- Tham gia
- 30/7/13
- Bài viết
- 1,336
- Điểm tương tác
- 962
- Điểm
- 113
_____________________________Kính Bác Trừng Hải! Hôm trước vì bận việc nên thiếu cẩn thận kiểm tra bài viết, giờ xin được bổ sung thêm về nghĩa của chữ THAM: nghiền ngẫm, nghiên cứu
Chào đạo hữu chimanhvu, đã mấy độ xa nhau mà ngoài các chữ THAM xưa mãi đến bây giờ đạo hữu mới...gặng thêm được...một chữ Tham duy nhất là nghiên cứu. Trừng mỗ tôi thấy đạo hữu thời giờ cũng...nhiều bởi thường lân la đến các chủ đề khác trong diễn đàn khi thì hỏi tâm ấn, khi thì bồ đề tâm, rồi trích dẫn nào là lời của Lục Tổ nào là lời người xưa mà luận diệu đàm huyền toàn những chuyện...đâu đâu làm bụng mỗ tôi cồn cào như mười ngày chưa...ăn cơm mà xót xa cho cái...sự đời. Lời dạy người xưa vốn phải được nghiền ngẫm rồi "tham cứu" chỗ này, "tham kiểm" chỗ kia, mới đến "tham khán" lời bàn của chư cổ đức để cuối cùng mới "tham dự" vào nơi hành hoạt lời chư vị đắc đạo. Nếu đạo hữu muốn phô diễn kiến thức thì để Trừng Hải tôi chỉ lối cho mà đi cho nhanh cái...sự đời là cứ đi mua các quyển ngữ lục, thiền lục, thiền luận về đọc mười ngày nửa tháng cũng đã có bồ chữ nghĩa tạm đủ rồi tha hồ mà...tán phét, khi tán phét bí thì cứ gõ gú-gồ thì sẽ tìm thấy đoạn thích hợp mà cóp pi, cắt-dán rồi đưa lên diễn đàn mà tung hỏa mù (cố tìm đoạn nào nó bí hiểm mới...hiệu nghiệm) cho nó khỏe cái...sự đời. Vài lời nói chơi mà những mong đạo hữu hãy thành tâm tu học kẻo ở tuổi 57 thì cái chết nó đến khi nào không hay bởi cuộc sống thì mong manh mà chết là...cái chắc vì không ai mà tránh được; Do khi chết mà lương thực ăn đường chưa có (tư lương) thì khổ đau ở đời này rồi tiếp tục đau khổ ở thế giới kia. Xin tỉnh, xin tỉnh, mong lắm thay, mong lắm thay.
Bởi do lời hứa trao đổi với đạo hữu hai chữ THAM và NGHI TìNH nên mỗ tôi mấy ngày nay phải cố nhớ lại những tri thức về Tổ Sư Thiền (bởi do đã rời xa nó những nhiều năm qua) để mà thảo luận chỉ cũng để giúp cho đạo hữu một ít chánh kiến mà thức tỉnh khỏi giấc mộng đời, bởi ngoài sự "hãy thức dậy đi, hãy rời cơn mộng bé" rồi tự tìm cho mình một cây đuốc sáng thì Trừng Hải tôi chẳng thấy có đường nào mà đáo Niết Bàn bởi chẳng có đường đâu mà...đi??? Chắc hôm nay mỗ tôi phải nói thẳng vào ngay chỗ độc đáo của Tổ Sư Thiền cho đạo hữu rồi đạo hữu tự mình tìm thấy chỗ hành hoạt (nếu có), bằng không thấy gì là độc đáo thì cũng xin đạo hữu đừng chê trách mỗ tôi. Kính báo.
Kính thưa đạo hữu, ngoài lời cho Như Lai Thanh Tịnh Thiền chưa đến chõ tuyệt bích bởi là "giáo nội vị liễu" mà mỗ tôi có tâm sự với đạo hữu lần trước thì chúng ta cũng thấy rải rác trong các ngữ lục, thiền lục những lời chê khác. Ví dụ như trong Truyền Đăng Lục, chương Ngưỡng Sơn có kể: "Sư hỏi Hương Nghiêm: sư đệ gần đây thấy những cảnh giới gì? Nghiêm thưa: Đến lúc nào chết cũng không nói được. Rồi làm thêm bài kệ rằng - năm ngoái nghèo, chưa gọi là nghèo. Năm nay nghèo, mới gọi là nghèo. Năm ngoái nghèo không đất cắm dùi. Năm nay nghèo đến dùi cũng không có - Ngưỡng Sơn nói: Ngươi chỉ mới đắc được Như Lai Thiền, chưa đắc Tổ Sư Thiền."
Thưa đạo hữu chimanhvu, bài trước mỗ tôi cũng có tâm sự với đạo hữu về chuyện cố tìm ra Tổ Sư Thiền đi chệch ngoài Chánh Pháp của Mười Phương Chư Phật cho thỏa ngạo khí năm xưa còn trai tráng, nhưng sau quả nhiên thấy Tổ Sư Thiền vẫn là Tổ Sư Thiền bởi nó không hề ra khỏi tông phong của Lục Tổ Huệ Năng; lúc đó mới biết mình bị chư cổ đức...lừa, làm tiêu hao biết bao khí lực. Thực sự thì Như Lai Thanh Tịnh Thiền vốn là phép thiền tối thượng thừa trong bốn phép thiền đề cập đến trong Lăng Già Kinh, nó không phải là bốn pháp thiền riêng biệt mà là các phép thiền tiến triển lần lượt đi lên, giống như phép thiền Tứ Thiền Thiêng có bốn giai vị (Sơ, đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và tứ thiền) nên lời chê này có nghĩa "Ngươi là người chưa tham ngộ được Tối thượng thừa thiền tức Như Lai Thiền mà chỉ DIỄN bằng tri thức" bởi phép thiền vốn chỉ cho sự NGỘ tức vốn là chỗ hành vô sở hành của chính người tham thiền hay ngắn ngọn là tri hành. Đến khi hiểu được điều này thì, hỡi ôi, mỗ tôi đã mất đi quá nhiều thời gian vì nó, nên mới nói là đáng thương thay. Vậy cho nên Tổ Sư Thiền chính là Như Lai Thanh Tịnh Thiền thuộc Lăng Già Kinh, một trong hai quyển kinh mà Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đã truỳền dạy cho các đệ tử (cuốn còn lại là Kim Cương Kinh). Về vấn đề này đạo hữu có thể tìm thêm qua các tài liệu khác...như của Suzuki-"Thiền và pháp môn Vô Niệm" để thấy Chánh Lý Thượng Thừa của Mười Phương Chư Phật chính là Nhất Thừa, nên không có gì sai biệt (quý đạo hữu cũng thấy Lục Tổ Huệ Năng đã giảng giải biết bao nhiêu kinh khác nhau trong suốt cuộc đời hoành truyền giáo pháp Nam Tông Đốn Giáo Tối Thượng Thừa) mà sai biệt ở chỗ do SỰ TƯỚNG khác nhau (tức nghiệp-hiện tướng, chuyển tướng của người nghe có chỗ sai khác) chớ LÝ TÁNH nó vốn là một.
Kính đạo hữu chimanhvu, theo như chỗ mỗ tôi biết, Tổ Sư Thiền vốn cũng chỉ là một chi của Phật Giáo nên vẫn cũng lấy Phật Pháp làm nền tảng như Hòa Thượng Tuyên Hóa, hay Hòa Thượng Jy Din Sakya (Thích Thái Hành) đều là đệ tử trưởng tràng của cố Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân từng trùng tuyên lời dạy của Ngài tuyên bố. Và cũng như ở VN ta, người trung hưng pháp Tổ Sư Thiền chính là cố Hòa Thượng Thích Duy Lực cũng đâu đi ra ngoài Giới-Định-Huệ dù lời dạy có ít nhiều biến tấu (hề hề, nếu đạo hữu Hắc Phong vẫn còn giữ ý nguyện không biến tấu Phật Pháp để giữ trong sáng...Phật Giáo??? thì chẳng đi đâu xa, hãy qua diễn đàn Sư Tổ Thiền để phát quang dương đại ý nguyện của mình bằng cách chỉ trích việc cố Hòa Thượng Duy Lực ví pháp như cái CHỔI AUTOMATIC quét sạch nghi tình với chỗ lập cước là Vô Sở Đắc, Vô Sở Cầu, Vô Sở Sợ, hề hề, Hòa Thượng Duy Lực vốn là người Việt gốc Hoa lớn lên ở miền Nam, nên lời dạy của Ngài cũng hòa hợp nhu nhuyễn chữ Hán, chữ Việt và cả chữ địa phương cũng là cách mà mỗ tôi...hay dùng, hề hề) nhưng không đi ra ngoài Giới - Định - Huệ.
Kính đạo hữu chimanhvu, như lời dạy của Hòa Thượng Duy Lực, nơi lập cước của người học Tổ Sư Thiền là Vô Sở Đắc, Vô Sở Cầu, Vô Sở Sợ là nhằm phá ngã chấp, tức phải giữ tâm vô ngã tức bước đầu là không có tư ngã tức ý riêng tức vô tư. Mà làm sao để có được ý vô tư (ý trong sạch, thanh tịnh) thì phải không có cầu tức tâm hy vọng, mong muốn; không có sợ vì do cầu, hy vọng mà sanh tâm lo sợ. Lời dạy thật là rỏ ràng về việc lập cước của Tổ Sư Thiền chính là bên ngoài tức ngũ quan năng mắt, tai, nũi, miệng, thân thì lìa ái dục, bên trong tâm tức ý thì vô sở đắc tức tâm tư sẽ thanh tịnh; rồi sau đó mới đến tham khán thoại đầu để khởi nghi tình cho đến lúc nghi tình thành khối, việc tiếp tục tham đến khi khối nghi bùng vỡ tức kiến tánh.
Kính đạo hữu chimanhvu, Trừng Hải tôi xin nói tiếp về THAM KHÁN thoại đầu. Thoại đầu thì do tôn sư nhìn người học mà cho, vậy thì việc của ta chỉ còn hai chữ THAM KHÁN. Tham nghĩa đơn giản là dự vào, tham gia vào; Khán nghĩa là xem, quan sát (như khán giả). Vậy THAM KHÁN nghĩa là cái TÂM VÔ TƯ làm khán giả để quán sát thoại đầu. Như ta đã biết trong quá trình nhận thức gây chấp ngã là do VỌNG TƯỞNG, bây giờ ta phải thay VỌNG TƯỞNG bằng TÂM VÔ TƯ (tức thanh tịnh). Thay bằng cách nào thì đây là tâm pháp bí yếu của thầy trao truyền cho trò, bất khả...trình bày. Điều này cũng xin đạo hữu chimanhvu lượng thứ cho mỗ tôi.
Cuối cùng xin vài lời với đạo hữu, như mỗ tôi đã nói ở trên hãy "Tỉnh dậy đi, hãy rời cơn mộng bé" mà tự mình tìm lấy ngọn đuốc cho mình mà thấy đường đi, mà ly rời sanh tử, mà đáo Niết Bàn bởi không có...đường mà đến Niết Bàn đâu. Xin đạo hữu hãy tìm một bậc THiện Tri THức về pháp Tổ Sư Thiền mà Quy Y và Thọ Giới rồi nhận tâm pháp mà nguyện tu hành đến nơi chứng đắc mà thoát khổ đau, mà du hí cả Tam Thiên Đại THiên Thế Giới, mà có muốn cứu độ chúng sánh thì phát nguyện đi theo con đường BỒ Tát Đạo, lúc đó thì may mắn cho chúng sanh đắm chìm trong vô minh từ vô thủy thay. Mong lắm thay, mong lắm thay.
Kính