TỨ PHẦN LUẬT 四分律 (Chương 5)

K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo giấu y bát tọa cụ ống đựng kim của tỳ-kheo khác, hoặc sai người giấu, kể cả giỡn chơi, Ba-dật-đề.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức xoa-ma na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nếu thật biết rõ vật của người kia, thể tất cho nhau mà lấy cất; hoặc để nơi đất trống, bị mưa gió làm tổn hoại nên lấy cất; hoặc người chủ của vật tánh bừa bãi, bỏ y bát tọa cụ ống kim một cách lung tung, nhằm mục đích cảnh giới họ nên lấy cất; hoặc mượn y của người kia mặc mà người kia không thu xếp, sợ mất nên lấy cất; hoặc vì y bát các vật nầy mà đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn nên lấy cất; tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

K

kequaduong

Guest

LIX. TỰ TIỆN DÙNG Y KHÔNG HỎI CHỦ
[339]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo chơn thật thí[340] y cho tỳ-kheo thân hậu; sau đó, không nói với chủ mà lấy mặc.

Các tỳ-kheo nghe biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống phạm hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng: «Tại sao trước đây, các thầy đã đem y thí cho tỳ-kheo thân hậu, sau không nói với chủ mà lấy mặc?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông, trước đã đem y thí cho tỳ-kheo thân hậu rồi, sau không nói với chủ mà lấy mặc?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, đã cho y đến tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, về sau không nói với chủ mà lấy mặc,[341] ba-dật- đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Y: có mười loại như trước đã nói.

Cho y: tức là tịnh thí y. Tịnh thí y có hai cách: Chơn thật tịnh thí và triển chuyển tịnh thí.

- Chơn thật tịnh thí: người cho nói, «Đây là y dư của tôi chưa tác tịnh. Nay vì để tịnh, tôi cho trưởng lão, để làm chơn thật tịnh thí.»[342]

- Triển chuyển tịnh thí: người cho nói, «Đây là y dư của tôi chưa tác tịnh. Nay vì để tịnh, tôi cho trưởng lão.» Vị được cho nên nói như vầy, «Trưởng lão nghe cho. Trưởng lão có y dư như vậy, chưa tác tịnh. Nay cho tôi để được tịnh, tôi xin nhận.» Nhận rồi nên hỏi, «Trưởng lão muốn cho ai?» Người cho nên nói, «Cho vị có tên như vậy.» Vị kia nên nói, «Trưởng lão có cái y dư nầy, chưa tác tịnh. Nay cho tôi để được tịnh, nên tôi nhận. Nhận rồi tôi chuyển cho Tỳ-kheo có tên như vậy. Như vậy y nầy là sở hữu của tỳ-kheo có tên như vậy. Trưởng lão vì Tỳ-kheo có tên như vậy cất giữ hộ trì, tùy ý xử dụng.»[343]

Chơn thật tịnh thí thì phải hỏi chủ, sau đó mới lấy dùng. Còn triển chuyển tịnh thí thì nói hay không nói, tùy ý lấy dùng. Nếu tỳ-kheo y đã chơn thật tịnh thí, không nói với chủ mà lấy dùng, phạm ba-dật-đề.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nói với chủ rồi mới lấy dùng, nếu chơn thật tịnh thí. Nói hay không nói trước khi lấy dùng, nếu là triển chuyển tịnh thí.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LX. HOẠI SẮC Y MỚI
[344]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Thế tôn ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo mặc y màu trắng mà đi. Các cư sĩ đều cơ hiềm, «Sa-môn Thích tử nầy không biết tàm quý. Thu nhận thọ dụng không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng, tôi tu chánh pháp. Nhưng như vậy, có gì là chánh pháp? Tại sao mặc đồ mới màu trắng mà đi, giống như nhà Vua, hay Đại thần của Vua?»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo, «Sao các thầy mặc y mới màu trắng mà đi?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông mặc áo màu trắng mà đi?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, nhận được y mới, tùy ý sử dụng một trong ba màu hoặc là xanh, hoặc đen, hoặc mộc lan làm cho hoại sắc; nếu không làm cho hoại sắc bằng ba thứ hoặc xanh, hoặc đen, hoặc lam[345] mà mặc nguyên y mới, ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Mới: là y mới, hoặc mới nhận được từ người, đều gọi là y mới.

Y: có mười loại như đã nói trước.

Hoại sắc : nhuộm thành màu xanh, đen, mộc lan.

Tỳ-kheo kia nhận được y (vải) mới không nhuộm làm thành ba hoại sắc xanh, đen, mộc lan. Tỳ-kheo được y mới, không nhuộm ba màu xanh, đen, mộc lan, mà mặc y mới với màu khác, ba-dật-đề. Nếu có y kép không tác tịnh mà cất chứa, phạm đột-kiết-la. Y đơn không tác tịnh phạm đột-kiết-la. Nếu chẳng phải y, đãy đựng y bát, đãy đựng guốc dép, đãy đựng kim chỉ, giây ngồi thiền, giây lưng, mão, bít tất, nhiếp, khăn lau, khăn gói giày dép, không tác tịnh mà chứa cất đều phạm đột-kiết-la. Nếu đem y chứa nhuộm mà gởi nhà bạch y, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu nhận được y màu trắng, dùng ba màu xanh, đen và mộc lan để nhuộm. Y kép, y đơn tác tịnh rồi mới chứa. Nếu chẳng phải đãy đựng y bát, cho đến khăn gói giày dép, đều tác tịnh rồi mới chứa cất; hoặc y nhuộm rồi mới đem gởi nhà bạch y; hoặc y đã phai màu nhuộm lại, đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXI. ĐOẠN SINH MẠNG
[346]

A. DUYÊN KHỞI


aaaaMột thời, đức Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-Vệ. Bấy giờ, tôn giả [677a1] Ca-lưu-đà-di không thích thấy quạ, nên làm cung bằng tre để bắn quạ, bắn mãi không thôi, đã sát hại rất nhiều quạ, chất thành đống trong Tăng-già-lam.

Bấy giờ, các cư sĩ đến trong Tăng-già-lam lễ bái, thấy đống quạ chết lớn này, mọi người đều cùng nhau cơ hiềm bàn với nhau rằng, «Sa-môn Thích tử không biết xấu hổ, không có lòng thương, giết mạng chúng sanh. Bên ngoài tự xưng là ta tu chánh pháp. Như vậy, có gì là chánh pháp? Bắn giết loài quạ cho đến chất đống.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách Ca-lưu-đà-di rằng, «Sao thầy bắn giết loài quạ, nhiều đến nỗi dồn thành đống to?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp tỳ-kheo. Biết mà Ngài cố hỏi Ca-lưu-đà-di:

«Có thật sự ông không ưa thấy loài quạ, nên làm cung bằng tre để bắn chúng, nhiều đến nỗi dồn thành đống to hay không?»

Ca-lưu-đà-di thưa:

«Sự thật như vậy!»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Ca-lưu-đà-di, sao lại bắn giết các loài quạ, chất thành đống như vậy?»

Quở trách Ca-lưu-đà-di rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, đoạn mạng sống loài vật, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ các tỳ-kheo khi đứng, khi ngồi, đi tớí đi lui, phần nhiều giết chết nhiều loại tiểu trùng, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, có vị e sợ. Các tỳ-kheo đến bạch đức Thế tôn. Thế tôn dạy:

«Không biết thì không phạm.»

Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, cố ý đoạn mạng sống loài vật, ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Loài vật: chỉ cho loài không thể biến hóa mà đoạn mạng sống của nó; hoặc tự mình đoạn,[347] hay sai người đoạn, hoặc sai sứ giết, hoặc sai người đi và về mà giết, hoặc trùng sứ mà giết, hoặc sai sứ luân chuyển giết, hoặc tự mình tìm để sai, hoặc sai người tìm để sai, hoặc tự tìm người cầm dao, sai người tìm cầm dao, hoặc dùng thân ra dấu hiệu, hoặc dùng miệng nói, hoặc dùng thân và miệng, hoặc khiến người dạy, hoặc khiến người viết thư, hoặc sai khiến người viết thư, hoặc đào hầm để sập chết, hoặc đặt dao nơi chỗ thường tới lui, hoặc thuốc độc, hoặc an trí dụng cụ giết ở trước, làm tất cả phương tiện như vậy, hoặc các cách khác, với dụng tâm giết súc sanh, do đó mà nó chết, ba-dật-đề.

Phương tiện muốn giết mà không giết, đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: không có ý giết; hoặc dùng ngói, đá, dao, gậy, quăng ném chỗ khác mà trúng nhầm đoạn mạng của chúng; hoặc tỳ-kheo có bổn phận xây cất nhà phòng lỡ tay rớt gạch đá trúng nó phải chết, hoặc ngói gỗ, cây gậy, hoặc trụ cột, rui mè, kèo… cầm những thứ như vậy, sút tay rớt xuống, nó bị chết. Hoặc dìu người bệnh đứng dậy mà họ bị chết, hoặc nằm trở lại mà họ chết, hoặc khi tắm rửa bị chết, hoặc khi uống thuốc mà chết, khi đỡ vào phòng chết, khi ra phòng chết, hoặc khi giữa ngày ngồi mà chết, hoặc nơi chỗ râm mà chết, đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXII. UỐNG NƯỚC CÓ TRÙNG
[348]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Thế tôn ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo lấy nước có tạp trùng dùng uống. Các cư sĩ thấy, đều cơ hiềm, «Những sa-môn Thích tử nầy không có từ tâm, sát hại mạng loài trùng. Bên ngoài tự xưng là ta tu chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Dùng nước có tạp trùng.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo, «Tại sao các thầy không có từ tâm, uống nước có trùng, hại mạng sống?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao uống và dùng nước có tạp trùng, hại mạng sống?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, uống nước hoặc dùng nước có tạp trùng, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, các tỳ-kheo không biết nước có trùng hay không có, sau mới biết là có, nên tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có vị e sợ nên bạch Phật. Phật dạy:

«Không biết thì không phạm.»

Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, biết nước có tạp trùng mà uống nước hoặc dùng, ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo kia biết nước có tạp trùng mà uống hoặc dùng, phạm ba-dật-đề. Ngoài nước ra, tạp trùng trong nước gạo, trong chất đắng, chất rượu, trong sữa trong, trong nước lúa mạch mà uống hoặc dùng, đều phạm ba-dật-đề.

Nước có trùng, tưởng là có trùng mà dùng, ba-dật-đề. Nước có trùng mà nghi, đột-kiết-la. Nước không trùng, tưởng là nước có trùng, đột-kiết-la. Nước không trùng mà nghi, đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: trước không biết có trùng; tưởng là không trùng, hoặc có loài trùng lớn, khua động nước nó tránh đi; hoặc nước lọc rồi mới uống thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [349]
 
K

kequaduong

Guest

LXIII. CỐ GIEO NGHI HỐI
[350]

A. DUYÊN KHỞI


aaaaMột thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm mười bảy tỳ-kheo đến hỏi nhóm sáu tỳ-kheo:

«Kính thưa trưởng lão! Thế nào là vào sơ thiền? Đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền? Thế nào là vào không, vô tướng, vô nguyện? Thế nào là đắc quả Tu-đà-hoàn? Quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán?»

Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo bảo rằng:

«Như những điều các ông đã hỏi, thời các ông đã phạm pháp ba-la-di, chẳng phải là tỳ-kheo.»[351]

Bấy giờ, nhóm mười bảy tỳ-kheo liền đến chỗ [678a1] vị tỳ-kheo Thượng tọa, hỏi rằng:

«Nếu có các tỳ-kheo hỏi như vầy, ‹Thế nào là vào sơ thiền? Đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiến? Thế nào là vào không, vô tướng, vô nguyện? Thế nào là đắc quả Tu-đà-hoàn? Quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán?› Thì bị phạm tội gì?»

Vị Thượng tọa bảo:

«Hỏi như vậy không phạm tội gì cả.»

Nhóm mười bảy tỳ-kheo nói:

«Chúng con có đến nhóm sáu tỳ-kheo hỏi, ‹Thế nào là vào sơ thiền? Đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiến? Thế nào là vào không, vô tướng, vô nguyện? Thế nào là đắc quả Tu-đà-hoàn? Quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán?› Các thầy nhóm sáu tỳ-kheo lại nói, ‹Các ông tự xưng được pháp thượng nhơn,[352] phạm ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo!›»

Vị Thượng tọa tỳ-kheo kia quán sát, biết nhóm sáu tỳ-kheo muốn gieo nghi ngờ hoang mang cho nhóm mười bảy tỳ-kheo.

Các tỳ-kheo nghe biết, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo, «Tại sao các thầy gieo nghi ngờ hoang mang cho nhóm mười bảy tỳ-kheo?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông lại gieo nghi ngờ hoang mang cho nhóm mười bảy tỳ-kheo?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện khiển trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, gieo nghi ngờ hoang mang cho người khác, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Lúc bấy giờ, có số đông tỳ-kheo tập họp lại một chỗ, cùng bàn luận về pháp luật, nhưng có một tỳ-kheo bỏ đi. Sau khi ra đi, vị ấy khởi tâm nghi nói rằng, «Các tỳ-kheo kia có cho là ta đã gieo nghi ngờ cho họ hay không?» Các tỳ-kheo bạch Phật, đức Phật dạy:

«Không cố tâm làm thì không phạm.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, cố ý gieo nghi ngờ hoang mang cho người khác, khiến cho không an tâm, dù chỉ trong chốc lát,[353] ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nghi ngờ :[354] làm cho nghi ngờ về sự sanh, tuổi tác, thọ giới, yết-ma, phạm tội, các pháp.[355]

- Làm cho nghi ngờ về sự sanh: Như hỏi, «Thầy sanh bao lâu rồi?» Người ấy trả lời, «Tôi sanh vào lúc ấy.» Lại nói, «Thầy không sanh vào lúc đó đâu. So với thời gian sanh của người khác, thầy chẳng phải sanh lúc đó.» Đó gọi là gieo nghi ngờ về sự sanh.

- Thế nào gọi là gieo nghi ngờ khi hỏi đến tuổi tác? Như hỏi, «Thầy bao nhiêu tuổi?» Vị ấy trả lời: «Tôi được chừng ấy tuổi.» Lại nói, «Thầy chẳng phải tuổi đó đâu. So với người khác thọ giới, thầy chưa tới tuổi đó.» Đó gọi là hỏi về tuổi tác để gieo nghi ngờ cho người.

- Thế nào gọi là hỏi để gieo nghi ngờ về việc thọ giới? Như hỏi, «Khi thầy thọ giới, chưa đủ hai mươi tuổi. Lại nữa, trong cương giới biệt chúng.» Đó gọi là gieo nghi ngờ khi thọ giới.

- Thế nào gọi là gieo nghi ngờ về yết-ma? Như hỏi, «Khi thầy thọ giới, tác bạch bất thành, yết-ma bất thành, phi pháp biệt chúng?» Đó gọi là hỏi để gieo nghi ngờ khi tác pháp yết-ma.

- Thế nào gọi là gieo nghi ngờ về tội phạm? Như nói, «Thầy phạm ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết.» Đó gọi là gieo nghi ngờ về tội phạm.

- Thế nào gọi là gieo nghi ngờ về các pháp? Như nói, «Thầy hỏi pháp như vậy, tức phạm ba-la-di, chẳng phải tỳ-kheo.» Đó gọi là gieo nghi ngờ đối với pháp.

Nếu tỳ-kheo nào cố ý làm cho tỳ-kheo khác nghi; hoặc bằng sự sanh, hoặc về tuổi tác, cho đến gieo nghi ngờ đối với pháp, nói rõ ràng thì phạm ba-dật-đề; nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Sự thật là như vậy, không cố ý tạo nên. Người kia không phải sanh lúc đó; sợ sau này họ nghi hối, vô cớ mà để cho họ thọ sự cúng dường của người, nhận sự kính lễ của đại Tỳ-kheo, nên nói «Thầy chẳng phải sanh vào lúc ấy. So với thời gian sanh của những người khác, nên biết thầy chẳng phải sanh vào thời gian đó.»

Sự thật là như vậy, người kia không phải với số tuổi đó; sợ sau này họ có sự nghi hối, vô cớ mà họ thọ sự lợi dưỡng của người, nhận sự kính lễ của đại tỳ-kheo, cho nên nói «Thầy không phải với số tuổi tác đó. Như tuổi của các tỳ-kheo khác, thì thầy chưa phải là số tuổi đó.»

Sự thật là như vậy, nếu tuổi không đủ hai mươi, trong cương giới biệt chúng; sợ sau họ có sự nghi hối, vô cớ mà họ nhận lợi dưỡng của người, thọ sự kính lễ của đại tỳ-kheo, khiến cho họ biết để trở về trường hợp cũ, sẽ thọ giới lại, nên nói: «Thầy chưa đủ hai mươi tuổi, trong cương giới biệt chúng.»

Sự thật là như vậy, bạch không thành, yết-ma không thành, phi pháp biệt chúng; sợ sau này họ có sự nghi hối, vô cớ mà thọ lợi dưỡng của người, nhận kính lễ của đại tỳ-kheo, nên nói để cho họ biết, trở về lại vị trí cũ, rồi thọ giới lại, nên nói: «Thầy bạch không thành, yết-ma không thành tựu, phi pháp biệt chúng.»

Sự thật là như vậy, phạm ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết; sợ sau họ có sự nghi hối, vô cớ họ thọ lợi dưỡng của người, nhận sự kính lễ của tỳ-kheo trì giới, muốn khiến cho họ biết để như pháp sám hối, nên mới nói «Thầy phạm ba-la-di cho đến ác thuyết.»

Lại nữa, nếu người kia tánh cạn cợt, không biết cách nói năng, cho nên mới nói «Thầy nói như vậy tức là tự xưng pháp thượng nhơn, phạm ba-la-di, chẳng phải hạnh của tỳ-kheo.»

Hoặc nói đùa giỡn, nói gấp gáp, nói một mình, nói trong mộng, hoặc muốn nói việc nầy nhằm nói việc khác. Tất cả trên, không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXIV. CHE GIẤU THÔ TỘI
[356]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử quen thân cùng một tỳ-kheo. Song Bạt-nan-đà Thích tử thường hay phạm tội, nên đến nói với tỳ-kheo kia, «Trưởng lão! Tôi thật có phạm tội như vậy, như vậy. Ngài chớ nên nói với người.» Tỳ-kheo kia thuận ý.

Sau đó một thời gian, Bạt-nan-đà Thích tử cùng với tỳ-kheo kia mâu thuẫn nhau. Bấy giờ, tỳ-kheo kia đến nói với các tỳ-kheo khác:

«Bạt-nan-đà Thích tử phạm tội như vậy, như vậy.»

Các tỳ-kheo hỏi tỳ-kheo kia:

«Sao thầy biết ?»

Tỳ-kheo kia nói:

«Chính Bạt-nan-đà Thích tử đã nói với tôi.»

Các tỳ-kheo nói:

«Sao thầy không cho các tỳ-kheo khác biết ?»

Vị tỳ-kheo kia nói:

«Trước đây tôi thuận tình với Bạt-nan-đà nên không nói. Nay tôi không thuận tình nên nói.»

Các tỳ-kheo nghe biết, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, chê trách Tỳ-kheo kia: «Tại sao thầy che dấu tội của Bạt-nan-đà Thích tử ?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo kia:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tỳ-kheo, sao lại che dấu tội của Bạt-nan-đà Thích tử ?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo kia rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, che giấu thô tội của tỳ-kheo khác, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, có tỳ-kheo kia không biết có phạm tội thô hay không phạm tội thô, sau mới biết là có phạm tội thô, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề. Có vị nghi hỏi. Phật dạy:

«Không biết thì không phạm.»

Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, đã biết tỳ-kheo khác phạm thô tội mà che giấu,[357] ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tội thô: là bốn tội ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa.

Tỳ-kheo kia biết tỳ-kheo khác phạm tội thô; biết lúc tiểu thực, ăn xong mới nói, phạm đột-kiết-la. Sau bữa trưa biết, đến phần đầu của nửa đêm mới nói, phạm đột-kiết-la. Phần đầu của đêm biết, giữa đêm nói, phạm đột-kiết-la. Giữa đêm biết, đến sau đêm muốn nói mà chưa nói, khi bình minh xuất hiện, phạm ba-dật-đề.

Trừ tội thô, che dấu các tội khác, phạm đột-kiết-la. Tự mình che giấu tội thô, phạm đột-kiết-la.

Trừ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, che giấu tội thô của người khác, phạm đột-kiết-la.

Tội thô, tưởng tội thô, ba-dật-đề. Tội thô mà nghi, đột-kiết-la. Chẳng phải tội thô, tưởng tội thô, đột-kiết-la; chẳng phải tội thô mà nghi, đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Trước không biết là tội thô, tưởng là không tội thô, hoặc cho người khác biết, hoặc không có người để nói; tâm niệm rằng ‹tôi sẽ nói,› trong thời gian chưa nói, bình minh xuất hiện, hoặc nói sẽ đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn, nên không nói; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXV. TRUYỀN CỤ TÚC, NGƯỜI CHƯA ĐỦ HAI MƯƠI TUỔI
[358]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Thế tôn ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành La-duyệt.

Lúc bấy giờ, trong thành La duyệt có 17 đồng tử,[359] trước là bạn thân với nhau. Lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 12 tuổi. Nhà giàu nhất là 80 trăm ngàn;[360] nghèo nhất 80 ngàn. Trong số đó, có một đồng tử tên là Ưu-ba-li.[361] Cha mẹ nó chỉ sanh có một mình nó, vì vậy rất thương yêu, không khi nào muốn nó vắng mặt. Cha mẹ nó nghĩ, «Chúng ta nên cho đứa con này học kỹ thuật gì, để sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực?» Rồi lại nghĩ, «Nên cho học viết chữ[362] trước. Sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực.» Cha mẹ nó lại nghĩ, «Cho con học viết chữ, cũng làm cho thân sức mệt nhọc.[363] Nên cho nó học kỹ thuật gì, để sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực?» Lại suy nghĩ, «Nay, nên cho con học kỹ thuật toán số. Sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực.» Rồi cha mẹ nó lại nghĩ, «Nay, cho học toán số, cũng làm cho thân sức mệt nhọc.[364] Nên cho nó học kỹ thuật gì, để sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực? Nên cho con học kỹ thuật họa tượng. Sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không phải lao lực.» Sau đó, lại nghĩ, «Nay ta cho học họa, sợ mệt nhọc cho con mắt của nó. Nên cho nó học kỹ thuật gì, để sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, không mệt nhọc cho con mắt?» Lại nghĩ, «Sa-môn Thích tử khéo tự nuôi thân, an lạc, không có các khổ não. Ta nên cho con ta xuất gia tu đạo trong pháp của sa-môn Thích tử. Sau này khi chúng ta qua đời, nó sẽ có được cuộc sống bảo đảm, khỏi phải thiếu thốn, thân không khổ nhọc.»

Sau đó một thời gian, nhóm mười bảy cậu bé[365] nói với đồng tử Ưu-ba-li rằng:

«Bạn có thể theo tụi mình đi xuất gia làm đạo?»

Đồng tử Ưu-ba-li trả lời:

«Mình xuất gia làm gì ? Bạn cứ xuất gia đi.»

Bạn thứ hai, bạn thứ ba, trong bọn 17 đồng tử,[366] bảo đồng tử Ưu-ba-li:

«Hãy cùng nhau xuất gia làm đạo. Vì sao? Như bây giờ chúng ta cùng vui đùa với nhau. Khi ấy, chúng ta cũng sẽ vui chơi nô đùa với nhau như bây giờ.»

Khi ấy, đồng tử Ưu-ba-li nói với các đồng tử kia rằng:

«Các bạn đợi mình một chút. Mình phải thưa với cha mẹ mình đã.»

Đồng tử Ưu-ba-li liền đến chỗ cha mẹ thưa:

«Nay con muốn xuất gia làm đạo. Xin ba má cho phép con.»

Cha mẹ Ưu-ba-li liền trả lời:

«Ba má chỉ sanh một mình con. Lòng rất thương yêu. Cho đến, dù chết còn không muốn rời, đâu thể sống mà xa cách.»[367]

Đồng tử Ưu-ba-li xin cha mẹ ba lần như vậy:

«Xin ba má cho phép con được xuất gia.»

Cha mẹ của Ưu-ba-li cũng trả lời như vậy ba lần, rằng:

«Ba má chỉ sanh một mình con. Lòng rất thương yêu. Cho đến, dù chết còn không muốn rời, đâu thể sồng mà xa cách.»

Lúc bấy giờ, cha mẹ nghe Ưu-ba-li ba lần ân cần cầu xin xuất gia, hai ông bà liền nghĩ, «Trước đây chúng ta cũng đã có ý nầy, ‹nên cho con của ta học kỹ thuật nào để sau khi chúng ta qua đời, khiến nó được sự sống đảm bảo, khỏi bị thiếu hụt, không khổ cực thân xác?› Chúng ta định cho nó học viết chữ cho đến học họa để sau khi chúng ta mất đi nó có cuộc sống bảo đảm, không thiếu hụt, thân nó không vất vả. Nhưng lại lo ngại cho con mắt và thân thể phải khổ nhọc. Chúng ta đã nghĩ, chỉ có sa-môn Thích tử mới khéo tự nuôi thân, không có các khổ não. Nếu cho con của chúng ta xuất gia trong đó, quyết định nó sẽ được cuộc sống bảo đảm không có các khổ não.»

Bấy giờ, cha mẹ bảo con mình rằng:

«Nay đã đúng lúc, cha mẹ cho phép con đi xuất gia.»

Bấy giờ, đồng tử Ưu-ba-li trở lại chỗ 17 đồng tử* nói:

«Cha mẹ mình đã cho mình đi xuất gia, nếu các bạn muốn, thì nay đã đúng lúc.»

Các đồng tử liền đến trong Tăng-già-lam, thưa với các tỳ-kheo:

«Bạch chư Đại đức! Chúng con muốn xuất gia học đạo. Xin chư tôn độ cho chúng con được làm đạo.»

Các tỳ-kheo liền độ cho xuất gia, thọ đại giới.

Bấy giờ, các đồng tử vì trước kia đã quen sống sung sướng, không kham ngày ăn một bữa. Nửa đêm đói bụng, lớn tiếng kêu khóc:

«Cho cơm tôi với! Cho cơm tôi với.»

Các tỳ-kheo bảo:

«Trẻ con, hãy đợi trời sáng, nếu chúng Tăng có thức ăn sẽ cùng ăn. Nếu không có, sẽ cùng đi xin. Tại sao vậy? Nơi đây, từ trước đến nay hoàn toàn không có chỗ nấu ăn.»

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn ngồi tư duy nơi chỗ vắng trong đêm, nghe tiếng trẻ nít khóc. Biết mà Ngài vẫn cứ hỏi tôn giả A-nan:

«Trẻ con ở đâu mà nửa đêm có tiếng khóc ?»

Bấy giờ, tôn giả A-nan đem nhơn duyên trên bạch đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn bảo tôn giả A-nan:

«Không nên trao đại giới cho người chưa đủ hai mươi tuổi. Tại sao vậy? Người chưa đủ hai mươi tuổi, không kham nổi sự nóng, lạnh, đói khát, gió mưa, mòng muỗi, độc trùng và các lời hung dữ. Nếu thân có các khổ đau thì không thể chịu được. Lại nữa, không kham trì giới; không kham ăn một bữa. A-nan, nên biết, tuổi đủ hai mươi mới kham nổi những việc như trên.»

Bấy giờ, đêm đã qua, đức Thế tôn tập hợp Tăng tỳ-kheo, do nhơn duyên này, bảo các tỳ-kheo:

«Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa,cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, người đủ hai mươi tuổi mới cho thọ đại giới; nếu người chưa đủ hai mươi tuổi mà cho thọ đại giới, thì người này không đắc giới, tỳ-kheo kia bị quở trách là người si, phạm ba-dật-đề.

Đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo kia không biết người kia đủ hai mươi tuổi hay [680a1] không đủ hai mươi. Sau mới biết là không đủ hai mươi, nên hoặc tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có sự nghi. Đức Phật dạy: «Không biết thì không phạm.»

Từ nay về sau nên kiết giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, người đủ hai mươi tuổi mới cho thọ đại giới; nếu biết người chưa đủ hai mươi tuổi mà cho thọ đại giới, thì người này không đắc giới, tỳ-kheo kia bị quở trách là người si,[368] phạm ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Người thọ giới kia, chưa đủ hai mươi tuổi. Hòa thượng biết không đủ hai mươi tuổi. Chúng Tăng và người thọ giới cũng biết không đủ hai mươi. Khi hỏi trước chúng, «Ngươi tuổi đủ hai mươi?» Người chưa thọ giới trả lời: hoặc đủ hai mươi, hoặc không đủ hai mươi, hoặc nghi, hoặc không biết rõ số năm, hoặc nín thinh. Hoặc chúng Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng biết tuổi chưa đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới bảo tuổi đủ hai mươi. Khi hỏi giữa chúng, «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng không phạm.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng biết tuổi chưa đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới nghi. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng cũng biết tuổi chưa đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới không biết. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng không phạm.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng bảo tuổi đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới biết tuổi chưa đủ hai mươi. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.

Người thọ giới, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng bảo tuổi đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới bảo tuổi đủ hai mươi. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng cũng không phạm.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng bảo tuổi đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới nghi. Khi hỏi giữa chúng: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thưọng không phạm. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng bảo tuổi đủ hai mươi. Chúng Tăng và người thọ giới không biết. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng cũng không phạm.

Người chưa thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng nghi. Chúng Tăng và người thọ giới biết không đủ hai mươi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng nghi. Chúng Tăng và người thọ giới bảo tuổi đủ hai mươi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng không phạm.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng nghi. Chúng Tăng và người thọ giới cũng nghi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng nghi. Chúng Tăng và người thọ giới không biết. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Chúng Tăng không phạm.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng không biết. Chúng Tăng và người thọ giới biết tuổi chưa đủ hai mươi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng không biết. Chúng Tăng và người thọ giới bảo tuổi đủ hai mươi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng và chúng Tăng không phạm.

Người thọ giới kia, tuổi chưa đủ hai mươi. Hòa thượng không biết. Chúng Tăng và người thọ giới nghi. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng không phạm. Chúng Tăng phạm đột-kiết-la.

Người thọ giới kia, tuổi không đủ hai mươi. Hòa thượng không biết. Chúng Tăng và người thọ giới cũng không biết. Trong chúng khi hỏi: «Ngươi tuổi đủ hai mươi chưa?» Người chưa thọ giới trả lời: Hoặc đủ hai mươi, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc nín thinh. Hoặc Tăng không hỏi. Hòa thượng và chúng Tăng không phạm.

Tỳ-kheo kia biết người chưa đủ hai mươi tuổi, mà trao đại giới. Ba lần yết-ma xong, Hòa thượng phạm ba-dật-đề. Bạch rồi, hai yết-ma xong, Hòa thượng phạm ba đột-kiết-la. Bạch rồi, một yết-ma xong, Hòa thượng phạm hai đột-kiết-la. Bạch xong, Hòa thượng phạm một đột-kiết-la. Bạch chưa xong, Hòa thượng phạm đột-kiết-la. Nếu chưa bạch, tác phương tiện, hoặc cạo tóc, hoặc muốn tập chúng Hòa thượng và tất cả đều đột-kiết-la. Hoặc chúng tăng tập họp, Hòa thượng đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: trước không biết; tin người thọ giới nói; hoặc người gần xác chứng; hoặc tin lời cha mẹ; hoặc thọ giới rồi nghi. Đức Phật dạy:

«Cho phép tính năm tháng trong thai, tính tháng nhuần, hoặc tính tất cả 14 ngày thuyết giới để làm niên[369] số thì không phạm.»

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXVI. KHƠI LẠI TRÁNH SỰ
[370]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Phật ở vưòn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo khơi dậy lại sự tranh chấp sau khi đã được chấm dứt như pháp rồi; nói rằng: «Thầy không khéo [681a1] quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết, không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt. Do vậy, khiến cho trong Tăng chưa có sự tranh cãi thì gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có rồi thì không trừ diệt được.›

Bấy giờ, các tỳ-kheo nghĩ rằng: «Tại sao trong Tăng chưa có sự tranh cãi, lại gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có thì không trừ diệt được?»

Các tỳ-kheo quán sát biết do nhóm sáu tỳ-kheo khơi dậy lại sự tranh chấp sau khi đã được chấm dứt như pháp rồi, nói rằng: «Thầy không khéo quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết; không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt. Do vậy, khiến cho trong Tăng chưa có sự tranh cãi thì gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có rồi thì không trừ diệt được.»

Các tỳ-kheo nghe biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Sao các thầy khơi dậy lại sự tranh chấp sau khi đã được chấm dứt như pháp rồi; nói rằng: ‹Thầy không khéo quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết; không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt. Do vậy, khiến cho trong Tăng chưa có sự tranh cãi thì gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có rồi thì không trừ diệt được.›?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ngươi khơi dậy lại sự tranh chấp sau khi đã được chấm dứt như pháp rồi; nói rằng: ‹Thầy không khéo quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết; không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt. Do vậy, khiến cho trong Tăng chưa có sự tranh cãi thì gây nên sự tranh cãi. Sự tranh cãi đã có rồi thì không trừ diệt được.›?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, đấu tranh đã được dập tắt như pháp rồi, sau đó lại khơi dậy, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo không biết việc đấu tranh đã được dập tắt như pháp hay không như pháp, sau đó mới biết là đã được dập tắt như pháp rồi, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có vị nghi. Đức Phật dạy:

«Không biết thì không phạm.»

Từ nay về sau nên kiết giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, biết tránh sự đã được dập tắt như pháp rồi,[371] sau đó lại khơi dậy,[372] ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest
B. GIỚI TƯỚNG

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Như pháp: Tức là như pháp, như luật, như lời Phật dạy.

Tránh: có bốn thứ: Ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh và sự tránh.[373]

Tỳ-kheo kia biết tránh sự đã như pháp diệt rồi, sau đó khởi dậy, nói như vầy: «Không khéo quán sát, nên không thành quán sát. Không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết. Không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt.» Nói rõ ràng, phạm ba-dật-đề; nói không rõ ràng, phạm đột-kiết-la. Trừ việc đấu tranh này, nếu gợi lại về sau các việc đấu tranh mắng nhiếc khác, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Nếu tự khơi lại việc đấu tranh của mình, phạm đột-kiết-la.

Ngoài tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni ra, nếu cùng với các người khác đấu tranh mắng nhiếc nhau, sau đó khơi lại, đột-kiết-la.

Quán sát, khởi tưởng quán sát, ba-dật-đề. Quán sát mà nghi, đột-kiết-la. Không thành quán sát, tưởng có quán sát, đột-kiết-la. Không thành quán sát mà nghi, đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu trước không biết; hoặc quán sát, tưởng không quán sát. Hoặc sự thật là không khéo quán sát, nên không thành quán sát; không khéo giải quyết, nên không thành giải quyết; không khéo chấm dứt, nên không thành chấm dứt; bèn nói: «Không khéo quán sát, cho đến không thành chấm dứt.» Hoặc nói vui đùa, hoặc nói vội gấp, nói trong mộng, muốn nói việc này nhầm nói việc kia. Tất cả không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXVII. ĐI CHUNG VỚI CƯỚP
[374]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có số đông tỳ-kheo từ nước Xá-vệ muốn đến Tỳ-xá-ly. Lúc ấy, có đoàn con buôn cùng đi.[375] Đoàn con buôn này muốn tìm cách lén qua ải trốn thuế Vua. Đoàn buôn hỏi các tỳ-kheo rằng:

«Chư Đại đức muốn đi đâu ?»

Các tỳ-kheo trả lời:

«Chúng tôi muốn đến Tỳ-xá-ly.»

Bọn khách buôn nói:

«Chúng tôi có thể cùng đi chung với các ngài được không ?»

Các tỳ-kheo nói:

«Được.»

Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo cùng bọn khách buôn đi chung đường lén qua ải. Nhưng người giữ ải bắt được, bèn áp giải đến Vua Ba-tư-nặc, và tâu:

«Những người nầy muốn lén qua ải để đóng thuế.»

Nhà Vua hỏi rằng:

«Bọn khách buôn nầy muốn lén qua ải mà trốn thuế. Còn các sa-môn này lại có việc gì ?»

Nhân viên quan thuế thưa :

«Họ cùng đi chung với bọn người này.»

Nhà Vua hỏi các tỳ-kheo:

«Thật sự các Đại đức có cùng bọn khách buôn này đi chung hay không ?»

Các tỳ-kheo trả lời:

«Thật sự có như vậy.»

Nhà Vua lại hỏi:

«Các ngài có biết bọn con buôn này trốn thuế không ?»

Các tỳ-kheo nói:

«Có biết.»

Nhà Vua phán:

«Nếu thật sự có biết, theo pháp luật thì đáng tội chết.»

Bấy giờ, nhà Vua lại tự nghĩ: «Ta là Vua Quán đảnh, đâu nên sát hại sa-môn Thích tử!» Nhà Vua dùng vô số phương tiện khiển trách các tỳ-kheo rồi, trước mọi người, ra lệnh thả các tỳ-kheo. Vâng lệnh Vua, họ liền phóng thích các tỳ-kheo. Bấy giờ, trong đám thần thuộc của Vua đều lớn tiếng nói rằng:

«Sa-môn Thích tử phạm trọng pháp của nhà Vua, tội đáng chết, song nhà Vua chỉ la rầy sơ sơ rồi thả!»

Các tỳ-kheo nghe biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, chê trách nhóm sáu tỳ-kheo[376]: «Tại sao các Thầy cùng đi chung với bọn khách buôn ?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo:

«Tại sao các ông cùng đi với bọn con buôn ?»

Dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo rồi, Ngài bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy :

Tỳ-kheo nào, kết bạn với bọn giặc cướp cùng đi chung đường, cho đến khoảng cách giữa hai thôn, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo không biết họ là đồng bọn giặc cướp hay không, sau đó mới biết họ là đồng bọn cướp, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, có vị nghi. Đức Phật dạy:

«Không biết thì không phạm.»

Từ nay nên nói giới như vầy :

Tỳ-kheo nào, biết đó là đồng bọn giặc cướp mà cùng đi chung đường, cho đến khoảng cách giữa hai thôn, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo không giao hẹn mà cùng đi nên nghi. Phật dạy:

«Không giao hẹn thì không phạm.»

Từ nay nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, biết đó là đồng bọn giặc cướp mà giao hẹn cùng đi chung đường, cho đến khoảng cách giữa hai thôn,[377] ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Bọn giặc: hoặc đi làm giặc rồi trở về, hay mới bắt đầu đi.

Giao hẹn: cùng hứa nhau đến nơi thành nào đó, hoặc thôn nào đó.

Đường: Các con đường đi trong khoảng giữa hai thôn.

Nếu tỳ-kheo biết là bọn giặc, cùng giao hẹn đồng đi chung trên một đường, khoảng giữa khoảng cách của thôn, trong các nẻo đường đó, mỗi đường phạm một ba-dật-đề. Nơi không có thôn, chỗ khoảng đồng không, không có ranh giới của thôn, đi đến mười lý[378] thì phạm ba-dật-đề.

Nếu giao hẹn cùng đi chung nửa đường khoảng giữa hai thôn, phạm đột-kiết-la; dưới mười lý, phạm đột-kiết-la. Đi trong phạm vi của một thôn, phạm đột-kiết-la.

Phương tiện muốn đi mà không đi, cùng giao hẹn mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nếu trước không biết; không cùng giao hẹn đồng đi; vì sự an ổn mà đến đó. Hoặc bị thế lực bắt, hoặc bị trói dẫn đi, hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXVIII. KIÊN TRÌ ÁC KIẾN
[379]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo tự là A-lê-tra,[380] sanh ác kiến như vầy: «Tôi hiểu pháp mà đức Thế tôn nói pháp, trong đó có chỗ nói phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.»[381]

Khi ấy, các tỳ-kheo nghe tỳ-kheo A-lê-tra khởi sanh ác kiến rằng, «Tôi hiểu pháp do đức Thế tôn nói, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.» Các tỳ-kheo nghe đó, muốn trừ bỏ ác kiến ấy của tỳ-kheo A-lê-tra, nên liền đến chỗ A-lê-tra, cung kính chào hỏi xong, ngồi qua một bên. Các tỳ-kheo nói với tỳ-kheo A-lê-tra rằng:

«Có thật thầy hiểu pháp do đức Thế tôn nói, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo không?»

A-lê-tra trả lời:

«Thật sự tôi hiểu pháp do đức Thế tôn nói phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.»

Bấy giờ, các tỳ-kheo muốn trừ bỏ ác kiến ấy của A-lê-tra, nên ân cần nói:

«Nầy A-lê-tra, chớ nói lời như vậy. Chớ xuyên tạc đức Thế tôn. Xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. A-lê-tra, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói pháp, dạy bảo đoạn ái dục, biết dục tưởng, dạy trừ ái dục, đoạn ái dục tưởng; trừ sự thiêu đốt do ái dục, vượt qua sự ràng buộc bởi ái. Đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói: ‹Dục như hầm lửa lớn, dục như cây đuốc, cũng như trái chín, dục như vật vay mượn, dục như xương khô, dục như miếng thịt, như cảnh thấy trong mộng, dục như dao bén, dục như đồ gốm mới nặn đựng nước để giữa nắng, dục như đầu rắn độc, dục như nắm lưỡi gươm bén, dục như cây kích nhọn.› Đức Thế tôn nói về dục như vậy.

«A-lê-tra, pháp mà Đức Thế tôn khéo nói là như vầy: đoạn trừ dục, không còn dục, trừ cáu bẩn, không cáu bẩn, điều phục khát ái, diệt trừ hang ổ,[382] thoát ly tất cả các sự trói buộc, ái tận Niết-bàn. Pháp mà Đức Phật nói là như vậy. Sao thầy lại nói, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo?»

Các tỳ-kheo ân cần khuyên nói với A-lê-tra như vậy. Tỳ-kheo A-lê-tra vẫn kiên trì ác kiến, lại nói một cách quả quyết khẳng định rằng: «Đây là điều chơn thật, ngoài ra đều là hư vọng.»

Bấy giờ, các tỳ-kheo không thể trừ bỏ ác kiến đó của tỳ-kheo A-lê-tra, nên đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn bảo một tỳ-kheo:

«Ngươi thừa lệnh của Ta, đi gọi tỳ-kheo A-lê-tra đến đây.»

Tỳ-kheo kia vâng lời dạy, liền đến chỗ tỳ-kheo A-lê-tra nói rằng:

«Đức Thế tôn sai gọi thầy.»

Bấy giờ, tỳ-kheo A-lê-tra nghe Phật gọi liền đi đến chỗ Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên. Phật hỏi Tỳ-kheo A-lê-tra:

«Thật sự ông có nói, ‹Tôi biết pháp do Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo› hay không?»

A-lê-tra trả lời:

«Kính bạch Đại đức! Sự thật con có nói như vậy.»

Đức Phật bảo A-lê-tra:

«Sao ông lại hiểu pháp Ta nói là như vậy? Ta đã dùng vô số phương tiện nói đoạn dục ái... » như trên đã nói.

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách A-lê-tra rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Cho phép chúng Tăng vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp can gián cho bỏ việc nầy, bằng bạch tứ yết-ma ha gián .[383] Nên ha gián như vầy: Trong chúng nên sai một vị có khả năng làm yết-ma, như trên mà tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-lê-tra này, nói như vầy: ‹Tôi biết pháp do đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo›. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng đối với tỳ-kheo A-lê-tra mà tác pháp ha gián, cho bỏ việc này. Rằng, ‹Nầy A-lê-tra, ngươi chớ nên nói như vậy. Chớ nên xuyên tạc đức Thế tôn. Xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói dâm dục là pháp chướng đạo. Nếu phạm dâm dục là pháp chướng đạo.› Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-lê-tra nầy nói như vầy: ‹Tôi biết pháp do đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo›. Nay Tăng tác pháp can gián, để bỏ việc này. Rằng, ‹Nầy A-lê-tra, Thầy chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói dâm dục là pháp chướng đạo, nếu phạm dâm dục tức là pháp chướng đạo.› Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp can gián cho bỏ việc này, thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).

«Tăng đã vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp can gián rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc nầy ghi nhận như vậy.»

Nên tác pháp khiển trách tỳ-kheo A-lê-tra như vậy để bỏ việc ấy, bằng bạch tứ yết-ma. Các tỳ-kheo bạch Phật.[384] Đức Phật dạy:

«Nếu có tỳ-kheo khác mà cũng nói như vậy, ‹Tôi biết pháp do đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo;› thì chúng Tăng cũng can gián bằng pháp bạch tứ yết-ma như vậy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, nói như vầy: ‹Tôi biết, theo pháp do đức phật nói, sự hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.› Các tỳ-kheo kia nên can gián tỳ-kheo này rằng: ‹Đại đức, chớ nói như vậy; chớ xuyên tạc đức Thế tôn; xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng sự hành dâm dục là pháp chướng đao.› Khi các tỳ-kheo kia can gián tỳ-kheo này mà tỳ-kheo này không bỏ, thì các tỳ-kheo kia nên can gián ba lần cho bỏ sự này. Nếu can gián ba lần, bỏ thì tốt, không bỏ, ba-dật-đề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên