Thắc mắc Trường sinh- Bất tử.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Trường sinh- Bất tử. Bài 1.- Khởi Đề.

Kính các Bạn:

  • Trường sinh bất tử,
  • Cuộc sống bất tử,
  • Cuộc sống vĩnh cửu .

Đó là các thuật ngữ chỉ sự sống tồn tại đời đời, mãi mãi, vĩnh cửu bằng các hình thức can thiệp của y sinh học vào cơ thể động vật, thực vật và cao hơn là con người.

Trong nhiều ngôn ngữ, từ "bất tử" đồng nghĩa với từ "vĩnh cửu".

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết ly kỳ viễn vông.

  • Trường sinh, sống lâu sống thọ, sống dài dài nhưng hữu hạn chứ không phải vô hạn bất cùng, thì có.
  • Bất tử, hiểu theo nghĩa đen là không bao giờ chết, thì chưa từng có được.

Hoàng đế Tần Thỉ hoàng (vị bạo chúa) của Trung Quốc luôn khao khát cuộc sống bất tử nhưng lại chết ở tuổi 49 do một loại thuốc "trường sinh bất lão".

Tần Thủy Hoàng rất sợ chết, ông muốn được trường sinh bất tử, nên tìm đủ mọi cách để được cải lão hoàn đồng. Một hôm, các chiêm tinh gia kể cho ông nghe về một hòn đảo thần tiên ở biển Đông, dân cư ở đây đã khám phá ra bí quyết trường sinh.

Tần Thủy Hoàng liền phái một số tầu thuyền chất đấy châu báu lên đường, hy vọng đổi được bí quyết trường sinh. Nhưng dân chúng không đổi cho ông bí quyết trường sinh của họ.

Tần Thủy Hoàng thường xuyên uống thủy ngân liều lượng thấp và dần dần nhiễm độc. Ông qua đời đột ngột ở tuổi 49 và nguyên nhân cái chết được cho là liên quan tới nhiễm độc thủy ngân.!!!

Vâng. Liều thuốc Trường sinh.- Có thể là liều thuốc Độc.

Như vậy.-

Làm sao để Trường thọ ?
Kim Cang bất hoại thân ?

Kính mời Các Bạn hãy cùng với VQ, chúng ta tìm vào kho tàng Tri Thức (của các Tôn giáo và khoa học) để thấy Bản chất của chúng...

thọ2.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Kính thưa các vị đồng tu và đại chúng,

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn được sống lâu, sống khỏe, không bệnh tật, đau đớn. Mong muốn được trường sinh bất tử là một khát vọng tự nhiên của con người.


Trong Phật giáo, trường sinh bất tử không được coi là một mục tiêu cao cả. Phật giáo cho rằng, sự sống và cái chết là một quy luật tự nhiên của vũ trụ. Mọi thứ đều sinh ra, tồn tại và diệt đi. Con người cũng vậy, không ai có thể thoát khỏi quy luật này.

Vì vậy, Phật giáo không chủ trương tìm kiếm trường sinh bất tử bằng những phương pháp mê tín, dị đoan. Phật giáo dạy chúng ta cách sống một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn trong hiện tại.

Tham là một trong ba độc tố (tham, sân, si) dẫn đến khổ đau. Tham là sự khao khát, thèm muốn những thứ không thuộc về mình. Tham có thể chia thành hai loại chính: tham không lành mạnh và tham lành mạnh.

  • Tham không lành mạnh là loại tham mang lại đau khổ cho bản thân và cho người khác. Tham không lành mạnh có thể biểu hiện qua những hành vi như:
  • Tham lam, ích kỷ
  • Tham tiền tài, vật chất
  • Hoang dâm, phóng túng
  • Tham quyền, tham danh
  • Tham ăn, tham ngủ
  • Tham khoái lạc...

  • Tham lành mạnh là loại tham mang lại lợi ích cho bản thân và cho người khác. Tham lành mạnh có thể biểu hiện qua những hành vi như:
  • Tham học hỏi, tham hiểu biết
  • Tham giúp đỡ người khác
  • Tham Thiền, Giác Ngộ, Giải Thoát
Tham không lành mạnh là loại tham cần phải loại bỏ. Tham lành mạnh là loại tham cần phải phát triển.

Trường sinh bất tử là một loại tham không lành mạnh. Tham trường sinh bất tử sẽ dẫn đến những hành vi sai trái, như:

  • Sử dụng những phương pháp mê tín, dị đoan để tìm kiếm trường sinh bất tử, gây hại cho bản thân và cho người khác.
  • Bỏ bê cuộc sống hiện tại, không nỗ lực tu tập, giải thoát.

Để vượt qua tham trường sinh bất tử, chúng ta cần phải thực hành Chánh niệm. Chánh niệm là sự chú ý tỉnh táo, không phán xét đến hiện tại. Khi thực hành Chánh niệm, chúng ta sẽ nhận thức được những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách rõ ràng. Khi nhận thức được tham trường sinh bất tử của mình, chúng ta có thể điều chỉnh nó, để nó trở thành một loại tham lành mạnh.

Tham học hỏi, tham hiểu biết, tham giúp đỡ người khác, Tham Thiền, Giác Ngộ, Giải Thoát là những loại tham lành mạnh. Những loại tham này sẽ giúp chúng ta sống một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn trong hiện tại.

Kính thưa các vị đồng tu và đại chúng,

Trên đây là bài giảng Phật pháp về trường sinh bất tử. Mong rằng bài giảng này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về những khái niệm này trong Phật giáo.

Chúc quý vị thân tâm an lạc, tinh tấn tu tập.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Trường sinh- Bất tử. Bài 2.- Quan điểm "Sự sống đời đời" của Đạo Chúa.

Ở Đạo Chúa.- (lượt trích): Nếu đặt câu hỏi : có cuộc sống trường sinh bất tử không, thì chúng ta phải phân biệt : không có cuộc sống trường sinh bất tử ở thế giới này, nhưng lại có đời sống trường cửu ở thế giới bên kia sau khi chết.

Quê hương chúng ta không ở trên trần gian này nhưng ở trên trời, lòng chúng ta vẫn hướng về đó vì chúng ta chỉ là khách hành hương lưu lạc trên trần gian , giống như con cá không vui sống trên mặt đất, chim đại bàng chỉ muốn tung cánh trên trời cao.

Chúng ta phải có cái nhìn lạc quan về sự chết, chết chưa phải là hết. Một điều chắc chắn là sự chết dẫn ta đến sự sống lại. Lẽ dĩ nhiên chết không phải là điều tốt, nhưng nó là đoạn đường ta phải vượt qua để đi từ cuộc sống tạm thời này qua cuộc sống vĩnh cửu.

Sự chết không phải là sự chết đơn thuần, không phải là con đường cụt, không lối thoát. Thiên Chúa không thương yêu chúng ta vô ích, không dựng nên ta để rồi biến ta ra hư vô. Chúa yêu thương ta vô hạn, đã ban chính Con Một của Ngài cho ta, không phải để ta thấy ta biến vào hư vô sau cái chết, nhưng để ta được sống lại và được kết hợp với Ngài.(hết trích)

* Kính các Bạn. Theo VQ nhận thấy: Ở Đạo Chúa. Quan điểm Bất Tử.- Có nghĩa là sẽ có sau khi chết, và sẽ được sống lại (Phục Sinh, với một số điều kiện nào đó...theo Lm Giuse Đinh lập Liễm).

Có câu chuyện : Thuốc tử và bất tử. kể rằng:

Một hôm, trong thời chiến quốc, có người đến dâng cho vua nước Sở một vị thuốc quí vô cùng : thuốc bất tử.

Viên quan canh cửa chận lại hỏi :

- Vị thuốc này có ăn được không ?

- Thưa, ăn được.

Tức thì viên quan ấy giựt lấy bỏ vào miệng .

Truyện đến tai vua, ngài đùng đùng nổi giận :

- Đem mà chặt đầu nó đi.

Viên quan chắp tay vái :

- Nghe người dâng thuốc nói là thuốc bất tử lại ăn được, thần mới dám ăn. Thuốc bất tử nghĩa là ăn vào rồi thì không còn có thể chết được. Thế mà vừa nuốt khỏi miệng, thần đã sắp phải chết. Như vậy là thuốc tử. Tại sao người ta lại gọi là thuốc bất tử được ?

Vua Sở, lúc bấy giờ, mới sực tỉnh cơn hôn mê.

Trường sinh bất tử là giấc mơ ngàn đời của con người. Cứ mỗi lần một người thân giã từ cõi thế, thì ước mơ được sống mãi lại càng giầy vò con người dữ dội hơn. Các bậc vua chúa lại càng ước ao được sống lâu để tận hưởng vinh hoa phú quí. Nhưng cuộc sống quá vắn vỏi không đáp ứng được nguyện vọng trường sinh của mình. Vì vậy, người ta tìm đủ mọi cách để kéo dài cuộc sống theo ý muốn cho đến nay vẫn chưa thành công.

Bất Tử- Trường Sinh Chza10
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đức-Phật CHẤM DỨT SANH TỬ???
Có phải Đức-Phật TRƯỜNG SANH BẤT TỬ???

Cái SAI LẦM của con người TẠO TÁC SANH TỬ cho CHÍNH mình rồi CHÍNH mình lại đi tìm kiếm TRƯỜNG SANH BẤT TỬ???

Tìm cách TU HÀNH thành Phật là TẠO TÁC SANH TỬ phải không ta???

Đức-Phật CHẤM DỨT SANH TỬ???
Đức-Phật lại nói: Chẳng có SANH TỬ???

Ở CHỖ SANH TỬ thì phải SANH TỬ! Đó là Lẽ TỰ NHIÊN.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

kính HOÀNG 1 ly trà [smile]

(1) Người Không Thể Thấy NHƯ LAI [smile] ---> NGƯỜI KHÔNG CÓ THÂN TRƯỜNG THỌ [smile]

có 1 lần Pháp Sư Giác Đức .. tức Phật Ca Diếp hỏi Phật Thích Ca

- ngài là Như Lai .. vì nghiệp gì ... mà trong ngài ở đây mang thân hình nhục thể như mọi người khác ... tuổi thọ mạng ... cũng nhiều lắm hỏng quá 100 tuổi [smile]

----> thì ông Phật trả lời: Ờ ... đừng có nhìn vậy .... là hỏng đúng .. vì NHƯ LAI có THÂN TRƯỜNG THỌ [smile]

cũng vì vậy mới có 4 câu thơ:

nhược

- dĩ sắc ---> kiến ngã

- dĩ âm thinh ---> cầu ngã

thị
: nhơn ---> hành TÀ ĐẠO (thì thấy người đó hành tà đạo)

---> bất năng kiến NHƯ LAI [smile] (và người đó hỏng thể thấy NHƯ LAI [smile]) - Kinh Kim CANG


(1) Ngã: có hai nghĩa chính ...

(i) tự tại

(ii) tự mình quyết định được [smile] .. làm chủ được [smile]


cho nên .. lối KIẾN NGÃ hỏng đúng .. lối CẦU NGÃ hỏng đúng [smile] .. thì là hỏng có TRƯỜNG THỌ thôi [smile]


Cái đoạn này .. chính là nằm trong Phẩm TRƯỜNG THỌ của Kinh Kim Cang [smile] .. Hoàng hay mọi người tìm tới đó đọc [smile]

sẽ hiểu tại sao NHƯ LAI có THÂN TRƯỜNG THỌ [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
ha ha ha [smile]

kính HOÀNG 1 ly trà [smile]

(1) Người Không Thể Thấy NHƯ LAI [smile] ---> NGƯỜI KHÔNG CÓ THÂN TRƯỜNG THỌ [smile]

có 1 lần Pháp Sư Giác Đức .. tức Phật Ca Diếp hỏi Phật Thích Ca

- ngài là Như Lai .. vì nghiệp gì ... mà trong ngài ở đây mang thân hình nhục thể như mọi người khác ... tuổi thọ mạng ... cũng nhiều lắm hỏng quá 100 tuổi [smile]

----> thì ông Phật trả lời: Ờ ... đừng có nhìn vậy .... là hỏng đúng .. vì NHƯ LAI có THÂN TRƯỜNG THỌ [smile]

cũng vì vậy mới có 4 câu thơ:

nhược

- dĩ sắc ---> kiến ngã

- dĩ âm thinh ---> cầu ngã

thị
: nhơn ---> hành TÀ ĐẠO (thì thấy người đó hành tà đạo)

---> bất năng kiến NHƯ LAI [smile] (và người đó hỏng thể thấy NHƯ LAI [smile]) - Kinh Kim CANG


(1) Ngã: có hai nghĩa chính ...

(i) tự tại

(ii) tự mình quyết định được [smile] .. làm chủ được [smile]


cho nên .. lối KIẾN NGÃ hỏng đúng .. lối CẦU NGÃ hỏng đúng [smile] .. thì là hỏng có TRƯỜNG THỌ thôi [smile]


Cái đoạn này .. chính là nằm trong Phẩm TRƯỜNG THỌ của Kinh Kim Cang [smile] .. Hoàng hay mọi người tìm tới đó đọc [smile]

sẽ hiểu tại sao NHƯ LAI có THÂN TRƯỜNG THỌ [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
NIẾT BÀN;)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
(1) Người Không Thể Thấy NHƯ LAI [smile] ---> NGƯỜI KHÔNG CÓ THÂN TRƯỜNG THỌ [smile]

Cái đoạn này .. chính là nằm trong Phẩm TRƯỜNG THỌ của Kinh Kim Cang [smile] .. Hoàng hay mọi người tìm tới đó đọc [smile]

sẽ hiểu tại sao NHƯ LAI có THÂN TRƯỜNG THỌ [smile]
tiu5.jpg
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smle]

(1) Đọc Phẩm Trường Thọ của kinh Kim Cang .. và nghe NGŨ TỔ TỤNG KINH [smile]

đọc Phẩm TRƯỜNG THỌ của Kinh Kim Cang

---> nếu còn chưa biết phải làm gì .. thì cư ngồi như Lục Tổ Huệ Năng [smile] ... ngồi nghe NGŨ TỔ TỤNG KINH KIM CANG [smile]

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nếu Hoàng muốn tìm hiểu thêm ý nghĩa của TRƯỜNG THỌ trong đoạn kinh trên .. và cần nghe kinh nghiệm .. thì cú hỏi đi .. tui kể cho HOÀNG nghe 1 câu truyện [smile]

ờ mà đúng hông?
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
ha ha ha [smle]

(1) Đọc Phẩm Trường Thọ của kinh Kim Cang .. và nghe NGŨ TỔ TỤNG KINH [smile]

đọc Phẩm TRƯỜNG THỌ của Kinh Kim Cang

---> nếu còn chưa biết phải làm gì .. thì cư ngồi như Lục Tổ Huệ Năng [smile] ... ngồi nghe NGŨ TỔ TỤNG KINH KIM CANG [smile]

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nếu Hoàng muốn tìm hiểu thêm ý nghĩa của TRƯỜNG THỌ trong đoạn kinh trên .. và cần nghe kinh nghiệm .. thì cú hỏi đi .. tui kể cho HOÀNG nghe 1 câu truyện [smile]

ờ mà đúng hông?
tiu5.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Trường sinh- Bất tử. Bài 3.- Quan điểm cuộc sống vĩnh hằng của Đạo Bà la Môn .

Gần giống như Đạo Chúa. Người Ấn Độ Bà La Môn cỗ cũng tin vào sự Sống lại sau khi chết. họ không gọi là phục sinh mà gọi là "Tái Sinh". Sự Tái sinh không chỉ diễn ra một lần rồi sống lại mãi mãi như Đạo Chúa, mà sẽ sau nhiều lần chết sống, mỗi lần chết sẽ được tái sinh.- Gọi là LUÂN HỒI.

Người Bà la môn Giáo tin rằng: Phạm Thiên (Trời) là ĐẠI NGÃ (Brahma) vốn là vĩnh cữu. Đại Ngã sanh ra TIỂU NGÃ (Atman),- Ấy là linh hồn của con người, phải chịu sanh tử luân hồi, gọi là Tái Sanh.

Chỉ khi nào Cái TIỂU NGÃ (Atman linh hồn) ấy được tu hành khổ hạnh theo các nghi thức Bà la môn. Khi thành công gọi là TIỂU NGÃ HÒA NHẬP VÀO ĐẠI NGÃ.- Khi ấy sự Tái sanh mới chấm dức và đạt được cuộc sống vĩnh hằng.


Bất Tử- Trường Sinh Pham-t10




Cũng có một số không nhỏ người theo Phật giáo.- Nhưng họ bị ảnh hưởng nặng quan niệm cái "Linh hồn thường tại" của Bà la môn này. Họ cho rằng: Khi còn sống "Linh hồn" trú trong xác thân này. Nếu trì niệm một danh hiệu "Phật", đén khi chết thì "Phật" rướt hồn đem về "nước Phật" để tái sinh trong kiếp "Sống vĩnh hằng".

Thật ra.- Đối với lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. - Thì chấp có một cái linh hồn còn mãi để tái sanh.- Đó là Thường kiến Ngoại Đạo (Đức Phật đã bát bỏ trong kinh Phạm võng), mà không phải là Đệ Tử Phật.
 
Last edited:

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
ha ha ha [smle]

(1) Đọc Phẩm Trường Thọ của kinh Kim Cang .. và nghe NGŨ TỔ TỤNG KINH [smile]

đọc Phẩm TRƯỜNG THỌ của Kinh Kim Cang

---> nếu còn chưa biết phải làm gì .. thì cư ngồi như Lục Tổ Huệ Năng [smile] ... ngồi nghe NGŨ TỔ TỤNG KINH KIM CANG [smile]

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nam mô a di đà phật
"ưng vô sở trụ .. nhi sanh kỳ tâm"

nếu Hoàng muốn tìm hiểu thêm ý nghĩa của TRƯỜNG THỌ trong đoạn kinh trên .. và cần nghe kinh nghiệm .. thì cú hỏi đi .. tui kể cho HOÀNG nghe 1 câu truyện [smile]

ờ mà đúng hông?
Thân TRƯỜNG THỌ của NHƯ LAI không phải là một thân vật lý, mà là một thân tâm hợp nhất, không còn bị ràng buộc bởi các quy luật sinh tử.

Thân trường thọ của Như Lai có những đặc điểm sau:
  • Thân không già không chết, không bị sinh tử chi phối.
  • Thân không có tướng trạng, không thể thấy được bằng mắt thường.
  • Thân có thể hiện hữu ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
  • Thân có thể biến hóa tùy ý, giúp ích cho chúng sinh.
Đức Phật Thích Ca giảng giải rằng, thân trường thọ của Ngài là kết quả của nhiều kiếp tu hành, giác ngộ và giải thoát. Ngài dạy rằng, chúng sinh cũng có thể đạt được thân trường thọ nếu tu tập theo giáo pháp của Ngài.

Về ý nghĩa của thân trường thọ của Như Lai, có thể hiểu như sau:
  • Thân trường thọ là biểu hiện của Niết Bàn, tức là trạng thái giải thoát khỏi sinh tử, luân hồi.
  • Thân trường thọ giúp cho Như Lai có thể tiếp tục tu tập, giác ngộ và giải thoát, giúp đỡ nhiều hơn cho chúng sinh.
  • Thân trường thọ là một niềm tin, một động lực cho chúng sinh trong quá trình tu tập.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ahahhahah .. đã hẹn rùi .. tại Hoàng tại sao cứ dạo quanh sân [smile]

"Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé .. để 1 mình .. ANH dạo bước quanh sân " [smile]



Ca Diếp Bồ tát bạch Phật: "Như Lai chẳng nên dạy như thế ! Bồ tát tu tâm từ bình đẳng lẽ ra không đoản thọ, được thọ mạng lâu dài, biết được túc mạng thường ở nơi đời.

Nay do duyên cớ gì, Thế Tôn thọ mạng rất ngắn, chẳng khác người thế tục trần gian ?

Hay Như Lai oán ghét chi chúng sinh ? Ngày trước Như Lai làm nghiệp ác gì, mà mắc báo đoản thọ sống không đầy trăm tuổi ?"


Phật dạy: Ca Diếp ! Đối với Như Lai, ông không nên có quan niệm diệt tận. Hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni,Ưu bà tắc, Ưu bà di vẫn có thể sống lâu trăm tuổi hoặc hơn trăm tuổi. Hàng ngoại đạo có được ngũ thông, hạng luyện đơn, chế thuốc tu tiên, họ vẫn có thể kéo dài mạng sống ngàn năm, hoặc vạn năm tùy ý. Như Lai có sức tự tại, Như Lai là vua của các pháp, há lại không thể trụ thế một kiếp hoặc hơn một kiếp hay sao ?


(1) Muốn học hỏi TRƯỜNG THỌ [smile]

Muốn thực hiện sâu rộng nghiệp nhân trường thọ, Bồ tát phải:


Phát tâm đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, hộ niệm tất cả chúng sinh, như thương con ruột của mình.

Dạy cho tu tập pháp ngũ giới, thập thiện.

Những chúng sinh bị khổ ba đường ác, cứu độ cho được ra.

Giải thoát cho người chưa giải thoát.

Người chưa giác ngộ ---> dạy cho pháp tu tỉnh thức.

Do tu các nghiệp nhân như vậy ---> mà Bồ tát được "thọ mạng lâu dài", ---> trí tuệ tự tại.





ờ mà đúng hông? [smile]
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
ha ha ha [smile]

A ahahhahah .. đã hẹn rùi .. tại Hoàng tại sao cứ dạo quanh sân [smile]

"Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé .. để 1 mình .. ANH dạo bước quanh sân " [smile]



Ca Diếp Bồ tát bạch Phật: "Như Lai chẳng nên dạy như thế ! Bồ tát tu tâm từ bình đẳng lẽ ra không đoản thọ, được thọ mạng lâu dài, biết được túc mạng thường ở nơi đời.

Nay do duyên cớ gì
, Thế Tôn thọ mạng rất ngắn, chẳng khác người thế tục trần gian ?

Hay Như Lai oán ghét chi chúng sinh ? Ngày trước Như Lai làm nghiệp ác gì, mà mắc báo đoản thọ sống không đầy trăm tuổi ?"


Phật dạy: Ca Diếp ! Đối với Như Lai, ông không nên có quan niệm diệt tận. Hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni,Ưu bà tắc, Ưu bà di vẫn có thể sống lâu trăm tuổi hoặc hơn trăm tuổi. Hàng ngoại đạo có được ngũ thông, hạng luyện đơn, chế thuốc tu tiên, họ vẫn có thể kéo dài mạng sống ngàn năm, hoặc vạn năm tùy ý. Như Lai có sức tự tại, Như Lai là vua của các pháp, há lại không thể trụ thế một kiếp hoặc hơn một kiếp hay sao ?


(1) Muốn học hỏi TRƯỜNG THỌ [smile]

Muốn thực hiện sâu rộng nghiệp nhân trường thọ, Bồ tát phải:

Phát tâm đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, hộ niệm tất cả chúng sinh, như thương con ruột của mình.

Dạy cho tu tập pháp ngũ giới, thập thiện.

Những chúng sinh bị khổ ba đường ác, cứu độ cho được ra.

Giải thoát cho người chưa giải thoát.

Người chưa giác ngộ ---> dạy cho pháp tu tỉnh thức.

Do tu các nghiệp nhân như vậy ---> mà Bồ tát được "thọ mạng lâu dài", ---> trí tuệ tự tại.




ờ mà đúng hông? [smile]
Bình luận của đạo hữu rất hay và bổ ích. Đạo hữu đã nêu ra một số nghiệp nhân cần thiết để Bồ Tát đạt được trường thọ.

Cụ thể, theo lời Phật dạy trong Kinh Kim Cang, nghiệp nhân trường thọ của Bồ Tát bao gồm:
  • Phát tâm đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, hộ niệm tất cả chúng sinh, như thương con ruột của mình.
  • Dạy cho tu tập pháp ngũ giới, thập thiện.
  • Cứu độ chúng sinh bị khổ ba đường ác.
  • Giải thoát người chưa giải thoát.
  • Dạy pháp tu tỉnh thức cho người chưa giác ngộ.

Những nghiệp nhân này thể hiện tinh thần từ bi, trí tuệ, cứu khổ cứu nạn của Bồ Tát. Khi Bồ Tát thực hành những nghiệp nhân này, Ngài sẽ tích lũy công đức, tạo ra năng lực để đạt được trường thọ.


Như vậy, để đạt được trường thọ, Bồ Tát cần phải tu tập theo giáo pháp của Phật, giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử, đồng thời phát triển những nghiệp nhân từ bi, trí tuệ, cứu khổ cứu nạn.

Cám ơn đạo hữu đã chia sẻ.
Kính
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Trường sinh- Bất tử. Bài 4.- Quan điểm cuộc sống vĩnh hằng của Đạo Hồi.(llah Islam)

Theo kinh Côran diễn tả.- Sự sống vĩnh hằng chỉ có ở "THiên Đường".

Thiên đường cũng được mô tả một cách rất cụ thể cảm tính trong Kinh Côran: Đó là một nơi có mùa xuân bất tận, cây cối xanh tốt quanh năm với đủ các loại hoa quả, có các suối nước róc rách. Trên Thiên đường, của cải dồi dào, mọi người tha hồ hưởng vinh hoa phú quý; mỗi bữa ăn có hàng mấy trăm món ăn, thức uống, rượu vang; đặc biệt là có các trinh nữ mắt đen xinh đẹp làm vợ, các chàng trai trẻ làm nô tỳ.

Trong Kinh Kôran có đến 8 chỗ nói về các trinh nữ có mắt đen láy là phần thưởng cho những người Hồi giáo trên Thiên đường. Số lượng trinh nữ được Môhamet xác định là 72. Bin Laden từng hứa hẹn một thiên đường với các cô gái đồng trinh dành cho các phần tử khủng bố cảm tử của mình. Ngày 19 tháng 8 năm 2001, kênh truyền hình Mỹ CBS phát đi một cuộc nói chuyện với một chiến sĩ phong trào HAMAS là Muhammad Abu Wardeh, người đã tuyển mộ các phần tử khủng bố cho các vụ tấn công tự sát ở Israel. Abu Wardeh nói: "Nếu anh là một kẻ tử vì đạo, Thượng đế sẽ thưởng cho anh 70 cô gái đồng trinh, 70 người vợ và hạnh phúc vĩnh cửu"

Như vậy, niềm tin của tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo vào sự bất tử của cá nhân ở kiếp sau hoàn toàn chỉ dựa vào sự khẳng định trong các kinh sách như Kinh thánh (The Holy Bible, gồm hai phần Cựu ước và Tân ước) của Kitô giáo và Kinh Côran (Q’uran) của Hồi giáo và những lời hứa hẹn của các giáo chủ; thật ra không có gì đảm bảo chắc chắn là có kiếp sau và Thiên đường. Nhà triết học Pháp Blaise Pascal (1623-1662) đã từng coi niềm tin vào Thượng đế như là một canh bạc, một sự cá cược, trong đó người tin chỉ có được chứ không có mất, còn người không tin chỉ có mất chứ không có được. Pascal lập luận: Nếu bạn tin vào Thượng đế và Thượng đế thật sự tồn tại thì bạn sẽ được cả một Thiên đường hạnh phúc, còn nếu Thượng đế không tồn tại thì bạn chẳng mất gì cả. Còn ngược lại, nếu bạn không tin vào Thượng đế và điều không tin của bạn là đúng thì bạn chẳng được gì cả, còn nếu điều này không đúng (nghĩa là có Thượng đế nhưng bạn lại không tin) thì bạn sẽ bị trừng phạt và đưa xuống địa ngục vĩnh viễn. (theo Wiki)
hoigi2.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Trường sinh- Bất tử. Bài 5.- Ước nguyện Trường Sinh Bất lão ở Đạo Cao Đài.( thể hiện qua ngày lễ "Hội yến Diêu Trì")

* (lượt trích ở Wiki) Theo truyền thuyết: Vào thời đầu nhà Hán ở Trung Quốc, truyền thuyết của Đạo giáo lưu truyền Tây Vương Mẫu có liên quan đến thuật trường sinh bất lão.

* Trong sách "Hoài Nam tử" của Lưu An, có ghi lại câu chuyện giữa Hằng Nga và Hậu Nghệ, đã đề cập đến vai trò của thứ thuốc trường sinh và Tây Vương Mẫu là người nắm được bí mật của thứ thuốc ấy. Đây là tiền đề cho Đạo giáo thời Hán về sau,...

* Ngoài truyền thuyết . Theo giáo lý đạo Cao Đài thì Tây Vương Mẫu do hai khí âm dương hóa thân mà thành, quyền phép vô biên vô giới, hữu hữu vô vô, nắm trọn thiên điều trong tay mà tác thành Càn khôn thế giới, còn gọi là Kim Bàn Phật Mẫu.- Nữ hậu của trời Tạo hình Vương Mẫu nương nương - phối ngẫu (Vợ) của Ngọc Hoàng.- Mối quan hệ này được miêu tả rất rõ trong Tây du ký Ngô Thừa Ân, cùng hí khúc Thiên tiên ký-

Trong Tây du kí có nói, Tây Vương Mẫu có 1 vườn bàn đào, hay sai 7 tiên nữ đem đào từ vườn đào đến Dao Trì để mở hội Bàn Đào, sau bị Tôn Ngộ Không ăn trộm gần hết.

* Dân gian còn cho rằng, Tây Vương Mẫu có ngày 3]3 tháng 3 là ngày sinh, và cho rằng đó là ngày bà mở Hội Bàn Đào, nên cúng tế bà.

* Đạo Cao Đài ngày rằm tháng 8 là ngày Hội Yến Diêu Trì, tức là ngày hội của Tây Vương Mẫu với con cái của bà, chứ không có ngày đản sanh. Bà là chúng tiên chủ mẫu, chuyên mở hội yến chiêu đãi chúng tiên,

* * Tây Vương Mẫu, nguyên bản là vị nữ thần xấu xí hung ác ở hướng Tây. Ngài chủ trì trường sinh thuật, rất hợp phương châm theo đuổi sự sống dài lâu của Đạo giáo, do đó ta có thể thấy tình trạng tu sĩ Đạo giáo biên soạn lại "lai lịch" cho Tây Vương Mẫu, biến một nữ thần hung ác ở hướng tây trở thành một Mẫu tiên, cùng Đông Vương Công[/url] chia sẻ sự ảnh hưởng trong tôn giáo. Quá trình sau đó ngày càng biến đổi, Đông Vương Công dần bị đồng nhất thành Ngọc Hoàng Đại Đế, do đó Tây Vương Mẫu phải trở thành "vợ" của Ngọc Hoàng, chính là hình ảnh hoàn chỉnh "Vương mẫu nương nương" về sau của bà.

* Diêu Trì Kim Mẫu còn được gọi là Tây Vương Mẫu bởi vì ngài sống tại hồ Ngọc Thạch ở Thiên Cung phía trên đỉnh núi Côn Lôn. Nơi đây ở phía tây và phía tây thuộc về nguyên tố kim (vàng), nên ngài được gọi là Kim Mẫu. Tây Vương Mẫu và Kim Mẫu là một vị, chỉ là tên gọi khác nhau mà thôi. Một số người gọi ngài là Vương Mẫu, một số người gọi là Kim Mẫu.

Câu chuyện Tây Vương Mẫu gặp gỡ cũng là một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất nói về bà, có ghi trong Hán Vũ cố sự.Hán Vũ Đế nội truyện của . Câu chuyện này xoay quanh về phép trường sinh bất tử.
Chuyện kể rằng, Hán Vũ Đế tin tưởng Đạo giáo, nghe nói mùng 7 tháng 7 (là ngày , Tây Vương Mẫu sẽ xuống điện nên vội vàng bày biện nghênh tiếp. Vào ngày đó, đúng canh hai, Tây Vương Mẫu ngồi xe mây màu tía xuống điện, gặp gỡ Hán Vũ Đế. Khi Tây Vương Mẫu gặp gỡ Hán Vũ Đế, bà đãi ông một buổi tiệc linh đình, tặng cho ông 7 viên đào tiên (có sách nói là 5 viên).

Đào tiên của Tây Vương Mẫu được gọi Bàn đào (蟠桃), được gieo trồng ở vườn đào trên núi Côn Luân, có công hiệu trường sinh bất lão. Truyền thuyết chỉ cần ăn một trái đào tiên là có thể đủ kéo dài ba ngàn năm tuổi thọ. Hán Vũ Đế không thể tận dụng và học hỏi được các phép thần thông của bà và không thể đạt được đến sự bất tử như mong muốn.

Vương Mẫu mệnh Thị nữ lấy mâm ngọc có 7 trái đào tiên, to như trứng vịt, màu xanh lá. Vương Mẫu lấy 3 trái ăn cùng Đế, Đế thấy vị rất ngon, muốn thu lại lấy hạt trồng. Vương Mẫu nói: "Đào này 3000 mới sinh quả, đất ở Trung Hạ mỏng, trồng cũng không ra quả đâu".(hết trích)
Chúng ta sẽ nhận thấy có sự khác biệt thuật "Trường Sinh" giữa Đạo Cao Đài và các Tôn Giáo Độc Thần (nói trên). Là:

  • Nhiều Tôn Giáo quan niệm "Sự sống vĩnh hằng".- Chỉ có sau khi chết, tức là thuộc phần Hồn.
  • Đạo Cao Đài dùng "Quả Đào Tiên" để giúp cho Phần Xác được Trường Sinh.
caodai.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Trường sinh- Bất tử. Bài 6 .- Phương thức tu Trường Sinh của Đạo Tiên.

Lại có chúng sanh, trong cõi người chẳng theo chánh giác tu Tam Ma Địa, mà tu theo vọng niệm, giữ tâm củng cố hình hài, ẩn trong rừng núi, những chỗ vắng người, thành mười loại tiên.

1/. Kiên cố dùng đồ bổ chẳng ngừng nghỉ, thành tựu đạo ăn, gọi là Địa Hành Tiên.
2/. Kiên cố dùng cỏ cây chẳng ngừng nghỉ, thành tựu đạo thuốc, gọi là Phi Hành Tiên.
3/. Kiên cố luyện đơn chẳng ngừng nghỉ, thành tựu đạo hóa chất, gọi là Du Hành Tiên.
4/. Kiên cố luyện khí chẳng ngừng nghỉ, thành tựu tinh khí, gọi là Không Hành Tiên.
5/. Kiên cố luyện tâm dịch chẳng ngừng nghỉ, thành tựu nhuận đức, gọi là Thiên Hành Tiên.
6/. Kiên cố hấp thụ tinh hoa chẳng ngừng nghỉ, thành tựu sự hấp thụ, gọi là Thông Hành Tiên.
7/. Kiên cố luyện theo bùa chú chẳng ngừng nghỉ, thành tựu bùa phép, gọi là Đạo Hành Tiên.
8/. Kiên cố chuyên chú tâm niệm chẳng ngừng nghỉ, thành tựu niệm tưởng, gọi là Chiếu Hành Tiên.
9/. Kiên cố về thủy hỏa giao cấu chẳng ngừng nghỉ, thành tựu sự cảm ứng, gọi là Tinh Hành Tiên.
10/. Kiên cố biến hóa chẳng ngừng nghỉ, thành tựu tà ngộ, gọi là Tuyệt Hành Tiên.

Các Loại Tiên này đều ở trong cõi người mà luyện tâm, chẳng tu chánh giác, xa cách người đời, thọ muôn ngàn tuổi, ẩn núp nơi núi sâu, hòn đảo, những chỗ vắng người; ấy cũng là theo vọng tưởng mà luân hồi. Nếu chẳng tu tam muội, khi phước báo hết, phải trở lại trong lục đạo.
(trích K. Lăng Nghiêm)

Nghĩa là .- 10 loại tu Tiên, tuy kết quả có được Trường sinh, còn Bất Tử thì chẳng được.
tiên.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93

Trường sinh- Bất tử. Bài 7 .- Góc nhìn của Đệ tử Phật với v/đ Trường sinh- Bất tử của thế gian.

Dưới cái nhìn của đệ tử Phật:

Sở dĩ các phương pháp "Trường sinh- Bất tử của thế gian" (kể trên) gặp thất bại, không thể thành tựu.- Là do xây dựng trên căn bản Hữu Vi Pháp.

Thế nào là Hữu Vi Pháp?

Đáp:

- Pháp hữu vi là pháp do nhân duyên hòa hợp vọng sanh, do nhân duyên sanh nên do nhân duyên diệt. Pháp do nhân duyên mới có nên là vô ngã, vì vô ngã nên vô thường, vì vô thường nên khổ, vì khổ nên bất tịnh (không ưng ý)

- Hữu vi tiếng (有爲) Phạm: Saôskfta. Pàli:Saíkhata. Cũng gọi Hữu vi pháp. Pháp do tạo tác mà có. Chỉ chung cho các hiện tượng do nhân duyên hòa hợp mà được tạo ra. Cũng tức là tất cả hiện tượng trong quan hệ hỗ tương, sinh diệt biến hóa, lấy 4 tướng hữu vi sinh, trụ, dị, diệt làm đặc trưng.

- Pháp Hữu Vi theo duyên mà sanh, trụ, dị, diệt (thành, trụ, hoại, không), nên gọi là KHÔNG CÓ TỰ TÁNH. Chúng vô thường, biến ão không bền chắc.

- Pháp Hữu Vi là những pháp do các duyên giả hợp mà có ra. Như :

+ Cái gọi là Linh hồn, chỉ là tập hợp 4 Uẩn: Thọ, Tưởng, hành, thức. Một trong các yếu tố đó lại do nhiều nhân duyên mới tạo thành. Ví dụ Thức Uẩn lại do có căn (mắt) hiệp với Trần (màu sắc) mới tạo thành. v.v....(Vì thế là Hữu vi).

+ Cái gọi là Thể xác cũng do 4 yếu tố: Đất, nước, gió, lửa mà hợp thành. Một trong các yếu tố đó lại do nhiều nhân duyên mới tạo thành. Ví dụ Đất phải do nhiều phân tử, nguyên tử vi tế tạo thành v.v....(Vì thế là Hữu vi).

- Tất cả Pháp Hữu Vi đều do duyên hợp mà sanh nên chúng không thể độc lập mà trụ, sẽ theo duyên mà dị và hết duyên thì diệt.

Kinh Kim Cang Bát nhã dạy:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế. (k. Kim cang BN)

Do đó Đệ tử Phật nhìn thấy v/đ Trường sinh- Bất tử của thế gian.

- Muốn tìm sự Trường sinh bất tử phía sau Linh hồn. (vọng khởi)

- Muốn tìm sự vĩnh cửu trường sinh phía sau thể xác. (giả hiệp)

* Tất cả ước vọng huyễn tưởng đó Chỉ là như bóng trăng dưới nước, như hoa trong gương.

+ Trăng dưới nước mong gì chạm được !

+ Hoa trong gương làm sao kết trái nên nhân !
quanamthuy nguyet.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Trường sinh- Bất tử. Bài 8 .- Vô Sanh- Bất Tử.

Kính các Bạn.

Ở Kinh Đại Niết Bàn, phẩm Trường Thọ. Có vị Bồ tát họ Đại Ca Diếp nêu lên vấn đề Sống lâu (trường thọ) qua bài kệ:

Vân hà đắc trường thọ,
Kim cang bất hoại thân.
Phục dĩ hà nhân duyên
Đắc đại kiên cố lực.

Nghĩa:

Làm sao được trường thọ ?
Thân Kim Cang không hoại ?
Nên tạo nhân duyên gì
Để được sức kiên cố ? (hết trích)

Kính các Bạn.
  • Các Pháp Hữu Vi. có Sanh thì có Tử.
  • Chỉ có Pháp Vô Vi: Vô Sanh nên Bất Tử.- Đây là Chân Lý.

* Bởi thế.- Vô Sanh- Bất Tử. Chỉ có ở Pháp Vô Vi.

Thế nào là Vô Vi ?

Thế nào là Vô Sanh ?

Thế nào là Trường Thọ Bất Tử ?

Mời các Bạn.- Chúng ta hãy cùng với các Bạn vừa qua (như ở trên) thử tìm hiểu những vấn đề trên hầu tìm Chân thật nghĩa .- Ở phẩm Trường Thọ- Kinh. Đại Bát Niết Bàn.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

thật ra .. HOÀNG liệt kê nhũng điều đó rất phù hợp với nội dung TRƯỜNG THỌ [smile] ... nhưng mà nó lại hỏng có quen thuộc gần gũi [smile] với những gì người ta biết qua tam pháp ấn

- VÔ THƯỜNG .. KHỔ .. VÔ NGÃ [smile]

do vậy mà hỏng có tự tại ...

Phật dạy: Ca Diếp ! Đối với Như Lai, ông không nên có quan niệm diệt tận. Hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni,Ưu bà tắc, Ưu bà di vẫn có thể sống lâu trăm tuổi hoặc hơn trăm tuổi. Hàng ngoại đạo có được ngũ thông, hạng luyện đơn, chế thuốc tu tiên, họ vẫn có thể kéo dài mạng sống ngàn năm, hoặc vạn năm tùy ý. Như Lai có sức tự tại, Như Lai là vua của các pháp, há lại không thể trụ thế một kiếp hoặc hơn một kiếp hay sao ?

cho nên .. khi nói NIẾT BÀN - THƯỜNG LẠC, NGÃ, TỊNH .. thì ý nghĩa trường thọ mà ông Phật nói tới .. gần gũi và quen thuộc hơn [smile]

Triết Gia La Fontain nói: ... Nói THUẦN LÝ [smile] .. quen thuộc và gần gũi hơn [smile] ....

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 2)
Bên trên