minhthien

Trong thấy chỉ có cái thấy

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
...

Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg


ps: không biết post có đúng room không , xin BDH hoan hỉ nếu có gì sai

chỉ là chuyện nhỏ thôi mà ,với một người có học hình học không gian, tạm ở cái trình độ lớp 7 nó cũng nhận ra, lại càng nhận ra hơn khi có học một chút về hội họa.
còn nói về cái thấy trong cách nhìn tu học thì chân và giả , bóng với hình. hai cái này nó mâu thuẫn là trậc lấc rồi trong một trình tự sắp xếp ở không gian. cụ thể là cái thấy ban đầu bao gồm mấy thứ bày trước mắt. cái thấy thứ hai là biết rõ giữa bóng và hình, là một sự sắp đặt ngu xuẩn theo tự ngã mà cứ tưởng cho mình là người hiểu biết . trên cùng một mặt phẳng không gian thì hình và bóng phải theo một qui luật về ánh sáng , cái mà gọi bóng của sự vật , theo đúng luật chiếu soi , bóng đổ .... nay cái cụ thể phi lý , mà chỉ cần có chút hiểu biết là nhận ra. theo thiển nghĩ của tôi những trò này không thể đem ra để mà minh họa cho cái gọi là trí tuệ trong cái gọi là tuệ nhãn của đạo Phật được. chỉ là mẹo vặt chơi cho vui với lũ trẻ khi tập nhìn sự vật .... thôi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Lại đem mấy ông thiền sư tàu ra giơ đầu chịu báng, hề hề

"Thị giả" không phải là TÊN (gọi) mà vốn do dụng (việc làm) tức VĂN mà thi thiết. Gọi "thị giả" là nhắm đến việc làm chớ không phải là gọi tên (như gọi đi...đổ bô chẳng hạn, hề hề).
Có TÊN mà không có VĂN (nên phi CÚ) là chỗ phụ người.

Phải vậy chăng?
Có đồng ý hay bất đồng hay (cho là) vô dụng thì nó cũng vẫn vậy, hề hề

Trừng Hải







ha hahaha ... kính bác TH:

có tên mà hỏng có văn là ÁI THỦ ... bởi vì DỤNG = cũng như HÀNH sẽ sanh ÁI THỦ

NHÂN ÁI có: LỢI, DỤNG, TẦM CẦU - Kinh Tăng Nhất

cho nên ÁI THỦ .. là CHỖ PHI NHÂN ... ha ha hahahahahah


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
mt chỉ muốn học để biết khi nào thì dừng , không để cái thấy đi xa hơn những gì được thấy , giới hạn của "cái thấy" là ở đâu

nhưng thật khó

Chào bạn MT,

Góp vui với bạn tí,

Cái thấy (tức tánh) vốn chẳng có "đi xa" hay đi gần gì đối với "những gì được thấy cả", đó là nghĩa bao trùm.

Câu hỏi:

- Làm sao để cái thấy không đi xa hơn những gì được thấy ?

Cũng cùng ý chỉ với câu:

- Làm sao để không quên mình theo vật

- Làm sao để không "nhận giặc làm con"

Nay bạn chưa biết "mình" thì làm sao mà chẳng "quên", chưa biết "con" thì làm sao tránh khỏi nhận lầm "giặc", nói chi tới việc "ngăn dừng" hay "giới hạn" tức điều khiển, làm chủ sức dụng của "mình", của "con" được.

Cái pháp "như lý tác ý", nương "chỉ" để "quán", nương "quán" phát "huệ", nương "huệ" diệt "kiết", "kiết" sạch "huệ" thông, diệu dụng (năng lực ngăn dừng) tùy ý mà thể nhập đại Đạo, "thỏng tay vô chợ"...ấy là biển trời bao la, là "3 a tăng kỳ kiếp" cần tu giới định huệ, diệt trừ tham sân si, sao chẳng "thật khó" cho được !

/* Còn về cái công án "Thị giả - 3 lần dạ" thì theo BT đơn giản là ông nói gà bà đáp vịt, nên bà bị ông chê là mắt mù tai điếc, ấy cũng là lẽ thường tình.

Nhưng quả như cùng 1 việc, thì tại sao phải xài tới 3 lần ?!

Lại nói, ba chum cùng loại sao biết cái nào đựng nước, cái nào đựng mắm, cái nào muối dưa ?! Chỉ có kẻ làm ra, kẻ qua rồi mới chẳng màng tới chum vại vẫn biết được bên trong đựng chứa cái gì mà thôi !

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. kính lão ca BT:

Cũng cùng ý chỉ với câu:

- Làm sao để không quên mình theo vật

- Làm sao để không "nhận giặc làm con"


hai câu này hay đó ... cho xin để dành mai mốt xài .. [smile]

mà đúng không ? ... ha ha hahahahhahaha

:lol: :lol:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16/4/09
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Có vị Thiền sư gọi người thị giả: Thị giả.
Thị giả đáp: Dạ.
Thiền sư gọi ba lần, thị giả ba lần dạ.
Thiền sư nói: Tôi tưởng là tôi tệ với chú, ai dè là chú tệ với tôi. :icon_winkle:

Vị thiền sư là Quốc sư Huệ Trung đệ tử của Lục tổ Huệ Năng.


Tướng quốc Bùi Hưu đến chùa Khai Nguyên, tới nhà Tổ thấy hình các vị Cao tăng vẽ trên vách mới hỏi Thiền sư Hoàng Bá: Hình Cao tăng ở đây mà Cao tăng ở đâu ?
Hoàng Bá gọi: Bùi Hưu.
Bùi Hưu ứng tiếng: Dạ.
Hoàng Bá hỏi: Ở đâu ?
Ngay đây, Bùi Hưu biết chỗ ở của Cao tăng. :icon_winkle:



Vị thị giả nếu căn cơ mẫn tiệp như tướng quốc Bùi Hưu thì đến lần gọi thứ hai hay thứ ba đã phải sụp xuống lạy và thưa rằng: Tạ ơn Hòa thượng đã khai tâm.
Và thiền sư có lẽ đã nói: Tôi vẫn sợ là tôi tệ với chú, nhưng may quá chú không phụ lòng tôi. :icon_winkle:

Vậy Bùi Hưu thấy là thấy gì và thị giả không thấy là không thấy gì ?
Bùi Hưu thấy là cái gì thấy ? Thị giả không thấy là cái gì không thấy ? :icon_winkle:


:icon_prost:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113

Vị thị giả nếu căn cơ mẫn tiệp như tướng quốc Bùi Hưu thì đến lần gọi thứ hai hay thứ ba đã phải sụp xuống lạy và thưa rằng: Tạ ơn Hòa thượng đã khai tâm.
Và thiền sư có lẽ đã nói: Tôi vẫn sợ là tôi tệ với chú, nhưng may quá chú không phụ lòng tôi. :icon_winkle:

Vậy Bùi Hưu thấy là thấy gì và thị giả không thấy là không thấy gì ?
Bùi Hưu thấy là cái gì thấy ? Thị giả không thấy là cái gì không thấy ? :icon_winkle:


:icon_prost:

Chỉ có thế thôi sao!? Hề hề

Đại thừa Thiên thai tuy tuyên ngôn "Ngoài tâm không pháp" nhưng Nam phương Thượng tọa bộ lại lập ngôn rằng "Vạn vật có nhân duyên của riêng nó" cho nên "Dù là gì đi nữa thì tự viên đá rơi xuống hồ kia vẫn sẽ chìm xuống đáy" mới chính là cái thấy chơn tâm làm kẻ sơn điền phu dã cười mãi không thôi cho đến lúc hoa khai nát bàn.

Phải vậy chăng?
Mà dù có đồng ý hay bất đồng hay (cho là) lời kia vô dụng thì vẫn còn đó một đóa nhất chi mai vĩnh giai vô lệ, hề hề

Trừng Hải

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. kính bác TH :

làm người: không phải tài năng thể hiện chúng ta là ai ..

- mà là chọn lựa của chúng ta -->> thể hiện chúng ta là ai .. ha ha ahahahahahh

cho nên .. chỗ CHỌN LỰA của vị THỊ GIẢ đó .. là chỗ THẤY ... để biết vị THỊ GIẢ ĐÓ LÀ AI [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
cảm ơn các bạn đã vào chia xẻ và thảo luận , ai cũng có ý hay tuỳ theo "chánh kiến" của mình , mt học được nhiều điều hay
giờ xin góp chút ý

1- đại đa số các bạn log in vào trang web này, click vào thread này , xem cái hình ở post đầu , và reply .Trước khi click vào thread, bạn đã tạo nghiệp (hành động có chủ ý .. là muốn xem mt post gì bên trong) cái thấy lúc này vừa là quả của nghiệp trước (cộng nhiều nghiệp quá khức khác) vừa là nhân cho những suy nghĩ và góp ý sau này .
Trong trường hợp nầy, rõ ràng ... "trong thấy không chỉ có cái thấy" và không được thấy "như nó đang là" ... đã có dính mắc

2- giờ xét qua cái hình không post ở đây mà nằm trên bảng quản cáo trên xa lộ , hay trang bìa tạp chí science ở quầy tiếp tân phòng mạch bác sĩ nào đó, đại ý là cái hình bổng dưng "đập vào mắt" bạn ... thì nếu lộ trình tâm dừng lại ở tâm khán ý môn mà không có tâm đổng tốc thì cái thấy có thể tạm gọi thấy "như nó đang là" .. nhưng ... do quá nhiều tiền nghiệp quá khứ , không thu thúc lục căn , không chánh niệm (mạnh và liên tục) ... nên dòng tâm thức liên tuc trôi chảy và phán xét , phản ứng với cái hình ít nhiều xảy ra vô thức và hữu thức

3-là một người cư sĩ , bân rộn với cơm áo gạo tiền ... thì ta phải ứng xử sao với mỗi mỗi hành động trong từng phút giây ?
thấy cái hình và phản ứng vớ nó có thể chỉ một vài sát na là đã tạo nghiệp , một ngày có 86400 giây , một giây có bao nhiêu sát na ..
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Điểm số 1, là hiểu sai về cái thấy rồi đó bạn Chủ topic.
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Điểm số 1, là hiểu sai về cái thấy rồi đó bạn Chủ topic.

cảm ơn bạn Thiên Không nhắc nhở ,,,, trong điểm số 1 , có lẽ phải nói rằng trong cái "sự thấy" này thì có tác ý , nên "cái thấy" này là quả của những nghiệp quá khứ , còn hành động thấy thuần tuý thì chỉ là cái thấy nếu nó chỉ đơn thuần , nhưng nếu reply thì trong (sự) thấy này , cái thấy không còn mình ên nó nữa , mà đã có dính mắc
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. Kính bạn MT một ly trà [smile]:

nếu muốn định nghĩa chữ TÁC Ý = bằng chữ NGHIỆP ...

thì có lẽ, chúng ta nên phân biệt rõ ràng hơn:

i. Ý đó .. TẠO TÁC LÀM CHỦ như thế nào ? [smile]

- nghiệp lực cũng không ngoài cái Ý TẠO TÁC làm chủ ấy ... và cái làm chủ tạo tác ấy: phải có sự ÁI THỦ .. YÊU MẾN và LỢI DỤNG TẦM CẦU ở trong ấy là bao nhiêu ..

cho nên .. nếu chỉ sơ sài đồng hóa: CÁI THẤY, sự phân biệt giải thích là nghiệp lực ..thì chỉ là mơ hồ giải thích như vậy thôi .. [smile]


ii. mặt khác .. nếu nói tới tâm .. và sự biến chuyển của TÂM trên mỗi sát na .. là hàng triệu triệu lần .. thì "NHỚ ĐỪNG CÓ ĐƯA NÓ RA ÁNH SÁNG" ... một khi nó đi ra ánh sáng rồi .. thi ĐIỂM PHÁT QUANG ĐÓ ĐÃ LỘ DIỆN .. và sanh tử của nó ..

- đã bị ảnh hưởng bởi trùng trùng duyên khởi ... cho nên mỗi sát sa: ĐIỂM TỰA CÓ MẠNG QUYỀN và TÁC Ý ĐÓ .. bị biết bao nhiêu tác động cũng không phải là chuyện gì phóng đại hết ..

chúng ta cứ thử các vị nguyên thủ quốc gia .. một cái hắt xì .. một cái nhìn liếc mắt .. tỏ nét mặt cử chỉ hông đúng thôi .. cũng đã TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI BIẾT BAO NHIÊU TÂM BỊ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI ..

người bình thường chúng ta .. nước cạn không chứa nổi giao long .. tâm chúng ta không tạo nghiệp "LỚN TRIỆU TRIỆU SÁT NA" cỡ đó đâu ...

cho nên .. chúng ta cứ bình tĩnh nhìn cho thật kỹ vấn đề rõ ràng và minh bạch đã ..

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
cảm ơn các bạn đã vào chia xẻ và thảo luận , ai cũng có ý hay tuỳ theo "chánh kiến" của mình , mt học được nhiều điều hay
giờ xin góp chút ý

1- đại đa số các bạn log in vào trang web này, click vào thread này , xem cái hình ở post đầu , và reply .Trước khi click vào thread, bạn đã tạo nghiệp (hành động có chủ ý .. là muốn xem mt post gì bên trong) cái thấy lúc này vừa là quả của nghiệp trước (cộng nhiều nghiệp quá khức khác) vừa là nhân cho những suy nghĩ và góp ý sau này .
Trong trường hợp nầy, rõ ràng ... "trong thấy không chỉ có cái thấy" và không được thấy "như nó đang là" ... đã có dính mắc

2- giờ xét qua cái hình không post ở đây mà nằm trên bảng quản cáo trên xa lộ , hay trang bìa tạp chí science ở quầy tiếp tân phòng mạch bác sĩ nào đó, đại ý là cái hình bổng dưng "đập vào mắt" bạn ... thì nếu lộ trình tâm dừng lại ở tâm khán ý môn mà không có tâm đổng tốc thì cái thấy có thể tạm gọi thấy "như nó đang là" .. nhưng ... do quá nhiều tiền nghiệp quá khứ , không thu thúc lục căn , không chánh niệm (mạnh và liên tục) ... nên dòng tâm thức liên tuc trôi chảy và phán xét , phản ứng với cái hình ít nhiều xảy ra vô thức và hữu thức

3-là một người cư sĩ , bân rộn với cơm áo gạo tiền ... thì ta phải ứng xử sao với mỗi mỗi hành động trong từng phút giây ?
thấy cái hình và phản ứng vớ nó có thể chỉ một vài sát na là đã tạo nghiệp , một ngày có 86400 giây , một giây có bao nhiêu sát na ..
đừng có bẻm mép , nếu đã là cái thấy như nó là thì mọi luận điểm nào là nghiệp , dòng tâm thức.... vứt vào sọt rác chứ lôi ra làm chi. chỉ được cái học thuộc lòng với đóng kịch là tài . hahahaahahahahahahhahaha......
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn ADP:

thật ra .. tôn giáo vốn là một vấn đề quan trọng .. nhưng lại ít ai DÁM NÓI THIỆT VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO và NIỀM TIN THIỆT của mình ... [smile]

- lý do: bởi vì nó quá quan trọng trong đời sống của họ


và vì như vậy .. ý của bạn MT đặt ra là đặt ra một TẤM GƯƠNG: để soi nhìn thấy sự TÁC Ý = là đặt từ nguồn gốc sâu xa nhất của tất cả mọi suy tư .. tức là TỰ NGÃ

nhưng theo ý tui .. thì tấm gương đó .. không hoàn chỉnh và không đủ năng lực .. THẤU KÍNH NGHIỆP dữ tợn như vậy đâu ..

đó là bởi vì người ta .. ít ai nói hết thật lòng sở trường và sở đoản của họ .. đặc biệt là vấn đề niềm tin ...


cho nên ... phương pháp này thấy nhiều người hay sử dụng trên môi trường diễn đàn . nhưng nói chung: dùng TẤM GƯƠNG SƠ SÀI như vậy để đo lường "TỰ NGÃ" thì xác xuất đúng không có gì cao hết .. chắc chắn là cỡ dưới 10% hiệu quả

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hahaha .. tiếp cái vụ ĐẶT KÍNH: THẤU KÍNH NGHIỆP này nhé bạn MT [smile]

làm người khó nhất là gì ?

->> là LỰA CHỌN ... ý nghĩa chính ở đây: là MỘT TỰ NGÃ đang phải lựa chọn


nên Tam Tổ Tãng Xán cũng nói hệt như vậy thôi:

chí đạo vô nan ..

duy hiểm -->> GIẢN TRẠCH

đạo lớn không khó

khó nhất ... là CHỌN LỰA
- Tín Tâm Minh


Nhưng Chọn Lựa Khó chỗ nào ?

- khó nhất là khi khi chọn lựa đó .. có một cái TỰ NGÃ SÂU DÀY cần phải di chuyển


thì dụ như là CHUYỂN NHÀ .. DI DÂN .. còn mang theo cả việc làm .. lối sống .. con người .. gia đình .. bà con .. vv...

như vậy CHỌN LỰA ĐÓ -->> là chọn lựa có đặc tính "SÂU DÀY, RỘNG" và đó là chỗ hiểm [smile]

ngày xưa HÁN CAO TỔ LƯU BANG và TÂY SỞ BÁ VƯƠNG HẠNG VÕ đi dự hiệp ước HỒNG CÂU ..

trên đường về, . tướng của Lưu Bang là Hàn Tín .. vì biết NHƯỢC ĐIỂM này của HẠNG VÕ .. mà HẠNG VÕ .. vì NGƯU CƠ .. mà đi vào hiểm cảnh .. chứ không có NGƯU CƠ .. thì HẠNG VÕ không đi vào bẫy của Hàn Tín
...

cho nên .. đó là CHỌN LỰA ĐI VÀO NHỮNG ĐIỀU KIỆN DUYÊN KHỞI CÓ ĐẶC TÍNH --> mang lại sự VÔ THƯỜNG đối với tự thân [smile] ... và vì vậy LỰA CHỌN phơi bày ra chỗ hiểm .. hay là TỬ HUYỆT [ha ah ahahahahahah]



cũng hệt vậy thôi .. THẤU KÍNH NGHIỆP soi được cái gì ... cũng là TÙY CHỌN LỰA:

- nhất là trong những chọn lựa đó .. có THẤT TÌNH LỤC DỤC ... điển hình cho vấn đề này là hai câu thơ TRẠNG TRÌNH viết trong sấm Trạng Trình: ngẫm hay lục thất nguyệt gian .. ai mà ngẫm được mới gan anh tài ... thì THẤU KÍNH NGHIỆP đó .. nhìn thấy những chọn lựa với những món trong thất tình lục dục của con người ...

- hay là khi những CHỌN LỰA ĐÓ .. mắc vào những điểm sâu của TỰ NGÃ là THẬP SỬ .. THẬP TRIỀN [smile]


vì vậy .. cái kính như vậy .. nhìn vào mới thấy rõ .. nhiều thứ ... nhất là khi cái kính đó: có thể giúp nhìn thấy rõ ràng - TỰ NGÃ NÀO ĐANG LÀM VIỆC LỰA CHỌN .. và NHỮNG CHỌN LỰA ĐÓ .. KHÓ KHĂN chỗ nào ?? [smile]


Ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
trong thấy chỉ có thấy
trong nghe chỉ có nghe
không chối bỏ, không ưu phiền
chỉ là cái thấy và nghe , trọn tình
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha.. kính bạn MT một ly trà [smile]:

bạn đang miêu tả không phải là một con người ... [smile]

Sư họ Trương, quê ở Đông Dương Vụ Châu, xuất gia với Đại đức Minh Châu. Sư còn nhỏ mà đã nổi danh dũng mãnh phi phàm, mưa gió mà vẫn dám thiền nơi gò mả. Lúc đầu, sư có tham vấn Quốc sư Nam Dương Huệ Trung và Mã Tổ, nhân đây có chút sở đắc.

Sau sư đến yết kiến Thạch Đầu, hỏi:

"Lìa định, huệ, Hoà thượng lấy gì dạy người?"

Thạch Đầu đáp: "Ta trong ấy không tôi tớ, lìa cái gì?"

Sư hỏi: "Làm sao rõ được?"

Thạch Đầu hỏi lại: "Ông bắt được hư không chăng?"

Sư đáp: "Thế ấy ắt chẳng từ ngày nay đi."

Thạch Đầu bảo: "Chưa biết ông bao giờ từ bên kia đến?"

Sư thưa: "Đạo Ngộ chẳng phải từ bên kia đến."

Thạch Đầu: "Ta đã biết chỗ ông đến."

Sư hỏi: "Sao thầy lại lấy tang vật vu khống người?"

Thạch Đầu đáp: "Thân ông hiện tại."

Sư hỏi lại: "Tuy nhiên như thế, rốt ráo vì người sau thế nào?"

Thạch Đầu hỏi vặn lại: "Ông hãy nói, ai là người sau?"

Sư nhân câu hỏi này triệt ngộ, mọi thắc mắc nghi ngờ đều tan biến. - Thiên Hoàng Đạo Ngộ



đã nói là "KHÔNG TÔI, KHÔNG TỚ" .. thì không có ai cả ... làm sao có thấy .. ha ha hahahahahah

- nó đâu có Ở TRONG CÁI GÌ ĐÂU .. mà là TRÙM KHẮP [smile]


ờ mà đúng không ?



Thí dụ: CÁI THẤY cứ coi là cái máy quay phim đi ..

i. nếu đặt cái MÁY QUAY PHIM ở trong cái gì ... như là cái phòng .. thì cái máy quay phim đó chỉ thấy CÁI PHÒNG .. hay là TỪ TRONG PHÒNG THẤY RA


ii. nhưng nếu cái MÁY QUAY PHIM ĐẶT Ở TÚT TRÊN CAO ... thì nó thấy cả đống NGÔI NHÀ ..

-->> cho nên CÁI THẤY ĐÓ .. gọi là THẤY BAO TRÙM CẢ LÀNG .. ha hahahahahah [smile]

hay trong triết học .. người ta hay gọi là "SEEING OUTSIDE OF THE BOX" ... [smile]

ờ .. mà đúng không ?


** vì vậy .. hiện tượng TRONG THẤY CHỈ CÓ CÁI THẤY này .. không đặt đúng VỊ TRÍ của CÁI MÁY QUAY PHIM thì cũng không đúng .. [smile] ...

:lol: :lol:
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
"bạn đang miêu tả không phải là một con người ... [smile]"

hình như tác giả khống có ý miêu tả con người , bạn nói cho vui thôi phải không ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. tiếp nhé [smile]:

có một bài kệ của Ni Sư Diệu Nhân ... chắc cũng có nhiều người biết .. nói về: CÁI THẤY - khi cái thấy đó là CÁI THẤY CỦA NGƯỜI "ĐẾN SAU" .. tức là NGƯỜI Ở TRONG như là câu truyện trên giữa hai tổ Thạch Đầu Hi Thiên và Thiên Hoàng Đạo Ngộ

sinh lão bịnh tử

tự cổ thường nhiên

dục cầu xuất ly

mê chỉ cầu phật

hoặc chỉ cầu thiền

thiền phật bất cầu

đõ khẩu vô ngôn


Sinh già bịnh chết

từ xưa thường vậy

muốn tu thoát ra

cởi trói quấn vào

mê mà cầu phật

hoặc mà cầu thiền

thiền phật không cầu

ngậm miệng không nói - Diệu Nhân



trong trường hợp này:

người nói .. người thấy .. cái thấy cái nói -->> ĐỀU LÀ CỦA NGƯỜI ĐẾN SAU [smile]

-->> NGẬM MIỆNG KHÔNG NÓI .. cũng tức là hành động LỤC THÂN BẤT NHẬN [ha ha hahaa]

điều này khiến SÁU CĂN trở thành đầu mối của GIẢI THOÁT .. thì mới có thể TỪ TRONG CHẠY RA NGOÀI ..

đặt CÁI THẤY Ở NGOÀI TỰ NGÃ [smile]

khi cái THẤY ở bên ngoài TỰ NGÃ .. thì gọi là THẤY TRÙM KHẮP


lúc thấy khắp thì nhỏ như hạt vi trần

người biết nó: là PHẬT

kẻ không biết: thì là TA
[smile] - Phim Tổ Sư Đạt Ma .. phút 24+


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha ahah .. tiếp nhé [smile]:

hiện tượng đó được ghi nhận trong Kinh Đại Duyên, Kinh Trường Bộ ... như là hiện tượng SANH VÀO "HƯ KHÔNG VÔ VI" .. tức là KHÔNG VÔ BIÊN XỨ

33. Này Ananda, có bảy trú xứ của thức và hai xứ. Thế nào là bảy? Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại và tưởng dị loại, như loài Người, một số chư Thiên và một số trong địa ngục. Ðó là trú xứ thứ nhất của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại nhưng tưởng nhất loại, như các vị Phạm Chúng thiên được sanh vào cõi ấy, nhờ sơ Thiền. Ðó là trú xứ thứ hai của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại nhưng tưởng dị loại, như các vị Quang Âm thiên (Abhassarà). Ðó là trú xứ thứ ba của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại và tưởng cũng nhất loại, như các vị Biến Tịnh thiên (Subhakinna). Ðó là trú xứ thứ tư của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình,

- vượt ra khỏi tất cả sắc tưởng,

- đoạn trừ tất cả hữu đối tưởng,

- không suy tư đến mọi dị loại tưởng,

->> chỉ có tưởng "Hư không là vô biên" -->> được sanh vào cõi Hư không vô biên xứ. [smile]

Ðó là trú xứ thứ năm của thức.



Này Ananda, có những loại hữu tình hoàn toàn vượt ra khỏi Không vô biên xứ, chỉ có tưởng "Thức là vô biên", được sanh vào cõi Thức vô biên xứ. Ðó là trú xứ thứ sáu của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng "Vô sở hữu", được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Ðó là trú xứ thứ bảy của thức.

Hai xứ là Vô tưởng hữu tình xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
- Kinh Trường Bộ, Kinh Thứ 15 - Kinh Đại Duyên


mà dúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn MT một ly trà [smile]:

chúng ta hãy thử đặt vấn đề .. vào trong hai món:

- CHƠN TÂM = NGƯỜI THIỆT

- VỌNG TÂM = NGƯỜI GIẢ

vào trong một bối cảnh không gian và thời gian [smile]


i. Trong khi NGƯỜI GIẢ đi khắp nơi .. trở thành hình này tướng nọ .. đủ mọi hình dáng để nhận mình là người ấy [smile]

--> thì NGƯỜI THIỆT ... Ở ... ĐÂY [smile]


ii. trong khi HẠNH PHÚC theo NGHIỆP tạo tác dẫn NGƯỜI GIẢ đi lung tung trong sáu ngả luân hồi [ha ha hahaha]

--> thì NGƯỜI THIỆT ... Ở ... ĐÂY [smile]


như vậy .. sự khác biệt đó .. được đánh đấu bằng Ở ĐÂY -- chính là TỰ TẠI .. cũng là ĐỐN TIỆM ... cũng là KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO .. cũng là ...


và chỉ khi nào NGƯỜI GIẢ chợt nhận ra: Ờ nhỉ .. tất cả đều ở đây ... HẠNH PHÚC BẮT ĐẦU BẰNG CON TIM, BẰNG ÁNH MẮT, BẰNG NỤ CƯỜI ...

KHI NGƯỜI THIỆT

-->> BƯỚC CHÂN TỪNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG TRẢI NGHIỆM THẬT SỰ ... thì đương nhiên lúc đó .. hạnh phúc mới tới
... chẳng phải là NGÃ LẬP sao ? [smile]



và đó cũng là cái chỗ Lục Tổ Huệ Năng thốt lên khi ngài ấy giác ngộ

ĐÂU NGỜ TỰ TÁNH .. THƯỜNG HAY SANH MUÔN PHÁP --->> Ở ĐÂY ... [smile]

mà đúng không ? [smile]



và như vậy .. chúng ta nhận ra .. trong cái thấy chỉ có cái thấy .. một cái nhìn minh triết đi chẳng hạn:

- có một chút đặc tính .... XẢ NIỆM ... [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. Laughinghaha
Bên trên