Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số lượng người bầu chọn
    15
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113

16. Không Xa Cõi Phật

Một sinh viên đại học đến thăm Gasan và hỏi: "Có bao giờ ngài đọc Thánh kinh không?
"Không, hãy đọc cho ta nghe," Gasan bảo.
Người sinh viên mở cuốn Thánh kinh và đọc một đoạn ở phần Thánh Ma-thi-ơ (Matthew): "Còn về đồ mặc, sao các ngươi lo lắng làm chi? Hãy gẫm xem hoa huệ ngoài đồng lớn lên thế nào: chẳng lao khổ, chẳng kéo chỉ, nhưng ta nói cùng các ngươi, dẫu Sa-lô-môn vinh hiển cả thể, cũng không mặc được bằng một trong những hoa ấy... Vậy nên, chớ lo lắng chi về ngày mai, vì ngày mai sẽ tự lo lắng cho ngày mai."
Gasan bảo: "Ai đã nói được những lời đó, ta cho là kẽ giác ngộ."
Người sinh viên đọc tiếp: "Hãy xin, sẽ cho, hãy tìm, sẽ gặp; hãy gỏ, sẽ mở cho. Vì hai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gỏ thì được mở cho."
Gasan nhận xét: "Thật tuyệt. Ai nói điều ấy không xa cõi Phật là bao."

http://www.quangduc.com/TruyenNgan/122chuyenthien01-20.html#17. Lời Dạy Dè Xẻn

-------------

Kính quý đạo hữu bài nầy đã được bác Văn Học phân tích rồi :

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?16488-Không-xa-Phật-tánh.

Hắc phong đề nghị không phải tìm hiểu, thảo luận nữa.

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
17. Lời Dạy Dè Xẻn

Một bác sĩ trẻ ở Đông kinh tên là Kusuda gặp một người bạn đang học thiền. Anh bác sĩ trẻ hỏi thiền là gì.
"Tôi không thể nói được," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn là nếu anh ngộ được thiền thì anh không còn sợ chết nữa."
"Được," Kusuda nói. "Tôi sẽ thử xem. Vậy tìm thiền sư ở đâu?"
"Đến thầy Nan-in," người bạn bảo.
Thế là Kusuda tìm đến Nan-in, mang theo con dao bén để xem thiền sư có thực không sợ chết.
Khi Nan-in trông thấy Kusuda, ngài lên tiếng: "Chào ông bạn. Khỏe không? Chúng ta đã lâu không gặp!"
Kusuda sửng sốt, bảo: "Chúng ta không từng biết nhau mà."
"Ổ! đúng thế," Nan-in trả lời "Tôi nhầm ông với một vị bác sĩ khác thường đến đây học thiền." Với sự khởi đầu như vậy, Kusuda mất cơ hội thử thách vị thiền sư, anh ngập ngừng hỏi xem nếu anh ta có thể học thiền được không?
Nan-in bảo "Thiền chẳng khó. Nếu ông là thầy thuốc, hãy chửa trị bệnh nhân với từ tâm. Đó là Thiền.
Kusuda trở lại viếng Nan-in ba lần và mỗi lần đều được dạy cùng một câu. "Một người thầy thuốc chớ nên phí thì giờ ở đây. Hãy trở về chăm sóc bệnh nhân.
Kusuda vẫn chưa hiểu tại sao lối dạy như vậy có thể giúp cho người học đạo không sợ chết. Đến lần thứ tư anh phàn nàn: "Bạn tôi bảo tôi rằng khi học thiền người ta không còn sợ chết nữa. Mỗi lần tôi đến đây ngài đều bảo tôi phải về chăm sóc bệnh nhân. Việc đó thì tôi rành lắm rồi. Nếu thiền chỉ có vậy thì tôi sẽ không đến thăm ngài nữa."
Nan-in mĩm cười và vỗ vai người bác sĩ. "Tôi đã quá khắc khe với ông. Để tôi cho ông một công án."
Ngài dạy Kusuda quán tưởng về KHÔNG của Joshu (Triệu Châu), bài đốn ngộ đầu tiên trong cuốn Vô Môn Quan.
Hai năm liền, Kusuda quán tưởng đến công án KHÔNG. Khá lâu anh tưởng chừng đã ngộ được chân tâm, nhưng thiền sư vẫn bảo: "Ông chưa đạt đến.
Kusuda tiếp tục quán chiếu thêm một năm rưỡi nữa. Tâm bắt đầu định. Các vấn nạn được giải tỏa. KHÔNG trở thành chân lý. Anh ta chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, mà chính anh cũng chẳng hề biết đến, anh đã không còn bận tâm đến sự sống và chết nữa. Từ đó mỗi khi anh đến thăm Nan-in, vị sư già chỉ mĩm cười.

http://www.quangduc.com/TruyenNgan/122chuyenthien01-20.html#17. Lời Dạy Dè Xẻn

-----------

Kính quý đạo hữu !

Trước đây đọc Thiền luận của Đại Sư Suzuki, H/p "ngán ngược" vì ngôn ngữ cao siêu phúc tạp, "lắt la lắt léo", "sợi tóc đã được chẻ làm 8" mà H/p vẫn không hiểu gì hết (chắc tại ngu quá !).

Rồi bây giờ tiểu phẫm Thiền nầy lại đơn giãn đến bất ngờ, thì ra Thiền chỉ là Tâm Từ hay sao ?
(Hắc phong cũng không hiểu nốt)

Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
" Một con rùa bằng vàng biết bơi không thấy vị sư già mỉm cười !-
Vị sư già mỉm cười không nghe con rùa bằng vàng nói lạy rồi lạy rồi !. "

KÍNH
bangtam
 

Vọng Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
14/10/11
Bài viết
24
Điểm tương tác
13
Điểm
3
Ai sợ chết nhỉ?
Ai chân chính nhận ra là mình sợ chết nhỉ?

Chắc vì vậy mà Thiền sư đánh giá cao vị bác sĩ.
Bác sĩ thì chắc chắn làm nghề ....bác sĩ rồi. Thời chuyện này xảy ra chắc vào những năm chưa có máy móc y tế, thuốc tẩy trùng, v.v..nhỉ? Vả lại, ở Nhật Bản xưa thì hình như triết lý thiền đã đi sâu vào cuộc sống như trà đạo, hoa đạo,....

Cũng không phải tâm từ không.

Ngài dạy Kusuda quán tưởng về KHÔNG của Joshu (Triệu Châu), bài đốn ngộ đầu tiên trong cuốn Vô Môn Quan.
Mất bao nhiêu lâu vị trí giả đó tham ngộ?

Hai năm liền, Kusuda quán tưởng đến công án KHÔNG. Khá lâu anh tưởng chừng đã ngộ được chân tâm, nhưng thiền sư vẫn bảo: "Ông chưa đạt đến.
Kusuda tiếp tục quán chiếu thêm một năm rưỡi nữa.
Cái này chứng minh trình độ " khủng bố" của vị bác sĩ rồi. Cứ tưởng tượng, Vọng Ngã mà bị dao dí sau lưng mà học thiền......1 tháng, chắc đã đọc được vài chồng nhỏ sách tham cứu, viết một bài văn nho nhỏ trình lên thầy rồi đấy chứ :)). Cứ tưởng tượng VN mà trình lên thầy tham ngộ của mình mà bị "phán":
Ông chưa đạt đến
mà chẳng chỉ rõ cái sai của mình chỗ nào thì chắc cũng đã bỏ thiền viện này mà đi thiền viện khác. =))
Kusuda tiếp tục quán chiếu thêm một năm rưỡi nữa.
Tính đi tính lại, thì ra ông bác sĩ quán đến những 3 năm rưỡi.
Tâm bắt đầu định. Các vấn nạn được giải tỏa. KHÔNG trở thành chân lý.
Từ lúc này bắt đầu thành người phàm nghe kể chuyện thiên cung rồi.

-----------
Bên cạnh đó, câu
Thiền chẳng khó. Nếu ông là thầy thuốc, hãy chửa trị bệnh nhân với từ tâm. Đó là Thiền.
Một người thầy thuốc chớ nên phí thì giờ ở đây. Hãy trở về chăm sóc bệnh nhân.
cũng chỉ dành riêng cho vị bác sĩ đó.Thiền sư không nói với mình :))
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Vọng Ngã Kính .
Dường như vị Bác Sĩ mà Vọng-Ngã nói ...không phải là 1 Thiền Sư !
Và chính người không phải Thiền Sư đó mới giáo huấn đệ tử " Chớ nên mong muốn 1 điều gì ". Nên Ngài chẳng biết Thiền ngử là gì -
và Ngài kỳ vọng " đệ tử của Ngài còn dốt hơn Ngài nữa cơ " .

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Vọng Ngã Kính .
Dường như vị Bác Sĩ mà Vọng-Ngã nói ...không phải là 1 Thiền Sư !
Và chính người không phải Thiền Sư đó mới giáo huấn đệ tử " Chớ nên mong muốn 1 điều gì ". Nên Ngài chẳng biết Thiền ngử là gì -
và Ngài kỳ vọng " đệ tử của Ngài còn dốt hơn Ngài nữa cơ " .

KÍNH

bangtam
Các bạn nói chuyện vui vẻ quá ! Cho Vô Học "xía" vào với :

_ Trước đây nếu có ai hỏi v/h "Thiền ngữ" là gì ? Thì thú thiệt v/h không có câu trả lời (nếu có, cũng chỉ là câu "v/h không biết!").
Hôm nay nhân đọc hai phát biểu của bangtam _ câu nầy và câu trước đây :
" Một con rùa bằng vàng biết bơi không thấy vị sư già mỉm cười !-
Vị sư già mỉm cười không nghe con rùa bằng vàng nói lạy rồi lạy rồi !. "
KÍNH
bangtam

V/h mới có được đáp án, mời các bạn nghe thử :

_ Giả sử Chân lý Tối Thượng của Phật Pháp là cây Bồ đề ở giữa sân, thì Thiền ngữ là sợi dây vô hình giữ hành giả chỉ lãng vãng quanh "cội Bồ đề" chứ không rong chơi đâu khác, thường là "thế giới khái niệm và ngôn ngữ"
(mà quyển Thiền Luận là một điễn hình.)
Thiền ngữ có khả năng làm vụn vỡ những định kiến _ chấp nhất cũ của người nghe.

Lời của b/t có thể xem là Thiền ngữ mặc dầu b/t chưa bao giờ là Thiền sinh.

Dạo nầy b/t "uống nhầm thuốc" hay sao á ? (mà có nhiều câu làm cho v/h "toát mồ hôi" như thế này)

Hi....hi....!

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
17. Lời Dạy Dè Xẻn

Một bác sĩ trẻ ở Đông kinh tên là Kusuda gặp một người bạn đang học thiền. Anh bác sĩ trẻ hỏi thiền là gì.

"Tôi không thể nói được," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn là nếu anh ngộ được thiền thì anh không còn sợ chết nữa."
"Được," Kusuda nói. "Tôi sẽ thử xem. Vậy tìm thiền sư ở đâu?"
"Đến thầy Nan-in," người bạn bảo.
Thế là Kusuda tìm đến Nan-in, mang theo con dao bén để xem thiền sư có thực không sợ chết.
Khi Nan-in trông thấy Kusuda, ngài lên tiếng: "Chào ông bạn. Khỏe không? Chúng ta đã lâu không gặp!"
Kusuda sửng sốt, bảo: "Chúng ta không từng biết nhau mà."
"Ổ! đúng thế," Nan-in trả lời "Tôi nhầm ông với một vị bác sĩ khác thường đến đây học thiền." Với sự khởi đầu như vậy, Kusuda mất cơ hội thử thách vị thiền sư, anh ngập ngừng hỏi xem nếu anh ta có thể học thiền được không?
Nan-in bảo "Thiền chẳng khó. Nếu ông là thầy thuốc, hãy chửa trị bệnh nhân với từ tâm. Đó là Thiền.
Kusuda trở lại viếng Nan-in ba lần và mỗi lần đều được dạy cùng một câu. "Một người thầy thuốc chớ nên phí thì giờ ở đây. Hãy trở về chăm sóc bệnh nhân.
Kusuda vẫn chưa hiểu tại sao lối dạy như vậy có thể giúp cho người học đạo không sợ chết. Đến lần thứ tư anh phàn nàn: "Bạn tôi bảo tôi rằng khi học thiền người ta không còn sợ chết nữa. Mỗi lần tôi đến đây ngài đều bảo tôi phải về chăm sóc bệnh nhân. Việc đó thì tôi rành lắm rồi. Nếu thiền chỉ có vậy thì tôi sẽ không đến thăm ngài nữa."
Nan-in mĩm cười và vỗ vai người bác sĩ. "Tôi đã quá khắc khe với ông. Để tôi cho ông một công án."
Ngài dạy Kusuda quán tưởng về KHÔNG của Joshu (Triệu Châu), bài đốn ngộ đầu tiên trong cuốn Vô Môn Quan.
Hai năm liền, Kusuda quán tưởng đến công án KHÔNG. Khá lâu anh tưởng chừng đã ngộ được chân tâm, nhưng thiền sư vẫn bảo: "Ông chưa đạt đến.
Kusuda tiếp tục quán chiếu thêm một năm rưỡi nữa. Tâm bắt đầu định. Các vấn nạn được giải tỏa. KHÔNG trở thành chân lý. Anh ta chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, mà chính anh cũng chẳng hề biết đến, anh đã không còn bận tâm đến sự sống và chết nữa. Từ đó mỗi khi anh đến thăm Nan-in, vị sư già chỉ mĩm cười.

http://www.quangduc.com/TruyenNgan/122chuyenthien01-20.html#17. Lời Dạy Dè Xẻn

---------------
Kính bác Văn Học !

Với câu chuyện con vừa đăng, theo bác Thiền sư Nan-in đã Giác Ngộ hay chưa ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Với câu chuyện con vừa đăng, theo bác Thiền sư Nan-in đã Giác Ngộ hay chưa ?

Kính !

Hắc phong hãy đi hỏi Thiền Sư Nan-in, có lẻ chúng ta sẽ có được một câu trả lời thỏa đáng.

Còn Vô Học chỉ là "ếch ngồi đáy giếng" nếu chỉ căn cứ vào 2 tiểu phẫm (bài nầy và bài "Một tách trà" _ bài đầu tiên của t/p Góp nhặt cát đá) V/h chưa thấy câu nào chứng tỏ Ngài đã Giác Ngộ cả.

Mến !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Bác Văn-Học .
bt không có biết là Ngài Nan - In như thế nào - Nhưng pho tượng Phật Ngọc của Ngài mà bt "vẫn" thấy thì đã nói lên 1 bản chất của Thiền - thật tuyệt - bt xin kính mời bác thưởng lảm .

KÍNH
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính Bác Văn-Học .
bt không có biết là Ngài Nan - In như thế nào - Nhưng pho tượng Phật Ngọc của Ngài mà bt "vẫn" thấy thì đã nói lên 1 bản chất của Thiền - thật tuyệt - bt xin kính mời bác thưởng lảm .

KÍNH
bangtam


ngacnhien.webp

Chị bangtam ơi !

Hắc phong không hiểu chị muốn nói pho tượng nào, ở đâu, làm sao chị thấy được ?
Xin làm ơn nói cho rõ hơn chút xíu nữa đi .... năn nỉ mà, mai h/p sẽ dẫn chị đi ăn "cà lem" được không ?

Mến !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
HACPHONG KÍNH !


<TABLE style="BORDER-BOTTOM-COLOR: #cccccc; BORDER-TOP-COLOR: #cccccc; BORDER-COLLAPSE: collapse; BORDER-RIGHT-COLOR: #cccccc; BORDER-LEFT-COLOR: #cccccc" border=1 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%"><TBODY><TR><TD class=blue1 height=25 vAlign=center>
Kinh Pháp Bảo Đàn

</TD></TR><TR class=detail><TD style="PADDING-BOTTOM: 10px; PADDING-LEFT: 10px; PADDING-RIGHT: 10px; PADDING-TOP: 10px" class=den0 vAlign=center width=380>Bìa

</TD></TR><TR class=detail><TD style="PADDING-BOTTOM: 10px; PADDING-LEFT: 10px; PADDING-RIGHT: 10px; PADDING-TOP: 10px" class=den0 vAlign=center width=380>Đàn Kinh

</TD></TR></TBODY></TABLE>​
http://anphat.org/?path=omi/html&open=book&catalog=80&lang=vn
Đó ! HP thấy không ? - hihi! Thôi chị với HP đi ăn bún diu chước y - xong rồi hãy ăn cà dem hé ! .
Chời ơi ! nói thiệt nhe HP - đưa tài liệu cho HP xem mà bt thấy nó phẻ ..... thiệt là phẻ vậy đó .hihi!

KÍNH
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Hắc phong hãy đi hỏi Thiền Sư Nan-in, có lẻ chúng ta sẽ có được một câu trả lời thỏa đáng.

Còn Vô Học chỉ là "ếch ngồi đáy giếng" nếu chỉ căn cứ vào 2 tiểu phẫm (bài nầy và bài "Một tách trà" _ bài đầu tiên của t/p Góp nhặt cát đá) V/h chưa thấy câu nào chứng tỏ Ngài đã Giác Ngộ cả.

Mến !
Kính bác Văn Học !

Thiền Sư Nan-In đã đưa công án chữ KHÔNG của Ngài Triệu Châu cho vị bác sĩ kia quán, hai năm sau Nan-in phán rằng vị bác sĩ kia "chưa đạt đến", rồi một năm rưởi sau Nan-in mĩm cười với vị bác sĩ. Những chi tiết đó không đủ để khẳng định rằng Thiền Sư Nan-in đã Giác Ngộ rồi hay sao ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Thiền Sư Nan-In đã đưa công án chữ KHÔNG của Ngài Triệu Châu cho vị bác sĩ kia quán, hai năm sau Nan-in phán rằng vị bác sĩ kia "chưa đạt đến", rồi một năm rưởi sau Nan-in mĩm cười với vị bác sĩ. Những chi tiết đó không đủ để khẳng định rằng Thiền Sư Nan-in đã Giác Ngộ rồi hay sao ?

Kính !
Hắc phong cũng có thể kêu bangtam hãy tham công án chữ KHÔNG của Triệu Châu, rồi 3 năm sau H/p nói với bangtam "CHƯA ĐƯỢC", rồi 5 năm sau nữa H/p mĩm cười với b/t được không ?
_ Được quá đi chớ !

Chuyện H/p mĩm cười với bangtam chỉ có nghĩa là b/t đi đúng hướng mà H/p muốn, có thể là sự trùng khớp trong những chấp nhất mà thôi.

Chưa đủ để khẳng định Thiền Sư Nan-in đã Giác Ngộ Chân Lý Phật đà !

Mến !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
KÍNH BÁC VĂN-HỌC !
Xin phép bác cho bangtam được Kính đôi lời cùng Hắc-Phong .


Hắc-Phong kính mười mấy năm trước bt được 1 vị Thiền sư dạy câu : Ưng vô sở trụ - thì bt liền thấy phiền não như đom đóm - thật sự thấy nhẹ nhàn như không có thân .

Dần dần bt nhận ra tại sao lại " không dám TRỤ nơi các tướng ?- khi bt đã nhìn thấy Tất cả tướng do tâm nầy mà có " .


Cho nên hôm nay - nếu được HẮC - PHONG coi trọng bt mà biểu bt " Tham công án của TRIỆU - CHÂU - thì bt xin hỏi : TRIỆU - CHÂU là ai ? có liên quan mật thiết gì với chuyện của bt ? - và nếu tham công án - Công án là gì ? xin thưa thật là bt chưa bao giờ biết đến .


Còn nếu lút nào đó bt được biết chử nghĩa CÔNG ÁN - thì chắc chắn rằng bt sẽ tham công án :" Nếu không nhờ CÓ thể LINH-QUANG của bt - thì chẳng có 1 TRIỆU - CHÂU nào mà có CÔNG ÁN " KHÔNG " gì . "


Kính thưa - bt có thể moi ruột ra trước mắt HẮC-PHONG nếu cần - Nhưng bt sẽ không bao giờ đi đúng phương hướng nào mà không phải do bt tự mình quyết định !.

bt xin hết lời .

KÍNH
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113

20. Lời Mẹ Dạy

Jiun, một vị Thiền sư phái Shingon, vốn là một học giả chữ Phạn thời Tokugawa. Lúc còn là thiền sinh, ngài hay thuyết giảng cho các đồng môn.
Khi hay tin, mẹ ngài liền viết cho ngài một lá thư: "Con ạ, Mẹ không tin rằng khi con hiến mình vào cửa Phật là cốt để trở thành một cuốn tự điển sống. Biện bác, sành sõi, vẽ vang và tự mãn chẳng đi đến đâu. Mẹ muốn con hãy dẹp cái trò lên lớp đó đi. Hãy dọn mình tĩnh tu trong một tiểu viện ở chốn thâm sơn cùng cốc. Dành mọi thì giờ cho việc thiền quán, may ra con mới ngộ được chánh đạo.

www.quangduc.com. Ngụ Ngôn

----------------

Kính quý đạo hữu !

Hắc phong chưa có một giờ vào Thiền Viện mà cái miệng thì "lốc chốc", đọc tiểu phẫm nầy Hắc phong mắc cở "quá chời", muốn bỏ Diễn đàn chui tuốt vô rừng sâu (không điện thoại di động, không laptop) để ngồi lim dim, "thuyền" không được thì "bè", "bè" không được thì ......BÍ (bế tắc).

Hu ...Hu.... ! Không biết làm sao để khỏi bị rầy đây ?

Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
HẮC-PHONG KÍNH .
Chui tuốt vô rừng sâu - là 1 điều mơ ước của bt từ năm 18 tuổi đó - " Trong 1 cái cần xé " đương nhiên là cần xé sạch sạch- chớ dơ hầy hôi rình bt hõng chịu đâu! " - rồi cột bong bóng lên thiệt là nhiều " - xong rồi dòm xuống lựa chổ nào vừa ý thì lấy cái cây chích chích chích chích cho cái
cần xé đáp xuống - rồi ở đó luôn .
Ủa ! nhưng mà sao bt không nghe mẹ của Jiun dạy cho Jiun Thiền Công Án của Ngài Triệu-Châu về Công Án " Không " gì vậy cà ?- để trước khi
bt bước lên cần xé không còn thắc mắc nữa - hihi!
Hacphong dạy bt đi .

Kính
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
20. Lời Mẹ Dạy

Jiun, một vị Thiền sư phái Shingon, vốn là một học giả chữ Phạn thời Tokugawa. Lúc còn là thiền sinh, ngài hay thuyết giảng cho các đồng môn.
Khi hay tin, mẹ ngài liền viết cho ngài một lá thư: "Con ạ, Mẹ không tin rằng khi con hiến mình vào cửa Phật là cốt để trở thành một cuốn tự điển sống. Biện bác, sành sõi, vẽ vang và tự mãn chẳng đi đến đâu. Mẹ muốn con hãy dẹp cái trò lên lớp đó đi. Hãy dọn mình tĩnh tu trong một tiểu viện ở chốn thâm sơn cùng cốc. Dành mọi thì giờ cho việc thiền quán, may ra con mới ngộ được chánh đạo".

www.quangduc.com. Ngụ Ngôn

----------------

Kính quý đạo hữu !

Hắc phong chưa có một giờ vào Thiền Viện mà cái miệng thì "lốc chốc", đọc tiểu phẫm nầy Hắc phong mắc cở "quá chời", muốn bỏ Diễn đàn chui tuốt vô rừng sâu (không điện thoại di động, không laptop) để ngồi lim dim, "thuyền" không được thì "bè", "bè" không được thì ......BÍ (bế tắc).

Hu ...Hu.... ! Không biết làm sao để khỏi bị rầy đây ?

Kính !
Chào Hắc phong và các bạn !

Jiun thật may mắn có một bà Mẹ tuyệt vời, bà đã quở ngay cái bệnh "nhiều chuyện" của Thiền Sinh Jiun. Chúng ta cũng nên xem lại mình, xem có bị bệnh giống như Jiun hay không ? Nếu có thì cũng nên tự sửa mình. Bởi chư Phật muốn thấy chúng ta Giác Ngộ chứ không muốn thấy chúng ta nói thật nhiều mà toàn là "đếm bạc cho người"; nếu ăn "bả mía" cũng còn nghe một chút hương vị, chỉ e chúng ta như "con mọt gặm giấy" thì .... quả là đáng buồn.

Tuy nhiên chui vào rừng sâu (theo v/h) cũng chẳng phải là cách hay giữa thời buổi này. Bởi quan trọng là nội tâm chúng ta "có chân thành cầu Phật pháp hay không ?" Có chân thành thì mới có tiến bộ, còn sống hời hợt "khoe mẻ", sống giả dối thì làm sao được CÁI CHÂN THẬT ?

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
21. Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay

Mokurai là thiền sư của chùa Kennin, biệt danh là Tịnh Sấm. Ngài có một đệ tử được gởi gấm tên là Toyo, chỉ mới có mười hai tuổi. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối Toyo thấy các đệ tử lớn tuổi hơn thường đến viếng sư phụ mong được chân truyền thiền học và chỉ dạy công án để định tâm.
Toyo cũng ước được tọa thiền.
"Hãy ráng chờ thêm nữa," Mokurai bảo. "Con hãy còn bé lắm."
Nhưng đứa trẻ cứ nài nĩ mãi nên sư phụ cũng chiều lòng.
Một buổi tối Toya đến bên ngoài cửa phòng của sư phụ đúng giờ. Cậu đánh chiêng báo hiệu, đãnh l ba lần ngoài cửa rồi đến ngồi trước mặt sư phụ trong sự yên lặng kính cẩn.
"Con đã nghe tiếng vỗ của hai bàn tay," Mokurai bảo. "Bây giờ chỉ cho ta tiếng vỗ của một bàn tay."
Toyo cúi lạy và lui về phòng mình mà quán chiếu đến công án này. Từ cửa phòng cậu ta có thể nghe văng vẳng tiếng nhạc của các cô đầu geisha. "Ổ! có rồi!" cậu reo lên.
Đêm hôm sau, khi sư phụ bảo cậu diễn tả tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo bắt đầu đàn bài nhạc của các cô đầu.
"Không, không, thiền sư Mokurai bảo. "Chẳng phải thế đâu. Đó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả."
Cho rằng tiếng nhạc văng vẳng quấy rầy quá, Toyo bèn tìm một căn phòng vắng lặng hơn. Cậu ta nghĩ miên man. "Thế nào là tiếng vỗ của mộât bàn tay?" Cậu chợt nghe có tiếng nước rơi. "Ta được rồi," cậu tưởng.
Khi cậu gặp lại sư phụ, Toyo bắt chước tiếng nước rơi.
"Cái gì vậy?’ thiền sư Mokurai hỏi. "Đó là tiếng giọt nước rơi, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Ráng nữa đi."Thất vọng, Toyo mặc tưởng đến tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng gió thoảng. Nhưng lại bị gạt đi.
Cậu nghe tiếng cú kêu. Lại cũng bị từ chối.
Tiếng vỗ của một bàn tay lại không phải là của bầy châu chấu.
Toyo đến và đi cũng phải mười bận viếng Thầy với nhiều tiếng động khác nhau. Tất cả đều sai bét. Cả một năm cậu cứ suy nghĩ về tiếng vỗ của một bàn tay là thế nào.
Cuối cùng, cậu bé Toyo đi vào thiền định và quán chiếu tất cả các tiếng động. "Con chẳng còn biết thêm tiếng động nào khác nữa," cậu giải thích về sau này, "do đó con đạt đến tiếng động vô thanh."
Toyo đã ngộ được tiếng vỗ của một bàn tay.

http://www.quangduc.com/TruyenNgan/122chuyenthien21-40.html#21. Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay

--------------

Kính quý đạo hữu !
Trước bài nầy, đã có bài nói về "sự tập trung để viết được 2 chữ đại tự NHẤT ĐẾ" :

19. Nhất Đế
Nếu ai đến thăm thiền viện Obaku ở Kyoto đều nhìn thấy một bảng gỗ khắc chữ đại triện "Nhất Đế" trên cổng. Đối với người biết thưởng thức lối viết chân phương ai cũng đều tấm tắt khen ngợi là một tuyệt tác. Nó được viết bởi thiền sư Kosen hai trăm năm trước.
Thực ra ngài viết trên giấy, rồi nghệ nhân mới dựa theo khắc trên gỗ thật lớn. Khi Kosen viết thảo thì một thiền sinh đã đứng bên cạnh mài cả hàng mấy hủ mực lớn tướng, và cũng bạo dạn không ngừng phê bình lối viết của sư phụ.
"Chưa được," Y thưa với Kosen sau bản thứ nhất.
"Cái này thì thế nào?
"Còn kém, tệ hơn bản trước nữa," đệ tử phê.
Kesen kiên nhẫn viết bản này qua bản khác cho đến khi đếm được tám mươi tư bản với chữ "Nhất Đế" chồng chất mà đệ tử vẫn chê.
Đến một lúc thiền sinh trẻ kia bước ra ngoài trong chốc lát, Kosen nghĩ: "Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm chừng của nó," và ngài phóng bút viết liền tay với tâm thơ thới chữ "Nhất Đế." Quay vào, nguời đệ tử reo lên: "Tuyệt tác."
H/p chỉ thấy bài nầy muốn nói đến CÁI THẦN của thư pháp chỉ có khi tâm trạng "thả lỏng" ngoài ra chẳng có dính dáng gì đến Thiền cả cho nên đã bỏ qua.

Bây giờ với bài "Tiếng vỗ của một bàn tay nầy" thì đúng là công án Thiền rồi, nhưng .... bí hiễm quá, đây đúng là tình trạng của H/p bây giờ : "nuốt thì không trôi mà nhả ra cũng chẳng được", có vị nào "gở" dùm cho H/p cái xương gà nầy hay không ?

"Tiếng vỗ của một bàn tay là tiếng gì ? Ra sao ? (H/p mà biết được "chít" liền)

Kính !
 

Vọng Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
14/10/11
Bài viết
24
Điểm tương tác
13
Điểm
3
Ơ, HP ơi, ăn ít lại chờ tiêu, đừng ăn quá kẻo nghẹn xương đấy. Mấy món này toàn đồ khó tiêu không hà.

Kính.

Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự.
Thế tại sao lại dùng văn tự?

Trực chỉ chân tâm
Tâm là gì? Đọc truyện thì tâm ta ở đâu? Tâm thấy đ.c tâm ko?

Kiến tánh............
Tánh ở đâu? Làm sao để kiến tánh? Hay kiến sách, kiến truyện thì sao?

Kính, một lần nữa.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Hắc-Phong và Vọng-Ngã Kính .
Toyo đến và đi cũng phải mười bận viếng Thầy với nhiều tiếng động khác nhau. Tất cả đều sai bét. Cả một năm cậu cứ suy nghĩ về tiếng vỗ của một bàn tay là thế nào.
Cuối cùng, cậu bé Toyo đi vào thiền định và quán chiếu tất cả các tiếng động. "Con chẳng còn biết thêm tiếng động nào khác nữa," cậu giải thích về sau này, "do đó con đạt đến tiếng động vô thanh."
Toyo đã ngộ được tiếng vỗ của một bàn tay.



Thầy của bt rất hà tiện - Thầy chưa dạy bt gì về Thiền - cho nên nếu Thầy muốn nghe tiếng vỗ cũa 1 bàn tay hả ? - bt lập tức nắm tay Thầy - và vỗ thật
mạnh lên - 1 cái " BỐP " - " Cơ hội để " Chả thù " hiếm hoi lắm - ngu gì hỏng chả thù - hè hè ! .
"tuyệt đối không xài ngôn ngữ và si nghĩ - cho nên khỏi sợ Thầy rầy trong cái chiện nầy ."


KÍNH
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên