Chào huynh KKT,
- anatta trở về tu học Phật pháp theo con đường nguyên thủy (Theravada)
. Cho nên cái câu "see thing as it is" có nghĩa là thấy vật nó như là. Là quán tưởng đừng để cái "TA" vào khi quán đối tượng mà anatta đã có nói qua rồi. Và đây là con đường anatta đang thực hành sau mấy năm trời tìm học nơi giáo pháp nguyên thủy. Và anatta tự tin, và tự do an ổn với cái hiểu của mình và hành theo đó. Cái hiểu về "cái thấy như là" của huynh KKT khác hơn thiền quán "Cái thấy/biết như là" ở pháp Tứ Niệm Xứ theo Phật pháp nguyên thủy. Có thể đây là cái hiểu/ngộ của huynh KKT theo cái nhìn của Thiền tông (?). Còn lời huynh KKT nhắc lại lời Phật dạy cho Bahiya, "trong cái thấy, chỉ là cái thấy..." theo anatta, đó là năng lực Chánh Niệm đã vô cùng mạnh mẽ, very powerful, mới có khả năng an trú kiên định trên đối tượng như vậy. Và sau đó người tu muốn "quán" tam tướng trên đối tượng thì phải tác ý một trong tam tướng thì mới thấy/biết tam tướng vô thường, khổ, hay vô ngã. Còn nếu chỉ an trú bất động "ta và vật không hai" như vậy thì giống như định.
- Theo giáo pháo Phật dạy nguyên thủy thì một người chứng ngộ A La Hán là người đã thấy/biết, thấu suốt được đặc tính tam tướng Khổ - Vô Thường - Vô Ngã của sự sống nói chung, cá nhân nói riêng. Và khi Phật tuyên bố Bahiya đắc quả A La Hán, tức là ông đã thấu suốt được ba pháp ấn này. Mặc dầu huynh KKT cho rằng, Phật không đòi hỏi Bahiya pháp học gì cả, nhưng Bahiya là một người có lòng cầu đạo, thì nhất định trước khi đến với Phật ông cũng đã thực hành đạo lý gì đó, và tự nhận mình là A La Hán, phải không? Nghĩa là ông cũng có vốn liếng đạo lý trong tâm rồi, chứ đâu phải là tay ngang, tay mơ. Trong kinh nguyên thủy, có một vài trường hợp, những sa di chỉ mới 7-8 tuổi mà đã chứng ngộ quả vị A La Hán. Lấy thí dụ có một vị sa di mới 7-8 tuổi vừa mới xin vào xuất gia với Phật, trong khi đang được các vị trưỡng lão tỳ kheo vừa cạo đầu cho, vừa được giảng cho nghe sơ bộ về giới luật, và căn bản về Phật pháp, và sau khi vừa cạo đầu xong thì vị sa di đó đắc quả A La Hán. Vị thánh sa di này cũng đâu có nghe đến lời pháp của Phật giảng cho Bahiya hay Malukyaputta, mà huynh KKT gọi là "nước cốt", là tinh hoa cô đọng của pháp hành.
- Cám ơn huynh KKT có ý tốt, dành thời gian giải thích và đưa ra thí dụ về hai mẫu chuyện thiền tông để anatta có thể cái hiểu về "cái thấy như là" đó của huynh. Tuy nhiên, anatta chẳng còn hứng thú với thiền tông nữa -- thiền tông thì đúng là vô... hệ của khuclunglinh
. Quên cám ơn mẫu chuyện ngắn Con Ngỗng Chúa trong kinh Phật mà huynh KKT đã kể. I love this short story so much, vì dùng câu chuyện đó để minh họa cách thực hành thiền quán "tách cái ta" khi hành thiền theo giáo pháp nguyên thủy rất rõ ràng và linh động.
- Sau cùng anatta nghĩ rằng cũng nên đưa ra hai đoạn ngắn nói về cái thấy "bình thường" và "như là" mà Phật đã giảng nghĩa trong bài kinh ngài thuyết vắn tắt cho tỳ kheo Malukyaputta, bài kinh giống y chang như Phật đã thuyết cho Bahiya.
Cái thấy "bình thường" của thế nhân.
1) Thấy sắc, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến sắc an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ sắc sinh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết - bàn.
Cái thấy "như là" đưa đến giác ngộ Niết Bàn.
7) Vị ấy không tham sắc,
Thấy sắc, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến sắc an trú.
Theo sắc, vị ấy thấy,
Tùy sắc, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa.
Ðược gọi gần Niết-bàn.
...
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35c.htm
:035: