Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số lượng người bầu chọn
    15
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính các bạn
Chào HP
Xin góp lời
Vị giảng sư không trả lời được cho câu hỏi về tiếng vỗ của một bàn tay
Thiền sư dạy rằng chết mới hiểu được
Nhưng vị giảng sư sau cùng hiểu được tâm ý của Thiền Sư .
Khi trở lại , lúc được Thiền Sư hỏi lại câu cũ , vị giảng sư đã hiện tướng chết và cho biết vẫn không có câu gì "trả lời" .
Thiền sư khỏa lấp cho vị giảng sư : chết thì không nói được , và bảo vị ấy lui
Vị giảng sư ra về tiếp tục quán chiếu cái sống không trả lời được , chết không trả lời được : cái không ý , không lời .

(Theo ngu ý : với 01 bàn tay thì không thể có CÁI VỖ , có chăng là vỗ vào hư không )


Xin được chỉ dạy , chia sẻ
Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Câu Trả Lời Của Người Chết

Khi Mamiya, về sau trở thành một giảng sư đại tài, đến một thiền sư để được chỉ giáo, liền được cho một công án về tiếng vỗ của một bàn tay.
Mamiya chú tâm quán chíếu đến đề thọai đầu này. "Ngươi vẫn chưa cố gắng lắm," vị thiền sư bảo với ngài. "Ngươi vẫn còn quá vướng mắc đến thức ăn, tài, vật và cái tiếng động đó. Tốt hơn nếu ngươi chết đi thì mới giải quyết được vấn nạn."
Lần sau Mamiya đến bái kiến thầy thì lại được hỏi đã được gì để chỉ tiếng động của một bàn tay. Tức thì Mamiya ngã lăn ra như thể đã chết rồi.
"Thôi được, ngươi đã chết," thiền sư quan sát. "Thế nhưng cái tiếng động thì thế nào?"
"Con chưa giải nó được," Mamiya ngước nhìn lên trả lời.
"Người chết không nói được," thiền sư bảo. "Cút ngay!"

___________

Kính quý đạo hữu !
Đọc tiểu phẫm nầy ắt hẳn mọi người trong chúng ta đều nhận ra rằng :
_ Chúng ta không thể làm bộ làm tịch, giởn chơi với Phật pháp được.
Không biết có phải bài nầy muốn nói lên điều đó hay không ?
Kính !


Đúng rồi đó, Đạo hữu Hắc Phong !

Trong việc tu học, nếu chỉ hiểu được ý thiền mà cho là đã ngộ, đã thông là một sai lầm chết người !. Nó dẫn hành giả đi hoài trong sự ngộ giả đó. Sự thâm nhập thiền từ đây bị chướng mà trong nhà Thiền thường gọi là Bệnh của người tu Thiền.

Thiền là đốn ngộ, là cái của người trí, nhưng cũng là con dao hai lưỡi. Dễ giết mất huệ mạng tu học khi cái ngã mỗi ngày được nuôi dưỡng bằng cái ngộ giả đó. Cái ngộ giả bản chất là ăn theo cái Ngộ chân thật. Cái Ngộ chân thật, đưa đến cho người tu thiền một niềm vui thật sự của chân tâm, một cái thấu suốt tất cả không còn hoài nghi bất cứ điều gì. Ngộ thật là chạm được vào cả thể tánh, sống được với thể tánh rõ như ban ngày. Từ khi ngộ cho đến bỏ thân tứ đại, tâm đã về an trú.

Người ngày nay, dùng trí của mình mà ngộ thiền. Cái ngộ này thật sự là cái ngộ giả, là ngộ của tri kiến mà hiểu. Nên không sống được với thể tánh, không thâm nhập được thể tánh. Mọi điều vẫn còn mờ mịt về thể tánh, chỉ tưởng tượng ra nó, rồi cảm nhận. Nhưng nguy hiểm nhất là tự cho mình đã ngộ. Mọi công sức tu hành từ đó mà ngưng trệ vì hành giả đã tự mãn nguyện với cái ngộ giả đó.

Như câu truyện của Hắc Phong gởi vậy, rất hay. Là lời nhắc nhở với những ai tự cho mình đã ngộ, học theo hành động của chư tổ, rồi theo đó mà tạo tác cho cái tri kiến tự ngộ của mình. Lời nói và hành động không còn hạnh khiêm cung của người tu đạo. Quát trời, hét đất, mắng người, tổn mất công đức tu hành của mình. Không đáng làm như vậy !!!


Mamiya đến bái kiến thầy thì lại được hỏi đã được gì để chỉ tiếng động của một bàn tay. Tức thì Mamiya ngã lăn ra như thể đã chết rồi.
"Thôi được, ngươi đã chết," thiền sư quan sát. "Thế nhưng cái tiếng động thì thế nào?"
"Con chưa giải nó được," Mamiya ngước nhìn lên trả lời.
"Người chết không nói được," thiền sư bảo. "Cút ngay!"

Giả làm hành động là người đã ngộ, nhưng khi vị Thầy thử thêm một hành động nữa là chết đứng ngay. Vì thực chất là học cái ngộ của người khác, không phải của mình lưu xuất, nên không thể từ mình hiển bày nó được. Sai lại càng sai !

Cảm ơn vì câu truyện rất hay !!!

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Cám ơn thày đã chỉ dạy rất hay !!! !!!!!!!!!!!!
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
_ Thế nào là "tiếng vỗ của một bàn tay" ?

_ ??????????
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
day.webp

Một gợi ý cho chocon chăng ?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Choconxauxi Kính .
Bangtam xin phép được trình bày là :
- Nếu người Thầy hỏi mà không có khởi niệm chờ câu đáp - hay trò đã nghe rõ mà không có ý niệm gì để trả lời thì ngay "nơi đó " là tiếng vổ của 1 bàn tay .
Kính xin các Tiền Bối chỉ dạy thêm cho bangtam - chỉ vì bangtam rất mong được tiến bộ nên mạo muội trả
lời .
Nam Mô cầu sám hối .

KÍNH
bangtam
 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
_ Thế nào là "tiếng vỗ của một bàn tay" ?

_ ??????????

Kính các Đạo Hữu .
Theo thiển ý của Lục An thì:
-Chỉ một NIỆM khởi đã nhíu cả Hư không
Một cái KHẨY TAY...Lung lay Pháp Giới !
...Vậy thì :
"tiếng vỗ của một bàn tay"... ??? !

-Thế nào là MỘT BÀN TAY ! ???...

Lục An : Kính
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính quý đạo hữu !


tieng vo mot ban tay.webp

_ Tiếng vỗ một bàn tay ?

Một buổi Thảo luận Phật pháp giữa các tăng sinh tu viện Sera/Tây Tạng/9/2011.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
42. Thiền Trong Đời Của Một Người Hành Khất

Tosui là một thiền sư danh tiếng vào thời của ngài. Ngài trụ trì nhiều tự viện và giảng dạy tại nhiều vùng.
Ngôi tự viện sau chót ngài lưu trú lại đông nghẹt môn đồ nên ngài phải tuyên bố với tăng chúng rằng ngài sẽ ngưng giảng dạy. Ngài khuyên họ nên giải tán và tìm nơi khác mà tu học. Sau đó không ai còn gặp ngài đâu nữa.
Ba năm sau một môn đồ tìm thấy ngài đang chung sống với đám hành khất dưới một cái cầu ở Kyoto. Lập tức ông ta van xin ngài chỉ dạy.
"Nếu ông có thể sống được như ta trong hai ngày thì ta sẽ giúp," Tosui trả lời.
Thế rồi vị môn đồ ăn mặc như một kẻ hành khất sống với Tosui một ngày. Qua hôm sau có một người hành khất qua đời. Nữa đêm, Tosui và người môn đồ khiêng xác chết lên chôn ở triền núi rồi trở về chỗ trú ẩn dưới chân cầu.
Tosui ngủ vùi, nhưng người môn đồ lại không thể nào chợp mắt được. Đến sáng, Tosui bảo: "Chúng ta không phải di xin ăn bửa nay. Ông bạn vừa chết đã để lại một ít nơi kia." Nhưng người môn đồ lợm giọng không ăn được.
"Ta đã bảo là ngươi không thể sống được như ta mà," Tosui kết luận. "Thôi hãy rời khỏi đây và đừng quấy rầy ta nữa."

_____________

Kính quý đạo hữu ! Hắc phong cảm thấy, chúng ta có thể được nhiều lợi ích khi cùng nhau nghiền ngẫm tiểu phẫm nầy.

Vậy xin mời quý vị góp ý.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
nguyenvanhoc2006 đã viết:
Chào chocon !

Như trên đã nói chỉ có Chánh Biến Tri mới vô hiệu hóa Tưởng Tri mà thôi.
Còn kỳ dư mọi phương pháp trừ Tưởng Tri chỉ làm cho nó lẫn trốn dưới một hình thức khác.

Nếu sư phụ của Thiện Nhẫn nói "Chỉ có Tuệ Tri TRỪ Tưởng Tri" thì (với tư tưởng "ngốc nghếch" của Vô Học) TUỆ TRI ĐÓ CHÍNH LÀ BIẾN THỂ CỦA TƯỞNG TRI MÀ THÔI.

Tuy hiện tại chưa có thuốc đặc trị ung thư, nhưng tạm thời cũng đã có những thuốc hạn chế sự phát triễn của ung thư.

Vô Học chỉ giới thiệu với các bạn một phương pháp tạm thời "hạn chế sự phát triển của Tưởng Tri" chocon có muốn nghe hay không ?

Thiện Nhẫn nói "nghe để thực hành" nhưng Vô Học không tin bạn ấy có thể thực hành :

_ Hàng ngày nên dành tất cả thời gian rỗi rãnh đi quét hốt dọn những nhà vệ sinh công cộng, hãy dùng tay mà làm (không mang bao tay, không khẫu trang, không mang giày ủng, không được nín thở) chăm chỉ làm cho thật sạch, không được nhận thù lao hay bồi dưỡng, Ý không mong cầu gì hết (thành Phật, thành A La Hán, .......). Cứ lặng lẽ làm, chỗ nầy người ta không cho làm thì đi kiếm chỗ khác.
Những việc khác cũng thế,
hãy làm những chuyện hợp pháp có ích cho mọi người mà THIỆT LÒNG mình KHÔNG THÍCH LÀM.

Mến !
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18445-Muốn-trừ-Tưởng-Tri-phải-thế-nào/page4

Kính bác Văn Học !

Phải chăng phần tô màu trong trích dẫn trên lý giải cho hành động của Thiền Sư Tosui ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18445-Muốn-trừ-Tưởng-Tri-phải-thế-nào/page4

Kính bác Văn Học !

Phải chăng phần tô màu trong trích dẫn trên lý giải cho hành động của Thiền Sư Tosui ?

Kính !
Chào các bạn !

Đúng đó Hắc Phong, có một nguyên tắc hình như ai cũng biết : SẠCH PHÀM THÌ THÀNH ĐẠO.
Rất nhiều Phật tử chúng ta muốn THÀNH ĐẠO nhưng KHÔNG MUỐN SẠCH PHÀM, muốn ôm giữ khư khư những định kiến, thành kiến, những cố chấp, phàm tâm mà không hay biết rằng chính những thứ đó ngăn cách chúng ta với đạo lý.

Thái độ của người môn sinh là PHÀM TÂM đó, cuộc sống mới của Thiền sư Tosui thể hiện sự vượt qua những NGĂN NGẠI, cũng là VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH đó.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Chào các bạn !

Đúng đó Hắc Phong, có một nguyên tắc hình như ai cũng biết : SẠCH PHÀM THÌ THÀNH ĐẠO.
Rất nhiều Phật tử chúng ta muốn THÀNH ĐẠO nhưng KHÔNG MUỐN SẠCH PHÀM, muốn ôm giữ khư khư những định kiến, thành kiến, những cố chấp, phàm tâm mà không hay biết rằng chính những thứ đó ngăn cách chúng ta với đạo lý.

Thái độ của người môn sinh là PHÀM TÂM đó, cuộc sống mới của Thiền sư Tosui thể hiện sự vượt qua những NGĂN NGẠI, cũng là VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH đó.

Mến !
nguyenvanhoc2006 đã viết:
_ Hàng ngày nên dành tất cả thời gian rỗi rãnh đi quét hốt dọn những nhà vệ sinh công cộng, hãy dùng tay mà làm (không mang bao tay, không khẫu trang, không mang giày ủng, không được nín thở) chăm chỉ làm cho thật sạch, không được nhận thù lao hay bồi dưỡng, Ý không mong cầu gì hết (thành Phật, thành A La Hán, .......). Cứ lặng lẽ làm, chỗ nầy người ta không cho làm thì đi kiếm chỗ khác.
Những việc khác cũng thế,
hãy làm những chuyện hợp pháp có ích cho mọi người mà THIỆT LÒNG mình KHÔNG THÍCH LÀM.

Mến !
Kính bác Văn Học !

Chuyện bác đề nghị làm có lẻ còn khó hơn việc Thiền sư Tosui đã làm (?), Hắc phong xin bác gợi ý những việc khác dễ dễ hơn, nhưng mà bác phải giải thích rõ hơn về lý do tại sao ta phải làm như vậy, rủi làm hoài làm mãi mà không có trừ được gì hết, không có kết quả nào thì sao ? (Uổng công ?).

Kính !
 
D

dieungo

Guest
Chào Hắc Phong vấn đề không phải là khó hay dễ, mà là nhiễm ô hay thanh tịnh
Ở tiểu phẩm của bạn nếu phải phân tích thì có hai cặp đối lập
Tánh thanh tịnh của Tosui ><môn đồ
cuộc sống đám hành khất dưới một cái cầu>< Ngôi tự viện
theo bạn thì tại sao tosui lại chọn cuộc sống của đám hành khất?
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Chào Hắc Phong vấn đề không phải là khó hay dễ, mà là nhiễm ô hay thanh tịnh
Ở tiểu phẩm của bạn nếu phải phân tích thì có hai cặp đối lập
Tánh thanh tịnh của Tosui ><môn đồ
cuộc sống đám hành khất dưới một cái cầu>< Ngôi tự viện
theo bạn thì tại sao tosui lại chọn cuộc sống của đám hành khất?

Phá chấp cho mình và cho người !
Chấp nhất tự nhiễm ô.
Không chấp nữa tự thanh tịnh.
 
D

dieungo

Guest
Chào Ngọc Quế sao không lấy tâm mà hiểu
Thế nào là bạn, thế nào là tri âm

bạn không nghe câu "càng phá thì cang chấp" sao
nếu đã biết không chấp nữa sao phải đi phá để làm gì?
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Kính bác Văn Học !

Chuyện bác đề nghị làm có lẻ còn khó hơn việc Thiền sư Tosui đã làm (?)(1), Hắc phong xin bác gợi ý những việc khác dễ dễ hơn(2), nhưng mà bác phải giải thích rõ hơn về lý do tại sao ta phải làm như vậy(3), rủi làm hoài làm mãi mà không có trừ được gì hết, không có kết quả nào thì sao ? (Uổng công ?).

Kính !

Chào các bạn !

(1) Chuyện Vô Học đề nghị :


"_ Hàng ngày nên dành tất cả thời gian rỗi rãnh đi quét hốt dọn những nhà vệ sinh công cộng, hãy dùng tay mà làm (không mang bao tay, không khẫu trang, không mang giày ủng, không được nín thở) chăm chỉ làm cho thật sạch, không được nhận thù lao hay bồi dưỡng, Ý không mong cầu gì hết (thành Phật, thành A La Hán, .......). Cứ lặng lẽ làm, chỗ nầy người ta không cho làm thì đi kiếm chỗ khác.
Những việc khác cũng thế,
hãy làm những chuyện hợp pháp có ích cho mọi người mà THIỆT LÒNG mình KHÔNG THÍCH LÀM."

không khó lắm đâu, hãy còn nhiều chuyện còn khó hơn rất nhiều mà Vô Học chẳng dám nói vì sợ các bạn bị "sốc". để V/h dẫn chứng một chuyện hơi hơi khó cho các bạn nghe nhé.

Mật Tông Tây Tạng _ những vị Chân Sư (Guru) ngày xưa thường mang theo bên mình nửa trên của cái sọ người được dùng đựng nước uống thay cho cái bát.
Khi vị Chân Sư đồng ý thu nhận bạn làm đệ tử thì Ngài sẽ dùng cái bát ấy đựng nước trong, nâng lên trán cầu nguyện dâng cúng, rồi Ngài chú nguyện vào đó, xong Ngài uống trước, phần còn lại trao cho bạn uống, (nên nhớ đó là miếng xương sọ thật sự), liệu bạn có thể nhắm mắt uống mà không nôn ra hay không ?

Đây là hình ảnh món PHÁP KHÍ ấy đã được cách tân bằng vàng - bạc - đồng :


www.phapkhimattong.com


Đây chỉ là thử thách đầu tiên, hãy còn nhiều thử thách khó hơn nữa, mà v/h không tiện kể ra.
Mục đích Mật giáo thì không thể nói, nhưng mục đích Hiễn Giáo là từng bước XÓA NGĂN NGẠI _ GIẢI TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG cho hành giả.

......
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Hắc phong đã viết:

Kính bác Văn Học !

Chuyện bác đề nghị làm có lẻ còn khó hơn việc Thiền sư Tosui đã làm (?)(1), Hắc phong xin bác gợi ý những việc khác dễ dễ hơn(2), nhưng mà bác phải giải thích rõ hơn về lý do tại sao ta phải làm như vậy(3), rủi làm hoài làm mãi mà không có trừ được gì hết, không có kết quả nào thì sao ?(4) (Uổng công ?).

Kính !
Chào các bạn !

Hôm nay chúng ta tìm hiểu về "lý do vì sao phải cần thiết làm những việc ấy ?"(3) trước rồi sẽ trở lại điểm (2) nói về những "chuyện dễ dễ hơn" sau nhé !

(3) Có phải chúng ta thấy đời là bể khổ, cho nên muốn tìm phương thoát khổ hay không ?
Chúng ta tin Đạo Phật là con đường giúp chúng ta thoát khổ, nhưng chúng ta thường không hiểu cái nguyên nhân sâu xa "vì sao mà khổ ?" Chúng ta muốn Ông Phật CẮT dùm cho ta cái Khổ, chúng ta nào có biết đâu vì chúng ta lầm Ngã và Pháp mà muôn vàn Khổ đan chéo vào nhau, gở không ra. LẦM sinh CHẤP, CHẤP tạo NGHIỆP, NGHIỆP huân với NGHIỆP kết thành MÀNG VÔ MINH tuy vô hình vô tướng nhưng vô cùng kiên cố.

Các đạo giáo xúm nhau bày phương cách để giải quyết vấn đề nhưng không có Tôn giáo nào giải quyết triệt để tận căn bản của vấn đề cả, họ chỉ ban cho người tìm đạo "những liều thuốc an thần" mà thôi !

Chính Ý thức (cái Biết Mê Lầm) phân biệt này nọ để thêu dệt nên cõi Mộng này, rồi bây giờ các Tôn giáo _ Ngoại đạo _ dạy cho mọi người chuyền níu từ "cơn Mộng dữ" qua "cơn Mộng lành" (sinh Thiên _ được về những cảnh Trời) chứ có thoát đi đâu.

Phật Giáo thì không như thế _ tuy bước đầu cũng có dụng phương tiện để tạm an ủi, trấn an chúng sinh _ nhưng Phật Giáo thực sự chính là đường lối XÓA MUÔN NGĂN NGẠI CHO ĐỜI THƯỜNG AN.

Chúng ta NGĂN NGẠI chỗ nào, những bậc Đại Giác nhìn thấy và tạo cơ hội cho chúng ta tự XÓA NGĂN NGẠI ấy là độ cho chúng ta rồi vậy. Đó là chuyện CÁI BÁT SỌ NGƯỜI và rất nhiều chuyện khác (không tiện kể ra) mà một số ít hành giả có đại duyên được trực tiếp thọ giáo với những vị Chân Sư đã gặp phải.

XÓA NGĂN NGẠI là HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG, XÓA NGĂN NGẠI là GIẢI TRỪ Ý THỨC, XÓA NGĂN NGẠI là TIÊU DIỆT TƯỞNG TRI, XÓA NGĂN NGẠI là PHÁ CHẤP TRIỆT ĐỂ.
......
......


 

cungduong

Registered
Phật tử
Tham gia
11/2/12
Bài viết
399
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Chào Hắc Phong vấn đề không phải là khó hay dễ, mà là nhiễm ô hay thanh tịnh
Ở tiểu phẩm của bạn nếu phải phân tích thì có hai cặp đối lập
Tánh thanh tịnh của Tosui ><môn đồ
cuộc sống đám hành khất dưới một cái cầu>< Ngôi tự viện
theo bạn thì tại sao tosui lại chọn cuộc sống của đám hành khất?

Theo cungduong nghĩ,ông Tosui làm vậy vì nhìn thấy các môn đồ vẫn chưa dứt hết "ái dục" cho nên ông làm vậy để môn đồ nhìn vào đó mà tự hiểu cái "nguyên nhân" cản trở trong tu học vẫn là "ái dục".Nó vẫn là nguồn gốc của sự khổ nếu chưa dứt được.

Con xin các Thầy,Cô chỉ dạy

Con xin kính.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Hắc phong đã viết:
Kính bác Văn Học !

Chuyện bác đề nghị làm có lẻ còn khó hơn việc Thiền sư Tosui đã làm (?)(1), Hắc phong xin bác gợi ý những việc khác dễ dễ hơn(2), nhưng mà bác phải giải thích rõ hơn về lý do tại sao ta phải làm như vậy(3), rủi làm hoài làm mãi mà không có trừ được gì hết, không có kết quả nào thì sao ?(4) (Uổng công ?).

Kính !

Chào các bạn !
Hôm nay chúng ta trở lại vấn đề
(2) nhé :

(2) "Hắc phong xin bác gợi ý những việc khác dễ dễ hơn"


Các bạn thân mến ! Bình thường chúng ta hành động "một cách vô thức"theo sự sai sử của Ý Thức (Tưởng Tri). Khi ngồi vào bàn chúng ta nhìn quanh mâm rồi phán đoán "cái nầy ngon, cái kia dỡ" rồi gần như vô tình chúng ta gắp món ngon, trong sâu xa chúng ta đã ngoan ngoản làm theo LỆNH từ Ý thức chấp Ngã, bây giờ chúng ta làm theo CÁI MÀ MÌNH KHÔNG THÍCH tức là hãy gắp món dỡ.
Sáng ra, bạn muốn nằm "ngủ nướng" trên giường, hãy lồm cồm bò dậy, đó là "Làm theo cái mà mình không thích".
Bình thường ta không thích tập thể dục buổi sáng, thì hãy ráng dành 15 phút _thể dục tự do _ đó là "Làm theo cái mà mình không thích".
Khi ăn no mà còn thèm, thì hãy dừng đủa, đó là
"Làm theo cái mà mình không thích".
Ăn xong, ta muốn bỏ chén đủa đứng dậy (để mặc cho người khác dọn bàn), thì hãy nán lại giúp dọn dẹp bàn ăn, đó là "Làm theo cái mà mình không thích".
Nếu bạn ở một mình, ăn xong bạn muốn ngâm chén đủa dơ (để hôm khác rửa) thì hãy rửa ngay, đó là "Làm theo cái mà mình không thích".

Những điều trên chỉ là một số gợi ý, nếu các bạn cảm thấy có lý thì hãy tập làm thử, mỗi người phải tỉnh táo nhìn ra CÁI LỖI của mình để tự khắc phục.

Đừng bao giờ xem trọng điều TÔI MUỐN, đó là bí quyết.

Sống luôn nghĩ đến người khác, quyền lợi của người, điều người khác muốn.
(Nếu ý muốn của người khác là điều có thể chấp nhận được _ không gây thương tổn gì cho ai thì cố giúp cho họ được vui)

Đó là những chuyện dễ dễ nhằm từng bước vô hiệu hóa tưởng tri _ Ý thức chấp Ngã.

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên