L

Phật Pháp là Bất Nhị pháp.

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính trưởng bối minh định cùng quý đạo hữu! Ở topic Học gì ở Phật latuan có trình bày rằng latuan học tham sân si mạn nghi từ Phật, biết rồi liền thôi. Nay nhân việc trưởng bối minh định có ý trách người đương thời nói lời cao siêu nên latuan trình chỗ thô vụng của latuan.
Latuan vốn không có bề dày tham cứu kinh điển như số đông quý vị đạo hữu ở diễn đàn. Thậm chí có lúc latuan còn mặc định "Con người chết là hết". Sau có chút duyên latuan chán ngán nẻo đời vào chùa náu thân. Có lẽ do chỗ vọng chấp "Chết là hết" của latuan khiến chúng sinh nẻo không thân cười ngạo sự u mê của latuan. Thế là họ hiện thân dọa latuan một phen. Cũng may khi ấy latuan đang chán đời, chết còn không sợ thì đâu có lý lại sợ đến chết khiếp trước chúng sinh vô minh. Sau đó, latuan sinh lòng tham giống Phật muốn giải thoát hoàn toàn. Còn sân thì khỏi phải nói rồi, trước khi Toàn giác Phật cũng là con người nên cũng lắm lúc sân. Si thì đã là chúng sinh nơi tam giới hẳn là ai cũng có phần. Mạn = kiêu mạn, khi chưa xuất gia tầm đạo thì người tài hoa như Thái tử Tất đạt đa hẳn lắm lúc có điều tự hào. Vậy nên tham sân si mạn latuan cũng đều nương Phật lẫn tâm tánh chúng sinh của mình mà có.
Nghi, đúng vậy latuan cũng là người hoài nghi những điều không rõ cả hai nẻo đạo đời. Điều gì chưa rõ mà quan yếu với tâm tư latuan thì latuan sẽ tùy thời xét lại cho rõ, cũng không quá gượng ép, tùy duyên mà dần biết những điều cần biết. Khoan hẳn nói đúng sai, hay dở chỉ là thỏa mãn sự hiểu của latuan ở một thời điểm nào đó, sau latuan lại thấy sự hiểu đó không chống trái với chánh pháp. Và bằng sự khách quan latuan nhận ra Phật cũng đã từng hoài nghi những điều không rõ và sau rốt khi chứng ngộ vạn pháp thì mọi lẽ đều thông.
Rõ biết vậy nên latuan gượng nói là đã học Phật ở sự tham sân si mạn nghi nhưng dừng tâm mình ở trung đạo, không rơi vào trạng thái cực đoan, quá khích, cục bộ, chủ quan.
Việc đúng sai, hay dở, hơn thua... Tự thân đâu thể xác quyết đành đón chờ búa rìu dư luận, chỉ biết việc làm không trụ ở tư tâm.
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113
_ Kính đa tạ Thầy Viên Quang đã bỏ thời gian quý báu diễn đạt thay trừng hải.

_ Kính đa tạ trí giả latuan đã cùng trao đổi với kẻ còn chăn trâu nơi cô thôn biên địa là trừng hải vậy.

Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trừng Hải



 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
_ Kính đa tạ Thầy Viên Quang đã bỏ thời gian quý báu diễn đạt thay trừng hải.

_ Kính đa tạ trí giả latuan đã cùng trao đổi với kẻ còn chăn trâu nơi cô thôn biên địa là trừng hải vậy.

Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trừng Hải




Kính bác Trừng Hải! Thú tiêu dao khi chiều về ngắm trăng, thổi sáo, chăn trâu của trưởng bối. Thật đáng ngưỡng mộ.
Latuan chỉ là gã du ca ngoài biên địa đôi khi thèm lắm được chăn bò trên đồi sim chín hoặc mông lung thả mình trên con sóng xô bờ.
Song gã du ca miền biên địa đâu chọn bến đây là điểm dừng nhàn nhã. Latuan chỉ đến và đi như một thoáng mây bay.
Đền ơn Phật là việc nên làm. Đó không là điều ràng buộc, cũng không là niềm dính mắc.
Kính!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
* Vô biên là không có đầu mối không có chung cuộc, không có bến bờ.

Như vậy.- Vô biên là chỉ cho chơn Như.

Như bài kinh sau:



* Vậy chúng ta hãy phân tách bài viết của ngài Latuan xem:



* Hữu vô đâu từng đoạn, vô biên - hữu biên... mặc nhiên bày.

Đây là nói về Như Tánh đó.- Bởi vì Trong Như thì vốn vô sanh, vô diệt (kinh dạy: "Hết thảy các pháp đều là thật tế vô sanh".)

* Tất cả các pháp đều là Phật pháp.

Vì tất cả pháp đều NHƯ, nên tất cả các pháp đều là Phật pháp.

Như vậy bài viết của Ngài Latuan là có tư duy, là đúng chánh Pháp Phật đó. Do vậy nên đáng tán thán khen ngợi.

Con bò là con trâu (cũng là , như là, giống như là) vì nó có hai sừng và ăn cỏ. !

Cây lúa như cây cỏ vì nó củng nẩy chồi và trổ bông.
------------------------

Này, nên nhớ rằng tất cả phép so sánh cùng tỉ dụ là đều sai, nếu chấp vào nó (Phép so sánh, tỉ dụ), chỉ có Thực thấy, Thực biết, liễu tri, mới là thực.

Này, các bạn đồng Tu, Pháp của Phật_Phật Pháp, là Bất khả Tư (ngoài (vượt khỏi) khả năng suy nghỉ), Bất khả nghì (vượt khỏi khả năng suy lường cân đong đo đếm), bất khả thuyết (vượt khỏi khả năng trình bày, diển đạt) chỉ có cách duy nhất là : Uông tự biết nóng lạnh.

Đừng tin .., đừng tin ... đừng tin.

(Nếu viên quang đúng thì viên quang đã là Thánh rồi, nhưng vq không phải...)

Các bạn hảy mĩm cười và dừng lại.



Vì thế, tôi đóng chủ đề trước.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Con bò là con trâu (cũng là , như là, giống như là) vì nó có hai sừng và ăn cỏ. !

Cây lúa như cây cỏ vì nó củng nẩy chồi và trổ bông.
------------------------

Này, nên nhớ rằng tất cả phép so sánh cùng tỉ dụ là đều sai, nếu chấp vào nó (Phép so sánh, tỉ dụ), chỉ có Thực thấy, Thực biết, liễu tri, mới là thực.

Này, các bạn đồng Tu, Pháp của Phật_Phật Pháp, là Bất khả Tư (ngoài (vượt khỏi) khả năng suy nghỉ), Bất khả nghì (vượt khỏi khả năng suy lường cân đong đo đếm), bất khả thuyết (vượt khỏi khả năng trình bày, diển đạt) chỉ có cách duy nhất là : Uông tự biết nóng lạnh.

Đừng tin .., đừng tin ... đừng tin.

(Nếu viên quang đúng thì viên quang đã là Thánh rồi, nhưng vq không phải...)

Các bạn hảy mĩm cười và dừng lại.



Vì thế, tôi đóng chủ đề trước.

Kính bác chiếu thanh
Thật may mắn khi diễn đàn vẫn còn một vài người chân tu và tâm huyết như bác. Dung vậy chỉ uống moi biết nóng lạnh.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
sặc

Con bò là con trâu (cũng là , như là, giống như là) vì nó có hai sừng và ăn cỏ. !

Cây lúa như cây cỏ vì nó củng nẩy chồi và trổ bông.
------------------------

Này, nên nhớ rằng tất cả phép so sánh cùng tỉ dụ là đều sai, nếu chấp vào nó (Phép so sánh, tỉ dụ), chỉ có Thực thấy, Thực biết, liễu tri, mới là thực.

Này, các bạn đồng Tu, Pháp của Phật_Phật Pháp, là Bất khả Tư (ngoài (vượt khỏi) khả năng suy nghỉ), Bất khả nghì (vượt khỏi khả năng suy lường cân đong đo đếm), bất khả thuyết (vượt khỏi khả năng trình bày, diển đạt) chỉ có cách duy nhất là : Uông tự biết nóng lạnh.

Đừng tin .., đừng tin ... đừng tin.

(Nếu viên quang đúng thì viên quang đã là Thánh rồi, nhưng vq không phải...)

Các bạn hảy mĩm cười và dừng lại.



Vì thế, tôi đóng chủ đề trước.

Ông này nói làm tôi buồn cười chết mất
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Phật Pháp là nhị pháp !
Vì có hai Pháp cùng tồn tại, 1/Phật Pháp , 2/Không phải Phật Pháp. Có cái "Không Phải" mới thấy được cái "Phải" , và nếu là duy nhất thì không có tên "Phật Pháp" cũng không có tên nào cả _ Vô danh.


Phật Pháp là "hằng hà sa số" (cát sông hằng) Pháp.
Có Pháp nào không phải "Phật Pháp"!... ?
Cả cái pháp không phải cũng là "Pháp Phật".


Tào lao sanh chuyện tào lao.
Nếu không có "Mẹ" làm sao có mầy.!​
 

muathularung

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 41%
Tham gia
15/8/14
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Con bò là con trâu (cũng là , như là, giống như là) vì nó có hai sừng và ăn cỏ. !

Cây lúa như cây cỏ vì nó củng nẩy chồi và trổ bông.
------------------------

Này, nên nhớ rằng tất cả phép so sánh cùng tỉ dụ là đều sai, nếu chấp vào nó (Phép so sánh, tỉ dụ), chỉ có Thực thấy, Thực biết, liễu tri, mới là thực.

Này, các bạn đồng Tu, Pháp của Phật_Phật Pháp, là Bất khả Tư (ngoài (vượt khỏi) khả năng suy nghỉ), Bất khả nghì (vượt khỏi khả năng suy lường cân đong đo đếm), bất khả thuyết (vượt khỏi khả năng trình bày, diển đạt) chỉ có cách duy nhất là : Uông tự biết nóng lạnh.

Đừng tin .., đừng tin ... đừng tin.

(Nếu viên quang đúng thì viên quang đã là Thánh rồi, nhưng vq không phải...)

Các bạn hảy mĩm cười và dừng lại.



Vì thế, tôi đóng chủ đề trước.

Ồ mảnh đất này tôi không mấy khi được vào, nhưng lần này cũng dám bạo gan một lần để biết .
Nếu như lời Chiếu Thanh là bất khả tư nghì, thì lời đã nói ra cũng đâu còn giá trị nữa.
lại nữa tam tạng kinh điển là lời Phật Tổ nói, liệu cũng nằm gọn trong cái hiểu biết của Chiếu Thanh chăng?
Nếu vậy ngàn ngàn người đọc kinh Phật , lời Tổ mà vẫn tỏ ngộ cái chân lý bất khả thuyết mà Chiếu Thanh nêu ra chắc hẳn là hư dối. vậy Thanh Văn biết đạo là lầm chăng? các sư ngày nay nói pháp như Lai hẳn cũng là tự dối mình dối người chăng? bởi chẳng ai có thể chứng minh mình ngộ đạo ngoài ngôn từ, lời nói cả. vậy người câm là ngộ đạo chăng, cỏ cây là thánh chăng.
Gió ,Mây, Sông Nước cũng tự mình trôi bay mà thể hiện cái chân thừờng... lẽ nào con người, chúng sinh hữu tình không có cái cách để thể hiện như Gió, Mây nếu không dùng ngôn ngữ.
Hay là dùng cử chỉ như những người khiếm khuyết mới thực sự là người ngộ đạo
Cũng như ở đây có nhiều người cứ hay nói đến hai từ Chân Như, mà nào đâu đã biết Chân Như là cái gì , nó thế nào, nó đứng yên chăng , nó động chăng?
Tạm là như thế mong rằng cái quyền tắt đèn nơi công cộng cũng phải có qui tắc. chớ có mà tự cho mình là ông xóm trưởng rồi tắt đèn không đúng thì có khi con cháu mình vấp ngã cũng không chừng
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Phật Pháp là nhị pháp !
Vì có hai Pháp cùng tồn tại, 1/Phật Pháp , 2/Không phải Phật Pháp. Có cái "Không Phải" mới thấy được cái "Phải" , và nếu là duy nhất thì không có tên "Phật Pháp" cũng không có tên nào cả _ Vô danh.


Phật Pháp là "hằng hà sa số" (cát sông hằng) Pháp.
Có Pháp nào không phải "Phật Pháp"!... ?
Cả cái pháp không phải cũng là "Pháp Phật".


Tào lao sanh chuyện tào lao.
Nếu không có "Mẹ" làm sao có mầy.!​

Thành viên Chiếu Thanh đã bị "Tẩu hỏa nhập ma" rồi. VQ tạm thời không mời Chiếu Thanh tham gia nữa.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
...

Phật Pháp là nhị pháp !
Vì có hai Pháp cùng tồn tại, 1/Phật Pháp , 2/Không phải Phật Pháp. Có cái "Không Phải" mới thấy được cái "Phải" , và nếu là duy nhất thì không có tên "Phật Pháp" cũng không có tên nào cả _ Vô danh.


Phật Pháp là "hằng hà sa số" (cát sông hằng) Pháp.
Có Pháp nào không phải "Phật Pháp"!... ?
Cả cái pháp không phải cũng là "Pháp Phật".


Tào lao sanh chuyện tào lao.
Nếu không có "Mẹ" làm sao có mầy.!​

Chỗ này chú bị nhãn giỗi sinh nông nổi rồi.sám hối đi
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Bình tâm lại một chút lắng lòng lai một chút ta thay ta sẽ không dính mắc vào cái hý luận vô minh phiền não của người. Chi co cai thay chan thay nhu vay khong tăng ko giảm ko khỏi donh niem san si phiên nao yêu ghét. Roi sinh phiên nao chán nản rồi tư rút lui. Nhu vay ta se có lỗi với chính mình và có lỗi với chu Phật. Dieu quan trọng là ta không thể an tâm mình và an tâm người.
Nghiep của mình hay nghiep chúng sanh nó đã tích lũy nhiều đời nhiều kiếp ăn sâu vào trong tàng thức thức alaida nên không phải một sớm một chiều họ nhận ra được lỗi lầm của mình. Đó là một sự thật. Vì thế ta cũng không nên phiền não vì sự thật này.
A di Đà Phật
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Kính quý đạo hữu

_ Phàm việc tu học, tu hành (chữ tu này xin hiểu theo Lời Phật Đà Dạy) thì có nhiều giai vị tùy tông phái Bắc-Nam (nhưng đại dồng mà tiểu dị đối với Phật tử hay chỉ là một VỊ theo như lời Phật Đà dạy), như Thiền tông gọi là Khai, Thị, Ngộ-Nhập. Ngộ-Nhập thì bất khả tử nghị nơi thế gian xứ, nên nói gì thì cũng sai vì vậy năm xưa Lâm Tế cũng bất khả làm gì chỉ tùy nghi mời: uống trà đi, uống trà đi (hề hề, tổ Lâm Tế cũng chưa phải là bậc thượng thừa diệu thủ nhỉ???), Nhưng ở vị Khai, Thị thì không dùng lời làm sao biết đường đi, lối vào (nên trong Phẩm Nhập Pháp Môn Bất Nhị trong Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, đầu thì có lời của chư vị Đại Bồ Đề Tát Đóa sau rốt ngài Duy Ma Cật mới lặng thinh; nhưng cái lặng thình này cũng không phải là bất khả tư nghì bởi Đại Bồ Tát Văn Thù thay mặt chúng sanh mà tán thán).

_ Vì vậy việc dùng ngôn ngữ văn từ chưa hẳn là vô dụng, lời nói uống nước tự biết nóng lạnh chỉ ở giai vị ngộ nhập thì còn miễn cưỡng nhưng rõ ràng kiến giải về chủ đề (cảnh sở quán) ở vị Khai, Thị thì có gì mà phải lậm xưng hai chữ VÔ NGÔN, hề hề.

_ Cũng đồng ý trên, theo văn tự nghĩa thì Pháp vốn được chia tùy theo tông phái bắc, nam, tiểu, đại, nhưng PHÁP giúp người mắt sáng ắt phải ở chỗ đồng cầu vì chỉ là MỘT VỊ y theo Lời Đức Phật Dạy. Có phải chăng đây mới là chỗ ĐỒNG HÒA KIẾN GIẢI. Nên lời kiến giải chỉ đưa đến sự chia rẽ, ai về nhà nấy, hề hề, thì ắt không phải là tu học, tu hành theo gương PHẬT ĐẠO vậy?

Một buổi sáng đẹp trời
Kính, Trừng Hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Khi viết một bài này trong diễn đàn này, muốn viết được sẽ đánh những câu phật học, mình nhớ câu: Tu là sửa lỗi mình. Và thấy 84 vạn pháp môn các kinh điển đều cùng chung mục đích này giúp chúng sanh tu tâm sửa tánh. Các lời dạy của đức Phật đều hướng chúng sanh thay đổi tâm tánh xấu ác để trí tuệ khai mở mà giải thoát hiện tiền.
Các vị đừng có biến đạo Phật thành một đạo xa rời thực tế, muồn đạo phật đi vào thực tế thì mỗi chúng sanh phải hành, hành ở đây không phải là học thuộc bao nhiêu bộ kinh biết bao nhiêu luận điển, hoặc thiền định ngộ nhập cảnh giới nào. Hành ở đây là tu sửa cái tâm tánh của mình, lục lọi các ngõ ngách trong tâm mình nó xấu ác chổ nào mà kien quyết sửa, sửa ngay từ gốc bứng cái gốc rể tham sân si mạn nghi mà do nghiep lực sâu dày nhiều đời nhiều kiếp nó bám rể sâu chắc, cái rể này vừa sâu vừa rộng bám sâu tận ngóc ngách trong tâm ta. Hãy tu sửa như vậy từ từ quý vị sẽ thấy mình tu tập tiến bộ. Cái kết quả thực tế của việc tu tập tiến bộ mà ai cũng thấy nó hiện bày ra trước mắt:
Đó là ai cũng thấy mình an lạc, ai cũng thấy mình nhẹ nhàng thanh thoát không khởi lên tham sân si khi có nghịch duyên đưa đến, ai cũng yêu quý và có chuyện gì cũng nhờ mình giúp đỡ. Ai có phiền não đều đến gặp mình và sau khi gặp mình xong thì họ an lạc vui vẻ phấn chấn. Cái kết quả thực tế tu tập nó thể hiện qua đạo hạnh người tu.
Chứ bây giờ ta nói thao thao bất tuyệt về giáo lý phật pháp mà hành thì ta ko chịu hành thì lời nói của ta nó không có trọng lực, vì lời nói và hành động của ta nó trớt quớt mà, rồi ta quay qua ta sân si vì sao có người không đồng tình với ta phản đối ta như vậy, ta đâu có nói sai lời nói ta là ở trong kinh mà, lời nói ta là của các vi tổ, rồi ta tâm sân si phiền não khi không được ai đó đồng tình kính trọng. Cứ như vậy vô minh cứ nối tiếp vô minh, vô minh lại chồng chất vô minh biết bao giờ ta mới thấy tự tánh của chính ta, biết bao giờ ta mới thấy an lạc.
Mình thấy đức Phật hay các vi tổ hay bây giờ các thầy thuyết pháp trên mạng đều dùng những ngôn từ bình dân dễ hiểu cốt sao truyền tải tri thức phật pháp cho mọi người hiểu và hành theo. Còn ta thì cứ dùng ngôn ngữ trên mây trên mưa xa rời thực tiển để chứng tỏ học thuật của ta công phu tu tập của ta là sôi kinh nấu đển thông thạo tam tạng kinh điển. Như vậy ta có sai lầm lạc đường chăng. Ta lại đi ngược lại con đường bao nhiêu thề hệ đi trước, phụ lòng bao nhiêu chúng sanh, bao nhieu người thân quen.
Mình tu mà không mang an lạc cho chính mình và những người hữu duyên với mình, có nghĩa là đường tu của mình có chướng ngại vật cần nhìn lại và khắc phục sửa chữa nó.
A di đà Phật!
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Reputation: 20%
Tham gia
7/3/13
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28

Các vị đừng có biến đạo Phật thành một đạo xa rời thực tế, muồn đạo phật đi vào thực tế thì mỗi chúng sanh phải hành, hành ở đây không phải là học thuộc bao nhiêu bộ kinh biết bao nhiêu luận điển, hoặc thiền định ngộ nhập cảnh giới nào. Hành ở đây là tu sửa cái tâm tánh của mình, lục lọi các ngõ ngách trong tâm mình nó xấu ác chổ nào mà kien quyết sửa, sửa ngay từ gốc bứng cái gốc rể tham sân si mạn nghi mà do nghiep lực sâu dày nhiều đời nhiều kiếp nó bám rể sâu chắc, cái rể này vừa sâu vừa rộng bám sâu tận ngóc ngách trong tâm ta. Hãy tu sửa như vậy từ từ quý vị sẽ thấy mình tu tập tiến bộ. Cái kết quả thực tế của việc tu tập tiến bộ mà ai cũng thấy nó hiện bày ra trước mắt:
Đó là ai cũng thấy mình an lạc, ai cũng thấy mình nhẹ nhàng thanh thoát không khởi lên tham sân si khi có nghịch duyên đưa đến, ai cũng yêu quý và có chuyện gì cũng nhờ mình giúp đỡ. Ai có phiền não đều đến gặp mình và sau khi gặp mình xong thì họ an lạc vui vẻ phấn chấn. Cái kết quả thực tế tu tập nó thể hiện qua đạo hạnh người tu.
Chứ bây giờ ta nói thao thao bất tuyệt về giáo lý phật pháp mà hành thì ta ko chịu hành thì lời nói của ta nó không có trọng lực, vì lời nói và hành động của ta nó trớt quớt mà, rồi ta quay qua ta sân si vì sao có người không đồng tình với ta phản đối ta như vậy, ta đâu có nói sai lời nói ta là ở trong kinh mà, lời nói ta là của các vi tổ, rồi ta tâm sân si phiền não khi không được ai đó đồng tình kính trọng. Cứ như vậy vô minh cứ nối tiếp vô minh, vô minh lại chồng chất vô minh biết bao giờ ta mới thấy tự tánh của chính ta, biết bao giờ ta mới thấy an lạc.
Mình thấy đức Phật hay các vi tổ hay bây giờ các thầy thuyết pháp trên mạng đều dùng những ngôn từ bình dân dễ hiểu cốt sao truyền tải tri thức phật pháp cho mọi người hiểu và hành theo. Còn ta thì cứ dùng ngôn ngữ trên mây trên mưa xa rời thực tiển để chứng tỏ học thuật của ta công phu tu tập của ta là sôi kinh nấu đển thông thạo tam tạng kinh điển. Như vậy ta có sai lầm lạc đường chăng. Ta lại đi ngược lại con đường bao nhiêu thề hệ đi trước, phụ lòng bao nhiêu chúng sanh, bao nhieu người thân quen.
Mình tu mà không mang an lạc cho chính mình và những người hữu duyên với mình, có nghĩa là đường tu của mình có chướng ngại vật cần nhìn lại và khắc phục sửa chữa nó.
A di đà Phật!

Kính thưa Bạn nguoidienhocphat1

Thấy bạn có tâm đắc với ngôn từ bình dân, Vô Ưu rất mừng đó vậy.

Nhưng thưa Bạn, người xưa có câu:

Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.


nghĩa:

Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt
Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh
Tài trai có chí xông trời thẳm
Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình


Ý là, mỗi người riêng có sở trường và sở đoản của mình.

Con chim thì ưa hót, con chó lại ưa sủa, người thì học ít, kẻ lại học nhiều, làm sao mà cào bằng cho được !

Bởi vậy cách tu của mỗi người mỗi khác, do vậy khi tham gia diễn đàn, chúng ta thích phong cách nào thì thảo luận phong cách ấy, không thích thì không thèm xem, đâu có ai ép nài ai ?

Xem ra Bạn có một phong thái riêng biệt là "Bình dân", vậy thì bạn cứ diễn thuyết theo kiểu bình dân càng thêm phong phú cho diễn đàn.- Đây là điều đáng quý.

Mong Bạn cố gắng phát huy.

Kính mến.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Phật pháp vô biên. Nhìn người mà xét mình. Nhận ra mình còn phiền não, sân si mới hay mình vẫn còn đang là người học Phật. Giận dỗi vu vơ khi cùng báo đền ơn Phật mới hay rằng mình đang là chúng sinh, thật chẳng phải thánh cùng chưa đắc bồ đề. Có được vậy mới tinh tấn hành trì thực tu, thực chứng chứ không mãi hoài tựa nơi tri kiến lập tri vô vị.
Kính! Đến đi cho đến khi nhận ra rằng không từng có sự đến đi vậy.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Chào các quý hữu

Bất Nhị Pháp là Pháp Giới Thậm Thâm Vi Diệu, nên trừng hải chỉ có thể cung kính tán thán mà niệm tưởng vị tằng hữu sự là sự phi thường phi phi thường, nhưng đường đi lối vào bất nhị pháp, thì kinh điển kết tập với duyên khởi là Như Thị Ngã Văn là đạo lộ đưa người vào cửa vô môn, nên là Chánh Pháp đến bờ kia, thì sao phải lặng im???

Hữu pháp bao hàm hai pháp Có - Không; mà Hữu Pháp đồng là Vô Pháp, chính cái thấy của người mắt sáng nhìn rõ cửa vào Bất Nhị.

Ví như: Thọ và bất thọ là hai. Nhưng bất thọ thì bất khả đắc. Bất khả đắc thì bất thủ, xã, tác, hành (Lời thật giản đơn, nhưng là cái giản đơn của sự thông đạt tận cùng mạt vi li ti hiện tượng giới, biết rằng núi là núi, sông là sông, chớ không phải là cái giản đơn ngô nghê của kẻ không biết đến trời cao dù hàng ngày vẫn thấy trời cao và gọi là trời cao, nhưng ngoài hai chữ trời cao thì không tìm thấy gì để tri kiến trời cao, hề hề).

Bất Thọ vốn là Không (thọ), do đối đãi với Thọ tức Có (thọ) mà sanh thành, cũng chỉ là pháp nhị nguyên tức Hữu Pháp, sao kinh văn gọi Bất Thọ là cửa vào bất nhị???

Trừng Hải





_
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83
Chào các quý hữu

Bất Nhị Pháp là Pháp Giới Thậm Thâm Vi Diệu, nên trừng hải chỉ có thể cung kính tán thán mà niệm tưởng vị tằng hữu sự là sự phi thường phi phi thường, nhưng đường đi lối vào bất nhị pháp, thì kinh điển kết tập với duyên khởi là Như Thị Ngã Văn là đạo lộ đưa người vào cửa vô môn, nên là Chánh Pháp đến bờ kia, thì sao phải lặng im???

Hữu pháp bao hàm hai pháp Có - Không; mà Hữu Pháp đồng là Vô Pháp, chính cái thấy của người mắt sáng nhìn rõ cửa vào Bất Nhị.

Ví như: Thọ và bất thọ là hai. Nhưng bất thọ thì bất khả đắc. Bất khả đắc thì bất thủ, xã, tác, hành (Lời thật giản đơn, nhưng là cái giản đơn của sự thông đạt tận cùng mạt vi li ti hiện tượng giới, biết rằng núi là núi, sông là sông, chớ không phải là cái giản đơn ngô nghê của kẻ không biết đến trời cao dù hàng ngày vẫn thấy trời cao và gọi là trời cao, nhưng ngoài hai chữ trời cao thì không tìm thấy gì để tri kiến trời cao, hề hề).

Bất Thọ vốn là Không (thọ), do đối đãi với Thọ tức Có (thọ) mà sanh thành, cũng chỉ là pháp nhị nguyên tức Hữu Pháp, sao kinh văn gọi Bất Thọ là cửa vào bất nhị???

Trừng Hải





_

Nguyên chiếu chào Bác Trừng Hải,

Bất Nhị Pháp thì Nguyên chiếu chưa hiểu lắm, Nguyên chiếu có ví dụ này không biết có đúng không.

Ví dụ:một người làm ác, ta nhìn vào thấy ác, trong ta có cái thiện nên mới thấy cái ác, và thấy cái ác nên thấy trong ta có cái thiện==> suy ra đó là đó là cái thấy Nhị biên, nhưng suy ra tận cùng chỗ thấu thì hai cái do tâm ta phân biệt mà sinh ra cái thiện ác, nó chẳng vốn có nếu ta không sinh tâm phân biệt thì chính là Bất nhị pháp.

Mong bác và các đạo hữu chia sẻ.

Kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Nguyên chiếu chào Bác Trừng Hải,

Bất Nhị Pháp thì Nguyên chiếu chưa hiểu lắm, Nguyên chiếu có ví dụ này không biết có đúng không.

Ví dụ:một người làm ác, ta nhìn vào thấy ác, trong ta có cái thiện nên mới thấy cái ác, và thấy cái ác nên thấy trong ta có cái thiện==> suy ra đó là đó là cái thấy Nhị biên, nhưng suy ra tận cùng chỗ thấu thì hai cái do tâm ta phân biệt mà sinh ra cái thiện ác, nó chẳng vốn có nếu ta không sinh tâm phân biệt thì chính là Bất nhị pháp.

Mong bác và các đạo hữu chia sẻ.

Kính.

Bất Nhị Pháp.

Kính Đạo hữu Nguyên Chiếu.

Bất Nhị Pháp, là pháp không hai. Nhưng cũng không phải một.

Có và không là hai; phải và trái là hai' đúng và sai là hai v.v... Đó là pháp có hai. nghĩa là có 2 biên đối đãi. Pháp có 2 biên bờ đối đãi là thế gian pháp do Ý thức ức tưởng sanh.

Bất Nhị Pháp là pháp nói về Thật Tướng, Thật Tướng là Vô Tướng, là không có Tướng.- Không Tướng là tướng chung của vạn pháp, tướng đó là NHƯ. Nên Như là Bất Nhị Pháp.

Như không phải là một, cũng không phải hai.- Vì còn suy lường, phân biệt là rơi vào vọng thức, không thể khế hợp với Như.

Muốn đến được Bất Nhị Pháp, phải tu tập Thiền định, phải giải trừ Ý thức, phải chuyển thức thành trí. Khi được Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu. sẽ khế hợp đó.

Kính chúc bạn mau khế hợp Bất nhị Pháp.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chào các quý hữu

Bất Nhị Pháp là Pháp Giới Thậm Thâm Vi Diệu, nên trừng hải chỉ có thể cung kính tán thán mà niệm tưởng vị tằng hữu sự là sự phi thường phi phi thường, nhưng đường đi lối vào bất nhị pháp, thì kinh điển kết tập với duyên khởi là Như Thị Ngã Văn là đạo lộ đưa người vào cửa vô môn, nên là Chánh Pháp đến bờ kia, thì sao phải lặng im???

Hữu pháp bao hàm hai pháp Có - Không; mà Hữu Pháp đồng là Vô Pháp, chính cái thấy của người mắt sáng nhìn rõ cửa vào Bất Nhị.

Ví như: Thọ và bất thọ là hai. Nhưng bất thọ thì bất khả đắc. Bất khả đắc thì bất thủ, xã, tác, hành (Lời thật giản đơn, nhưng là cái giản đơn của sự thông đạt tận cùng mạt vi li ti hiện tượng giới, biết rằng núi là núi, sông là sông, chớ không phải là cái giản đơn ngô nghê của kẻ không biết đến trời cao dù hàng ngày vẫn thấy trời cao và gọi là trời cao, nhưng ngoài hai chữ trời cao thì không tìm thấy gì để tri kiến trời cao, hề hề).

Bất Thọ vốn là Không (thọ), do đối đãi với Thọ tức Có (thọ) mà sanh thành, cũng chỉ là pháp nhị nguyên tức Hữu Pháp, sao kinh văn gọi Bất Thọ là cửa vào bất nhị???

Trừng Hải





_

Hảy hỏi tại sao con trùng con ốc lại im lặng.
Nó nói là nó chết liền.
...
...
Im lặng mà hỏi "Vì sao"
Là biển lặng còn có sóng.

Không "thọ" không phải không "khả đắc".
(Không nhận lảnh, không phải không có)
Không khả đắc lại chính thực có "thọ".
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Tâm ko còn dính mắc thì đâu có còn thấy thọ hay ko thọ đâu thấy đắc hay ko đắc và cũng chẳng thấy chơn hay vong. Chỉ có cái biết chân thay thường hằng tùy duyên mà đối đãi chỉ có 1 hạnh nguyện độ sanh vô cùng tận.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top