Hỏi : Như vậy chỗ nào là Bồ-Đề ?
Đáp: Bồ-Đê không phải chỗ. Phật cũng không được Bồ-Đề, chúng sanh cũng không mất Bồ-Đề. Không thể do thân mà được, không thể lấy tâm mà cầu. Tất cả chúng sanh tức là tướng Bồ-Đề.
Hỏi: Thế nào là phát tâm Bồ-Đề ?
Đáp: Bồ-Đề không sở đắc, nay ông chỉ phát tâm không sở đắc, quyết định không được một pháp, tức là tâm Bồ-Đề. Bồ-Đề không có chỗ trụ , thế nên không có đắc, nên nói “Ta ở nơi Phật Nhiên Đăng không một chút pháp có thể được. Phật liền thọ ký cho ta “. Biết rõ tất cả chúng sanh vốn là Bồ-Đề, không lẽ lại được Bồ-Đề. Nay ông nghe nói phát tâm Bồ-Đề bèn cho là có một tâm học làm Phật. Chỉ nghĩ làm Phật, dù ông tu ba a tăng kỳ kiếp cũng chỉ là Phật báo thân, hóa thân, cùng với Phật chơn tánh bản nguyên của ông có gì liên hệ ? Nên nói “ Cầu Phật hình tướng bên ngoài, cùng ông không tương tợ”.
Hỏi: Xưa đã là Phật tại sao lại có tứ sanh, lục đạo, các hình tướng chẳng đồng ?
Đáp : Chư Phật thể tròn không tăng giảm, trôi vào lục đạo mỗi chỗ đều tròn, trong muôn loài mỗi mỗi đều là Phật. Ví như viên thủy ngân, phân tán các chỗ, mỗi mảnh đều tròn. Nếu khi không phân, chỉ là một khối. Đây là một tức tất cả, tất cả tức một. Các thứ hình mạo dụ như nhà cửa, bỏ nhà vật vào nhà người, bỏ thân người đến thân trời., cho đến nhà Thanh văn, Duyên Giác, Bồ-Tát, Phật đều là chỗ lấy bỏ của ông. Do đó có sai khác, chớ bản tánh bổn nguyên của ông đâu có sai khác.
(Trang 63)
Đáp: Bồ-Đê không phải chỗ. Phật cũng không được Bồ-Đề, chúng sanh cũng không mất Bồ-Đề. Không thể do thân mà được, không thể lấy tâm mà cầu. Tất cả chúng sanh tức là tướng Bồ-Đề.
Hỏi: Thế nào là phát tâm Bồ-Đề ?
Đáp: Bồ-Đề không sở đắc, nay ông chỉ phát tâm không sở đắc, quyết định không được một pháp, tức là tâm Bồ-Đề. Bồ-Đề không có chỗ trụ , thế nên không có đắc, nên nói “Ta ở nơi Phật Nhiên Đăng không một chút pháp có thể được. Phật liền thọ ký cho ta “. Biết rõ tất cả chúng sanh vốn là Bồ-Đề, không lẽ lại được Bồ-Đề. Nay ông nghe nói phát tâm Bồ-Đề bèn cho là có một tâm học làm Phật. Chỉ nghĩ làm Phật, dù ông tu ba a tăng kỳ kiếp cũng chỉ là Phật báo thân, hóa thân, cùng với Phật chơn tánh bản nguyên của ông có gì liên hệ ? Nên nói “ Cầu Phật hình tướng bên ngoài, cùng ông không tương tợ”.
Hỏi: Xưa đã là Phật tại sao lại có tứ sanh, lục đạo, các hình tướng chẳng đồng ?
Đáp : Chư Phật thể tròn không tăng giảm, trôi vào lục đạo mỗi chỗ đều tròn, trong muôn loài mỗi mỗi đều là Phật. Ví như viên thủy ngân, phân tán các chỗ, mỗi mảnh đều tròn. Nếu khi không phân, chỉ là một khối. Đây là một tức tất cả, tất cả tức một. Các thứ hình mạo dụ như nhà cửa, bỏ nhà vật vào nhà người, bỏ thân người đến thân trời., cho đến nhà Thanh văn, Duyên Giác, Bồ-Tát, Phật đều là chỗ lấy bỏ của ông. Do đó có sai khác, chớ bản tánh bổn nguyên của ông đâu có sai khác.
(Trang 63)