Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số thành viên bình chọn
    15
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Chào CSSQ,
Thấy bạn đố vui vui Lục An cũng có...Vui vui vài dòng


Trời xanh,Mây trắng...Bay bay.
Màn đêm buông xuống,điểm đầy là Sao.
Hỡi Ông Trời ở trên cao,
Hỏi Ông-Ông có lao đao như mình ?
Ngắm Ông nhớ mấy Trang Kinh ,
Vô thường nhuốm cả đâu rình riêng Ai ? !!!
...........
Lại còn đố nữa mới tài !
Tìm đúng mà học ,học sai làm gì ?
Tất cả đem buông bỏ đi ,
Mọi sự tìm kỹ chi ly : Vô Thường .
Rồi đem đo khắp mười phương ,
Hỏi còn có cái gì thường nữa không ?
Lúc đó Nam-Bắc-Tây-Đông ,
Nhỏ như con Thỏ! Đều không là gì.
Nếu ai bảo : Thế là si ...
Tự mình mình biết,mình Tri - An Lành.
..........Khì khì

Lục An : Kính.
Cám ơn bác Lục An!
Con hỏi thật lòng!
Bác thơ văn có tài hoa!Tâm hồn bác cũng rất trẻ! Mà hình như Bác tu thiền đúng không? Thế thì tại bác tu không tới!
Thân ái!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cám ơn bác Lục An!
Con hỏi thật lòng!
Bác thơ văn có tài hoa!Tâm hồn bác cũng rất trẻ! Mà hình như Bác tu thiền đúng không? Thế thì tại bác tu không tới!
Thân ái!

Kính chungsinhsoqua !

Có phải câu này "Thế thì tại bác tu không tới!" ý của bạn muốn nói : "Thế thì tại
SAO bác tu không tới ?"
Nếu quả thật ý bạn định hỏi như thế thì bạn đã thiếu tập trung khi viết bài, do bạn thiếu ĐỊNH LỰC .
Và đọc ngược lên, bạn nên tự hỏi mình "Tại sao mình tu không tới ?"

Kính !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính chungsinhsoqua !

Có phải câu này "Thế thì tại bác tu không tới!" ý của bạn muốn nói : "Thế thì tại
SAO bác tu không tới ?"
Nếu quả thật ý bạn định hỏi như thế thì bạn đã thiếu tập trung khi viết bài, do bạn thiếu ĐỊNH LỰC .
Và đọc ngược lên, bạn nên tự hỏi mình "Tại sao mình tu không tới ?"

Kính !

Kính bác Văn Học!
Đúng là con thiếu định lực khi viết bài! đúng là con không giám nhận là tu, hay là để tử Phật chân chính! Vì con biết mình còn kém xa, kém xa tiêu chuẩn người đệ tử Phật!
Bản tính ích kỷ, kheo khoang: thấy người khác hay thì dù khen trong lòng vi tế vẫn tức giận, thấy người khổ dù chia sẻ , cảm thông, nhưng trong lòng dù vi tế vẫn có sự vui mừng!
Nhưng bản thân con luôn quy phục trước Phật Pháp! Nên không chấp nhận được, người chỉ mượn trí tuệ đấng giác ngộ để nói cao siêu( gọi chỉ mượn được từ ngữ kinh sách chứ không hiểu nổi ý nghĩa chân lý là đâu)! nhưng không thể hiểu được cái tầm thường!
Nên ở đâu có vị nào cảnh giới cõi tâm cao, tự tại..... Con lại càng thích hỏi về cỏ cây, gà vịt, hoa lá.... Vì chân lý luôn hiện hữu ở những sự việc, sự vật tâm thường như thế. Thì kẻ kém phước, kém đức như Con mới mong có ngày giải thoát tối thắng được!
Nếu hỏi mấy cái tầm thường đó mà Bác Lục An nói là học sai đường Phật Pháp! thì nói bác tu không tới có gì sai đâu! Nói con học không tới để hiểu cũng đúng luôn! Nhưng Người quả trách phải chắc chắn mình thấy và nói ra được chân lý!
Mọi người hay nói Phật tánh ở chúng sinh, phật tánh ở cả ở cỏ cây, vạn vật! Các bác cũng tâm đắc về điều trên, tại sao hỏi đạo lý mấy sự việc, sự vật tầm thường, các vị lại im re, không nói được một chút ý nghĩa có đạo! ( chắc sự im lặng lặng này cũng là đạo lý của thiền ngữ chăng? )

Có câu chuyện sau:
Có một vị thiền sư đến gặp một lão hòa thượng:
Vị thiên sư này ngồi nói thao thao, bất tuyệt về sự ngộ lý không cao siêu của mình! Khi vị thiên sư này thao thao bất tuyệt về lý không của vạn vật, vũ trụ, tinh tú ....
Lão hòa thượng liền lấy cây gậy đập bốp vào đầu vị thiên sư kia!
Vị thiền sư kia kêu nên một tiếng: Á
Lão hòa thượng nói: tất cả là không sao còn có tiếng kêu: Á
Bài học ở đây là gì: Con Kính bác Văn Học hiểu nhiều, học rộng giảng ý nghĩa của câu chuyện trên!
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
.....
Xin cho CSSQ hỏi thêm: Đố ai nói hết được công đức của cỏ cây?

Kính chungsinhsoqua !

Hôm trước đọc câu hỏi này chocon không dám trả lời vì sợ lạc đề quá xa, nhưng nay buộc phải nói ra để mong bạn thông cảm cho.

Chocon mới chỉ nghĩ ra được một công đức này của cỏ cây :

_ Cỏ cây luôn biết hoan hỉ tiếp nhận ánh sáng mặt trời, không bao giờ nó từ chối ánh sáng, không bao giờ chúng nói "tui chỉ thích mát mẻ mà thôi ! tui không thích ánh sáng buổi trưa".

(Chỉ có con người chúng ta vì nghĩ ngợi so đo "lợi - hại" nên mới có ưa cùng chẳng ưa)

Kính !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính chungsinhsoqua !

Hôm trước đọc câu hỏi này chocon không dám trả lời vì sợ lạc đề quá xa, nhưng nay buộc phải nói ra để mong bạn thông cảm cho.

Chocon mới chỉ nghĩ ra được một công đức này của cỏ cây :

_ Cỏ cây luôn biết hoan hỉ tiếp nhận ánh sáng mặt trời, không bao giờ nó từ chối ánh sáng, không bao giờ chúng nói "tui chỉ thích mát mẻ mà thôi ! tui không thích ánh sáng buổi trưa".

(Chỉ có con người chúng ta vì nghĩ ngợi so đo "lợi - hại" nên mới có ưa cùng chẳng ưa)

Kính !
Cám ơn CCXX! Ai nói được ra mình rất vui là khác! sao lại thông cảm!
Thực ra cỏ cây không phải là không bao giờ từ chối ánh sáng! nếu trời nắng quá tự dưng những lá nhỏ, thân chúng sẽ co quắt lại, héo dần để từ chối ánh sáng ngược lại gặp điều kiện thuận lợi thì...
Việc cỏ cây nhận ánh sáng và phản ứng theo! cũng gần giống như nghiệp báo đến với chúng ta vậy! Chúng ta không biết tu thì tâm chúng ta thường buồn, vui, xao động theo nghiệp cảm, không có được sự an lạc của các bậc có sự tu hành và hơn nữa là tâm thanh tịnh, tự tại của các Bậc Thánh. Dù bất kỳ hoàn cảnh, nghiệp cảnh nào không làm ảnh hưởng đến được khi đo các vị Thánh nói hoàn cảnh là không, nói nghiệp khổ không, nói phước báo không! là hoàn toàn hợp lý! Cái không các vị thánh nói là không so với sự bất động mà các vị Thánh đang có!

Còn về phần cỏ cây! Ai có biết được cỏ cây cũng có tâm linh, cỏ cây cũng có cái biết?
Xét một khí cạnh nhỏ nào đó cái biết của của cỏ cây còn nhanh nhậy, cao hơn với phàm phu chúng ta nhiều nhiều lần!
Đã ai thử khởi lòng từ ngay cả với cỏ cây chưa nhỉ? Mọi người cứ thử khởi lòng từ trọn vẹn của mình cho cỏ cây, biết đâu có điều diệu kỳ sẽ xẩy ra! Cái này không phải CSSQ nói đâu nhé, cũng là bị Người dụ mà thôi!
Các vị sợ lạc đề! Các vị cứ đi làm việc của mình cũng được!
Thân chào!

Các vị Bồ Tát im lặng cũng độ sinh được! Ah CSSQ lại có câu hỏi? Mong Quý Thầy. Quý thiện trí thức, các vị đạo hữu cứ suy nghĩ không cần trả lời cũng được!
Tại sao sự im lặng của Bồ Tát lại giáo hóa được nhiều chúng sinh hơn, hiệu quả hơn lời nói??? Chỗ này nghĩ cũng thiệt kỳ lạ! Đến với đạo Phật có rất nhiều chỗ nghĩ ra thiệt ngộ! Trí tuệ là phi trí tuệ!
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]


Kính chungsinhsoqua !

Cây cỏ không bao giờ than phiền "mưa chi mưa nhiều thế !" phần nào nước hấp thu được thì hấp thu, phần nào không hấp thu được thì còn đó, nước sẽ theo dòng mà tưới tẩm cho những cây cỏ khác.
Cây cỏ không bao giờ than phiền "nắng chi nắng nhiều thế !" nắng giúp cho cây cỏ quang hợp tạo nên lục diệp tố, nếu dư nắng thì những cây cỏ nhỏ khác được nhờ, lúc đó cây cỏ chỉ biết âm thầm kiên nhẫn chịu đựng mà thôi.

Kính !



[/NEN]
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]


Kính chungsinhsoqua !

Cây cỏ không bao giờ than phiền "mưa chi mưa nhiều thế !" phần nào nước hấp thu được thì hấp thu, phần nào không hấp thu được thì còn đó, nước sẽ theo dòng mà tưới tẩm cho những cây cỏ khác.
Cây cỏ không bao giờ than phiền "nắng chi nắng nhiều thế !" nắng giúp cho cây cỏ quang hợp tạo nên lục diệp tố, nếu dư nắng thì những cây cỏ nhỏ khác được nhờ, lúc đó cây cỏ chỉ biết âm thầm kiên nhẫn chịu đựng mà thôi.

Kính !



[/NEN]

Hix! đúng thật là Hoàng Trí cảm nhận thế này! thì HT sẽ có trọn lòng yêu thương, xót xa, có khi còn kính phục cỏ cây nữa!
Có đúng như thế không Hoàng Trí! CSSQ sẽ ráng học điều trên!
Cám ơn Hoàng Trí nhiều!
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
61. GUDO Và Hoàng Đế

Hoàng đế Goyozei học thiền với thiền sư Gudo. Ngài hỏi: "Trong thiền, tâm là Phật. Đúng vậy không?"
Gudo trả lời: "Nếu bần tăng trả lời phải, thì hoàng thượng sẽ nghĩ rằng hoàng thượng hiểu mà không hiểu gì. Nếu bảo không, thì bần tăng đã phản lại điều mà nhiều người hiểu rất tường."
Môt ngày khác, hoàng đế lại hỏi Gudo: "Kẽ giác ngộ đi về đâu khi chết?"
Gudo trả lời: "Bần tăng không rõ."
"Tại sao thiền sư lại không biết?" nhà vua hỏi.
"Bởi vì bần tăng chưa chết," Gudo trả lời.
Hoàng đế min cưởng hỏi thêm những điều mà nhà vua không lĩnh hội được. Do đó Gudo vỗ nhịp trên mặt sàn như đánh thức ngài và nhà vua đốn ngộ!
Hoàng đế càng kính trọng Thiền và vị sư già Gudo sau khi giác ngộ, và ngay cả cho phép Gudo đội chiếc mũ ni trong triều vào mùa đông. Khi Gudo quá tám mươi tuổi, ngài hay ngủ thiếp giữa buổi giảng, và nhà vua yên lặng rút lui vào phòng khác để cho vị thầy yêu quí an giấc nghỉ mà tuổi già thường đòi hỏi.

---------------

Kính quý đạo hữu !

Truyện kể rằng Thiền sư Gudo đã giúp cho nhà vua Ngộ đạo, điều này đã gián tiếp nói rằng Thiền sư Gudo là một vị Giác Ngộ.
Nhưng ở câu cuối "Khi Gudo quá tám mươi tuổi, ngài hay ngủ thiếp giữa buổi giảng".
Hắc phong thắc mắc "Thiền sư Gudo có thật sự Giác Ngộ hay không ?" vì theo H/p thì vị Giác Ngộ phải .........không được ngủ gật :Tounge:

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính chị Hắc phong !
chocon xin mạo phạm :
Ở đâu có luật "Bậc Giác Ngộ thì phải như thế này, không được như thế kia !" ???
Kính !
Xin chào quý đạo hữu !

Vô Học xin phép nghí ngố vài điều với các bạn cho vui :

_ Phật Giáo vì "tận độ chúng sinh" (không bỏ sót những kẻ sơ cơ) cho nên cũng có Nhân Thiên Thừa _ là hệ Giáo lý thuận hợp với những chấp nhất của loài người và loài Trời.

Khi Phật pháp đến Việt Nam vì đã sẵn có Giáo Lý của Khổng - Lão cho nên mọi người chộp lấy phần Giáo lý Nhân Thiên Thừa nầy và tâm đắc với nó. Thành ra trong lòng Phật tử 3 hệ Giáo lý Phật + Tiên + Thánh (Nho giáo) hòa quyện nhau đến độ không phân biệt 3 hệ Giáo Lý này. Vì thế mà ở Việt Nam chúng ta riêng có thêm đạo Cao đài.

Từ đó trong tư tưởng của chúng ta : Tầm thường là Phàm phu, Phi thường là Phật Thánh Tiên.
Chúng ta đến với đạo Phật thực ra chúng ta không cầu Giác Ngộ hay Giải Thoát, mà một là tìm chỗ dựa tinh thần, hai là tìm cái Phi thường.

Chính vì tìm chỗ dựa tinh thần mà có một số Phật tử cải đạo theo Thiên Chúa.
Chính vì tìm cái Phi thường mà hể ở đâu có cái gì phi thường là Phật tử chạy đến đó sì-sụp lạy xin theo, đây là nguyên nhân chính khiến cho một số Phật tử chạy theo bà Thanh Hải, Thầy Già (Vũ Trụ Huyền Bí), nhóm Pháp Tạng, Di Như, ....v...v....

Dĩ nhiên những nhóm Ma Giáo nầy đều ngụy trang bằng cách khuyên mọi người làm lành lánh dữ, niệm Phật, ngồi Thiền........Những người chạy theo thực chất là họ tin CÁI PHI THƯỜNG (Thần Thông) kèm theo đó là những Giáo lý giống như Nhân Thiên Thừa trong đạo Phật, họ bèn tin rằng mình cũng đang theo học Phật pháp.

Những vị Giác Ngộ thực sự, nhiều vị cũng có Thần Thông nhưng không dám dùng tới vì sợ cho đệ tử chậm tiến bộ, hoặc là sẽ hiểu sai về Phật pháp cho nên hãn hữu lắm các Ngài mới "hé lộ" một chút (trường hợp Phật độ cho chàng Vô Não là một ví dụ, đức Lục Tổ Huệ Năng để nhục thân lại cả ngàn năm là một ví dụ khác)

Vì nghĩ rằng vị Giác Ngộ phải phi thường cho nên Tà Ma Ngoại đạo phát triễn mạnh như "nấm mùa mưa", chỉ một chút Thần Thông thôi, điều này là thế mạnh của Tà Ma Ngoại Đạo mà _ tất cả Trời Thần đều có, hoặc ít hoặc nhiều.

Và như Hắc phong ngầm nói "Thiền Sư Gudo nếu là vị Giác Ngộ thì phải như thế nào đó, chứ không thể tầm thường như thế được !"

Chỉ có hoàng đế Goyozei vì đã hiểu đạo cho nên không chấp nhất chuyện một Giả ảnh trong vô minh (nhục thân Gudo) nó như thế nào.

Mến !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
...
...
đâu có luật "Bậc Giác Ngộ thì phải như thế này, không được như thế kia !" ???
Kính diển đàn!

Mình xin nhí nhố đôi dòng cho vui!

Bậc Giác ngộ thì phải "thế kia", chứ không có khác đi được! Và thế kia là dòng thác tâm thức đã dừng chảy, thôi chảy hay không còn chảy nửa!
Cái còn lại là nghiệp thừa xót lại trên trần gian này mà thôi!

Có câu chuyện xưa_đọc được chổ nào quên mất_kể rằng, Ngài Ca Diếp miệng lúc nào củng nhai mặc dù chẳng có gì trong đó. Các vị Trời thấy vậy mới tới hỏi Phật: Bạch Đức Thế Tôn, có phải thật sự ngài Ca Diếp đã đạt thánh quả A La Hán? Và Tai sao miệng Ngài cứ nhai hoài mặc dù không có gì trong đó?
Đức Phật trả lời:_Đúng vậy, Ngài Ca Diếp lậu hoặc đã tận, đã được Thánh quả A La Hán. Và miệng cứ nhai là vì nhiều kiếp lâu xưa đã từng là loài ăn cỏ, nhai lại.

(Trong truyền thống Thiền Lâm Tế, các vị Tổ Sư thường sử dụng chiêu La, Đánh, Hét, huýt mắt, Cười nhạo,..., dù để cho đệ tử thấy "cái gì đó", nhưng có vẻ các vị Tổ này ném vào ... kiếp quá khứ từng là "Hổ, Báo, Sư Tử...")
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Hắc-Phong Kính !
Hắc phong thắc mắc "Thiền sư Gudo có thật sự Giác Ngộ hay không ?" vì theo H/p thì vị Giác Ngộ phải .........không được ngủ gật
Hắc-Phong ơi ! Hắc-Phong hỏng chịu thì ....kêu ổng dậy liền đi !.
hihi!

KÍNH
bangtam
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Thưa các ĐH


Hoàng đế càng kính trọng Thiền và vị sư già Gudo sau khi giác ngộ, và ngay cả cho phép Gudo đội chiếc mũ ni trong triều vào mùa đông

Theo ptd được biết , ở Nhật chư Tăng tu khổ hạnh lắm ( không nói phái Tân Tăng )
Như mùa đông phải đứng trên tuyết tắm nước lạnh
Trời mưa đi ngoài đường khất thực mang guốc với chân trần lội nước ( các bạn ở VN không biết cái lạnh của nước mưa trên đường phải lội bằng chân trần , vào mùa đông , thu , xuân nó lạnh ra sao ) trong khi mọi người đều phải mang giày ống mới chịu nổi .
Đầu trọc không được đội mũ ni bằng len
Có lẽ là dành cho các vị trẻ .
Còn ngài Gudo đã cao tuổi nên được Hoàng Đế cho đội mũ len cho ấm đầu
Như vậy theo đó có phải : giác ngộ là giác ngộ, thân tứ đại là thân tứ đại .
Kính
ptd
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Chị Phithuydu Kính !
Nếu qua câu hỏi của chị :
Như vậy theo đó có phải : giác ngộ là giác ngộ, thân tứ đại là thân tứ đại
Mà có người trả lời là : Phải - hay : Không Phải .
Thì chị sẽ chọn cái nào ?.
Cho em biết với - hihi! .

KÍNH
bangtam
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Chị Phithuydu Kính !
Nếu qua câu hỏi của chị :
Mà có người trả lời là : Phải - hay : Không Phải .
Thì chị sẽ chọn cái nào ?.
Cho em biết với - hihi! .

KÍNH
bangtam

Chào ĐH BT
Sắc thân tứ đại là biểu hiện của Sắc Uẩn của hữu tình chúng sanh
Ngoài Sắc Uẩn ra , còn 4 UẨN nữa là Thọ , Tưởng , Hành, Thức
Sự vận hành của Cảm Thọ , Tưởng Tri , Tâm Hành , Giác Quan...được ghi lại trong A lại da thức .
Ở đây không nói đến tác dụng của 5 uẩn trong sự tái sanh ,chấp hay không chấp vào năm uẩn
Mà chỉ nói : Bậc Giác ngộ cũng có năm uẩn
Trong đó có cảm thọ Tốt , Xấu , Vô Ký của Thọ Uẩn
Do đó cũng có cảm thọ đến từ sắc thân như nóng , lạnh... có sự hạn chế của sắc thân và sự vô thường của sắc thân , hay phải chịu cái chết , như người không giác ngộ vậy ; dù bậc giác ngộ có các khả năng như : thấy nghe bằng tâm những việc ở rất xa , thấy biết tâm ý người khác, thấy biết thân ,huệ mạng mình, đoạn trừ được phiền não
Ptd dùng tâm suy xét thì hiểu như vậy
Còn đúng hay sai thì không dám nói đúng hay sai.
Xin ý kiến các vị

Chào ĐH Hắc Phong
Hắc Phong thắc mắc :" Thiền Sư Gudo có thật sự giác ngộ hay không ? Theo H/P thì vị giác ngộ phải không được ngủ gật ?"

Chúng ta thường có ý nghĩ rằng bậc giác ngộ là phải luôn luôn tỉnh táo nhưng chúng ta cũng nên nhớ :
Giấc ngũ vẫn là một nhu cầu của thân tứ đại hay thân máu thịt
Có khi đêm trước ngài đã mất ngủ vì nhiều lý do , chẳng hạn như vì lo soạn LỜI cho buổi giảng...
Giấc ngũ thiếu ở tuổi già dẫn đến bệnh tật , nhưng ngài G. chỉ bị ngủ gật một chút trong buối sáng hôm ấy .
Điều này không đủ "cơ sở " để "phán đoán" rằng vị ấy có giác ngộ hay không.

ptd chỉ hiểu như vậy , không thể khẳng định thêm .
Tốt hơn hết chúng ta nên hỏi ý kiến một số vị tôn túc.


KÍNH
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính chị Phithuydu !.
Em xin kính biết ơn lời giảng dạy của chị - và em sẽ coppy lại để suy gẩm - Nhưng nói về Ngài Gudo thì em chưa hề nghe ngài nói phải hay không phải về vấn đề gì - cho nên Ngài lại càng không nhận chịu bất cứ điều gì dầu thân Ngài vẫn ngủ gục - bởi vì ngài không có Trí Đắc !
[ Nhưng không phải không có Trí Đắc là đoạn diệt - là không còn gì hết - mà là ngài không còn kẹt vào thân hay tâm nữa .]

KÍNH
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
61. GUDO Và Hoàng Đế

Hoàng đế Goyozei học thiền với thiền sư Gudo. Ngài hỏi: "Trong thiền, tâm là Phật. Đúng vậy không?"
Gudo trả lời: "Nếu bần tăng trả lời phải, thì hoàng thượng sẽ nghĩ rằng hoàng thượng hiểu mà không hiểu gì. Nếu bảo không, thì bần tăng đã phản lại điều mà nhiều người hiểu rất tường."

Kính bác Văn Học !
H/p cám ơn bác đã giải thích cho con hiểu rằng "không nhất thiết một vị Giác Ngộ phải có cuộc sống phi thường", nhưng với trích dẫn này con thấy hình như Thiền sư trả lời lòng vòng, tránh né, chứ Ngài không có hiểu biết gì hết ?
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
H/p cám ơn bác đã giải thích cho con hiểu rằng "không nhất thiết một vị Giác Ngộ phải có cuộc sống phi thường", nhưng với trích dẫn này con thấy hình như Thiền sư trả lời lòng vòng, tránh né, chứ Ngài không có hiểu biết gì hết ?
Kính !
Hắc phong mến !

Những người nói "Tâm là Phật" trên thế giới hiện nay có cả triệu người nói được, nhưng đa phần chỉ nhận Ý Thức làm Phật mà thôi.

Cũng như hiện tại trong Diễn Đàn chúng ta có Nguyễn Việt Trí đó _ nhận "cái im lặng của Ý Thức" _ "cái chưa khởi niệm của Ý Thức" làm Bản Thể Tâm .

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn có viết : Như kẻ trộm bò của vua, dẫu có làm gì cũng không có đề hồ để ăn _ chỉ có làm hư sữa bò mà thôi.(Điều này xin nhờ cô Diệu Đức trích dẫn dùm)

Không riêng gì bạn Trí mà rất nhiều Thượng Tọa cũng hiểu lầm chỗ này.

Thiền sư Gudo từ chối không xác nhận "Tâm là Phật" với Hoàng đế là lòng Bi đó, Ngài không muốn Hoàng đế tiếp tục hiểu lầm như thiên hạ, lúc nhà vua hỏi thì cụm từ "Tâm là Phật" chỉ là danh tự rỗng. Về sau Ngài sẽ giúp nhà vua "Thấy Phật" (kiến Tánh).

Điều này có thể ví như chuyện "để dành bụng" :

_ Gặp lúc nhà có cổ (đám giổ), bé chạy vào bếp "chôm" một miếng xôi cháy, mẹ bé không cho, không cho không phải không thương con mà là bà sẽ cho con ăn những món ngon hơn sau khi cổ bàn đã dọn ra.

Những ai vội nhận "Tâm là Phật" chẳng khác nào được ăn miếng xôi cháy mà ngở rằng mình cũng ăn cổ.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
61. GUDO Và Hoàng Đế

Hoàng đế Goyozei học thiền với thiền sư Gudo. Ngài hỏi: "Trong thiền, tâm là Phật. Đúng vậy không ?"
Gudo trả lời: "Nếu bần tăng trả lời phải, thì hoàng thượng sẽ nghĩ rằng hoàng thượng hiểu mà không hiểu gì. Nếu bảo không, thì bần tăng đã phản lại điều mà nhiều người hiểu rất tường."

Môt ngày khác, hoàng đế lại hỏi Gudo: "Kẻ giác ngộ đi về đâu khi chết ?"
Gudo trả lời: "Bần tăng không rõ."
"Tại sao thiền sư lại không biết ?" nhà vua hỏi.
"Bởi vì bần tăng chưa chết" Gudo trả lời.

Hoàng đế hỏi thêm những điều mà nhà vua không lĩnh hội được. Do đó Gudo vỗ nhịp trên mặt sàn như đánh thức ngài và nhà vua đốn ngộ!
Hoàng đế càng kính trọng Thiền và vị sư già Gudo sau khi giác ngộ, và ngay cả cho phép Gudo đội chiếc mũ ni trong triều vào mùa đông. Khi Gudo quá tám mươi tuổi, ngài hay ngủ thiếp giữa buổi giảng, và nhà vua yên lặng rút lui vào phòng khác để cho vị thầy yêu quí an giấc nghỉ mà tuổi già thường đòi hỏi.


Kính quý sư phụ, quý đạo hữu !
Hắc phong thắc mắc _ đoạn đã tô đỏ :

1. Thiền sư thực sự không biết, hay biết mà không nói ?
2. Vì sao ?

Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Hắc-Phong Kính !
Được Hắc-Phong cho phép thì bangtam xin thưa qua thiển ý của bangtam là - vị Thiền Sư không phải như câu hỏi số 1 của Hắc-Phong - vì như câu :hoàng đế lại hỏi Gudo: "Kẻ giác ngộ đi về đâu khi chết ?"là chấp Có [ có hướng đi ]và câu kế là :"Tại sao thiền sư lại không biết ?" nhà vua hỏi.là củng chấp luôn - mà cái chấp nầy là chấp Không - Nên Thiền Sư không trả lời
Vì Thiền Sư muốn giúp cho Hoàng Đế nhận ra cái Tánh nghe sáng suốt mà tan hết mọi tình thức bám chấp theo duyên bên ngoài bằng tiếng động gõ nhịp trên bàn vậy thôi hà !
Kính xin Tiền Bối Hắc-Phong chỉ dạy thêm .
"bangtam hy vọng bt cố gắng như vầy thì Choconxauxi sẽ tặng cho bt phăn nữa ly kem nhe Choconxauxi ơi ! hihi! ".


KÍNH
bangtam





 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top