Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số lượng người bầu chọn
    15
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
D

dieungo

Guest
Chào CungDuong
Tosui làm vậy vì nhìn thấy các môn đồ vẫn chưa dứt hết "ái dục" cho nên "ái dục". Nó vẫn là nguồn gốc của sự khổ nếu chưa dứt được.
bạn nói rất đúng
nhưng
ông làm vậy để môn đồ nhìn vào đó mà tự hiểu cái "nguyên nhân" cản trở trong tu học
thì không đúng tại sao vậy?
1. ông làm như vậy mà chẳng có môn đồ nào nhìn thấy ông cả, chỉ 3 năm sau mới có 1 môn đồ nhận ra ông rồi cũng bỏ ông mà đi.
2. Khi đã ngộ ra chân tâm Thì Tosui biết người nào dễ độ và người nào khó độ
bạn để ý cặp đối lập đám hành khất dưới một cái cầu>< Ngôi tự viện nhì bề ngoài thì ngôi tự viên thanh tinh hơn đám hành khất nhưng soi vào bên trong thì đám hành khất có cái tâm thanh tinh hơn nhiều.
3. người nào dễ độ sẽ được độ trược, người nào khó độ thì độ từ từ.
Ai mà thấy bồ tát ở trước mắt thì người đó rất khó độ.
Ai mà thấy nghịch duyên ở trước mắt thì người ấy dễ độ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Đồng ý với bác
Nhưng Thiền Sư Tosui phá chấp cho minh về vấn đề gì trong cuộc sống đám hành khất dưới một cái cầu ở Kyoto
Xin chào bạn Diệu Ngộ !

Câu hỏi của bạn, có lẻ phải đích thân Thiền Sư Tosui trả lời, còn Vô Học nói chuyện với các bạn "bất quá" cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi.

_ Chúng ta thử đặt mình vào hoàn cảnh của một vị Giảng sư thông thái _ danh tiếng _ thử xem sao nhé !.

Khi ngồi trên vị trí diễn giả, G.S đã nói thao thao bất tuyệt về Giáo Lý Phật pháp, nào là "buông xả tất tần tật", nào là "bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm", nào là "các pháp bình đẳng", nào là "Phá Chấp triệt để", .....v...v.....và mọi người "há mồm" ra nghe.

Đêm khuya thanh vắng khi còn lại một mình, G.S tự vấn lương tâm : _ thật ra những điều mình nói hãy còn là lý thuyết suông, như kẻ "đếm bạc cho người" riêng mình thì chẳng có phần, như diễn viên trên sân khấu đóng vai vua nhưng sau "cánh gà" thì ăn cơm nguội đở lòng.

Mà đạo Phật đâu phải là lý thuyết suông, tu đâu chỉ bằng lời nói mà phải hành. Chân Lý của Phật pháp chỉ là một Giả thuyết thôi sao ?!.

CHÂN LÝ PHẬT PHÁP CÓ THỂ THỰC CHỨNG ĐƯỢC NẾU HÀNH GIẢ QUYẾT TÂM TU HÀNH.

Có lẻ, có lẻ đây là lý do mà Thiền Sư Tosui đã dũng cảm từ bỏ mọi tiện nghi danh lợi trong cuộc sống quá ư đầy đủ của một Viện trưởng.

Học Phật thì phải gồm cả hai Trí Tuệ và Đức Hạnh, về phần lý thuyết Phật pháp thì Ngài đã đủ, nhưng thực hành thì Ngài đã có gì đâu. Hạnh và Huệ như hai chân của hành giả, nếu người chỉ tu Huệ mà không Lập Hạnh thì khác nào nhẩy "lò cò" một chân _ nhẩy như thế thì đi đến đâu được chứ ?!

Cho nên Ngài Tosui phải dứt áo ra đi vun bồi chỗ thiếu sót cho mình _ LẬP HẠNH. Nhưng đi đâu ? làm cái gì ?

Đi đến chỗ mình KHÔNG THÍCH, làm cái chuyện mình KHÔNG ƯA. (nói như thế các bạn thừa đoán biết G.S thích cái gì và ưa cái gì rồi chứ, xin miễn cho Vô Học phải kể ra.)

Đó chính là BỔ KHUYẾT vậy !

Mến !


 
D

dieungo

Guest
Bồ tát Vì muốn lợi lạc cho chúng sinh nên mới lập ra hạnh, từ cái hạnh đó mới phát nguyện mà độ chúng sinh. nhưng từ một hạnh có thể có rất nhiều nguyện khác nhau Hoà thượng Hư Vân vì Chữ hiếu mà mất tận 2-3 năm vừa đi vừa lạy đi xa ngàn dặm
với hoà thượng Tuyên Hoá Chỉ thủ Hiếu 3 năm ngủ bên mộ mẹ. Vậy người chưa ngộ lấy gì để phát nguyện cho đúng? Huệ.
muốn có Huệ thì phải thực hành thiền chỉ thiền quán. tâm sáng mới mong nguyện đúng.
Đức phật bỏ tu khổ hạnh ngồi dưới gốc cây để quán thân, quán thọ, quán tâm quán đến cùng cực mới đạt được giác ngộ
Cảnh giới thực tu là sẽ tự thấy nghịch cảnh trước mắt, khi vượt qua được 1 nghịch cảnh có nghĩa là sẽ biết làm lợi lạc cho người khác bằng điều mình đã học và vượt qua. như vậy Huệ là gốc hạnh là ngọn.
Đã có gốc dễ, lo gì không có lá cành, người nhảy "lò cò" là người lập hạnh thì đúng nhưng nguyện lúc đúng lúc sai.

Hạc bay qua
Hạc bay lại
Vẫy vẫy vẫy
Đập đập đập
ta bay về đâu đây!

Tri tri tri
Liễu liễu liễu
Lầm lầm lầm
Lập hạnh phát nguyện, nguyện nào đúng đây!

Có lẽ nguyenvanhoc2006 phải dứt áo ra đi vun bồi chỗ thiếu sót cho mình nếu không muốn soay tự tánh của mình vào trong mà tìm cầu Tri kiến.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Hắc phong đã viết:
Kính bác Văn Học !

Chuyện bác đề nghị làm có lẻ còn khó hơn việc Thiền sư Tosui đã làm (?)(1), Hắc phong xin bác gợi ý những việc khác dễ dễ hơn(2), nhưng mà bác phải giải thích rõ hơn về lý do tại sao ta phải làm như vậy(3), rủi làm hoài làm mãi mà không có trừ được gì hết, không có kết quả nào thì sao ?(4) (Uổng công ?).

Kính !
Chào các bạn !
Hôm nay chúng ta trở lại vấn đề (2) nhé :

(2) "Hắc phong xin bác gợi ý những việc khác dễ dễ hơn"


Các bạn thân mến ! Bình thường chúng ta hành động "một cách vô thức"theo sự sai sử của Ý Thức (Tưởng Tri). Khi ngồi vào bàn chúng ta nhìn quanh mâm rồi phán đoán "cái nầy ngon, cái kia dỡ" rồi gần như vô tình chúng ta gắp món ngon, trong sâu xa chúng ta đã ngoan ngoản làm theo LỆNH từ Ý thức chấp Ngã, bây giờ chúng ta làm theo CÁI MÀ MÌNH KHÔNG THÍCH tức là hãy gắp món dỡ.
Sáng ra, bạn muốn nằm "ngủ nướng" trên giường, hãy lồm cồm bò dậy, đó là "Làm theo cái mà mình không thích".
Bình thường ta không thích tập thể dục buổi sáng, thì hãy ráng dành 15 phút _thể dục tự do _ đó là "Làm theo cái mà mình không thích".
Khi ăn no mà còn thèm, thì hãy dừng đủa, đó là
"Làm theo cái mà mình không thích".
Ăn xong, ta muốn bỏ chén đủa đứng dậy (để mặc cho người khác dọn bàn), thì hãy nán lại giúp dọn dẹp bàn ăn, đó là "Làm theo cái mà mình không thích".
Nếu bạn ở một mình, ăn xong bạn muốn ngâm chén đủa dơ (để hôm khác rửa) thì hãy rửa ngay, đó là "Làm theo cái mà mình không thích".

Những điều trên chỉ là một số gợi ý, nếu các bạn cảm thấy có lý thì hãy tập làm thử, mỗi người phải tỉnh táo nhìn ra CÁI LỖI của mình để tự khắc phục.

Đừng bao giờ xem trọng điều TÔI MUỐN, đó là bí quyết.

Sống luôn nghĩ đến người khác, quyền lợi của người, điều người khác muốn.
(Nếu ý muốn của người khác là điều có thể chấp nhận được _ không gây thương tổn gì cho ai thì cố giúp cho họ được vui)

Đó là những chuyện dễ dễ nhằm từng bước vô hiệu hóa tưởng tri _ Ý thức chấp Ngã.

Mến !
Chào các bạn !
Hôm nay chúng ta giải tiếp câu (3) nhé :

(3) lý do tại sao ta phải làm như vậy ?

Các bạn ơi ! Con chim tu hú con từ khi chưa mở mắt chào đời, nó đã thể hiện bản năng sinh tồn _ một cách ích kỷ không chấp nhận được _ là dùng đít nó ủi những cái trứng khác rơi ra khỏi tổ _ để độc chiếm cái tổ _ hưởng trọn phần thức ăn của cha mẹ nạn nhân mớm cho. Khi lớn lên đến kỳ đẻ trứng nó lại tìm ổ của chim khác ăn hết trứng của gia chủ rồi đẻ trứng của mình thay vào.

Ở đâu ra cái bản tính ích kỷ "vô nhân đạo" như thế ?! (hì hì....! nó là cầm thú chứ đâu phải NHÂN). Các bạn ơi ! chúng ta cũng ích kỷ như thế thôi, có điều ở mức độ nhẹ hơn.

Nhà Phật chỉ rõ tính ích kỹ ấy là do LẦM CHẤP Ngã và Ngả sở (Ta và những cái quanh Ta), do Nghiệp Thức huân tập nhiều đời nhiều kiếp mà nên.

Những người nào mang ý thức "đấu tranh để sinh tồn" bất chấp sự sống chết của kẻ khác thì sẽ thác sinh làm cầm thú là cái chắc. Người nào luôn nhường nhịn, luôn nghĩ đến những thiệt thòi đau đớn của kẻ khác thì lúc sống người nầy hầu như không có gì, nhưng khi bỏ xác cái tâm hồn cao thượng ấy chắc chắn sẽ tạo nên Thiên đường _ một cõi không có tranh đấu hơn thua.

Cái Ý thức "kiên cố chấp Ngã" nầy nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta từ vô lượng kiếp, cho nên muốn giải trừ nó không phải dễ, nó cũng luôn né tránh, núp bóng dưới những chiêu bài mỹ miều, những hình thức ngoạn mục. Nếu ta không nhận ra, giải trừ nó thì chỉ thêm vô minh mà thôi, bởi dẫu sinh Thiên cũng vẫn mê lầm Ngã tướng và Pháp tướng (Bậc A La Hán thì tuy không còn lầm Ngã Tướng những vẫn còn lầm Pháp Tướng).

Một vị Đại Giác Ngộ ra đời vừa chỉ cho ta THỰC TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP, vừa giúp ta hóa giải 2 cái Lầm Chấp trên _ Ngã chấp và Pháp Chấp _ (có khi dùng Viên giáo, có khi dùng Biệt Giáo, có khi dùng Mật giáo).

Đa số chúng ta không có duyên may được gặp trực tiếp những vị Đại Giác Ngộ thì chúng ta cũng vẫn có thể tự mình giải trừ Ý Thức chấp Ngã bằng cách cố gắng LÀM NHỮNG GÌ MÀ TA KHÔNG THÍCH (như những phân tích ví dụ ở bài trước).

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
....
.......
Các bạn ơi ! Con chim tu hú con từ khi chưa mở mắt chào đời, nó đã thể hiện bản năng sinh tồn _ một cách ích kỷ không chấp nhận được _ là dùng đít nó ủi những cái trứng khác rơi ra khỏi tổ _ để độc chiếm cái tổ _ hưởng trọn phần thức ăn của cha mẹ nạn nhân mớm cho. Khi lớn lên đến kỳ đẻ trứng nó lại tìm ổ của chim khác ăn hết trứng của gia chủ rồi đẻ trứng của mình thay vào.
......

Kính các đạo hữu Ngọc Quế tìm được bài nầy :
www.vncreatures.net
Xin mời quý bạn ghé mắt đọc qua.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý bạn !

Hôm nay chúng ta xét tiếp câu thắc mắc (4) của đạo hữu Hắc phong các bạn nhé !

(4) Rủi làm hoài làm mãi mà không có trừ được gì hết, không có kết quả nào thì sao ? (Uổng công ?).

Hì....hì.....! Bạn trông đợi cái gì sẽ đến nhỉ ? Vẫn là cái đầu óc "đổi chác", "một vốn bốn lời" chăng ?, Làm cái gì mà mình nắm chắc KHÔNG BỊ THUA LỖ thì mới làm chăng ?! Bạn sợ uổng công đến như vậy sao ?

Điều nầy vẫn chừa "hang ổ" cho Tưởng Tri trú ẫn đó bạn ạ !

Cái hay của "bí quyết" này là không hứa hẹn gì hết.

Bạn không được gì hết CHÍNH LÀ ĐƯỢC đấy.

Mến !

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
46. Cỏ Cây Giác Ngộ Như Thế Nào ?

Dưới triều đại Kamakura, Shinkan tu học phái Tendai trong sáu năm, học Thiền thêm bảy năm, rồi ngài lại du hành sang Trung quốc chiêm ngiệm Thiền học thêm mười ba năm nữa.
Khi ngài quay về Nhật, nhiều người mong được tham vấn ngài về những điều bí áo. Shinkan rất họa hoằn tiếp khách, nhưng khi tiếp, ngài hiếm khi trả lời câu họ hỏi.
Một hôm có một vị môn đồ năm mươi tuổi nói với Shinkan: "Tôi đã học giáo pháp của phái Tendai từ khi còn bé, nhưng có một điều tôi không được thấu suốt là phái Tendai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng có thể giác ngộ được. Điều này đối với tôi kỳ quặt quá."

"Có ích gì không khi bàn luận đến cỏ cây trở nên giác ngộ ?" Shinkan hỏi. "Vấn đề là làm thế nào để ông được giác ngộ. Ông có quán chiếu đến điều đó không?"

"Tôi chưa hề nghĩ đến như vậy," vị khách già trầm ngâm.

"Vậy thì hãy trở về và thiền quán đi," Shinkan kết thúc.

-------------

Xin quý đạo hữu cho ý kiến về tiểu phẫm nầy.
Kính !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính chị Hắc phong !
Chocon thấy thời buổi hiện nay có những nhà sư _ rất "hợp thời trang" _ không lo tu giải thoát hay tìm giác ngộ chi cả, mà chỉ quan tâm "bảo vệ môi trường" "cân bằng sinh thái" "an sinh xã hội" vì những chuyện này sẽ cho họ một "chỗ đứng" trong xã hội, còn nghe theo lời Phật thì chỉ có "từ chết đến bị thương" mà thôi.:eek:nion68:
.....
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93

Kính chocon !
Ở trong bài trên chỉ nói đến sự xao lảng của Phật tử trong việc tu hành, chớ không có nói đến những "ký sinh trùng" trong Phật pháp.
Kính !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính chocon !
Ở trong bài trên chỉ nói đến sự xao lảng của Phật tử trong việc tu hành, chớ không có nói đến những "ký sinh trùng" trong Phật pháp.
Kính !
Kính bác Ngọc Quế !
"Ký sinh trùng" cũng là chúng sinh vô minh, lẻ nào Phật pháp không độ cho những chúng sinh vô minh nầy ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
"Ký sinh trùng" cũng là chúng sinh vô minh, lẻ nào Phật pháp không độ cho những chúng sinh vô minh này ?
Kính !
Chào chocon !
Phật có độ cho mấy con "ký sinh trùng" này hay không thì Ngọc Quế không biết, nhưng tích xưa có ghi chép lại rằng :

Khi xưa có một vị Tỳ kheo đem chiếc Y Thượng xuống suối giặt nhưng kỳ lạ thay chiếc Y không thấm nước _ cứ nổi phình trên mặt nước _ không giặt được vị tỳ Kheo bèn trình lên với đức Phật. Phật bảo : "Ông hãy lấy 4 hột cơm của đàn na thí chủ dán lên bốn góc chiếc Y nó sẽ chìm xuống nước."

Thế đó, chỉ 4 hạt cơm của đàn na thí chủ thôi mà nó nặng bằng tảng đá 20 ký, thử hỏi mỗi một bát cơm ăn hàng ngày của người xuất gia nó nặng bao nhiêu ký. Mười, hai mươi năm ăn cơm chùa nó nặng biết bao nhiêu, nếu người tu sĩ ấy chỉ lo tìm kiếm danh lợi cho mình mà không tu hành nghiêm chỉnh, thì Ngọc Quế không dám tưởng tượng QUẢ BÁO SẼ NHƯ THẾ NÀO ?
 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
46. Cỏ Cây Giác Ngộ Như Thế Nào ?

Dưới triều đại Kamakura, Shinkan tu học phái Tendai trong sáu năm, học Thiền thêm bảy năm, rồi ngài lại du hành sang Trung quốc chiêm ngiệm Thiền học thêm mười ba năm nữa.
Khi ngài quay về Nhật, nhiều người mong được tham vấn ngài về những điều bí áo. Shinkan rất họa hoằn tiếp khách, nhưng khi tiếp, ngài hiếm khi trả lời câu họ hỏi.
Một hôm có một vị môn đồ năm mươi tuổi nói với Shinkan: "Tôi đã học giáo pháp của phái Tendai từ khi còn bé, nhưng có một điều tôi không được thấu suốt là phái Tendai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng có thể giác ngộ được. Điều này đối với tôi kỳ quặt quá."

"Có ích gì không khi bàn luận đến cỏ cây trở nên giác ngộ ?" Shinkan hỏi. "Vấn đề là làm thế nào để ông được giác ngộ. Ông có quán chiếu đến điều đó không?"

"Tôi chưa hề nghĩ đến như vậy," vị khách già trầm ngâm.

"Vậy thì hãy trở về và thiền quán đi," Shinkan kết thúc.

-------------

Xin quý đạo hữu cho ý kiến về tiểu phẫm nầy.
Kính !

Kính Hắc phong cùng các Đạo Hữu.Theo Lục An thì :

-Gian thế là chuyện nực cười !
Chỉ chăm " Hàng Tổng " mà lười lo Thân .
Lo Thân , lo tỏ tận CHÂN !
Thì chuyện "Hàng Tổng"...Đâu cần phải lo .

Lục An : Kính
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Cho Con Xau Xi đã viết:
Kính chị Hắc phong !
Chocon thấy thời buổi hiện nay có những nhà sư _ rất "hợp thời trang" _ không lo tu giải thoát hay tìm giác ngộ chi cả, mà chỉ quan tâm "bảo vệ môi trường" "cân bằng sinh thái" "an sinh xã hội" vì những chuyện này sẽ cho họ một "chỗ đứng" trong xã hội, còn nghe theo lời Phật thì chỉ có "từ chết đến bị thương" mà thôi.:eek:nion68:


Cho con xau xi đã viết:
Kính bác Ngọc Quế !
"Ký sinh trùng" cũng là chúng sinh vô minh, lẻ nào Phật pháp không độ cho những chúng sinh vô minh nầy ?
Kính !

NGOC QUE đã viết:
Chào chocon !
Phật có độ cho mấy con "ký sinh trùng" này hay không thì Ngọc Quế không biết, nhưng tích xưa có ghi chép lại rằng ....

Kính các ĐH Cho Con Xau Xi và Ngoc Quế
Qua lời của các ĐH , phải chăng các ĐH có quan niệm là các nhà tu xuất gia thì chỉ lo tu giải thoát thôi , còn các việc như hô hào bảo vệ môi trường thì không phải là việc của người tu xuất gia quan tâm đến . Nhưng theo ptd được biết , một số ĐH và các vị xuất gia lại có quan niệm rằng : việc hô hào bảo vệ môi trường là một pháp bảo vệ thiên nhiên, trước hết là để bảo vệ cho sức khỏe và tuổi thọ của chúng sanh để tu học , sau là để kêu gọi chúng sanh hữu tình có ý thức bảo vệ và lòng từ bi đối với chúng sanh vô tình , là để kêu gọi loài người ăn chay trường do lợi ích của việc không nuôi động vật, để kêu gọi , nhắc nhở loài người ý thức và biết đến sự thật về Hành tinh đang trong thời kỳ thứ ba của 4 thời kỳ tất có , nhằm chuyển hóa tình trạng...

ptd thật tình nói ra ptd thấy có sự khác nhau nhiều về các quan niệm ,chủ trương , nên không biết theo quan niệm nào .
Và theo quý ĐH thì một người thầy tu xuất gia có nên làm công việc giảng để cho con người biết sông hòa thuận trong quan hệ Cha mẹ con cái, Anh em , bạn bè , vợ chồng , chủ tớ , bằng hữu ... không
Mong quý ĐH thứ lỗi cho sự hỏi này và chỉ vì thấy có khác về cách suy nghĩ nên không biết theo cách nào .
KÍNH
ptd

.....
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính các ĐH Cho Con Xau Xi và Ngoc Quế
Qua lời của các ĐH , phải chăng các ĐH có quan niệm là các nhà tu xuất gia thì chỉ lo tu giải thoát thôi , còn các việc như hô hào bảo vệ môi trường thì không phải là việc của người tu xuất gia quan tâm đến . Nhưng theo ptd được biết , một số ĐH và các vị xuất gia lại có quan niệm rằng : việc hô hào bảo vệ môi trường là một pháp bảo vệ thiên nhiên, trước hết là để bảo vệ cho sức khỏe và tuổi thọ của chúng sanh để tu học , sau là để kêu gọi chúng sanh hữu tình có ý thức bảo vệ và lòng từ bi đối với chúng sanh vô tình , là để kêu gọi loài người ăn chay trường do lợi ích của việc không nuôi động vật, để kêu gọi , nhắc nhở loài người ý thức và biết đến sự thật về Hành tinh đang trong thời kỳ thứ ba của 4 thời kỳ tất có , nhằm chuyển hóa tình trạng...

ptd thật tình nói ra ptd thấy có sự khác nhau nhiều về các quan niệm ,chủ trương , nên không biết theo quan niệm nào .
Và theo quý ĐH thì một người thầy tu xuất gia có nên làm công việc giảng để cho con người biết sông hòa thuận trong quan hệ Cha mẹ con cái, Anh em , bạn bè , vợ chồng , chủ tớ , bằng hữu ... không
Mong quý ĐH thứ lỗi cho sự hỏi này và chỉ vì thấy có khác về cách suy nghĩ nên không biết theo cách nào .
KÍNH
ptd

.....
Kính đạo hữu Phi Thụy Du !

Theo chocon, người vì Phật pháp mà làm Phật sự, vì chúng sinh mà học thêm Y phương minh _ chẳng hạn _ là những việc rất đáng nên tán thán, những vị ấy dù có đánh đập hành hạ đệ tử tàn nhẫn như Ngài Marpa (đã đối xử với Ngài Milarepa) vẫn là việc làm chính đáng. Còn những vị vì dục vọng cá nhân, vì mưu đồ danh lợi, vì muốn tạo một chỗ đứng trong xã hội hiện đại thì dù có lặp lại lời Phật vẫn là Ma thuyết, hà huống chi hô hào những chuyện linh tinh khác. Chocon tán thành cách gọi "ký sinh trùng" của bác Ngọc Quế dành cho hạng người nầy.

Kính bác Ngọc Quế !

Khi một vị Tỳ kheo ăn cơm đàn na tín chí mà lo chuyện "hàng Tổng", Bác giả thuyết 4 hạt cơm nặng tương đương 20 ký, chocon xin phép làm toán nhân; nếu vị Tỳ kheo ấy ăn mỗi ngày chỉ 1000 hạt cơm thôi thì đã nặng lên 5 tấn. Với trọng lượng nầy chocon tin chắc rằng vị ấy đi đến đâu đất nứt ra đến đấy (như Đề Bà Đạt Đa ngày xưa vậy).
Cái con người "ẫn Vương nương Phật" ấy sau một tháng ăn cơm đàn na tín chủ trọng lượng sẽ thành ra 150 tấn.
Khi một tảng tá to 150 tấn rơi vào dung nham núi lửa nó sẽ nổi phình lên, nhưng một con người cao 1 mét70 có trọng lượng 150 tấn rơi vào miệng núi lửa thì người ấy sẽ chìm sâu vào ruột trái đất với tốc độ 60 km/h (đủ đến đến tận cùng hỏa ngục trong một giờ). Còn nếu người ấy đã mười năm ăn cơm chùa mà chỉ chăm lo "chuyện hàng Tổng" để tạo chỗ đứng trong xã hội phù du này thì có lẻ người ấy sẽ vượt qua 60 Km dung nham của tầng Hỏa Quyển chỉ trong chớp mắt.

Đấy là những hoang tưởng của chocon xin thành thật phơi bày mong quý đạo hữu lượng thứ.

Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
cho con xau xi đã viết:
Theo chocon, người vì Phật pháp mà làm Phật sự, vì chúng sinh mà học thêm Y phương minh _ chẳng hạn _ là những việc rất đáng nên tán thán, những vị ấy dù có đánh đập hành hạ đệ tử tàn nhẫn như Ngài Marpa (đã đối xử với Ngài Milarepa) vẫn là việc làm chính đáng. Còn những vị vì dục vọng cá nhân, vì mưu đồ danh lợi, vì muốn tạo một chỗ đứng trong xã hội hiện đại thì dù có lặp lại lời Phật vẫn là Ma thuyết, hà huống chi hô hào những chuyện linh tinh khác. Chocon tán thành cách gọi "ký sinh trùng" của bác Ngọc Quế dành cho hạng người nầy.

Chào đh CCXX

Mình thì rất vô tư . Mình cũng mong là các đh CCXX và NQ cũng sẽ vô tư như mình...

Mình nhớ có lần thầy Viên Quang đã viết :
Mấy ngày nay trên mạng bàn tán về thầy C.Q.
Mình không biết chuyện gì vì mình không có xem mạng khác , và mình cũng chẳng tò mò muốn biết làm chi . Nhưng nếu thật sự là có chuyện gì không hay lắm , mình chỉ mong người ấy ( người bị bàn tán ) hồi tâm sửa đổi để được tự tốt .
Mình xin lỗi các ĐH vì đã làm phiền.
Thân
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
47. Người Nghệ Nhân Tham Lam

Gessen là một vị tăng họa sĩ. Trước khi vẽ ngài luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước và lệ phí rất cao. Ngài bị mang tiếng là "Nghệ nhân tham lam."
Có một lần, một cô đầu geisha đặt hàng cho một bức tranh. "Cô trả được bao nhiêu?" Gessen hỏi.
"Với giá ông đòi," cô gái trả lời, "nhưng tôi muốn ông vẽ trước mặt tôi."
Một ngày kia cô đầu gọi Gessen đến. Nàng đang mở tiệc đãi khách. Gessen với ngòi bút tài tình hoàn tất bức tranh, và đòi cái giá cao nhất.
Cô gái trả tiền và nói với khách quí: "Nghệ nhân này chỉ chú ý đến tiền. Tranh của y đẹp đấy nhưng tâm hồn của y thì nhơ bẩn; đồng tiền đã làm cho nó thành bùn lầy. Vẽ với tâm hồn nhớp nháp như vậy, tranh của y không đáng để triển lãm. Nó chỉ đáng cho cái quần lót của tôi thôi."
Nói liền, nàng vén váy bảo Gessen vẽ bức khác phía sau quần lót của nàng.
"Cô sẽ trả bao nhiêu?" Gessen hỏi.
"Ổ, thì bất cứ giá nào," cô gái trả lời.
Gessen đòi một giá thật cao, vẽ xong bức tranh theo yêu cầu, rồi bỏ đi.
Về sau người ta biết được lý do vì sao Gessen tham tiền :
1. Trận đói thường xảy ra ở vùng ngài ở. Kẽ giàu không muốn cứu giúp người nghèo, nên Gessen lập một nhà kho bí mật không ai biết, gạo luôn đầy ấp để phòng cứu đói.
2. Con đường từ làng của ngài đến ngôi Quốc tự hư hỏng quá nặng và nhiều khách thập phương khốn khổ vì nó. Ngài muốn xây một con đường tốt hơn.
3. Sư phụ của ngài qua đời mà không biết ước nguyện của Gessen là xây cho thầy một tự viện, và Gessen quyết xây cho xong.
Sau khi hoàn tất ba điều ước nguyện, ngài vứt bút cọ và vật liệu, về ở ẩn trong núi, không bao giờ vẽ lại nữa.

---------------

Kính quý đạo hữu !
Đọc xong chuyện này H/p vô cùng bối rối :
_ Sao lại có thể như thế được ? Đường đường một vị Tăng sĩ tài hoa, sao lại có thể đi vẽ quần sì-líp cho kỹ nữ ?
????????????
Kính !
 

cungduong

Registered
Phật tử
Tham gia
11/2/12
Bài viết
399
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Cungduong xin kính các Thầy,Cô cùng chị Hắc Phong và quý Đạo hữu.

Theo như cungduong hiểu như vầy.Vị Gessen này đúng là chân sư chứ chẳng phải là "Nghệ nhân tham lam."gì đâu.Trường hợp của ngài thì gọi là hy sinh vì lợi ích cho người khác.

Vì ngài Gessen không còn" cái ta" nữa cho nên đối với ngài cái "danh" không là gì.Ngài hy sinh cái danh của mình vì lợi ích cho người khác.

Ngài đáp ứng để cho geisha hiểu ngài làm việc này không phải vì tiền mà vì để cho geisha hiểu rằng "sẽ trả cái giá thật đắt cho cái tánh kiêu ngạo,coi thường người khác của mình".Cho nên việc làm của ngài Gessen có lợi cho geisha.Chắc chắn geisa sẽ "tởn" tới già luôn và không còn tánh này nữa vì trả cái giá không như mình tưởng.

Cô geisha cứ đinh ninh nhà sư Gessen vẽ tranh chỉ vì tiền,cứ nghĩ tâm hồn nhà sư dơ bẩn,chứ không có soi lại tâm hồn của mình gì cả.Nghĩ xấu người khác thì tự mình xấu trước vậy.Củng như "tâm chúng sanh" mà so với"tâm phật" là vậy.

...."Nghệ nhân này chỉ chú ý đến tiền. Tranh của y đẹp đấy nhưng tâm hồn của y thì nhơ bẩn; đồng tiền đã làm cho nó thành bùn lầy. Vẽ với tâm hồn nhớp nháp như vậy, tranh của y không đáng để triển lãm. Nó chỉ đáng cho cái quần lót của tôi thôi."

Mà không hiểu rằng nhà sư Gessen làm công việc được người khác coi là" Nghệ nhân tham lam.". hoặc " đang hành phi đạo" mà không mảy may lo sợ "ô danh" chỉ vì :

1. Trận đói thường xảy ra ở vùng ngài ở. Kẽ giàu không muốn cứu giúp người nghèo, nên Gessen lập một nhà kho bí mật không ai biết, gạo luôn đầy ấp để phòng cứu đói.
2. Con đường từ làng của ngài đến ngôi Quốc tự hư hỏng quá nặng và nhiều khách thập phương khốn khổ vì nó. Ngài muốn xây một con đường tốt hơn.
3. Sư phụ của ngài qua đời mà không biết ước nguyện của Gessen là xây cho thầy một tự viện, và Gessen quyết xây cho xong.
Sau khi hoàn tất ba điều ước nguyện, ngài vứt bút cọ và vật liệu, về ở ẩn trong núi, không bao giờ vẽ lại nữa

Vậy nhìn lại Thấy nhà sư Gessen làm công việc "vẽ tranh lấy tiền cao" và "
vẽ quần sì-líp cho kỹ nữ ?
mà người chưa hiểu đạo thì tự cho rằng ông là:"Nghệ nhân tham lam.". hoặc " đang hành phi đạo" chứ thực chất tâm hồn ông rất trong sáng chỉ vì mục đích đem lại lợi lạc cho người khác
mà không màng tới " danh " của mình.Vậy gặp những vị sư như thế này cẩn thận kẻo "hiểu nhầm" mà tự mang tội với người.

Cungduong xin kính! có gì sai sót xin được chỉ bảo ạ.
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Xin cho chocon được hỏi :
Anh (hay chị ?) "cúng dường" có nghĩ rằng : Mình sẽ học theo điều này, thấy chuyện gì có ích cho người khác thì ráng mà làm, dẫu rằng việc làm ấy sẽ bị thiên hạ phỉ nhổ ?
Kính !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Xin chào các bạn!
Ở đây mình nghĩ có các vấn đề sau:
Thứ nhất mình thấy mình thường giống cô kỹ nữ kia: đó là thường mang cái ngã của mình ra nhìn đánh giá sự vật đặc biết là nhân cách 1 con người ( mặc dù biết đạo, biết tâm mình còn ngu dốt đừng nói là vô minh).( Cái Ngã của bạn Hắc Phong hỏi sao chấp nhận được! ) Mà cái Ngã này đánh giá thì phần lớn là sai hoàn toàn, sô ít còn lại may ra sai ít hơn ma thôi. Vì vậy mình càng kính phục và tin yêu Phật Pháp hơn khi Dức Thế Tôn chỉ dậy khởi tâm từ và bi đối với chung sinh khác. với mọi người mình chỉ tập khởi lòng yêu thương, gặp cảnh eo le, chướng mắt mình chỉ khởi lòng Thương xót là cách khởi tâm tuyệt vời dù cái ngã của mình, trí tuệ của minh ngu cỡ nào đi nữa cũng tránh được phần lớn sai lầm, tránh phần lớn nhân bất thiện!
Ở đây trong diễn đàn mình thấy nhiều bạn trích chuyện ( mang ý chê bai các vị A La Hán ) chỉ kính trọng Bồ Tát ( mình chưa nói đến câu chuyện có thật hay không thật)! nhưng rõ ràng ai cũng biết Ngã mình còn, trí tuệ chư trọn vẹn ( tham,sân, si rồi vô minh ) chưa ai dám bảo đã hết mà các vị A La Hán đã phá được ( Thân kiến, Nghi, Giới Cấm Thủ, Tham , Sân, Sắc Ai, Vô Sắc Ái, Phóng dật, Kiêu Mạng, Vô Minh).
Cô Kỹ nữ ở đây đã kinh thường nhầm vị Thầy sống với tâm hồn cao Thượng coi danh lợi phù phiến, sông vì lòng vị tha phục vụ cho bà con và tâm nguyện của người Thầy mình tôn kính! ( dù sau này có biết có hối hận đi nữa thì quả báo đến cô gái cũng có khổ quả rồi, nếu không biết không hối hận thì quả báo cũng thọ khổ hơn gấp trăm vạn lần )
Nên mình chỉ khuyên ai có cách nhìn về các vị gì gì A La Hán đó cũng nên ít nhất nhìn với Tâm của một để tử Phật nếu không có được tôn kính chí ít cũng phải có được Tâm Từ Bi
Còn về Thầy Gessen: Tâm hồn Người thật cao thượng mà kẻ còn nhiều cấu uế trong tâm như mình chỉ dám kính trọng không dám bàn luận nhiều sợ nói sai, hoặc không tả được hết sự vĩ đại của Thầy Gessen!
 

cungduong

Registered
Phật tử
Tham gia
11/2/12
Bài viết
399
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Xin cho chocon được hỏi :
Anh (hay chị ?) "cúng dường" có nghĩ rằng : Mình sẽ học theo điều này, thấy chuyện gì có ích cho người khác thì ráng mà làm, dẫu rằng việc làm ấy sẽ bị thiên hạ phỉ nhổ ?
Kính !

Cungduong suy nghĩ lại thật sự không dám vì cái ý của mình thì tốt ,nhưng cái hành động hoặc lời nói của mình gây cho người khác thêm tà kiến thì không nên.

Ý tốt thôi vẫn chưa xong vì nghiệp của thân và khẩu vẫn còn nên vẫn lãnh nghiệp.Mình nghĩ chỉ khi nào THÂN,KHẨU,Ý của mình đều đem lại lợi ích cho người khác thì lúc đó mình nghĩ mới thực sự là giải thoát hoàn toàn.

Mình chỉ nghĩ vậy,xin các đạo hữu chia sẻ thêm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên