Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số thành viên bình chọn
    15
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học

Khì khì...Theo ý bác thì là "Buông bỏ hết" hả bác.
Kính bác Lục An cho Vô Học hỏi lại :

_ Ta đứng chỗ nào để mà nắm giữ hay buông bỏ ?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
9. Mặt Trăng Không Thể Bị Đánh Cắp Được

Ryokan, một vị thiền sư sống cuộc đời hết sức giản đơn trong một thảo am ở dưới chân núi. Một đêm có kẻ đạo chích đột nhập nhưng nhìn quanh chẳng có gì đáng lấy cả. Ryokan vừa trở về, bắt gặp kẻ trộm.
"Có lẽ ngươi từ xa lắm đến thăm ta," ngài nói với hắn, "và không nên về tay không. Hãy cầm lấy bô quần áo của ta như là một món quà mọn."
Kẽ trộm sững sốt. Hắn vơ bộ quần áo và chuồn ngay.
Ryokan ngồi trần truồng ngắm trăng. "Thiệt đáng thương," ngài trầm ngâm, "Ta ước gì có thể tặng cho hắn mặt trăng tuyệt đẹp này."

_______________

Kính quý đạo hữu !

Bố thí là một và đứng đầu trong sáu độ : Bố thí, Trì Giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí Tuệ.
Đọc chuyện nầy chúng ta thấy Ryokan quả là quá hay khi cho luôn bộ quần áo cuối cùng mà vẫn thấy mình còn giàu có (sở hữu một vầng trăng tuyệt đẹp).

Nhưng có lẻ chúng ta không nên học theo vì sẽ có 2 "khách sạn" mời chúng ta : một là Bệnh viện tâm thần, hai là đồn Công an.

Hắc phong nghĩ như thế còn quý vị nghĩ sao ?

Kính !
 

Luc An

Registered
Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nơi ở
viet nam
Kính bác Lục An cho Vô Học hỏi lại :

_ Ta đứng chỗ nào để mà nắm giữ hay buông bỏ ?

Kính !

Kính bác Văn Hoc.
Bác lại làm khó Lục An rồi.
Thưa bác:Lục an hiên đang tồn tại với Hiện Tướng là một Cái Bóng với đầy đủ:Kiến;Văn:Giác;Tri như mọi Chúng Sinh khác trên thế gian này.Khỏi đầu Lục An cũng chính bằng Kiến;Văn;Giác:Tri để Tu,học và đến khi thông thấu :
"(Tâm BÌNH ĐẲNG đâu nhọc công Trì Giới, Hạnh "vuông tròn" chi phải tu Thiền)."
Để rồi rõ biết được :
"(vô hữu thiểu pháp khả đắc : KHÔNG CÓ MỘT PHÁP NÀO CÓ THỂ ĐƯA TA ĐẾN NIẾT BÀN CẢ).
..Nên vậy giờ đây chỉ còn mỗi việc như ý bác:
-Buông bỏ Pháp!Buông bỏ Tu!Buông bỏ sửa...
Cũng chính là :
-Buông bỏ cái :Kiến;Văn;Giác:Tri.
Vì với tri kiến :Có Pháp để tu, có Pháp để sửa... đều là Sản phẩm của Kiến;Văn;Giác;Tri. Quán sát tới tận cùng thì sẽ thấy được sự Huyễn hóa của nó,mà với Huyễn hóa thì:
-Bạn ơi ! Chữ TU là SỬA, theo nghĩa Tối Thượng Thừa liệu bạn có cách nào sửa cho BÓNG trở thành HÌNH được hay không ?
-Bạn ơi ! Chữ TU là SỬA, theo nghĩa Tối Thượng Thừa liệu bạn có cách nào sửa cho ẢO ẢNH trở thành HIỆN THỰC được hay không ?
-Bạn ơi ! Chữ TU là SỬA, theo nghĩa Tối Thượng Thừa liệu bạn có cách nào sửa cho CÂY CHUỐI trở thành TƯỢNG PHẬT được hay không ?
Xin được bác và các Đạo Hữu chỉ dẫn.

Lục An: Kính
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
KÍNH BÁC VĂN-HỌC VÀ BÁC LỤC-AN .
Kính bác Lục An cho Vô Học hỏi lại :

_ Ta đứng chỗ nào để mà nắm giữ hay buông bỏ ?
Thưa 2 bác - cho con xin phép được trình bày chổ " thấy" của con - hầu ngưởng mong bậc trên trước thấy cái "tâm" vô minh của con mà chỉ dạy .
Thì con xin thưa là : Ta đứng chỗ phương tiện để mà nắm giữ hay buông bỏ .
** Phương tiện ở đây là [linh hoạt như thấy , biết hay cũng gọi là các pháp ] - Ngoài tâm không có phương tiện - nên tùy duyên mà sinh phương tiện gọi là nắm giữ .
tùy duyên không nắm giữ gọi buông bỏ - [ Nhưng nắm giữ hay buông bỏ không ngoài sự KIỂM SOÁT của TÂM ] .
Con xin hết lời .

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Luc An

Registered
Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nơi ở
viet nam
Kính bác Văn Học.
Cám ơn bác đã chỉ dẫn và Lục An cũng đã sửa lại bài của mình.

Lục An: Kính
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
9. Mặt Trăng Không Thể Bị Đánh Cắp Được

Ryokan, một vị thiền sư sống cuộc đời hết sức giản đơn trong một thảo am ở dưới chân núi. Một đêm có kẻ đạo chích đột nhập nhưng nhìn quanh chẳng có gì đáng lấy cả. Ryokan vừa trở về, bắt gặp kẻ trộm.
"Có lẽ ngươi từ xa lắm đến thăm ta," ngài nói với hắn, "và không nên về tay không. Hãy cầm lấy bô quần áo của ta như là một món quà mọn."
Kẽ trộm sững sốt. Hắn vơ bộ quần áo và chuồn ngay.
Ryokan ngồi trần truồng ngắm trăng. "Thiệt đáng thương," ngài trầm ngâm, "Ta ước gì có thể tặng cho hắn mặt trăng tuyệt đẹp này."

_______________

Kính quý đạo hữu !

Bố thí là một và đứng đầu trong sáu độ : Bố thí, Trì Giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí Tuệ.
Đọc chuyện nầy chúng ta thấy Ryokan quả là quá hay khi cho luôn bộ quần áo cuối cùng mà vẫn thấy mình còn giàu có (sở hữu một vầng trăng tuyệt đẹp).

Nhưng có lẻ chúng ta không nên học theo vì sẽ có 2 "khách sạn" mời chúng ta : một là Bệnh viện tâm thần, hai là đồn Công an.

Hắc phong nghĩ như thế còn quý vị nghĩ sao ?

Kính !

Kinh đh HP
Không biết đh HP có biết câu chuyện về tiền thân đức Phật , một hoàng tử con vua, đã bố thí rất nhiều , thậm chí có lần đã bố thí cả con voi trắng vốn là quốc bảo của quốc gia , và vì thế đã bị nhiều người trong nước phản đối . Vua đã phải đày hoàng tử và vợ cùng hai con của ngài vào rừng . Sau đó , hoàng tử có dịp đã bố thí cả vợ và con .
Tại vì có người đến xin .

Chuyện này cho chúng ta biết , ngài hoàng tử đã có tấm lòng bao la rộng lớn như vậy .
Cuối cùng , chúng ta biết đó là một vị trời đã thử lòng hoàng tử.
Câu chuyện này , cũng như câu truyện của Ryokan bố thí cho tên trộm , theo ptd không phải là để xúi chúng ta cứ việc bố thí những trường hợp dù quá sức mình hay những vật không phải là sở hữu riêng của một mình mình .

Điểm nhấn ở câu truyện Ryokan là, Ryokan không những thương xót cho anh trộm nghèo khổ , mà còn thương hại cho anh ta thiếu những cái rất quý giá. Mặt trăng , tượng trưng cho trí tuệ , sự thanh khiết , mầu nhiệm ... mà mặt trăng không thể đánh cắp mà có được , và kẻ trộm kia cũng không tự có mặt trăng vì không biết đến trăng với giá trị của nó ... và , điều mà Ryokan ao ước là có thể bố thí cho kẻ trộm một cái như là trăng , nhưng điều này thì ông cũng bất lực .
Ptd hiểu như vậy , xin chia sẻ.

_______
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
KÍNH HACPHONG VA CHỊ PHITHUYDU .
Theo em thì " Đừng suy nghỉ đến 1 điều gì cả - nếu có - hãy buông liền đi - để Thiền Sư Ryokan có thể tặng cho mình vầng trăng đó ."
Nhưng mà rốt cuột rồi thì em cũng bị suy nghĩ đến những lá cờ của nhiều quốc gia đã cấm trên mặt trăng [ dành chổ đầy ở trển ] - Còn
2 Khách sạn mà HP nói đó - nó sẽ không mời những người không có tài sản đâu - đừng có lo - cứ bắc chướt vị sư đó đi HACPHONG thân yêu .

KÍNH
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính bác Văn Học, cho con hỏi :

_ Hành động như Ryokan có phải là Bố thí Ba La Mật hay không ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học, cho con hỏi :

_ Hành động như Ryokan có phải là Bố thí Ba La Mật hay không ?

Kính !

Theo ngu ý của Vô Học thì không phải.

Bố thí Ba La Mật là HÀNH GIẢ KHÔNG CÒN CÓ GÌ ĐỂ CHO NỮA.

Vì tất cả Thân, Khẩu, Ý, Tài sản của hành giả là của Tam Bảo, hành giả chỉ là người "trông coi", hành giả không có CHO ai cái gì CỦA TAM BẢO cả, và sẵn sàng "xuất kho" vì nhu cầu Phật sự.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Theo ngu ý của Vô Học thì không phải.

Bố thí Ba La Mật là HÀNH GIẢ KHÔNG CÒN CÓ GÌ ĐỂ CHO NỮA.

Vì tất cả Thân, Khẩu, Ý, Tài sản của hành giả là của Tam Bảo, hành giả chỉ là người "trông coi", hành giả không có CHO ai cái gì CỦA TAM BẢO cả, và sẵn sàng "xuất kho" vì nhu cầu Phật sự.

Mến !

Kính bác Văn Học !

Nếu có một ai đó vin vào câu nầy :
"Vì tất cả Thân, Khẩu, Ý, Tài sản của hành giả là của Tam Bảo, hành giả chỉ là người "trông coi" để bo bo giữ chặt những gì hắn có thì theo bác chuyện gì sẽ xảy ra ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Kính bác Văn Học !

Nếu có một ai đó vin vào câu nầy :
"Vì tất cả Thân, Khẩu, Ý, Tài sản của hành giả là của Tam Bảo, hành giả chỉ là người "trông coi" để bo bo giữ chặt những gì hắn có thì theo bác chuyện gì sẽ xảy ra ?

Kính !
Chào các bạn !

Tâm ta tríu mến, luyến ái, ưa thích cái gì _ chỉ có gom vào chứ không xả bỏ ra thì nó như sợi tơ vướng víu mà con tằm nhả ra, sợi tơ ấy càng ngày càng quấn chặt hành giả như cái kén nhốt con tằm (và rồi cũng chính vì muốn chiếm đoạt sợi tơ ấy mà người ta đã luộc chín con tằm).

* Trong Kinh Phật có kể lại rằng :

Ngày ấy có một thiếu nữ xinh đẹp hằng ngày soi gương không biết chán, ngoài khuôn mặt trái xoan mỹ miều cô còn sở hữu một chiếc mủi tuyệt đẹp _ cao ráo, thẳng thớm, cân đối phải nói là "mười phân vẹn mười", nhưng không may cô chết đi giữa độ xuân thì.
Người thân ôm xác cô khóc lóc thảm thiết, chợt họ phát hiện ra có một con vòi bò ra lỗ mủi bên nầy, chun vào lỗ mủi bên kia, họ bèn gắp nó ra toan giết thì may thay có một vị Thánh Tăng nhìn thấy, Ngài can lại và nói rằng con vòi kia chính cô gái nọ vì tríu mến chiếc mủi xinh xắn cho nên đã lập tức hóa thành con vòi. Ngài để con vòi lên bàn tay giảng Phật pháp cho nó nghe rằng :

"Chư pháp vô thường,
Thị sanh diệt pháp,
Sanh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc"


Rồi Ngài tụng chú vãng sanh cho nó, con vòi bỏ xác đi đầu thai.

* Lại nữa có một người kia mất đi mà chưa kịp trăn trối chỗ dấu vàng cho người thân, bèn nhập thai làm con chó con, suốt ngày chó cứ quanh quẫn nơi chân cột ở góc nhà và tuyệt đối không cho người lạ đến gần chỗ đó.

Đấy ! "bo bo giữ chặt những gì CỦA TA" thì có đi đâu được, có siêu thăng, giải thoát gì được, Phật dạy Bố thí để giải Nghiệp keo kiệt bủn xỉn, nhưng Bố thí Ba La Mật nhằm giải luôn CHẤP NGÃ, NGÃ SỞ, CHẤP PHÁP (là thật).

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
11. Câu truyện Về Nàng Shunkai

Shunkai còn có tên khác là Suzu, một giai nhân sắc nước hương trời. Lúc còn trẻ nàng đã bị ép hôn; không bao lâu sau cuộc hôn nhân đổ vở, nàng theo học triết ở một trường đại học.
Ai nhìn thấy Shunkai cũng đều thầm yêu trộm nhớ. Đã thế, nàng đến đâu cũng gây được cảm tình. Khi không hài lòng với triết học, nàng đến một thiền viện để học thiền, và rồi các thiền sinh lại mê nàng như điếu đổ . Số của Shunkai thật là đào hoa.
Sau rốt nàng thực sự trở thành một thiền sinh ở Kyoto. Các sư huynh ở thiền viện Kennin đều ca tụng lòng thành của nàng, và một vị trong số đó kết thân và giúp nàng thấu triệt được thiền.

Viện trưởng của thiền viện là Mokurai (Tịnh Sấm) rất là khắc khe. Ngài tự giử giới rất nghiêm và đòi hỏi mọi thiền sinh cũng phải như thế. Nhưng than ôi, trong nước Nhật hiện đại, tăng sinh lại lấy vợ. Mokurai thường phải dùng chổi để xua đuổi phụ nữ ra khỏi các thiền viện của ngài, khi thấy có bóng hồng thấp thoáng.
Nhưng khổ thay, đuổi ra bao nhiêu lại vào càng nhiều hơn. Bà vợ của ông trưởng tràng lại bắt đầu ghen tương với Shunkai. Bà càng điên tiết hơn khi nghe các thiền sinh ca ngợi sự liễu ngộ thiền của nàng. Sau rốt bà đi phao tin về sự liên hệ giửa Shunkai và người bạn thiền huynh; vì vậy mà hai người bị đuổi ra khỏi thiền viện.
"Ta có thể chịu một phần lỗi," Shunkai thầm nghĩ, "nhưng bà vợ của ông trưởng tràng cũng không thể ở lại thiền viện khi bạn của ta bị đối xử bất công như vậy."
Đêm ấy Shunkai phóng hỏa đốt rụi thiền viện có từ 500 năm. Hôm sau nàng bị nhà chức trách bắt giử.
Một luật sư trẻ chú ý đến nàng và muốn giúp làm cho bản án nhẹ hơn. "Ông không nên giúp tôi," nàng nói. "Bởi vì tôi sẽ gây nên tội khác để lại bị cầm tù."

Sau bảy năm bị giam giử, và ngay cả ông cai ngục 60 tuổi cũng mê mệt vì nàng, cuối cùng Shunkai được thả.
Nhưng từ đó, chẳng ai muốn gần gủi giúp đở nàng. Ngay cả các thiền sinh, những kẽ vốn tin vào giác ngộ giải thoát trong đời này với thân xác này, cũng xa lánh nàng.
Shunkai khám phá ra rằng Thiền là một việc mà kẽ theo thiền lại là một việc khác hẳn. Nàng mắc bệnh và kiệt lực.
Nàng gặp một tăng sĩ phái Shinsu, và được dạy niệm danh hiệu Đức Quán Thế- Âm. Nhờ vậy tâm hồn Shunkai được an ủi. Nàng chết khi còn tuyệt đẹp ở tuổi vừa ba mươi.
Khi còn đói rách, nàng đã viết lại câu chuyện về đời nàng để kiếm sống. Câu chuyện được lan truyền ở Nhật; rồi những kẻ đã từng xa lánh nàng, đã từng ganh ghét và thóa mạ nàng nay lại đọc chuyện đời nàng trong nước mắt ràng rụa vì hối hận.

www.quangduc.com. Câu truyện Về Nàng Shunkai

_________

Kính quý đạo hữu thân thương !

H/p đọc chuyện nầy thấy lòng nao nao làm sao ấy, một cảm giác bất an mà không rõ nguyên nhân, xin quý vị cùng góp ý để làm sáng tỏ vấn đề.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý đạo hữu thân thương !

H/p đọc chuyện nầy thấy lòng nao nao làm sao ấy, một cảm giác bất an mà không rõ nguyên nhân, xin quý vị cùng góp ý để làm sáng tỏ vấn đề.

Kính !

H/p mến !

Phải chăng vì cùng phận nữ nhi mà H/p có niềm đồng cảm ?
Hay H/p buồn cho cuộc sống "sao mà phàm tâm của con người (như màng nhện) nó đan kín mọi nẽo đường, kể cả trong Thiền viện, ngăn không cho những thân phận bé nhỏ của chúng ta có được một chút không khí để thở ?"

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
H/p mến !
Phải chăng vì cùng phận nữ nhi mà H/p có niềm đồng cảm ?
Hay H/p buồn cho cuộc sống "sao mà phàm tâm của con người (như màng nhện) nó đan kín mọi nẽo đường, kể cả trong Thiền viện, ngăn không cho những thân phận bé nhỏ của chúng ta có được một chút không khí để thở ?"

Mến !
Con cám ơn bác Văn Học đã soi thấu lòng con !
Còn đây là câu chuyện kế tiếp (xin bỏ qua số thứ tự, vì bài nào đăng rồi không đăng lại) :

Con Đường Bùn Lầy

Một hôm Tanzan và Ekido cùng đi trên một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Qua một khúc quanh, họ gặp một người thiếu nữ xinh đẹp trong bộ kimono với đai lưng bằng lụa, ngập ngừng không băng qua đường được.
"Này cô bé," vừa nói xong, tức thì Tanzan bế cô gái sang bên kia đường.
Ekido không trò chuyện nữa cho mãi đến đêm khi hai người đến trú ở một ngôi chùa. Không còn chịu được nữa Ekido phàn nàn với Tanzan: "Chúng ta là tăng sĩ, không được đến gần phụ nữ, nhất là con gái trẻ đẹp. Nguy hiễm lắm. Tại sao sư huynh lại phạm giới?"
"Ủa, tôi đã để cô gái ở đấy rồi mà," Tanzan nói. "Sư huynh còn mang cô ấy theo ư?"

http://www.quangduc.com/TruyenNgan/122chuyenthien01-20.html#12.

------------

Kính quý đạo hữu !

H/p thấy câu chuyện nầy sao mà nó "gần gủi" với chúng ta quá.
Chúng ta có thể KHÔNG PHẠM GIỚI, nhưng chúng ta không có được sự bình an mà Giới Luật vốn là công cụ hổ trợ.
Kính quý đạo hữu, Vậy sự phạm Giới có sẽ mang lại cho ta sự bình an hay không ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Con Đường Bùn Lầy

Một hôm Tanzan và Ekido cùng đi trên một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Qua một khúc quanh, họ gặp một người thiếu nữ xinh đẹp trong bộ kimono với đai lưng bằng lụa, ngập ngừng không băng qua đường được.
"Này cô bé," vừa nói xong, tức thì Tanzan bế cô gái sang bên kia đường.
Ekido không trò chuyện nữa cho mãi đến đêm khi hai người đến trú ở một ngôi chùa. Không còn chịu được nữa Ekido phàn nàn với Tanzan: "Chúng ta là tăng sĩ, không được đến gần phụ nữ, nhất là con gái trẻ đẹp. Nguy hiễm lắm. Tại sao sư huynh lại phạm giới?"
"Ủa, tôi đã để cô gái ở đấy rồi mà," Tanzan nói. "Sư huynh còn mang cô ấy theo ư?"

http://www.quangduc.com/TruyenNgan/122chuyenthien01-20.html#12.

------------

Kính quý đạo hữu !

H/p thấy câu chuyện nầy sao mà nó "gần gủi" với chúng ta quá.
Chúng ta có thể KHÔNG PHẠM GIỚI, nhưng chúng ta không có được sự bình an mà Giới Luật vốn là công cụ hổ trợ.
Kính quý đạo hữu, Vậy sự phạm Giới có sẽ mang lại cho ta sự bình an hay không ?

Kính !
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL10d-11.jpg"]..































































...
[/nen]
Các bạn ơi điều nầy Tổ Đạt Ma đã nói rồi :

"Nhược tình sinh phân biệt, nải chí tự gia phụ diệc ố nhỉ tâm dã"

Trong trường hợp câu chuyện nầy Vô Học xin được dịch như vầy :

_ "Nếu lòng bạn xao xuyến khi thấy bạn mình ôm người khác phái, thì điều nầy cũng đã làm cho bạn phạm Giới rồi !"

Và như thế thì câu trả lời cho câu hỏi của Hắc phong (Vậy sự phạm Giới có mang lại cho ta sự bình an hay không ?) sẽ là :

_ Dù phạm Giới hay không phạm Giới bạn cũng đã BẤT AN rồi !

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113

Shoun Và Mẹ

Shoun đã trở thành một Thiền sư của phái Soto. Cha ngài qua đời khi ngài còn là một Thiền sinh, để lại một mẹ già ngài phải chăm nom. Mỗi khi đến Thiền đường ngài đều đưa mẹ theo. Vì mẹ ngài luôn ở bên cạnh, cho nên khi viếng các tự viện, ngài không thể ngụ cùng chư Tăng. Ngài xây một thảo am kế cận để được săn sóc cho mẹ. Ngài thường chép kinh kệ để sinh sống. Khi Shoun mua cá cho mẹ, kẻ chợ đều mĩa mai, bởi nghĩ rằng ngài phạm giới, nhưng ngài bỏ ngoài tai. Tuy vậy, mẹ ngài lại đau lòng khi thấy mọi người đàm tiếu con mình. Sau rốt bà bảo Shoun: "Mẹ nghĩ mẹ có thể trở thành ni cô và ăn chay được." Bà liền thực hành và tu học.
Shoun rất thích nhạc và đã từng là bậc thầy về đàn tranh. Mẹ ngài cũng biết chơi đàn tranh. Có nhiều đêm trăng tròn, hai mẹ con thường hòa đàn với nhau.
Một đêm có người con gái đi ngang nhà và nghe được tiếng đàn, liền mời ngài đến nhà nàng đánh đàn vào đêm sau. Ngài nhận lời. Vài ngày sau, ngài gặp cô gái ngoài phố và cám ơn nàng về lòng hiếu khách. Mọi người đều cười chế nhạo vì người thiếu nữ đó là gái giang hồ.

Một ngày kia Shoun phải đến thuyết pháp ở một ngôi chùa xa. Vài tháng sau, ngài trở về và được tin mẹ vừa mất. Người quen không biết ngài ở đâu để báo tin, nên tiến hành tang lễ.
Shoun bước đến, dùng gậy gõ lên quan tài. "Mẹ ơi, con đã về đây," ngài nói.
"Con ạ, mẹ vui lắm khi thấy con trở về," ngài tự trả lời.
"Vâng, con cũng vui lắm," Shoun trả lời. Rồi ngài tuyên bố cùng mọi người: "Tang lễ đã xong. Xin chôn cất tử tế."

Khi Shoun về già, ngài biết không còn sống được bao lâu, liền gọi môn đồ đến vào một buổi sáng rồi bảo rằng ngài sẽ viên tịch vào buổi trưa. Đốt hương trước di ảnh của mẹ và sư phụ, ngài viết một bài kệ:

Ta đã cố sống cho trọn vẹn trong năm mươi sáu năm,
Rong ruỗi trên đời.
Bây giờ mưa đã tạnh và mây đang tan,
Có gương trăng tròn trong bầu trời xanh.

Môn đệ của ngài vây quanh tụng kinh, và Shoun ra đi trong tiếng kinh cầu.

www.quangduc.com. Shoun Và Mẹ

__________

Kính quý đạo hữu !

Hắc phong thật ngưỡng mộ Thiền Sư Shoun, Ngài đã sống thật lòng với mình và với mọi người.
Đặc biệt là Ngài đã vượt lên thường tình, thấu triệt bản chất của sinh tử, chúng ta không hiểu Ngài đã chứng đắc quả vị gì, nhưng theo Hắc phong : Ngài XỨNG ĐÁNG là một vị Thiền Sư.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
"Muôn pháp không thường còn
Có sanh ắt có diệt
Sanh diệt như thủy triều
Diệt tận chân phúc hiện"
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Hắc phong nói:
Shoun Và Mẹ

Shoun đã trở thành một Thiền sư của phái Soto. Cha ngài qua đời khi ngài còn là một Thiền sinh, để lại một mẹ già ngài phải chăm nom. Mỗi khi đến Thiền đường ngài đều đưa mẹ theo. Vì mẹ ngài luôn ở bên cạnh, cho nên khi viếng các tự viện, ngài không thể ngụ cùng chư Tăng. Ngài xây một thảo am kế cận để được săn sóc cho mẹ. Ngài thường chép kinh kệ để sinh sống. Khi Shoun mua cá cho mẹ, kẻ chợ đều mĩa mai, bởi nghĩ rằng ngài phạm giới, nhưng ngài bỏ ngoài tai. Tuy vậy, mẹ ngài lại đau lòng khi thấy mọi người đàm tiếu con mình. Sau rốt bà bảo Shoun: "Mẹ nghĩ mẹ có thể trở thành ni cô và ăn chay được." Bà liền thực hành và tu học.
Shoun rất thích nhạc và đã từng là bậc thầy về đàn tranh. Mẹ ngài cũng biết chơi đàn tranh. Có nhiều đêm trăng tròn, hai mẹ con thường hòa đàn với nhau.
Một đêm có người con gái đi ngang nhà và nghe được tiếng đàn, liền mời ngài đến nhà nàng đánh đàn vào đêm sau. Ngài nhận lời. Vài ngày sau, ngài gặp cô gái ngoài phố và cám ơn nàng về lòng hiếu khách. Mọi người đều cười chế nhạo vì người thiếu nữ đó là gái giang hồ.

Một ngày kia Shoun phải đến thuyết pháp ở một ngôi chùa xa. Vài tháng sau, ngài trở về và được tin mẹ vừa mất. Người quen không biết ngài ở đâu để báo tin, nên tiến hành tang lễ.
Shoun bước đến, dùng gậy gõ lên quan tài. "Mẹ ơi, con đã về đây," ngài nói.
"Con ạ, mẹ vui lắm khi thấy con trở về," ngài tự trả lời.
"Vâng, con cũng vui lắm," Shoun trả lời. Rồi ngài tuyên bố cùng mọi người: "Tang lễ đã xong. Xin chôn cất tử tế."

Khi Shoun về già, ngài biết không còn sống được bao lâu, liền gọi môn đồ đến vào một buổi sáng rồi bảo rằng ngài sẽ viên tịch vào buổi trưa. Đốt hương trước di ảnh của mẹ và sư phụ, ngài viết một bài kệ:

Ta đã cố sống cho trọn vẹn trong năm mươi sáu năm,
Rong ruỗi trên đời.
Bây giờ mưa đã tạnh và mây đang tan,
Có gương trăng tròn trong bầu trời xanh.

Môn đệ của ngài vây quanh tụng kinh, và Shoun ra đi trong tiếng kinh cầu.

http://www.quangduc.com/TruyenNgan/1...n01-20.html#15. Shoun Và Mẹ


Kính quý đạo hữu !

Vẫn biết là "có sanh ắt có diệt _ sanh tử như thủy triều" cứ hết "con nước ròng" đến "con nước lớn" thay phiên nhau tạo thành dòng luân hồi bất tận, nhưng Hắc phong vẫn cảm thấy còn thắc mắc :

_ Không biết vị Thiền Sư kia có "nắm chắc" rằng Mẹ mình đã siêu sinh Phật Quốc hay không, mà thái độ có vẻ dửng dưng không lộ một tí buồn thương, đã vậy lại còn không đề cập đến chuyện tụng Kinh cầu siêu, chú nguyện, và chuyện tang sự sao cho tốt nhất lợi ích nhất cho mẹ mình ???

Đạo Phật chú trọng chữ Hiếu, mà sao ta thấy Ngài có vẻ BẤT HIẾU như thế ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý đạo hữu !

Vẫn biết là "có sanh ắt có diệt _ sanh tử như thủy triều" cứ hết "con nước ròng" đến "con nước lớn" thay phiên nhau tạo thành dòng luân hồi bất tận, nhưng Hắc phong vẫn cảm thấy còn thắc mắc :

_ Không biết vị Thiền Sư kia có "nắm chắc" rằng Mẹ mình đã siêu sinh Phật Quốc hay không, mà thái độ có vẻ dửng dưng không lộ một tí buồn thương, đã vậy lại còn không đề cập đến chuyện tụng Kinh cầu siêu, chú nguyện, và chuyện tang sự sao cho tốt nhất lợi ích nhất cho mẹ mình ???

Đạo Phật chú trọng chữ Hiếu, mà sao ta thấy Ngài có vẻ BẤT HIẾU như thế ?

Kính !
Khà khà ! Hắc phong muốn "cạy miệng" ai thế ?

Chuyện Ngài Shoun đã trọn hiếu với Mẹ thì ai cũng thấy rồi.
Người tu Phật không phải chỉ hiếu với một cha một mẹ của kiếp nầy không thôi mà phải trả hiếu cho tất cả cha mẹ từ vô lượng kiếp, không tin các bạn đọc lại Kinh Báo Ân xem :

Phật thấy bên đường có đống xương khô liền lạy, đệ tử thắc mắc "Sao đấng Thiên Nhơn Sư lại lạy đống xương khô ?" thì Phật liền bảo "Trong vô lượng kiếp sanh tử, ta đã có biết bao nhiêu là cha mẹ, cho nên chắc chắn rằng trong đống xương nầy cũng có rất nhiều cha mẹ của Ta."

Đây là Phật dạy cho chúng ta phải Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SANH là sẽ cứu rổi tất cả Cha Mẹ của mình trong vô lượng kiếp chứ không phải chúng sinh là "người dưng nước lả" đâu.

Riêng về trường hợp Shoun :

_ Khi hành giả xuất gia là đã thành tựu một công đức rất lớn, làm cho người thân của mình gieo duyên, hướng tâm và chăm chỉ tu hành theo giáo lý Phật pháp là công đức lớn thứ hai.

Lúc sinh tiền Mẹ Shoun lo tu, không sống thuận theo Ác Nghiệp nhiều thì Ngài có thể yên tâm về chuyện hậu sự _ tái sanh _ của mẹ rồi. Công đức xuất gia tu hành của Mẹ Shoun lớn hơn chuyện cúng lễ Cầu Siêu rất nhiều.
Vì thường thường người ta làm lễ theo hình thức chớ ít khi người ta thành tâm cầu nguyện _ nếu có thành tâm thì phàm tăng cũng không có lực can thiệp vào Nghiệp chướng của người thân mình được là bao.

Lễ cầu siêu nếu được những bậc Chân tu đứng ra cầu nguyện thì tốt, may mắn hơn nữa là được những bậc Thánh Tăng "chiếu cố" thì mới đúng là cầu siêu, còn không được như thế thì chỉ là .........

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top