- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,807
- Điểm tương tác
- 755
- Điểm
- 113
Có thể tóm gọn Phật Pháp trong hai khái niệm: Tự Nhiên và Nhân Duyên.
1. Nhân Duyên là gì? Những gì thuộc phạm vi của Nhân Duyên?
Nhân là Nguyên Nhân, Lí do, Cái yếu tố chủ lực dẫn đến cái khác.
Duyên là điều kiện, yếu tố góp vào khiến cho Nhân biến thành Kết Quả.
Bởi vậy nói đầy đủ là: Nhân + Duyên => Quả.
Nhân Duyên này bao trùm hết thảy vạn pháp trong vũ trụ pháp giới, tất cả các hiện tượng vật chất đến tinh thần đều nằm trong phạm vi ấy.
Từ Phàm Phu cho đến Thánh Nhân đều là Nhân + Duyên => Quả.
Phàm Phu do tham ái, tâm sở hữu (Nhân) nên khi duyên với ngoại pháp (Duyên) thì phát sanh ra hiện tượng luân hồi sanh tử (Quả).
Phàm Phu nhờ duyên với đạo lí giải thoát của nhà Phật, phát tâm đoạn tâm tham ái, xả bỏ sở hữu,.... (Nhân) thì sẽ đắc Thánh Quả, hoặc sẽ bậc Bồ Tát.
Thánh Nhân, Bồ tát nhờ duyên với Tri Kiến Phật, thực hành tâm vô sở đắc (Nhân) thì đến lúc viên mãn thì thành tựu Phật Quả.
Chú ý rằng: chúng ta không nên nói Nhân là cái sanh ra Quả, chỉ có thể nói do cái Nhân này có nên cái Quả này có. Bởi vì bản thân của NHÂN cũng lại là do nhân duyên mà có, cho ên là chuỗi dài các Nhân Duyên, sẽ không có cái nào trong chuỗi nhân duyên làm chủ lực sanh ra tất cả chúng.
Tóm lại: Vạn Pháp = Nhân Duyên. Đã là Nhân Duyên thì không thể tự có và bản thân Nhân Duyên không do Nhân Duyên sanh, bởi vì nếu Nhân Duyên tự sanh ra Nhân Duyên thì thành ra Nhân Duyên sẽ là tự có; mà tự có thì không thể nói Nhân Duyên được.
2. Tự Nhiên là gì? Cái gì là cái tự nhiên?
TỰ NHIÊN là cái tự có, không do bất kì Nhân Duyên gì! Bạn không thể đặt câu hỏi: cái tự có làm sao tự có? Vì khi trả lời thì thành ra cái đó trở Nhân Duyên, đâu còn là tự có nữa!
Đây là cái không thể miêu tả và định nghĩa, chỉ có thể nói "KHÔNG" tất cả những gì là Nhân Duyên. Như vậy, tất cả sự tư duy của phàm phu, kể cả Thánh Nhân cũng không thể suy lường về cái Tự Nhiên, chỉ duy nhất Phật Thế Tôn rõ biết, còn lại đều nương theo theo lời dạy của Phật mà lĩnh hội cạn sâu!
Cái Tự Nhiên là cái gì?
Chính là thể tánh chân thật của mỗi cá nhân chư Phật Ba Đời. Mỗi chúng sanh đều có Viên Ngọc Quý của tự thân mình, tùy theo nhận thức về Viên Ngọc Quy ấy mà sẽ có pháp giới tương ưng, từ chúng sanh cho đến Phật.
Chúng ta tham khảo Kinh Phật nói về cái có sẵn này nhé!
Theo trên thì Tâm Thể là cái vốn có, tụ nhiên, có sẵn nơi mỗi chung sanh!
Ý nói bản tánh thật sự của mỗi cá nhân, vốn là tự có, không do bất kì Nhân Duyên gì mà có.
3. Vạn Pháp Là Hiện Tượng Nhận Thức Về Cái Tự Nhiên.
- Chúng sanh vô tình, chưa có tri giác nên chẳng thể nhận thức, chúng nó làm đối tượng cho sự tri giác.
- Chúng hữu tình có tri giác nhưng biết về cái Tự Nhiên, chạy theo các tướng vui-khổ.
- Thanh Văn, Duyên giác đoạn tuyệt với cái tâm sở hữu khổ vui thế gian nhưng cũng chưa biết cái Tự Nhiên nên có sự thủ đắc.
- Bồ Tát nghe lời Phật dạy về cái tự nhiên là Phật tánh của chính mình nên tùy theo chỗ hiểu mà thực hành tinh thần chung là Vô Sở Đắc. Trong quá trình thực hành Vô Sở Đắc không ngừng tham cứu, học tập Phật để mong muốn thấu tỏ nguồn cơn tất cả thì nhận thức càng rõ hơn Phật Tánh vốn có. Đến khi viên mãn thì chứng Phật Quả.
4. Mình là cái có sẵn nhưng nhận thức về Mình thì không có sẵn.
- Mình là cái gì?
Mình không phải là bất kì cái gì trong vạn pháp. Mình không phải tứ đại, không phải cảm thọ, không phải 6 thức, không phải hành vi, không phải tư tưởng tư duy, không phải là cái tôi ngũ uẩn, lại cũng chẳng phải trí huệ vô lậu của A LA HÁN, lại chẳng Tâm Bồ Đề bất động của Bồ tát, lại chẳng chánh biến tri của Như Lai. Nếu nhận mình là 1 trong các thứ ấy thì mình sẽ không thể là các thứ còn lại. Mình đều có thể nhận tất cả nhưng mình không phải là các thứ ấy.
Mình không có nhận thức thì mình là vật vô tri.
Mình có tri giác thì mình có thể là hữu tình phàm phu, là Thánh Nhân, là Bồ Tát, là Phật.
Cho nên chữ MÌNH = TÂM THỂ trong đoạn kinh trên.
- Nhận thức về chính mình không có sẵn!
Vì sao vậy? Vì nhận thức là sự nương tựa nhau mà có, nói đến nhận thức là nói lên hết tất cả vạn pháp Nhân Duyên. Cái là Nhân Duyên thì không có sẵn!
Trước khi là Phật thì mình phải trãi qua giai đoạn làm chúng sanh, không có mê muội thì không có cái hết mê muội.
5. Cái Nhân Duyên sự tương tác giữa những cái Tự Nhiên, nói cách khác Vũ trụ pháp giới là sự tương tác giữa những cái có sẵn.
Đến đây, khó hơn các đề mục trước! Những ai còn lập tri về cái Tự Nhiên sẽ rất khó lãnh hội được đề mục này.
Tại vì, nghe hai chữ "tương tác" dẽ nghĩ đến thao tác và hành vi!
Tương tác giữa những cái tự nhiên ấy (cộng đồng Tự Nhiên) thì không có dấu vết cố định, không thể quy về một hay nhóm cái Tự Nhiên nào,....vô tướng, vô tác.
Vũ trụ pháp giới là do cộng đồng cái tự nhiên đồng hiện khởi nên nói vũ trụ không phải là cái tự nhiên, cũng không thể quy về do một cái gì làm ra nên nói không phải nhân duyên.
Vù trụ pháp giới đều không ở ngoài bất kì một cái mình nào, nhưng cũng không do riêng một cái mình nào sanh ra cả! Thật kì diệu phải không các bạn!
Bởi vậy, bất kì một cái mình nào cũng chỉ ở một trong hai trạng thái: hoặc là mê, hoặc giác, mà không có lựa chọn thứ 3 là không tồn tại!
1. Nhân Duyên là gì? Những gì thuộc phạm vi của Nhân Duyên?
Nhân là Nguyên Nhân, Lí do, Cái yếu tố chủ lực dẫn đến cái khác.
Duyên là điều kiện, yếu tố góp vào khiến cho Nhân biến thành Kết Quả.
Bởi vậy nói đầy đủ là: Nhân + Duyên => Quả.
Nhân Duyên này bao trùm hết thảy vạn pháp trong vũ trụ pháp giới, tất cả các hiện tượng vật chất đến tinh thần đều nằm trong phạm vi ấy.
Từ Phàm Phu cho đến Thánh Nhân đều là Nhân + Duyên => Quả.
Phàm Phu do tham ái, tâm sở hữu (Nhân) nên khi duyên với ngoại pháp (Duyên) thì phát sanh ra hiện tượng luân hồi sanh tử (Quả).
Phàm Phu nhờ duyên với đạo lí giải thoát của nhà Phật, phát tâm đoạn tâm tham ái, xả bỏ sở hữu,.... (Nhân) thì sẽ đắc Thánh Quả, hoặc sẽ bậc Bồ Tát.
Thánh Nhân, Bồ tát nhờ duyên với Tri Kiến Phật, thực hành tâm vô sở đắc (Nhân) thì đến lúc viên mãn thì thành tựu Phật Quả.
Chú ý rằng: chúng ta không nên nói Nhân là cái sanh ra Quả, chỉ có thể nói do cái Nhân này có nên cái Quả này có. Bởi vì bản thân của NHÂN cũng lại là do nhân duyên mà có, cho ên là chuỗi dài các Nhân Duyên, sẽ không có cái nào trong chuỗi nhân duyên làm chủ lực sanh ra tất cả chúng.
Tóm lại: Vạn Pháp = Nhân Duyên. Đã là Nhân Duyên thì không thể tự có và bản thân Nhân Duyên không do Nhân Duyên sanh, bởi vì nếu Nhân Duyên tự sanh ra Nhân Duyên thì thành ra Nhân Duyên sẽ là tự có; mà tự có thì không thể nói Nhân Duyên được.
2. Tự Nhiên là gì? Cái gì là cái tự nhiên?
TỰ NHIÊN là cái tự có, không do bất kì Nhân Duyên gì! Bạn không thể đặt câu hỏi: cái tự có làm sao tự có? Vì khi trả lời thì thành ra cái đó trở Nhân Duyên, đâu còn là tự có nữa!
Đây là cái không thể miêu tả và định nghĩa, chỉ có thể nói "KHÔNG" tất cả những gì là Nhân Duyên. Như vậy, tất cả sự tư duy của phàm phu, kể cả Thánh Nhân cũng không thể suy lường về cái Tự Nhiên, chỉ duy nhất Phật Thế Tôn rõ biết, còn lại đều nương theo theo lời dạy của Phật mà lĩnh hội cạn sâu!
Cái Tự Nhiên là cái gì?
Chính là thể tánh chân thật của mỗi cá nhân chư Phật Ba Đời. Mỗi chúng sanh đều có Viên Ngọc Quý của tự thân mình, tùy theo nhận thức về Viên Ngọc Quy ấy mà sẽ có pháp giới tương ưng, từ chúng sanh cho đến Phật.
Chúng ta tham khảo Kinh Phật nói về cái có sẵn này nhé!
Kinh Niệm Phật Ba La Mật dạy rằng:
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Theo trên thì Tâm Thể là cái vốn có, tụ nhiên, có sẵn nơi mỗi chung sanh!
Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy:
Phật dạy:
– Ý thầy thế nào? Khi nói “giác minh”, tức là, vì tánh giác vốn tự sáng nên gọi là “giác”, hay là vì tánh giác vốn không tự sáng, phải dùng tánh “minh” soi sáng mà gọi là “minh giác”?
Tôn giả Phú Lâu Na thưa:
– Cái giác thể này nếu không nhờ được soi sáng (minh) thì chỉ gọi là “giác” mà thôi, chứ không có gì là “minh” cả.
Phật dạy:
– Thầy nói: nếu không nhờ được soi sáng thì không phải là “minh giác”. Nếu vậy thì ý nghĩa đích thật của “giác” và “minh” đều mất hết, vì sao? Tánh giác mà phải được soi sáng thì không phải là tánh giác; và nếu không được soi sáng thì tánh giác ấy không sáng; mà không sáng thì lại không phải là tánh giác vốn trong lặng sáng suốt. Cho nên, tánh giác mà phải được soi sáng, như thầy nói, đó chỉ là tánh giác và tánh sáng của vọng tưởng phân biệt. Thật ra, tánh giác vốn tự sáng suốt, chứ không phải nhờ được soi sáng mới sáng, –có nghĩa, tánh giác không phải là cái “sở minh”.
Phật dạy:
– Ý thầy thế nào? Khi nói “giác minh”, tức là, vì tánh giác vốn tự sáng nên gọi là “giác”, hay là vì tánh giác vốn không tự sáng, phải dùng tánh “minh” soi sáng mà gọi là “minh giác”?
Tôn giả Phú Lâu Na thưa:
– Cái giác thể này nếu không nhờ được soi sáng (minh) thì chỉ gọi là “giác” mà thôi, chứ không có gì là “minh” cả.
Phật dạy:
– Thầy nói: nếu không nhờ được soi sáng thì không phải là “minh giác”. Nếu vậy thì ý nghĩa đích thật của “giác” và “minh” đều mất hết, vì sao? Tánh giác mà phải được soi sáng thì không phải là tánh giác; và nếu không được soi sáng thì tánh giác ấy không sáng; mà không sáng thì lại không phải là tánh giác vốn trong lặng sáng suốt. Cho nên, tánh giác mà phải được soi sáng, như thầy nói, đó chỉ là tánh giác và tánh sáng của vọng tưởng phân biệt. Thật ra, tánh giác vốn tự sáng suốt, chứ không phải nhờ được soi sáng mới sáng, –có nghĩa, tánh giác không phải là cái “sở minh”.
Ý nói bản tánh thật sự của mỗi cá nhân, vốn là tự có, không do bất kì Nhân Duyên gì mà có.
3. Vạn Pháp Là Hiện Tượng Nhận Thức Về Cái Tự Nhiên.
- Chúng sanh vô tình, chưa có tri giác nên chẳng thể nhận thức, chúng nó làm đối tượng cho sự tri giác.
- Chúng hữu tình có tri giác nhưng biết về cái Tự Nhiên, chạy theo các tướng vui-khổ.
- Thanh Văn, Duyên giác đoạn tuyệt với cái tâm sở hữu khổ vui thế gian nhưng cũng chưa biết cái Tự Nhiên nên có sự thủ đắc.
- Bồ Tát nghe lời Phật dạy về cái tự nhiên là Phật tánh của chính mình nên tùy theo chỗ hiểu mà thực hành tinh thần chung là Vô Sở Đắc. Trong quá trình thực hành Vô Sở Đắc không ngừng tham cứu, học tập Phật để mong muốn thấu tỏ nguồn cơn tất cả thì nhận thức càng rõ hơn Phật Tánh vốn có. Đến khi viên mãn thì chứng Phật Quả.
4. Mình là cái có sẵn nhưng nhận thức về Mình thì không có sẵn.
- Mình là cái gì?
Mình không phải là bất kì cái gì trong vạn pháp. Mình không phải tứ đại, không phải cảm thọ, không phải 6 thức, không phải hành vi, không phải tư tưởng tư duy, không phải là cái tôi ngũ uẩn, lại cũng chẳng phải trí huệ vô lậu của A LA HÁN, lại chẳng Tâm Bồ Đề bất động của Bồ tát, lại chẳng chánh biến tri của Như Lai. Nếu nhận mình là 1 trong các thứ ấy thì mình sẽ không thể là các thứ còn lại. Mình đều có thể nhận tất cả nhưng mình không phải là các thứ ấy.
Mình không có nhận thức thì mình là vật vô tri.
Mình có tri giác thì mình có thể là hữu tình phàm phu, là Thánh Nhân, là Bồ Tát, là Phật.
Cho nên chữ MÌNH = TÂM THỂ trong đoạn kinh trên.
- Nhận thức về chính mình không có sẵn!
Vì sao vậy? Vì nhận thức là sự nương tựa nhau mà có, nói đến nhận thức là nói lên hết tất cả vạn pháp Nhân Duyên. Cái là Nhân Duyên thì không có sẵn!
Trước khi là Phật thì mình phải trãi qua giai đoạn làm chúng sanh, không có mê muội thì không có cái hết mê muội.
5. Cái Nhân Duyên sự tương tác giữa những cái Tự Nhiên, nói cách khác Vũ trụ pháp giới là sự tương tác giữa những cái có sẵn.
Đến đây, khó hơn các đề mục trước! Những ai còn lập tri về cái Tự Nhiên sẽ rất khó lãnh hội được đề mục này.
Tại vì, nghe hai chữ "tương tác" dẽ nghĩ đến thao tác và hành vi!
Tương tác giữa những cái tự nhiên ấy (cộng đồng Tự Nhiên) thì không có dấu vết cố định, không thể quy về một hay nhóm cái Tự Nhiên nào,....vô tướng, vô tác.
Vũ trụ pháp giới là do cộng đồng cái tự nhiên đồng hiện khởi nên nói vũ trụ không phải là cái tự nhiên, cũng không thể quy về do một cái gì làm ra nên nói không phải nhân duyên.
Vù trụ pháp giới đều không ở ngoài bất kì một cái mình nào, nhưng cũng không do riêng một cái mình nào sanh ra cả! Thật kì diệu phải không các bạn!
Bởi vậy, bất kì một cái mình nào cũng chỉ ở một trong hai trạng thái: hoặc là mê, hoặc giác, mà không có lựa chọn thứ 3 là không tồn tại!