trừng hải

Sanh tử khứ lai là nơi tuyệt lộ

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính hoatihon,
Xin quý đạo hữu cho biết thêm về vị "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não" (Danh hiệu này có trong Kinh nào ?, .......?)
Thưa, danh hiệu "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não", hình như là trong kinh Dược-Sư đó. Còn nếu không thì trong các bộ kinh về Mật-Tông. Có phải vậy không Hoatihon ?

Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
_______________________________
_______________________________

Chào đạo hữu hoatihon, đạo hữu có mạnh khỏe không từ độ ra đi vì...gió cuốn? Luôn mong đạo hữu được an khang mạnh khỏe.
Câu "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não" chỉ là câu văn bạch thoại, nó vốn là câu chú hộ thân mạng người đi xa và gặp những người không quen...Câu chú đi kèm thủ chỉ gồm, hình và chưởng. Lúc xưa khi được...nghe Trừng Hải tôi không có hỏi xuất xứ nên bây giờ không thể trả lời cho đạo hữu được, nhưng nó có hiện tồn. Kính

Kính huynh trừng hải !

Có lẻ vì niệm Thánh sư Dạ Xoa Vô Não cho nên đã có lúc huynh "điên điên". Bây giờ tạm thời không điên, hoatihon đề nghị huynh không nên niệm Thánh sư Vô Não nữa, để khỏi "được" vị Vô Não phù hộ.

Có phải thế không huynh ?

Kính !

 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,346
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Kính huynh trừng hải !

Có lẻ vì niệm Thánh sư Dạ Xoa Vô Não cho nên đã có lúc huynh "điên điên". Bây giờ tạm thời không điên, hoatihon đề nghị huynh không nên niệm Thánh sư Vô Não nữa, để khỏi "được" vị Vô Não phù hộ.

Có phải thế không huynh ?

Kính !

___________________________________

Chào đạo hữu hoatihon, đa tạ lời khuyên của đạo hữu dù lời khuyên...trật lất. Câu chú này dùng để hộ thân như Trừng Hải tôi đã trả lời cho đạo hữu như trên, nó không có niệm. Theo Phật học tự điển Hán Việt, hộ có nghĩa bảo hộ, ngăn cản điều ác ở bên ngoài; niệm có nghĩa khởi tâm thiện bên trong, nhằm cảm ứng hay thọ lãnh chư diệu lực của Mười Phương Chư Phật. KÍnh báo, thân.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
___________________________________

Chào đạo hữu hoatihon, đa tạ lời khuyên của đạo hữu dù lời khuyên...trật lất. Câu chú này dùng để hộ thân như Trừng Hải tôi đã trả lời cho đạo hữu như trên, nó không có niệm. Theo Phật học tự điển Hán Việt, hộ có nghĩa bảo hộ, ngăn cản điều ác ở bên ngoài; niệm có nghĩa khởi tâm thiện bên trong, nhằm cảm ứng hay thọ lãnh chư diệu lực của Mười Phương Chư Phật. KÍnh báo, thân.

Kính huynh trừng hải !

Hoatihon xin huynh hãy cẫn trọng với danh hiệu "tự phát" (?) (bởi vì huynh không trích dẫn được xuất xứ).

Theo hoatihon trong các danh hiệu chư vị thuộc Mật Tông chỉ có những vị PHẪN NỘ chứ không có vị VÔ NÃO :

my.opera.com

(112 vị, Ảnh to, xem nhanh được)

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?9553-Các-Tangka-tại-GOLOG

(112 vị, Ảnh bị nén lại, muốn xem rõ phải mất thời gian hơn)

Vì nếu danh hiệu này do huynh nhớ mang mang mà không có căn cứ, sẽ có thể làm cho hành giả bị "chạm mạch".

Kính !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Cùng thành viên trừng hải !

Vì sự trong sáng cho Phật pháp và cho diễn đàn, thay mặt Ban Quản Trị, Hắc phong đề nghị bạn trừng hải giải thích rõ danh hiệu "Thánh sư Dạ Xoa Vô Não" mà đạo hữu đã kính lễ (link xuất xứ, ......).

Nếu không có căn cứ trong Kinh sách Phật Giáo, yêu cầu bạn tạm thời không ghi Danh hiệu này trong bài viết (nếu có sẽ bị xóa nguyên bài), cho đến khi bạn chứng minh được nguồn của danh hiệu.

Kính báo !
 
C

chimanhvu

Guest
góp bài tham khảo

Tôi không rõ lắm về Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não, Nhưng cứ tạm hiểu là một vị có tâm ác đã được Sa Môn Cồ Đàm thu phục trở thành bậc giác ngộ không còn phiền não nữa. Dưới đây xin cung cấp một tài liệu tham khảo về vấn đề trên cho mọi người tìm hiểu thử nhé:

ĐỨC THẾ TÔN VÀ HẠNH VÔ ÚY
Sa môn là người thấu triệt mọi âu lo trói buộc nơi thân, đoạn dứt thói thường của thân tâm nhằm nhổ tận gốc rễ âu lo. Biết thân trong nhiều đời do bẩm thọ mà có, nên họ chẳng thuận theo thói đời để cầu chỗ thú hướng, cầu nơi thú hướng chẳng thuận theo dòng chuyển lưu.
2836635276_379c1aa199
Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa… mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại. Đồng thời chúng đã phần nào phản ánh, trình bày những kinh nghiệm sống cho hậu thế. Chính giá trị của chúng như vậy nên người viết muốn mượn câu chuyện đối thoại giữa đức Thế Tôn với Dạ-xoa Àlavaka được ghi lại trong Kinh Tương Ưng Bộ, ở chương X Tương Ưng Dạ-xoa để chia sẻ những kinh nghiệm sống, cách hành xử mà Đức Như Lai đã truyền dạy lại cho những người hữu duyên với Ngài. Nội dung cuộc đối thoại đó được trình bày như sau:
Một thời Thế Tôn trú ở Àlavi, tại trú xứ của Dạ-xoa Àlavaka. Rồi Dạ-xoa Àlavaka nói với Thế Tôn: “Này Sa-môn, hãy đi ra!” Thế Tôn nói: “Lành thay, Hiền giả” và đi ra. Rồi lần thứ 2, lần thứ 3 Dạ-xoa đã yêu cầu đức Thế Tôn như thế và đức Như Lai cũng đã thực hiện việc đi ra, đi vào như vậy một cách hoan hỷ. Nhưng ở lần thứ tư, Dạ-xoa Àlavaka lại nói với Thế Tôn: “Này Sa-môn, hãy đi ra” và Thế Tôn đã đáp lời: “Này Hiền giả, Ta không đi ra. Hãy làm gì ông nghĩ là phải làm”. “Này Sa-môn, ta sẽ hỏi ông một câu hỏi. Nếu ông không trả lời ta được, ta sẽ làm tâm ông điên loạn, hay ta làm ông bể tim, hay nắm lấy chân, ta sẽ quăng ông qua bờ bên kia sông Hằng”. Và Thế Tôn trả lời: “Này Hiền giả, Ta không thấy một ai, ở thế giới chư Thiên, Ma giới hay Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người có thể làm tâm Ta điên loạn, hay làm bể tim ta, hay nắm lấy chân quăng Ta qua bờ bên kia sông Hằng. Tuy vậy, này Hiền giả, hãy hỏi đi như ông muốn”.
Dạ-xoa hỏi: “Cái gì đối với người đời là tài sản tối thượng? Cái gì khéo hành trì đem lại chơn an lạc? Cái gì giữa các vị là vị ngọt tối thượng? Phải sống như thế nào để được gọi là sống tối thượng? ”
Đức Thế Tôn đáp: “Lòng tin đối với người đời là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì sẽ đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ được gọi là sống tối thượng”.
Qua cuộc đối thoại, đức Thế Tôn đã cho chúng ta thấy cuộc đấu sức mạnh quyền uy lẫn đấu trí của Ngài với Dạ-xoa Àlavaka. Nhưng ở đây người viết không đi sâu vào tư tưởng giáo lý được truyền tải mà chỉ muốn chia sẻ một vài phẩm chất, đức tính về cách hành xử được đức Thế Tôn thể hiện trong khi đối thoại và để thấy được lối sống mà đức Từ Phụ muốn truyền trao cho chúng ta.
Đầu tiên chúng ta có thể thấy được đức tính hòa nhã thanh thoát, tự tại qua ngôn hành của Ngài. Tuy Dạ-xoa Àlavaka nói những lời thô ác, xem thường nhưng Ngài vẫn giữ sự khoan thai, tự tại bằng ngôn hành: “Lành thay hiền giả”. Ngài đã hành xử với tâm từ để nhiếp phục và chuyển hóa Dạ-xoa với ngôn hành từ ái, đầy pháp vị của mình.
Đồng thời cách hành xử của Ngài cũng đã dạy cho ta một bài học về phẩm hạnh của vị Sa-môn: tự tại đối với sức mạnh quyền uy lẫn sức mạnh vật chất; nghĩa là vị sa-môn phải tự tại hay đúng hơn là không bị sự chi phối bởi những vấn đề không liên quan đến những phương pháp, con đường dẫn đến hạnh phúc giải thoát tối thượng. Điều này được minh chứng bằng thân hành tự tại, vô úy của đức Phật đối vối sức mạnh quyền uy của Dạ-xoa Àlavaka. Ngài đã từ chối không làm theo lời yêu cầu một cách thái quá của Dạ-xoa ở lần thứ tư.
Đây chính là bài học về thân hành vô úy của đức Thế Tôn. Sau này Tổ Huệ Viễn đã luận giải lại vấn đề vô úy, không luồn cúi trước sức mạnh thế tục bằng tác phẩm Sa Môn Bất Kỉnh Vương Giả Luận\[1]. Tác phẩm này ra đời nhân sự kiện Thái úy Hoàn Huyền dựa vào vua mà ban chiếu bắt sa môn phải cúi lạy, khuất phục trước sức mạnh thế tục nhằm nhắc nhở hàng tu sĩ đương thời lẫn hàng hậu học về gia tài pháp bảo cũng như nhằm giúp cho đạo pháp sẽ không bị mai một về sau. Và hơn thế nữa, Huệ Viễn đại sư đã nhấn mạnh rằng:
“Sa môn là thượng sĩ xuất trần đâu thể uốn gối quỳ lạy quân vương! Bởi hàng sa môn đã đem những điều cao đẹp mà thiên hạ lãng quên hòa vào dòng đời thế tục, khiến cho những kẻ có tham vọng cao phải uốn mình theo lề lối, làm cho kẻ yếu hèn cũng nhận được lợi lạc”.
Và Ngài còn giải thích thêm về lý do vì sao hàng sa-môn không nên luồn cúi trước sự giàu sang, uy quyền, sức mạnh từ bên ngoài:
“Sa môn là người thấu triệt mọi âu lo trói buộc nơi thân, đoạn dứt thói thường của thân tâm nhằm nhổ tận gốc rễ âu lo. Biết thân trong nhiều đời do bẩm thọ mà có, nên họ chẳng thuận theo thói đời để cầu chỗ thú hướng, cầu nơi thú hướng chẳng thuận theo dòng chuyển lưu. Nay Sa-môn sở dĩ không quỳ lạy quân vương là nhằm nêu cao diệu đạo”.
Đồng thời qua cách hành xử đó, chúng ta còn thấy được sự kiên nhẫn của Ngài đối với mọi hoàn cảnh bên ngoài mà ở đây chính là lòng nhẫn nại bằng tâm từ đối với Dạ-xoa. Sự kiên nhẫn ấy được thể hiện bằng hành xử với 3 lần đi ra, đi vào nhưng trong tâm của Ngài không hề có một chút tâm niệm thù hằn, oán trách Dạ-xoa Àlavaka và làm cho tham vọng, sức mạnh uy quyền của Dạ-xoa phải rúng động, lay chuyển. Cho nên Dạ-xoa đã không thể tiếp tục dùng sức mạnh quyền uy để uy hiếp và làm cho Thế Tôn khiếp sợ mà đã chuyển hướng sang đấu trí với đức Như Lai.
Chính sự đấu trí ấy đã tạo điều kiện, nhân duyên thuận lợi giúp cho đấng Toàn Giác có cơ hội giáo hóa, mang ánh sáng chân lý đến để chuyển hóa sự tăm tối của Dạ-xoa Àlavaka. Ngài đã thể hiện một tinh thần phụng sự, hoằng truyền chánh pháp, mang lại lợi ích cho tất cả chúng sanh, không phân biệt giai cấp, bạn hay thù. Điều này được Thế Tôn minh chứng bằng lối đối đáp, dạy lại con đường trí tuệ, lối sống minh triết cho Dạ-xoa một cách hiền hòa từ ái “Này Hiền giả ….” cho dù Dạ-xoa có dùng sức mạnh thiên thần để hại Người. Và Ngài cũng tái khẳng định rằng: sức mạnh tinh thần nội tâm sẽ không bị khiếp sợ bất cứ sức mạnh nào từ bên ngoài; đồng thời chúng có đủ sức mạnh để nhiếp phục và giáo hóa ác ma. Cho nên, chính thân hành của Ngài đã nhiếp phục được tham vọng, sự kiêu căng ngạo mạn của Dạ-xoa.
Đây chính là bài học vô giá về thân giáo mà đức Thế Tôn đã sử dụng để truyền trao cho hàng sa-môn đệ tử của ngài; nhằm giúp cho chúng ta thấy được con đường hạnh phúc tối thượng là phải phá tan tà kiến, đoạn tận mọi kiết sử để thân chứng đời sống tự tại giải thoát. Chỉ có thân chứng bằng con đường trí tuệ mới có đủ khả năng loại bỏ, nhiếp phục những ác ma từ bên ngoài như tiền tài danh vọng… lẫn ác ma bên trong với sự chỉ huy của tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… để làm chủ đời sống của mình như đức Thế Tôn đã hành xử với Dạ-xoa Àlavaka.
TK. Giác Đoan
Theo Đạo Phật Khất Sĩ
1. Tác phẩm này được ghi lại trong Hoằng Minh Tập và được lưu trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.
2. Thích Đồng Ngộ (dịch), Luận về việc Sa-môn không quỳ lạy quân vương, Huệ Viễn Đại sư, trang web www. quangduc.com.
3. Quân vương ở đây chính là sức mạnh từ bên ngoài như quyền uy… và cũng muốn ám chỉ đến tiền tài, danh vọng…những thứ làm điên đảo những người đầy tham vọng và thiếu trí tuệ.
4. Thích Đồng Ngộ (dịch), Luận về việc Sa-môn không quỳ lạy quân vương, Huệ Viễn Đại sư, trang web: www. quangduc.com.
- See more at: www.thegioiphatgiao.vn
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong cuốn "Đức Phật và Phật Pháp" do ông Phạm Kim Khánh dịch, cũng có câu chuyện đức Phật độ "tướng cướp Vô Não". Ông này thuộc dòng Bà la môn quý tộc, vì bị thầy dạy học nghe lời xiểm nịnh của học trò mà bảo ông ta đi giết một ngàn người, cắt ngón tay làm xâu chuỗi đeo cổ mới được đắc quả, nên được gọi là Angulimāla, nghĩa là người đeo tràng chuỗi bằng lóng tay người. Ông ta giết được chín trăm chín mươi chín người, thì ngày nọ gặp bà mẹ ông ta đi phía trước, ông ta đuổi theo định giết cho đủ số. Phật dùng tuệ giác đoán biết, nên đến cứu mẹ ông và độ Vô Não thoát khỏi sa vào địa ngục Vô gián. Câu chuyện tích này dài lắm, tôi tóm tắt những điều tôi nhớ lại. Và ông Vô Não đã trở thành bậc Thánh sau khi thực hành pháp tham thiền do đức Phật dạy. "Buông đao đồ tể thì thành Phật".

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hy vọng những điều này giúp bác Trừng Hải thoát khỏi con đường "tuyệt lộ của sanh tử".
</span></span>
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính bác Tuấn-Tú, chimanhvu và các bậc trên trước,
Thưa, bangtam nhận thấy bài viết về Ngài Vô-Não do bác Tuấn-Tú và chimanhvu vừa gữi ở trên củng không đủ chứng minh rõ ràng về xuất xứ của cái tên gọi "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não". Cho nên bangtam cũng xin cùng một quyết định như Hoatihon là:
Vì sự trong sáng cho Phật pháp và cho diễn đàn, thay mặt Ban Quản Trị, Hắc phong và bangtam đề nghị bạn trừng hải giải thích rõ danh hiệu "Thánh sư Dạ Xoa Vô Não" mà đạo hữu đã kính lễ (link xuất xứ, ......).
Kính
bangtam
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,346
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Kính bác Tuấn-Tú, chimanhvu và các bậc trên trước,
Thưa, bangtam nhận thấy bài viết về Ngài Vô-Não do bác Tuấn-Tú và chimanhvu vừa gữi ở trên củng không đủ chứng minh rõ ràng về xuất xứ của cái tên gọi "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não". Cho nên bangtam cũng xin cùng một quyết định như Hoatihon là:

Kính
bangtam
_______________________________________
_______________________________________

Chào đạo hữu hoatihon, Hắc Phong, và bangtam. Lần đầu tiên gặp gở đạo hữu bangtam, mong được an khang mạnh khỏe và gia quyến mặn nồng (nếu đã có gia đình, bằng như không có thì xem như Trừng Hải tôi nói lời thừa mà xin lượng thứ), củi lửa có nhau đề huề hạnh phúc và có được... danh hiệu gia đình văn hóa mà chính quyền Vn phong tặng, mong lắm thay.
Kính thưa các vị, Trừng Hải tôi những tưởng Ngài Vô Não là một vị Tỷ Kheo mà ai ai từ nhỏ cũng đã nghe tên qua các bản truyện cổ Phật Giáo hay chuyện tiền thân Đức Phật mà bản kinh chính gốc là Bổn Sanh Kinh. Trừng Hải tôi hôm qua cũng không ngờ kiến thức của quý vị lại có phần...thiếu sót như vậy nên chỉ nói sơ qua trong bài trả lời của đạo hữu hoatihon. Đứng trên tinh thần đạo hữu đồng tu bình đẳng vô phân biệt Trừng Hải tôi xin nói ra những lời đầy đủ gọi là giáo dục trực quan sinh động mà ngày nay những người trẻ tuổi ai ai cũng ưa thích như sau:
- Trong phần trả lời với đạo hữu hoatihon Trừng Hải tôi đã nói câu "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não" chỉ là câu văn bạch thoại chớ đâu có nói là danh hiệu chi mô??? mà chữ bạch thoại có nghĩa là ngôn ngữ phổ thông mà ai ai cũng sử dụng hằng ngày; trong đó chữ Thánh Sư dùng để chỉ Thánh quả A La Hán của Tỷ Kheo Angulimala mà cổ đức ngày xưa chuyển ngữ là Vô Não nghĩa là không làm cho ai phải bị đau khổ (não hại), chữ Vô Não thì Trừng Hải tôi đã trình bày, tên chữ Phạn nó là Ahimsaka tức Bất Hại một trong các phẩm hạnh cao đức của thánh giả. Còn chữ Dạ Xoa là chữ mà chư cổ đức chuyển âm từ tên có âm chữ Phạn là Yakkha (quý vị đọc chữ này nó cũng có âm từa tựa như âm dạ xoa vì các vị chuyển âm theo tiếng...tàu) vốn là cảnh giới trong đa số tiền kiếp của Ngài Angulimala có liên quan đến tiền thân Đức Phật trong Bổn Sanh Kinh (quý vị có thể tìm đọc qua bản dịch của cố Hòa Thượng Minh Châu tức Jataka hay chuyện tiền thân Đức Phật) Câu văn bạch thoại này chỉ dùng để sùng kính tưởng nhớ bậc A La Hán Angulimala mà Trừng Hải tôi dùng chữ "kính lễ" tức cung kính tưởng nhớ như các lễ tưởng nhớ liệt sĩ ở VN ta. Bởi lúc xưa Trừng Hải tôi được dạy rằng việc sùng kính tưởng nhớ đến các Thánh giả thì phải gồm cả ba đời tức quá khứ tiền kiếp, hiện tại chưa xuất gia và thành tựu công phu phẩm hạnh sùng kính tức đắc thánh quả A La Hán thời Đức Phật còn tại tiền để tự răn rằng bản thân ta vốn vô phước không được sinh đồng thời với Chư Phật nay nguyện tu hành tinh tấn chóng đắc thánh quả để tương lai cùng Đức Từ Thị về cõi trần gian mà làm Phật Sự nên mới có câu văn bạch thoại "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não".
_ Gởi đạo hữu hoatihon: tôi đâu có thuyết phục đạo hữu, cũng không chờ mong đạo hữu công nhận lẫn đâu có nói Ngài Vô Não là hộ thần Mật Tông; mà đạo hữu muốn chứng minh cái gì vậy??? chứng minh tất tần tật các vị hộ thần Mật Tông đều đầy đủ hiện diện trong các tranh ảnh của đạo hữu đưa ra à??? đạo hữu có lậm thế giới điện toán toàn cầu không đó??? Âu cũng vì có chút hữu duyên nên Trừng hải tôi mới đề cập thêm về câu hộ chú mà Trừng Hải tôi được nghe, câu này không phải là NIỆM mà đạo hữu suốt ngày nói niệm này niệm nọ nên Trừng Hải tôi muốn đính chính là câu chú hộ thân không có niệm mà thôi? (Có biết chú là gì không đó? Nếu biết thì xin chỉ giáo cho mỗ tôi mở rộng tầm mắt, mong lắm thay!)
_ Chào đạo hữu Hắc Phong vô cùng kính mến, tuy chưa từng hữu duyên đàm thoại qua...màn hình điện toán những mỗ tôi đã nhận hai lần tin nhắn khiển trách của đạo hữu. Công việc quản lý thì đạo hữu cứ làm vì vốn là người được trao trọng trách; nhưng xin nhớ là đạo hữu đồng tu vô phân biệt cho nên đạo hữu cố gắng sử dụng ngôn từ cho nó chính xác. Trừng Hải không có cần lời dịu dàng mà chỉ cần chính xác khi trao đổi, ví dụ như việc đạo hữu nói tôi sử dụng danh hiệu "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não" là không có căn cứ rồi nhân danh cái gọi là sự trong sáng Phật giáo và diễn đàn. Chuyện diễn đàn thì mỗ tôi đang đọc nhưng về cái gọi là Phật giáo trong sáng thì mỗ tôi chưa từng có nghe; xin đạo hữu bỏ ra chút thì giới chỉ giáo cho Trừng Hải mở mắt trước khái niệm Phật giáo trong sáng là gì được không? mà nói thì phải nói cho NGÔ ra NGô, Khoai Ra Khoai như đạo hữu Chiếu Thanh góp lời với Trừng Hải tôi ngày qua đó. Kính

TB: Về gốc tích Hộ Chú thì vốn có trong kinh Angulimala Sutta, tương truyền sau khi quy y với Phật Đà, Tỷ KHeo Angulimala mà xưa kia là Vô Não mỗi ngày vào buổi sáng đi khất thực thì bị dân chúng đánh rách da nát thịt, đêm về thì bị các oan hồn mà Ngài giết quấy phá nên không định tâm mà tu hành được mới thỉnh cầu Đức Phật nên Phật Đà mới ban cho câu chú ngăn cản các việc tác động bên ngoài. Đồng KÍnh
*** Xin nói thêm một chút về các giai thoại của Ngài Angulimala cho mọi sự căng thẳng nó tiêu diêu, đồng quý vị thêm phần kiến thức. Ngài Anguligmala theo truyền thống ở Ấn độ là Thánh tổ của...sản phụ, bởi duyên do NGài đã phát Lời Chân Thật theo lời dạy của Phật Đà cầu cho một sản phụ sinh ngược mà bị mắc trong hàng rào cây. Vốn sản phụ khi đó đang đi lại ngoài cửa cho nó dễ sinh bỗng gặp Thánh Đệ Tử Angulimala đi khất thực, vôn chỉ có một mình và thập phần lo sợ vì hung danh của Ngài vốn rất lớn (quý vị cũng biết đó ngay cả một vị vua oai danh lớn thế nào mà khi gặp Ngài Angulimala cũng kiêng sợ không dám đến gần) sở dĩ khi Ngài đi mà bị dân chúng đánh vì dân chúng có số...đông (bởi người Bất hại thì không phản ứng nên kẻ vô tri được nước lấn tới??? đáng sợ thay cái ác, càng đông nhiều thì cái ác càng tăng; cái ác càng tăng thì số lượng càng nhiều thêm vì nó tương quan nhân quả); nên sản phụ chui vào trốn trong hàng rào quanh nhà không ngờ bị...kẹt luôn trong đó; vì xót thương sản phụ Ngài Angulimala đã làm đủ mọi cách những vô dụng nên đã chạy về bạch lại với Phật Đà, chính lúc đó Phật Đà đã dạy Ngài nói lời chân thật (các vị muốn nghiên cứu thêm về oai lực của Lời Chân Thật thì xin đọc Jataka hay có cuốn Đại Phật Sử của tỷ khưu Minh Huệ chuyển dịch từ cuốn MahaBuddhavamsa của vị tam tạng pháp sư danh tiếng xứ Miến Điện mà mỗ tôi quên mất tên đọc thêm) Trở về nơi sản phụ vừa không sinh được vừa bị mắc kẹt Ngài Angulimala đã đọc lên Lời Chân Thật, kỳ diệu thay tức chuyện lạ thế gian tức Vị Tằng Hữu sản phụ vừa thoát ra khỏi bụi cây vừa sinh mẹ tròn con vuông (lời người xưa nói người phụ nữ lúc sinh là vượt cạn đã nói lên ranh giới mong manh khổ đau sinh tử của thai phụ (cho nó trong sáng tiếng Việt, hề hề) nên mỗ tôi cũng vô cùng cảm thông với các bậc nữ lưu lòng còn lưu luyến chồng con mà vạn phần những mong được bình an nhờ uy lực của Ngài Angulimala. Về sau đó Ngài trở thành người hộ niệm cho các sản phụ sinh con và thật kỳ lạ thay tất cả đều vẹn toàn. Sau này lúc Ngài tịch diệt, ngay cả khi các sản phụ dùng các miếng y bố mà Ngài đã từng thọ dụng để uống cũng sinh nở được mẹ tròn con vuông, rồi thời gian qua cái gì mà không dần hoại tan các vật dụng của Ngài đã hết các sản phụ mới dùng bình bát khất thực của Ngài xưa kia đựng nước rồi lấy uống (hề hề, cũng may là các sản phụ này không đập bình bát để lấy uống!!!), quả là kỳ diệu thay, các sản phụ cũng vượt cạn an toàn. Xin đồng kính.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính bác Trừng Hải. Đúng là:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Đơn đao độc nhập vô thượng giác
Tam độc, bát phong không chướng ngăn
Chỉ một "chân như Tam muội ấn"
Tiến thẳng vào trong nhà pháp thân...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính!
</span></span>
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Tôi không rõ lắm về Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não, Nhưng cứ tạm hiểu là một vị có tâm ác đã được Sa Môn Cồ Đàm thu phục trở thành bậc giác ngộ không còn phiền não nữa. Dưới đây xin cung cấp một tài liệu tham khảo về vấn đề trên cho mọi người tìm hiểu thử nhé:

ĐỨC THẾ TÔN VÀ HẠNH VÔ ÚY
Sa môn là người thấu triệt mọi âu lo trói buộc nơi thân, đoạn dứt thói thường của thân tâm nhằm nhổ tận gốc rễ âu lo. Biết thân trong nhiều đời do bẩm thọ mà có, nên họ chẳng thuận theo thói đời để cầu chỗ thú hướng, cầu nơi thú hướng chẳng thuận theo dòng chuyển lưu.
Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa… mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại. Đồng thời chúng đã phần nào phản ánh, trình bày những kinh nghiệm sống cho hậu thế. Chính giá trị của chúng như vậy nên người viết muốn mượn câu chuyện đối thoại giữa đức Thế Tôn với Dạ-xoa Àlavaka được ghi lại trong Kinh Tương Ưng Bộ, ở chương X Tương Ưng Dạ-xoa để chia sẻ những kinh nghiệm sống, cách hành xử mà Đức Như Lai đã truyền dạy lại cho những người hữu duyên với Ngài. Nội dung cuộc đối thoại đó được trình bày như sau:
....
.....
Kính chị chimanhvu !

Dạ-xoa Àlavaka nghĩa là Quỷ Khoáng dã.

Theo Kinh Quán Phật Tam Muội Hải thì Dạ-xoa Àlavaka1 cổ, nhưng đến 6 cái đầu, đầu gối có 2 mặt, toàn thân có lông nhọn như con nhím sẵn sàng bắn ra như tên, cặp mắt đỏ ngầu luôn có máu rịn ra, thích uống máu tươi ăn thịt sống.

Phật có độ cho con Quỷ này nhưng cuối cùng cũng chỉ là Quy Y Tam Bảo mà thôi, chứ không có là Thánh Sư chi cả.

------------------
Chuyện chàng Vô Não _ Angulimala _ thì ai cũng biết, đó là một thanh niên tuấn tú :

Vô Não là một thanh niên tuấn tú, ham thần thông phép lạ, đến học với một vị thầy ngoại đạo Sằn-dạ-xà. Hôm nọ vị thầy đi vắng, người vợ của vị thầy đó thấy chàng thanh niên này trẻ đẹp, muốn người học trò nầy tư thông với mình, nhưng người học trò đó nhất mực từ chối. Bà ta lấy làm tức giận, thù hằn chờ cho đến khi chồng trở về, bà giả bộ làm ra vẻ buồn rầu, giận dỗi. Ông thầy hỏi: Lý do gì mà bà buồn bực như vậy ? Người đàn bà ấy trả lời rằng : Ông dạy người học trò này sao mà vô lễ vô phép quá. Khi ông đi vắng, hắn sinh tâm xấu xa muốn làm nhục tôi. Vừa nghe đến đó ông thầy giận vô cùng, bèn nghĩ cách hại người học trò bằng cách cố tình đưa vào cảnh tù ngục. Cách ấy như vầy: Ông hỏi người học trò: Này con, con có muốn được thần thông phép lạ không ? Chính người học trò ấy đi học là mong được thần thông phép lạ. Bây giờ ông thầy hỏi như vậy thì học trò hớn hở vô cùng và trả lời rằng: Thưa thầy, con mong lắm mà lâu nay chưa được thầy chỉ dạy cho. Ông thầy liền bảo, nếu con làm theo lời ta thì ta sẽ truyền bí quyết cho con.

“Này con, nếu con giết được 100 người, lấy 100 ngón tay xâu thành chuỗi mang về đây thì ta sẽ truyền bí quyết ấy cho con”. Người học trò vì ham thích thần thông phép lạ, nên khi nghe lời dạy đó thì đâm ra mù quáng. Hắn ta bèn đi tìm những nơi hẻo lánh, chực chờ có ai đi ngang qua thì giết. Từ ngày này qua ngày khác, chàng hăm hở giết và tính ra đã giết được 99 người, còn thiếu một người là đủ trăm. Lúc bấy giờ bà mẹ ở nhà nghe tin đồn về con mình là kẻ sát nhân rất khủng khiếp, và trong làng không ai dám đi ngang các ngõ hẻm vắng vẻ. Bà mẹ của chàng Vô Não bị người ta nguyền rủa, gièm pha ngày càng nhiều rằng con mình đi giết người, con mình đang bị nhà vua tróc nã nên vội vàng đi tìm con. Khi cất bước ra ngõ thì thiên hạ mách, bây giờ nó đang ở phía đường ấy, bà liền tìm tới đó. Khi đến nơi, vừa thấy bóng bà thì Vô Não cầm dao chạy tới toan giết, thì bỗng nhiên đức Phật hiện ra cản đường. Khi ấy chàng Vô Não bỏ mẹ mình chạy theo đức Phật. Nhưng lạ quá, chàng thấy mình chạy thật nhanh mà sao không kịp đức Phật, liền nghĩ : Ngài đi cách gì mà nhanh quá vậy? Tức quá, chàng liền kêu : Này Sa-môn Cù Đàm, đứng lại. Đứng lại tôi hỏi chuyện này một tí. Kêu hai ba lần như thế, đức Phật trả lời rằng: Không, này Vô Não, trên đường tội ác Ta đã đứng lại từ lâu rồi, chỉ có ngươi là chưa chịu đứng lại mà thôi. Câu nói ấy như mũi tên đâm trúng cái tâm hung ác của Vô Não. Tâm Vô Não lúc ấy như ngọn sóng thần xô xuống, nhưng lại vấp phải núi đá, làm cho ngọn sóng đó tan vỡ đi. Tâm Vô Não hung ác bị tan vỡ trước câu nói hiền từ của đức Phật. Vô Não là người cực thông minh và chợt thức tỉnh trước lời nói của đức Phật, liền buông dao cúi lạy đức Phật và xin theo Ngài đi tu. Đức Phật nhận Vô Não làm đệ tử và đem về tinh xá để tu tập.

(H.t Thích Thiện Siêu)

Vị này cũng được đức Phật độ cho làm sa môn sau cùng cũng chứng quả A La Hán.

Tôn giả Angulimala buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Xá-vệ để khất thực. Lúc bấy giờ, một cục đất do một người ném, rơi trên thân Tôn giả, rồi một cây gậy do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả, rồi một hòn sỏi do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả. Tôn giả Angulimala, lỗ đầu, chảy máu, bình bát bị bể, ngoại y bị rách, đi đến Thế Tôn. Thế Tôn thấy Tôn giả từ xa đi đến liền nói với Tôn giả : Hãy kham nhẫn, này Angulimala. Nhà ngươi đang gặt hái ngay trong hiện tại quả báo của nghiệp ấy, mà đáng lẽ ngươi phải chịu nấu sôi ở địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm

(
Trích kinh Trung Bộ do Hòa thượng Minh Châu dịch).

Một thanh niên tuấn tú, sau khi làm sa môn thì thành một vị Tăng thoát tục, nếu có già đi thì vẫn phương phi, chứ không trông giống quỷ Dạ Xoa được.

____________

Nơi quán "cà phê vĩa hè", chúng ta muốn "chém gió" hay "thả vịt, thả bong bóng" sao cũng được.

Còn trong Diễn Đàn Phật Pháp thì mọi câu viết của chúng ta đều được lưu lại (save) cho Phật tử các nơi thưởng lãm. Nếu chúng ta viết như vầy :

trừng hải nói:
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. Con đảnh lễ mười phương Chư Phật và đồng kính lễ Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não và Tứ Đại Thiên Vương, cầu xin cho con được bình an khi giao duyên với chúng sanh thập loại.

Tức là chúng ta đã bôi bác danh hiệu Phật Dược Sư, danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ tát, chúng ta đã đánh đồng Các Ngài với một con quỷ Dạ Xoa "không có đầu óc" (Vô Não).
Đây là lỗi khinh bạc Danh Hiệu Phật.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
- Trong phần trả lời với đạo hữu hoatihon Trừng Hải tôi đã nói câu "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não" chỉ là câu văn bạch thoại chớ đâu có nói là danh hiệu chi mô???

Mặc dầu bạn trừng hải đã cố gắng ép nghĩa để trả lời cho xuôi.

Vì rằng cụm từ "Thánh sư Dạ Xoa Vô Não" không phải là "danh hiệu chi mô" cho nên đề nghị bạn trừng hải đừng viết chung với Danh Hiệu Phật, Bồ tát như vầy nữa. Nếu viết chung vẫn sẽ bị xóa nguyên bài.

Chúng ta nếu không có khả năng xây dựng, bảo vệ Phật pháp thì cũng đừng tùy tiện biến tấu Phật pháp thành trò đùa.

Kính báo !
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,346
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Tuyệt Đãi Chỉ Quán

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Con xin đảnh lễ Mười Phương Chư Phật, cầu xin cho chúng sanh an lạc, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.
_____________________________
_____________________________

Kính thưa quý hữu, ngày hôm qua Trừng Hải tôi đang đề cập đến vị trí tức giai vị của người quyết chí lập thân phụng sự đất nước có tên Vị Nhân Sinh vốn là người phải dựa vào ý chí bản thân và nghị lực tích tập để tiến hành các công việc chủ yếu dựa trên chủ trương, tiêu chuẩn, tư tưởng chính sách làm mực thước vào đời Tống ở đất nước Trung hoa mà dân ta hay gọi là tàu (các vị nếu có nhã hứng tìm kiếm nguồn gốc xuất xứ chữ này thì đọc các tác phẩm của Vương Hồng Sển, Sơn Nam...) mà có cách hiểu tức đạo như đạo quân thần, đạo bề tôi, người quân tử...mà chắc hẳn quý vị cũng có nghe qua như "Kẻ sĩ khả sát bất khả nhục" "người quân tử đi qua ruộng dưa thì không sửa giày, đi dưới giàn bầu thì không sửa mũ" "quân sư phụ"...cũng như các thuần phong mỹ tục, đạo đức...như "công dung ngôn hạnh" "nghĩa phu thê" "quyền huynh thế phụ" "hiếu nghĩa" và quan trong nhất bởi nó có tánh đối đãi tức nhị nguyên hay nhị nguyên đối đãi mà Phật giáo ta xem như nguồn nguyên gây vọng tưởng tức vô minh chi mạc do ô nhiễm cảnh trần bụi đời ( như mỗ tôi có đọc trong Kinh Giải Thâm Mật qua bản dịch của Thầy Trí Quang, Phật Đà chỉ rõ chữ Tâm thì ngoại trừ A Đà Na Thức các tâm còn lại như năng nhiếp sở nhiếp, a lại da thức, và tích tập sắc thanh hương vị xúc vốn đều quan liên đến tâm thức đối đãi này, theo trí nhớ của mỗ tôi, và quý vị cũng nên nghiên cứu thêm để biện biệt am tường, những mong lắm thay) và muốn thấy biết vạn vật như nó là tức TÂM ĐỒNG NHẤT CẢNH mà mỗ tôi có đề cập lúc trước, ở ngươì sơ cơ như mỗ tôi, cần phải đình chỉ nó chớ chưa nói là tuyệt diệt nó (mà mỗ tôi cũng đã thấy thậm nan mà tri hành). KÍnh thưa quý vị, các kinh văn, luận văn, chú giải... mà mỗ tôi có đọc qua đều thấy hầu hết chỉ đến cập đến cảnh giới quả thành tựu mà ít khi mô tả cửa vào, cũng vì lý do này nên mỗ tôi những mong cùng thảo luận với quý hữu để tất cả đều thông đạt phần nào, mà cảm được uy lực tối thượng thừa mà Chư Phật, Chư Tổ đã phương tiện trao cho chúng ta mà tăng phần tín tâm bởi nó là phước đức vô thượng không có của báu tuyệt đỉnh trần gian nào sánh kịp. Mong lắm thay, bởi lời khác lạ thì dễ nảy nghi tâm ở người có tâm chưa thông đạt, mà bằng không thuận lợi thì xem như cơ duyên không còn thì mỗ cũng phát tràng trường tiếu vì bất khả...làm gì được rồi rủ áo ra đi. Kính báo/SIZE]

TB: Nghĩ đi nghĩ lại mà Trừng hải tôi phải phì cười không nén được, các đạo hữu đồng tu hỏi Trừng Hải tôi cười về sự gì thì Trừng Hải tôi không dám trả lời vì quý vị thử nghĩ, một người thì đọc cụm từ "chưa đến thì nghi" lại cho mỗ tôi là nghi Tổ, nghi Phật mất cơ hội tu học Phật Pháp mà chưởi rủa??? người thì xỉ vả nhục mạ cho mỗ tôi coi thường hồng danh vì cho "Vô Não" là người không có não??? Đúng là chuyện hí tiếu độc nhất trần gian mà mỗ tôi lại không dám kể nên phải chạy ra ngoài mà cười cho thỏa ý. Hề hề
 
C

chimanhvu

Guest
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. NAM MÔng giải thoát mà đáo Niết Bàn.
_____________________________
_____________________________ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Con xin đảnh lễ Mười Phương Chư Phật, cầu xin cho chúng sanh an lạc, đồ

Kính thưa quý hữu, ngày hôm qua Trừng Hải tôi đang đề cập đến vị trí tức giai vị của người quyết chí lập thân phụng sự đất nước có tên Vị Nhân Sinh vốn là người phải dựa vào ý chí bản thân và nghị lực tích tập để tiến hành các công việc chủ yếu dựa trên chủ trương, tiêu chuẩn, tư tưởng chính sách làm mực thước vào đời Tống ở đất nước Trung hoa mà dân ta hay gọi là tàu (các vị nếu có nhã hứng tìm kiếm nguồn gốc xuất xứ chữ này thì đọc các tác phẩm của Vương Hồng Sển, Sơn Nam...) mà có cách hiểu tức đạo như đạo quân thần, đạo bề tôi, người quân tử...mà chắc hẳn quý vị cũng có nghe qua như "Kẻ sĩ khả sát bất khả nhục" "người quân tử đi qua ruộng dưa thì không sửa giày, đi dưới giàn bầu thì không sửa mũ" "quân sư phụ"...cũng như các thuần phong mỹ tục, đạo đức...như "công dung ngôn hạnh" "nghĩa phu thê" "quyền huynh thế phụ" "hiếu nghĩa" và quan trong nhất bởi nó có tánh đối đãi tức nhị nguyên hay nhị nguyên đối đãi mà Phật giáo ta xem như nguồn nguyên gây vọng tưởng tức vô minh chi mạc do ô nhiễm cảnh trần bụi đời ( như mỗ tôi có đọc trong Kinh Giải Thâm Mật qua bản dịch của Thầy Trí Quang, Phật Đà chỉ rõ chữ Tâm thì ngoại trừ A Đà Na Thức các tâm còn lại như năng nhiếp sở nhiếp, a lại da thức, và tích tập sắc thanh hương vị xúc vốn đều quan liên đến tâm thức đối đãi này, theo trí nhớ của mỗ tôi, và quý vị cũng nên nghiên cứu thêm để biện biệt am tường, những mong lắm thay) và muốn thấy biết vạn vật như nó là mà mỗ tôi có đề cập lúc trước, ở ngươì sơ cơ như mỗ tôi, cần phải đình chỉ nó chớ chưa nói là tuyệt diệt nó (mà mỗ tôi cũng đã thấy thậm nan mà tri hành). KÍnh thưa quý vị, các kinh văn, luận văn, chú giải... mà mỗ tôi có đọc qua đều thấy hầu hết chỉ đến cập đến cảnh giới quả thành tựu mà ít khi mô tả cửa vào, cũng vì lý do này nên mỗ tôi những mong cùng thảo luận với quý hữu để tất cả đều thông đạt phần nào, mà cảm được uy lực tối thượng thừa mà Chư Phật, Chư Tổ đã phương tiện trao cho chúng ta mà tăng phần tín tâm bởi nó là phước đức vô thượng không có của báu tuyệt đỉnh trần gian nào sánh kịp. Mong lắm thay, bởi lời khác lạ thì dễ nảy nghi tâm nếu chưa thông đạt, mà bằng không thuận lợi thì xem như cơ duyên không còn thì mỗ cũng phát tràng trường tiếu vì bất khả...làm gì được rồi rủ áo ra đi. Kính báo/SIZE]

TB: Nghĩ đi nghĩ lại mà Trừng hải tôi phải phì cười không nén được, các đạo hữu đồng tu hỏi Trừng Hải tôi cười về sự gì thì Trừng Hải tôi không dám trả lời vì quý vị thử nghĩ một người thì "chưa đến thì nghi" lại cho mỗ tôi là nghi Tổ, nghi Phật xem nhẹ Phật giáo??? người thì xỉ vạ nhục mạ cho mỗ tôi coi thường hồng danh vì cho "Vô Não" là người không có não??? Đúng là chuyện hí tiếu độc nhất trần gian mà mỗ tôi không dám kể lại với các bằng hữu đồng tu nên phải chạy ra ngoài mà cười cho thỏa chí. Hề hề



Kính bác Trừng Hải:
Mọi người đã uống Trà Bác mời xong, Bác cũng đã lượn vòng xem cây , ngắm cảnh mà chỉ thấy toàn Thảo Dại.. Mọi người cũng đã được nếm mật nhân,tự mỗi người cũng hiểu được vị ngọt, đắng như thế nào rồi, Bác cũng đã nói rõ thân thế của mình rồi. Giờ Xin được thỉnh giáo Bác nói về cái tông chỉ và ý chỉ mà Bác nhận ở đức Từ Phụ trước khi hạ sơn cho chúng sinh được thấy rõ . Đa tạ ơn người
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
KÍnh thưa quý vị, các kinh văn, luận văn, chú giải... mà mỗ tôi có đọc qua đều thấy hầu hết chỉ đến cập đến cảnh giới quả thành tựu mà ít khi mô tả cửa vào...

Cửa vào đây bác Trừng Hải :

Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Giữ tâm ý thanh tịnh
Chính lời chư Phật dạy

 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,346
Điểm tương tác
965
Điểm
113
KÍnh thưa quý vị, các kinh văn, luận văn, chú giải... mà mỗ tôi có đọc qua đều thấy hầu hết chỉ đến cập đến cảnh giới quả thành tựu mà ít khi mô tả cửa vào...

Cửa vào đây bác Trừng Hải :

Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Giữ tâm ý thanh tịnh
Chính lời chư Phật dạy

________________________________
________________________________

Kính chào đạo hữu Minh Định, Trừng Hải tôi sẵn sàng tiêu mất một đồng cuối cùng để vào diễn đàn vỗ một tràng tay tán tụng đạo hữu Minh Định thốt lời như sấm động, đánh tan mọi mê lầm âm u quỷ mị. Xin ngưỡng mộ người thốt lại lời Chánh Pháp mà tương truyền chính là lời của Thánh A La Hán Đệ Nhất Thần Thông Mục Kiền Liên đã y chỉ Phật Đà mà tuyên ngôn khi đứng giữa thanh không trước khi tịch diệt:

CHƯ ÁC MẠC TÁC
CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH
TỰ TỊNH KỲ TÂM
THỊ CHƯ PHẬT GIÁO

Đã thốt lời Chánh Pháp thì Trừng Hải tôi cũng thỉnh cầu đạo hữu Minh Định chỉ chỗ hành hoạt vi diệu của Pháp Cú vang danh này cho khỏi phụ lòng ngưỡng mộ của Trừng Hải tôi. Kính xin, kính xin.
___________________________ Đạo hữu Minh Định, lời tán thưởng của Trừng Hải tôi đối với đạo hữu chỉ có 1/2 đồng nên xin đạo hữu cho phép mỗ tôi lấy lại 1/2 đồng mà trò chuyện với đạo hữu chimanhvu, mạn phép. Đa tạ, đa tạ.
Đạo hữu chimanhvu, mỗ tôi gia cảnh nghèo nàn nên phải dùng đến hạ sách này mà nói chuyện với đạo hữu, xin đừng trách mỗ tôi có lòng khinh mạn, lựơng thứ, lượng thứ.

Đạo hữu chimanhvu, Trừng Hải tôi là người theo lý nhất thừa nên xem mọi tông phái Phật giáo đều là nhất tông nhất giáo mà hình như đạo hữu là người mến mộ Tổ Sư Thiền nên mấy hôm trước tôi có đề nghị với đạo hữu có kiến giải về ngài Thần Tú trong tâm tư, sinh hoạt hay các bài pháp được cho của ngài khi đã làm quốc sư cọng với bài kệ trình lên Ngũ Tổ với tôi. Nhưng tiếc thay, mỗ tôi thấy lời đạo hữu có vẻ miễn cưỡng nên bây giờ mới có đề nghị khác với đạo hữu. Xin đạo hữu cho mỗ tôi biết bản kinh nào mà đạo hữu đắc chí nhất, tri kiến của đạo hữu về chữ THAM và NGHI TÌNH. Sau khi đã tỏ tường mỗ tôi sẽ cùng đạo hữu trao đổi về Tổ Sư Thiền. Nay kính.
___________________
Đạo hữu Băng Tâm, Trừng Hải tôi vốn đã giải thích rõ ràng chữ Vô Não, vốn là bậc cổ đức dịch nghĩa chữ Pali, Ahimsaka, với chữ Não nghĩa là não hại, tức không gây ra đau khổ cho ai, không làm điều ác với ai. Cha của ngài Vô Não là một bậc quốc sư thông thiên địa, nhân văn (lẽ nào lại đặt tên cho con trai nối dòng là thằng không não??? Hề hề) nên thấy rõ ngài sẽ gây điều ác về sau nên đặt tên là Ahimsaka, mà chư cổ đức dịch nghĩa là Vô Não, với hy vọng ngài không gây ra nghiệp ác. Việc giải thích đã rỏ ràng vậy mà đạo hữu cứ vin vào việc Não tức trí não, đầu óc rồi lý luận này nọ. Phàm người tu hành vốn không có ý tranh chấp, nhưng trước cái cố chấp âu cũng phải chỉ cho rỏ ràng mà mong người thay đổi tức tỉnh ngộ. Ở phương Đông, thời xưa mọi sự suy nghĩ, thấy biết suy tư được cho là ở...bụng tức đơn điền (Trung hoa) và ở tim (Ấn độ) không có ai dùng chữ não cả. Những kiến thức này vốn là kiến thức phổ thông được dạy vào kỳ trung học đệ nhị hay đệ nhất mà nay gọi là trung học cơ sở và phổ thông, người không biết những kiến thức này thường chứng tỏ sự ấu trĩ trong học vấn. Sở dĩ mỗ tôi giải thích rỏ ràng như vậy vì vốn biết (qua các câu đàm thoại trong diễn đàn) đạo hữu là người có tâm chân thành cầu đạo thuở trước nên đừng vì chút tư tâm mà đánh mất đi chí tinh tấn vốn là phước đức thuộc thiện căn của mình. "Hãy dừng chân, này Angulimala" vốn là câu nói nổi tiếng mà Đức Phật đã nói với ngài Vô Não trong rừng sâu năm xưa cũng là câu Trừng Hải tôi muốn nhắc lại với đạo hữu. Mong lắm thay, thân.

 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính Trừng-Hãi cùng các bậc trên trước,
Chào đạo hữu hoatihon, Hắc Phong, và bangtam. Lần đầu tiên gặp gở đạo hữu bangtam, mong được an khang mạnh khỏe và gia quyến mặn nồng (nếu đã có gia đình, bằng như không có thì xem như Trừng Hải tôi nói lời thừa mà xin lượng thứ), củi lửa có nhau đề huề hạnh phúc và có được... danh hiệu gia đình văn hóa mà chính quyền Vn phong tặng, mong lắm thay.
bangtam xin cám ơn bác Trừng-Hãi đã chúc lành, nhưng dường như bác đã nhầm người rồi,(vì bangtam ở bên Mỹ).
Kính thưa các vị, Trừng Hải tôi những tưởng Ngài Vô Não là một vị Tỷ Kheo mà ai ai từ nhỏ cũng đã nghe tên qua các bản truyện cổ Phật Giáo hay chuyện tiền thân Đức Phật mà bản kinh chính gốc là Bổn Sanh Kinh. Trừng Hải tôi hôm qua cũng không ngờ kiến thức của quý vị lại có phần...thiếu sót như vậy nên chỉ nói sơ qua trong bài trả lời của đạo hữu hoatihon. Đứng trên tinh thần đạo hữu đồng tu bình đẳng vô phân biệt Trừng Hải tôi xin nói ra những lời đầy đủ gọi là giáo dục trực quan sinh động mà ngày nay những người trẻ tuổi ai ai cũng ưa thích như sau:
Thưa, bangtam xin nhấn mạnh nghĩa của cái tên Vô-Não (trong lúc sắp giết mẹ để chặc ngón tay luyện phép.) là : Vô là Không - Não là Trí óc.

-
Trong phần trả lời với đạo hữu hoatihon Trừng Hải tôi đã nói câu "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não" chỉ là câu văn bạch thoại chớ đâu có nói là danh hiệu chi mô???
Kính thưa, nếu biết rõ đây không phải là danh hiệu Phật hay Bồ-Tát, thì xin bác hãy xóa bỏ câu Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não. Vì danh hiệu Phật hay Bồ-Tát không thể tự phóng tác theo ý riêng của bác được. Bảo vệ chánh pháp hay phá hủy chánh pháp ? Xin bác suy gẩm lại về ý nghỉ và lời nói của bác.

mà chữ bạch thoại có nghĩa là ngôn ngữ phổ thông mà ai ai cũng sử dụng hằng ngày; trong đó chữ Thánh Sư dùng để chỉ Thánh quả A La Hán của Tỷ Kheo Angulimala mà cổ đức ngày xưa chuyển ngữ là Vô Não nghĩa là không làm cho ai phải bị đau khổ (não hại), chữ Vô Não thì Trừng Hải tôi đã trình bày, tên chữ Phạn nó là Ahimsaka tức Bất Hại một trong các phẩm hạnh cao đức của thánh giả. Còn chữ Dạ Xoa là chữ mà chư cổ đức chuyển âm từ tên có âm chữ Phạn là Yakkha (quý vị đọc chữ này nó cũng có âm từa tựa như âm dạ xoa vì các vị chuyển âm theo tiếng...tàu) vốn là cảnh giới trong đa số tiền kiếp của Ngài Angulimala có liên quan đến tiền thân Đức Phật trong Bổn Sanh Kinh (quý vị có thể tìm đọc qua bản dịch của cố Hòa Thượng Minh Châu tức Jataka hay chuyện tiền thân Đức Phật) Câu văn bạch thoại này chỉ dùng để sùng kính tưởng nhớ bậc A La Hán Angulimala mà Trừng Hải tôi dùng chữ "kính lễ" tức cung kính tưởng nhớ như các lễ tưởng nhớ liệt sĩ ở VN ta. Bởi lúc xưa Trừng Hải tôi được dạy rằng việc sùng kính tưởng nhớ đến các Thánh giả thì phải gồm cả ba đời tức quá khứ tiền kiếp, hiện tại chưa xuất gia và thành tựu công phu phẩm hạnh sùng kính tức đắc thánh quả A La Hán thời Đức Phật còn tại tiền để tự răn rằng bản thân ta vốn vô phước không được sinh đồng thời với Chư Phật nay nguyện tu hành tinh tấn chóng đắc thánh quả để tương lai cùng Đức Từ Thị về cõi trần gian mà làm Phật Sự nên mới có câu văn bạch thoại "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não".
Thưa, nếu như bác đã lập luận : Vô Não nghĩa là không làm cho ai phải bị đau khổ (não hại),
Vậy bangtam xin yêu cầu bác hãy thử ra đường khen tặng vài người mà bác quen biết, thí dụ như : Anh A, chị B Vô Não quá .
Để xem phản ứng của người ta như thế nào với bác, và có vô hại hay không . Ngoài ra, bác kính lễ ai thì tùy bác. Nhưng lời nói thông thường (bạch thoại) của bác sẽ để lại ảnh hưởng lầm lạc không tốt cho những ai chưa biết về loài quỷ Dạ-Xoa, mà bác đang ca tụng.
_ Gởi đạo hữu hoatihon: tôi đâu có thuyết phục đạo hữu, cũng không chờ mong đạo hữu công nhận lẫn đâu có nói Ngài Vô Não là hộ thần Mật Tông; mà đạo hữu muốn chứng minh cái gì vậy???
Thưa bác Trừng-Hãi. Xin phép bác cho bangtam được trả lời câu hỏi nầy: "Chứng minh là bác nói đúng, để mọi người tin nhận mà thôi."

Kính
bangtam
 
C

chimanhvu

Guest
Kính bác Trừng Hải

Đạo hữu chimanhvu, Trừng Hải tôi là người theo lý nhất thừa nên xem mọi tông phái Phật giáo đều là nhất tông nhất giáo mà hình như đạo hữu là người mến mộ Tổ Sư Thiền nên mấy hôm trước tôi có đề nghị với đạo hữu có kiến giải về ngài Thần Tú trong tâm tư, sinh hoạt hay các bài pháp được cho của ngài khi đã làm quốc sư cọng với bài kệ trình lên Ngũ Tổ với tôi. Nhưng tiếc thay, mỗ tôi thấy lời đạo hữu có vẻ miễn cưỡng nên bây giờ mới có đề nghị khác với đạo hữu. Xin đạo hữu cho mỗ tôi biết bản kinh nào mà đạo hữu đắc chí nhất, tri kiến của đạo hữu về chữ THAM và NGHI TÌNH. Sau khi đã tỏ tường mỗ tôi sẽ cùng đạo hữu trao đổi về Tổ Sư Thiền. Nay kính.

Kính bác Trừng Hải!
Trước hết xin được nói về ba Chữ TỔ SƯ THIỀN. Đây không phải là phân biệt pháp cao hay thấp. mà là muốn nói pháp môn này do chính đức Phật truyền trực tiếp.
Tổ Sư Thiền : Cũng gọi Đạt Ma Thiền, là do Tổ Sư từng đời truyền xuống . Đức Phật Thích Ca thuyết pháp 49 năm, tự nói chẳng từng thuyết một chữ , Vì 49 năm thuyết pháp là bất đắc dĩ, chẳng phải bản tâm . Đến sau cùng đưa lên một cành bông, trong hàng ngũ hàng triệu chư Thiên cõi trời, người, chỉ có một mình ngài Ma Ha Ca Diếp được ngộ, mới truyền thừa pháp môn Tổ Sư Thiền này. Ngài Ma Ha Ca Diếp là Sơ Tổ, truyền cho A Nan là Nhị Tổ, đến Tổ thứ 28 là ngài Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, nên cũng gọi là Đạt Ma Thiền.
Nếu nói bản kinh nào mà tôi đắc ý nhất thì đó là kinh Kim Cang.
Tri kiến của tôi về chữ Tham: Chữ Tham trong Tham Thiền là Nghi, Nghi tức là không hiểu, một việc gì đã hiểu rồi thì hết Nghi, mà đã hết nghi thì không có Tham. cho nên tham thiền rất chú trọng cái Nghi, gọi là Nghi tình. Muốn khởi lên cái nghi tình phải nhờ câu thoại đầu, gọi là tham thoại đầu. Câu thoại đầu là câu hỏi, có hỏi thì phải có đáp, hỏi thầm trong bụng cảm thấy không hiểu thì đáp không ra, đáp không ra thì càng thấy thắc mắc, chính cái thắc mắc đó gọi là nghi tình.
Tham thiền là chánh nghi. Chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, chứ không cho tâm đi tìm hiểu so sánh, để nuôi cái nghi tình cho thật mạnh. Khi nghi tình mạnh tới cùng tột, thình lình bùng nổ gọi là kiến tánh. Kiến tánh là giác ngộ, là biết được chính mình mới làm chủ được mình. Tự làm chủ được mới tự do tự tại được. Tự do tự tại là vĩnh viễn giải thoát tất cả khổ, cho nên gọi là kiến tánh thành Phật. Còn hồ nghi là lấy tâm đi tìm hiểu, hoặc giải thích câu thoại đầu cho ra đáp án, đó không phải là tham thiền, hồ nghi chỉ có thể được giải ngộ, chứ không được chứng ngộ...
Theo giáo-môn thông thường, sự tu hành phải trải qua bốn giai đoạn là: tín, giải, hành, chứng. Ban đầu do tin rồi đi tìm hiểu (giải), theo sự hiểu mà thực hành, vừa thực hành vừa tìm hiểu thêm, vừa hiểu thêm vừa thực hành thêm từng bậc tiến lên chứng từ thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa cho đến đẳng giác, diệu giác. Đó là cách tu thông thường. Còn Tổ Sư thiền thì không phải vậy. Trước tiên cũng phải có tin, có hiểu, nhưng khi bắt đầu thực hành thì không được tìm hiểu nữa. Thiền môn gọi là "Hành khởi giải tuyệt" tức là đã bắt đầu tham thiền rồi thì sự tìm hiểu kiến giải phải chấm dứt.
Cho nên tham thiền không cho hiểu thiền, hiểu đạo. Tại sao vậy? Vì đang tham thiền là đã có thiền, có đạo rồi. Nếu đi tìm hiểu thiền hiểu đạo nữa thì cũng như mình đã có một cái đầu rồi còn sinh thêm một cái đầu thứ hai nữa. Tổ Sư gọi: "Đầu thượng an đầu" (trên đầu thêm đầu) thì cái đầu thứ hai, không những không có ích cho cái đầu bổn lai, lại còn làm chướng ngại khổ sở cho cái đầu bổn lai
Tổ Sư Thiền chỉ chú trọng thực hành không cần lý luận, nhưng khi đang thực hành sẽ tùy theo căn cơ trình độ khác biệt, tình chấp nặng nhẹ, kiến giải cao thấp và sự ham thích bất đồng của mỗi người mà sinh ra muôn ngàn lối tẻ sai biệt...
Nay chỉ tạm đưa ra chút hiểu biết về hai vấn đề mà bác đưa ra. Xin được chỉ giáo thêm
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,346
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Nhất cơ nhất cảnh-Vạn sự hanh thông

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
_____________________________________
_____________________________________

Kính thưa quý hữu, phàm người tu hành nơi lập chí đầu tiên là chữ TÍN, mà tùy theo theo tông phái Phật giáo mà có lời dạy khác nhau, những tựu trung hoặc là về tâm hoặc là thuộc căn cũng là giai vị khởi đầu của mọi Phật tử ( Trừng Hải tôi cũng sẽ nói vào những dịp khác về chữ TÂM để quý vị cũng thưởng lãm) Và như những lần trước mỗ tôi đề cập, hôm nay cũng xin gióng một tiếng đại hồng chung tạm gọi là phổ thỉnh tuy âm là hữu tình nhưng thanh vận lại vô tình mà những cầu mong nơi nơi đều tương tư mà giữ vững hùng khí thanh phong trên đường tu học.

KÍnh thưa quý hữu, như mỗ nhớ không lầm thì vào thế kỷ 7-8, đất nước Tây Tạng đã đón nhận công chúa Văn Thành nhà Đường về làm bậc mẫu nghi( tức vợ vua) của mình. Theo như truyền thuyết khi sang Tây Tạng, Văn Thành công chúa đã dấu vua cha mà đem theo bảo vật quốc gia chính là con tằm sinh tơ dùng để dệt lụa vốn là một sản vật xa hoa đắt tiền vào thời đó (và ngay cả bây giờ lụa vẫn rất đắt), và ít ai biết đến trong phẩm vật hồi môn còn có một bức tượng Phật Bất Động bằng vàng nguyên khối (vàng tuy đắc giá, tuy nhiên quý vị nên nhớ, các bức tượng này vốn đã được trấn chú nên có các vị thần hộ thủ chớ sanh lòng tham, xin nhớ xin nhớ) mà chư cổ đức dịch là A Súc Bệ Phật là một vị Phật ngoài truyền thống, bằng chứng cho ta thấy Trung hoa vốn cũng có tông phái Mật tông mà sau này có một nhánh đã sang truyền đạo tại Tây Tạng sau đó mà tài liệu Trung hoa gọi là ma ha diễn(?). KÍnh thưa quý vị, bất cứ tông phái Phật giáo nào cũng chia ra các giai vị tu hành và trong mỗi giai vị lại chia ra ba bậc thượng, trung và hạ(tức cao, trung bình và thấp) nên để chỉ ra được sự đa diệu dụng của Pháp Bảo mà chư Tổ đã phương tiện trao cho chúng ta nhằm làm tăng thêm chữ TÍN cho quý hữu nên mỗ tôi sẽ sơ lược kể ra cho quý vị nghe về một nhánh mật-thiền tông của Trung hoa nhưng lại dành cho ...các nhà buôn đường xa gọi là Nhất cơ nhất cảnh-vạn sự hanh thông. Đây chỉ là phép hạ thừa, quý vị nên nhớ (mà chư cổ đức gọi là Nhất kiền chùy, chớ mỗ tôi không có xúi các vị đi học thiền đẻ đi buôn, vạn phần xin nhớ, xin nhớ), nhưng đã từng đem lại biết bao thành công cho giới thương gia lẫy lừng xứ tàu ngày xưa (dân tàu mà buôn bán thì quý vị cũng biết rồi đó!) bao của cải. Chỉ là lời kể chơi để thấy một trong những tánh khởi dụng của chư Tổ phương tiện cho quý vị lại bội phần tin vào phước đức mà mình thọ lãnh được của Chư Phật mười phương quả là Chí Bảo Vô Thượng trên trần gian.

Trước khi đề cập đến phép mua bán nhất cơ nhất cảnh-vạn sự hanh thông này mỗ tôi xin nói sơ lược qua Vị-Xứ_Thời của Phật giáo. Theo Phật giáo chúng ta bản thân mỗi một người cần phải xác lập vị trí của mình mà thiền ngữ gọi là lập cước, vị trí đó được gọi là VỊ, chữ Xứ nhằm chỉ cho nơi ta sinh sống xuất phát từ Thập Nhị Xứ nơi sinh ra tư tưởng thế gian (phong quán, tập tục, lễ nghi, tính tình...) tức nơi sanh đối đãi (vì nhận thức thế gian vốn là đối đãi nhị nguyên) và cuối cùng là THỜI tức hành vi hay hành động thuộc thân khẩu ý xảy ra trong mỗi một sát na thời gian tức hiện tại mà việc đang xảy ra. Quý vị nên biết dân tàu vốn là chúa dấu nghề nên phép thiền dụng cho...buôn bán này được các thương gia gọi lại là Thiên thời, địa lợi, nhân hòa mà chúng ta ai ai cũng biết nhưng lại không biết xuất xứ nguồn nguyên lại xuất phát từ Phật giáo chúng ta; nên nếu người ngoài có học lóm thì chỉ học được nhân hòa địa lợi còn thiên thời thì biết đằng nào mà học, nên thường đại khái cho rằng, trời cho thì được không cho thì có làm bằng trời cũng như không (hề hề, đọc xong câu này mỗ tôi thấy dân Việt ta cũng thuộc loại hí tiếu: có làm bằng trời cũng như không). Như thật ra chữ thiên thời chính là nhằm chỉ đến phép thiền Nhất cơ nhất cảnh bởi theo Phật giáo Trung hoa thì phép tứ thiền được gọi là Tứ Thiền Thiên bởi thuộc tầng trời Sắc giới.
Trừng Hải tôi lại phải giải thích ngữ từ kẻo có người hiểu lầm mà gieo nhân xấu (việc này vốn không phải của mỗ tôi nhưng cũng phải đành nhẫn mà nói). Trước hết xin nói về chữ "phương tiện", chữ phương tiện vốn có ba nghĩa; nghĩa được các tiểu bối ngày nay hay sử dụng tức bạch thoại tức ngôn ngữ sử dụng đối thoại hàng ngày là dụng cụ hổ trợ cho việc làm; nghĩa thứ hai là điều có ích cho công việc; và nghĩa cuối cùng mà mỗ tôi muốn nói đến (hêy dà, lại phải sắp chén sắp dĩa... cho quý hữu dùng) đó chính là tùy phương hướng mà xác lập chính xác, theo nghĩa Phật giáo là Tri hành, mà phó phẩm của nó ai ai cũng biết chính là Tùy Cơ Ứng Biến. Kính thưa quý vị chữ này cũng là một trong những mẫu mực mà chính quyền Trung hoa ngày xưa mượn của Phật giáo ta lâu ngày lại xem như của mình...không chịu trả thể hiện tính cách nhu nhuyễn tùy thời khôn ngoan rất mực.
KÍnh thưa quý hữu, như qua các phim tàu thường chiếu, việc đi buôn đường dài vạn phần mệt nhọc (tiền thì ai cũng thích nhưng cứ nghĩ việc làm ra tiền thì mỗ tôi đã oải sống lưng, nên quyết chí an phận), cũng bước bước hiểm nghèo vì vạn lý vô vân không biết đường đi hiểm nguy rình rập, ác tặc cường đồ manh tâm cướp bóc, bạn buôn gian trá sanh dạ khó dò, quan tham chiếm đoạt nhũng lạm quyền hành, tóm lại là mất mạng mất của như chơi, nói cho nhanh, tiểu bối nào cũng thích, hề hề. Trong mỗi chuyến đi buôn họ chuẩn mực rất mực kỷ càng vì việc này vốn rất rất quan trong liên quan đến tánh mạng, tài sản và gia tộc về các việc hình tướng thế gian tức vật chất và trên đường đi họ ăn chay trường, sinh hoạt rất mực điều độ để đề phòng bệnh tật, bảo vệ sức khỏe trí tuệ chớ không phải như ta thấy trên phim ảnh là đi đến đâu dừng chân họ cũng vào ca lâu kỷ nhạc ăn uống xả láng, ca hát suốt đêm (hình như có đạo hữu cũng lậm về phim ảnh nên tưởng tượng ra ngài Angulimala tướng mạo phương phi như...đường tam tạng trong Tây du ký mà mỗ phải...bó tay, hề hề) NGoài các việc về hình tướng, họ cũng chuẩn bị kỹ càng về phương diện tâm linh gồm...(mỗ tôi cũng muốn nói nhưng ngại...cho là mê tín dị đoan mà phang cho một kim phủ hay chích cho một phát ngọc châm thì game over nên để dịp khác, hề hề) và phép nhất cơ nhất cảnh-vạn sự hanh thông. Tiện đây mỗ tôi cũng xin nói qua việc xứng danh tức tên gọi được nói ra về Tantra thừa(?) tức chữ Mật vốn còn nhiều nghi vấn, mà sở dĩ việc này nó thông dụng không phải vì tự nó có mà do nhân gian... đặt tên cho nó bởi hàng đệ tử của tông phái này không phải như mỗ tôi (gia cảnh nghèo nàn) mà dành cho các vị thuộc...hoàng gia vua chúa, quan lớn một phương, giàu sang bốn bể nên sở hành nó rất rất là giới hạn và bí mật ít lộ ra ngoài không phải vì không từ bi mà không phổ biến mà bởi vì rất mực từ bi nên không phổ biến (các đạo sư thuộc thừa này ít nỗi tiếng, ít ai biết trừ những trường hợp thuộc lẽ huyền vi như Ngài LIên Hoa Sanh, Milarepa(?)...) vì phải bảo vệ cho các đệ tử trong thừa. Kính báo kính báo
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Cùng bạn trừng hải !

Xét vì bạn đã thay đổi (mặc dù hãy còn huyên thuyên, "tung hỏa mù" nhưng vì đây là phòng chat linh tinh nên không truy cứu) văn phong rất nhiều, đã chấp nhận không ghi một cái tên tự đặt "Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não" (nhằm cầu xin dễ đẻ _ "mẹ tròn con vuông") vào trong bài.

Nay thay mặt Ban Tổng Quản, hoangtri phục hồi xác lập "thành viên chính thức" cho bạn, để bạn được dễ dàng hơn khi viết bài.

Nhưng cũng xin nhắc nhở :

_ Cụm từ "mỗ tôi" chỉ được sử dụng ở phòng chat linh tinh này, ở các box khác thì không thể chấp nhận vì đây là một cụm từ khập khiểng, thể hiện tâm hồn kiêu hảnh, tự mãn của người phát ngôn.

Với văn đàn, thi đàn thì cách xưng hô này bình thường, vì ở đó toàn là những tâm hồn "xem trời bằng vung", nhưng đây là một diễn đàn Phật pháp, không nên nêu gương kiêu hảnh, tự mãn.

Kính mong bạn chấp nhận "luật chơi"


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top