- Tham gia
- 2/12/06
- Bài viết
- 5,891
- Điểm tương tác
- 1,535
- Điểm
- 113
Chào các bạn ! chào vọng ngã !Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự.
Thế tại sao lại dùng văn tự?
Trực chỉ chân tâm
Tâm là gì? Đọc truyện thì tâm ta ở đâu? Tâm thấy đ.c tâm ko?
Kiến tánh............
Tánh ở đâu? Làm sao để kiến tánh? Hay kiến sách, kiến truyện thì sao?
Kính, một lần nữa.
Cho Vô Học có đôi lời nhé !
Đúng là Thiền (Zen) là một phương tiện "phá cách" của Phật giáo, nhưng mục đích vẫn là giúp chúng ta Giác Ngộ Chân Lý Đại Thừa của Phật pháp.
Phật pháp không hề khư khư cứng ngắt một phương tiện nào cả. Nếu chúng ta hiểu Thiền (zen) hơn một chút thì chúng ta sẽ thấy việc chúng ta thảo luận đây cũng KHÔNG SAI đối với Phật pháp đâu.
Phương pháp của Thiền (Zen) là gì ?_ Không cho hành giả sa đà vô rừng ngôn ngữ để rồi "ăn ngôn ngữ" mà tưởng rằng mình đang no. Điều nầy đã là một thực trạng đáng buồn trên khắp thế giới trong gần một thế kỷ nay, những nhà "học giả vĩ đại", những "dịch giả uyên thâm", những Giảng sư, Thiền sư "hết ý", xúm nhau "trang trí tô điểm" cho rừng Thiền biến thành "Mê cung".
Nguyên tắc của Thiền (Zen) là gì ? _ Là chặn đứng sự suy diễn của Ý thức (CHỈ) , tập trung muốn tìm biết Chân Lý Tối thượng của Phật pháp (QUÁN) mà chủ đề thì BẤT KỲ (không hạn chế).
Vì sao thế ?
Kinh Kim Cang nói "NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA", nghĩa là bất kỳ một pháp nào cũng đều có chứa Chân Lý, cũng đều có thể đưa hành giả đến với Chân Lý.
Hãy xem trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, mấy chục vị tôn giả trình bày, mỗi vị đều tu chứng nương vào một pháp khác nhau (như Ngài Quán Thế âm thì là pháp "nhỉ căn viên thông")
Cũng thế nếu các thành viên trong Diễn Đàn này lắng lòng một chút và chỉ toàn tâm toàn ý tìm hiểu cái thâm sâu uyên áo trong Giáo Lý Phật thì cũng là Thiền rồi đó.
Lập văn tự KHÔNG CÓ LỖI, mà theo "ngữ" chẳng theo "nghĩa" mới là lỗi.
Lập văn tự là Viên giáo, BẤT lập văn tự là Biệt giáo.
Chúng ta không cần biến Diễn Đàn thành Thiền đường, nhưng nếu có thành viên nào thành tâm thì cũng có thể càng ngày thấm nhuần giáo lý Phật đà hơn.
Mến !