Những bài kệ trình Phật - 2

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Sau một thời gian tin sâu giáo lý nhà Phật, tôi hành trì và có được ít tỏ ngộ. Thấy rõ vạn pháp do muôn duyên hợp, do tâm sinh biến diệt không dừng nghỉ, khiến chúng sinh trôi lăn trong 3 cõi 6 đường. Nguyên nhân do sự vô minh - là sự u mê, thiếu hiểu biết về bản thể tịch tĩnh rỗng rang; vọng tâm sinh khởi, tham đắm chất chứa nghiệp báo nhân quả chằng chịt đan xen nên nỗi trôi lăn trong biển khổ sinh tử chịu bao điều phiền não,... Bất chợt tôi cảm thán:

Gọi em
Anh gọi
Vô thường
Em là trăng
Bao lần tròn khuyết
Em là sông
Mấy bận đầy vơi
Là thời gian
Cho phai phôi màu tóc
Là tử sinh
Cho anh hoài mệt nhọc
Phút u mê
Lỡ lầm
Anh khẽ gọi
Là ngàn năm
Anh cam chịu đọa đày.

Sau khi tỏ ngộ, đạt được đóa vô ưu. Thấy được sự mầu nhiệm của giáo lý nhà Phật, tôi có được tâm trí an lạc, thảnh thơi nhìn lại những bước đường tu học. Nhận biết muôn pháp của đức Thế Tôn, nhìn rõ pháp tâm truyền tâm của chư Tổ có đôi dòng tác bạch:

Sinh tử là trò chơi
Tham lam trôi lăn mãi
Sân hận cứ luân hồi
Si mê trầm lục đạo
Bao điên đảo trong đời
Minh tâm dừng vọng tưởng
Kiến tánh nhập Niết bàn
Tỉnh giác ngộ lìa mê
Thôi luân hồi sinh tử.

Người đời lầm lạc ngỡ sinh tử là trò chơi của nhân gian đem lòng tham đắm. Nào hay là trò chơi của nhân duyên nghiệp quả nên nỗi đau khổ, điên đảo trôi lăn trong 3 cõi 6 đường. Tạo ra trùng trùng nhân quả mê mờ, không lối thoát.
Phật Thích Ca vì thương tưởng chúng sinh thuyết muôn pháp để cứu độ. Phật Thích Ca nhập diệt. Người đời u mê chấp pháp, chấp ngã, chấp danh, chấp có, chấp không,... Lầm lạc mua dây trói mình. Càng vùng vẫy càng thêm phiền não.
Người đời lầm lạc chấp có, chấp không. Địa ngục vốn có vọng tưởng chấp không tự ý gây ra nhân quả thiện ác dẫn đến trôi lăn trong sinh tử. Khi thì sinh lên cõi Trời, cõi Người, cõi Atula. Có lúc lại mang trên mình nào vẩy, nào lông thú làm kiếp súc sinh. Lắm lúc lâm vào kiếp ngạ quỷ sống lang thang, đói lạnh. Không ít lần rơi vào Địa ngục chịu muôn điều hành hạ, đau không kể siết, không biết ngày ra.
Thân tâm vốn không chỉ do muôn duyên hợp, vọng tâm chấp có. Tự ý tạo tác, buông lung tánh ý, tham đắm, si mê, sân hận, hung dữ, điên đảo gây ra bao điều xấu ác, gây khổ hại người,... Ngờ đâu tạo nhân gây khổ cho mình rơi vào 3 đường ác - Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Đến khi vô thường gọi thân đi đằng thân, tâm đi nẻo khác. Thân tàn hoại trả về cho tứ đại.
Vậy thân thật có không?
Tâm vốn rỗng không vọng chấp có, chúng sinh trong 3 cõi không chịu buông bỏ đi theo nghiệp quả nhân duyên tạo tác trôi lăn, chịu khổ khốn cùng.
Những may Phật Thích Ca xuất thế, thương tưởng chúng sinh. Tâm vốn không pháp, Phật thuyết muôn pháp giúp chúng sinh thoát khỏi trầm luân. Đến khi Phật nhập diệt - Con mắt thế gian không còn. Người đời vọng chấp thành tánh đem lòng chấp pháp giữ mãi không buông. Chư Tổ ra đời, dùng yếu chỉ tâm truyền tâm. Chúng sinh kiến tánh, nước trong trăng liền hiện. Ngay đó thành Thầy Tổ.

Tâm vốn không pháp
Cứu khổ chúng sinh
Phật thuyết muôn pháp
Chúng sinh chấp pháp
Chư tổ lặng thinh
Dùng Tâm truyền Tâm
Nước trong, trăng hiện.

Tham tâm cầu Pháp, ham học hỏi giáo lý kinh điển Phật, tham cứu giải trình công án,... đều là bệnh. Vướng vào bệnh chấp pháp, vướng vào sở tri chướng. Các pháp, công án,... đều là ngón tay chỉ mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Nếu cứ si mê ôm giữ ngón tay thì biết đến khi nào mới nhìn thấy được mặt trăng. Ngay khi tìm được lối vào cửa thì mau chóng buông bỏ các pháp, các kiến giải, hý luận quay về tìm Phật ngay tự tâm.
Nếu cứ mê mờ cầu pháp thì dù cho tu hết nhiều đời cũng chỉ là ngài A Nan trước buổi kết tập kinh điển mà thôi. Uổng phí một đời tu học.
Vì dù sinh ra trong đường nào trong 3 cõi. Trải qua thời gian lâu dài trôi lăn thì thần trí đều mê mờ, quên mất bản tâm. Đến khi vào thai ngục ở kiếp người, trải qua 9 tháng 10 ngày hôn mê trong bào thai, chịu nhiều bức ngặt, khổ não, chịu cảnh tối tăm và chèn ép, tâm trí lại thêm một lần nữa mê mờ. Sinh ra lại chịu cảnh đọa đày trong muôn kiếp. Chỉ có những người tu tập đạt được một trong tứ quả thanh văn - Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán - được nhập lưu, dự vào dòng Thánh đạt được chánh định. Vào thai ngục nhưng các vị này không đánh mất chánh định, ra đời tiếp tục tu tập cho đến khi đạt được sự giải thoát.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Khiêm cung để tiến tu.

Khiêm cung là một trong những đức tính cực kỳ quan trọng của người tu vì nếu người tu không khiêm cung có ngày sẽ rơi vào tà kiến và dính vào tà đạo ngay lập tức. Người khiêm cung không khen mình chê người, lúc nào cũng tỏ thái độ khiêm nhường học hỏi và lắng nghe.
*-*
Im lặng lắng nghe là cách người tu thực tập để nghe được tất cả những gì dù đúng hay sai, dù hợp hay không hợp, dù chấp nhận hay không chấp nhận. Sự tự mãn sẽ giết chết người tu, không thể nào quay trở về nhà, thậm chí không về nhà được mặc dù ngôi nhà sờ sờ ra đó. Tự mãn quá độ thành ra tri giác sai lầm, cho nên lời khen là mật ngọt và cũng là lưỡi dao.
*-*
Người khiêm cung luôn lấy sự nhã nhặn và nhường nhịn làm thước đo cho sự khiêm cung. Lời khen hay chê đều không quật ngã họ, trái lại làm điều kiện cho họ thực tập khiêm cung nhiều hơn nữa. Đức tính này làm tiền đề cho thực tập hạnh nhẫn nhục hay tâm không phân biệt. Người khen có thể quý mến nên dùng lời lẽ dịu êm khuyến khích động viên mình tinh tấn hơn nữa. Người chê cũng vì mình mà soi sáng, giúp mình nhìn ra khuyết điểm để tiến bộ, thật ra họ chẳng chỉ trích gì cả, chẳng qua chỉ vì mình ngộ nhận thôi.
*-*
Tính kiêu căng ngạo mạn làm người tu lên tiếng chỉ trích hay lên án pháp môn hay cách thực tập của người khác mặc dù chưa biết rõ họ thực tập như vậy có hạnh phúc và an lạc không. Khi tự cho mình cái quyền chỉ trích người khác, hành giả không có thời gian tu tập và không thấy được điều chưa tốt của mình. Sự tiến bộ không nằm ở khoe khoang và chết cứng với thành tựu nhỏ bé. Người ngủ quên trên chiến thắng không đi xa được, cứ luẩn quẩn trong cái chiến thắng của mình, trong khi người khác, khiêm cung hơn, nhã nhặn hơn lại tiếp tục lập công, đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác.
*-*
Người có trí tuệ chẳng bao giờ khoe khoang, vậy mà ai cũng biết và họ cũng đâu có cần người khác biết làm gì. Hành thiền để diệt trừ ngã mạn, đây là một thứ tà dục lôi kéo và ngăn cản người tu.
*-*
Người khiêm cung là người có phúc, tránh được tai họa và làm được nhiều việc. Lịch sử cho thấy những người nói nhiều thường chẳng làm được gì và chỉ chứng minh cho tính ba hoa của mình. Còn người chuyên tâm tu tập, không quan tâm những việc đàm tiếu, sống gìn giữ từng đức tính, cái gì cũng thực hành dễ dàng. Ngày xưa đức Phật có bao giờ tìm cách hơn thua với các tôn giáo khác đến bày vẽ giáo lý. Lời dạy đức Phật đưa ra là để thực tập cho bản thân và xã hội, không phải để tranh cãi hay chứng minh pháp môn này hay pháp môn kia dở​

https://www.facebook.com/vinh.nguyentuong.9?fref=nf
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên