Nhật ký Thiền

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thay mặt diendanphatphap.com.

VQ kính thỉnh Ngài Danvici vào hàng ghế vinh dự để trò chuyện cùng Đạo Tràng ạ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Như hôm trước có dừng ở câu hỏi “Có phải rằng chỉ cần hiện diện đơn thuần với các tiến trình thân tâm pháp... mà không can thiệp hay nắm bắt là được chăng ?”

Và qua quá trình thiền tập, nhận thấy rằng điều này có lẽ hợp lý. Bởi không thể có chuyện nằm ngoài kiến văn giác tri, nằm ngoài ngũ uẩn được. Hay nói cách khác, ngoài thân thọ tâm pháp, vốn không còn gì khác.
Vì thế, phải ngay trong thân thọ tâm pháp mà tu.

Tức tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau.

Vậy, hiện diện là hiện diện thế nào ? Không nắm bắt là thế nào ?

Tại sao lại là hiện diện chứ không phải quán sát ?

Bởi quán sát, như đã nói, dễ dẫn đến cái sự hiểu sai, tức là có sự quán sát, và có cái được quán sát. Còn hiện diện, tức là chỉ sự đồng nhất của sự quán sát và cái được quán sát. Tức khi thấy hoa, thì ở đó chỉ có cái tiến trình vận động của cái thấy và cái được thấy. Tức là cái tiến trình đơn thuần, chứ không nên có một tiến trình khác, chẳng hạn như tiến trình quán xét cái tiến trình thấy đó, hay tiến trình định hình giá trị cho cái tiến trình thấy đó. Đây có thể coi là nói về câu “trong cái thấy chỉ có cái thấy”.

Nhưng căn bản, trước tiên thì cái tiến trình đơn thuần đó luôn luôn tồn tại. Chỉ khác biệt là người bình thường lại thêm vào đó một tiến trình áp đặt giá trị lên trên tiến trình đó ? Tức trong tiến trình thấy một bông hoa, ở đó là tiến trình đơn thuần do duyên sinh và vốn luôn đơn giản như vậy. Nhưng chúng ta lại thêm lên một tiến trình yêu ghét, phân định,… và tại sao ?

Trước tiên, có lẽ là do nghiệp duyên, các kinh nghiệm cũ trong quá khứ vận hành để chúng ta tự áp đặt giá trị nào đó lên thực tại, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sinh sống.

Kế đến, cái tiến trình áp đặt giá trị này vốn đã được huân tập, giáo dục từ bao đời nay, cũng như hình thành sẵn trong cơ chế sinh học nhằm duy trì sự sống.

Vậy tiến trình này có tốt ?

Nó có lợi ích cho việc sinh tồn, nhưng nó cũng tạo ra nhiều hệ lụy mà gọi chung là khổ. Mà hệ lụy của nó chính là việc không kiểm soát được tiến trình áp đặt giá trị, coi coi nó có cần thiết hay không, có hữu ích hay không, mà cứ chạy theo nên sinh ra cái gọi là tham, sân, si.

Nhưng cũng chính vì nó có tác dụng của nó, và nó cũng là một chức năng khác của tâm thức, vì thế không nên diệt bỏ nó cũng như không thể diệt bỏ nó.

Như thế, tức là nếu tiến trình áp đặt giá trị là phù hợp, tạo lợi ích, và cần thiết, thì vẫn hoàn toàn tốt lành. Chỉ khi nào buông lung để nó hoạt động vô tội vạ, mới sinh ra tham sân si và khổ não.

Vậy phải làm thế nào để tiến trình đó hoạt động một cách lợi ích mà không biến tướng thành tham sân si ?

Quay lại với sự hiện diện, tức là trong mọi hành vi suy nghĩ, đều phải hiện diện trong từng cử chỉ hành động. Hiện diện tức trải nghiệm mọi hành vi suy nghĩ một cách sáng suốt. Tức là để ngay trong các giác quan, các tiến trình của giác quan, mà cảm nhận được chúng chỉ là những sự vận động, là các tiến trình thân tâm.

Nhưng phải để ý các điều sau:
  • Chú ý khi các nghiệp thức khởi lên tạo tác.
  • Hiện diện ngay trong từng hành vi dù là nhỏ nhặt nhất.
  • Hiện diện mà không phải cố ý nỗ lực, bởi ngay trong từng cử chỉ đều vốn sẵn sự dụng công một cách tự nhiên. Nên ngay trong từng sự trải nghiệm đều sẵn có thể cảm nhận thấy.
  • Chú ý tới cảm thọ, bởi cảm thọ khá dễ cảm nhận, nhưng cũng là tác nhân lớn để sinh tâm.
  • Nếu được nên hiện diện đến tổng thể thân thọ tâm pháp, nhưng không nên gượng ép, cứ tùy duyên mà tu.
  • Chú ý tới tâm thức, nó dễ dàng sinh khởi từ các giác quan, ngoài ra cũng sinh khởi từ nghiệp trong quá khứ.
  • Tâm thức là cái thầm lặng, khó nhận thấy và dễ buông lung theo. Cần cảnh giác, quay về, hiện diện.
  • Nếu được nên sống chậm lại, để dễ dàng hiện diện trong mọi hành vi hơn.
Trong lúc hiện diện với các cảm thọ, tâm thức,… nếu thấy sự nắm bắt nổi lên, cũng cứ tùy nghi mà ứng xử, không nên tự gò bó mình, bởi gò bó theo một khuôn mẫu cũng không khác gì việc chạy theo một tâm tham sân si khác.

Điều quan trọng là cần hiện diện ngay trong sự nắm bắt, ngay trong sự tham, sân si, để thấy ra đó cũng là những tiến trình không hơn.
cái anh bạn này cứ muốn nói mãi là cái thấy mà người ta nói cái thấy cho nghe lại đi nói là kinh sách là sao? hay là vì cái bệnh không tin ai cả, và không tin cả lời Phật?
Vậy cớ sao lại lấy lời của sư Viên Minh đưa ra đây, chắc là bạn tin sư Viên Minh hơn lời Phật chăng?( không phải nói Phật là tôi đâu nhé )
Giờ nói cho một lần nữa nghe cho rõ để đừng hỏi lại.
Tôi đã hình như không nhớ là mình có mấy bộ quần áo , màu gì nó đẹp hay xấu, có ai chê khen hay không. nhưng mỗi khi nhìn thấy nó trước mắt là biết ngay đó là của mình và cứ lấy mà thay không cần biết nó có được người khen chê hay không. chỉ thấy nó lành biết lành , thấy nó rách biết rách. màu gì đều biết , nhưng tất thảy những thứ đó chỉ là cái nhận biết chứ không có cái gì nhảy vào cả , vậy được chưa?
nói về con người thì mấy mươi năm nay thấy phụ nữ trước mặt , già có , trẻ có tất thảy đều biết nhưng chẳng hay thích ai , chỉ biết đó là phụ nữ trẻ , phụ nữ có tuổi ,mà trẻ già thì có sai biệt về màu da , gầy béo , cao thấp tất cả đều thấy chứ không phải là chỉ thấy hình hài chung chung như nhau . điều cốt lõi là nó chỉ là cái thấy đơn thuần không có cái gì dính mắc ví dụ như ham thích , hay muốn chiếm đọat hay là thích đủ thứ .hahahahahahaahahahahahahhahahahahahha.... và điều quan trọng là đã tuyệt nọc cái đuôi con nòng nọc mấy mươi năm rồi trong lúc sức vẫn còn dai, tai vẫn còn rất là nhạy và đôi tay cũng vẫn còn hơi bị dẻo . hahahahaahahahaahahahahahahahahahhah.....
giờf nói tiếp về cái vụ gọi là theo thầy theo pháp để có cái thấy cái biết kiểu Nguyên Thủy mà bạn đang muốn nói đến.
báo với bạn là nếu theo học Nguyên Thủy thì chắc là không ai dạy chuẩn và chắc , lại tinh tế , dễ học lại có thể học ngày bằng ba mưoi năm ở những vị khác cũng nên đó là Ngài AJahn Chah, vị thiền sư lừng danh trên thế giới về Phật Giáo Nguyên Thủy. nếu hiểu cho hết lời Ngài ấy dạy, thì chính là Ngài đã dạy chúng Tham Thiền theo phong cách Thiền Tông.
Có thể nói rằng giáo lý Nguyên Thủy không phải ai cũng hiểu đúng như ngài Ajahn Chah
.về sau mỗi vị xưng danh là Thiền sư theo Phải Nguyên Thủy họ đã tự dựng lập tông phong riêng cho mình, nhưng đã đã chế thêm hoặc vay mượn của nhiều nhà trong Nguyên Thủy cũng có , Thiền Tông cũng có , nhưng vẫn cố bám víu vào mấy chữ Nguyên Thủy cho có vẻ là cội nguồn , trên thực chất đã biến dạng và có phần lệch hướng. chỉ giữ lại phần lý thuyết chắt lọc nơi kinh điển và những gì có vẻ như là đã được trải qua thời gian (nhưng chưa chắc đã là chân thật) để duy trì tông phông của riêng mình.
ở Việt Nam ta có huynh đệ Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh và sư Viên Minh là có danh tiếng về ***. nói là người ngộ đạo theo phái Nguyên Thủy. có giảng kinh khắp nơi trong nước và ngoài nước, và được rất nhiều người ngưỡng mộ. tuy vậy theo tôi tìm hiểu chính trong Thiền Tông , tham Thoại đầu có nhiều vị vào chùa đã vài chục năm có thầy , có học , lắm vị còn tham sai thoại đầu nên nhiều năm mà vần không cho kết quả, mà với *** nó phức tạp hơn nhiều, có thể nói người không tập trung và có thầy thường xuyên bên cạnh sẽ rất khó thực hành đúng.
Sư Viên Minh đã áp dụng cái thấy của Thiền Tông vào ***, nhưng lại không đúng với đường lối Thiền Tông nên chỉ là cái thấy tỉnh thức duy trì trên căn ,trần, cảnh mỗi khi tiếp xúc. nó không thể vượt thoát mê lầm thâm căn cố đế trên tất thảy thời gian, không gian và số lượng để hiện rõ tánh chân thật bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm...
nếu mà tâm không duy trì liên tục quán sát như vậy thì như ném đá ao bèo ,hễ buông lung thì mười năm tu hành rồi cũng có thể quay lại từ đầu, nếu không có điều kiện trong chùa mà ở ngoài đời thì lại khó khăn hơn.
Còn tại sao mấy vị nhất là Ngài Ajahn Chah và vị nữ Thiền Sư Achaan Naeb lại có thể được gọi là ngộ đạo chính là các vị đã tham thiền theo thiền tông, vì thực chất giáo lý giác ngộ nơi Nguyên Thủy chẳng khác gì Thiền Tông cả, chỉ có điều một bên dẫn lối bằng giáo môn, rồi cuối cùng vẫn là nghi tình ( trong sách dạy của Ngài Ajahn Chah) , một bên thì trực tiếp không qua ngôn ngữ để có nghi tình , nhưng rồi sau không thực hiện được đành dùng thoại đầu....
nói tóm lại thực hành theo Nguyên Thủy như bạn nói thì một đời đến chết cũng chỉ giữ được cái tỉnh thức không phá giới, sống phạm hạnh trọn đời tu trong sạch chứ không thể tung hoành như các bậc ngộ đạo bên Thiền tông được.
riêng về hai vị Minh Đức Triều Tâm Ảnh và sư Viên Minh thì tố chất của hai vị là nhà thơ, hội họa nhà nghiên cứu là nhiều trong tri thức và năng lực của hai vị. chính vì thế hai vị viết sách , làm thơ cùng hội họa và con đường tu hành có tâm huyết đã làm nên danh tiếng và bản sắc riêng của hai vị. xin lỗi bạn là tôi đã nói những lời có vẻ là đánh giá , nhưng thực tế tôi đã trò chuyện với hai vị trên thư viện hoa sen , trên Email nhiều lần rồi , có lúc đụng độ , có lúc chia sẻ , có lúc là
người yêu nghệ thuật...
Nếu bạn có gì đó không bằng lòng cứ việc nói ra , không nên để bụng , chúng ta có thể sòng phẳng nói với nhau ở đây .
 
Last edited:

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Chào bác! E mới tu thiền dc 2 tháng. Xin các bác dạy cho. Có lúc e thiền thấy người khoan khoái, có lúc e bị đau chân k chịu nổi. Mục đích e tu thiền để từ bỏ ngũ dục. Thì e nên tu thiền thế nào ạ! Nên tham khảo sách nào! Và phải tinh tấn ra sao hả bác!
Híc.... Khoan khoái ,đau chân, thì phải hỏi lấy mình chứ. tự dưng đang yên đang lành không đau lại làm cho đau thì hỏi ai đây?
Còn khoái thì phải rạch bụng ra xem có khoái vì cái gì , nếu mà do ăn thì lần sau cứ tiếp tục, mà do từ trong suy nghĩ mà khoái , nếu thích thì đừng dừng lại cho khoái cả ngày . ahahahahahaahahahahahahaahahahahahhahahaha....
còn ngũ dục là để sống chứ bỏ mà chết hả .hahahahahahahahahahahahahhahaha... nếu không khởi niệm thiền thì cần chi phải tìm hiểu, có sách cũng bằng thừa thì tinh tấn cái con khỉ . hahahahaahahahahahahahahahahahahahahahahahahha.....
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Như thế, điều cần chú ý là trong lục căn, thì mỗi cái đều có sự hoạt dụng riêng của chúng. Tuy nhiên, ý căn lại là thứ hoạt dụng lấn át hơn cả, nó là thứ tạo tác, cho rằng mình làm chủ, và các căn khác sau cùng cũng đa phần cuốn theo những trò diễn hoặc của ý căn.

Nhưng nếu quán sát lại, thực ra các căn khác đều có cách vận hành của riêng chúng, và chúng hoàn toàn có thể tự hữu dụng mà không nhất thiết có sự thao túng loạn động của ý căn.

Vì thế, khi thiền tập, phải để ý sự diễn hoặc của ý thức, cũng như quan sát khi nó cố gắng can thiệp vào mọi thứ, hoặc là phản ứng với mọi thứ.

Điển hình là trong cơn đau, nếu lặng lẽ quan sát, thì sẽ thấy nó cũng không đến nỗi nghiêm trọng như ta thường nghĩ. Tuy nhiên thường sẽ có sự huyễn hoặc của ý thức can thiệp vào sự đau đó để phóng đại và gán ghép cho cảm giác đau một giá trị riêng biệt và rồi từ đó sinh ra phản ứng kèm theo.

Lại nói về ghán ghép giá trị, tức quá trình quy ngã. Thì việc quan sát thấy duyên sinh, vô thường, dù có tinh tế, nhưng vẫn hoàn toàn có thể thấy nếu quan sát (hiện diện) kỹ. Tuy nhiên, sự vô ngã và tính không lại khác.

Sự quán thấy vô ngã và tính không giống như một hệ quả của cái quán xét duyên sinh và vô thường, chứ không phải là việc nhìn thấy một đặc tính. Giống như nghe một bài nhạc, từng nốt nhạc trôi qua theo thời gian.

Qua quán sát ta thấy được sự vận động liên tục của từng nốt từng nốt, trôi qua liên lỉ trong từng khoảnh khắc. Cả cái sự nghe của tai cũng đang tương ứng vận động theo đối tượng của nó.

Sự duyên sinh có thể đc diễn tả như những tác động của các sự kiện trước đó với các sự kiện sau. Còn sự vô thường tức sự vận động liên lỉ không ngừng của các nốt nhạc (hay vạn vật). Nhưng còn sự vô ngã và tính không thì sao ?

Khi theo sát sự vận động của các tiến trình trong và ngoài, ta sẽ thấy được chính vì chúng vận động liên tục như một dòng chảy, nên sự nắm bắt hay thao túng dòng chảy đó theo đúng ý mình là không thể. Đó là sự bất toại nguyện, hay là khổ, tức không thể kiểm soát dòng chảy sự kiện đó.

Và chính vì không thể kiểm soát được, nên việc nắm bắt lấy một đối tượng nào đó trong dòng chảy sự kiện đó đều không thể. Nhưng tâm thức lại dường như có vẻ đang nắm bắt được chúng, và đó chính là các giá trị ảo tưởng do chính tâm thức tạo ra, tức những thứ vốn đã qua, hoặc chỉ là trong sự tưởng tượng.

Bởi vì các sự kiện trôi qua liên tục, cho nên sự vô ngã của các sự kiện là tất yếu. Và đó là tính không của vạn pháp.

Nghĩa là chính vì tâm thức người quán sát liên tục theo sát sự vận động của các sự kiện và cả chính sự quán sát của chính mình, và nhận ra rằng chúng là luôn thay đổi và không thể nắm bắt, vì thế cũng đồng nghĩa rằng không có bất cứ gì để có thể nắm bắt (được). Và chính vì không có gì có thể nắm bắt được, nên ngay đó là trạng thái cảm nhận sự vô ngã.

Có thể tạm kết luận rằng, vô thường, duyên sinh, là các tính chất có thể thấy. Nhưng còn Vô ngã và tính không lại là các trạng thái phát sinh từ việc cảm nhận các tính chất đó.

Như thế, trong thực hành tu tập, nhất thiết phải đòi hỏi sự quán sát của hành giả trước tiên phải luôn liên tục theo sát sự vận động của các sự kiện ngay trong thực tại. Cũng nhắc lại rằng sự theo sát này là nói về sự cảm nhận của các giác quan, chứ không phải sự diễn giải của ý thức. Cũng như khi ý thức hoạt động, thì cái cần cảm nhận là chính sự vận động của ý thức, chứ không phải nội dung của nó.

Và khi sự quán sát này được tiến hành lâu dài liên tục, sẽ đến lúc hành giả nhận ra rằng sự nắm bắt bất kỳ giá trị nào đều vô nghĩa, tức thấy rằng vốn không có gì có thể nắm bắt. Điều này cũng đồng nghĩa với sự quy ngã của tâm thức cũng yếu dần theo tỷ lệ nghịch với cơ chế trên.

Cho nên kết luận rằng, nếu một người có thể quán xét thấy mọi sự kiện/tiến trình cho đến khi nào người đó cảm nhận rõ ràng rằng không có bất cứ gì để có thể nắm bắt được, thì khi đó người đó thoát khỏi mọi phiền não. Đây có thể là sự giải nghĩa cho câu “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” vậy.

(Sự khác biệt với trước đây đó là cho rằng một người phải nhìn ra cái không của vạn pháp thì sẽ thoát khổ. Tức khi đó cho rằng Tính Không là một tính chất hay một đối tượng để có thể quán sát thấy/ cảm nhận thấy. Nhưng ở đây cho thấy có lẽ đó là sự hiểu sai.

Tức là tính Không giống như một hệ quả hay kết quả đạt được do quán sát đầy đủ mà ra. Nó không phải là một tính chất để có thể cảm thấy được như duyên sinh hay vô thường.

Và đó cũng là kết quả sau cùng của sự quát sát khi sau cùng hành giả cảm nhận được rằng không có gì có thể nắm bắt được nữa)
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
(Sự khác biệt với trước đây đó là cho rằng một người phải nhìn ra cái không của vạn pháp thì sẽ thoát khổ. Tức khi đó cho rằng Tính Không là một tính chất hay một đối tượng để có thể quán sát thấy/ cảm nhận thấy. Nhưng ở đây cho thấy có lẽ đó là sự hiểu sai.

Tức là tính Không giống như một hệ quả hay kết quả đạt được do quán sát đầy đủ mà ra. Nó không phải là một tính chất để có thể cảm thấy được như duyên sinh hay vô thường.

Và đó cũng là kết quả sau cùng của sự quát sát khi sau cùng hành giả cảm nhận được rằng không có gì có thể nắm bắt được nữa)
[/QUOTE]

E hèm,

Tánh không là kết quả có được do sự quán sát đầy đủ?
Vậy cái gọi là "quán sát" này phải chăng chỉ là "phương tiện" để nắm bắt "tánh không".
Nếu đúng là vậy thì đó không phải là TÁNH KHÔNG PHẬT GIÁO.

Kết quả của sự quán sát là "không có gì để nắm bắt"!?
Vậy phải chăng cái gọi là kết quả của "quán sát" là hư vô hóa mọi đối tượng quán sát bởi chủ thể quán sát (hành giả cảm nhận) !!!?
Nếu đúng là vậy thì phép "quán sát" này không phải là PHÁP QUÁN PHẬT GIÁO.

Trừng Hải
 
Last edited:

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
(Sự khác biệt với trước đây đó là cho rằng một người phải nhìn ra cái không của vạn pháp thì sẽ thoát khổ. Tức khi đó cho rằng Tính Không là một tính chất hay một đối tượng để có thể quán sát thấy/ cảm nhận thấy. Nhưng ở đây cho thấy có lẽ đó là sự hiểu sai.

Tức là tính Không giống như một hệ quả hay kết quả đạt được do quán sát đầy đủ mà ra. Nó không phải là một tính chất để có thể cảm thấy được như duyên sinh hay vô thường.

Và đó cũng là kết quả sau cùng của sự quát sát khi sau cùng hành giả cảm nhận được rằng không có gì có thể nắm bắt được nữa)

E hèm,

Tánh không là kết quả có được do sự quán sát đầy đủ?
Vậy cái gọi là "quán sát" này phải chăng chỉ là "phương tiện" để nắm bắt "tánh không".
Nếu đúng là vậy thì đó không phải là TÁNH KHÔNG PHẬT GIÁO.

Kết quả của sự quán sát là "không có gì để nắm bắt"!?
Vậy phải chăng cái gọi là kết quả của "quán sát" là hư vô hóa mọi đối tượng quán sát bởi chủ thể quán sát (hành giả cảm nhận) !!!?
Nếu đúng là vậy thì phép "quán sát" này không phải là PHÁP QUÁN PHẬT GIÁO.

Trừng Hải

[/QUOTE]
Chính xác là không có gì để nắm bắt ĐƯỢC, chứ ko phải là ko có gì để nắm bắt. Vì thế đó không phải là ”hư vô hóa mọi đối tượng” như bác nói.

Nói chính xác hơn thì có lẽ mình phải nói rằng, vì tánh không là trạng thái không tồn tại bất kỳ một giá trị cố hữu nào của vạn pháp, mà điều đó chỉ có thể thấy đc khi quán sát được rằng không có gì để có thể nắm bắt được. Mà đã không có gì để có thể nắm bắt được, thì khi đó, mọi khái niệm cũng chỉ là hư huyễn, thì làm gì có cái gọi là “nắm bắt tánh không“ ? Nhưng chính khi đó, mâu thuẫn chính là ng đó đã thực sự nhận ra tánh không.

Còn “tính chất“ của tánh không, tức tính chất ko tồn tại một giá trị cố hữu nào thì tất cả chúng ta, tất cả vạn pháp đều đã và đang ở trong tánh không rồi, tức vạn pháp muôn đời vốn đã vô ngã rồi. Vấn đề là chúng ta có thấy được điều đó hay không thôi.

Ví dụ một cách gượng ép thì một người vốn đã luôn có đầu, nhưng anh ta chưa từng thấy được điều đó. Một ngày nọ, anh ta có một cái guơng soi và nhìn thấy mình có đầu sẵn rồi, thế là anh ta ko cần tìm đầu nữa.

Vậy cái guơng có phải là “phương tiện để đạt được cái đầu” của anh ta ko ?
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Tánh không là kết quả có được do sự quán sát đầy đủ?

Vậy cái guơng có phải là “phương tiện để đạt được cái đầu” của anh ta ko

Vì cái câu:
Tức là tính Không giống như một hệ quả hay kết quả đạt được do quán sát đầy đủ mà ra

Bạn nói như vậy dễ gây hiểu nhầm là tính không do quán sát đầy đủ nó mới có, nên sư phụ @trừng hải mới hỏi như vậy.

Bạn rất xuất sắc đấy, cứ tiếp tục đi tôi đã mua sẵn hoa rồi, còn một bước nữa thôi, chỉ chờ bạn tới để cúng dường hì hì...
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Vì cái câu:


Bạn nói như vậy dễ gây hiểu nhầm là tính không do quán sát đầy đủ nó mới có, nên sư phụ @trừng hải mới hỏi như vậy.

Bạn rất xuất sắc đấy, cứ tiếp tục đi tôi đã mua sẵn hoa rồi, còn một bước nữa thôi, chỉ chờ bạn tới để cúng dường hì hì...
Vâng mình hiểu, tại những cái này là mình viết sau khi thiền tập hoặc trong một lúc tổng kết lại những kiến giải mỗi ngày, nên nó ko được chau chuốt về từ ngữ. Với mục đích của post này cũng giống như ghi nhớ của mình thui :D

Mà... mua hoa... cúng dường... còn một bước nữa... nghe sao ....
 
Last edited:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Vâng mình hiểu, tại những cái này là mình viết sau khi thiền tập hoặc trong một lúc tổng kết lại những kiến giải mỗi ngày, nên nó ko được chau chuốt về từ ngữ. Với mục đích của post này cũng giống như ghi nhớ của mình thui :D

Mà... mua hoa... cúng dường... còn một bước nữa... nghe sao ....

Hì hì...

Cảm ơn bạn đã chia sẻ Quán Pháp của bạn. Mình cũng xin chia sẻ quán pháp của mình để bạn tham khảo nhé!

Ngày hôm qua tức không,
Tương lai cũng tướng không,
Hiện tại không dừng trụ
Chân Pháp tự như vậy.

Không có pháp thật sinh
Không có pháp thật diệt
Chân như chỉ như vậy
Như chim bay trong không

Nếu khởi tâm dính pháp
Tự biến thành con lừa
Như vác ngày hôm qua
Tự không thể xã bỏ

Biết các pháp vốn không
Thảy tự tại tung hoành
Thích vác thì mang vác
Lấy bỏ tự do mình

Phiền não và đau khổ
Đến rồi sẽ phải đi
Các pháp không thể trụ
Chẳng cần lấy hay bỏ

Tự tâm sanh trí tuệ
Như đèn sáng nhà tối
Hãy vác theo đèn trí
Lừa cũng sẽ thành Phật

Hì hì...
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Khi thiền, có thể thấy bản chất vô thường của tâm thức khá nổi bật. Trong khi sự cảm nhận về nó có lẽ rất khó thấy - không giống như cảm thọ, khi một cảm thọ xuất hiện là một sự cảm nhận khá rõ rệt - nhưng bù lại, sự luân chuyển liên tục của tâm thức là khá thường xuyên. Nên có thể hiểu tại sao trong tứ niệm xứ lại nêu sự quán sát về tâm là vô thường.

Ngoài ra, chính vì sự thay đổi và vận động không ngừng nghỉ của tâm thức, mà vì thế khó mà tránh được việc rằng nó sẽ ngồi yên ở một đối tượng nào đó, cũng như nếu bảo dẹp bỏ nó thì lại càng tiêu cực hơn. Vì tâm thức là một trong những chức năng hữu ích khác của con người, cho nên việc cần làm là phải sử dụng nó đúng cách, chứ không phải là dẹp bỏ nó, hoặc áp đặt nó vào một vị trí bất di bất dịch nào đó trái với đặc tính hay luân chuyển của nó.

Mặt khác, nếu để yên nó tự tung tự tác, hoặc không cho nó một đối tượng hợp lý nào đó, thì sẽ dễ sinh ra việc loạn động với các đối tượng bất kỳ và tệ hại nào đó, dù là đối tượng bên ngoài hay đối tượng trong tiềm thức.

Vì thế, có lẽ nên hướng tâm vào các đối tượng đúng đắn, và các đối tượng đó không có gì tốt hơn hết chính là thực tại hiện tiền đang luân chuyển trước mắt. Mà gần nhất chính là các tiến trình của thân thể , cảm thọ, và cả sự vận động của chính tâm thức.

Không cần phải nói đến việc sau khi quán sát rốt ráo thì cái thấy của hành giả sẽ thoát khỏi phiền não ra sao, bởi đó là việc tất yếu nếu tu tập đúng tốt. Và quan trọng hơn là làm cách nào để có thể đi đến kết quả viên mãn đó, đặc biệt là với những người bình thường đang hằng ngày vật lộn với các phiền não và nghiệp mà nhiều khi không nhận thức được ?

Mặt khác, cũng nên nhớ thêm về xu hướng tạo tác của tâm thức. Thực chất các chức năng trong cơ thể con người nhìn chung đều có những nhiệm vụ tương ứng. Tuy nhiên, tâm thức lại có xu hướng cố gắng chiếm một vai trò hết sức chủ đạo trong nhiều trường hợp, mà nhiều khi không cần sự tác ý của nó.

Con người hoàn toàn có thể làm nhiều việc rất tốt mà không nhất thiết phải có hành vi tạo tác của tâm thức can thiệp vào mọi lúc. Tuy nhiên, có thể thấy rõ rằng ngược lại, tâm thức lại thường xuyên can thiệp vào mọi thứ một cách loạn động, và tự cho rằng mình là chủ, mình cần thiết, bởi cơ chế quy ngã mãnh liệt.

Vì thế, thật quan trọng là cần phải thường xuyên để ý tới sự vận động của tâm thức, và cũng nhắc lại là để ý đến chính sự vận động của nó, chứ ko phải nội dung mà tâm thức đang truyền đạt. Sau cùng, có lẽ cũng chỉ cần phải giải quyết với tâm thức là đủ. Bởi sau cùng chỉ có tâm thức là thấy khổ (về tâm lý), cho nên chỉ cần giải quyết với tâm thức thì sẽ giải quyết được mọi vấn đề về khổ não.

(Thân, thọ, và pháp thì vốn như như, vốn không có giá trị cố hữu nào, chỉ có tâm tự tạo tác tất cả và gán ghép tất cả mọi giá trị cho mọi thứ)

Vì thế, có lẽ thật quan trọng là cần quán sát để thấy ra rằng tâm thức là vô thường, là sinh khởi bởi các điều kiện khác nhau bên trong và bên ngoài, và nội dung của nó vốn là vô giá trị, là giả có. Và dù các đối tượng khác, dù là thân, thọ, hay các pháp có đang thế nào đi chăng nữa thì cũng không thực sự quá quan trọng. Bởi chúng như thế thì sẽ phải như thế, do trùng trùng duyên khởi mà chúng phải thế. Nhưng cái cần để ý là sự vận động và phản ứng của tâm thức đối với những đối tượng đó ra sao.

Vậy điều đầu tiên có lẽ cần phải thấy cái sự vận động của tâm thức. Tức là khi một ý niệm sinh khởi, thì ngay trong lúc đó, hành giả phải cảm nhận được rằng đang có sự vận động của tâm thức thay vì chạy theo nội dung của nó.

Cần phải thật để ý chuyện này, vì hành giả nhiều khi thay vì cảm nhận sự vận động thì lại tạo ra một ý niệm rằng “ah đang có sự vận động của tâm thức” hay “tôi đang suy nghĩ” hoặc tương tự. Như thế chẳng khác nào sai tâm đi bắt tâm, để ý tâm thức lại sinh ra tâm thức khác.

Tuy nhiên, cũng có một ranh giới mỏng manh giữa việc cảm nhận sự vận động của tâm thức và việc sinh ra thêm một tâm thức nói về sự vận động đó. Cho nên, để cụ thể hoá hơn, hành giả phải để ý có sự khác biệt giữa một tâm thức cụ thể - tức một thứ có nội dung, có thông điệp - so với sự cảm nhận đơn thuần.

Sự cảm nhận đơn thuần này - thực ra cũng là một chức năng của tâm thức nhưng không có nội dung - hành giả có thể cảm nhận được thông qua các đối tượng của cảm thọ. Hãy để ý đến một cảm thọ đơn giản nào đó, khi hành giả nhận thấy cảm thọ đó, thì hãy nhìn sâu và kỹ, có thể sẽ thấy được một sự nhận biết đơn thuần - thứ không cần một ý niệm có nội dung nào - nằm ngay tại nơi nhận cảm thọ đó.

Tức khi chúng ta có một cơn đau, chúng ta ko cần phải suy nghĩ thì mới thấy cơn đau. Thậm chí chúng ta cũng không cần phải hướng tâm hoàn toàn thì mới nhận thấy cơn đau đó. Sự nhận biết đó là một chức năng của cơ thể sẵn có ở mỗi người, còn sự diễn đạt, phân tích, đánh giá thì lại nằm ở tâm thức.

Khi hành giả có thể tiếp cận rõ ràng sự cảm nhận đơn thuần đó, thì có thể áp dụng nó để nhận biết sự vận động của tâm thức.

Tôi từng cố gắng quan sát xem, khi một ý niệm nổi lên, thì trong đầu của chúng ta có tạo ra một cảm giác gì đó - như cảm thọ - hay không ? Nhưng nhiều lần vẫn không thể thấy. (Hoặc chưa thấy) Nhưng cái có thể nhận biết đó là khi một ý niệm nổi lên, mọi yếu tố khác đều trở nên lu mờ hơn, nhường chỗ cho nội dung của cái mà tâm thức đang chú ý đến. Và qua đó, cái chúng ta có thể tận dụng, chính là nhận biết trạng thái lu mờ này khi tâm thức đang hướng đến một đối tượng nhất định.

Mặt khác, chúng ta cần tìm ra một trạng thái trái ngược với sự lu mờ đó, để có thể hướng tâm một cách đúng đắn và phù hợp. Và như đã nói, những sự kiện đang diễn ra ở đây, lúc này, là những đối tượng phù hợp để tâm thức có thể hướng về. Tức là ban đầu nên phân biệt được khi nào tâm đang lang thang không cần thiết và khi nào tâm đang trụ trên các pháp hiện tiền. Khi có thể thấy được sự khác biệt ở hai trạng thái này của tâm thức, hành giả mới có thể thiết lập được điểm trụ tâm đúng đắn được. Tôi nghĩ, đây chính là chánh niệm.

Tới đây xin tạm ngưng, lần sau sẽ nói rõ hơn về cái thấy khi thất niệm và chánh niệm.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Khi thiền, có thể thấy bản chất vô thường của tâm thức khá nổi bật. Trong khi sự cảm nhận về nó có lẽ rất khó thấy - không giống như cảm thọ, khi một cảm thọ xuất hiện là một sự cảm nhận khá rõ rệt - nhưng bù lại, sự luân chuyển liên tục của tâm thức là khá thường xuyên. Nên có thể hiểu tại sao trong tứ niệm xứ lại nêu sự quán sát về tâm là vô thường.
Tôi sửa lại đoạn này 2 chữ đầu tiên thành khi 'hành QUÁN'. Chữ Thiền thường gây hiểu nhầm là 1 pháp riêng biệt của hành giả đạt được. Thiền là tên khác của tâm khi nhận ra xưa nay sẵn sàng tức Thiền vốn sẵn sàng. Giống như khi chưa có vợ thì gọi ông là gai thẳng, khi có con thì gọi ông là bố thằng ku. Kỳ thật chỉ là ông!
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Tôi sửa lại đoạn này 2 chữ đầu tiên thành khi 'hành QUÁN'. Chữ Thiền thường gây hiểu nhầm là 1 pháp riêng biệt của hành giả đạt được. Thiền là tên khác của tâm khi nhận ra xưa nay sẵn sàng tức Thiền vốn sẵn sàng. Giống như khi chưa có vợ thì gọi ông là gai thẳng, khi có con thì gọi ông là bố thằng ku. Kỳ thật chỉ là ông!
Nói về việc sử dụng từ ngữ để diễn giải, quả thực tiếng Việt chúng ta có nhiều cái rất hay, có thể nói về pháp một cách rất vi diệu. Tuy nhiên cũng vì thế mà dễ sinh ra sự rối rắm khi sử dụng. Trong khi đó, mình có theo dõi sự tu tập của các Phật tử nước ngoài, và dưới một ngôn ngữ khác, Phật pháp mang đến một làn gió mới khá thú vị mà nếu chỉ nghiên cứu bằng tiếng Việt sẽ khó nhận ra.

Cho nên qua đó mới thấy Thiền tông có được cái lý trực chỉ nhân tâm rất xác đáng. :D
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Mặt khác, chúng ta cần tìm ra một trạng thái trái ngược với sự lu mờ đó, để có thể hướng tâm một cách đúng đắn và phù hợp. Và như đã nói, những sự kiện đang diễn ra ở đây, lúc này, là những đối tượng phù hợp để tâm thức có thể hướng về. Tức là ban đầu nên phân biệt được khi nào tâm đang lang thang không cần thiết và khi nào tâm đang trụ trên các pháp hiện tiền. Khi có thể thấy được sự khác biệt ở hai trạng thái này của tâm thức, hành giả mới có thể thiết lập được điểm trụ tâm đúng đắn được. Tôi nghĩ, đây chính là chánh niệm.

Như lời bạn nói thì sau khi trải qua tất cả trạng thái tâm mới dùng "chánh kiến" nhận định từng trạng thái, cảnh giới đã từng trải mà quyết định sẽ hành động như thế nào khi gặp hoàn cảnh tương tự? Bạn sẽ vẫn phải tiếp tục quan sát để đánh giá vì sẽ gặp phải những cảnh giới trạng thái khác của tâm thức vì dữ kiện khảo sát của bạn sẽ vô biên, và mỗi lần bạn tổng hợp bạn sẽ đưa ra một kết luận nhất quán hay tùy biến?
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Như lời bạn nói thì sau khi trải qua tất cả trạng thái tâm mới dùng "chánh kiến" nhận định từng trạng thái, cảnh giới đã từng trải mà quyết định sẽ hành động như thế nào khi gặp hoàn cảnh tương tự? Bạn sẽ vẫn phải tiếp tục quan sát để đánh giá vì sẽ gặp phải những cảnh giới trạng thái khác của tâm thức vì dữ kiện khảo sát của bạn sẽ vô biên, và mỗi lần bạn tổng hợp bạn sẽ đưa ra một kết luận nhất quán hay tùy biến?
Ý mình là, thông thường chúng ta để tâm mặc nhiên tạo tác, tức là mặc dù nó cũng tiếp nhận các đối tượng như thực, nhưng khi đó mọi thứ chỉ là dữ kiện để nó tạo tác ra một thế giới riêng của chính nó. Đó là cái gọi là Vô Minh.

Như thế, chúng ta cần phải tìm một sự trái ngược với trạng thái đó. Tức là trạng thái chỉ đơn thuần tiếp nhận các đối tượng như thực, tức như chúng đang là, mà không gán ghép, nắm bắt, hay tạo tác... và đây mới là chánh kiến. Và từ cái quy trình đúng đắn đó mới nảy sinh các phản ứng đúng đắn sau đó, vd như chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ ...

Cho nên, đoạn mà bạn trích ra, nói tóm gọn là chúng ta phải hiểu thế nào là trạng thái tâm thức khi vô minh, cũng như phải hiểu trạng thái tâm thức trái ngược với vô minh. Và sau cùng thì cũng chỉ có hai trạng thái này thôi.

Và như thế, trạng thái tâm thức khi vô minh thì những tạo tác của nó sẽ sinh ra đau khổ và ngược lại.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
À. Tức là ý bạn nói là chúng ta phải tìm ra một trạng thái được coi là hoàn mỹ nhất của tâm để làm gốc, rồi từ đó chúng ta sẽ dùng nó như một cái mốc để so sánh với các trạng thái khác và tìm cách duy trì trạng thái hoàn mỹ kia phải không?

Như vậy câu hỏi đặt ra là trạng thái hoàn mỹ nhất của tâm là trạng thái như thế nào? Và có khả thi khi ở trong trạng thái đó hay duy trì nó mãi mãi không?
 
Last edited:

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
À. Tức là ý bạn nói là chúng ta phải tìm ra một trạng thái được coi là hoàn mỹ nhất của tâm để làm gốc, rồi từ đó chúng ta sẽ dùng nó như một cái mốc để so sánh với các trạng thái khác trạng thái khác và tìm cách duy trì trạng thái hoàn mỹ kia phải không?

Như vậy câu hỏi đặt ra là trạng thái hoàn mỹ nhất của tâm là trạng thái như thế nào? Và có khả thi khi ở trong trạng thái đó hay duy trì nó mãi mãi không?
Cũng có thể nói như vậy, tuy nhiên mình ko thích cái gọi là "hoàn mỹ nhất" bởi hoàn mỹ là hoàn mỹ so với cái gì. Nhưng cái đó cũng không quan trọng, quan trọng là mình đang nói đến một trạng thái tâm thức mà ở đó không có phiền não, tức trái ngược với tâm thức của Vô Minh.

Còn câu hỏi trạng thái đó là như thế nào ? Thì tính ra mình vẫn đang trên con đường khám phá. Nhưng theo những gì mình kinh nghiệm được, thì đó là trạng thái mà tâm thức làm đúng và đủ nhiệm vụ của nó.

Tâm thức của chúng ta cũng đơn giản là một chức năng như bao chức năng khác của cơ thể. Nó có thể tiếp nhận, đánh giá, phân tích, ghi nhận, .... các sự kiện và giúp con người thực hiện nhiều việc phi thường. Tuy nhiên, chính vì chức năng ưu việt đó của nó, nên cũng sinh ra nhiều hệ lụy kèm theo, đó là tạo tác những điều không cần thiết, tự huyễn hoặc, tự tôn, tự ngã.v.v...

Và quan trọng nhất là cơ chế quy ngã của nó, tức gán ghép cho mọi sự mọi vật những giá trị không thật có, không chính xác, và không cần thiết... Từ cơ chế này, sinh ra bao nhiêu khổ não.

Vì thế, thật quan trọng là chúng ta cần khám phá ra trạng thái mà ở đó tâm thức hoạt động đúng và đủ của nó, thay vì làm quá nhiều và quá dư thừa như hiện tại. ( cũng như thay vì ức chế hay triệt tiêu nó) Và rồi sau đó chúng ta mới nói tới việc có cần duy trì hay không được.

Cơ mà, mình thích những câu hỏi cùng nhau khám phá như vầy :D
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Cũng có thể nói như vậy, tuy nhiên mình ko thích cái gọi là "hoàn mỹ nhất" bởi hoàn mỹ là hoàn mỹ so với cái gì. Nhưng cái đó cũng không quan trọng, quan trọng là mình đang nói đến một trạng thái tâm thức mà ở đó không có phiền não, tức trái ngược với tâm thức của Vô Minh.

Còn câu hỏi trạng thái đó là như thế nào ? Thì tính ra mình vẫn đang trên con đường khám phá. Nhưng theo những gì mình kinh nghiệm được, thì đó là trạng thái mà tâm thức làm đúng và đủ nhiệm vụ của nó.

Tâm thức của chúng ta cũng đơn giản là một chức năng như bao chức năng khác của cơ thể. Nó có thể tiếp nhận, đánh giá, phân tích, ghi nhận, .... các sự kiện và giúp con người thực hiện nhiều việc phi thường. Tuy nhiên, chính vì chức năng ưu việt đó của nó, nên cũng sinh ra nhiều hệ lụy kèm theo, đó là tạo tác những điều không cần thiết, tự huyễn hoặc, tự tôn, tự ngã.v.v...

Và quan trọng nhất là cơ chế quy ngã của nó, tức gán ghép cho mọi sự mọi vật những giá trị không thật có, không chính xác, và không cần thiết... Từ cơ chế này, sinh ra bao nhiêu khổ não.

Vì thế, thật quan trọng là chúng ta cần khám phá ra trạng thái mà ở đó tâm thức hoạt động đúng và đủ của nó, thay vì làm quá nhiều và quá dư thừa như hiện tại. ( cũng như thay vì ức chế hay triệt tiêu nó) Và rồi sau đó chúng ta mới nói tới việc có cần duy trì hay không được.

Cơ mà, mình thích những câu hỏi cùng nhau khám phá như vầy :D
Vâng!
Vậy mình sẽ xác tín với bạn là đúng như vậy đấy!
Đó là trạng thái tâm bình thường.
Tâm pháp hoạt động vốn, không cần phải nhọc công suy nghĩ hay tìm kiếm, cái việc bạn chẳng cần phải làm gì cũng có thể biết rõ kia là cái cốc, đây là cái bàn.., những thứ trước mắt, bạn đều nhận ra mà chẳng cần làm gì cả là công dụng kỳ lạ của tâm. Mọi thứ hiện hữu và sẵn sàng trong sự vận hành kỳ diệu của tâm mà bạn điều rõ ràng.

Cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng sự hiện hữu kỳ diệu và trong sáng này là niềm hạnh phúc tối thượng. Từ trước tới nay nó luôn đã viên mãn như vậy.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
E hèm,

Tánh không là kết quả có được do sự quán sát đầy đủ?
Vậy cái gọi là "quán sát" này phải chăng chỉ là "phương tiện" để nắm bắt "tánh không".
Nếu đúng là vậy thì đó không phải là TÁNH KHÔNG PHẬT GIÁO.

Kết quả của sự quán sát là "không có gì để nắm bắt"!?
Vậy phải chăng cái gọi là kết quả của "quán sát" là hư vô hóa mọi đối tượng quán sát bởi chủ thể quán sát (hành giả cảm nhận) !!!?
Nếu đúng là vậy thì phép "quán sát" này không phải là PHÁP QUÁN PHẬT GIÁO.

Trừng Hải
Chính xác là không có gì để nắm bắt ĐƯỢC, chứ ko phải là ko có gì để nắm bắt. Vì thế đó không phải là ”hư vô hóa mọi đối tượng” như bác nói.

Nói chính xác hơn thì có lẽ mình phải nói rằng, vì tánh không là trạng thái không tồn tại bất kỳ một giá trị cố hữu nào của vạn pháp, mà điều đó chỉ có thể thấy đc khi quán sát được rằng không có gì để có thể nắm bắt được. Mà đã không có gì để có thể nắm bắt được, thì khi đó, mọi khái niệm cũng chỉ là hư huyễn, thì làm gì có cái gọi là “nắm bắt tánh không“ ? Nhưng chính khi đó, mâu thuẫn chính là ng đó đã thực sự nhận ra tánh không.

Còn “tính chất“ của tánh không, tức tính chất ko tồn tại một giá trị cố hữu nào thì tất cả chúng ta, tất cả vạn pháp đều đã và đang ở trong tánh không rồi, tức vạn pháp muôn đời vốn đã vô ngã rồi. Vấn đề là chúng ta có thấy được điều đó hay không thôi.

Ví dụ một cách gượng ép thì một người vốn đã luôn có đầu, nhưng anh ta chưa từng thấy được điều đó. Một ngày nọ, anh ta có một cái guơng soi và nhìn thấy mình có đầu sẵn rồi, thế là anh ta ko cần tìm đầu nữa.

Vậy cái guơng có phải là “phương tiện để đạt được cái đầu” của anh ta ko ?
[/QUOTE]

Hề hề

Vì sao bỏ lơ câu hỏi 1 vậy?! (mà thật ra câu hỏi này mới là chủ đề quan trọng biểu đạt người quán sát nắm vững cái KEY hay TÔNG CHỈ của sự quán sát). Nhưng nếu bạn không muốn thảo luận thì thôi vậy.

"Chính xác là không có gì để nắm bắt ĐƯỢC chứ không phải không có gì để nắm bắt".
Nếu không phải là "hư vô hóa" mọi đối tượng quan sát thì tại sao lại là "không có gì để nắm bắt được" bởi luôn luôn có cái để nắm bắt cho dù đối tượng quan sát là VẬT THỂ hay PHI VẬT THỂ có tánh chất CHÂN hoặc GIẢ hay CHÁNH-TÀ, THIỆN-ÁC...
Hay nói cách khác bạn luôn luôn có thể nắm bắt được cái THẬT dù đối tượng có là GIẢ hay CHÂN...

Thúy trúc, hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân, minh nguyệt lộ toàn chân.

Note: Thúy trúc dụ cho pháp thân; Hoàng hoa dụ cho bát nhã trong câu thiệu

Thanh thanh thúy trúc tận thị pháp thân
Uất uất hoàng hoa vô phi bát nhã.

Trừng Hải
 
Last edited:

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 10 2019
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Chính xác là không có gì để nắm bắt ĐƯỢC, chứ ko phải là ko có gì để nắm bắt. Vì thế đó không phải là ”hư vô hóa mọi đối tượng” như bác nói.

Nói chính xác hơn thì có lẽ mình phải nói rằng, vì tánh không là trạng thái không tồn tại bất kỳ một giá trị cố hữu nào của vạn pháp, mà điều đó chỉ có thể thấy đc khi quán sát được rằng không có gì để có thể nắm bắt được. Mà đã không có gì để có thể nắm bắt được, thì khi đó, mọi khái niệm cũng chỉ là hư huyễn, thì làm gì có cái gọi là “nắm bắt tánh không“ ? Nhưng chính khi đó, mâu thuẫn chính là ng đó đã thực sự nhận ra tánh không.

Còn “tính chất“ của tánh không, tức tính chất ko tồn tại một giá trị cố hữu nào thì tất cả chúng ta, tất cả vạn pháp đều đã và đang ở trong tánh không rồi, tức vạn pháp muôn đời vốn đã vô ngã rồi. Vấn đề là chúng ta có thấy được điều đó hay không thôi.

Ví dụ một cách gượng ép thì một người vốn đã luôn có đầu, nhưng anh ta chưa từng thấy được điều đó. Một ngày nọ, anh ta có một cái guơng soi và nhìn thấy mình có đầu sẵn rồi, thế là anh ta ko cần tìm đầu nữa.

Vậy cái guơng có phải là “phương tiện để đạt được cái đầu” của anh ta ko ?

Hề hề

Vì sao bỏ lơ câu hỏi 1 vậy?! (mà thật ra câu hỏi này mới là chủ đề quan trọng biểu đạt người quán sát nắm vững cái KEY hay TÔNG CHỈ của sự quán sát). Nhưng nếu bạn không muốn thảo luận thì thôi vậy.

"Chính xác là không có gì để nắm bắt ĐƯỢC chứ không phải không có gì để nắm bắt".
Nếu không phải là "hư vô hóa" mọi đối tượng quan sát thì tại sao lại là "không có gì để nắm bắt được" bởi luôn luôn có cái để nắm bắt cho dù đối tượng quan sát là VẬT THỂ hay PHI VẬT THỂ có tánh chất CHÂN hoặc GIẢ hay CHÁNH-TÀ, THIỆN-ÁC...
Hay nói cách khác bạn luôn luôn có thể nắm bắt được cái THẬT dù đối tượng có là GIẢ hay CHÂN...

Thúy trúc, hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân, minh nguyệt lộ toàn chân.

Note: Thúy trúc dụ cho pháp thân; Hoàng hoa dụ cho bát nhã trong câu thiệu

Thanh thanh thúy trúc tận thị pháp thân
Uất uất hoàng hoa vô phi bát nhã.

Trừng Hải

[/QUOTE]

Câu hỏi một thì mình nghĩ mình đã trả lời rồi, nhưng để mình trả lời lại một cách rõ ràng hơn nhé :)

Tánh không có thể xem là một trạng thái tâm thức mà ở đó nó không có bất kỳ một sự nắm bắt hay gán ghép giá trị (quy ngã) vào bất cứ gì. Mà để như thế thì tâm thức đó phải thấy rằng thực chất vốn không có bất cứ gì có thể nắm bắt được.

Nhưng như bác nói, ta luôn có thể nắm bắt được cái THẬT, vậy cho mình hỏi cái THẬT đó là gì ? Là một khái niệm trong tâm thức ? Là một giá trị thường hằng bất biến ?

Trừ khi có một sự vật sự việc nào đó là Thường, thì nó có thể là đối tượng nắm bắt Thật được. Nhưng chính vì mọi thứ luôn luôn vô thường, cho nên cái mà ta nắm bắt chỉ là khái niệm về nó, hoặc là nó đã trôi qua rồi. Nói chung, mình chưa hiểu và chưa biết cái gọi là Thật mà bác đang đề cập tới là sự vật sự việc như thế nào, mong được khai thị.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên