Trong thấy chỉ có cái thấy

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha hah ... kính bạn ADP một ly trà [smile]:

CỤ THỂ toàn là SỢ HÃI KHÔNG ... nhưng .... BÊN TRONG = MỘT NGHÌN DẶM của NHỮNG CỤ THỂ đó ...

-->> có thể CỤ THỂ ..lại là KHÔNG CÓ SỢ HÃI ...


ăn thua là bạn ADP có ĐÔI DÉP RƠM và CÂY GẬY như thế không thôi [smile]

còn có thể TIẾP TỤC ĐI 998 DẶM CÒN LẠI chứ ??

- con đường đó gọi là TRUNG ĐẠO mà ... không đi ... không đi sâu .. không đi tới .. sức mấy mà TỰ TẠI [smile]

hay là nói như vầy đi: THỨ GÌ MÀ CHỊU NỔI ... vì HỎA TAM MUỘI MẠNH LẮM [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
chắc là người ta đi ỉa cũng muốn nhìn cụ thể xem họ có khoái không hí . hahahaahahahahahaahhaha.....
tự tại hay không là ở người ta sao mà .... thế.
chỉ được cái nhai rơm nhai cỏ là giỏi . hai bên không còn thì giữa chó nó ăn rồi đâu còn mà nhắc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

có một bài hát của hai người cùng đi trên một con đường ... nhưng một người đã dừng lại ... và từ đó .. Trịnh Công Sơn viết lên bài TÌNH XA


Tình xa Lyrics
Sáng tác: Trịnh Công Sơn

Ngày tháng nào

đã ra đi

--> khi ta --> còn ngồi lại


Cuộc tình nào đã ra khơi ---> ta còn mãi nơi đây

Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ

Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa...

Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn đường phố,

Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình

Làm sao em biết đời sống buồn tênh...


Đôi khi ta lắng nghe ta,
Nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá
Hồn ta gió cát phù du bay về...

Đôi khi trên mái tình ta nghe những giọt mưa,
Tình réo tình âm thầm,
Sầu réo sầu bên bờ... vực sâu

Còn thấy gì sáng mai đây --> thôi ta còn bạn bè

--> Giọt rượu nào ??

mãi chua cay ...

... trong tình vẫn u mê...



Từ một ngày -->> tình ta --> như núi rừng --> cúi đầu [smile]

Ôi tiếng buồn rơi đều, nhìn lại mình đời đã xanh rêu




cho nên .. SỰ THỎA HIỆP CÚI ĐẦU ... của NÚI RỪNG .. chúng ta đều có thể nhìn thấy [smile]

Ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

có một bài hát của hai người cùng đi trên một con đường ... nhưng một người đã dừng lại ... và từ đó .. Trịnh Công Sơn viết lên bài TÌNH XA


Tình xa Lyrics
Sáng tác: Trịnh Công Sơn

Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa...
Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn đường phố,
Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình
Làm sao em biết đời sống buồn tênh...


Đôi khi ta lắng nghe ta,
Nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá
Hồn ta gió cát phù du bay về...

Đôi khi trên mái tình ta nghe những giọt mưa,
Tình réo tình âm thầm,
Sầu réo sầu bên bờ... vực sâu

Còn thấy gì sáng mai đây --> thôi ta còn bạn bè

--> Giọt rượu nào ??

mãi chua cay ...

... trong tình vẫn u mê...



Từ một ngày -->> tình ta --> như núi rừng --> cúi đầu [smile]

Ôi tiếng buồn rơi đều, nhìn lại mình đời đã xanh rêu




cho nên .. SỰ THỎA HIỆP CÚI ĐẦU ... của NÚI RỪNG .. chúng ta đều có thể nhìn thấy [smile]

Ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

cho nên bên tây có câu nói là hiểu biết của anh chính là trang sách cuối cùng mà anh vừa đọc được . hahaahahahaahahahahha......
có câu chuyện một anh chàng ra ngoài lúc nào trở về cũng mồm đầy mùi rượu , vợ hỏi thì anh ta trả lời là toàn được bạn bè mời ăn nhậu , và cưới hỏi. một hôm vợ theo sau khi anh ta ra khỏi nhà dể theo dõi .... thì hóa ra là thằng ăn vét ở các khác sạn với nhà hàng .. hahahahaahahahahahahaaha......
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... kính bạn ADP một ly trà [smile]:

vậy lần này bạn có Ý ĐỊNH đi vào BIỆT CẢNH nữa chứ ? [smile]


thời gian ... ba mươi năm

- già nua ..

--> tóc bạc hai màu


thời gian ba mươi năm

- rộn ràng

-->> NHƯ ... VẼ ĐỒ CHƠI


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha haha ... kính bạn ADP một ly trà [smile]:

vậy lần này bạn có Ý ĐỊNH đi vào BIỆT CẢNH nữa chứ ? [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

đã nói rồi chớ có đem con ma ra mà dọa con nít . híc..... mấy thứ đồ thừa của nhà hàng khách sạn chỉ có bọn ăn vét mới khoái thôi, mà còn hãnh diện nữa . hahahahahaahahahahahahahahhaha.....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

chữ HỶ .. là cái miệng cười .. mỗi khi đã vượt qua ...

có khi CƯỜI .. mà KHÔNG CÓ SỰ VƯỢT QUA ... thì đằng sau chữ HỶ đó:

- không có LẠC và ĐỊNH

và đồng với chữ HỶ đó ..còn có TẦM ... mà CHƯA CÓ TỨ
[smile]

đôi chân hướng về bên ngoài .. tức là đã DỢM BỎ ĐI [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

chữ HỶ .. là cái miệng cười .. mỗi khi đã vượt qua ...

có khi CƯỜI .. mà KHÔNG CÓ SỰ VƯỢT QUA ... thì đằng sau chữ HỶ đó:

- không có LẠC và ĐỊNH

và đồng với chữ HỶ đó ..còn có TẦM ... mà CHƯA CÓ TỨ
[smile]

đôi chân hướng về bên ngoài .. tức là đã DỢM BỎ ĐI [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
đã nói là bọn ăn vét mà cứ tưởng tưởng ra đủ thứ sang trọng rồi khoái mà . hahahahahaahahahaahahahahahhaha........hahahahaahahahahahaahahahahahhahha.........
thôi nha khuya rồi ngủ đây . hahahaahahahahahahahahahahahahahhaha............
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... tiếp nhé [smile]:

bạn ADP GIỎI THIỆT ... GAN THIỆT .. vậy là có người "ĐI CHUNG" DẶM ĐƯỜNG THỨ BA rồi [smile]


*** hơn nữa .. đi thêm một số dặm đường rồi .. khi "THÔ TÂM" tương đối an tịnh rùi .. BỌN ĐỨA THẰNG MÀY gì cũng từ từ biến mất ... bởi vì "TÂM BÌNH" = thì thế giới bình mà [smile]

-->> thiệt [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. bi giờ rảnh rùi .. tiếp nhé [smile]:

bây giờ trở lại đề tài: TRONG CÁI THẤY CHỈ CÓ CÁI THẤY .. thì "CÁI THẤY NHƯ LÀ" có tác dụng GIẢI THOÁT GÌ ? [smile]



HỒI HƯỚNG --> ĐIỂM TỰA là NỀN TẢNG CÔNG ĐỨC

trong kinh Kim Cang, phẩm Đại Thừa Chánh Tông, đức Phật nói:

CHÁNH TÔNG CỦA ĐẠI THỪA.

Phật bảo Tu-bồ-đề :

Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.

Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,

-->> ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.


Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.



Như vậy ... tất cả các chúng sanh trong phạm trù hoạt động của một BỒ TÁT "LỚN" đều tựa vào NỀN TẢNG CÔNG ĐỨC của VỊ BỒ TÁT ẤY: chính là VÔ DƯ NIẾT BÀN

- nhờ vậy mà các chúng sanh đó được thanh tịnh .. được tịnh hóa

và chúng ta có thể kết luận: NỀN TẢNG CÔNG ĐỨC của VÔ DƯ NIẾT BÀN ... là chỗ có thể TỊNH HÓA được tất cả 12 loài chúng sanh [smile] ... phải hông ?



cũng vậy ... nếu chúng ta HỒI HƯỚNG "CHÚNG SANH" của CHÚNG TA vào nền tảng công đức của chúng ta: CÁC TRÚ XỨ GIẢI THOÁT mà đức Phật nói tới

và các chúng sinh nhờ nền tảng công đức ấy ... mà được tịnh hóa, mà được thanh tịnh [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

anatta

Member
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18

Chào bạn anatta,

1. Bạn đưa lên bài kinh lời Phật Thích Ca dạy Màlukyaputta hay lắm. Lời Phật dạy Màlukyaputta cách quán "như là" không khác gì với lời Phật dạy Bàhiya. Màlukyaputta thực hành cách quán này và không bao lâu cũng chứng A La Hán. Như vậy là chúng ta có 2 bằng chứng vững chắc của hai người thực hành phép quán "như là" này đắc A La Hán, và đắc rất nhanh nữa! (Màlukyaputta còn là người rất cao tuổi nữa!) Điều này là minh chứng cho thấy sự "hiệu quả" vượt bực của pháp quán "như là" này ! Chỉ khác nhau là Màlukyaputta là một tỳ kheo còn Bàhiya là một "ngoại đạo". Nhưng chính vì vậy mới thấy sự "tuyệt vời" của pháp quán "như là" này. Tuyệt vời vì Bàhiya hoàn toàn không biết gì về Phật pháp, chỉ thực hành một pháp quán này và đắc A La Hán rất rất nhanh ! Vì vậy KKT mới bảo rằng cách quán "như là" này là phần << nước cốt >> trong lời dạy của Phật Thích Ca. Cũng chính là Giáo Ngoại Biệt Truyền (truyền riêng ngoài giáo lý) không cần phải biết đến Kinh, Luật, Luận mà vẫn thực hành được !

2. Tuy nhiên vấn đề ở đây không phải là tranh luận về mấy chữ Giáo Ngoại Biệt Truyền. Giáo nội hay giáo ngoại hay giáo ... cố nội gì cũng được, miễn là thực hành mà chứng được A La Hán là ... OK ... Salem ! :icon_winkle: Khởi đầu cái thread này KKT có đặt vấn đề là không hẳn nhiều người thực hành Tứ Niệm Xứ biết đem cách quán "như là" này áp dụng vào Tứ Niệm Xứ. Hoặc nói một cách khác pháp Tứ Niệm Xứ mà Phật Thích Ca dạy chưa hẳn đã "hoàn toàn" là pháp quán "như là" này (?) Lấy ngay một đoạn viết này của bạn anatta:



Bạn đang quán << về cái thấy "như là" trong Tứ Niệm Xứ về quán hơi thở là: thấy sự thay đổi vô thường, sanh diệt của nó. Có lúc nó ngắn, khi nó dài, khi nó thô đục >> Câu hỏi của KKT là:

__khi bạn thấy hơi thở "ngắn" hoặc hơi thở "dài" thì khi đó cái thấy của bạn còn "như là" nữa không ?
__khi bạn thấy sự "vô thường" (của bất cứ sự vật gì) thì khi đó cái thấy của bạn còn "như là" nữa không ?

3. KKT đưa lên lại cái hình ban đầu của bạn minhthien:



Nhìn cái hình này với cái thấy "như là" = chỉ "thấy" có vật trước mắt, vật đó "như vậy" thôi.
Nếu nay bạn "thấy" cái hình này sao kỳ cục quá, đúng là "trẹo bản họng" thì ngay đó cái thấy của bạn đâu còn "như là" nữa phải không ?

Tương tự như vậy, bạn có thể thấy "như là" hơi thở của bạn ra vào. Nhưng khi bạn "thấy" hơi thở của bạn "dài" hoặc "ngắn" thì phải chăng là cái thấy của bạn đâu còn "như là" nữa ?

Cũng vậy, giả sử bạn đang thấy "như là" một vật gì đó. Giả sử vật đó đang chuyển động. Vì nó đang chuyển động nên nó không "thường". Tức là nó "vô thường" phải không ? Điều này chúng ta đều hiểu hết. Thế nhưng bạn có thể thấy "như là" vật đó đang chuyển động, nhưng bạn không thể nào thấy "như là" vật đó "vô thường" ! Bạn đồng ý không ? Nếu đồng ý thì bạn biết tại sao lại như vậy không ?

Những cái này không có gì là lý thuyết hết vì bạn có thể kiểm chứng ngay trên kinh nghiệm thực tế và hãy trả lời từ kinh nghiệm của bạn.


:icon_prost:


Chào huynh KKT,

Sự hiểu về "đối tượng được thấy/biết như là" của anatta như thế này trong phép quán hơi thở. Thứ nhất, cái hiểu của anatta là khi quán hơi thở ra-vào, dài ngắn (khác nhau) .v.v... là không kềm chế hơi thở, không có để cái Tôi/Ta xen vào. Chẳng hạn như, không cố ý muốn làm cho hơi thở nó sâu và dài, hoặc điều khiển cho hơi ra, hơi vào, và lúc ngừng thở bằng nhau (như cách luyện khí công), mà là để tự nhiên "như nó là" theo sự hoạt động tự nhiên của hoạt động trong thân. Thí dụ như khi anatta đang gõ cái post này thì dù không chú tâm đến hơi thở, nhưng hơi thở vẫn ra vào "một cách tự nhiên như nó là." Thì khi anatta dành thời gian trong ngày tập thiền quán hơi thở cũng quán để hơi thở ra vào tự nhiên y như thế. Hơn nữa biết hơi ngắn/hơi dài, thô đục hoặc thanh nhẹ cũng là cách để tâm có chuyện làm đừng chạy lung tung :), để thực tập Chánh Niệm an trú trên hơi thở trong giây phút hiện tiền. Hiện tại, khi thực hành có khi anatta còn nhận biết hơi ngắn/dài, sinh diệt .v.v..., có khi không để tâm đến nó nữa, mà chỉ chú tâm (chánh niệm) hơi thở vào-hơi thở ra -- để dọn đường, tạo duyên cho Định sau này. Như anatta cũng có nói, là trình độ của pháp hành của anatta mới chỉ là A,B,C, ở bước căn bản ban đầu. Và anatta muốn xây dựng nền tảng Chánh Niệm vững chắc, thời gian an an trú của Chánh NIệm được dài lâu hơn. Cái hiểu về "như là" như thế này thì ai ai cũng có thể kinh nghiệm được. Thứ hai, cái thấy/biết (Chánh quán) "đối tượng như nó THỰC là" để mở toang cánh cổng giác ngộ thì anatta chưa có biết gì hết. Cái thấy/biết Như Là đó Phật gọi là Chánh Quán (Kinh Trung Bộ 64), là khi tâm được Định, năng lực vô cùng mạnh mẽ, và sáng suốt thì mới có khả năng thấy như thế được. Cho nên, lời pháp ngắn gon mà mà huynh KKT gọi là "NƯỚC CỐT", là cho những ai đã có định tâm rồi, hoặc căn cơ sâu dày mới có thể giác ngộ nhanh chóng được. Ngay như anatta đây, dù mới thực tập quán hơi thở chưa lâu, nhưng cũng trày trật lên xuống, chưa đến đâu.


KKT: " Thế nhưng bạn có thể thấy "như là" vật đó đang chuyển động, nhưng bạn không thể nào thấy "như là" vật đó "vô thường" ! Bạn đồng ý không ? Nếu đồng ý thì bạn biết tại sao lại như vậy không ?"

Điều này thì anatta đã có kinh nghiệm nhưng ngắn ngủi, chắc chỉ được 30 giây, 1 phút hơn. Là khi đó chỉ còn cái thấy/biết đơn thuần (cái TÂM) mà thôi. Và trường hợp này thì theo anatta đó là ĐỊNH, dù ngắn ngủi. Nếu ai đang tu tập pháp giống như pháp "nước cốt" này của Đức Phật, thì anatta nghĩ nên tập ở nhà an toàn hơn. Lái xe, hay đi trên đường mà tập thì đôi khi sẽ rơi vào những trạng thái định sâu ngắn ngủi này và có thể sẽ bị tai nạn nguy hiểm :).



Có một bài thơ mà tác giả là người ngoại quốc (Anh quốc?) diễn tả về cái thấy rất thanh đẹp, huyền ảo và rất là đạo, xin trích ra đây để kết thúc post này:

Dịch xuôi:

Nhìn vũ trụ trong một hạt cát
Và thiên đàng trong một cành hoa hoang dại
Nắm giữ vô tận trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong phút giây

Dịch thơ:

Trong hạt cát ta ngắm nhìn vũ trụ
Nhìn thiên đàng giữa hoa dại hoang sơ
Ôi thiên thu lắng đọng chỉ một giờ
Giữ vô tận trong bàn tay bé nhỏ

Thơ William Blake
(Bản dịch thơ của Lê Cao Bằng, Calgary, Canada)



:035:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Ý của huynh KKT là cái thấy "như là" vật đang chuyển động là cái thấy sẵn sàng. Cái thấy vật "vô thường" là do phân tích của tri thức mà gọi là thấy chứ nó chẳng thấy được gì. Nó cướp công Pháp tạo đủ thứ điên đảo mê lầm nhiều lớp. Nên ngoài cái Như thị sáng suốt nơi thực tại Vô Sanh này mà còn chỗ nào kiến nữa thì toàn là tà kiến hi hi...

Chúng ta vì không phân biệt được gốc ngọn nên toàn bỏ gốc theo ngọn Theo cái hư vọng mà bỏ mất cái chân thật quá là mê lầm phải không? Hì hì...

Nội tại luôn thường hằng khiến ta luôn tìm cầu giác ngộ. Nhưng những gì kiếm được chỉ như gải ngứa ngoài dày. Không thể nắm bắt được hư vọng bởi chúng ta sẵn sàng trên chân lý mất rồi hì hì....

Hi hi.... Còn nữa. Chính nhờ sự thường hằng kiên cố chẳng lay động của tự tánh mà những "ai" nhận ra được đều có thể quy y vào cái nền tảng vô sanh thường hằng này khiến cho mọi khát vọng huyễn tượng đều tan biến.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... kính bạn TN một ly trà [smile]:

CŨNG lại là vậy thôi .. CHÂN LÝ phải là CỤ THỂ ... nên cứ đặt nhiệt kế ĐO CỤ THỂ VÀO .. thì lại thấy NỀN TẢNG VÔ SANH NÀY NÓ SAO LẠI THIẾU CỤ THỂ NÀY

ha ha ha ha ha.. vậy gọi là TA BIẾT MỘT CÁCH CHẮC CHẮN ---> ... nhưng lại là: DƯỜNG NHƯ ... KHÔNG BIẾT [smile]


cho nên ... phải có CỤ THỂ .. mới có CHÂN LÝ được

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. tiếp nhé [smile]:

Cơ duyên[sửa | sửa mã nguồn]

Sư họ Trương, quê ở Đông Dương Vụ Châu, xuất gia với Đại đức Minh Châu. Sư còn nhỏ mà đã nổi danh dũng mãnh phi phàm, mưa gió mà vẫn dám thiền nơi gò mả. Lúc đầu, sư có tham vấn Quốc sư Nam Dương Huệ Trung và Mã Tổ, nhân đây có chút sở đắc.

Sau sư đến yết kiến Thạch Đầu, hỏi:

"Lìa định, huệ, Hoà thượng lấy gì dạy người?"

Thạch Đầu đáp: "Ta trong ấy không tôi tớ, lìa cái gì?"

Sư hỏi: "Làm sao rõ được?"

Thạch Đầu hỏi lại: "Ông bắt được hư không chăng?"


Sư đáp: "Thế ấy ắt chẳng từ ngày nay đi."

Thạch Đầu bảo: "Chưa biết ông bao giờ từ bên kia đến?"


Sư thưa: "Đạo Ngộ chẳng phải từ bên kia đến."

Thạch Đầu: "Ta đã biết chỗ ông đến."

Sư hỏi: "Sao thầy lại lấy tang vật vu khống người?"

Thạch Đầu đáp: "Thân ông hiện tại."

Sư hỏi lại: "Tuy nhiên như thế, rốt ráo vì người sau thế nào?"

Thạch Đầu hỏi vặn lại: "Ông hãy nói, ai là người sau?"

Sư nhân câu hỏi này triệt ngộ, mọi thắc mắc nghi ngờ đều tan biến. - Thiên Hoàng Đạo Ngộ



A ha hahahaah ... không phải chỉ riêng chúng ta .. mà cả người xuất gia học đạo, từ nhỏ đã thông minh, đã từng hội ngộ với cả TỔ SƯ THIỀN TÔNG, đã được chút SỞ ĐẮC

vậy mà MUỐN ĐẶT CÂU HỎI ... LÀM RÕ HƠN .... CŨNG KHÔNG CÁCH NÀO LÀM RÕ ĐƯỢC

- ông nắm bắt được hư không chăng ?

- ta biết chỗ ông đến: là thân ông hiện tại ...

*** cho nên .. chỉ cần đặt NHIỆT KẾ ... đo CỤ THỂ là biết liền GỐC là ai .. và NGỌN là ai ... hèn chi Bồ Đề Đạt Ma nói: người ĐẮC ĐẠO HOÀN TOÀN TRONG SẠCH [smile]


nhưng chính ở CÁI CHỖ KHÔNG RÕ RÀNG ĐÓ ... chúng ta lại biết: NÓ CHỈ LÀ NGƯỜI ĐẾN SAU


thì đó là một cái thấy NHƯ LÀ NHƯ VẬY ..... đếm số .. chắc chắn phải là CON SỐ 10 trong 10 như vậy được liệt kê trong KINH PHÁP HOA: ĐẦU ĐUÔI RỐT RÁO --> NHƯ VẬY

-->> và còn phải cộng thêm + CHÍN NHƯ LÀ NHƯ VẬY nữa ... mới đủ "THẬP NHƯ VẬY" mà ... phải hông ? [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Hi hi...

Ý của huynh KKT là cái thấy "như là" vật đang chuyển động là cái thấy sẵn sàng. Cái thấy vật "vô thường" là do phân tích của tri thức mà gọi là thấy chứ nó chẳng thấy được gì. Nó cướp công Pháp tạo đủ thứ điên đảo mê lầm nhiều lớp. Nên ngoài cái Như thị sáng suốt nơi thực tại Vô Sanh này mà còn chỗ nào kiến nữa thì toàn là tà kiến hi hi...

Chúng ta vì không phân biệt được gốc ngọn nên toàn bỏ gốc theo ngọn Theo cái hư vọng mà bỏ mất cái chân thật quá là mê lầm phải không? Hì hì...

Nội tại luôn thường hằng khiến ta luôn tìm cầu giác ngộ. Nhưng những gì kiếm được chỉ như gải ngứa ngoài dày. Không thể nắm bắt được hư vọng bởi chúng ta sẵn sàng trên chân lý mất rồi hì hì....

Hi hi.... Còn nữa. Chính nhờ sự thường hằng kiên cố chẳng lay động của tự tánh mà những "ai" nhận ra được đều có thể quy y vào cái nền tảng vô sanh thường hằng này khiến cho mọi khát vọng huyễn tượng đều tan biến.


Chào bạn Tịch Nhiên,

Bạn Tịch Nhiên khá lắm. :icon_winkle: Hãy đọc tiếp bài viết bên dưới đây của KKT.
KKT có một lời khuyên cho bạn: trong khi nói bạn hãy cố chỉ diễn tả những gì bạn kinh nghiệm được trên thực tế (và như vậy thì người đọc cũng kiểm chứng được những gì bạn nói). Đừng cố phang ra những lý thuyết mà chưa thể kiểm nghiệm được trên thực tế vì nói như vậy thì cả người viết và người đọc đều không kiểm chứng được và cuộc đối thoại chỉ biến thành "bàn loạn" mà không dẫn tới lợi ích gì. Chỉ nói những gì mình kinh nghiệm, cứ như vậy mà từng bước, từng bước tiến lên. Trí Tuệ sẽ phát sinh từ đó. "Chỉ nói những gì mình làm được" (to walk the talk). :icon_winkle:


:icon_prost:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Chào huynh KKT,

Sự hiểu về "đối tượng được thấy/biết như là" của anatta như thế này trong phép quán hơi thở. Thứ nhất, cái hiểu của anatta là khi quán hơi thở ra-vào, dài ngắn (khác nhau) .v.v... là không kềm chế hơi thở, không có để cái Tôi/Ta xen vào. Chẳng hạn như, không cố ý muốn làm cho hơi thở nó sâu và dài, hoặc điều khiển cho hơi ra, hơi vào, và lúc ngừng thở bằng nhau (như cách luyện khí công), mà là để tự nhiên "như nó là" theo sự hoạt động tự nhiên của hoạt động trong thân. Thí dụ như khi anatta đang gõ cái post này thì dù không chú tâm đến hơi thở, nhưng hơi thở vẫn ra vào "một cách tự nhiên như nó là." Thì khi anatta dành thời gian trong ngày tập thiền quán hơi thở cũng quán để hơi thở ra vào tự nhiên y như thế. Hơn nữa biết hơi ngắn/hơi dài, thô đục hoặc thanh nhẹ cũng là cách để tâm có chuyện làm đừng chạy lung tung :), để thực tập Chánh Niệm an trú trên hơi thở trong giây phút hiện tiền. Hiện tại, khi thực hành có khi anatta còn nhận biết hơi ngắn/dài, sinh diệt .v.v..., có khi không để tâm đến nó nữa, mà chỉ chú tâm (chánh niệm) hơi thở vào-hơi thở ra -- để dọn đường, tạo duyên cho Định sau này. Như anatta cũng có nói, là trình độ của pháp hành của anatta mới chỉ là A,B,C, ở bước căn bản ban đầu. Và anatta muốn xây dựng nền tảng Chánh Niệm vững chắc, thời gian an an trú của Chánh NIệm được dài lâu hơn. Cái hiểu về "như là" như thế này thì ai ai cũng có thể kinh nghiệm được. Thứ hai, cái thấy/biết (Chánh quán) "đối tượng như nó THỰC là" để mở toang cánh cổng giác ngộ thì anatta chưa có biết gì hết. Cái thấy/biết Như Là đó Phật gọi là Chánh Quán (Kinh Trung Bộ 64), là khi tâm được Định, năng lực vô cùng mạnh mẽ, và sáng suốt thì mới có khả năng thấy như thế được. Cho nên, lời pháp ngắn gon mà mà huynh KKT gọi là "NƯỚC CỐT", là cho những ai đã có định tâm rồi, hoặc căn cơ sâu dày mới có thể giác ngộ nhanh chóng được. Ngay như anatta đây, dù mới thực tập quán hơi thở chưa lâu, nhưng cũng trày trật lên xuống, chưa đến đâu.


KKT: " Thế nhưng bạn có thể thấy "như là" vật đó đang chuyển động, nhưng bạn không thể nào thấy "như là" vật đó "vô thường" ! Bạn đồng ý không ? Nếu đồng ý thì bạn biết tại sao lại như vậy không ?"

Điều này thì anatta đã có kinh nghiệm nhưng ngắn ngủi, chắc chỉ được 30 giây, 1 phút hơn. Là khi đó chỉ còn cái thấy/biết đơn thuần (cái TÂM) mà thôi. Và trường hợp này thì theo anatta đó là ĐỊNH, dù ngắn ngủi. Nếu ai đang tu tập pháp giống như pháp "nước cốt" này của Đức Phật, thì anatta nghĩ nên tập ở nhà an toàn hơn. Lái xe, hay đi trên đường mà tập thì đôi khi sẽ rơi vào những trạng thái định sâu ngắn ngủi này và có thể sẽ bị tai nạn nguy hiểm :).



Có một bài thơ mà tác giả là người ngoại quốc (Anh quốc?) diễn tả về cái thấy rất thanh đẹp, huyền ảo và rất là đạo, xin trích ra đây để kết thúc post này:

Dịch xuôi:

Nhìn vũ trụ trong một hạt cát
Và thiên đàng trong một cành hoa hoang dại
Nắm giữ vô tận trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong phút giây

Dịch thơ:

Trong hạt cát ta ngắm nhìn vũ trụ
Nhìn thiên đàng giữa hoa dại hoang sơ
Ôi thiên thu lắng đọng chỉ một giờ
Giữ vô tận trong bàn tay bé nhỏ

Thơ William Blake
(Bản dịch thơ của Lê Cao Bằng, Calgary, Canada)



:035:


Nhận Biết Như Là (Bare Mindfulness / Naked Awareness)

Chào bạn anatta,

1. KKT nghĩ rằng bạn anatta chưa hiểu phép quán "như là" này đâu. :icon_winkle: Bạn minhthien đưa đề tài này lên tức là bạn minhthien có thực hành pháp quán "như là" này. Thế nhưng bạn mimhthien hãy còn những thắc mắc và "lấn cấn" tức là bạn minhthien cũng chưa hiểu thật rõ pháp này. :icon_winkle: Là vì nếu hiểu thật rõ và thực hành đúng pháp này thì không thể có một thắc mắc nào hết. Cho dù là trong khi thực hành sẽ có những thắc mắc khởi lên (điều này là đương nhiên) thì tự mình cũng giải quyết được những thắc mắc này.

2. Hãy đọc lại lời Phật Thích Ca dạy Bàhiya:

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Chúng ta "nhận biết" (awareness) mọi sự vật qua 4 hình thức: thấy, nghe, thọ tưởng, thức tri. Đoạn kinh trên Phật dạy Bàhiya học tập cách nhận biết "như là" (hay "y chang") như sau:

thấy "như là" = trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy
nghe "như là" = trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe
thọ tưởng "như là" = trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng
thức tri "như là" = trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri

Cứ giả sử bạn là Bàhiya đang ngồi trước mặt Phật Thích Ca. Lời Phật dạy có nhiêu đó thôi và bạn hiểu "như là" trên kinh nghiệm thực tế của bạn là sao đây ? Lời Phật dạy không có gì là bí mật, khó hiểu hay huyền bí. Trái lại rất là minh bạch, vậy bạn hiểu sao đây ?

3. Để ý rằng Phật không bảo Bàhiya phải ly gia cắt ái, theo Phật làm Tỳ kheo đệ tử. Phật cũng không bảo Bàhiya làm một vị cư sĩ tại gia, thọ Tam quy, Ngũ giới với Phật. Phật cũng không thuyết cho Bàhiya Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, v.v.. Phật cũng không thuyết cho Bàhiya nghe Vô Ngã Tướng để yêu cầu Bàhiya phải bỏ cái Tôi, cái Ta, cái Tiếc gì đó như là điều kiện tiên quyết. Phật cũng không nói gì về Giới, Định, Huệ, 37 Phẩm Trợ Đạo, Lục Độ Ba La Mật, Bàhiya không cần phải lập một hạnh nào hết. Phật cũng không bảo Bàhiya ra gốc cây ngồi thiền và cố nhập vào Tứ Thiền, Bát Định.

Tức là Phật không đòi hỏi Bàhiya một điều kiện nào hết ! Bàhiya không cần phải "bỏ" một cái gì mà cũng không cần phải "thêm" một cái gì. Bàhiya đang sống ra sao, đang sinh hoạt ra sao thì cứ tiếp tục giữ y nguyên như vậy. Phật chỉ yêu cầu một điều là nay trong sinh hoạt hàng ngày như thường lệ thì cùng lúc Bàhiya thực hành mấy câu Phật dạy bên trên. Thế thôi !

4. Vậy thì phải thực hành làm sao cho đúng đây ? Hãy trở lại với cái hình ban đầu của bạn minhthien:

Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg

Chỉ "thấy" có vật trước mắt. Vật đó "như vậy" thôi.

Bạn minhthien hỏi "Trong thấy chỉ có cái thấy, vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?" tức là bạn minhthien muốn hỏi cái thấy "như là" đứng trước bức hình trên thì thấy như thế nào ? KKT trả lời << chỉ "thấy" có vật trước mắt, vật đó "như vậy" thôi >> Nếu ai hiểu đúng lời dạy của Phật Thích Ca ở bên trên thì sẽ thấy câu trả lời của KKT đã trọn vẹn và đề tài này đã có thể chấm dứt ngay tại đó rồi. :icon_winkle:

5. Thật ra thì câu trả lời của KKT còn thiếu một "tí ti" chi tiết mà KKT (cố ý) không nói ra nên mới khiến bạn minhthien vẫn còn thắc mắc phải hỏi tiếp. Hãy chú ý những thắc mắc của bạn minhthien.

Xin chào Lauginghahaha,

câu trả lời "y như kinh" hihi

mà "như vậy" là như thế nào

mt chỉ muốn học để biết khi nào thì dừng , không để cái thấy đi xa hơn những gì được thấy , giới hạn của "cái thấy" là ở đâu

nhưng thật khó


3a-Trong thấy chỉ có cái thấy , không có cái ta nào thấy (phải thêm mấy chử cuối cho rõ nghĩa) cái nầy thì dể hiểu nhưng khó hành và đang hành

3b- cái thấy tới đâu thì gọi là "thấy như là" .. thông thường khi nhìn thấy cái hình post bên trên , đa số sẽ có một ý nghĩ , môt nhận xét - dù chỉ một tí ti - thoảng qua ,bảo rằng ... "cái này vô lý" , "impossible" , "kỷ thuật đồ hoạ" , "hình ảo" ....(dựa vào kinh nghiệm thu nhận được cho tới giờ phút ấy) .. nhưng như thế thì không còn "chỉ có cái thấy" , không còn "như là"

3c- nhưng nếu cứ "như là", "chỉ có cái thấy đơn thuần" mà không có tuệ tri thì có gì đó chưa được vẹn toàn

3d- nếu biết rằng , à ... đang có một chuỗi tâm đánh giá , phán xét dựa trên những kinh nghiệm tục đế thì cái biết-thấy những chuỗi tâm này là cái thấy mà ít ai thấy vì rằng nó đan xen với chuỗi tâm kia

cảm ơn các bạn đã vào chia xẻ và thảo luận , ai cũng có ý hay tuỳ theo "chánh kiến" của mình , mt học được nhiều điều hay
giờ xin góp chút ý

1- đại đa số các bạn log in vào trang web này, click vào thread này , xem cái hình ở post đầu , và reply .Trước khi click vào thread, bạn đã tạo nghiệp (hành động có chủ ý .. là muốn xem mt post gì bên trong) cái thấy lúc này vừa là quả của nghiệp trước (cộng nhiều nghiệp quá khức khác) vừa là nhân cho những suy nghĩ và góp ý sau này .
Trong trường hợp nầy, rõ ràng ... "trong thấy không chỉ có cái thấy" và không được thấy "như nó đang là" ... đã có dính mắc

2- giờ xét qua cái hình không post ở đây mà nằm trên bảng quản cáo trên xa lộ , hay trang bìa tạp chí science ở quầy tiếp tân phòng mạch bác sĩ nào đó, đại ý là cái hình bổng dưng "đập vào mắt" bạn ... thì nếu lộ trình tâm dừng lại ở tâm khán ý môn mà không có tâm đổng tốc thì cái thấy có thể tạm gọi thấy "như nó đang là" .. nhưng ... do quá nhiều tiền nghiệp quá khứ , không thu thúc lục căn , không chánh niệm (mạnh và liên tục) ... nên dòng tâm thức liên tuc trôi chảy và phán xét , phản ứng với cái hình ít nhiều xảy ra vô thức và hữu thức

3-là một người cư sĩ , bân rộn với cơm áo gạo tiền ... thì ta phải ứng xử sao với mỗi mỗi hành động trong từng phút giây ?
thấy cái hình và phản ứng vớ nó có thể chỉ một vài sát na là đã tạo nghiệp , một ngày có 86400 giây , một giây có bao nhiêu sát na ..

KKT trả lời như sau:

Chào bạn minhthien,

1. KKT xin phép cắt những phần chính trong bài viết của bạn và sắp xếp lại như trên để dễ nhận ra vấn đề chính trong câu hỏi của bạn. Thật ra thì khi đọc tựa đề cái thread là "Trong thấy chỉ có cái thấy" cùng với tấm hình bạn đưa lên là KKT đã biết rằng bạn tu tập Tứ Niệm Xứ và cái vấn nạn khúc mắc của bạn là gì. Đó là lý do đã khích động lập tức câu trả lời đầu tiên của KKT (thật ra nếu khéo nhận biết sẽ thấy rằng câu đó đã trả lời đầy đủ cái thắc mắc của bạn rồi) :icon_winkle:

2. KKT cũng xin chúc mừng bạn đã nhận ra cái khúc mắc này nên bạn mới đặt câu hỏi. Đây là một vấn đề khá vi tế và nhỏ nhiệm nên KKT nghĩ rằng nhiều người thực hành Tứ Niệm Xứ cũng không nhận ra. Thế nhưng nó lại rất quan trọng vì nếu không biết thì dù có quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp đến ... mút mùa lệ thủy sợ rằng cũng chẳng có kết quả gì ! Đó là KKT nghĩ vậy, cứ coi là KKT "ngã mạn" đi. :icon_winkle:

3. Nói vậy tức là KKT biết ? Đúng vậy, KKT nghĩ rằng KKT biết. :icon_winkle: Tuy nhiên KKT lại không có ý muốn trình bày ra, hay là chỉ bảo cho ai, hay là thuyết phục ai. Cho nên nếu KKT trình bày ra thì đương nhiên sẽ có người tu tập Tứ Niệm Xứ nghĩ khác và không đồng ý. Trong trường hợp này thì làm sao ? Tranh luận ư ? Vô nghĩa, vì chỉ là tranh luận trên lý thuyết. Và vì đây là vấn đề thực hành thực tiễn nên muốn biết đúng sai thì chỉ cần đưa ra thành quả. Mà thành quả thì có một số mục tiêu KKT đặt ra mà chưa đạt đến được. Đó là lý do KKT không muốn nói vì nói những gì mình chưa làm được thì chỉ là nói "dóc" ! :icon_winkle:

4. Tuy chưa nói được nhưng KKT cũng vẫn có thể trả lời cho bạn dựa trên những gì bạn đưa ra. Theo như bạn viết bên trên thì bạn biết có một cái thấy "như là". Nó cũng là cái thấy "chỉ có cái thấy đơn thuần". Rồi có một cái thấy thứ nhì "nhìn thấy cái hình post bên trên ...." KKT sẽ đặt tên cho nó là cái thấy "trẹo bản họng" :icon_winkle: Vì hình trên là một cái khung "trẹo bản họng" nên KKT đặt tên cho nó như vậy. :icon_winkle: Đây là một cái thấy mà chúng ta thường xuyên sử dụng hàng ngày và còn được gọi là trí thông minh. Nó rất cần thiết cho đời sống. Giả sử một người kỹ sư mà không có cái thấy "trẹo bản họng" này thì khi nhìn tấm hình trên anh ta sẽ la lên: "Oh, it's good, it's perfect!" thì làm sao mà làm việc được ! :icon_winkle:

5. Câu hỏi của KKT cho bạn là: Cái thấy "như là" và cái thấy "trẹo bản họng" khác nhau vì cái gì ? Hai cái thấy này đương nhiên là khác nhau rồi vì một cái là "như là" và một cái là "trẹo bản họng" nên câu hỏi của KKT là chúng khác nhau "vì" cái gì ? Vì cái gì ở nơi "tự thân" chúng khiến chúng khác nhau ?

Đây là câu hỏi $1.000.000 ! :icon_winkle: Tức là một câu hỏi VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. Trả lời được một câu hỏi này thôi là giải quyết được toàn bộ những thắc mắc bạn nêu bên trên đó ! KKT sẽ không trả lời câu hỏi này đâu mà để bạn tự trả lời. :icon_winkle:

6. Khi trả lời được câu hỏi này thì bạn sẽ nhận ra là 2 cái thấy này chỉ có một điểm chung là cùng là "cái thấy" nhưng lại hoàn toàn khác nhau vì lãnh vực hành hoạt (hay hoạt động) của chúng khác nhau. Tức là chúng tự loại trừ lẫn nhau (mutually exclusive) tức là cái này có mặt thì cái kia phải vắng mặt.

7. Và như vậy khi thực hành Tứ Niệm Xứ chỉ có thể dùng một trong hai cái thấy và phải dùng cái đúng. Cái đúng là cái thấy "như là". Còn nếu thực hành Tứ Niệm Xứ với cái thấy "trẹo bản họng" thì làm hoài cũng sẽ chẳng có kết quả gì.

8. Thế nhưng vì cả hai cái đều là "cái thấy" nên khi thực hành tu tập chúng sẽ "lẫn lộn" vào nhau khiến rất khó phân biệt. Đó là lý do cần phải biết rõ ràng chúng khác nhau bởi "cái gì" để mà phân biệt chúng ra, để mà tách chúng ra. Trong kinh Phật có nói về một con ngỗng chúa. Con ngỗng này có cái đặc biệt là khi uống nước pha với sữa thì nó biết cách (tách ra) chỉ uống sữa mà không uống nước. Cho nên thực hành tu tập cũng phải biết "tách ra" như con ngỗng chúa này: chỉ dùng cái thấy "như là" mà bỏ ra cái thấy "trẹo bản họng". Cái thấy "như là" là CỬA NGÕ của đạo Trí tuệ và Giải thoát.

9. Tuy nhiên đến khi "đắc đạo" thì cả hai cái thấy này lại có thể hiện diện đồng thời (mặc dầu chúng vẫn khác nhau). Lúc đó cái thấy "như là" sẽ là ông chủ và cái thấy "trẹo bản họng" sẽ là đầy tớ. Chính xác thì là quản gia. Lúc đó ông chủ chỉ ngồi "chủ tọa" thôi, còn quản gia thì sẽ lo hết mọi chuyện trong ngoài một cách hoàn hảo và đắc lực. :icon_winkle:

Xin kết luận bằng cách nhắc lại câu hỏi trên: cái thấy "như là" và cái thấy "trẹo bản họng" khác nhau "vì" cái gì ? Biết được điều này là biết được "chìa khóa" của chuyện tu hành giải thoát đó. :icon_winkle:


:icon_prost:

Chào bạn anatta (aka anbinh),

KKT lập lại câu hỏi của KKT ở đây: Cái thấy "như là" và cái thấy "trẹo bản họng" khác nhau "vì" cái gì ? Cả hai đều là cái thấy, đều là "thấy" cả. Nhưng sao chúng lại khác nhau ? KKT mang lên lại cái hình của bạn minhthien:

Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg

Cái thấy "như là": Chỉ "thấy" có vật trước mắt. Vật đó "như vậy" thôi. Các bạn có đang kinh nghiệm "thấy" như vậy không ?

Cái thấy "trẹo bản họng": thấy có một vật giống như cái khung, giống như khung hàng rào (?), hình vuông. Lại thấy có một cái thanh tréo ngang trông thật là "trẹo bản họng" vì trên thực tế không thể nào như vậy được, v.v.. và v.v.. Các bạn có đang kinh nghiệm "thấy" như vậy không ?

Câu hỏi là: "cái gì" làm cho hai cái thấy này -- đều là "thấy" cả -- lại khác nhau ?


:icon_prost:

Ở đây KKT xin đổi lại cách gọi cái thấy "trẹo bản họng" thành cái thấy "bình thường". Gọi là "bình thường" vì mọi người bình thường đều thấy như vậy cả. Mỗi khi "thấy" là chúng ta đều thấy "bình thường" như vậy. Cái thấy "như là" chỉ đặc biệt cần biết đến và dùng đến nếu chúng ta thực hành lời dạy bên trên của Phật. Cái thấy như là và cái thấy bình thường khác nhau bởi "cái gì" là câu hỏi KKT muốn các bạn trả lời (cứ ngay trên kinh nghiệm thật mà trả lời). Khi đã trả lời được "cái gì" này là gì thì cái thấy bình thường sẽ được đổi lại thành cái thấy "cái gì". Đây là tên gọi chính xác nhất của cái thấy này.

6. Cái chi tiết "tí ti" nói đến ở bên trên chính là "cái gì" ở đây. :icon_winkle: Phải nói ngay là "cái gì" này nó "rõ ràng và cụ thể giống như lật bàn tay lên và thấy rõ lòng bàn tay như thế nào" chứ không phải là một cái gì lấp lửng mơ hồ mà cứ phải nói ấm ớ ỡm ờ. :icon_winkle: Nếu nay KKT chỉ ra cho thấy nó là cái gì thì mọi chuyện xong ngay. Tuy nhiên KKT lại do dự vì nếu bạn nào thực sự ham thích và thực hành pháp quán "như là" này thì tự bạn đó sẽ nhận ra nó là cái gì. Còn với những bạn khác không có ý thực hành thì có nói ra cũng chỉ trở thành đề tài để mà "bàn loạn" không ích lợi gì. :icon_winkle: KKT đã nói rằng đây là lời dạy << nước cốt >> của Phật Thích Ca nên đối với KKT thì đây là một hòn ngọc rất quý. Mà ngọc quý thì ... không ném cho bầy heo vì heo nó cũng đạp lẫn vào trong sình thôi. :icon_winkle: Cho nên tạm thời cứ để câu hỏi này bỏ ngỏ :icon_winkle:

Xin kết luận bài viết bằng 2 câu truyện Thiền:

* Một hôm, một vị thiền giả tới xin thiền sư Triệu Châu giảng về Thiền. Triệu Châu hỏi:
- Chú đã ăn sáng chưa?
- Bạch ngài, con đã ăn sáng rồi.
Triệu Châu nói:
- Vậy thì chú hãy đi rửa bát đi. :icon_winkle:

* Hồi chưa giác ngộ, Long Đàm thường chầu chực bên mình Đạo Tín thiền sư, mong được truyền dạy đạo Thiền. Năm này sang năm khác không thấy thiền sư bảo ban gì cả. Một hôm không chờ được nữa, Long Đàm hỏi:
- Từ lâu con theo thầy để học mà thầy chưa hề chỉ bày cho con một chút tâm yếu nào hết là tại làm sao? Con xin thầy thương con.
Đạo Tín nói:
- Từ khi ngươi vào tu viện đến nay chẳng có lúc nào là ta không chỉ bày tâm yếu cho ngươi. Khi ngươi đem tách trà tới, ta nhận tách trà; khi ngươi đem cơm lên, ta đỡ lấy mâm cơm; khi ngươi nghiêng mình chào ta, ta cũng cúi đầu; như thế tại sao lại nói rằng ta không hề chỉ bày cho ngươi? :icon_winkle:



:icon_prost:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63

Chào bạn Tịch Nhiên,

Bạn Tịch Nhiên khá lắm. :icon_winkle: Hãy đọc tiếp bài viết bên dưới đây của KKT.
KKT có một lời khuyên cho bạn: trong khi nói bạn hãy cố chỉ diễn tả những gì bạn kinh nghiệm được trên thực tế (và như vậy thì người đọc cũng kiểm chứng được những gì bạn nói). Đừng cố phang ra những lý thuyết mà chưa thể kiểm nghiệm được trên thực tế vì nói như vậy thì cả người viết và người đọc đều không kiểm chứng được và cuộc đối thoại chỉ biến thành "bàn loạn" mà không dẫn tới lợi ích gì. Chỉ nói những gì mình kinh nghiệm, cứ như vậy mà từng bước, từng bước tiến lên. Trí Tuệ sẽ phát sinh từ đó. "Chỉ nói những gì mình làm được" (to walk the talk). :icon_winkle:


:icon_prost:

Dạ!

hi hi.. TN cảm ơn lời góp ý chân thành của huynh KKT ( TN cũng không biết huynh KKT già hay trẻ nên tạm thời cứ gọi huynh đi cho nó trẻ trung nha hì hì... )

Tiểu đệ rất vui được giao lưu chia sẽ kinh nghiệm cùng lão huynh. hì hì...

Giờ tiểu đệ trả lời câu hỏi của huynh .

Ở đây KKT xin đổi lại cách gọi cái thấy "trẹo bản họng" thành cái thấy "bình thường". Gọi là "bình thường" vì mọi người bình thường đều thấy như vậy cả. Mỗi khi "thấy" là chúng ta đều thấy "bình thường" như vậy. Cái thấy "như là" chỉ đặc biệt cần biết đến và dùng đến nếu chúng ta thực hành lời dạy bên trên của Phật. Cái thấy như là và cái thấy bình thường khác nhau bởi "cái gì" là câu hỏi KKT muốn các bạn trả lời

- Cái Thấy "Như là" là Cái thấy không có chổ thấy, còn cái thấy "Bình thường" là cái thấy có chổ để thấy hì hì...

Lão huynh đồng ý với câu trả lời ngắn gọn của tiểu đệ không? hì hì...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn TN một ly trà [smile]:

TN trả lời CÁI THẤY BÌNH THƯỜNG --> SAI RỒI


nếu không có ai chết .. chẳng ai khóc .. thì là CÁI THẤY BÌNH THƯỜNG [smile]

nếu không có ai đói .. chẳng ai vì đó mà khổ ... thì là CÁI THẤY BÌNH THƯỜNG [smile]


cho nên BÌNH THƯỜNG = tức là NHƯ LÀ = NHƯ LÀ CÓ NGHĨA là KHÔNG HAI [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
ha ha hah .. kính bạn TN một ly trà [smile]:

TN trả lời CÁI THẤY BÌNH THƯỜNG --> SAI RỒI


nếu không có ai chết .. chẳng ai khóc .. thì là CÁI THẤY BÌNH THƯỜNG [smile]

nếu không có ai đói .. chẳng ai vì đó mà khổ ... thì là CÁI THẤY BÌNH THƯỜNG [smile]


cho nên BÌNH THƯỜNG = tức là NHƯ LÀ = NHƯ LÀ CÓ NGHĨA là KHÔNG HAI [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

Hic...

Lão ca hôm nay ba hoa lộn chổ rồi đi chổ khách chơi coi :icon_santagrin:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... tiếp nhé [smile]:

Đạo có hai bờ:

- bở KHỔ .. thì ai cũng thấy .. nên thấy BỞ KHÔNG KHỔ ... thì đương nhiên thấy cả hai ...


Đạo có Hai Thường:

- Bất Bình Thường .. thì AI CŨNG THẤY [ha ha hahahahaha ]

--> cho nên TN thấy được BÌNH THƯỜNG --> thì đã thấy cả ĐÔI THƯỜNG [smile]



mà thấy được cả ĐÔI THƯỜNG = thì là THẤY ĐẠO ... KHÔNG HAI đó mà [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

anatta

Member
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18

Nhận Biết Như Là (Bare Mindfulness / Naked Awareness)

Chào bạn anatta,

1. KKT nghĩ rằng bạn anatta chưa hiểu phép quán "như là" này đâu. :icon_winkle: Bạn minhthien đưa đề tài này lên tức là bạn minhthien có thực hành pháp quán "như là" này. Thế nhưng bạn mimhthien hãy còn những thắc mắc và "lấn cấn" tức là bạn minhthien cũng chưa hiểu thật rõ pháp này. :icon_winkle: Là vì nếu hiểu thật rõ và thực hành đúng pháp này thì không thể có một thắc mắc nào hết. Cho dù là trong khi thực hành sẽ có những thắc mắc khởi lên (điều này là đương nhiên) thì tự mình cũng giải quyết được những thắc mắc này.

2. Hãy đọc lại lời Phật Thích Ca dạy Bàhiya:

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Chúng ta "nhận biết" (awareness) mọi sự vật qua 4 hình thức: thấy, nghe, thọ tưởng, thức tri. Đoạn kinh trên Phật dạy Bàhiya học tập cách nhận biết "như là" (hay "y chang") như sau:

thấy "như là" = trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy
nghe "như là" = trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe
thọ tưởng "như là" = trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng
thức tri "như là" = trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri

Cứ giả sử bạn là Bàhiya đang ngồi trước mặt Phật Thích Ca. Lời Phật dạy có nhiêu đó thôi và bạn hiểu "như là" trên kinh nghiệm thực tế của bạn là sao đây ? Lời Phật dạy không có gì là bí mật, khó hiểu hay huyền bí. Trái lại rất là minh bạch, vậy bạn hiểu sao đây ?

3. Để ý rằng Phật không bảo Bàhiya phải ly gia cắt ái, theo Phật làm Tỳ kheo đệ tử. Phật cũng không bảo Bàhiya làm một vị cư sĩ tại gia, thọ Tam quy, Ngũ giới với Phật. Phật cũng không thuyết cho Bàhiya Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, v.v.. Phật cũng không thuyết cho Bàhiya nghe Vô Ngã Tướng để yêu cầu Bàhiya phải bỏ cái Tôi, cái Ta, cái Tiếc gì đó như là điều kiện tiên quyết. Phật cũng không nói gì về Giới, Định, Huệ, 37 Phẩm Trợ Đạo, Lục Độ Ba La Mật, Bàhiya không cần phải lập một hạnh nào hết. Phật cũng không bảo Bàhiya ra gốc cây ngồi thiền và cố nhập vào Tứ Thiền, Bát Định.

Tức là Phật không đòi hỏi Bàhiya một điều kiện nào hết ! Bàhiya không cần phải "bỏ" một cái gì mà cũng không cần phải "thêm" một cái gì. Bàhiya đang sống ra sao, đang sinh hoạt ra sao thì cứ tiếp tục giữ y nguyên như vậy. Phật chỉ yêu cầu một điều là nay trong sinh hoạt hàng ngày như thường lệ thì cùng lúc Bàhiya thực hành mấy câu Phật dạy bên trên. Thế thôi !

4. Vậy thì phải thực hành làm sao cho đúng đây ? Hãy trở lại với cái hình ban đầu của bạn minhthien:
...
Bạn minhthien hỏi "Trong thấy chỉ có cái thấy, vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?" tức là bạn minhthien muốn hỏi cái thấy "như là" đứng trước bức hình trên thì thấy như thế nào ? KKT trả lời << chỉ "thấy" có vật trước mắt, vật đó "như vậy" thôi >> Nếu ai hiểu đúng lời dạy của Phật Thích Ca ở bên trên thì sẽ thấy câu trả lời của KKT đã trọn vẹn và đề tài này đã có thể chấm dứt ngay tại đó rồi. :icon_winkle:
...

KKT trả lời như sau:

Ở đây KKT xin đổi lại cách gọi cái thấy "trẹo bản họng" thành cái thấy "bình thường". Gọi là "bình thường" vì mọi người bình thường đều thấy như vậy cả. Mỗi khi "thấy" là chúng ta đều thấy "bình thường" như vậy. Cái thấy "như là" chỉ đặc biệt cần biết đến và dùng đến nếu chúng ta thực hành lời dạy bên trên của Phật. Cái thấy như là và cái thấy bình thường khác nhau bởi "cái gì" là câu hỏi KKT muốn các bạn trả lời (cứ ngay trên kinh nghiệm thật mà trả lời). Khi đã trả lời được "cái gì" này là gì thì cái thấy bình thường sẽ được đổi lại thành cái thấy "cái gì". Đây là tên gọi chính xác nhất của cái thấy này.

6. Cái chi tiết "tí ti" nói đến ở bên trên chính là "cái gì" ở đây. :icon_winkle: Phải nói ngay là "cái gì" này nó "rõ ràng và cụ thể giống như lật bàn tay lên và thấy rõ lòng bàn tay như thế nào" chứ không phải là một cái gì lấp lửng mơ hồ mà cứ phải nói ấm ớ ỡm ờ. :icon_winkle: Nếu nay KKT chỉ ra cho thấy nó là cái gì thì mọi chuyện xong ngay. Tuy nhiên KKT lại do dự vì nếu bạn nào thực sự ham thích và thực hành pháp quán "như là" này thì tự bạn đó sẽ nhận ra nó là cái gì. Còn với những bạn khác không có ý thực hành thì có nói ra cũng chỉ trở thành đề tài để mà "bàn loạn" không ích lợi gì. :icon_winkle: KKT đã nói rằng đây là lời dạy << nước cốt >> của Phật Thích Ca nên đối với KKT thì đây là một hòn ngọc rất quý. Mà ngọc quý thì ... không ném cho bầy heo vì heo nó cũng đạp lẫn vào trong sình thôi. :icon_winkle: Cho nên tạm thời cứ để câu hỏi này bỏ ngỏ :icon_winkle:




:icon_prost:


Chào huynh KKT,

- anatta trở về tu học Phật pháp theo con đường nguyên thủy (Theravada) :). Cho nên cái câu "see thing as it is" có nghĩa là thấy vật nó như là. Là quán tưởng đừng để cái "TA" vào khi quán đối tượng mà anatta đã có nói qua rồi. Và đây là con đường anatta đang thực hành sau mấy năm trời tìm học nơi giáo pháp nguyên thủy. Và anatta tự tin, và tự do an ổn với cái hiểu của mình và hành theo đó. Cái hiểu về "cái thấy như là" của huynh KKT khác hơn thiền quán "Cái thấy/biết như là" ở pháp Tứ Niệm Xứ theo Phật pháp nguyên thủy. Có thể đây là cái hiểu/ngộ của huynh KKT theo cái nhìn của Thiền tông (?). Còn lời huynh KKT nhắc lại lời Phật dạy cho Bahiya, "trong cái thấy, chỉ là cái thấy..." theo anatta, đó là năng lực Chánh Niệm đã vô cùng mạnh mẽ, very powerful, mới có khả năng an trú kiên định trên đối tượng như vậy. Và sau đó người tu muốn "quán" tam tướng trên đối tượng thì phải tác ý một trong tam tướng thì mới thấy/biết tam tướng vô thường, khổ, hay vô ngã. Còn nếu chỉ an trú bất động "ta và vật không hai" như vậy thì giống như định.


- Theo giáo pháo Phật dạy nguyên thủy thì một người chứng ngộ A La Hán là người đã thấy/biết, thấu suốt được đặc tính tam tướng Khổ - Vô Thường - Vô Ngã của sự sống nói chung, cá nhân nói riêng. Và khi Phật tuyên bố Bahiya đắc quả A La Hán, tức là ông đã thấu suốt được ba pháp ấn này. Mặc dầu huynh KKT cho rằng, Phật không đòi hỏi Bahiya pháp học gì cả, nhưng Bahiya là một người có lòng cầu đạo, thì nhất định trước khi đến với Phật ông cũng đã thực hành đạo lý gì đó, và tự nhận mình là A La Hán, phải không? Nghĩa là ông cũng có vốn liếng đạo lý trong tâm rồi, chứ đâu phải là tay ngang, tay mơ. Trong kinh nguyên thủy, có một vài trường hợp, những sa di chỉ mới 7-8 tuổi mà đã chứng ngộ quả vị A La Hán. Lấy thí dụ có một vị sa di mới 7-8 tuổi vừa mới xin vào xuất gia với Phật, trong khi đang được các vị trưỡng lão tỳ kheo vừa cạo đầu cho, vừa được giảng cho nghe sơ bộ về giới luật, và căn bản về Phật pháp, và sau khi vừa cạo đầu xong thì vị sa di đó đắc quả A La Hán. Vị thánh sa di này cũng đâu có nghe đến lời pháp của Phật giảng cho Bahiya hay Malukyaputta, mà huynh KKT gọi là "nước cốt", là tinh hoa cô đọng của pháp hành.

- Cám ơn huynh KKT có ý tốt, dành thời gian giải thích và đưa ra thí dụ về hai mẫu chuyện thiền tông để anatta có thể cái hiểu về "cái thấy như là" đó của huynh. Tuy nhiên, anatta chẳng còn hứng thú với thiền tông nữa -- thiền tông thì đúng là vô... hệ của khuclunglinh :). Quên cám ơn mẫu chuyện ngắn Con Ngỗng Chúa trong kinh Phật mà huynh KKT đã kể. I love this short story so much, vì dùng câu chuyện đó để minh họa cách thực hành thiền quán "tách cái ta" khi hành thiền theo giáo pháp nguyên thủy rất rõ ràng và linh động.

- Sau cùng anatta nghĩ rằng cũng nên đưa ra hai đoạn ngắn nói về cái thấy "bình thường" và "như là" mà Phật đã giảng nghĩa trong bài kinh ngài thuyết vắn tắt cho tỳ kheo Malukyaputta, bài kinh giống y chang như Phật đã thuyết cho Bahiya.



Cái thấy "bình thường" của thế nhân.

1) Thấy sắc, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến sắc an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ sắc sinh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết - bàn.



Cái thấy "như là" đưa đến giác ngộ Niết Bàn.

7) Vị ấy không tham sắc,
Thấy sắc, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến sắc an trú.
Theo sắc, vị ấy thấy,
Tùy sắc, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa.
Ðược gọi gần Niết-bàn.

...

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35c.htm


:035:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên