Long Đàm hỏi:
- Ngươi thấy được gì?
Sư thưa:
- Từ nay về sau con chẳng còn nghi lời nói của chư Tăng trong thiên hạ.
Sau đó, Sư đem bộ Kinh Kim Cang ra chất đống, nổi lửa đốt và nói “Tột cùng các biện luận siêu huyền cũng chỉ như là một mải lông ném vào trong hư không, hết sạch các trọng yếu trong đời khác chi một giọt nước rơi vào biển lớn”.
Sư lễ tạ và từ biệt Thiền sư Long Đàm du phương
Hỏi:
- Vì sao chỉ với việc thổi tắt ngọn đèn của Thiền sư Long Đàm mà Sư Chu Kim Cang, một người vốn tự thị học rộng, biết nhiều với đầy những kiến chấp về pháp Phật lại có thể đại ngộ tâm yếu của Phật Thích Ca?
Nếu bạn có thể giải trình Tắc công án này thì tôi mời bạn.

Công Án Đắc Pháp Của Thiền Sư Đức Sơn

Chỉ với một thao tác thổi tắt đèn của Thiền Sư Long Đàm khiến sư Đức Sơn “hoát nhiên đại ngộ”. Sư Đức Sơn đã ngộ ra điều gì mà buông bỏ mọi kiến chấp, sự hiểu biết của tự thân mà quỳ xuống lạy tạ sư Long Đàm?
Được biết sư Đức Sơn làu thông kinh Tạng, Luật, Luận. Vì thế trong lòng sư có phần kiêu mạn với mớ kiến giải, biện luận sâu rộng,… về Tam tạng kinh. Sư muốn xuống phương nam để nhiếp phục sư Long Đàm nhằm đáp đền ơn Phật vì cho rằng sư Long Đàm là tà ma, ngoại đạo dối truyền pháp Phật. Vậy mà vừa đến phương nam lại không thể trả lời xong một câu hỏi của bà lão bán xôi thì hào khí mười phần đã giảm hết nửa. Lại gặp sư Long Đàm hỏi một câu khiến thần trí mê mờ, nhuệ khí tiêu tan. Sư đành xin ở lại để tham học. Nhưng với sự hiểu biết, những kiến giải,… thì sư chẳng thể quên mất. Sư vẫn thường cùng sư Long Đàm hỏi đáp pháp yếu, kinh điển, giáo lý,… Nói về các pháp, sư thông suốt cả nên dù sư Long Đàm có muốn truyền dạy cũng chẳng còn chỗ để truyền. Vì tâm của sư Đức Sơn như cái ly nước đầy chẳng thể rót nước vào thêm.
Cho đến lúc có nhân duyên, sư Long Đàm liền hỏi:
- Tam tạng kinh, người đã sáng rõ cả. Đêm đã khuya sao lại chẳng về?
Rõ thật là sư Long Đàm đã mở lời tiễn khách, sư Đức Sơn đành cúi chào, bước ra nhưng bên ngoài trời tối đen, không nhìn thấy lối đi. Sư đành trở vào trình:
- Bên ngoài trời tối đen.
Sư Long Đàm thắp đèn đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, sư Long Đàm liền thổi tắt.
Ngay lúc đó, sư Đức Sơn tỏ ngộ. Câu tiễn khách của sư Long Đàm hàm ý “Phải chăng tự tâm sư đã sáng rõ pháp Phật?”, sư Đức Sơn chưa kịp trả lời thì đã bị “đuổi đi”. Sư bước ra, thấy “Trời tối”, liền vào xin ánh sáng.
Sư Long Đàm đã thắp đèn cho sư nhìn thấy ánh sáng và đưa sang. Nhân lúc sư Đức Sơn toan tiếp lấy đèn thì sư Long Đàm đã thổi tắt ánh sáng. Việc làm này khiến sư Đức Sơn bừng tỉnh “Thì ra cái sáng rõ nơi Phật pháp mà bấy lâu ông chấp giữ chỉ là cái thấy bên ngoài, do giáo lý, kinh điển và tâm phân biệt, dính mắc mà có chứ chẳng phải cái thấy sáng rõ chánh pháp nơi tự tâm”. Vì thế nên trước câu hỏi đốn chứng của bà lão bán xôi và sư Long Đàm ông không thể trả lời đặng vì thật sự là chưa “Minh tâm, kiến tánh”. Việc hội được ý thiền, buông bỏ những kiến chấp, lý giải,… khiến sư Đức Sơn trút bỏ được gánh nặng trong lòng,… hỏi sư Đức Sơn làm sao không biết ơn sư Long Đàm truyền tâm pháp? Ngay sau khi buông bỏ mọi kiến giải, chấp trước thì sư Đức Sơn đã chuyển vị, trở thành Tổ.
Việc đắc pháp của sư Đức Sơn nơi sư Long Đàm có chỗ tương đồng với việc đắc pháp của sư Huệ Khả nơi Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Sư Huệ khả cũng am tường kinh điển, giáo lý thậm chí có thể làu thông Tam tạng kinh hơn cả Sơ Tổ Đạt Ma. Dù vậy ngay khi ngài Đạt Ma bình thản, tự tại thì trong lòng sư Huệ Khả lại bấn loạn, không an. Bởi do Sơ Tổ Bồ Đề hằng sống nơi chánh pháp còn sư Huệ Khả chỉ là hiểu biết pháp mà không thật sống nơi chánh pháp.
Người học Phật mà chỉ dừng ở nơi rõ biết và không sống được nơi chánh pháp thì ngày càng bị trói vào pháp với những dính mắc tà kiến, chấp trước. Thật chẳng thể tự tại, an lạc ngay nơi hiện đời thì nói gì đến việc liễu thoát sinh tử.

Qua đoản khúc trên thì ý của latuan hẳn là bạn đã rõ. Sư Đức Sơn vì tự phụ kiến văn quảng bác nên xuôi về phương nam những mong nhiếp phục sư Long Đàm vì bản thân sư Đức Sơn nghĩ rằng sư Long Đàm là hạng tà ma, ngoại đạo. Hùng tâm, tráng chí là vậy thế mà vừa gặp phải bà lão bán xôi, cư sĩ tại gia của sư Long Đàm đốn một câu đã ngơ ngẩn tâm hồn đến khi gặp sư Long Đàm thì “coi như xong” vốn kinh sách làu thông chẳng có chỗ hữu dụng.
Về sau, nhờ sư Long Đàm thuận duyên đốn ngộ nên minh tâm bừng sáng tự biết “Giấy không gói được lửa”, “Kinh sách chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng” bấy lâu mình chỉ ôm giữ ngón tay, tự xem như là sở đắc giờ mới hay mình đã bị sở tri kiến chặn đứng sự giác ngộ.
Đắc pháp rồi sư Đức Sơn quyết định đi du phương truyền pháp nhưng gánh theo ngần ấy kinh sách làm gì nữa, sư Long Đàm cũng chẳng cần đến nên sư Đức Sơn nổi lửa đốt kinh là đốt luôn kiến chấp, vọng chấp của mình.
Xin hỏi bác Chiếu Thanh câu trả lời của latuan có thỏa mãn câu hỏi của bác chưa?

Khi xưa, nhân giả đạt cứu cánh niết bàn thường bổng òa khóc như trẻ con, hoặc cười vang động, hoặc cười hấp hấp như ba trợn , không biết latuan đã từng đang từng cùng cảnh không ? nhưng những người ấy chẳng bao giờ nói đạt "cái con khỉ mốc khô gì cả"?. Vậy là sao, nhân giả ?
Đáp: Thật ra khi đạt cứu cánh niết bàn hành giả chỉ khẽ nở một nụ cười trên môi thôi à, bác Chiếu Thanh ơi! Phật Thích Ca ngày chứng đạo đã nở nụ cười như thế.
Còn nhân giả bật khóc như trẻ con quả thật chỉ là hành nhân chưa tỏ ngộ hoàn toàn, vị này bị tâm ma khuấy nhiễu và đó là khấp ma, bi ma. Cũng lại như vậy, hành nhân bậc tiếng cười vang động cười hấp hấp như ba trợn mà bác đề cập là vị này bị hỷ ma nhiễu loạn tâm thần.
Thời may khi tỏ ngộ pháp vô sanh latuan cũng chỉ nở một nụ cười ý nhị.
Những người ấy chẳng bao giờ nói đạt “cái con khỉ mốc khô gì cả” là vì họ đã thật sự tỏ ngộ đâu. Bác Chiếu Thanh đừng quên rằng Phật Thích Ca từng nói “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn”, latuan xin đính chính lại lời này Phật nói không phải lúc mới sinh ra mà Phật Thích Ca nói sau ngày thành đạo rất lâu xa đấy. Và đương nhiên lời này Phật Thích Ca nói không có lỗi, nói được làm được.
Còn việc đạt cứu cánh niết bàn ở latuan là do hoasenmaimai bắt thang cho latuan bước lên, latuan đã dám bước lên thì đương nhiên là phải có chỗ y tựa, tự tại vô ngại. Thế nên mong rằng bác Chiếu Thanh đừng quá khinh lờn người hậu học, điều đó không có lợi ích gì cho công việc tu học của bác đâu. Hơn nữa, những cách hành xử không đúng mực của bác sẽ khiến bác tự làm đau bác đấy. latuan thật sự đến với diễn đàn với tâm vô phân biệt, vô phân biệt ở vẹn nghĩa khéo hay phân biệt chẳng sinh lòng yêu ghét.
Latuan kính trình bác Chiếu Thanh, bác Trí Từ cùng các vị trưởng bối lãm tường.
Và mong mọi người hãy thả lòng một chút sẽ biết rằng latuan thật sự đang dùng lời khiêm hạ, nhẫn nhịn, uyển chuyển. Điều đó thể hiện thiện chí của latuan, latuan đến với diễn đàn không vì sự tranh hơn luận thắng.
"Còn" hay "Hết" ?
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thưa latuan !
Theo hiểu biết của CT thì Phật Thích Ca Mâu ni là đấng đã tự tuyên :"Ta là Phật", chỉ duy nhất có một và chỉ một.
Các hàng đệ tử của Phật và cả về sau nầy , những bậc Tổ Sư không ai tự nói, tự tuyên "Đã chứng ... (4 Thánh quả)" chứ đừng nói chi đến Phật quả. người tự cho tự tuyên là chứng thì hoặc là Ma hoặc là Vọng ngôn đại ngã mạn, Tăng thượng mạn. Cẩn thận nhé latuan ! (như trường hợp Thanh Hải Vô Thượng Sư_bà nầy cũng đắc cứu cánh niết bàn đấy) Loài chồn cáo mà bắt chước rống như Sư Tử.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Xin thưa trưởng bối Chiếu Thanh! latuan xin được dừng!

Cái gì "dừng"?, "dừng" lúc nào?

______________

Ý niệm con người (chúng sanh) lúc nào cũng lanh quanh, "chạy đôn, chạy đáo" !thế mà cho "đã dừng", nếu ý niệm mà phát thành lời thì chẳng khác "thằng điên ngoài chợ"!

Chỉ chuyện "xin" là đã biết chưa dừng.

Đi, đi con giả can !
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Thưa latuan !
Theo hiểu biết của CT thì Phật Thích Ca Mâu ni là đấng đã tự tuyên :"Ta là Phật", chỉ duy nhất có một và chỉ một.
Các hàng đệ tử của Phật và cả về sau nầy , những bậc Tổ Sư không ai tự nói, "Đã chứng ... (4 Thánh quả)" chứ đừng chi đến Phật quả. người tự cho tự tuyên là chứng thì hoặc là Ma hoặc là Vọng ngôn đại ngã mạn, Tăng thượng mạn. Cẩn thận nhé latuan ! (như trường hợp Thanh Hải Vô Thượng Sư_bà nầy cũng đắc cứu cánh niết bàn đấy) Loài chồn cáo mà bắt chước rống như Sư Tử.

À! Chỉ có Phật Thích Ca tuyên thuyết ta là Phật, chỉ duy nhất và chỉ một! Vậy bạn quên mất rằng khi có một tất sẽ có hai do cái này có vì cái kia có. Và Phật Thích Ca cùng từng tuyên thuyết "Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành". Vậy có người thành Phật đâu phải là chuyện không thể.
Và latuan cả nghĩ trưởng bối Chiếu Thanh là người học Phật cho rằng có hà sa vị Phật. Vậy sao có người bảo đắc cứu cánh Niết bàn thì lại tâm nghi không dứt.
Các hàng đệ tử của Phật và cả về sau nầy , những bậc Tổ Sư không ai tự nói, "Đã chứng ... (4 Thánh quả)" chứ đừng chi đến Phật quả.
À vì các hàng đệ tử Phật và những bậc Tổ sư là người học Phật nên không dám dối người, gạt mình tuyên thuyết đắc quả vị Phật. ******* thì nói thành Phật hay không thành Phật có gì là đáng ngại.
Trưởng bối Chiếu Thanh nghĩ rằng thành Phật là oai nghi, là thành tựu đáng để xưng tán lắm sao? Latuan chỉ thấy nơi các vị Giác giả một trách nhiệm vì tâm bi mẫn của tiền nhân mà thôi. Thật không đáng để vênh mặt!
À! Là ma cũng được, là loài dã can cũng không sao, điều đó rồi cũng sẽ qua thôi mà.
Thanh Hải Vô Thượng Sư, một chúng sinh mù màu ngỡ đen là trắng, ngỡ xanh là đỏ. Lưới mộng luân hồi nào đã thoát ra, vô minh giăng kín thần trí. Thật khá thương thay!
Kính!

( *******) Xưa kia Ngài Huệ Năng viết bài kệ để trình kiến giải với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Kệ viết:

Bồ Đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Nào chỗ bám trần ai​

Ngũ Tổ lấy gót chân bôi xóa và nói: Bài kệ này cũng chưa kiến tánh. (đó là sợ động chúng !)

Nay VQ cũng học theo Tổ bôi xóa đoạn văn này (đó cũng là sợ động chúng !)
VQ
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Cái gì "dừng"?, "dừng" lúc nào?

______________

Ý niệm con người (chúng sanh) lúc nào cũng lanh quanh, "chạy đôn, chạy đáo" !thế mà cho "đã dừng", nếu ý niệm mà phát thành lời thì chẳng khác "thằng điên ngoài chợ"!

Chỉ chuyện "xin" là đã biết chưa dừng.

Đi, đi con giả can !

Haha, trưởng bối Chiếu Thanh! Tiếng gầm của bậc đại hùng sư khiến loài dã can hạ tiện latuan hoàn toàn khiếp nhược! Kính trưởng bối!
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...

À! Chỉ có Phật Thích Ca tuyên thuyết ta là Phật, chỉ duy nhất và chỉ một! Vậy bạn quên mất rằng khi có một tất sẽ có hai do cái này có vì cái kia có. Và Phật Thích Ca cùng từng tuyên thuyết "Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành". Vậy có người thành Phật đâu phải là chuyện không thể.
Và latuan cả nghĩ trưởng bối Chiếu Thanh là người học Phật cho rằng có hà sa vị Phật. Vậy sao có người bảo đắc cứu cánh Niết bàn thì lại tâm nghi không dứt.
Các hàng đệ tử của Phật và cả về sau nầy , những bậc Tổ Sư không ai tự nói, "Đã chứng ... (4 Thánh quả)" chứ đừng chi đến Phật quả.
À vì các hàng đệ tử Phật và những bậc Tổ sư là người học Phật nên không dám dối người, gạt mình tuyên thuyết đắc quả vị Phật. ******* thì nói thành Phật hay không thành Phật có gì là đáng ngại.
Trưởng bối Chiếu Thanh nghĩ rằng thành Phật là oai nghi, là thành tựu đáng để xưng tán lắm sao? Latuan chỉ thấy nơi các vị Giác giả một trách nhiệm vì tâm bi mẫn của tiền nhân mà thôi. Thật không đáng để vênh mặt!
À! Là ma cũng được, là loài dã can cũng không sao, điều đó rồi cũng sẽ qua thôi mà.
Thanh Hải Vô Thượng Sư, một chúng sinh mù màu ngỡ đen là trắng, ngỡ xanh là đỏ. Lưới mộng luân hồi nào đã thoát ra, vô minh giăng kín thần trí. Thật khá thương thay!
Kính!

( *******) Xưa kia Ngài Huệ Năng viết bài kệ để trình kiến giải với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Kệ viết:

Bồ Đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Nào chỗ bám trần ai​

Ngũ Tổ lấy gót chân bôi xóa và nói: Bài kệ này cũng chưa kiến tánh. (đó là sợ động chúng !)

Nay VQ cũng học theo Tổ bôi xóa đoạn văn này (đó cũng là sợ động chúng !)
VQ

Kính xin Ngài Viên Quang 6 cho nhãn đầu mùa được xem điều làm cho (động chúng ) của LaTuan được không ạ. LaTuan thông cảm nhé hi hi..

Chủ đề này không nên bàn thêm.
VQ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên