Thiện và ác.

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

Bây giờ Cường xin phép đặt vấn đề tiếp, bài kệ :

Chư Ác mạc tác
Chúng Thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.


[Chư Phật dạy rằng : Chớ làm điều ác (dù là nhỏ), gắng làm mọi điều Thiện, giữ tâm trong sạch.]

Theo các bạn, đây có phải là Giáo lý đặc trưng của đạo Phật hay không ?

Kính !
Kính các vị Hiền Thiện Hửu Tri Thức.
Theo CT, trong 4 câu thơ Phật dạy, câu thứ 3 là quan trọng hơn cả, là giáo lý đặc trưng của Đạo Phật, nhưng "thù thắng" thì chưa.

Làm việc Thiện, tránh các việc ác, và đừng nghĩ việc Thiện mình đã làm, cũng đừng nghĩ việc ác mình đã tránh (gọi là "tự tịnh kỳ ý"), dần dần sẻ thấy Tự Tánh, Bản Tâm, đó là việc 10 phương Chư Phật tán thán.

Đừng làm việc "ác" thì là "thiện" rồi. Việc "Ác" là không động tay động chân vào việc ác, không mở miệng nói lời xấu ác, và không nghĩ tưởng đến việc xấu ác.

Làm tất cả việc "Thiện", thì dỉ nhiên là thiện rồi.

Không là việc "Thiện" mà cũng chẳng làm việc "Ác", gọi là "làm bất động", cái này gọi là tu hạnh nghiệp cỏi Vô Sắc, vẫn chưa thoát khỏi Tam Giới.

Chỉ có :
Chư Ác mạc tác
Chúng Thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.


Thì 10 Chư Phật ca ngợi, tán thán.

Và, như Kinh Duy Mật Cật có kể:
Bồ Tát Phất Sa nói:

- "Thiện", "bất thiện" là hai. Nếu không khởi thiện và bất thiện, vào gốc không tướng mà thông suốt được, đó là vào pháp môn không hai.
...
...
Bồ Tát Thượng Thiện nói:

- "Thân thiện, khẩu thiện", "ý thiện" là hai. Ba nghiệp này là tướng "vô tác". Tướng vô tác của thân tức là tướng vô tác của khẩu, tướng vô tác của khẩu tức là tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp này tức là tướng vô tác của tất cả pháp. Tùy thuận trí tuệ vô tác như thế là vào pháp môn không hai.

Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
  • Chư Ác mạc tác.
    Chúng Thiện phụng hành.
    Tự tịnh kỳ ý.
    Thị chư "Sám Hối".

Bốn câu này người Phật Tử nào cũng đều đã một lần nghe qua, có hai chử cuối là hơi khác, đúng nguyên văn là "Phật Giáo", nghĩa là lời Phật dạy như vậy. Lời Phật dạy trong Kinh, Luật, Luận trong tám vạn bốn ngàn Pháp Môn gom lại chỉ từng ấy trong Bốn câu. Nay, đỗi thành "Sám Hối", vì "Phật dạy" những ý trên, còn chúng ta "Sám hối" làm theo lời Phật dạy.

Hành Thiện là hành như thế nào? Thế nào là "Thiện"? Ranh giới giữa "Thiện" và "Bất Thiện"?
Rất mơ hồ.!?!
Chúng ta cùng đọc đoạn trích dẫn dưới đây hy vọng là sẻ giải đáp những thắc mắc trên.

Nếu xét một cách tinh tường mà nói, thì "Thiện" có chân có giả, có ngay thẳng có khuất khúc, có âm có dương, có phải hay chẳng phải, có lệch hay chính đáng, có đầy có vơi (bán, mãn), có tiểu có đại, có dễ có khó, đều cần bàn luận rõ ràng.
Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý, cứ tự cho việc mình làm là hành thiện, ắt không khỏi tạo nghiệp, uổng phí mất tâm tư một cách vô ích.

Thế nào là chân thiện và giả thiện?

Xưa có một số nho sinh yết kiến Trung Phong Hòa Thượng (một vị cao tăng triều đại nhà Nguyên) hỏi:
-Nhà Phật bàn thiện ác báo ứng như bóng theo hình, tức làm lành gặp lành, làm ác gặp ác; nay có người nọ thiện mà con cháu lại không được thịnh vượng, mà kẻ kia ác thì gia đình lại phát đạt, như vậy là Phật nói về việc báo ứng thực vô căn cứ sao?
Hòa Thượng nói:
-Người phàm tâm tình chưa được tẩy sạch, chưa được thanh tịnh, tuệ nhãn chưa khai, thường nhận thiện làm ác, cho ác là thiện; người như vậy không phải là hiếm có, đã tự mình lẫn lộn phải trái, cho ác là thiện, cho thiện là ác, điên đảo đảo điên mà không hay lại còn trách oán trời cho báo ứng là sai, là không công bằng ư.
Bọn nho sinh lại hỏi:
-Mọi người thấy thiện thì cho là thiện, thấy ác thì cho là ác, sao lại bảo là lẫn lộn, trái ngược, điên đảo?
Hòa thượng bảo họ thử ví dụ xem sự tình như thế nào là thiện và thế nào là ác. Một người trong bọn họ nói:
-Mắng chửi đánh đập người là ác, tôn kính, lễ phép với người là thiện.
Hòa Thượng nói không nhất định là như vậy.
Một người khác cho là tham lam, lấy của người là ác, gìn giữ sự thanh bạch liêm khiết là thiện.
Hòa thượng cũng bảo không nhất định như vậy.
Mọi người đều lần lượt đưa ra thí dụ về thiện và ác, nhưng Trung Phong Hòa Thượng đều bảo không nhất định như vậy. Nhân thế bọn họ đều thỉnh Hòa Thượng giảng giải cho.
Hảy nghe Hòa Thượng dạy.
Hòa thượng Trung Phong chỉ dạy rằng:
"Làm việc có ích cho người là thiện, còn chỉ có lợi cho riêng mình là ác. Có ích cho người thì dù đánh hay mắng chửi họ cũng gọi là thiện, chỉ có ích cho riêng mình dù tôn kính, lễ phép đối với người cũng kể là ác. Bởi vậy, người làm việc thiện mà có lợi ích cho người là công, chỉ lợi cho mình là tư, công là chân, còn tư là giả."

Lại nữa, làm việc thiện mà phát xuất từ tấm lòng thành là chân thiện, còn hời hợt, chiếu lệ mà làm là giả thiện. Hơn nữa, hành thiện mà không nghĩ tới một sự báo đáp nào cả là chân thiện, trái lại còn hy vọng có sự đền đáp là giả thiện, đó là những điều tự mình cần khảo sát kĩ lưỡng.

Thế nào là ngay thẳng, khuất khúc? Nay thấy một người cẩn thận dễ bảo mà vội phân loại ra cho là thiện nhân có thể dung nạp. Các vị thánh nhân dùng người thì lại khác, thà dùng một cuồng sỹ cao ngạo, quật cường có tài cán biết mạnh dạn tiến thủ còn hơn. Người cẩn thận dễ bảo, tuy ở đời ai cũng ưu thích cho là tốt, nhưng thánh nhân cho là không có chí khí hướng thượng, chỉ biết vâng dạ không hiểu rõ đạo lý nên có phần không lợi cho nền phong tục đạo đức.
Bởi thế cho nên quan niệm của người phàm về thiện ác, tốt xấu thực rõ ràng khác biệt, tương phản với thánh nhân vậy.
Suy rộng ra thì mọi sự lựa chọn thiện ác, gìn giữ hay buông xả của người đời đều không giống với thánh nhân, còn chỗ thiên địa, quỷ thần coi là phúc, họa, dâm tà, phải trái đều đồng tiêu chuẩn với thánh nhân mà khác biệt hẳn với người phàm tục.

Phàm muốn tích lũy thiện tất phải phát xuất từ chỗ tiềm ẩn của chân tâm đã được thanh lọc hết ý ác, quyết không để nhĩ mục (cái thấy của con mắt, cái nghe của lổ tai) sai khiến hành thiện vì tự tư tự lợi.
Một lòng một dạ cứu giúp đời là ngay thẳng, còn nếu có chút lòng mị thế (sống ở trần thế mà đeo mặt nạ), lấy lòng người để được danh vọng, tiền tài thì là hành động khuất khúc, chỉ một lòng một dạ tôn kính người là ngay thẳng, còn có chút lòng bỡn cợt, coi khinh người là khuất khúc; đều nên bàn luận tường tận.

Thế nào là âm thiện, dương thiện?
Phàm làm việc thiện mà mọi người đều hay biết được thì gọi là dương thiện, hành thiện mà không một ai biết là âm đức, thực ra đã có thiên địa quỷ thần biết rõ, nên có âm đức thì tự nhiên sẽ được cảm ứng quả báo; dương thiện được hưởng danh tiếng ở đời, đã có danh tiếng tức là đã được phúc báo rồi.

Xưa nay những người có danh, có tiếng thường bị tạo hóa ganh ghét đố kỵ; vì thế những người có danh tiếng lừng lẫy mà thực sự không có nhiều công đức xứng đáng với danh tiếng đó, thường gặp phải nhiều tai họa bất kì xảy ra.
Người không có tội lỗi gì mà bỗng phải chịu mang tiếng xấu một cách oan uổng thì con cháu họ sẽ được đáp đền, mau chóng phát đạt. Chỗ sai biệt của dương thiện và âm thiện cần phải cẩn thận suy xét cho kỹ.

Thế nào là phải và chẳng phải?
Vậy nên biết người hành thiện không nên chỉ nghĩ tới lợi ích nhãn tiền mà cần xét xem hành động đó có ảnh hưởng tệ hại gì về sau này hay không, không nên bàn đến lợi ích nhất thời ở đời này mà phải nghĩ tới tương lai xa, mà cũng chẳng nên chỉ nghĩ riêng cho cá nhân mình mà phải nghĩ cho cả thiên hạ đại chúng nữa.

Việc làm hiện nay tuy bề ngoài là thiện nhưng trong tương lai lại để hại cho người, thì thiện mà thực chẳng phải thiện, còn việc làm hiện thời tuy chẳng phải thiện nhưng về sau này lại có lợi ích cứu giúp người thì tuy ngày nay chẳng phải thiện mà chính thực là thiện vậy. Chẳng qua ở đây chỉ lấy một vài sự việc mà bàn thế nào là thiện và không phải thiện mà thôi. Tuy nhiên, ở đời có nhiều sự tình tương tự, chẳng hạn như tưởng là hợp lễ nghĩa, là có trung tín, từ tâm mà thực ra lại trái lễ nghĩa, không phải trung tín hay từ tâm; đều phải quyết đoán chọn lựa kỹ càng.

Thế nào là thiên lệch và chính đáng?
Xưa, ông Lã Văn Ý, lúc mới từ chức tể tướng, cáo lỗi hồi hương, dân chúng bốn phương nghênh đón như Thái sơn, Bắc đẩu. Nhưng có một người say rượu mạ lỵ ông. Lã công điềm nhiên bất động bảo gia nhân: Kẻ say chẳng chấp làm gì, đóng cửa lại mặc kệ hắn. Qua một năm sau, người đó phạm tội tử hình bị giam vào ngục. Lã công hay biết sự tình mới hối hận rằng: giá mà ngày ấy ta bắt hắn đưa quan nha xử phạt thì hắn có thể chỉ bị trừng giới với một tội phạm nhẹ mà tránh khỏi phạm trọng tội về sau. Ta lúc đó chỉ muốn giữ lòng nhân hậu tha thứ cho hắn, không ngờ lại hóa ra nuôi dưỡng tính ngông cuồng của hắn để phạm phải tội tử hình như ngày nay vậy. Đó là một sự việc do lòng thiện mà hóa ra làm ác.

Lại nữa, có khi làm việc thiện với tâm ác, như một nhà đại phú nọ gặp năm mất mùa, dân nghèo hóa cướp, giữa ban ngày cướp bóc thóc gạo ở ngay nơi thị tứ, báo cáo lên huyện thì huyện không xử lý, dân nghèo được thể càng lộng hành. Gia đình nọ bèn tự xử sự cho bắt những kẻ cướp bóc giam giữ trị tội nên ổn định được tình hình, nếu không hành động như vậy cướp sẽ làm loạn.

Sở dĩ ai cũng đều biết làm thiện là chính đáng và làm ác là thiên lệch nhưng tâm tuy thiện là chính, mà việc làm hóa ra ác là thiên lệch nên gọi đó là thiên ở trong chính; còn tâm tuy ác mà việc làm hóa ra thiện, đó là chính ở trong thiên vậy. Sự lý này không thể không hiểu cho thật rõ ràng.

Thế nào là đầy và vơi ( bán và mãn)?
Việc tích thiện cũng như lưu trữ vật dụng, nếu chăm chỉ cất giữ ắt sẽ đầy kho, còn biếng nhác không chịu tích lại thì vơi chứ không đầy. Chuyện làm thiện được đầy hay vơi, bán hay mãn là như vậy.

Xưa có một nữ thí chủ vào chùa lễ Phật, muốn cúng dường nhưng lại không có tiền, trong túi chỉ còn hai đồng bèn đem cả ra để cúng. Vị trụ trì đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho. Sau nữ nhân đó được tuyển vào cung, tiền tài, phú quý có thừa, đến chùa lễ Phật đem cả ngàn lượng bạc cúng dường. Hòa thượng trụ trì sai đồ đệ thay mình làm lễ hồi hướng mà thôi. Nữ thí chủ nọ thấy vậy liền hỏi: Trước đây tôi chỉ cúng dường có hai đồng mà phương trượng đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho, nay cúng dường cả ngàn lượng bạc mà sư lại không tự mình làm lễ là vì sao vậy? Vị hòa thượng đáp: Trước kia tiền bố thí quả là ít ỏi, nhưng phát xuất từ tấm lòng thật chân thành, nếu bần tăng không đích thân bái sám hồi hướng thì không đủ báo đáp được ân đức ấy. Nay tiền cúng dường tuy thật quá hậu, nhưng tâm bố thí không được chân thành như trước, nên bảo đồ đệ thay bần tăng làm lễ cũng đủ. Với lòng chí thành bố thí cúng dường chỉ hai đồng mà việc thiện được viên mãn, còn bố thí cả ngàn lượng bạc mà lòng không được chí thiết thì công đức đó chỉ được bán phần mà thôi.
Trên đây là một thuyết nói về làm thiện được bán và mãn hay vơi và đầy vậy.

Chung Ly Quỳ chỉ dạy cho Lã Đồng Tân ( truyện "Bát Tiên") cách luyện đan điểm sắt thành vàng có thể đem dùng để cứu giúp người đời. Lã Đồng Tân hỏi rằng vàng đó sau có thể biến chất, hòan chất hay không? Chung Ly Quỳ bảo năm trăm năm sau vàng ấy sẽ trở lại nguyên bản chất cũ là sắt, thì họ Lã nói: Như vậy là sẽ gia hại cho người đời 500 năm về sau, ta chẳng muốn học phép ấy làm gì. Chung Ly Quỳ bảo: Muốn tu tiên cần phải tích công lũy đức 3000 điều, nhưng chỉ một lời của nhà ngươi nói đó cũng đủ mãn 3000 công đức rồi.
Đây lại thêm một ví dụ nữa về đầy vơi hay bán mãn vậy.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Xin cho phép Trí Từ được tư vấn vài điều,

Người không có tội lỗi gì mà bỗng phải chịu mang tiếng xấu một cách oan uổng thì con cháu họ sẽ được đáp đền, mau chóng phát đạt.
- Điều này Trí Từ thắc mắc vì đúng như câu này thì "Ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc" so với trường hợp câu trên có được so sánh không? Nếu không thì không thế nào mà nếu được thì trái ngược nhau rồi ?

Việc làm hiện nay tuy bề ngoài là thiện nhưng trong tương lai lại để hại cho người, thì thiện mà thực chẳng phải thiện, còn việc làm hiện thời tuy chẳng phải thiện nhưng về sau này lại có lợi ích cứu giúp người thì tuy ngày nay chẳng phải thiện mà chính thực là thiện vậy.
- Theo đạo hữu Chiếu Thanh thì có phương pháp, biểu hiện, điều kiện nào để nhận biết được cái mình làm là thiện mai sau hay không ? Vấn đề này Trí Từ cũng rất lo lắng vì hiện tại hằng tháng Trí Từ đều đi làm 1 việc cho là tốt là từ thiện, đó là trích 1 phần lương tháng mua cơm hoặc thu gom quần áo cũ rồi đi phát..

Sở dĩ ai cũng đều biết làm thiện là chính đáng và làm ác là thiên lệch nhưng tâm tuy thiện là chính, mà việc làm hóa ra ác là thiên lệch nên gọi đó là thiên ở trong chính; còn tâm tuy ác mà việc làm hóa ra thiện, đó là chính ở trong thiên vậy.
Cái chữ Thiên ở đây được hiểu sao vậy ĐH Chiếu Thanh, Trí Từ đọc lại 3 lần không thông được. Ban đầu tưởng chữ Thiên bị thiếu dấu "nặng" đọc đến đoạn sau thì hình như đúng là chữ Thiên. Nên cho Trí Từ dốt Hán văn hỏi về nghĩa của "Thiên lệch" là gì nha (tự hiểu là sai ý trời không biết đúng không)...

Bài viết này Trí Từ được học cũng như nhớ lại nhiều điều. Cám ơn ĐH Chiếu Thanh !
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Đây là lời chư Tổ nói về thiện ác - tội phước:
“Trì giới kiêm nhẫn nhục,

Chiêu tội bất chiêu phúc.

Dục tri vô tội phúc,

Phi trì giới nhẫn nhục”.

Câu thứ hai “Chiêu tội bất chiêu phúc” không thể dịch là “Được tội chẳng được phước”, vì chữ CHIÊU là chiêu cảm, như thiện nhân chiêu cảm thiện quả, tức vui; ác nhân chiêu cảm ác quả, tức khổ. Nhưng ở trong Phật pháp thì thường là thiện nhân chiêu ác quả, ác nhân lại chiêu thiện quả. Tại sao? Ví như bậc tu sĩ chúng ta, chịu sự cúng dường của mười phương, nếu làm những việc bố thí từ thiện, không lấy Phật giáo làm trung tâm mà lấy tự kỷ làm trung tâm, thì những việc từ thiện ấy chỉ làm cho địa vị danh dự của mình được nổi bật, để cho mình được cúng dường nhiều thêm, thì việc ấy là thiện nhân chiêu ác quả. Kinh Lăng Nghiêm nói là “Hư tiêu tín thí”, thuộc tội địa ngục. Còn “Ác nhân chiêu thiện quả” thì chỉ ở trong Thiền tông các Tổ Sư mới thấu, người thế gian chẳng thể hiểu được, hễ bắt chước làm theo thì tội rất nặng. Ví như Thiền sư đã kiến tánh muốn độ chúng sanh, dùng sát sanh để làm Phật sự, như ngài Nam Tuyền chém mèo, Quy Tông chém rắn … nếu người không có cảnh giới đó mà học theo thì tạo tội rất nặng.

- Còn câu thứ tư “Phi trì giới nhẫn nhục” nếu dịch thành “Đừng trì giới nhẫn nhục” thì hại người biết bao! chữ PHI là không phải, tội với phước là đối đãi, là nhị. Ý nói muốn biết không tội phước, đạt đến chỗ không tội phước, đạt đến chỗ bất nhị ấy chẳng phải do trì giới nhẫn nhục mà được. Nhưng hễ người nào có ý không trì giới nhẫn nhục thì người ấy không thể đạt được. Phật giáo là lấy sự trì giới làm căn bản, lúc Phật tại thế là y Phật làm bổn sư, sau khi Phật nhập Niết-bàn thì phải y theo Giới luật làm bổn sư, Giới là thay thế cho Phật vậy.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Nói thực mình dốt hán việt, nhưng mình đọc câu Trì giới kiêm nhẫn nhục, chiêu tôi bất chiêu phúc.
Mình hiểu theo ý riêng rằng: Trì giới kiêm nhẫn nhục là thực hành 2 ba la mật: Trì giới và nhẫn nhục trong lục đô ba la mật của Bồ tát.
Chiêu tôi bất chiêu phúc, tức là nên để ý và lo sám hối tôi lỗi của mình đừng có để ý việc chiêu cảm phúc, coi việc phúc nhiều quá. Rằng à ta làm việc này là tốt có phúc, ta giúp cho bao nhiều người, ta cho là người tốt, lương thiện, ta chẳng làm hai ai bao giờ. trong khi tính ta vẫn sân hận đủ đường, ai chê ta thì nổi cơn tam bành, haizzz ta đã làm hại chính bản thân ta rồi đó, đó là ta lo tu phúc mà quên chiêu tội của bản thân. Nên vị tổ có khuyên chiêu tôi bất chiêu phúc để có thể trả nợ nhân quả rốt ráo nhất.

Điêu này giống như pháp quán thân của Đức Phật dạy vậy:
Phàm pháp quán thân chẳng quán Đông Tây, chẳng quán Nam Bắc, chẳng quán bốn phương bàng, trên dưới, chẳng quán hư không, chẳng quán ngoại duyên, chẳng quán nội duyên, chẳng quán thân sắc, chẳng quán sắc thanh, chẳng quán sắc tượng, chỉ quán vô duyên. Đấy là pháp quán thân chân chánh, trừ cách quán thân này ra, tìm cầu kỹ khắp mười phương, nơi nơi chốn chốn, chẳng còn pháp nào khác để được giải thoát.
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoát mà giải thoát tự đến.
Một là quán thân chánh niệm, thường đem lòng hoan hỷ, dùng thức ăn, y phục thí Phật và Tăng, vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Hai là chánh niệm, dùng thuốc cam lộ tốt lành, thí cho một vị tỳ-kheo mắc bịnh và hết thảy, vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Ba là chánh niệm, chẳng hại một sanh mạng, từ bi đối với hết thảy, vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Bốn là chánh niệm, từ nơi thầy thọ giới, tịnh huệ tu phạm hạnh, thường ôm lòng hoan hỷ, vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Năm là chánh niệm, hiếu thuận cha mẹ, kính thờ sư trưởng, chẳng khởi tâm kiêu mạn, vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Sáu là chánh niệm, đi đến tăng phường, cung kính chùa tháp, nghe pháp hiểu một nghĩa, vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Bảy là chánh niệm, trong một ngày một đêm, thọ trì Bát Trai Giới, chẳng phá điều nào, vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Tám là chánh niệm, nếu có thể trong tháng chay hoặc trong ngày chay, xa lìa nhà cửa, thường đến chỗ thầy lành, vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Chín là chánh niệm, thường có thể giữ giới trong sạch, siêng tu Thiền Định, hộ pháp, chẳng ác khẩu. Nếu có thể làm được như thế sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Mười là chánh niệm, nếu đối với đạo vô thượng, chẳng khởi tâm phỉ báng, tinh tấn trì tịnh giới, lại dạy kẻ vô trí, lưu truyền kinh pháp này, giáo hóa vô lượng chúng sanh, những người như thế thảy đều được vãng sanh cõi Phật A Di Đà.
Trì giới và nhẫn nhuc không thể đạt cứu cánh mà còn nhiều yếu tố khác, nhưng nếu không trì giới nhẫn nhục thì càng khó vượt qua.
Đọc 4 câu thiền ngữ xong mình hiểu vậy, rồi đọc tiếp theo lời giải nghĩa thì ôi. Cảm ơn câu chuyện của bạn nhiều.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Nói thực mình dốt hán việt, nhưng mình đọc câu Trì giới kiêm nhẫn nhục, chiêu tôi bất chiêu phúc.
Mình hiểu theo ý riêng rằng: Trì giới kiêm nhẫn nhục là thực hành 2 ba la mật: Trì giới và nhẫn nhục trong lục đô ba la mật của Bồ tát.
Chiêu tôi bất chiêu phúc, tức là nên để ý và lo sám hối tôi lỗi của mình đừng có để ý việc chiêu cảm phúc, coi việc phúc nhiều quá. Rằng à ta làm việc này là tốt có phúc, ta giúp cho bao nhiều người, ta cho là người tốt, lương thiện, ta chẳng làm hai ai bao giờ. trong khi tính ta vẫn sân hận đủ đường, ai chê ta thì nổi cơn tam bành, haizzz ta đã làm hại chính bản thân ta rồi đó, đó là ta lo tu phúc mà quên chiêu tội của bản thân. Nên vị tổ có khuyên chiêu tôi bất chiêu phúc để có thể trả nợ nhân quả rốt ráo nhất.

Điêu này giống như pháp quán thân của Đức Phật dạy vậy:



Trì giới và nhẫn nhuc không thể đạt cứu cánh mà còn nhiều yếu tố khác, nhưng nếu không trì giới nhẫn nhục thì càng khó vượt qua.
Đọc 4 câu thiền ngữ xong mình hiểu vậy, rồi đọc tiếp theo lời giải nghĩa thì ôi. Cảm ơn câu chuyện của bạn nhiều.

Thôi thì hiểu sao cứ hành vậy. chẳng khen chẳng chê....
Chỉ biết rằng lời chư tổ như búi tơ cuộn tóc khó nhai khó nuốt , nuốt vào chẳng xong , nhả ra chẳng được. hỏi làm sao thoát được?
Xin đừng diễn giải dài dòng, tự mình thấy rõ mới thật là chân. hãy tín tâm nơi chính mình khi nghe lời Phật Tổ.
đôi lời là thành thật, không dối trá
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên