- Tham gia
- 30/7/13
- Bài viết
- 1,346
- Điểm tương tác
- 965
- Điểm
- 113
____________________________Đạo hữu chimanhvu, Trừng Hải tôi là người theo lý nhất thừa nên xem mọi tông phái Phật giáo đều là nhất tông nhất giáo mà hình như đạo hữu là người mến mộ Tổ Sư Thiền nên mấy hôm trước tôi có đề nghị với đạo hữu có kiến giải về ngài Thần Tú trong tâm tư, sinh hoạt hay các bài pháp được cho của ngài khi đã làm quốc sư cọng với bài kệ trình lên Ngũ Tổ với tôi. Nhưng tiếc thay, mỗ tôi thấy lời đạo hữu có vẻ miễn cưỡng nên bây giờ mới có đề nghị khác với đạo hữu. Xin đạo hữu cho mỗ tôi biết bản kinh nào mà đạo hữu đắc chí nhất, tri kiến của đạo hữu về chữ THAM và NGHI TÌNH. Sau khi đã tỏ tường mỗ tôi sẽ cùng đạo hữu trao đổi về Tổ Sư Thiền. Nay kính.
Kính bác Trừng Hải!
Trước hết xin được nói về ba Chữ TỔ SƯ THIỀN. Đây không phải là phân biệt pháp cao hay thấp. mà là muốn nói pháp môn này do chính đức Phật truyền trực tiếp.
Tổ Sư Thiền : Cũng gọi Đạt Ma Thiền, là do Tổ Sư từng đời truyền xuống . Đức Phật Thích Ca thuyết pháp 49 năm, tự nói chẳng từng thuyết một chữ , Vì 49 năm thuyết pháp là bất đắc dĩ, chẳng phải bản tâm . Đến sau cùng đưa lên một cành bông, trong hàng ngũ hàng triệu chư Thiên cõi trời, người, chỉ có một mình ngài Ma Ha Ca Diếp được ngộ, mới truyền thừa pháp môn Tổ Sư Thiền này. Ngài Ma Ha Ca Diếp là Sơ Tổ, truyền cho A Nan là Nhị Tổ, đến Tổ thứ 28 là ngài Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, nên cũng gọi là Đạt Ma Thiền.
Nếu nói bản kinh nào mà tôi đắc ý nhất thì đó là kinh Kim Cang.
Tri kiến của tôi về chữ Tham: Chữ Tham trong Tham Thiền là Nghi, Nghi tức là không hiểu, một việc gì đã hiểu rồi thì hết Nghi, mà đã hết nghi thì không có Tham. cho nên tham thiền rất chú trọng cái Nghi, gọi là Nghi tình. Muốn khởi lên cái nghi tình phải nhờ câu thoại đầu, gọi là tham thoại đầu. Câu thoại đầu là câu hỏi, có hỏi thì phải có đáp, hỏi thầm trong bụng cảm thấy không hiểu thì đáp không ra, đáp không ra thì càng thấy thắc mắc, chính cái thắc mắc đó gọi là nghi tình.
Tham thiền là chánh nghi. Chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, chứ không cho tâm đi tìm hiểu so sánh, để nuôi cái nghi tình cho thật mạnh. Khi nghi tình mạnh tới cùng tột, thình lình bùng nổ gọi là kiến tánh. Kiến tánh là giác ngộ, là biết được chính mình mới làm chủ được mình. Tự làm chủ được mới tự do tự tại được. Tự do tự tại là vĩnh viễn giải thoát tất cả khổ, cho nên gọi là kiến tánh thành Phật. Còn hồ nghi là lấy tâm đi tìm hiểu, hoặc giải thích câu thoại đầu cho ra đáp án, đó không phải là tham thiền, hồ nghi chỉ có thể được giải ngộ, chứ không được chứng ngộ...
Theo giáo-môn thông thường, sự tu hành phải trải qua bốn giai đoạn là: tín, giải, hành, chứng. Ban đầu do tin rồi đi tìm hiểu (giải), theo sự hiểu mà thực hành, vừa thực hành vừa tìm hiểu thêm, vừa hiểu thêm vừa thực hành thêm từng bậc tiến lên chứng từ thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa cho đến đẳng giác, diệu giác. Đó là cách tu thông thường. Còn Tổ Sư thiền thì không phải vậy. Trước tiên cũng phải có tin, có hiểu, nhưng khi bắt đầu thực hành thì không được tìm hiểu nữa. Thiền môn gọi là "Hành khởi giải tuyệt" tức là đã bắt đầu tham thiền rồi thì sự tìm hiểu kiến giải phải chấm dứt.
Cho nên tham thiền không cho hiểu thiền, hiểu đạo. Tại sao vậy? Vì đang tham thiền là đã có thiền, có đạo rồi. Nếu đi tìm hiểu thiền hiểu đạo nữa thì cũng như mình đã có một cái đầu rồi còn sinh thêm một cái đầu thứ hai nữa. Tổ Sư gọi: "Đầu thượng an đầu" (trên đầu thêm đầu) thì cái đầu thứ hai, không những không có ích cho cái đầu bổn lai, lại còn làm chướng ngại khổ sở cho cái đầu bổn lai
Tổ Sư Thiền chỉ chú trọng thực hành không cần lý luận, nhưng khi đang thực hành sẽ tùy theo căn cơ trình độ khác biệt, tình chấp nặng nhẹ, kiến giải cao thấp và sự ham thích bất đồng của mỗi người mà sinh ra muôn ngàn lối tẻ sai biệt...
Nay chỉ tạm đưa ra chút hiểu biết về hai vấn đề mà bác đưa ra. Xin được chỉ giáo thêm
____________________________
Đạo hữu chimanhvu, cả ngày hôm qua sau khi đọc xong lời trình diện (appearance - hiện tướng) của đạo hữu Trừng Hải tôi trong dạ đắn đo, nửa muốn nửa không, băn khoăn khắc khỏi, khắc khỏi băn khoăn không biết trả lời như thế nào với đạo hữu. Bởi trong lời trao đổi trước Trừng Hải tôi những chỉ muốn biết tri kiến của đạo hữu về hai chữ "THAM" và "NGHI TÌNH" mà đạo hữu nói tới nói lui, loanh quanh quanh quẩn lại luôn dính tới danh xưng Tổ Sư Thiền vốn là chủ đề mà Trừng Hải tôi muốn tránh. Bởi, khi xưa lúc mới vào đạo hùng khí tuôn trào những muốn lay non dốc biển, mà nay, tuy đã chiều tà những vẫn còn hào khí để dốc biển lay non nên e sợ lời không được như ý của...đạo hữu. Nhưng bởi đạo hữu là người mến mộ Kinh NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA nên Trừng Hải tôi quyết nói vài lời. Thưa đạo hữu, ngày xưa Trừng Hải tôi vốn loay quay dưới núi Tổ Sư Thiền, những không có phải để...trèo lên mà những muốn...bứng luôn nguyên ngọn. Theo truyền thống thiền Trung hoa, những thiền gia thuộc Tổ Sư Thiền vốn nói NHư Lai Thiền chưa được tuyệt bích bởi còn là "giáo nội vị liễu", nên Trừng Hải tôi do ngạo khí ngút trời trước lời khinh bạc kinh văn (sau mới biết do mạn mà nên bởi, ban đầu thì khí còn chánh nhưng lúc lâm trận tại tiền thì nó chuyển thành...tà lúc nào chẳng hay, ôi đáng thương thay), mới toan lập chí đạp tan...núi Thái (tức Thái Sơn) Mất ăn mất ngủ, đầu trắng bạc tóc, lưng còng đến gối, ngực tức thở khó, lời nói thều thào mà núi nó vẫn cứ...như nhiên. Tuy quả không thành những cũng đã thức tỉnh giấc kê (giấc mộng kê vàng) nên bây giờ mới có vài lời với đạo hữu. Kính
Thưa đạo hữu, mỗ tôi đồng ý với chữ NGHI của đạo hữu, tuy chữ NGHI mỗ tôi có khác, nghĩa chữ NGHI là thích đáng, phù hợp, tương ưng... chứ không phải...nghi ngờ nhưng xét nghĩa chung cuộc thì nó vẫn...như nhau. Ý của mỗ tôi là do bởi tình là dây oan, mà nghi tình tức thấy tình là dây oan nên ta phải hạ một nhát "xuy phong kiếm" để đoạn tơ tình mà viễn ly nó bởi tu là cội phúc (tơ lòng thì biết lúc nào mà gở rối cho xong, mà càng gở thì càng rối) cho nên, nó cũng giống như chữ nghi của đạo hữu nghĩa là phải lìa nó đi khi biết nó thuộc nghi tâm, tức tâm nghi (tuy nhiên Trừng Hải tôi vẫn khó nghĩ ở chỗ đã quyết chí tu hành thì sao còn nghi tâm??? (lưỡng lự, không quyết định dứt khoác tức không đạt nhất tâm). Vậy tuy nghĩa nó dị biệt nhưng về cứu cánh thì nó...như nhau.
Còn chữ THAM thì mỗ tôi không đồng ý, không đồng ý những không làm... chi hết mà chỉ muốn cùng đạo hữu tìm ra một cái nhìn mới để làm sáng tỏ chữ THAM. Nếu đạo hữu đồng ý thì chúng ta nói tiếp. Kính