Ba thân Phật

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính lạy chư vị Giác Ngộ !

Các Ngài dạy con phải VĂN, TƯ, TU; bài viết này chỉ là những suy tư của con, con xin kính trình, quý Ngài thấy có chỗ nào sai xin chỉ dạy lại cho con.

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT.​

-----------------

BA THÂN PHẬT

1. Đức Thế-tôn có bịnh cần uống sữa, ông A-Nan vâng lịnh đến trước cửa nhà người Bà-la-môn xin sữa. Ngài Duy-Ma-Cật đến bảo: “Bực Chuyển-luân Thánh-vương ít phước báu hơn Đức Thế-tôn còn không bao giờ bịnh, Ngài A-Nan ! Thân Như-Lai chính là Pháp-thân, không phải thân tư dục. Phật là bực Thế-Tôn, hơn hết trong ba cõi, thân Phật là vô-lậu, các lậu đã hết, thân Phật là vô-vi, không mắc vào các số lượng, thân như thế còn có bịnh gì ?!, ông hãy lẵng-lặng đi mau, đừng để kẻ ngoại-đạo nghe được, họ cười cho”.
Ông A-Nan bối-rối, không biết nên thế nào, bỗng nghe trên không có tiếng nói: “A-Nan! Đúng như lời cư-sĩ nói, chỉ vì Phật ứng ra giữa đời ác đủ năm món trược, nên hiện ra việc ấy để độ thoát chúng-sinh. A-Nan! Hãy đi lấy sữa, chớ có thẹn.”

2 . Có lần Đức Thế-tôn nhức đầu 3 ngày, nhân đó Ngài kể lại : “Nhiều kiếp rất lâu xa về trước, ở một làng chài nọ, dân làng bắt được một con vích lớn [rùa da], cả làng 500 người xúm lại chia thịt, có một đứa trẻ chơi nghịch, lấy cây gỏ lên đầu con vích ba cái, đứa trẻ ấy chính là tiền thân của ta, nên nay ta phải nhức đầu 3 ngày”.

3. Tổ Bách-Trượng Hoài-Hải giảng kinh xong, đồ chúng giải tán, có một vị thính-giả nán lại, trình bạch : “Ngày xưa con cũng là giảng-sư, có người đến hỏi con bậc Đại giác-ngộ có bị dính mắc vào luật nhân-quả không ? Con trả lời: Không. Vì câu nói ấy, con đã phải làm thân chồn đã 500 kiếp không thoát ra được, cúi mong Thầy từ-bi chỉ dạy, con xin hỏi lại: bậc Đại giác-ngộ có bị dính mắc vào luật nhân-quả không? ” Tổ đáp: “BẤT MUỘI NHÂN-QUẢ” [ không NHẦM LẪN về luật nhân-quả ]. Nhờ câu nói ấy, vị khách tăng đã thoát kiếp chồn.

Rõ ràng là Tổ không hề nói: “có bị dính mắc”, thế sao đức Phật lại nhức đầu 3 ngày ? Hành-giả thường bị rối giữa cái CÓ và cái KHÔNG, cũng giống như ông A-Nan phân-vân Đức Thế-tôn có bịnh hay không bịnh ?

Câu trả lời nằm ở đâu ?

Chúng ta hãy ủ lấy nghi-tình này như con trai ủ hạt cát trong lòng, câu trả lời sẽ là một viên ngọc trai óng-ánh ngũ-sắc .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói "Ba Thân" tức là nói về các vị Bồ Tát sau khi ngộ nhập và diệu dụng được Chơn như, thành tựu được Phật tam thân, đó là:
<p style="padding-left: 56px;">1. Thanh tịnh Pháp thân.
2. Viên mãn Báo thân.
3. Thiên bá ức Hóa thân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là ba sắc thái của Chơn như, gồm có:
<p style="padding-left: 56px;">1. <B>Thể</B> là Pháp thân vô cùng thanh tịnh.
2. <B>Tướng</b> là Báo thân, kết quả viên mãn của các hạnh tu tập.
3. <B>Dụng</b> là vô lượng Hóa thân nhằm tùy thuận độ chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật nói: "<I>Thân Như Lai thành tựu vô lượng công đức, có lúc vào Niết Bàn, có lúc không vào, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi chớ không phải là thân ăn tạp. Sở dĩ Như Lai thị hiện sống ở đời đầy khổ ải này là vì muốn điều phục chúng sanh"</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Chúng ta ai cũng biết Đức Phật Thích Ca _ một con người Ấn độ "bằng xương bằng thịt" _ sanh ngày 15 (rằm _ trăng tròn) tháng 04 âm lịch từ năm 624 trước công nguyên và Ngài nhập Niết bàn vào rằm tháng 2 năm 544 trước công nguyên. Ngài đã bỏ "cung son điện ngọc" để xuất gia tìm đạo, Ngài đã đắc đạo thành Phật, lập giáo đoàn, để lại hậu thế một kho tàng Giáo lý đồ sộ.

Thế rồi, trong Kinh Kim Cang chính miệng đức Phật nói :

Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thinh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.


(Cái hình tướng đó, nhục thân đó, những lời tiếng mà các ngươi được nghe đó vốn không phải là TA, từ TA. Người nào cho rằng những cái đó là TA, thì người ấy đã theo Tà đạo rồi, người ấy không thấy biết Như Lai).

Một lần nữa chúng ta bối rối, Phật nói "Phật không nói dối" thế sao Phật lại phủ nhận một điều rất thật là Ngài có hình có tướng, có tên tuổi lịch sử, có Xá lợi lưu truyền cho hậu thế.

Tất cả những điều ấy, nếu không phải là Phật thì ai vô đây ???
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính bác Ngọc-Quế !
Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thinh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.

(Cái hình tướng đó, nhục thân đó, những lời tiếng mà các ngươi được nghe đó vốn không phải là TA, từ TA. Người nào cho rằng những cái đó là TA, thì người ấy đã theo Tà đạo rồi, người ấy không thấy biết Như Lai).
Thưa bác! Có phải đức Phật muốn nhấn mạnh đến cái Thấy (dựa trên cảnh), và cái Nghe (chạy theo cảnh) là cái chỗ để mình quán-xét : "Không có gì thật là Pháp, cũng không có gì thật là Tâm không ?(là tâm suy-nghĩ hằng giao-động đó !.)
Thưa ! tìm hiểu như vậy thì con đoán chữ Tà là sai-lệch, Còn nghĩa của chữ Như-Lai là hằng sáng-suốt (Thấy, Nghe, Hay, Biết theo các căn mà tạm chia như vậy, chớ thiệt ra thì duy nhất chỉ có một tâm chơn thật mà thôi.) Nay con biết nếu mình phóng cái "tâm-niệm" theo cảnh, thì chẳng khác nào chuyện muôn trùng trong chiêm bao không thật, còn cái Tâm "Nhận Ra" muôn cảnh chiêm-bao thì chưa từng đến, đi, chưa từng có một cái gì riêng tư trong tất cả cảnh chiêm-bao kia. Cho nên đức Phật dạy như vậy là "thấy" Như-Lai là thấy "Phật-Tính sáng-suốt" phải không bác ?
Một lần nữa chúng ta bối rối, Phật nói "Phật không nói dối" thế sao Phật lại phủ nhận một điều rất thật là Ngài có hình có tướng, có tên tuổi lịch sử, có Xá lợi lưu truyền cho hậu thế.

Thưa bác, đức Phật phủ-nhận như vậy là để chỉ cái năng-động linh-hoạt (tâm, cái nhận ra), nó không có thuộc về một cái gì hết, và vì nó linh-hoạt sáng-suốt như vậy thì không còn rơi vào chấp "KHÔNG"
khi mình cũng phủ-nhận về các tướng y-hịch như Đức Phật. Đó là cái ý-chính của đức Phật trong đoạn này.
Thưa bác, con cố-gắng trình bày, để cầu mong bác chỉ dạy thêm cho con nhe bác.

Kính
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Xin phép bác Ngọc Quế !

Chủ đề của bác đăng ở "Các bài tự viết" (không cho thảo luận) mà nay đã như vầy, mong bác thông cảm cho Mod bangtam (hoặc là Thầy Tấn Hạnh, tt_chuyenphapluan) di chuyển về box Thảo luận Phật Học Chuyên đề.

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Chào bangtam !

bangtam suy nghĩ như vậy là đúng đó, nhưng còn thiếu.

_ Bài kệ :

Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thinh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.


Là đức Phật muốn chúng ta biết đến thể HÓA THÂN (Trí Tuệ Đại Bát Nhã). Trí này PHỔ CHIẾU cùng khắp, nhưng muốn giúp chúng sinh thì phải mượn miệng của một chúng sinh (Thái Tử Tất Đạt Ta) mà tuyên thuyết Phật pháp.

Cho nên Thái Tử Tất Đạt Ta không phải là Phật, Sa Môn Cồ Đàm không phải là Phật.
Chúng ta nói Thái tử Tất Đạt Ta ĐẢN SINH thì đúng rồi, còn nói Phật đản sinh thì không đúng lắm, Phật không có sinh bao giờ đương nhiên cũng không có tử. Có sinh là Thái Tử, có tử là Sa môn Cồ Đàm.

Mến !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Đọc bài bác Ngọc Quế trả lời cho bangtam, tôi thấy khoái quá nên vào góp phần: có thân là có ta, tất có sanh diệt, nên nói thái tử Tất Đạt Ta không phải là Phật (vì chưa thành Phật). Nói "Phật đản sanh" thì cũng không phải, vì nghĩa chữ Phật là "Giác" thuộc về trí, mà trí giác này không có hình tướng, không thấy được nên nó không hề có sanh diệt, nhưng nó (là cái biết) hiện diện cùng khắp, ở phàm không giảm, ở thánh không tăng..., thì nói "Phật đản sanh" là không đúng.

Cám ơn bác Ngọc Quế!
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối Tuấn-Tú và bác Ngọc-Quế !
Thưa tiền-bối, nếu không nói là " Phật đản sanh" thì mình nói là ngày " Phật hoá sanh" được không tiền-bối ?
Còn chử tri-giác mà tiền-bối nói có dùng để chỉ cho phàm-phu được không ? hay từ này chỉ để nói về đức Phật mà thôi ?

Thưa bác Ngọc-Quế !
1. Thể là Pháp thân vô cùng thanh tịnh.
2. Tướng là Báo thân, kết quả viên mãn của các hạnh tu tập.
3. Dụng là vô lượng Hóa thân nhằm tùy thuận độ chúng sanh.
Thưa bác, hoá thân Phật tự-tại vô-ngại, nhằm tuỳ thuận độ chúng sanh thì con hiểu rồi. Nhưng còn phần con chắc gọi là hoá-thân cũng được mà phải không bác ? Vì theo lời dạy của bác mà con suy-nghĩ như vầy:
Thưa, Từ lúc nhỏ 1 chút xíu trong bụng mẹ đến lúc chào đời, do ăn, uống mà cái thân con nó ngày càng cao lớn (thay đổi liên tục, già liên tục) rồi cho đến bây giờ 2 hàm răng con chỉ toàn là răng giả, và con đã bắt đầu muốn chống gậy. Ôi hình ảnh tuổi đua xe lượn lách rất lanh-lẹ trên xa lộ ngày nào nay đã (hoá thân) thành xấu xí như thế này. Và sáu căn là mắt, lỗ-tai, lỗ mũi, lưỡi, thân, rồi ý-thức cũng không còn tinh-ranh nữa. Thì dù con là phàm-phu, luân-hồi chuyển kiếp trong nghiệp-lực, nhưng con gọi đó là "hoá-thân" có được không , vì nó luôn thay đổi không ngừng ? xin bác chỉ dạy thêm cho con nhe bác !.
Con xin biết ơn bác và tiền-bối Tuấn-Tú .

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính tiền-bối Tuấn-Tú và bác Ngọc-Quế !
Thưa tiền-bối, nếu không nói là " Phật đản sanh" thì mình nói là ngày " Phật hoá sanh" được không tiền-bối ?

Chào bangtam !
Câu hỏi này hay đó, chuyện thế gian dùng từ "Phật đản sanh" đó là quyền của thế gian, chúng ta học Phật là muốn tìm biết CHÂN THẬT NGHĨA nên phải gượng nói "thế này, thế khác" để đi sâu vào tiếp cận Chân lý nhiều hơn.

Nếu chúng ta gọi ngày "Phật đản sinh" là ngày "Phật hóa sinh" thì đúng hơn một chút, vì lòng nhớ tưởng, cám ơn đến cái thời điểm mà một vị Hóa thân Phật xuất hiện nơi thế gian này.

Nói "Phật hóa sinh" là nhắc nhở chúng ta rằng CHỦ THỂ _ tức là Phật _ ở ngoài cái xác thân tứ đại ấy.

Lấy ví dụ như vầy nhé !

Thường thì máy tính của ai cũng có những cặp loa (ngoại trừ máy làm việc của "ông xả"), khi chúng ta muốn nghe một bài Pháp Âm, Pháp thoại thì có tiếng nói của Sư Phụ phát ra từ cặp loa ấy. Vậy cặp loa có phải là Sư Phụ của ta hay không ? Cái máy tính có phải là Sư phụ của ta hay không ? Không phải chứ gì ?!

Cũng thế một vị Hóa thân Phật cũng như cặp loa, cái máy tính kia, chúng ta trân trọng giữ gìn cặp loa, cái máy tính, nhưng vẫn biết rằng "giả sử cặp loa này hư, cái máy tính này hỏng" thì tiếng nói của sư phụ chúng ta cũng không vì thế mà mất hẵn, tiếng nói ấy vẫn còn đó nhưng không còn đủ duyên để phát âm nữa. Ở một nơi khác, cái máy tính khác, cặp loa khác tiếng nói của sư phụ chúng ta vẫn đang lồng lộng.

Cái Trí Bát Nhã thì không có sinh diệt.


Còn chữ tri-giác mà tiền-bối nói có dùng để chỉ cho phàm-phu được không ? hay từ này chỉ để nói về đức Phật mà thôi ?

Chúng ta chỉ có Trí phàm chứ không có Trí Bát Nhã, Trí phàm thì "cân đong đo đếm" rất nhiều sai lầm.

Trí Bát Nhã thì chỉ có nơi chư vị Đại Bồ tát, và Phật.


Thưa bác, hoá thân Phật tự-tại vô-ngại, nhằm tuỳ thuận độ chúng sanh thì con hiểu rồi. Nhưng còn phần con chắc gọi là hoá-thân cũng được mà phải không bác ? Vì theo lời dạy của bác mà con suy-nghĩ như vầy:
Thưa, Từ lúc nhỏ 1 chút xíu trong bụng mẹ đến lúc chào đời, do ăn, uống mà cái thân con nó ngày càng cao lớn (thay đổi liên tục, già liên tục) rồi cho đến bây giờ 2 hàm răng con chỉ toàn là răng giả, và con đã bắt đầu muốn chống gậy. Ôi hình ảnh tuổi đua xe lượn lách rất lanh-lẹ trên xa lộ ngày nào nay đã (hoá thân) thành xấu xí như thế này. Và sáu căn là mắt, lỗ-tai, lỗ mũi, lưỡi, thân, rồi ý-thức cũng không còn tinh-ranh nữa. Thì dù con là phàm-phu, luân-hồi chuyển kiếp trong nghiệp-lực, nhưng con gọi đó là "hoá-thân" có được không , vì nó luôn thay đổi không ngừng ? xin bác chỉ dạy thêm cho con nhe bác !.

bangtam nói đó là cái thân tứ đại, không phải "Hóa thân". Hóa thân là NGUỒN TUỆ GIÁC "bên trong" cái thân tứ đại của một vị Đại Giác Ngộ.

Mến !
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói "Ba Thân" tức là nói về các vị Bồ Tát sau khi ngộ nhập và diệu dụng được Chơn như, thành tựu được Phật tam thân, đó là:
<p style="padding-left: 56px;">1. Thanh tịnh Pháp thân.
2. Viên mãn Báo thân.
3. Thiên bá ức Hóa thân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là ba sắc thái của Chơn như, gồm có:
<p style="padding-left: 56px;">1. <B>Thể</B> là Pháp thân vô cùng thanh tịnh.
2. <B>Tướng</b> là Báo thân, kết quả viên mãn của các hạnh tu tập.
3. <B>Dụng</b> là vô lượng Hóa thân nhằm tùy thuận độ chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật nói: "<I>Thân Như Lai thành tựu vô lượng công đức, có lúc vào Niết Bàn, có lúc không vào, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi chớ không phải là thân ăn tạp. Sở dĩ Như Lai thị hiện sống ở đời đầy khổ ải này là vì muốn điều phục chúng sanh"</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
Kính bác Ngọc Quế cho con hỏi :
1._ Phật chỉ có ba thân hay còn thân nào nữa hay không ?
2._ Tại sao phải cần tới ba thân, một thân không được hay sao ?
3._ Tương quan giữa 3 thân như thế nào ?
4._ Theo con đã được đọc "vào Niết Bàn" là chấm hết, là "vãn tuồng", là Phật đã tròn xong hạnh nguyện thì an nghĩ thôi, sao lại "có lúc vào Niết Bàn, có lúc không vào" _ đức Phật còn thích thú trần gian chăng ? (Theo như câu Kinh trích dẫn ĐBNB trên)
Kính xin bác hoan hỉ giải thích cho con được rõ !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế cho con hỏi :
1._ Phật chỉ có ba thân hay còn thân nào nữa hay không ?
2._ Tại sao phải cần tới ba thân, một thân không được hay sao ?
3._ Tương quan giữa 3 thân như thế nào ?
4._ Theo con đã được đọc "vào Niết Bàn" là chấm hết, là "vãn tuồng", là Phật đã tròn xong hạnh nguyện thì an nghĩ thôi, sao lại "có lúc vào Niết Bàn, có lúc không vào" _ đức Phật còn thích thú trần gian chăng ? (Theo như câu Kinh trích dẫn ĐBNB trên)
Kính xin bác hoan hỉ giải thích cho con được rõ !
Trời ơi ! Sao bạn Thế Hùng trích dẫn bài của bác Tuấn Tú mà bắt N/Q trả lời ? Nhưng thôi, N/Q "biết đến đâu, thưa đến đó" vậy.

1. Theo N/Q đã được học Phật có ba thân, đó là Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân.
Tuy nhiên đôi khi chúng ta nghe nói thêm từ ỨNG HÓA THÂN.

Vậy Ứng Hóa Thân là gì ?

Đọc trong Kinh Duy Ma Cật, chúng ta thấy Ngài DMC sai HÓA BỒ TÁT làm chuyện này chuyện nọ, thì vị Hóa Bồ tát ấy là Ứng Hóa Thân của Ngài DMC.

Đọc trong Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, có 5 vị Tỳ kheo chỉ hưởng dụng sự cúng dường của một nữ thí chủ mà không lo tu. Khi chết đi phải liên tục làm thân cây nấm lạ đặc biệt thơm ngon mọc trong vườn nhà của nữ thí chủ ấy, để bị nhổ ăn nhiều đời nhiều kiếp. Sau được làm thân người thì làm kẻ hạ tiện, 4 người trở thành thạch nữ (bán Nam bán Nữ _ bà bóng) chuyên khiêng kiệu cho Hoàng Hậu (kiếp sau của vị nữ thí chủ kia), còn một người thì chuyên đổ bô, dọn nhà vệ sinh cho Hoàng Hậu.
Hoàng Hậu được Phật cho biết chuyện tiền duyên, liền không dám sai bảo 5 vị ấy nữa. Họ khóc lóc nói : "chúng con có làm nên tội gì mà H/H xua đuổi chúng con".
Phật thuyết pháp cho họ, họ bịt tai xoay lưng lại thì vẫn thấy có đức Phật ở trước mặt. Họ xoay hướng khác cũng thế, hướng nào cũng có Phật.

Vị Hóa Thân Phật Thích Ca vẫn ngồi một chỗ, những vị Phật liên tiếp hóa hiện khắc các hướng là Ứng Hóa thân của Phật Thích Ca. Vậy chúng ta có thể nói Ứng Hóa Thân là CÁI BÓNG CỦA HÓA THÂN chỉ tạm có trong từng thời điểm để làm Phật sự, làm xong thì biến mất (không có sanh diệt gì cả)

Đây là hình ảnh minh họa gượng dùng, xin các bạn tạm thưởng thức :

[NEN="http://i1161.photobucket.com/albums/q516/ngoc_que/bathan_zps838ba39b.jpg"].

























.

[/NEN]

(Sáng đến giờ vẽ cái hình này mệt rồi, hẹn các bạn ngày mai viết tiếp)
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !
Con xem bức hình minh họa trên thấy Thể Báo Thân, Thể Hóa Thân, và Ứng Hóa Thân đề có mủi tên chỉ điểm, còn Thể Pháp Thân con không thấy chỉ vào đâu hết, xin bác vẽ thêm ạh !
Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Kính bác Ngọc Quế !
Con xem bức hình minh họa trên thấy Thể Báo Thân, Thể Hóa Thân, và Ứng Hóa Thân đề có mũi tên chỉ điểm, còn Thể Pháp Thân con không thấy chỉ vào đâu hết, xin bác vẽ thêm ạh !
Kính !
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bác Ngọc Quế đã vẽ rõ "Pháp thân" trong bức hình, tại hoatihon không nhận ra được đấy. Nó không phải là chữ "Pháp thân" mà chính là cái nền chứa đựng Báo thân và Hóa ứng thân đó
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có lẽ bác Ngọc Quyến dựa vào bài kệ "Tự Tánh Chơn Thật" của Lục Tổ Huệ Năng mà trình bày "Ba thân Phật"!?
<p style="padding-left: 56px;">Chơn như tự tánh là chơn thật
Tà kiến, tam độc, thật Ma vương
Lúc tà mê ma tại thân nương
Khi chánh kiến Phật thương tại thế.
Tà kiến dấy độc sanh tác tệ
Tức Ma vương tại thể chủ quyền
Chánh kiến trừ tam độc, tâm yên
Ma biến, Phật thấy liền trước mắt.
Pháp, Báo, Hóa thân là Chơn Phật
Tuy ba thân vốn thật một thân
Ngó trong tâm thấy tánh ba thân
Tức thành giống Chơn Thân Phật huệ.
Hóa thân vốn tạo thành Tịnh thể (Pháp thân)
Tánh tịnh thường trụ tại Hóa thân
Khiến Hóa thân hành đạo ân cần
Bồi Viên mãn Báo thân đức thạnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chơn Phật ở tâm mình có ba thân là Thanh tịnh Pháp thân, Viên mãn Báo thân và Thiên Bá ức Hóa thân. Nhưng chẳng nên lấy danh từ mà hiểu lầm lẽ thật. Chỉ biết cái Chơn Phật ở tâm mình tức là Bổn giác, có ba thân là: tánh thanh tịnh gọi là Thanh tịnh Pháp thân, tánh Viên mãn đầy đủ công đức chí chơn, chí mỹ, chí thiện, gọi là Viên mán Báo thân. Tánh ứng hóa vô biên, tức là tánh đức trí huệ hiện ra muôn vàn diệu pháp, sự vật, lý trí phương tiện, là cơ sanh hóa, hiện ra vô lượng sắc thân trong khắp cả muôn loài. Ba thân này vốn do bốn trí Bồ đề hóa thành qui về một thể độc nhất gọi là Bổn giác chơn như.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thanh tịnh Pháp thân là gì? Tức là tánh Chơn không, trong sạch vắng lặng, hoàn toàn giác ngộ viên minh, không xen lẫn một mảy trần duyên. Ấy là tánh đức tiềm tàng vô vi gồm chứa vô lượng các chủng tử chí chơn, chí mỹ, chí thiện, đại hùng, đại lực, đại từ bi để giữ gìn và giúp hai tánh đức Viên mãn và Hóa thân. Chính là cái Tạng thân của chư Phật khi đã chứng đại Niết bàn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Viên mãn Báo thân là gì? Tức là tánh đức viên mãn đầy đủ vô lượng vô biên công đức lập nên trong nhiều đời, nhiều kiếp tu hành, nói tóm tắt là tánh đức gồm chứa các quả báo do nhân duyên lành hiệp với Bổn giác tạo ra trong vô số kiếp. Tánh đức này là Kho đức vô tận để thừa cơ duyên và thời kỳ là ban bố cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiên bá ức Hóa thân là gì? Tức là tánh đức năng hóa, năng hiện, năng sanh, năng hóa, năng biến, năng thông, năng tri, năng kiến, năng văn, năng hành khắp trong thế gian, không có chỗ nào mà không ứng hiện. Sự ứng hiện của tánh đức này là lấy trí huệ và sắc thân mà thị hiện trong các cõi chúng sanh, để tùy cơ duyên của mỗi loài mà hóa độ. Tánh đức này rất hoạt bát, có đủ năng lực và trí huệ, thần thông vô lượng vô biên, muốn biến hóa thế nào cũng đặng, nhưng bao giờ cũng thanh tịnh Viên mãn, luôn luôn trong sạch, đầy đủ các công đức lành.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong Phẩm Phổ Môn có nói đến 33 Ứng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Bồ tát Quán Thế Âm
Thành tựu các công đức
Rộng lớn như thế đó
Dùng các thứ thân hình
Ngài dạo khắp các cõi
Mà độ thoát chúng sanh.
<Br>Chúng sanh vô lượng khổ
Làm bức bách thân thể
Quán Âm diệu trí huyền
Nên hay cứu thế gian.
Lại đầy đủ thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Khắp cõi nước mười phương
Không chỗ nào chẳng hiện.</I></p>
</span></span>
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con xem bức hình minh họa trên thấy Thể Báo Thân, Thể Hóa Thân, và Ứng Hóa Thân đề có mủi tên chỉ điểm, còn Thể Pháp Thân con không thấy chỉ vào đâu hết, xin bác vẽ thêm ạh !
Kính !
Chào hoatihon !

Đúng như bác Tuấn Tú đã nói :

Bác Ngọc Quế đã vẽ rõ "Pháp thân" trong bức hình, tại hoatihon không nhận ra được đấy. Nó không phải là chữ "Pháp thân" mà chính là cái nền chứa đựng Báo thân và Hóa, ứng thân đó

Pháp Thân chẳng thể so lường
Tuy Không, trùm khắp, chân thường bạn ơi !


Thường khi đọc đến chữ THÂN thì chúng ta tưởng tượng, nghĩ ngay đến một cơ thể (body), nào biết đâu chữ THÂN (trong Ba Thân Phật) chỉ là gượng dùng để chỉ "tánh đức" (như bác T/T đã nói).

Thực ra Ba Thân Phật không có hình tướng gì cả, nhưng nếu muốn cho chúng ta thấy thì thể Hóa Thân có thể tạm dùng bất kỳ hình tướng nào để tiếp xúc giảng dạy cho chúng ta.

-------------

Nói tiếp về câu hỏi thứ hai của bạn Thế Hùng :

2._ Tại sao phải cần tới ba thân, một thân không được hay sao ?

Như trên đã nói Ba Thân Phật tức là ba Thể (hay là ba "tánh đức") của Chân Như (hay Như Lai).
Ba thể đó là gì ?

1. Thể Pháp Thân là bản thể Chân Tâm của Chư Phật, thể này trùm khắp, thường còn, bất biến.

2. Thể Báo Thân là Tánh Sống Động, là Sức Mạnh năng thu nhiếp chúng sinh, để biến Vô Minh thành Phật quốc.

3. Thể Hóa Thân là Tánh Soi Sáng Vũ Trụ Vô Minh, hóa giải mê mờ.


Ví dụ thứ nhất : Một con người thì có cơ thể, có sự sống và có sự hiểu biết.

Nếu không có tri giác thì là cỏ cây, nếu mang cơ thể người thì là "người thực vật" (nằm đó thở oxy chớ không biết gì hết).

Nếu không có sự sống thì là thây ma, dầu thần thức lảng vảng gần đó cũng không làm gì được.

Phải có đủ ba thứ đó mới hoàn chỉnh một con người.

Ví dụ thứ hai : Mặt trời ở trên không có 2 tánh, tánh soi sáng và tánh nóng ấm :

sunrise_zps62fde7f2.jpg


Tính soi sáng của Mặt trời dụ cho thể Hóa thân (Trí Bát Nhã)

pinmattroi_zps02ef4005.jpg


Tính nóng ấm của mặt trời nuôi dưỡng, làm sinh sôi vạn vật dụ cho Thể Báo Thân.​

Đây là nhà Phật phân tích ra thì thấy là 3, nếu không phân tích ra vẫn một. Như người cỗ đại, họ chỉ biết mặt trời duy nhất chứ không hề nghĩ mặt trời có 2 tính riêng biệt.

Đói bụng rồi, ngày mai trả lời tiếp nhé !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thế Hùng đã viết:
3._ Tương quan giữa 3 thân như thế nào ?
Chúng ta vẫn thường nghe nói "Phật, Chư Đại Bồ tát cứu độ chúng sinh", rồi chúng ta cũng có nghe "Phật không tu dùm cho ai, ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, không tu không đắc" chúng ta thấy 2 câu này có vẻ chống trái nhau. Vậy câu nào đúng đây ?

Xin thưa, cả hai câu đều đúng !
Chuyện "cứu độ chúng sanh" là chuyện Thể Báo Thân chư Phật, chư Đại Bồ tát làm. Chính Thể Báo Thân _ là Cái sức mạnh trùm khắp pháp giới, năng thu nhiếp chúng sinh _ làm cái việc "cứu độ chúng sinh", chứ Thể Hóa thân không có làm (cho nên Thể Hóa thân Phật nói "Phật không tu dùm cho ai")

Trong Kinh Duy Ma Cật có chép lại rằng :


2. Ông Duy Ma Cật hỏi Bồ tát Văn Thù rằng: Nhân giả từng vân du vô lượng vô số cõi nước, Ngài biết cõi Phật nào có tòa sư tử đẹp nhất do công đức trang nghiêm thành tựu?

- Có, thưa cư sĩ. Bồ tát Văn Thù đáp. Ở về phương Đông, từ đây phải trải qua ba mươi sáu hằng hà sa nước, có thế giới tên Tu Di Tướng, đức Phật ở cõi nước đó hiệu Tu Di Đăng Vương đang trụ thế. Thân Phật lớn tám muôn bốn ngàn do tuần. Tòa sư tử của Phật cũng cao tám muôn bốn ngàn do tuần, lộng lẫy trang nghiêm bậc nhất.

Ông Duy Ma Cật vận dụng hiện sức thần thông khiến ba muôn hai ngàn tòa sư tử lộng lẫy trang nghiêm cao rộng tự chuyển vào trong tịnh thất của ông trong khoảnh khắc.

Chư Bồ tát, các đại đệ tử, Đế thích, Phạm thiên nghĩ rằng việc này từ trước đến nay chưa từng thấy. Chu vi ngôi tịnh thất hữu hạn chừng ấy, lại bao dung cả ba muôn hai ngàn tòa sư tử đồ sộ thế kia mà không chướng ngại gì nhau. Thành Tỳ Da Ly cũng có chừng mực phạm vi của nó thế mà mọi hiện trạng đều y nguyên như cũ, không chật chội hơn chút nào!

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?21365-Duy-Ma-Cật-Sở-Thuyết-Kinh/page7
Chúng ta tưởng rằng vị Hóa Thân Đại Sĩ này làm được việc ấy chăng ? Thưa không, ấy là Thể Báo Thân của Ngài Duy Ma Cật làm, cho nên mới gọi là BẤT TƯ NGHÌ, BẤT KHẢ TƯ NGHÌ :

Ông Xá Lợi Phất nói:

- Thưa cư sĩ! Quả là việc lạ lùng chưa từng có. Diện tích của ngôi tịnh thất hữu hạn này mà lại có thể dung chứa hàng mấy muôn cái tòa cao rộng. Thành Tỳ Da Ly, xóm làng, cõi nước đều không chật chội trở ngại gì nhau. Đây là việc chưa từng có!

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Ông Duy Ma Cật nói: Chư Phật, Bồ tát có pháp môn giải thoát gọi là "Bất khả tư nghì". Nếu Bồ tát trụ trong pháp môn giải thoát đó, có thể lấy núi Tu Di cao rộng để vào trong một hạt cải, mà núi Tu Di vẫn y nguyên trạng, hạt cải cũng không thêm bớt chút nào. Trời Tứ Thiên vương, Đao Lợi, chư Thiên không thể hay biết cảnh giới chư Thiên đang ở trong hạt cải. Chỉ có những người đáng độ (Bồ tát đăng địa), mới thấy biết núi Tu Di được đặt vào trong hạt cải.

Bồ tát trụ bất tư nghì giải thoát, có thể lấy nước biển cả để vào lỗ chân lông mà nước biển cả vẫn y nhiên. Các loài thủy tộc cá, tôm, rùa, trạnh v.v... không bị khuấy động, Long vương, quỷ thần, A tu La... không hề hay biết và họ chẳng bị nhiễu hại chút nào.

Bồ tát trụ bất tư nghì giải thoát, còn xắn lấy ba ngàn đại thiên thế giới để trên bàn tay và ném qua hằng hà sa thế giới, rồi thu về đặt lại chỗ cũ, mà thế giới vẫn y nhiên. Người người ở trong các thế giới kia không hề hay biết về sự đi lại của mình.

3. Còn nữa thưa ngài Xá Lợi Phất! Nếu có chúng sanh thích sống lâu ở đời, vì hóa độ họ, trong khoảng bảy ngày, Bồ tát nói với họ là một kiếp, khiến chúng sanh kia tin nhận là một kiếp. Hoặc có chúng sanh không thích sống lâu ở đời, vì hóa độ họ, Bồ tát rút ngắn một kiếp nói là bảy ngày, khiến chúng sanh kia tin nhận là bảy ngày.

Còn nữa thưa ngài Xá Lợi Phất! Trụ bất tư nghì giải thoát, Bồ tát lấy những sự trang trí đẹp đẽ của tất cả cõi Phật nhóm lại ở một chỗ chỉ bày cho chúng sanh xem thấy rõ ràng. Bồ tát lại lấy tất cả chúng sanh và cõi Phật để trên bàn tay bay đến khắp mười phương, chỉ rõ cho tất cả mà "bổn xứ" không hề động chuyển.

Thưa ngài Xá Lợi Phất! Những món đồ cúng dường chư Phật trong mười phương, Bồ tát có thể đem vào trong một lỗ chân lông khiến cho ai cũng có thể được thấy.

Mười phương cõi nước có bao nhiêu nhật nguyệt, tinh tú gom về trong một lỗ chân lông, khiến cho xem thấy dễ dàng.

Mười phương thế giới có bao nhiêu gió, Bồ tát hớp vào miệng mà thân không hề tổn hại. Tất cả cỏ cây bên ngoài không bị gãy đổ.

Mười phương thế giới, khi kiếp tận, lửa cháy ngút trời, Bồ tát hút tất cả lửa vào trong bụng, mà thân không bị hại.

Bồ tát có thể lấy một cõi Phật ở hằng hà sa thế giới ở hạ phương, cầm đem lên cách hằng hà sa số thế giới ở thượng phương như cầm một que tăm găm vào một lá táo, không khó khăn mệt nhọc chút nào.

Còn nữa thưa ngài Xá Lợi Phất! Trụ bất tư nghì giải thoát, Bồ tát có thể dùng thần thông hiện thân Bích chi Phật, hoặc hiện thân Thanh văn, hoặc hiện thân Đế thích, hoặc hiện thân Phạm vương. hoặc hiện thân Chuyển luân vương.

Lại nữa, trong mười phương thế giới có bao nhiêu thứ âm thanh, thượng, trung, hạ đều có thể biến thành âm thanh Phật, diễn nói những pháp của chư Phật trong mười phương đã nói như vô thường, khổ, không, vô ngã khiến cho chúng sanh hữu duyên đều được nghe.

Thưa ngài Xá Lợi Phất! Tôi lược nói về thần lực bất khả tư nghì giải thoát của Bồ tát là thế. Nếu nói rộng suốt kiếp cũng không thể nói hết được.

Thưa vâng ! nói về dụng độ Bất khả Tư Nghì của Thể Báo Thân thì dầu nói trải qua vô lượng vô số kiếp cũng không hết được.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Để Ngọc Quế ví dụ cho bạn trẻ hiểu :

Khi các Mod muốn xóa một bài, khóa một nick thành viên nào đó, thì chỉ cần "lệnh", máy chủ nhận lệnh, có một phần mềm cực mạnh ở máy chủ THỰC HIỆN lệnh ấy (đúng theo ý của Mod). Rồi chúng ta thấy bài ấy biến mất, nick ấy bị gạch ngang kèm theo cái đầu lâu nhăn răng. :icon_omg:
Rõ ràng Mod đâu có đi lục kiếm nick này đang "nằm" rải rác bao nhiêu chỗ, để mà lần lượt gạch ngang hết ở mọi chỗ đâu.
Cái phầm mềm ở máy chủ CÓ THỂ XÓA SẠCH DIỄN ĐÀN CHÚNG TA lựn, chứ đừng nói chỉ là chuyện thay đổi nhân sự, cục diện, cấu trúc, ......v...v....

"Ý của Mod" dụ cho Thể Hóa Thân, "Phần mềm ở máy chủ" thực hiện lệnh dụ cho Thể Báo Thân.

Phần mềm điều hành ở một máy chủ có thể ví như một Thể Báo Thân, có thể đồng thời thực hiện lệnh của nhiều Mod ở các nơi (trong hệ thống).

Mỗi một phần mềm điều hành một "thế giới" riêng. Trên Internet có nhiều hảng thì có nhiều phần mềm điều hành riêng. Được ví cho nhiều Thể Viên Mãn Công Đức Báo Thân, mỗi Thể Báo Thân này điều hành một Hoa Tạng Thế Giới, toàn thể Pháp giới có rất nhiều Hoa Tạng Thế giới.

Các bạn xem lại hình minh họa xem, có rất nhiều Báo Thân, chung quanh mỗi Báo Thân có nhiều Hóa Thân, lại mỗi Báo Thân cũng có nhiều Ứng Hóa Thân.

(Cái hình minh họa này vốn là một tác phẫm của UFO _ VẬT THỂ LẠ CHƯA XÁC ĐỊNH _ để lại trên một cánh đồng lúa mì ở Anh Quốc, N/Q thấy nó thích hợp để minh họa nên tạm dùng)

[NEN="http://i1161.photobucket.com/albums/q516/ngoc_que/bathan_zps838ba39b.jpg"].


























.[/NEN]

Phật Thích Ca là một Hóa thân trong vô lượng Hóa thân của Phật Đại Nhật (Thể Báo Thân _ Lô Xá Na).

Khi nhục thân của một Thể Hóa Thân đã lão suy (nhục thân thì phải lão suy các bạn ạ !) thì vai tuồng của Thể Hóa Thân ấy đã xong, vị Hóa Phật ấy từ CHIẾU sang TỊCH (chỉ là hai trạng thái khác nhau mà thôi) gọi là Nhập Đại Niết Bàn cũng được.

Thực ra Phật không có chết, không có nghỉ ngơi, Thể Báo Thân vẫn hành dụng nhằm TẬN ĐỘ CHÚNG SANH.

"Tận độ chúng sinh" là kể cả những kẻ bất tín, phản đạo như Đề Bà Đạt Đa, .....hay những "vong linh" mà các Mod, Tổng Quản đã từng "trảm" (như Diệu Âm Bảo Tín chẳng hạn) rồi cũng sẽ được cứu độ, không chừa sót một vong linh nào hết.

Có điều những kẻ bất tín thì phải còn chịu nhiều đau khổ do nhận Danh với Lợi là THỰC thì những đau khổ và hình phạt cũng THỰC CÓ luôn, cho đến khi nào những vong linh ấy nhận ra Danh với Lợi cũng như Đau với Khổ là KHÔNG THẬT thì mới thôi.

 
Last edited by a moderator:

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
3._ Tương quan giữa 3 thân như thế nào ?
Để Ngọc Quế tạm dùng thí dụ này, các bạn nghe thử xem sao :

_ Ông Nguyễn văn A _ đây là tên "cúng cơm" _ từ khi mới sinh ra cho đến suốt cuộc đời thì vẫn là Ông A, nhưng sau những năm tháng học hành, phấn đấu trong cuộc sống ông thành đạt đến chức Tổng Thống (hay Chủ Tịch Nước) quyền hạn có thể nói là tột đỉnh, nhưng khi viết blog ông lấy nick là "Gió Biển".
Ông viết về tình người, về những kinh nghiệm để thành đạt, trên mạng ông quen biết với một số bloger khác, mọi người thân thiết và tri ân ông "Gió Biển", rồi một ngày nào đó Ông "Gió Biển" nói lời từ giả để "gió biển bay đi muôn phương" _ nick name "Gió Biển" chết _ chỉ là Ông A ngưng viết blog chứ không có nghĩa là Ông A chết, cũng không phải là vị Tổng Thống kia chết. Chỉ chết cái nick name Gió Biển mà thôi. Nếu cần ông sẽ tạo một nick khác, "Gió Bốn Phương" chẳng hạn (hay là nhiều nick khác nữa).

Trong ví dụ trên Ông Nguyễn Văn A dụ cho Thể Pháp Thân (không đổi), thành đạt thì là Vị Tổng Thống dụ cho Viên Mãn Công Đức Báo Thân, nickname Gió Biển chỉ tạm có ở một trang blog dụ cho Thể Hóa Thân, cũng có thể vị Tổng Thống ấy lập ra nhiều nickname ở nhiều trang mạng khác nhau, thì cũng vẫn là một người mà thôi.

Cũng thế khi một vị Hóa thân Phật _ Hóa thân Đại Bồ tát _ từ giả chúng ta (vì một lý do nào đó) chỉ là sự chấm dứt một Phật sự, rồi lại có một hay nhiều Hóa Thân khác xuất hiện, vì Thể Báo Thân của Ngài vẫn đang hành dụng chưa hề ngơi nghỉ.

Chúng ta cần phải thấu hiểu điều này, để biết rằng Phật Thích Ca tuy rằng đã nhập Đại Niết Bàn nhưng :


3. - Bãy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.
http://quangduc.com/kinhdien/23phaphoa16.html
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/nhatnguyetphohien_zpsd205f1f8.jpg"].










































.[/NEN]

Kính bác Ngọc Quế !
Trong 4 câu Chứng Đạo Ca trên, bóng trăng hiện khắp sông hồ, con nghĩ là dụ cho Thể Hóa Thân, nhưng "một trăng trên cao" con chưa biết dụ cho Thể Pháp Thân hay là Thể Báo Thân ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Trong 4 câu Chứng Đạo Ca trên, bóng trăng hiện khắp sông hồ, con nghĩ là dụ cho Thể Hóa Thân, nhưng "một trăng trên cao" con chưa biết dụ cho Thể Pháp Thân hay là Thể Báo Thân ?
Kính !
Chào hoatihon !

Cụm từ "Một trăng trên cao" thoáng đọc chúng ta thường cho đó là Thể Pháp Thân, nhưng theo N/Q vì có chữ "Phổ Hiện" và chữ "Nhiếp" vốn là 2 động từ, nên chữ "Nguyệt" (Mặt trăng) này dụ cho Thể Báo Thân.

Thể Pháp Thân là tính Tịch Tỉnh của Chân Như, còn tính An Bày (Phổ Hiện), Năng Thu Nhiếp là thuộc tính của Thể Báo Thân. (cũng như tính Sáng Suốt, Soi Sáng là thuộc tính của Thể Hóa Thân).

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Ở bài đầu, N/Q có trích dẫn Kinh Duy Ma Cật, Ông A Nan nói :

_“Đức Thế-Tôn có bệnh, cần dùng sữa”

Ngài Duy Ma Cật nói :

_“Pháp-thân Như-Lai là thân Kim-Cang làm sao có bệnh được”

Chúng ta thấy hai câu nầy chống trái nhau, nhưng nếu hiểu phân biệt BA THÂN rõ ràng thì không có gì phải bối rối.

“Đức Thế-Tôn có bệnh” ấy là Nhục-thân Phật có bệnh, “Đức Thế-Tôn cần dùng sữa” ấy là Nhục-thân Phật cần dùng sữa. Chớ Pháp-thân Như-Lai có đâu trong cõi vô-minh mà có bệnh, mà cần dùng sữa .

Chư Phật vốn không có thân nào, nhưng vì muốn thu-nhiếp, hoá độ chúng-sinh vô-minh mà có phân-biệt thành BA THÂN.

BA THÂN vì chúng-sinh mê mà có! Đó là PHÁP-THÂN, BÁO-THÂN và HOÁ-THÂN.

Nói “Thế-Tôn có bệnh” là nói Hoá-thân Phật do duyên chúng-sinh mà thị-hiện ra như thế, nói “Như-Lai không thể bệnh” là nói Pháp-thân Phật bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Nói “NAN-THẮNG Như-Lai” nói “ĐA-BẢO Như-Lai”, nói “LY-BỐ-UÝ Như-Lai” cả ngàn danh hiệu khác nữa, vẫn là nói một Pháp-thân Như-Lai, chẳng qua vì muốn nhắc nhở tuyên-dương một hạnh-đức nào đó với chúng-sinh trong từng pháp hội mà thôi.

Tuyệt-nhiên không hề có CỖ PHẬT, KIM PHẬT, VỊ LAI PHẬT khác nhau, lại càng không có chuyện Phật TỔ hay Phật ĐỆ-TỬ.

Trong Kinh Phật có nói đến Phật Mẫu Chuẫn-Đề, chữ Mẫu ở đây không có nghĩa là một người đàn bà, mà có nghĩa là “cội nguồn của vạn-pháp”, là “năng-lực đối-trị, hoá-giải vạn-pháp”.

PHÁP-THÂN Phật đấy là tam giới,
BÁO-THỂ người đây suốt vạn hoà.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên