Danvici

Nhật ký Thiền

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Hề hề

Vì sao bỏ lơ câu hỏi 1 vậy?! (mà thật ra câu hỏi này mới là chủ đề quan trọng biểu đạt người quán sát nắm vững cái KEY hay TÔNG CHỈ của sự quán sát). Nhưng nếu bạn không muốn thảo luận thì thôi vậy.

"Chính xác là không có gì để nắm bắt ĐƯỢC chứ không phải không có gì để nắm bắt".
Nếu không phải là "hư vô hóa" mọi đối tượng quan sát thì tại sao lại là "không có gì để nắm bắt được" bởi luôn luôn có cái để nắm bắt cho dù đối tượng quan sát là VẬT THỂ hay PHI VẬT THỂ có tánh chất CHÂN hoặc GIẢ hay CHÁNH-TÀ, THIỆN-ÁC...
Hay nói cách khác bạn luôn luôn có thể nắm bắt được cái THẬT dù đối tượng có là GIẢ hay CHÂN...

Thúy trúc, hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân, minh nguyệt lộ toàn chân.

Note: Thúy trúc dụ cho pháp thân; Hoàng hoa dụ cho bát nhã trong câu thiệu

Thanh thanh thúy trúc tận thị pháp thân
Uất uất hoàng hoa vô phi bát nhã.

Trừng Hải

Câu hỏi một thì mình nghĩ mình đã trả lời rồi, nhưng để mình trả lời lại một cách rõ ràng hơn nhé :)

Tánh không có thể xem là một trạng thái tâm thức mà ở đó nó không có bất kỳ một sự nắm bắt hay gán ghép giá trị (quy ngã) vào bất cứ gì. Mà để như thế thì tâm thức đó phải thấy rằng thực chất vốn không có bất cứ gì có thể nắm bắt được.

Nhưng như bác nói, ta luôn có thể nắm bắt được cái THẬT, vậy cho mình hỏi cái THẬT đó là gì ? Là một khái niệm trong tâm thức ? Là một giá trị thường hằng bất biến ?

Trừ khi có một sự vật sự việc nào đó là Thường, thì nó có thể là đối tượng nắm bắt Thật được. Nhưng chính vì mọi thứ luôn luôn vô thường, cho nên cái mà ta nắm bắt chỉ là khái niệm về nó, hoặc là nó đã trôi qua rồi. Nói chung, mình chưa hiểu và chưa biết cái gọi là Thật mà bác đang đề cập tới là sự vật sự việc như thế nào, mong được khai thị.
[/QUOTE]

E hèm, hề hề

Vấn đề Tánh không thì tạm thời để sang một bên.

Trước hết hãy nói đến vấn đề tâm thức.
Tâm thức vốn dĩ rỗng không nên được chư cổ đức tuyên ngôn là Không Tịch hay nói bằng ngôn ngữ hình tượng hiện đại thì tâm thức ấy được ví như một tờ giấy trắng sạch bong khi ta mới sanh ra đời.
Như vậy ban đầu thì nó rỗng không nhưng do cuộc sanh tồn tồn sanh một kiếp tang bồng nổi trôi mà sanh một tập hợp các chủ trương, xu hướng, lý tưởng...hiện diện qua suy nghĩ, việc làm và mục đích xa và gần. Cho nên chính việc làm/phương tiện và mục đích/cứu cánh khi bản thân tương tác với con người, xã hội, thiên nhiên...là tập hợp khởi sanh từ tâm thức hay chủ thể/ngã.
Đối tượng của phép quán sát chính là cá ngã hiện diện qua việc làm và mục đích trong cuộc sống hằng ngày được kinh luận Pali thường đề cập gồm có bốn, Thân, Thọ, Tâm và Pháp. Và sự quán sát phải thấy rõ "cá ngã như nó là" vì nó vốn đa thù, thoáng chốc, sanh diệt và duyên sanh và đó chính là cái THẬT.

Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17/9/19
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Câu hỏi một thì mình nghĩ mình đã trả lời rồi, nhưng để mình trả lời lại một cách rõ ràng hơn nhé :)

Tánh không có thể xem là một trạng thái tâm thức mà ở đó nó không có bất kỳ một sự nắm bắt hay gán ghép giá trị (quy ngã) vào bất cứ gì. Mà để như thế thì tâm thức đó phải thấy rằng thực chất vốn không có bất cứ gì có thể nắm bắt được.

Nhưng như bác nói, ta luôn có thể nắm bắt được cái THẬT, vậy cho mình hỏi cái THẬT đó là gì ? Là một khái niệm trong tâm thức ? Là một giá trị thường hằng bất biến ?

Trừ khi có một sự vật sự việc nào đó là Thường, thì nó có thể là đối tượng nắm bắt Thật được. Nhưng chính vì mọi thứ luôn luôn vô thường, cho nên cái mà ta nắm bắt chỉ là khái niệm về nó, hoặc là nó đã trôi qua rồi. Nói chung, mình chưa hiểu và chưa biết cái gọi là Thật mà bác đang đề cập tới là sự vật sự việc như thế nào, mong được khai thị.

E hèm, hề hề

Vấn đề Tánh không thì tạm thời để sang một bên.

Trước hết hãy nói đến vấn đề tâm thức.
Tâm thức vốn dĩ rỗng không nên được chư cổ đức tuyên ngôn là Không Tịch hay nói bằng ngôn ngữ hình tượng hiện đại thì tâm thức ấy được ví như một tờ giấy trắng sạch bong khi ta mới sanh ra đời.
Như vậy ban đầu thì nó rỗng không nhưng do cuộc sanh tồn tồn sanh một kiếp tang bồng nổi trôi mà sanh một tập hợp các chủ trương, xu hướng, lý tưởng...hiện diện qua suy nghĩ, việc làm và mục đích xa và gần. Cho nên chính việc làm/phương tiện và mục đích/cứu cánh khi bản thân tương tác với con người, xã hội, thiên nhiên...là tập hợp khởi sanh từ tâm thức hay chủ thể/ngã.
Đối tượng của phép quán sát chính là cá ngã hiện diện qua việc làm và mục đích trong cuộc sống hằng ngày được kinh luận Pali thường đề cập gồm có bốn, Thân, Thọ, Tâm và Pháp. Và sự quán sát phải thấy rõ "cá ngã như nó là" vì nó vốn đa thù, thoáng chốc, sanh diệt và duyên sanh và đó chính là cái THẬT.

Trừng Hải

[/QUOTE]

Theo mình biết, mọi thứ vốn rỗng không, rỗng không tức không tồn tại một giá trị cố hữu nào, phải không ạ?

Và theo như bác nói, cái tính chất đa thù, duyên sanh, thoáng chốc, sanh diệt kia là cái THẬT, nếu như thế thì mình cũng đồng ý cho rằng các tính chất này là thật.


Nhưng vấn đề là cái Thật này liệu có nắm bắt được hay không ? Hay cái mà tâm thức đang nắm bắt đó chính là "khái niệm" về cái Thật đó ? Xin hãy xem xét kỹ điều này ạ !

Lấy ví dụ, giống như chúng ta nói về Thời gian, thì khi ta nói rằng "ta có thời gian" thì cái ta đang nói đến là khái niệm về thời gian, hay thực sự ta có một đối tượng có thể nắm bắt được là "thời gian" ?

Như thế, mình xin hỏi lại để chúng ta cùng xem xét, thì cái Thật, tức các đặc tính đa thù, thoáng chốc, sanh diệt, và duyên sanh của vạn vật đó, chúng ta có nắm bắt được chúng hay không ? Hay chúng ta chỉ đang nắm bắt khái niệm, tư tưởng về cái Thật đó thôi ?

Bởi vì ngay đặc tính "thoáng chốc" kia, thì mình nghĩ chúng ta không thể nắm bắt được bất kỳ thứ gì rồi. Cái chúng ta cố gắng nắm bắt chỉ là khái niệm và tư tưởng về chúng thôi, chứ ko thực là chúng.

Cho nên, mình không hư không hóa mọi thứ, mình vẫn biết có sự tương tục của vạn vật, nhưng căn bản là chúng ta chỉ không thể nắm bắt được thôi. Và bất cứ gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta nắm bắt được đều là giả có, là hư huyễn cả.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Theo mình biết, mọi thứ vốn rỗng không, rỗng không tức không tồn tại một giá trị cố hữu nào, phải không ạ?

Và theo như bác nói, cái tính chất đa thù, duyên sanh, thoáng chốc, sanh diệt kia là cái THẬT, nếu như thế thì mình cũng đồng ý cho rằng các tính chất này là thật.


Nhưng vấn đề là cái Thật này liệu có nắm bắt được hay không ? Hay cái mà tâm thức đang nắm bắt đó chính là "khái niệm" về cái Thật đó ? Xin hãy xem xét kỹ điều này ạ !

Lấy ví dụ, giống như chúng ta nói về Thời gian, thì khi ta nói rằng "ta có thời gian" thì cái ta đang nói đến là khái niệm về thời gian, hay thực sự ta có một đối tượng có thể nắm bắt được là "thời gian" ?

Như thế, mình xin hỏi lại để chúng ta cùng xem xét, thì cái Thật, tức các đặc tính đa thù, thoáng chốc, sanh diệt, và duyên sanh của vạn vật đó, chúng ta có nắm bắt được chúng hay không ? Hay chúng ta chỉ đang nắm bắt khái niệm, tư tưởng về cái Thật đó thôi ?

Bởi vì ngay đặc tính "thoáng chốc" kia, thì mình nghĩ chúng ta không thể nắm bắt được bất kỳ thứ gì rồi. Cái chúng ta cố gắng nắm bắt chỉ là khái niệm và tư tưởng về chúng thôi, chứ ko thực là chúng.

Cho nên, mình không hư không hóa mọi thứ, mình vẫn biết có sự tương tục của vạn vật, nhưng căn bản là chúng ta chỉ không thể nắm bắt được thôi. Và bất cứ gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta nắm bắt được đều là giả có, là hư huyễn cả.

Hi hi...

Thôi rồi, bạn càng đi càng xa, tâm bạn đang loạn động.

Khi bạn không suy nghĩ tìm kiếm thì có gì là thật hay không? Nếu bạn nói có thì bạn hãy chỉ ra là cái nào? Nếu bạn nói không thì bạn đang tự lừa dối mình, bạn hãy tự xem và phát biểu.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Hề hề, Vũng lầy của ngôn ngữ

Các tánh chất "đa thù, thoáng chốc, sanh diệt và duyên sanh" thật ra chỉ một cách nói khác của các Pháp Ấn, Vô thường, Khổ, Không (Tuy có một số luận sư gọi ba chân lý này là chân lý thế gian vì nó có thể biến đổi; nhưng thật ra bởi thế giới mà chúng ta đang sống từ trước 1 triệu năm cho đến bây giờ vẫn không có gì thay đổi về vật chất, cấu tạo vật chất, vật lý, quy luật vật lý, hóa học, vũ trụ thiên văn...cho nên các tánh chất này phải được xem là chân lý không thay đổi).
Chúng ta tu học, tu hành rõ ràng là để NẮM BẮT chân lý Vô thường, Khổ, Vô ngã mà theo văn hóa đông phương thì gọi là thể nhập đạo.

Ngôn từ NẮM BẮT vốn để chỉ một hành vi tri giác hoặc là về vật thể hoặc là phi vật thể cụ thể đang vận động; Ví dụ như "nắm bắt một chiếc lá vàng rơi giữa chiều thu muộn" hay "nhờ nắm bắt thời cơ mà thấy rõ lý hạo nhiên"... (Và không một ai đưa ra mệnh đề "nắm bắt thời gian" !!!?" bởi thời gian không phải là một đối tượng cụ thể mà chỉ là một khái niệm thuộc hệ quy chiếu trong không gian ba chiều).

Và quan trọng nhất, mục đích của phép quán sát chính là nhằm để phát triển tri giác vật thể (Tri giác có hai tầng, vật thể và khái niệm) được Duy thức tông gọi là Thành Sở Tác Trí, ngắn gọn là TRỰC GIÁC hay theo Thiền tông đó chính là "Tri giác đầu nguồn" cửa vào thực tại đồng nhất.

Trừng Hải
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Bạn Danvici ơi, bạn muốn khám phá trãi nghiệm thì tự làm đi, đừng nghe người ta nói mà áp đặt lên sự khám của bạn, cứ để tâm rỗng không mà quan sát. Mà quên, đừng nghe ai cả, kể cả những dòng này của tôi.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Bạn Danvici ơi, bạn muốn khám phá trãi nghiệm thì tự làm đi, đừng nghe người ta nói mà áp đặt lên sự khám của bạn, cứ để tâm rỗng không mà quan sát. Mà quên, đừng nghe ai cả, kể cả những dòng này của tôi.

Hề hề,

Đây là lời "thảo luận mở" thì tánh áp đặt ở đâu ra nhỉ?!
Hễ đã nói thì đã có "Tác ý" với mục đích tác động đến người nghe sao lại nói người đừng nghe, hí tiếu, hề hề rất hí tiếu?!!!


Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Thanh mục đỗ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu


Trừng Hải
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17/9/19
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Thực ra những thảo luận câu chữ mình không thực sự hứng thú cho lắm. Cái mình quan tâm lúc này là sự vận động của tâm thức bản thân mình hơn. Cách nó phản ứng với mọi việc, cách nó cảm nhận, cách nó xuất hiện, cũng như khi bỏ quên để nó buông lung phóng dật... :)
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Thực ra những thảo luận câu chữ mình không thực sự hứng thú cho lắm. Cái mình quan tâm lúc này là sự vận động của tâm thức bản thân mình hơn. Cách nó phản ứng với mọi việc, cách nó cảm nhận, cách nó xuất hiện, cũng như khi bỏ quên để nó buông lung phóng dật... :)

Thì nó lại chả vậy!

Bạn cứ tiếp tục đi. Nhưng mà hãy để ý cho tôi cái gã vào tất cả các cảnh giới sai biệt cũng không thể bị sai biệt được. Vậy thôi!

Hì hì....
 

tranquyhao

Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
23/7/19
Bài viết
28
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Thực ra những thảo luận câu chữ mình không thực sự hứng thú cho lắm. Cái mình quan tâm lúc này là sự vận động của tâm thức bản thân mình hơn. Cách nó phản ứng với mọi việc, cách nó cảm nhận, cách nó xuất hiện, cũng như khi bỏ quên để nó buông lung phóng dật... :)
E mới học thiền nên chưa biết gì! Xin chỉ bảo. E ngồi dc 50p ạ! E xin hỏi thiền trong đi đứng nằm ngồi là quán tâm, xem tâm gì nổi lên. Vd: tâm dục nổi lên thì m phá nó như nào ạ! Hay chỉ theo dõi khi nó kết thúc. Và kìm chế bản thân ạ! Xin giúp em!
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
E mới học thiền nên chưa biết gì! Xin chỉ bảo. E ngồi dc 50p ạ! E xin hỏi thiền trong đi đứng nằm ngồi là quán tâm, xem tâm gì nổi lên. Vd: tâm dục nổi lên thì m phá nó như nào ạ! Hay chỉ theo dõi khi nó kết thúc. Và kìm chế bản thân ạ! Xin giúp em!

Ha ha...

Chào người anh em!

Tôi thấy bạn suốt ngày cầu cạnh gì đó nhưng cũng không biết là bạn muốn cầu cái gì? Ý bạn muốn thế nào vậy? Bạn muốn trở thành dạng tồn tại như thế nào ? Nếu bạn không rõ nhu cầu của bạn muốn như thế nào thì chắc là không ai giúp được bạn!

Ví dụ cụ thể như: muốn làm xếp, muốn làm tổng thống một nước, muốn làm cả sĩ, muốn...? Phải có chỗ cụ thể chứ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha ... [smile] .. chào đại ca Da Vinci:

vấn đề tâm thức này không khó ... chỉ cần quán sát nhận diện 1 số vấn đề để chứng thực 1 số vấn đề luôn:

i. 4 Thực Tại Tuyệt Đối:

gọi là bốn thực tại tuyệt đối là tại vì .. ai cũng chỉ có 4 thực tại đó .. bao bồm: Sắc, Tâm, Tâm Sở và Niết Bàn [smile]


ii. Tánh:

Thiền tông có câu nói .. trực chỉ CHƠN TÂM .. kiến tánh thành PHẬT ... CHƠN TÂM có nghĩa là CHƠN NHƯ .. là NHƯ LAI TẠNG .. là NIẾT BÀN .

như vậy .. TÁNH ở đây đồng nghĩa với "SỰ VẬN CHUYỂN" CỦA TÂM" để người ta nhận ra "TÁNH" của CHƠN TÂM ... mà tánh đó chỉ ngay chỗ NHẤT TÔNG: tức là "VÔ SỞ HÀNH"


iii. CÁC HÀNH XỨ:

hiện tượng vạn pháp .. mỗi tâm có đầy đủ "THẬP NHƯ THỊ" .. tướng, pháp, lực thể .. hình thành, nguyên nhân .. vv. .

và mỗi PHÁP .. vốn là 1 TRÚ XỨ .. 1 HÀNH XỨ ... mà trong đó: có 1 người .. như là 1 tổng thể .. Kinh Trung Bộ liệt kê những Hành Xứ mà đức Phật miêu tả ..

- người ta nghe thấy như vậy ... chỗ này an lạc .. tốt như vậy .. ở được như vậy

--> và người ta MONG CẦU về những hành xứ đó .. "CỐ THỰC HÀNH SỞ HÀNH" để được AN TRÚ trong hành xứ đó


Kinh Tương Ưng Bộ, Kinh Con Chim Ưng: đức Phật lại phân loại nguồn gốc của các HÀNH XỨ ĐÓ bằng "NGUỒN GỐC" = nơi cha mẹ của chúng tức là TỨ NIỆM XỨ: THÂN THỌ TÂM PHÁP

như vậy .. điều này cũng đồng nghĩa rằng .. từ nơi "THÂN" "THỌ", TÂM PHÁP chúng ta có thể quán xét nhìn thấy rõ ... từng "HÀNH XỨ" một chúng được hình thành như thế nào .. nguyên nhân nào .. tướng thế nào, lực thế nào .. thể thế nào ..

người nhìn thấy "HÀNH XỨ" được tạo thành và sinh diệt như vậy .. tức là người có "CON MẮT ĐẮC PHÁP" "CÓ TUỆ NHÃN" .. và nếu nhìn thấy rõ đầy đủ hơn .. thì cuối cùng "ĐẮC THIÊN NHÃN" tức là PHẬT NHÃN [smile]

ở trú xứ cuối cùng ... là TRÚ XỨ VÔ SINH .. BẤT DIỆT ..như là đức Phật miêu tả trong kinh TRUNG BỘ [smile]



iv. Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát [smile]

Thập Nhị Nhân Duyên được ... định nghĩa là TÁNH .. là KHÔNG .. là NIẾT BÀN [smile]

bởi vì nương nơi đó .. mà chư phật giác ngộ [smile]


“Thiện nam tử! Trí tuệ quán chiếu Mười hai nhân duyên có bốn bậc: bậc thấp, bậc vừa, bậc cao và bậc cao nhất.

“Trí tuệ quán chiếu bậc thấp không thấy được tánh Phật.
--> Vì không thấy [tánh Phật] --> nên [người tu] chỉ đạt đến quả Thanh văn mà thôi.

“Trí tuệ quán chiếu bậc vừa cũng không thấy được tánh Phật. --> Vì không thấy [tánh Phật] --> nên [người tu] chỉ đạt đến quả vị Duyên giác.

“Trí tuệ quán chiếu bậc cao --> tuy thấy tánh Phật nhưng không thật rõ ràng. --> Vì thấy [tánh Phật] không thật rõ ràng nên [người tu] trụ ở hàng [Bồ Tát] Thập trụ. [smile]

“Trí tuệ quán chiếu bậc cao nhất thấy được tánh Phật một cách rõ ràng --> nên đạt được đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. [smile]


“Vì nghĩa ấy nên Mười hai nhân duyên --> gọi là tánh Phật.

Tánh Phật
--> tức là nghĩa không --> theo đệ nhất nghĩa.

Nghĩa không --> theo đệ nhất nghĩa --> gọi là trung đạo.

Trung đạo --> gọi là Phật.


Phật --> gọi là Niết-bàn.”



v. cho nên vấn đề TÂM THỨC .. ở đây ... là học "QUÁN SÁT" = "CÁC TÂM SANH DIỆT"

- từng tâm một .. mỗi tâm xuất hiện như 1 tổng thể bao gồm đủ cả 4 thực tại: SẮC (28 sắc pháp) .. TÂM .. TÂM SỞ .. và NIẾT BÀN

và chúng ta nhìn thấy "SỰ SANH DIỆT" của từng tâm một ..

có như vậy .. mới có hiện tượng "ĐẮC PHÁP" xảy ra .. và mới có PHÁP NHÃN nhìn thấy được hiện tượng vạn pháp

có "TUỆ NHÃN" hình thành để phân biệt được "CHƠN và VỌNG" .. CÓ và KHÔNG ...

và có được "THIÊN NHÃN" để nhìn thấy khắp nơi .. trong nội thức .. vốn là thực tại như vậy [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Vậy thì hỏi ngược, thế nào là ngược lại với Vô Minh - tức là Minh ? Phải chăng là nhìn nhận mọi hiện tượng như chúng là, tức là chỉ thấy mọi thứ là các tiến trình, chỉ đến và đi, sinh và diệt liên lỉ không ngừng ?

Tức là chỉ thấy cơn ngứa kia thực ra chỉ là tiến trình của thân không hơn, không kém.



Đoạn này rất là hay [smile] --> cho XIN NHÉ [smile]

i. Bồ Tát Vipassi hay Phật Tỳ Bà Thi:

Trong Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ .. Bồ Tát Vipassi, cũng tức là Phật Tỳ Bà Thi, .. ông là vị phật đầu tiên của Trang Nghiêm Kiếp cũng là vị phật đầu tiên trong 7 vị phật quá khứ .. và người cuối cùng là Phật Thích Ca [smile]

ông chiếu theo Quy Trình Thập Nhị Nhân Duyên ... quán quá trình diễn tiến của TÂM và THÂN .. theo "KHỔ ĐỂ" của TỨ DIỆU ĐẾ .. để tìm ra nguyên nhân của KHỔ tức là TẬP ĐẾ

và ông quán sát ra được 1 VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG:

ông nói rằng ... SẮC --> HÀNH .. THỨC --> DANH SẮC ... XÚC THỌ ÁI THỦ HỮU SANH ...

rùi từ chỗ đó .. khi gặp vô thường .. nghịch duyên, duyên hoại .. thì chạy ngược trở lại

NHƯNG KHÔNG VƯỢT RA ĐƯỢC "DANH/SẮC" đã lập ...và vì lý do đó --> mới có hiện tượng SANH TỬ LUÂN HỒI

có nghĩa là TÂM SANH DIỆT .. cứ chạy vòng vòng SANH DIỆT Ở MÃI một chỗ đó .. và không đi ra được [smile]


ông nhìn thấy chỗ đó và ông gọi đó là TẬP KHỞI .. TẬP KHỞI .. TẬP KHỞI .. và ngay lúc đó .. ông đắc "PHÁP NHÃN THANH TỊNH" .. tức là nhìn thấy được hiện tượng VẠN PHÁP

ông ở lại với sự thật đó ... 1 thời gian .. với "PHÁP NHÃN ĐÓ" .. cho tới khi nhìn ra được "DIỆT ĐẾ" = tức là Chỗ DIỆT DIỆT DIỆT DIỆT của hiện tượng vạn pháp ...

và ông cũng là người sáng lập ra "THIỀN MINH SÁT" ... [smile]


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ:

“Cái gì có mặt, thức mới có mặt. Do duyên gì, thức mới phát sanh?”

Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây:

“Do danh sắc có mặt, thức mới có mặt. Do duyên danh sắc, thức mới phát sanh”.

19. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau:

Thức này xoay trở lui lại, --> từ nơi danh sắc --> không vượt khỏi danh sắc.

Chỉ như thế này, con người được sanh ra hay trở thành già, hay bị chết, hay từ biệt cõi này, hay sanh lại ở cõi khác, [/b]

nghĩa là do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, lục nhập sanh; do duyên lục nhập, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão, tử, sầu bi, khổ ưu não sanh.

Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này”.

“Tập khởi, tập khởi”.

Này các Tỷ-kheo, từ nơi Bồ-tát Vipassì --> khởi sanh pháp nhãn từ trước chưa từng được nghe, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, ánh sáng sanh



2. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau một thời gian sống quán sự sanh diệt trong năm uẩn: “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập khởi, đây là hành diệt! Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức diệt”.

Và đối với Ngài, sau khi sống quán pháp sanh diệt trong năm thủ uẩn, chẳng bao lâu các lậu hoặc được tiêu trừ và Ngài được giải thoát.



Phần trên của kinh Trường Bộ kể về bối cảnh tu hành của Bồ Tát Vipassi .. khi ông đi tu có 8 vạn 4 ngàn đại chúng cùng ông xuất gia ... tức là "tiêu biểu" cho hiện tượng VẠN PHÁP ..

--> là những "PHÁP" vốn đã tồn tại "SẴN CÓ" trong nội tại .. như là NHỮNG những hệ số, pháp số của những TÂM SỞ



Tâm địa chứa các giống

gặp ướt --> LIỀN NẢY MẦM

đó là 1 thực tại tuyệt đối .. xưa nay lúc nào cũng có .. và là 1 thực tại ... cần được quan sát để nhìn thấy


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
SỰ TÁI SINH DO CÁC HÀNH ---> CÁC NƠI AN TRÚ --> MÀ NGƯỜI TA "CỐ HÀNH" để được sinh vào ẤY [smile]


Thế Tôn nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông sự tái sanh do hành đưa lại. Hãy nghevà suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng".

-- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế
Tôn nói như sau:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn (suta), đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ.

Vị ấy nghĩ như sau:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Sát đế lỵ!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy.

Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình --> đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.





Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng, --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Bà-la-môn... hay trong đại gia tộc cư sĩ!" [/b]

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷkheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy.

Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình --> đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe:

"Bốn Ðại Thiên vương có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ".

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở cõi trời Tứ thiên!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập,... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe:

"Chư Thiên Tavatimsa (Tam thập tam thiên)..., chư Thiên Yama (Dạ-ma)..., chư Thiên Tusita (Ðâu-suất-đà)..., chư Thiên Nimmanarati (Hóa Lạc)..., chư Thiên Paramimmitavasavatti (Tha Hóa Tự Tại) có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ.

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở Tha Hóa Tự Tại Thiên!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy .



Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe:

"Ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"... Này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần biến mãn một ngàn thế giới. Và vị ấy sống thuấn nhuần, biến mãn
các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm một trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn trái ấy; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm
nhuần, biến mãn một ngàn thế giới . Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy.

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta sẽ được sanh cọng trú với ngàn Phạm thiên!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe:

"Hai ngàn Phạm thiên giới... ba ngàn Phạm thiên.. bốn ngàn Phạm thiên... năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm năm trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn các trái ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy".

Vị ấynghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta sẽ được sanh cọng trú với năm ngàn Phạm thiên!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy.... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Mười ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Này các Tỷkheo, mười ngàn Phạm thiên giới thấm nhuần biến mãn mười ngàn thế giới. Vị ấy sống thấm nhuần biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hòn lưu ly bảo châu,
đẹp đẽ trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, đặt trên một tấm nàm màu lạt, sẽ chiếu sáng, sáng chói; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, mười ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn mười ngàn thế giới
ấy. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với mười ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ.

Vị ấy được nghe: "Trăm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Này các Tỷkheo, trăm ngàn Phạm thiên, sống thấm nhuần, biến mãn trăm ngàn thế giới... Vị ấy cũng thấm nhuần,biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như một đồ trang sức làm bằng vàng ròng (jambonada), được khéo tôi luyện trong lò của một thợ vàng thiện xảo, nếu được đặt trên một tấm màn màu lạt sẽ chiếu sáng, rực sáng, chói sáng; cũng vậy này các Tỷ-kheo, trăm ngàn Phạm thiên an trú thấm nhuần biến mãn trăm ngàn thế giới...

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta được sanh cọng trú với trăm ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Quang thiên... Thiểu Quang thiên, Vô Lượng Quang thiên... Quang Âm thiên có thọ
mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng ... "... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy
được nghe: "Chư Tịnh thiên.... Thiểu Tịnh thiên... Vô lượng Tịnh thiên... Biến Tịnh thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ".
Vị ấy nghĩ:
"Mong rằng... " -->... , đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Quảng Quả thiên... Vô Phiền thiên... Vô Nhiệt thiên... Thiện Kiến thiên.. A-ca-ni-sa thiên
có thọ mạng lâu dài có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ".

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> chung, ta được sanh cọng trú với chư A-ca-ni-sa-thiên".

Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại
chỗ ấy.



Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Hư không vô biên xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc
thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng... "... , đưa đến tái sanh chỗ ấy.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Thức vô biên xứ... đã được Vô sở hữu xứ... đã đạt được Phi tưởng
phi phi tưởng xứ có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ"

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng ... " --> ... , đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng, --> với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!" Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu.

Này các Tỷkheo, Tỷ-kheo này không sinh ra một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào.



như vậy .. có nhiều HÀNH XỨ [smile]

- mỗi hành xứ đều có người ... "NGHĨ VẬY LÀ TỐT" --> BÁM CHẶT VÀO HÀNH XỨ ẤY ..

ho nghe thấy như vậy

họ mong như vậy

và họ CỐ HÀNH để cho được ở "CỘNG TRÚ" trong hành xứ ấy [smile]



và chỉ có hành xứ cuối cùng ... mới là ĐẤT "THỰC SỰ" ... là CHƠN ĐỊA [smile]

--> còn những hành xứ địa kia ... nói thiệt cũng thiệt .. nói giả cũng giả .. nói có cũng có .. nói không cũng không .. nói vừa có vừa không cũng vừa có vừa không .. nói không có không không .. cũng không có không không



như vậy .. những hành xứ đó ... đủ "BỐN NGHĨA CỦA TỨ CÚ" và cũng là bốn nghĩa của VÔ NGÃ ... dùng đó để lập ra 62 BIÊN KIẾN CHẤP của KINH PHẠM VÕNG [smile]

- và cũng là TỨ CÚ TUYỆT BÁCH PHI được nhắc tới trong KINH KIM CANG [smile]


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. [smile] .. đại ca Da Vinci:

cho nên .. vấn đề TÂM THỨC ... thực hành là chỗ này [smile]. ... đây là chỗ "LỚN" và RỘNG MÊNH MÔNG

HÀNH UẨN : lấy các TÂM SỞ còn lại là 49 tâm sở

mỗi 1 HÀNH XỨ ... là 1 nơi an trú, là 1 trú xứ .. ở trong đó có 1 sinh mạng do dòng chuyển biến của DUYÊN KHỞI (TỰ TÁNH) từ đó làm ra 1 không gian 1 thời gian mà trong đó .. có có đủ các TÂM HÀNH: THỌ, TƯỞNG, và CÁC TÂM SỞ

và mỗi xứ như vậy ... bồ Tát Vipassi hay là Phật Tỳ Bà Thi [smile] --> ổng quan sát nhìn thấy rõ "TỪNG HÀNH XỨ" như vậy

--> sự dính mắc ở trong từng hành xứ, không thoát ra được --> là NHÂN CỦA VÔ MINH --> là ÁI THỦ HỮU
riêng biệt của từng hành xứ (là THẬP NHƯ THỊ của từng hành xứ)



Trong Kinh Tương Ưng Bộ, Kinh Con Chim Ưng, đức Phật nói "nguồn gốc của các HÀNH XỨ" cũng có thể quan sát từ "THÂN, THỌ, TÂM PHÁP" .. nhưng nói chung chung, không cụ thể, ít có ai hiểu sâu xa như vậy ...

- Cha Mẹ của các HÀNH XỨ là --> THÂN, THỌ, TÂM PHÁP [smile]


À .. còn 1 điểm cần chú ý nữa: THIỀN là "TƯ DUY" - ở vị trí TĨNH LẶNG ... cho nên đòi hỏi chúng ta phải

"ĐẶT MÌNH" ra khỏi BẢN THÂN bằng 1 trong 2 cách:

i. .. đặt mình ở ngoài TRÚ XỨ thì hay nhất ... để mà quan sát

ii. còn không .. thì đứng ở vị trí: "khi 1 HÀNH XỨ" bị hiện tượng sanh diệt .. tự mình thấy "CÁC HÀNH XỨ khác" .. và sự hình thành và sinh diệt của từng hành xứ, các hành xứ

Quán sát từng hành xứ một với: KHỔ, VÔ THƯỜNG và VÔ NGÃ .. sự xuất hiện của các hành xứ .. tại sao chúng hình thành, để ở đâu .. và khi chúng xuất hiện .. do nhân gì mà được kéo ra ... hiện hành [smile]

như vậy ... chỉ cần 1 thời gian .. "PHÁP NHÃN" và "TUỆ NHÃN" sẽ được tăng trưởng

- PHÁP NHÃN --> dùng để thấy sự thanh tịnh của từng pháp

- TUỆ NHÃN --> để thấy CHƠN VỌNG của từng pháp [smile]


khi quán sát, nhìn rõ tổng thể của 1 SINH MẠNG bao gồm 28 sắc pháp theo Vi Diệu Pháp cũng là điều lợi ích [smile]

i. Sắc Nghiệp: bao gồm 17 sắc pháp bao gồm Đoàn Bất Ly (sắc tứ đại, sắc cảnh sắc, sắc cảnh mùi, sắc cảnh vị, sắc vật thực)

ii. Tâm 13 sắc: 3 sắc đặc biệt, 2 sắc tiêu biểu và đoàn bất ly

iii. Âm Dương/Sanh Tử: 12 sắc bao gồm đoàn bất ly, 3 sắc đặc biệt và sắc thinh

iv. Vật Thực: 11 sắc gồm đoàn bất ly và 3 sắc đặc biệt


Nhìn rõ được "BẢN ĐỒ" chi chít những lối đi như vậy .. có thể quan sát được từ đầu từng pháp một .. từng hành xứ và từng trú xứ của thức như vậy .. sự sanh diệt .. toàn bộ sướng khổ ,,, thành trụ hoại diệt, hoạt động và đặc tính ... [smile]

--> chắc hiểu rõ rùi .. thì cũng .. là 1 thời gian hơi dài [smile]

:lol: :lol:
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Úi giời !

Chào lão huynh @khuclunglinh . Lâu rồi mới thấy. Mới vào mà huynh đã tràng giang đại hải rồi, lâu nay huynh đi đâu vậy hì hì...
 

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17/9/19
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Phiền bác khuclunglinh đã nhọc công viết nhiều :) Cảm ơn bác có lòng khai thị.

Hiện tại, mình không tính sẽ viết nữa, vì thiết nghĩ không có gì để viết nữa cả.

Còn về hiện tại, tất cả chỉ đơn thuần là một dòng sinh diệt không ngừng, nên có gì để nói nữa đâu ^_^

Nhưng nói vậy, chứ mình cũng không biết gọi là cái dòng sinh diệt thì có phù hợp hay không, Phật ngày xưa gọi là Như Lai, tức như thế, như vậy, thấy cũng gần lắm, nhưng cũng không quan trọng ^^ Thôi kệ đi :D
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... [smile] .. đại ca Da Vinci:

đúng là tâm sanh diệt ... xảy ra chẳng ngừng.... và dòng sinh diệt biến đổi chẳng ngừng đó . từng hành xứ đó .. lại luôn có một sinh mạng luôn an trú ở đó .. giữ gìn nó, suy nghĩ lạc thọ như vậy đó .. và mong cầu .. cố hành để an trú ở nơi đó [smile]

cho nên .. vấn đề không đơn giản như là không nói .. bởi vì đau khổ không ngừng lại khi người ta không thể chuyển tâm, chuyển pháp .. chuyển vật [smile]

tất cả thế gian .. lầm mình là VẬT .. bỏ mất TÂM TÁNH. Nếu biết chuyển vật thì đồng với Như Lai .. thân tâm viên mãn sáng suốt ... nơi đạo trường bất động đó ... - kinh Thủ Lăng Nghiêm


cho nên .. ở tại đạo trường "BẤT ĐỘNG" ... mỗi pháp ... mỗi hành xứ, mỗi sinh mạng được sinh ra trong đó .. đều có thể nhìn rõ được "trọn vẹn NHÂN QUẢ" bằng THẬP NHƯ THỊ"

Phật đạo tu hành tại TÂM ... khi người ta BIẾT TÂM là gì ... biết Từng tâm sanh diệt là gì ... thì đối với dòng biến chuyển sanh diệt chẳng ngừng đó ... mới có SỰ THANH TỊNH [smile]

người ta nói ... chỉ có đệ tử của Phật .. những vị Tỳ Kheo đã đắc pháp ... mới có thể "có những HÀNH XỨ" như đã được kể trên ở Kinh Trung Bộ để mà An Trú ... và những hành xứ đó .. bao gồm những hành xứ ở cõi sắc giới, vô sắc giới .. và cả luôn cõi CHƠN ĐỊA --> ĐẤT PHẬT [smile]

còn những người không biết .. thì tới lúc đó ... mới lo cầu lo khẩn

ngọc lý bí thanh diễn diệu âm

cá trung mãn mục --> lộ THIỀN tâm [smile]

--> hà sa cảnh thị ... bồ đề đạo

nghĩ hướng NHƯ LAI --> cách vạn tầm - Trí Huyền Thiền Sư

tới lúc đứng ở chỗ khổ mà HƯỚNG NHƯ LAI .. thì ĐẤT PHẬT ở xa xôi biết bao ...

tới lúc ĐỐI CẢNH CÓ TÂM --> mới NHẬP THIỀN .. mà chẳng biết phải làm gì ... thì

XẢ THIỀN --> khi khách đã VÔ TÂM --> cũng rất là KHÓ XẢY RA [smile]



Cho nên .. Phật Pháp như Biển Cả .. có thể NƯƠNG VÀO bằng TÍN [smie] --> để tới từng hành xứ .. tùy pháp thực hành

có thể VƯỢT QUA BẰNG TRÍ --> nguyên 1 biển cũng chỉ vượt qua bằng TRÍ --> TRÍ TUỆ BÁT NHÃ [smile]

ờ mà đúng không đại ca ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... [smile]

TANG VẬT --> cái Thân Ông Hiện Tại

có 1 đoạn pháp thoại giữa Thạch Đầu Hi Thiên và Thiên Hoàng Đạo Ngộ


Sau sư đến yết kiến Thạch Đầu, hỏi:
"Lìa định, huệ, Hoà thượng lấy gì dạy người?"

Thạch Đầu đáp: "Ta trong ấy không tôi tớ, lìa cái gì?"

Sư hỏi: "Làm sao rõ được?"

Thạch Đầu hỏi lại: "Ông bắt được hư không chăng?"

Sư đáp: "Thế ấy ắt chẳng từ ngày nay đi."

Thạch Đầu bảo: "Chưa biết ông bao giờ từ bên kia đến?"

Sư thưa: "Đạo Ngộ chẳng phải từ bên kia đến."

Thạch Đầu: "Ta đã biết chỗ ông đến."

Sư hỏi: " Sao thầy lại lấy tang vật vu khống người?"

Thạch Đầu đáp: "Thân ông hiện tại."

Sư hỏi lại: "Tuy nhiên như thế, rốt ráo vì người sau thế nào?"Thạch Đầu hỏi vặn lại: "Ông hãy nói, ai là người sau?"

Sư nhân câu hỏi này triệt ngộ, mọi thắc mắc nghi ngờ đều tan biến.



Tổ Thạch Đầu nói đúng đó .. thân thể chúng ta .. là 1 "TẠNG THỨC" ... thân thể của mỗi người là 1 "KHO TÀNG" chứa đựng biết bao nhiêu HẠT CHỦNG TỬ [smile]

- đó chính là TANG VẬT ....

bởi vì thử tưởng tượng chúng ta có 1 lỗi lầm, 1 khúc mắc .. 1 ngăn ngại .. 1 cố chấp .. 1 sở hành .. 1 sở hữu .. 1 thân mạng thôi .. thì cũng đã là có TANG VẬT rùi [smile]

đức Phật miêu tả con đường tu tập theo Bồ Tát Thừa ... quán Thập Như Thị với Thập Địa .. thì mãi tới BÁT ĐỊA là BẤT ĐỘNG ĐỊA .. TÀNG THỨC mới hoàn toàn hóa thành --> THỨC DỊ THỤC

DI THỤC ở đây là QUẢ CHÍN MÙI .. nghĩa của nó ... là QUẢ .. khác với NHÂN


tới lúc đó .. dù thân chúng ta có đầy đủ 28 sắc pháp .. dủ mỗi hành xứ vẫn mang 1 thân .. nhưng QUẢ DỊ THỤC --> đã hoàn toàn "KHÁC VỚI NHÂN ĐÓ" ...

--> đó mới là PHẬT QUẢ [smile]

còn không thì đó chính là TANG VẬT .. kéo chúng ta đi lê thê khắp nơi . [smile] --> CÓ THỂ NHÌN RA ĐƯỢC bởi vì TAM GIỚI LUÂN THỜI --> DỊ KHẢ TRI [smile]


ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:

eheheheh... hic hic . ehehehhehehe


** Chào HVT:

Ờ .. tui đang ở 1 nơi khác .. có nhiều người có những "LỖI LẦM" trong quá khứ .. nhưng là những vết thương đã hằn sâu trong họ ..

nhưng mỗi ngày, những vết thương đó cứ bị lôi ra hoài ... họ lại không hiểu .. "TÂM SỞ" chứa những hạt giống, chủng tử ..

cứ đụng đúng cảnh .. đúng lời nói .. đúng vấn đề .. đúng sự khiêu khích ... thì lại ... ĐÙNG ĐÙNG [smile]

--> Ô ... CÂY XĂNG CHÁY [smile]

cho nên ... ở chỗ này .. KLL học hỏi được nhiều hơn [smile] về những phương pháp áp dụng ... khi bản thân mình là NGƯỜI THAM DỰ [smile]
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
** Chào HVT:

Ờ .. tui đang ở 1 nơi khác .. có nhiều người có những "LỖI LẦM" trong quá khứ .. nhưng là những vết thương đã hằn sâu trong họ ..

nhưng mỗi ngày, những vết thương đó cứ bị lôi ra hoài ... họ lại không hiểu .. "TÂM SỞ" chứa những hạt giống, chủng tử ..

cứ đụng đúng cảnh .. đúng lời nói .. đúng vấn đề .. đúng sự khiêu khích ... thì lại ... ĐÙNG ĐÙNG [smile]

--> Ô ... CÂY XĂNG CHÁY [smile]

cho nên ... ở chỗ này .. KLL học hỏi được nhiều hơn [smile] về những phương pháp áp dụng ... khi bản thân mình là NGƯỜI THAM DỰ [smile]

Ồ! no no...

Đây là câu hỏi theo đúng nghĩa một con người thế tục quan tâm tới huynh đệ của mình. Không phải theo nghĩa trắc nghiệm thiền sinh. Huynh có bệnh à???

Đã do ta buộc thì phải tự ta đi mà gỡ, nhân tiện huynh nói tới Thạch Đầu Hi Thiên thì vị này có bài thơ "Thảo Am Ca" rất hay, tiếc là tiểu đệ không rành tiếng Trung chỉ đành đọc bản Việt Dịch nhưng cảm thấy lời thơ Việt chưa lột tả được đạo ý trong bài thơ này hì hì....
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên