Trong thấy chỉ có cái thấy

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thiền Tông tổ nói "dóc".

Ô vãi cả lều!

Tui nghe mang máng là thầy Viên Minh tu theo dòng thiền nguyên thủy thì phải?

Phật Pháp làm gì có 2, 3.

Ví như tứ niệm xứ là 4 đối tượng quán sát. Thiền tông thì khán thoại đầu cũng là thực hành quán sát. Thiên Thai cũng quán sát. Minh sát cũng quán sát.

Làm gì có đường khác ngoài quán ??????

Một chữ Quán là cửa vào đạo. Làm gì có đường khác? :icon_mrgreen:


Chào bạn anatta,

Có lẽ KKT sẽ ngưng tại đây không viết gì thêm về đề tài này nữa vì viết tiếp sẽ trở thành "dóc" tổ mất ! :icon_winkle: :icon_winkle:

:icon_prost:

(*) Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật = buông dao đồ tể, lập tức thành Phật.

Ô vãi cả lều!
Tui nghe mang máng là Thiền Tông tổ nói "dóc".

Ha ha....

Thiền Tông nói tức Tâm Tức Phật xem ra để lừa trẻ biếng ăn như tiểu đệ thật.

Haizzx. Mấy ông già hay lắm! Chỉ nói một câu bất lập Văn tự mà khiến kẻ Tin Tâm đều phải tự mình hăm hở đi đọc hết quyển Tâm Kinh này. Xem ra còn nhiều chử hơn cả giáo môn. Bị lừa rồi hì hì....
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha...

Chắc bạn không thông cái ý chỉ ngoài văn tự rồi.

Ví như tôi gọi mấy ông già Thiền Tông thì nó biểu đạt một cái tâm kính trọng và biết ơn sâu sắc, kèm cả sự tôn trọng trong đó. Giống như gọi cha mẹ mình là ông già, bà già

Người đời thường nói : có con mới biết lòng cha mẹ

Với lòng từ bi của mấy ông già đó thì nói dóc Cũng chân thật vậy. Bạn hiểu không? :icon_mrgreen:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... kính các bạn một ly trà [smile]:

chời .. đâu có cần THIẾU CỤ THỂ dữ vậy ... Kinh Trường Bộ đức Phật khởi đầu ... giống hệt Kinh Hoa Nghiêm = tức là NHẤT THỪA ... khi nói về:

- Tám Thắng Xứ

- và Hai Xứ: Tưởng và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng


Bây giờ bắt đầu cụ thể một tí nhé: về cái mà Đại Lão KKT nói là CÁI THẤY NHƯ LÀ .. trong đoạn kinh Phật mà ổng trích ra: Thức là thức .. thọ là thọ .. tưởng là tưởng ...


33. Này Ananda, tám giải thoát. Thế nào là tám?

Tự mình có sắc, thấy các sắc; --> đó là sự giải thoát thứ nhất.

Quán tưởng nội sắc là vô sắc, --> thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.

Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.

Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư "hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.

Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư "thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.

Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.

Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự giải thoát thứ bảy.

Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự giải thoát thứ tám.

Này Ananda, như vậy là tám giải thoát.
- Kinh Đại Duyên, Kinh Trường Bộ 1


bây giờ chúng ta tham khảo một số vấn đề:

i. Sắc là gì ? ...

tại sao CÓ SẮC gọi là NGOẠI SẮC ?

tại sao CÓ SẮC gọi là NỘI SẮC = VÔ SẮC ?


muôn phân biệt được NỘI và NGOẠI SẮC = ... thì phải nhìn thấy "NỘI SẮC" [cái người thứ nhất ] --> qua quá trình DUYÊN KHỞI của Thập Nhị Nhân Duyên --> ... lập nên "NGOẠI SẮC" [cái người thứ hai]


muôn phân biệt được NỘI và NGOẠI SẮC = ... thì phải nhìn thấy "NỘI SẮC" [cái người thứ nhất ] --> qua quá trình DUYÊN KHỞI của Thập Nhị Nhân Duyên --> ... lập nên "NGOẠI SẮC" [cái người thứ hai]


muôn phân biệt được NỘI và NGOẠI SẮC = ... thì phải nhìn thấy "NỘI SẮC" [cái người thứ nhất ] --> qua quá trình DUYÊN KHỞI của Thập Nhị Nhân Duyên --> ... lập nên "NGOẠI SẮC" [cái người thứ hai]


như vậy .. NỘI SẮC = VÔ SẮC .. là gì ?

- VÔ SẮC có phải là "SẮC" .. THỌ .. .TƯỞNG .. HÀNH THỨC không ?


bởi vì có NGOẠI SẮC .. có NỘI SẮC ... mà chúng ta có thể tự hỏi nhau một câu hỏi then chốt: NGOẠI SẮC CÓ TỊNH KHÔNG ? ... NỘI SẮC CÓ TỊNH KHÔNG ? cho nên:

- NGOẠI SẮC thì có "TỨ SẮC THIỀN"

- NỘI SẮC thì có "TỨ VÔ SẮC THIỀN" ...


*** NỘI SẮC = vì là VÔ SẮC ... là con người thứ nhất .. nên cũng là "VÔ NGÃ"

*** NGOẠI SẮC = vì là SẮC .. là con người thứ hai .. nên cũng là "NGÃ" ... chiếu theo thập nhị nhân duyên ... chỗ "SANH" = LỤC ĐẠO LUÂN HỒI đó [smile]

-->> cho nên ... đại lão KKT chưa phân biệt NỘI NGOẠI SẮC thôi .. và để cho chúng ta TỰ MÌNH LÀM ĐIỀU ĐÓ [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... tiếp nhé [smile]:

thoáng nhìn .. vào Tứ Niệm Xứ .. thì chúng ta nhìn thấy có cái gì đó: TRÁI NGƯỢC với QUY TRÌNH TÁM THẮNG XỨ của GIẢI THOÁT.


i. Tám Thắng Xứ của Giải Thoát:

Quán tưởng (sắc là) tịnh, --> chú tâm trên suy tưởng ấy --> đó là sự giải thoát thứ ba - Kinh Trường Bộ, Kinh Đại Duyên

thì thắng xứ giải thoát thứ ba thì đức Phật lại nói là: QUÁN SẮC = là TỊNH


nhưng trong Tứ Niệm Xứ: thì QUÁN THÂN "BẤT TỊNH" ...


như vậy chúng ta có thể hỏi:

"NGOẠI SẮC" là TỊNH ? ... nhưng "CHỖ BẤT TỊNH" của nó là chỗ "TỨ NIỆM XỨ" QUÁN BẤT TỊNH -->> ĐỂ CÀNG ĐI SÂU VÀO TRONG .. tìm cho ra ... NỘI SẮC --> cũng tức là VÔ SẮC


đó là con đường đi từ TRÚ XỨ thứ nhất= TƯỞNG ---> đi tới TRÚ XÚ THỨ HAI --> là PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG [smile]


vì vậy ... TỨ NIỆM XỨ nói tới THÂN = BẤT TỊNH .. là nói tới NỬA SAU của "SẮC" trong quy trình THÀNH TRỤ HOẠI DIỆT .. mà phần sau tức là HOẠI DIỆT

còn PHẦN ĐẦU của SẮC trong QUY TRÌNH THÀNH TRỤ HOẠI DIỆT .. là THÀNH và TRỤ .. thì đức Phật cũng đâu có nói:

- SẮC là BẤT TỊNH đâu ? [smile]


ii. TU HÀNH là ĐỂ CHO AN TOÀN HƠN --> TỨ NIỆM XỨ

chúng ta cũng nhìn thấy con đường TU CHỨNG của ĐỨC PHẬT ... chính ngài cũng đi từng xứ này tới xứ nọ .. được thắng xứ giải thoát rồi ..

- ở một hồi .. lại thấy "CHỖ NÀY HỎNG AN TOÀN = tai vì còn có PHẦN ĐUÔI là HOẠI DIỆT" ... nên lại ĐI THÊM một bước nữa .. một bước nữa .. một bước nữa

như vậy ... TỨ NIỆM XỨ ... là con đường ... CỨ ĐI TỪNG BƯỚC NỮA TỪNG BƯỚC NỮA ... đúc kết lại "NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH" được lập đi lập lại nhiều lần .. trong cả hành trình lần lượt đi qua các THẮNG XỨ của GIẢI THOÁT [smile]


ĐÂY là ĐƯỢC --> RÙI ĐÂY là KHÔNG ĐƯỢC --> nên đó là QUÁN THÂN BẤT TỊNH

THÂN là SẮC là TỊNH --> rùi THÂN là SẮC lại là KHÔNG TỊNH --> nên đó là QUÁN THÂN BẤT TỊNH [smile]

THỌ là SƯỚNG là VUI --> rùi "THỌ" đấy .. lại là KHỔ là BUỒN --> nên đó là QUÁN THỌ THỊ KHỔ [smile]



ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. tiếp nhé [smile]:

chúng ta có thể tạm đặt SẮC = là THÀNH TRỤ HOẠI DIỆT

NGOẠI SẮC: như vậy là có CÁI ĐUÔI là HOẠI DIỆT --> nên mới lòi ra CÁI KHỔ


vậy NỘI SẮC --> có CÁI ĐUÔI = HOẠI, DIỆT luôn không ?

--> rõ ràng là cả PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ ... đức PHẬT cũng bỏ luôn [smile]



nhưng chúng ta cũng có thể hỏi:

NGOẠI SẮC có TỊNH không ?

-> nếu như có người chỉ XẤU CHE TỐT KHOE .. chỉ KHOE CÁI ĐẦU .. còn CÁI ĐUÔI thì ÂM THẦM CHỊU ĐỰNG .. che giấu nó đi .. rùi lại tiếp tục sống cái quy trình XẤU CHE TỐT KHOE đó ..

như vậy .. thử hỏi có qua nổi NGOẠI SẮC .. mà đi vào NỘI SẮC = VÔ SẮC không ?


nhiều khi một bước không qua .. sao đi được cả một con đường dài tới TÁM THẮNG XỨ lựng ? [smile]

mà nếu không đi .. thì làm sao thấy được "CÁI THẤY NHƯ LÀ" = LÀ NHƯ VẬY ... [smile]


-->> có lẽ vì vậy mà MỘT TRONG NGŨ GIỚI .. là 1 trong những giới đầu tiên phải thọ ... là GIỚI NÓI THẬT ...

nói thật CẢ ĐẦU CẢ ĐUÔI là chuyện ít ai dám... bởi vì đó là NÓI RA = CẢ ĐẦU CẢ ĐUÔI --> là nằm ở trong SẮC NÀO [ngoại sắc ? hay là nội sắc ? ]

nhiều khi đụng tới CÁI ĐUÔI thì CÁI ĐẦU QUAY LẠI --> CẮN [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

NGHI TÌNH và QUÉT TRO

trong Kinh Pháp Hoa .. có một phẩm mà đức Phật la cho hàng Thinh Văn Duyên Giác te tua .. đó là PHẨM HÓA THÀNH DỤ: bởi vì HỌ DỪNG NƠI "HÓA THÀNH" = và ngài gọi đó là KHÔ ĐỊNH


i. Hóa Thành

nếu chúng ta coi THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN .. chúng ta nhìn thấy --> SANH [lục đạo luân hồi] .. mà nếu chúng ta AN TRÚ ở trong "CHỮ SANH" đó .. lấy đó làm TỊNH .. lấy đó làm ĐỊNH ..

vậy có phải là DỪNG NƠI "HÓA THÀNH" mà đức Phật nói tới không ?

như vậy HÓA THÀNH --> thì mới có THÀNH TRỤ HOẠI DIỆT ..

thí dụ: chúng ta cứ như mí đứa trẻ .. học mãi học mãi .. tới lúc lớn lên .. vừa có bằng cấp, đỗ đạt .. thì lại là HẾT ĐỜI [smile] --> như vậy cái "CHỖ AN TRÚ" đó .. có phải là HÓA THÀNH không ? [smile]



còn "KHÔNG HÓA THÀNH" = VÔ SANH .. thì làm gì có THÀNH TRỤ HOẠI DIỆT ... vậy chúng hỏi luôn: CÁI VÔ SANH = KHÔNG HÓA THÀNH đó .. có KHÔNG ? ... phải có thì mới AN TRÚ được chứ ?

--> CÓ ... mà cũng là THIỆT [smile]


ii. KHỞI NGHI TÌNH và QUÉT TRO

vậy chúng ta có bao giờ KHỞI NGHI TÌNH là "CHỖ HÓA THÀNH" đó .. là chỗ KHÔNG AN ỔN ... mà KHÔNG AN ỔN .. thì mơi đi QUÉT TRO

chư tổ bảo .. QUÉT TRO HAI LẦN .. thì mới là HẾT NGHI TÌNH ... còn không thì vẫn còn NGHI là "CHỖ AN TRÚ" đó là CHỖ HÓA THÀNH [smile]



--> bởi vì SẮC cũng là TỊNH ... hổng những là TỊNH .. mà đức PHẬT còn nói: nó là THẮNG XỨ GIẢI THOÁT THỨ BA luôn [smile]




vậy thì bắt đầu ĐẶT CÂU HỎI luôn:

a. THỌ, TƯỞNG, HÀNH THỨC --> "là HÓA THÀNH ?" .. hay là "KHÔNG HÓA THÀNH" ?


Thọ Tưởng Hành Thức như thế nào là HÓA THÀNH ? [là SANH]



Thọ Tưởng Hành Thức như thế nào là KHÔNG HÓA THÀNH ? [VÔ SANH ]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

NGHI TÌNH và QUÉT TRO

trong Kinh Pháp Hoa .. có một phẩm mà đức Phật la cho hàng Thinh Văn Duyên Giác te tua .. đó là PHẨM HÓA THÀNH DỤ: bởi vì HỌ DỪNG NƠI "HÓA THÀNH" = và ngài gọi đó là KHÔ ĐỊNH


i. Hóa Thành

nếu chúng ta coi THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN .. chúng ta nhìn thấy --> SANH [lục đạo luân hồi] .. mà nếu chúng ta AN TRÚ ở trong "CHỮ SANH" đó .. lấy đó làm TỊNH .. lấy đó làm ĐỊNH ..

vậy có phải là DỪNG NƠI "HÓA THÀNH" mà đức Phật nói tới không ?

như vậy HÓA THÀNH --> thì mới có THÀNH TRỤ HOẠI DIỆT ..

thí dụ: chúng ta cứ như mí đứa trẻ .. học mãi học mãi .. tới lúc lớn lên .. vừa có bằng cấp, đỗ đạt .. thì lại là HẾT ĐỜI [smile] --> như vậy cái "CHỖ AN TRÚ" đó .. có phải là HÓA THÀNH không ? [smile]



còn "KHÔNG HÓA THÀNH" = VÔ SANH .. thì làm gì có THÀNH TRỤ HOẠI DIỆT ... vậy chúng hỏi luôn: CÁI VÔ SANH = KHÔNG HÓA THÀNH đó .. có KHÔNG ? ... phải có thì mới AN TRÚ được chứ ?

--> CÓ ... mà cũng là THIỆT [smile]


ii. KHỞI NGHI TÌNH và QUÉT TRO

vậy chúng ta có bao giờ KHỞI NGHI TÌNH là "CHỖ HÓA THÀNH" đó .. là chỗ KHÔNG AN ỔN ... mà KHÔNG AN ỔN .. thì mơi đi QUÉT TRO

chư tổ bảo .. QUÉT TRO HAI LẦN .. thì mới là HẾT NGHI TÌNH ... còn không thì vẫn còn NGHI là "CHỖ AN TRÚ" đó là CHỖ HÓA THÀNH [smile]



--> bởi vì SẮC cũng là TỊNH ... hổng những là TỊNH .. mà đức PHẬT còn nói: nó là THẮNG XỨ GIẢI THOÁT THỨ BA luôn [smile]




vậy thì bắt đầu ĐẶT CÂU HỎI luôn:

a. THỌ, TƯỞNG, HÀNH THỨC --> "là HÓA THÀNH ?" .. hay là "KHÔNG HÓA THÀNH" ?


Thọ Tưởng Hành Thức như thế nào là HÓA THÀNH ? [là SANH]



Thọ Tưởng Hành Thức như thế nào là KHÔNG HÓA THÀNH ? [VÔ SANH ]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

Bạn đã trả lời rồi mà hỏi nữa chăng?
Không phải nơi ngũ uẩn, ngũ uẩn chỉ là phương tiện ứng hiện theo tâm trí ta, và hiện hữu theo nhân - duyên - quả.
 

anatta

Member
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18
Chào huynh KKT,

Thank huynh KKT for the advice of "cái ta, cái tôi". Yes, anatta ý thức được điều đó, và không gì giúp anatta được ngoài ra sự thực hành được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. anatta cũng tinh tấn thực tập giảm bớt, bào mòn cái ta được tí nào thì giảm thiểu sự đau khổ, ưu phiền chừng đó. Viết tới đây, anatta nhớ lại lời ông UG, rằng, "tư tưởng của chúng ta có năng lực kinh hồn, đừng bao giờ chống chọi lại nó, vì cái năng lực đó (ta/tôi) đã tích tụ hằng triệu năm rồi".

Huynh KKT nghỉ ngơi đi, đừng bận tâm, khi nào cảm thấy có duyên cần nói thì ghé vào nói giúp đôi lời cho những ai cần.

Bà nói: “Tôi có một câu hỏi, nếu thầy đáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp không được, mời thầy đi nơi khác.”

Sư tự tin đồng ý, bà liền hỏi: “Trong kinh Kim cang có nói ‘Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc’ (tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vị lai không thể được) Vậy Thầy muốn điểm tâm nào?”


Đọc câu chuyện thiền tông huynh kể lại về bà bán bánh rán hỏi Đức Sơn Tuyên Giám -- khi ngài chưa ngộ đạo -- thì anatta chợt có câu trả lời như thế này là: "Xin điểm tâm nào không phải là tâm tôi, không phải là tâm của tôi". :)


:035:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy.
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe.
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng.
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Kinh Bàhiya


Có một câu chuyện giữa đức Phật và lãnh tụ của một giáo phái ngoại đạo như sau:

- Nghe nói đạo Phật là đạo giác ngộ, vậy phương pháp của đạo Phật thế nào? Các ngài làm gì mỗi ngày?
- Chúng tôi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ...

- Phương pháp đó nào có chi đặc biệt đâu? Ai lại không đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ?
- Ðặc biệt lắm chứ, thưa ngài. Khi chúng tôi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ thì chúng tôi biết là chúng tôi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ. Còn khi những người khác đi, đứng, nằm, ngồi v.v... thì họ không ý thức được là họ đang đi, đứng, nằm, ngồi...
(Nẻo Vào Thiền Học của Nhất Hạnh, trang 14)


Một hôm, một vị thiền giả tới xin thiền sư Triệu Châu giảng về thiền. Triệu Châu hỏi:
- Chú đã ăn sáng chưa?
- Bạch ngài, con đã ăn sáng rồi.
- Vậy chú hãy đi rửa bát đi. :icon_winkle:
(Nẻo Vào Thiền Học của Nhất Hạnh, trang 66)


:icon_prost:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy.
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe.
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng.
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Kinh Bàhiya


Có một câu chuyện giữa đức Phật và lãnh tụ của một giáo phái ngoại đạo như sau:

- Nghe nói đạo Phật là đạo giác ngộ, vậy phương pháp của đạo Phật thế nào? Các ngài làm gì mỗi ngày?
- Chúng tôi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ...

- Phương pháp đó nào có chi đặc biệt đâu? Ai lại không đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ?
- Ðặc biệt lắm chứ, thưa ngài. Khi chúng tôi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ thì chúng tôi biết là chúng tôi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ. Còn khi những người khác đi, đứng, nằm, ngồi v.v... thì họ không ý thức được là họ đang đi, đứng, nằm, ngồi...
(Nẻo Vào Thiền Học của Nhất Hạnh, trang 14)


Một hôm, một vị thiền giả tới xin thiền sư Triệu Châu giảng về thiền. Triệu Châu hỏi:
- Chú đã ăn sáng chưa?
- Bạch ngài, con đã ăn sáng rồi.
- Vậy chú hãy đi rửa bát đi. :icon_winkle:
(Nẻo Vào Thiền Học của Nhất Hạnh, trang 66)


:icon_prost:


知之一字,眾妙之門。
Tri chi nhất tự, chúng diệu chi môn.

Một chữ BIẾT là cửa vào của mọi huyền diệu.
(Thiền sư Thần Hội)


:icon_prost:​
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... kính đại lão KKT một ly trà [smile]:

Dịch Học có một nguyên lý gọi là CÁC HỮU THÁI CỰC .. có nghĩa là THÁI CỰC tiềm tàng trong tất cả VẠN TƯỢNG

chắc có lẽ có sự tương quan mật thiết với VẠN PHÁP ĐỒNG TÂM ... cho nên đối với tất cả mọi tướng, chư tướng đều có BÊN TRONG MỘT CHỮ: TÂM


Trong TÂM: sắc thọ tưởng hành thức vốn đã có chữ BIẾT rùi [smile]

- ai cũng gọi VÒNG TRÒN là TÂM .... nhưng ở trong mỗi vòng tròn gọi là TÂM ... lại còn có TÂM của TÂM nữa [smile] ...bởi vì chỉ có 1 điểm ở trong vòng trò đó .. mới là tâm của vòng tròn đó thôi [smile]

nếu bây giờ có thể vẽ rất nhiều vòng tròn từ một điểm gọi là "NHÁT TÂM" đó ... thì mỗi một vòng tròn có thể gọi là nhỉ ?

- thôi cứ gọi đại là TA đi ... [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
ai cũng gọi VÒNG TRÒN là TÂM --- có mình bạn gọi vòng tròn là tâm chứ đâu có ai gọi
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Giác ngộ là tự biết! Tự biết là Chơn biết! Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết.


知之一字,眾妙之門。
Tri chi nhất tự, chúng diệu chi môn.

Một chữ BIẾT là cửa vào của mọi huyền diệu.
(Thiền sư Thần Hội)


:icon_prost:​







Lấy cái tự biết là Chơn.

Còn tất cả cái biết xưa nay từ bên ngoài mà biết là Vọng.

Những cái biết từ bên ngoài như:
Biết từ suy nghĩ là Vọng.
Biết từ học hỏi là Vọng.
Biết từ người khác là Vọng.
Biết từ truyền thống xưa nầy là Vọng.....

Thế nào là cái tự biết? Tự biết là cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt.

Tại sao cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt là Chơn? Bởi vì đó là cái biết vô phân biệt, vô tâm, vô niệm, vô trụ.

Chứng minh: Khi Huệ Năng nói với Huệ Minh:

"Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?"

Huệ Minh ngay đó đại ngộ (tự biết cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt).

Còn những suy nghĩ rằng tu tập thiền làm sao cho định rồi cho là "Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác" đến muôn đời vẫn không biết tại sao không "đại ngộ".

Giác ngộ là tự biết! Tự biết là Chơn biết! Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết.


BIẾT thì ngay đó BIẾT liền! Suy nghĩ mà BIẾT là VÔ MINH KHÔNG BIẾT.


Xin mượn câu này:

Giác ngộ thế giới này chính là giác ngộ bản thân bạn.
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Giác ngộ là tự biết! Tự biết là Chơn biết! Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết.


Chào bạn Vo Minh,

Tạm thời đừng vội dùng mấy chữ "thường hằng biết". :icon_winkle: Là vì có 3 trường hợp mà chúng ta "không biết", đó là: ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê. Trong 3 trường hợp này cái "biết" bị gián đoạn nên không thể được coi là thường hằng. Đợi khi nào ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê mà bạn vẫn "biết" thì hãy dùng hai chữ "thường hằng" cũng chưa muộn. :icon_winkle:


:icon_prost:

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

câu hỏi của bạn về chữ BIẾT rất là hay ... cho xin luôn [smile]

chữ "BIẾT" nội dung cụ thể của nó rất là rộng ... nhưng có thể dùng một chữ TƯƠNG ĐƯƠNG với chữ BIẾT mà lại dễ hiểu chữ BIẾT hơn = đó là hai chữ "HỮU TÌNH" .... trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ có nói:

Vô Tình --> Vô Phật Chủng

Cả ba trường hợp mà Đại Lão KKT nêu ra ở trên ... là ba trường hợp "SỰ Hữu Tình" của Bộ Não con người đối với các giác quan, hoạt động của chính bộ não ... có thể bởi giới hạn bởi:

- hoạt động tự nhiên: như là giấc ngủ say .. bộ não sẽ = hầu như NGỪNG HẲN NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÔNG CẦN THIẾT như là NGŨ GIÁC QUAN ... cũng giảm thiểu "tới mức" dường như ăn trộm đương mở cửa tới tận giường khiêng đồ cũng không biết .... tuy nhiên CÁI BIẾT --> VẪN CÒN [smile] ... chẳng hạn như là NHÉO 1 CÁI ... ĐÁ 1 CÁI .. ĐẤM MỘT CÁI ... hay đốt 1 viên pháo nổ đùng ngang tai là bật dậy liền [smile] ...

- có một số trường hợp ... các loại thuốc giảm đau, thuốc mê ... các loại hóa chất dược thảo sẽ giảm bớt HOẠT ĐỘNG của HỆ THẦN KINH ... thí dụ như đau răng, đi nhổ răng, chích thuốc mê .... đúng ra nhổ răng thì đau .. nhưng chúng ta không cảm nhận được cái đau đó ... bởi vì "bộ phận thần kinh tại chỗ răng" đã bị làm tê liệt, không truyền tin tức về bộ não ... cho nên, vẫn có người ngồi đó BIẾT CÓ ĐAU --> mà KHÔNG CẢM NHẬN ĐƯỢC ĐAU .... .... nhưng chính khi trường hợp chính cả HỆ THẦN KINH chính cũng bị làm tê liệt luôn ... bị giảm thiểu cái biết tới mức chỉ còn biết SỰ SỐNG là còn thôi ... nếu không .. thì chính "BỘ NÃO" cũng tan rã luôn .. điều này cho chúng ta biết tới một hiểu biết khác .. chính sự sống, cái hữu tình --> làm cho nó tồn tại .. có sâu xa, trầm lắng hơn cả --> đau tim, đau gan ... vv....

- trường hợp bất tỉnh thì cũng là do một số cơn đau, biến cố nhất thời làm cho BỘ NÃO tự rút lại chức năng "BIẾT" của nó ... khiến người đó trở thành mê man .. bất tỉnh .. hay không còn mê mải những cái biết "bình thường họ hay biết nữa" ... trong tâm lý học, đó chính là giai đoạn đầu trong bốn giai đoạn: CHẤN ĐỘNG, PHIỀN NÃO, BÌNH TĨNH SUY TƯ, và CHẤP NHẬN HIỆN THỰC [smile]


CĂN + TRẦN --> THỨC

** nếu CĂN do một lý do không truyền đạt được tin tức tới bộ não ... như ngủ say không nghe không thấy hoạt động bên ngoài ... "đó là do quán tính" của các căn chưa khởi động ... hoặc là bị "đè nén" không cho truyền đạt tin tức tới bộ não ... làm thu hẹp lại chữ "BIẾT" của "TÂM" thôi .. chứ CHƯA HOÀN TOÀN là KHÔNG BIẾT [tắt thở rùi .. mà bộ não còn biết chút chút tí nữa được luôn mà ... đó là vì nó chưa ngừng hoạt động ... smile]

nhưng nói cho cùng ... đặc tính hữu tình của "các giác quan" ... do hệ thần kinh cung cấp có thể ... KHUYẾCH TRƯƠNG tới BAO LA: cái gì cũng nghe được, cảm nhận được .. truyền về não được ... cũng có thể "THU NHỎ" lại tới mức, các giác quan hầu như độc lập với bộ não .. do "hệ thần kinh" bị tê liệt .. hay chính "bộ não" giảm thiểu hoạt động của hệ thần kinh ...

tuy nhiên .. chữ BIẾT này chỉ là một phần nhỏ trong chữ "BIẾT" trong đời sống bình thường của mỗi người ... không phải là toàn bộ PHẬT TÂM = bởi vì chữ "THƯỜNG BIẾT" của PHẬT TÂM bao trùm cả tam thiên đại thế giới ... mà --> VẪN KHÔNG CÓ KHỔ = THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH .. có thể rộng bao la cỡ đó luôn [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Vô tình thuyết pháp, vô tình được nghe.

Kinh Bàhiya đã viết:

Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy.
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe.
Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng.
Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Kinh Bàhiya

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_S%C6%A1n_L%C6%B0%C6%A1ng_Gi%E1%BB%9Bi

Thiền Sư Động Sơn Lương Giới - Sơ Tổ Tào Động Tông​

Động Sơn Lương Giới (洞山良价, 807-869) là Thiền sư Trung Quốc, Pháp tử của Thiền sư Vân Nham Đàm Thạnh. Cùng với môn đệ là Tào Sơn Bản Tịch, sư sáng khai tông Tào Động, một dòng Thiền được lưu truyền đến ngày nay. Sư quyền khai Ngũ vị để giáo hoá học đồ, đời sau gọi là Động Sơn ngũ vị.

Cơ duyên
Sư họ Du quê ở Cối Kê. Thuở nhỏ theo thầy tụng Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh đến câu: "Vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý", sư lấy tay rờ mặt hỏi thầy: "Con có mắt, tai, mũi, lưỡi sao kinh nói không?" Thầy thấy lạ và giới thiệu sư đến núi Ngũ Duệ yết kiến Thiền sư Linh Mặc (trước học đắc nơi Mã Tổ, đại ngộ nơi Thạch Đầu).

Năm 21 tuổi, sư đến Tung Sơn thụ giới cụ túc. Sau đó sư du phương, yết kiến Nam Tuyền Phổ Nguyện. Gặp ngày kị trai Mã Tổ, Nam Tuyền hỏi chúng: "Cúng trai Mã Tổ, vậy Mã Tổ có đến hay chăng?" Tất cả chúng không đáp được, sư bước ra thưa: "Đợi có bạn liền đến." Nam Tuyền khen: "Chú nhỏ này tuy là hậu sinh rất dễ giũa gọt." Sư thưa: "Hoà thượng chớ ếm kẻ lành thành đứa giặc."

Sư đến Quy Sơn Linh Hựu. Quy Sơn lại chỉ đến Vân Nham.

Đến Vân Nham sư hỏi: "Vô tình thuyết pháp, người nào được nghe?"
Vân Nham bảo: "Vô tình thuyết pháp, vô tình được nghe."
Sư hỏi: "Hoà thượng nghe chăng?"
Vân Nham bảo: "Ta nếu nghe, ngươi đâu thể được nghe ta thuyết pháp."
Sư thưa: "Con vì sao chẳng nghe?"
Vân Nham dựng phất tử, hỏi: "Lại nghe chăng?"
Sư thưa: "Chẳng nghe."
Vân Nham bảo: "Ta thuyết pháp mà ngươi còn chẳng nghe, huống là vô tình thuyết pháp."
Sư hỏi: "Vô tình thuyết pháp gồm những kinh điển gì?"
Vân Nham bảo: "Đâu không thấy kinh A-di-đà nói: nước, chim, cây rừng thảy đều niệm Phật, niệm pháp?"
Ngay câu này sư có tỉnh, thuật bài kệ:

也大奇!也大奇!
無情說法不思議
若將耳聽終難會
眼處聞時方得知

Dã đại kì, Dã đại kì
Vô tình thuyết pháp bất tư nghì
Nhược tương nhĩ thính chung nan hội
Nhãn xứ văn thì phương đắc tri.


Cũng rất kì ! Cũng rất kì !
Vô tình thuyết pháp chẳng nghĩ nghì
Nếu lấy tai nghe trọn khó hội
Phải đem mắt thấy mới liễu tri.


Sắp rời Vân Nham, sư hỏi: "Sau khi Hoà thượng trăm tuổi, chợt có người hỏi ‘tả được hình dáng của thầy chăng?’ con phải đáp làm sao?" Vân Nham lặng thinh hồi lâu, bảo: "Chỉ cái ấy." (只这是 chỉ giá thị = chỉ có cái ấy thôi) Sư trầm ngâm giây lâu, Vân Nham bảo: "Xà-lê Lương Giới thừa đương việc lớn phải xét kĩ." Sư vẫn còn hồ nghi. Sau, sư nhân qua suối nhìn thấy bóng, đại ngộ ý chỉ, liền làm bài kệ:

切忌從他覓
迢迢與我疏
我今獨自往
處處得逢渠
渠今正是我
我今不是渠
應修甚麼會
方得契如如

Thiết kị tòng tha mịch
Thiều thiều dữ ngã sơ
Ngã kim độc tự vãng
Xứ xứ đắc phùng cừ
Cừ kim chính thị ngã
Ngã kim bất thị cừ
Ưng tu thậm ma hội
Phương đắc khế như như.


Rất kị tìm nơi khác
Xa xôi bỏ lãng ta
Ta nay riêng tự đến
Chỗ chỗ đều gặp va
Va nay chính là ta
Ta nay chẳng phải Va
Phải nên như thế hội
Mới mong hợp như như.


Pháp ngữ
Sư thượng đường dạy chúng: "Lại có người không đền đáp bốn ân ba cõi chăng?" Chúng đều không đáp, sư lại bảo: "Nếu chẳng thể nhận ý này, làm sao vượt khỏi hoạn trước sau. Hẳn phải tâm tâm chẳng chạm vật, bước bước không chỗ nơi, thường không gián đoạn mới được tương ưng. Cần phải nỗ lực, chớ nhàn rỗi qua ngày!"

Một vị tăng hỏi Sư: "Khi lạnh nóng đến làm sao né tránh?" sư đáp: "Sao chẳng nhằm chỗ không lạnh nóng đi?" Tăng hỏi: "Thế nào là chỗ không lạnh nóng?" sư đáp: "Khi lạnh lạnh chết Xà-lê, khi nóng nóng chết Xà-lê."

Sắp tịch, sư sai cạo tóc tắm gội xong, đắp y bảo chúng đánh chuông, giã từ chúng ngồi yên mà tịch. Đại chúng khóc lóc mãi không dứt. Sư chợt mở mắt bảo: "Người xuất gia tâm chẳng dính mắc nơi vật, là tu hành chân chính. Sống nhọc tiếc chết, thương xót có lợi ích gì?" Sư bảo chủ sự sắm trai ngu si để cúng dường. Chúng vẫn luyến mến quá, kéo dài đến ngày thứ bảy. Thụ trai cùng chúng xong, sư bảo: "Tăng-gia không việc, sắp đến giờ ra đi, chớ làm ồn náo." Nói xong sư vào trượng thất ngồi yên mà tịch. Bấy giờ là tháng 3 năm thứ mười, niên hiệu Hàm Thông đời Đường. sư thọ 63 tuổi, 42 tuổi hạ. Vua sắc phong là Ngộ Bản Thiền sư.


:icon_prost:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83

Chào bạn Vo Minh,

Tạm thời đừng vội dùng mấy chữ "thường hằng biết". :icon_winkle: Là vì có 3 trường hợp mà chúng ta "không biết", đó là: ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê. Trong 3 trường hợp này cái "biết" bị gián đoạn nên không thể được coi là thường hằng. Đợi khi nào ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê mà bạn vẫn "biết" thì hãy dùng hai chữ "thường hằng" cũng chưa muộn. :icon_winkle:


:icon_prost:





Cái BIẾT từ bộ não không phải là TỰ BIẾT! Cái BIẾT từ bộ não là cái BIẾT chấp thủ ngã và ngã sở (Ta BIẾT, của ta BIẾT)


THIỀN QUÁN là TỰ BIẾT.


Bài thảo luận này rất hay. VQ tách từ bài Thiền Định về đây để cùng tham khảo.
Kính

***************************************************************

Nhận thức của nhân loại còn đang chấp thủ ngã và ngã sở (Ta, của ta) để chìm sâu vào sinh tử thì Đức Phật nói lên tiếng nói Vô ngã (không phải ta, không phải của ta).



NGUỒN GỐC CHÂN TƯỚNG
của vạn vật vũ trụ.

- Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.
- Do cái này không có mặt, nên cái kia không có mặt.
- Do cái này sinh, nên cái kia sinh.
- Do cái này diệt, nên cái kia diệt.​


Mục đích của Phật Tử là thực hành Thiền Quán để nhận rõ (giác ngộ) Lý Duyên khởi là NGUỒN GỐC CHÂN TƯỚNG của vạn vật vũ trụ.

Vì Duyên Khởi là thực tính, thực tướng của tất cả pháp.

Nhận thức đúng giáo lý Duyên khởi sẽ giúp cho Phật Tử thấy rõ NGUỒN GỐC CHÂN TƯỚNG của con người, cuộc đời và giá trị hạnh phúc.

Chỉ có Thiền Quán mới nhận rõ (giác ngộ) Lý Duyên khởi là thấy sự thật Vô ngã của vạn vật (hữu vi và vô vi).



Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni và chư Thế Tôn quá khứ đều giác ngộ Vô thượng giác từ giáo lý Duyên khởi.

- Kinh 28, Trung Bộ kinh I (Tượng Tích Dụ Đại kinh).
- Tương Ưng III, tr.144 (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, ĐTKVN);
- Tiểu Bộ kinh I, tr.48 (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, ĐTKVN);

Ghi lại lời Thế Tôn dạy rằng:

"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".

Từ đấy, thấy Duyên khởi triệt để quả là một cái thấy của một vị Phật.





Tóm lược sự kiện giác ngộ vào đêm cuối cùng sau 7 tuần lễ (có tài liệu ghi 4 tuần lễ) thiền quán dưới cội bồ đề của Thế Tôn...

Kết luận:

* Vào cuối canh 1: Thấy nhân quả ở tự thân (thấy rõ nhân quả qua Túc mệnh).
* Vào cuối canh 2: Thấy nhân quả ở chúng sanh (Minh và Thiên nhãn minh).
* Vào cuối canh 3: Thấy rõ nhân quả và sự thật của Tứ đế (đắc Lậu tận minh).
* Vào cuối canh 5: Chứng ngộ Vô thượng Bồ đề sau khi thiền quán xuôi ngược chiều Duyên khởi.

Chứng ngộ Duyên khởi, Nhân quả và Tứ đế cùng lúc cuối canh 3 (đó là toàn bộ nội dung chứng ngộ Vô thượng Bồ đề của Thế Tôn).

Từ ba giáo lý căn bản đó, Phật giáo ra đời. Và cũng từ đó, sau đó 18 bộ phái Phật giáo ra đời.

Đấy là Phật giáo!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

năng minh và sở minh đều là cái biết của một nhân vật thường hay xuất hiện ... [smile]

- tuy nhiên .. nhân vật đó cũng không phải là sống thọ lắm đâu ... còn có người sống được lâu hơn nhiều


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
CÁI GÌ BIẾT truớc khi chúng ta nói BIẾT cái gì hay KHÔNG BIẾT cái gì??????

Cái BIẾT từ bộ não không phải là TỰ BIẾT! Cái BIẾT từ bộ não là cái BIẾT chấp thủ ngã và ngã sở (Ta BIẾT, của ta BIẾT)


THIỀN QUÁN là TỰ BIẾT.

Những người không thực hành THIỀN QUÁN thường NÓI mà KHÔNG BIẾT mình NÓI gì?????


Thế nào là NÓI mà KHÔNG BIẾT mình NÓI gì?????


KKT nói:
"Có 3 trường hợp mà, đó là: ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê."

KKT là người không thực hành THIỀN QUÁN nên KHÔNG BIẾT rằng:

Nếu THẬT SỰ chúng ta "KHÔNG BIẾT " ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê??


Thì CÁI GÌ BIẾT rõ ràng chắc chắn chúng ta "không biết " ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê???????


Có phải lúc nào cũng có một CÁI BIẾT truớc khi chúng ta nói BIẾT cái gì hay KHÔNG BIẾT cái gì??????

CÁI BIẾT đó là Tánh BIẾT thường hằng BIẾT.



Cũng xin được nói thêm ở đây:
Đừng có nghĩ rằng "ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê là KHÔNG BIẾT???

Khi chúng ta ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê chỉ là cái thân, bộ não này ngủ say không mộng, bất tỉnh, bị chụp thuốc mê mà thôi.

cóTánh BIẾT vẫn còn đó SẴN SÀNG.



Cũng như khi NGỦ chúng ta BIẾT chúng ta NGỦ nằm mộng!
Chẳng lẽ chúng ta KHÔNG BIẾT chúng ta NGỦ KHÔNG MỘNG????



Nói nhỏ nhỏ nghe nè:

Khi Đức Phật nhập niết bàn!
Chẳng lẽ nói như KKT: Đức Phật thân ngay đơ cáng cuốc là Đức Phật KHÔNG BIẾT????

Thiền Quán mới TỰ BIẾT:
Tánh BIẾT của Đức Phật BIẾT nhập từng bậc TỨ THIỀN



Đức Phật Viên Tịch

Đức Thế Tôn nhập sơ thiền. Xuất sơ thiền, Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền, Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền, Ngài nhập tứ thiền. Xuất tứ thiền, Ngài nhập không vô biên xứ. Xuất không vô biên xứ, Ngài nhập thức vô biên xứ. Xuất thức vô biên xứ, Ngài nhập vô sở hữu xứ. Xuất vô sở hữu xứ, Ngài nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập diệt thọ tưởng định.

Lúc ấy Đại ĐứcAnanda, không có thiên nhãn, hỏi Đại Đức Anuruddha: "Bạch sư huynh, có phải Đức Thế Tôn đã nhập diệt rồi không?"

- Không phải vậy, nầy Ananda sư đệ, Đức Thế Tôn chưa diệt độ, Ngài mới nhập diệt thọ tưởng định.

Rồi xuất diệt thọ tưởng định, Đức Phật nhập phi tưởng phi phi tưởng định. Xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập vô sở hữu xứ định. Xuất vô sở hữu xứ, Ngài nhập thức vô biên xứ định. Xuất thức vô biên xứ, Ngài nhập không vô biên xứ định. Xuất không vô biên xứ, Ngài nhập tứ thiền. Xuất tứ thiền, Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền, Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền, Ngài nhập sơ thiền.

Xuất sơ thiền, Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền, Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền, Ngài nhập tứ thiền. Xuất tứ thiền, và tức khắc sau đó, Đức Phật cuối cùng nhập diệt.
 
B

blacklotus

Guest
Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg


ps: không biết post có đúng room không , xin BDH hoan hỉ nếu có gì sai

Vậy cái gì thấy cái trong thấy?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên