TỨ PHẦN LUẬT 四分律 (Chương 5)

K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo kia nói như vầy: «Tôi biết pháp do Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo». Tỳ-kheo kia can gián Tỳ-kheo nầy rằng: «Thầy chớ nên nói như vậy, chớ xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt! Đức Thế tôn không nói như vậy. Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng, sự hành dâm dục là pháp chướng đạo. Nay, thầy nên bỏ việc này, đừng để Tăng quở trách mà phạm tội.»

Nếu vị ấy nghe theo lời can gián thì tốt; bằng không, nên tác bạch. Bạch rồi nên nói: «Tôi đã tác bạch xong. Còn có các yết-ma nữa. Thầy nên bỏ việc nầy, đừng để Tăng quở trách mà phạm tội.»

Vị ấy nghe theo lời can thì tốt. Bằng không, nên tác pháp sơ yết-ma. Tác pháp sơ yết-ma rồi nên nói: «Tôi đã tác pháp sơ yết-ma rồi. Còn hai pháp yết-ma nữa. Thầy nên bỏ việc này, đừng để Tăng phải quở trách mà phạm tội.»

Nếu nghe theo lời thì tốt. Bằng không thì nên tác pháp yết-ma lần thứ hai. Tác yết-ma lần thứ hai rồi nên nói: «Đã tác yết-ma lần thứ hai rồi. Còn lại một pháp yết-ma nữa. [683a1] Thầy nên bỏ việc này, đừng để chúng Tăng quở trách mà phạm tội.»

Nếu nghe lời can càng tốt. Bằng không, xướng yết-ma lần thứ ba xong, vị ấy phạm ba-dật-đề.[385]

Tác bạch rồi, yết-ma lần thứ hai xong mà bỏ thì phạm ba đột-kiết-la. Tác bạch rồi, yết-ma lần thứ nhất xong mà bỏ thì phạm hai đột-kiết-la. Tác bạch rồi mà bỏ, phạm một đột-kiết-la. Nếu tác bạch chưa xong mà bỏ, phạm đột-kiết-la. Nếu chưa tác bạch mà nói: tôi biết pháp do đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Khi tỳ-kheo kia can gián tỳ-kheo này, có tỳ-kheo khác ngăn, hoặc tỳ-kheo-ni ngăn, hay là kẻ khác ngăn rằng: «Thầy đừng bỏ việc ấy.» Chúng Tăng can gián, dùng cách không can gián để ngăn, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Khi mới bắt đều nói liền bỏ; hoặc là can gián phi pháp biệt chúng, hay can gián phi pháp hòa hợp, pháp biệt chúng, pháp tương tợ biệt chúng, pháp tương tợ hòa hợp, phi pháp, phi tỳ-ni, phi Phật sở thuyết; hoặc không can gián; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

K

kequaduong

Guest

LXIX. HỖ TRỢ TỲ-KHEO BỊ XẢ TRÍ
[386]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, tỳ-kheo A-lê-tra sanh ác kiến, chúng Tăng can gián mà cố không bỏ.

Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo A-lê-tra: «Tại sao thầy phát sanh ác kiến, chúng Tăng can gián, mà thầy không bỏ?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo A-lê-tra:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. A-lê-tra! Tại sao ông phát sanh ác kiến, chúng Tăng can gián mà ông cố không bỏ?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo A-lê-tra rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Từ nay về sau, chúng Tăng đối với tỳ-kheo A-lê-tra tác cử vì không bỏ ác kiến,[387] bằng bạch tứ yết-ma. Chúng Tăng nên vì tỳ-kheo A-lê-tra tác cử. Tác cử tội rồi tác ức niệm. Tác ức niệm như vậy rồi dữ tội.[388] Trong chúng nên cử một vị có khả năng tác pháp yết-ma, như trên mà tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. A-lê-tra này phát sanh ác kiến. Chúng Tăng ha gián mà cố ý không bỏ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Nay Tăng đối với A-lê-tra tác pháp Yết-ma không bỏ ác kiến. Đây là lời tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ-kheo A-lê-tra này sanh ác kiến. Chúng Tăng can gián mà cố tâm không bỏ. Nay Tăng vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp yết-ma không bỏ ác kiến. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng vì tỳ-kheo A-lê-tra tác pháp yết-ma không bỏ ác kiến, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).

«Tăng đã chấp thuận tác pháp yết-ma không bỏ ác kiến cho tỳ-kheo A-lê-tra rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»

Khi Tăng tác pháp yết-ma không bỏ ác kiến cho tỳ-kheo A-lê-tra, nhóm sáu tỳ-kheo lại cung cấp những thứ cần dùng, cùng chung yết-ma, cùng ngủ, cùng nói chuyện.

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn quở trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tỳ-kheo A-lê-tra bị Tăng cho pháp cử yết-ma vì không bỏ ác kiến. Tại sao các thầy lại cung cấp những thứ cần dùng, cùng ngủ, cùng nói chuyện?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo, tỳ-kheo A-lê-tra bị Tăng cho pháp cử yết-ma vì không bỏ ác kiến, tại sao các ông cung cấp các thứ cần dùng, cùng ngủ, cùng nói chuyện?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu, chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, cùng với người chưa được tác pháp (giải),[389] có ác kiến như vậy mà chưa bỏ,[390] lại cung cấp những thứ cần dùng, cùng yết-ma, cùng ngủ, cùng nói chuyện, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi. Khi ấy các tỳ-kheo không biết có nói như vậy hay không nói như vậy, sau mới biết là có nói như vậy, nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có vị nghi. Đức Phật dạy:

«Không biết thì không phạm.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, biết người nói lời như vậy, chưa được tác pháp (giải), có tà kiến như vậy mà chưa bỏ, lại cung cấp những thứ cần dùng, cùng yết-ma, cùng ngủ, cùng nói chuyện, ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nói lời như vậy: là như nói: «Tôi nghe đức Thế tôn nói pháp, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo»

Chưa tác pháp giải: nếu bị cử, mà chưa được giải.

Thấy như vậy: như hiểu biết rằng pháp do Đức Thế tôn nói chẳng phải pháp chướng đạo.

Không bỏ ác kiến: chúng Tăng can gián mà không bỏ ác kiến.

Cung cấp những thứ cần dùng: có hai thứ là pháp và tài.

- Pháp: dạy tu tập tăng thượng giới, tăng thượng ý, tăng thượng trí, học vấn, tụng kinh.

- Tài: cung cấp y phục, ẩm thực, giường, ngọa cụ, thuốc thang chữa bệnh.

Đồng yết-ma: tức đồng thuyết giới.

Cùng ngủ: nhà có bốn vách, lợp tất cả và ngăn che tất cả; hoặc lợp tất cả hoặc lợp tất cả mà không ngăn tất cả; hoặc tất cả có ngăn mà không lợp tất cả; hoặc không lợp hết, không ngăn hết. Nếu tỳ-kheo vào trong nhà trước, sau đó có người nói như vậy mới đến; hay là người nói như vậy vào trước, tỳ-kheo đến sau; hoặc hai người đều vào ngủ, tùy theo hông dính chiếu tất cả đều phạm ba-dật-đề.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm

Sự không phạm: Tỳ-kheo không biết nên vào ngủ; tỳ-kheo ở trong nhà trước, người nói như vậy đến sau, vào nhà tỳ-kheo không biết; hoặc là nhà có lợp tất cả mà không ngăn bốn bên; hoặc lợp tất cả mà ngăn phân nửa; hoặc lợp tất cả mà ngăn một ít thôi; hoặc ngăn tất cả mà không lợp; hoặc ngăn tất cả mà lợp một phần hai, hoặc ngăn tất cả mà lợp một ít thôi; hoặc lợp một phần hai, ngăn một phần hai, hoặc lợp một ít; hoặc không lợp không ngăn, hoặc đất trống, tất cả những trường hợp như vậy mà không biết; thảy đều không phạm. Hoặc bị bệnh té xuống đất; hoặc bị bệnh chuyển mình; hoặc bị thế lực bắt; hoặc bị trói nhốt; hoặc bị mạng nạn; phạm hạnh nạn thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXX. BAO CHE SA-DI BỊ ĐUỔI
[391]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử có hai ông sa-di, một ông tên là Yết-na,[392] ông thứ hai tên là Ma-hầu-ca. Hai người này không biết hổ thẹn, cùng nhau làm việc bất tịnh. Chúng tự [684a1] nói với nhau: «Chúng tôi nghe pháp từ Phật nói, rằng hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách hai sa-di rằng:

«Sao hai ngươi lại nói với nhau rằng, ‹Pháp tôi nghe từ đức Phật, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo›?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách hai sa-di:

«Việc các ngươi làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ngươi nói với nhau rằng, pháp mà các ngươi nghe từ đức Thế tôn, trong đó hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách hai sa-di rồi, bảo các tỳ-kheo:

Từ nay về sau, cho hai sa-di nầy pháp ha gián[393] cho bỏ việc nầy, bằng bạch tứ yết-ma, tác pháp ha gián như sau: Bảo hai sa-di đứng trước chúng Tăng, nơi mắt thấy mà tai không nghe. Trong chúng sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Hai sa-di kia cùng nhau nói rằng: ‹Tôi nghe pháp từ đức Phật nói, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo› Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, quở trách hai sa-di kia cho bỏ việc này. Rằng, ‹Nầy, sa-di! Chớ nói như vậy. Chớ xuyên tạc Thế tôn. Xuyên tạc Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Nầy sa-di, đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói, hành dâm dục là pháp chướng đạo.› Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Hai sa-di kia cùng nói với nhau rằng, ‹pháp tôi nghe từ đức Thế tôn, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.› Nay, Tăng tác pháp can gián quở trách hai sa-di kia cho họ bỏ việc này, rằng, ‹Nầy, sa-di! Chớ nói như vậy. Chớ xuyên tạc Thế tôn. Xuyên tạc Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Nầy sa-di, đức Thế tôn đã dùng vô số phương tiện nói, hành dâm dục là pháp chướng đạo.› Các trưởng lão nào chấp thuận, nay Tăng quở trách hai sa-di kia khiến cho họ bỏ việc nầy thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (lần thứ hai và thứ ba cũng nói như vậy).

«Tăng đã chấp thuận quở trách hai sa-di nầy rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»

Hai sa-di kia, đã bị chúng Tăng quở trách, nhưng cố tâm không bỏ việc nầy.

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách hai Sa-di: «Tại sao các ngươi đã được Tăng quở trách mà vẫn cố tâm không bỏ ác kiến?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách hai sa-di:

«Việc các ngươi làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này hai sa-di! Tại sao đã bị chúng Tăng quở trách mà các ngươi không chịu bỏ ác kiến?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách hai sa-di rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Chúng Tăng nên cho hai sa-di pháp diệt tẫn[394] vì không bỏ ác kiến, bằng bạch tứ yết-ma, diễn tiến như sau:

«Đem hai sa-di đến trước chúng, bảo họ đứng chỗ thấy mà không nghe. Trong chúng sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Hai sa-di nầy, đã bị chúng Tăng quở trách mà vẫn cố tâm không bỏ ác kiến. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng tác pháp diệt tẫn hai sa-di này vì không bỏ ác kiến. Từ nay về sau hai sa-di này không nên nói: ‹Đức Phật là Thế tôn của tôi.› Không được đi theo các tỳ-kheo. Như các sa-di khác, được phép cùng các tỳ-kheo ngủ hai, ba đêm, các ông không được điều đó. Các ông phải đi cho khuất, không nên ở nơi đây. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng, xin lắng nghe. Hai sa-di nầy đã bị chúng Tăng quở trách, mà vẫn cố tâm không bỏ ác kiến, nay chúng Tăng trao pháp yết-ma diệt tẫn hai sa-di này, vì không bỏ ác kiến. Từ nay về sau, hai sa-di nầy không được nói: ‹Đức Phật là Thế tôn của tôi.› Không được đi theo các tỳ-kheo. Như các sa-di khác được phép cùng các tỳ-kheo ngủ hai, ba đêm, nay hai ông không được điều đó. Các ông phải đi khỏi chỗ này, không được ở nơi đây. Các trưởng lão nào đồng ý, Tăng tác pháp diệt tẫn đối với hai sa-di này vì không bỏ ác kiến, thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói: Đây là yết-ma lần thứ nhất» (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).

«Tăng đã đồng ý tác pháp diệt tẫn đối với hai sa-di vì không chịu bỏ ác kiến rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Được ghi nhận như vậy.»

Khi ấy, nhóm sáu tỳ-kheo biết Tăng đã tác pháp yết-ma diệt tẫn cho hai sa-di này vì không chịu bỏ ác kiến, nhưng họ vẫn dụ dẫn đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ đêm.

Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy biết Tăng đã tác pháp yết-ma diệt tẫn hai sa-di này vì không xả bỏ ác kiến, mà vẫn dụ dẫn đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ với chúng?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông biết Tăng đã tác pháp yết-ma diệt tẫn hai sa-di này vì không bỏ ác kiến, mà lại dụ dẫn đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ chung?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Sa-di nào, nói như vầy: ‹Tôi nghe pháp từ đức Thế tôn, nói rằng hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo›. Các tỳ-kheo nên can gián sa-di này như vầy: Ông chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt! đức Thế tôn không nói như vậy, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng hành dâm dục là pháp chướng đao.› Khi tỳ-kheo kia can gián như vậy, sa-di này vẫn kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo kia nên can gián đến ba lần, khiến cho bỏ việc ấy. Can gián ba lần, bỏ thì tốt; không bỏ, tỳ-kheo kia nên nói với sa-di ấy rằng: ‹Từ nay về sau, ông không được nói: ‘Đức Phật là Thế tôn của tôi.’ không được đi theo các tỳ-kheo khác. Các sa-di khác được cùng tỳ-kheo ngủ hai ba đêm; nhưng ông không được việc ấy nữa. Ông phải ra khỏi nơi này, không nên ở đây nữa.’› Nếu tỳ-kheo biết sa-di đã bị tẫn ở trong chúng như vậy, mà vẫn đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ chung, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Hai sa-di kia bị tẫn xuất khỏi thành, liền ra ngoài thôn xóm để xin ở, nhưng ngoài thành cũng bị tẫn xuất nên lại vào trong thành xin ở. Các tỳ-kheo không biết người ấy bị tẫn xuất hay không bị tẫn xuất, sau đó mới biết là họ bị tẫn xuất, hoặc tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc có sự nghi. Đức Phật dạy:

«Không biết thì không phạm.»

Từ nay nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, biết sa-di nói như vầy: ‹Tôi nghe pháp từ đức Phật, nói rằng: ‘hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo’. Các tỳ-kheo nên can gián sa-di này như vầy: ‘Ông đừng xuyên tạc đức Thế tôn, xuyên tạc đức Thế tôn là không tốt. Đức Thế tôn không nói như vậy. Này sa-di, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói rằng hành dâm dục là pháp chướng đạo.’ Khi các tỳ-kheo kia can gián sa-di này mà vẫn kiên trì không bỏ. Các Tỳ-kheo nên can gián cho đến ba lần, khiến cho sa-di bỏ việc này. Cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt; nếu không bỏ, các tỳ-kheo nên nói với sa-di ấy rằng: ‘Từ nay về sau, ông không được nó rằng: ‘Đức Phật là Thế tôn của tôi.’ Không được đi theo các tỳ-kheo khác. Các sa-di khác được phép cùng ngủ hai, ba đêm với tỳ-kheo, nhưng nay ông không được phép đó. Ông phải ra khỏi nơi này, không nên ở đây nữa.’› Nếu tỳ-kheo biết sa-di đã bị tẫn ở trong chúng như vậy, mà vẫn dụ đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ chung, ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Diệt tẫn: Tăng tác pháp bạch tứ yết-ma để đuổi.

Nuôi dưỡng: hoặc tự mình nuôi, hoặc cho người nuôi.

Dụ: hoặc tự mình dụ hoặc sai người dụ.

Cùng ngủ chung: như đã nói ở trước.

Nếu tỳ-kheo vào ngủ trước, người bị diệt tẫn đến sau; hoặc người bị diệt tẫn vào trước, tỳ-kheo đến sau; hoặc cả hai người cùng đến, tùy theo hông dính xuống chiếu, chuyển mình, ba-dật-đề.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Trước không biết; hoặc tỳ-kheo đến trước, người bị diệt tẫn đến sau, tỳ-kheo không biết. Hoặc phòng ở bốn bên, không ngăn, trên có lợp… (nt) nơi đất trống thì không phạm. Hoặc cơn đảo lộn phát sanh té xuống đất, hoặc bệnh động chuyển, hoặc bị thế lực bắt, trói, mạng nạn, phạm hạnh nạn thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [395]
 
K

kequaduong

Guest

LXXI. KHÔNG CHỊU HỌC GIỚI
[396]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la tại nước Câu-thiểm-tỳ. Lúc ấy, tỳ-kheo Xiển-đà[397] được các tỳ-kheo khác như pháp can gián, mà lại nói: «Nay tôi không học giới này. Tôi sẽ hỏi các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác đã.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo Xiển-đà: «Tại sao các tỳ-kheo như pháp can gián, thầy lại nói rằng, ‹Nay tôi không học giới này, tôi phải hỏi các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác đã.?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo Xiển-đà :

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tỳ-kheo Xiển-đà, tại sao các tỳ-kheo như pháp can gián, ông lại nói, "Nay tôi không học giới này, tôi phải hỏi các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác đã".?»

Dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Xiển-đà rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào,[398] khi được các tỳ-kheo khác như pháp can gián lại nói như vầy: "Tôi nay không học giới này, tôi sẽ nạn vấn các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác đã", ba-dật-đề. Nếu vì muốn biết hay vì muốn học thì mới nên nạn vấn.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Như pháp: là như pháp, như luật, như lời Phật dạy.

Tỳ-kheo kia như pháp can gián tỳ-kheo này, tỳ-kheo này nói: «Nay tôi không học giới này. Tôi sẽ nạn vấn các tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác.» Nếu nói rõ ràng thì phạm ba-dật-đề, nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: tỳ-kheo can gián kia ngu si, không hiểu rõ; tỳ-kheo này nên nói: «Thầy trở về hỏi Hòa thượng, A-xà-lê của thầy đã. Thầy phải học hỏi thêm, tụng kinh thêm» Hoặc là sự thật đúng như vậy. Hoặc nói vui đùa, nói gấp vội, nói một mình, nói trong mộng, hoặc muốn nói việc này nhầm nói việc khác. Thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXXII. KHINH CHÊ HỌC GIỚI
[399]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Lúc ấy, có số đông tỳ-kheo tập hợp lại một chỗ tụng chánh pháp, tụng tỳ-ni.[400] Nhóm sáu tỳ-kheo cùng bảo nhau rằng: «Các tỳ-kheo này tập họp một chỗ tụng chánh pháp, tụng tỳ-ni. Các tỳ-kheo kia tụng luật thông suốt, tất sẽ thường xuyên cử tội ta. Nay, ta nên đến nơi chỗ các tỳ-kheo kia nói rằng, ‹Trưởng lão, tụng các giới vụn vặt[401] này làm gì? Nếu muốn tụng thì nên tụng bốn sự. Nếu quyết muốn tụng nữa thì tụng bốn sự và mười ba sự. Còn lại, không nên tụng. Tại sao vậy? Nếu các trưởng lão tụng những giới này thì khiến cho người hoài nghi, ưu não.›»

Rồi Lục quần bèn đến nói với tỳ-kheo kia rằng:

«Trưởng lão, tụng các giới vụn vặt này làm gì? Nếu muốn tụng thì nên tụng bốn sự. Nếu quyết muốn tụng nữa thì tụng bốn sự và mười ba sự. Còn lại, không nên tụng. Tại sao vậy? Nếu các trưởng lão tụng những giới này thì khiến cho người hoài nghi, ưu não.»

Các tỳ-kheo quan sát liền biết, nhóm sáu tỳ-kheo này muốn diệt pháp nên nói như vậy.

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao, các thầy muốn diệt pháp, nên nói như vậy phải không?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao, các ngươi muốn diệt pháp, nên nói như vậy phải không?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười [686a1] cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, khi thuyết giới,[402] nói như vầy: ‹Đại đức, thuyết những giới vụn vặt như vậy để làm gì? Khi nói các giới ấy, khiến cho người sanh ra hoài nghi, phiền muộn xấu hổ;› vì khinh chê giới, ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo kia, khi tự mình nói giới hay người khác nói giới, hoặc khi tụng giới mà nói như vầy: «Trưởng lão, tụng những giới vụn vặt này để làm gì? Nếu muốn tụng nên tụng bốn việc; nếu quyết tụng nữa thì chỉ nên tụng bốn việc và mười ba việc. Tại sao vậy? Vì khi tụng các giới này thì khiến cho người sanh lòng hoài nghi, phiền não xấu hổ.» Nói như vậy mà rõ ràng, thì phạm ba-dật-đề, không rõ ràng phạm đột-kiết-la.

Chê bai tỳ-ni ba-dật-đề. Chê bai A-tỳ-đàm, đột-kiết-la, chê bai các thứ khế kinh khác, đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu nói trước tụng A-tỳ-đàm, sau đó mới tụng luật, trước tụng các khế kinh, sau mới tụng luật. Hoặc có bệnh, đợi cho lành, sau đó mới tụng luật. Đối trong Phật pháp phải cần cầu phương tiện, đắc bốn quả A-la-hán, sau đó sẽ tụng luật. Nói lời nói cố tâm không cho chánh pháp bị tiêu diệt, hoặc nói vui giỡn, hoặc nói gấp vội, nói trong mộng, nói một mình, muốn nói việc này nhầm nói việc khác thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXXIII. VÔ TRI HỌC GIỚI
[403]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây kỳ-đà nước Xá-vệ. Có một tỳ-kheo trong nhóm lục quần, khi đang nghe giới, phạm tội và tự biết mình phạm tội, sợ tỳ-kheo thanh tịnh phát giác nêu lên, bèn đến trước vị thanh tịnh tỳ-kheo nói:

«Nay tôi mới biết, pháp này chép trong giới kinh, mỗi nửa tháng, nửa tháng nói một lần, rút ra từ giới kinh.»

Các tỳ-kheo xét biết, đây là khi đang thuyết giới nhóm sáu tỳ-kheo phạm tội, tự mình biết rõ tội chướng, sợ tỳ-kheo thanh tịnh phát giác nêu tội nên tự đến trước tỳ-kheo thanh tịnh nói: «Nay tôi mới biết, pháp này chép trong giới kinh, mỗi nửa tháng, nửa tháng nói một lần, rút ra từ giới kinh.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao, các thầy, khi đang thuyết giới, phạm tội, tự mình biểt rõ tội chướng, sợ tỳ-kheo thanh tịnh phát giác nêu tội nên tự đến trước tỳ-kheo thanh tịnh nói: ‹Nay tôi mới biết, pháp này chép trong giới kinh, mỗi nửa tháng, nửa tháng nói một lần, rút ra từ giới kinh.›?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao khi nói giới, tự biết có phạm tội, sợ tỳ-kheo thanh tịnh phát giác nêu tội nên tự đến trước tỳ-kheo thanh tịnh nói: ‹Nay tôi mới biết, pháp này chép trong giới kinh, mỗi nửa tháng, nửa tháng nói một lần, rút ra từ giới kinh.›?»

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách một vị trong nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, khi thuyết giới, nói như vầy: ‹Nay tôi mới biết, pháp này ghi trong giới kinh mỗi nửa tháng tụng một lần, xuất từ trong giới kinh.› Các tỳ-kheo khác biết tỳ-kheo này không những hai, ba lần mà nhiều lần có ngồi trong chỗ thuyết giới. Tỳ-kheo kia, không phải do vì không rõ.[404] Nếu có phạm tội thì nên xử trị như pháp, lại chồng thêm tội vô tri,[405]bảo rằng: ‹Trưởng lão, thật không ích lợi, không có sở đắc tốt đẹp nào cho ngài, vì khi tụng giới ngài không dụng tâm suy nghĩ, không một lòng nhiếp niệm để nghe pháp. Vị kia, là kẻ vô tri,[406] ba-dật-đề.[407]
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo kia: Khi chính mình thuyết giới, hay người khác thuyết giới, hoặc khi tụng giới, nói như vầy: «Này, trưởng lão! Nay tôi mới biết pháp này có ghi trong giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần xuất từ trong giới kinh.› Các tỳ-kheo biết tỳ-kheo này không những hai, ba lần mà là nhiều lần dự Bố-tát. Tỳ-kheo kia không phải do vì không biết rõ, mà tuỳ theo chỗ phạm tội mà xử trị như pháp, lại tăng thêm tội vô tri, rằng,[408] «Trưởng lão! Thật không lợi, không có sở đắc tốt đẹp nào cho ngài, vì khi tụng giới ngài không khéo dụng ý tư duy, không một lòng nghe pháp.» Vì vô tri cho nên bị tác pháp chồng thêm, ba-dật-đề. Nếu không tác pháp, tỳ-kheo đó phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Vị ấy chưa từng nghe nói giới, nay mới nghe; hoặc chưa từng nghe nói rộng, nay mới nghe; hoặc nói vui đùa, nói gấp vội, nói một mình, nói trong mộng; muốn nói việc này nhầm nói việc khác; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. bức bách
 
K

kequaduong

Guest

LXXIV. PHỦ NHẬN YẾT-MA
[409]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt. Lúc ấy, tôn giả tỳ-kheo Đạp-bà-ma-la Tử được chúng Tăng sai phụ trách giường nằm, chỗ ngồi, ngọa cụ của chúng Tăng, và phân phối ẩm thực. Tôn giả bận lo việc của Tăng, việc của tháp, nên những lễ hội bố thí của các gia chủ bên ngoài, nhân xây cất chùa mới, xây cất phòng mới, đào ao mới, đào giếng mới, Tôn giả không rảnh để đến dự. Do vậy, y phục của tôn giả bị rách nát, cáu bẩn, không sạch sẽ.

Một hôm, có người dâng cho chúng Tăng một chiếc y quý giá. Chúng Tăng cùng bảo nhau rằng, «Tôn giả tỳ-kheo Đạp-bà-ma-la Tử được chúng Tăng sai phụ trách giường nằm, chỗ ngồi, ngọa cụ của chúng Tăng, và phân phối ẩm thực. Tôn giả bận lo việc của Tăng, việc của tháp, nên những lễ hội bố thí của các gia chủ bên ngoài, nhân xây cất chùa mới, xây cất phòng mới, đào ao mới, đào giếng mới, Tôn giả không rảnh để đến dự. Do vậy, y phục của tôn giả bị rách nát, cáu bẩn, không sạch sẽ. Chúng ta nên đem y này trao cho tôn giả.»

Rồi chúng Tăng, sau khi tác bạch nhị Yết-ma, đem y trao cho Tôn giả.

Trong lúc bạch yết-ma, nhóm sáu tỳ-kheo cũng có mặt trong chúng. Khi trao y cho tôn giả rồi, nhóm sáu tỳ-kheo lại nói:

«Các tỳ-kheo này, theo chỗ quen thân của mình, mà lấy y của chúng đem cho.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:

«Sao, các thầy cùng có mặt trong chúng khi tác yết-ma trao y cho vị kia; sau lại nói, ‹Các tỳ-kheo, theo chỗ quen biết riêng của mình, lấy y của chúng tăng đem cho.›?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ông cùng tập hợp một chỗ tác bạch yết-ma đem y trao cho vị kia. Sau khi y đã được trao, các ông lại nói, ‹Các tỳ-kheo, theo chỗ quen biết riêng của mình, lấy y của chúng tăng đem cho.›?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm [687a1] mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, sau khi cùng chung yết-ma rồi, lại nói như vầy: ‹Các tỳ-kheo theo chỗ thân hậu mà lấy vật của chúng Tăng đem cho,› ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Thân hậu: đồng Hòa thượng, đồng A-xà-lê; cùng ăn, ở, chuyện trò, gần gũi với nhau.

Vật của Tăng: như trên đã nói.

Vật: Y, bát, ống đựng kim, ni-sư-đàn, cho đến đồ uống nước.

Tỳ-kheo kia, trước cùng chúng Tăng yết-ma rồi, sau hối hận, nói: «Các tỳ-kheo, theo chỗ thân hậu, lấy y vật của Tăng cho người thân hậu của mình.» Nói rõ ràng, phạm ba-dật-đề, không rõ ràng phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: sự việc thật như vầy: lấy vật của Tăng đem cho người quen biết của mình, thì nói mà không phạm. Hoặc là nói vui đùa, nói gấp vội, nói một mình, nói trong mộng, hoặc muốn nói việc này nhầm nói việc kia, tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXXV. KHÔNG DỮ DỤC
[410]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Lúc ấy, có số đông tỳ-kheo tập hợp lại một chỗ cùng nhau luận bàn pháp Tì-ni.

Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nói với nhau rằng: «Hãy xem các tỳ-kheo này cùng nhau tập hợp lại một chỗ, hình như muốn vì chúng ta tác yết-ma.» Tức thì, nhóm sáu người liền đứng dậy bỏ ra đi. Các tỳ-kheo nói rằng:

«Các Thầy ở lại, chớ nên đi. Chúng Tăng hữu sự, mà lại cố ý bỏ đi, không chịu ở lại.»

Trong số các tỳ-kheo, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Chúng Tăng đang tập hợp, muốn luận pháp sự. Sao các thầy lại đứng dậy bỏ đi?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao, chúng Tăng tập hợp muốn luận pháp sự, các ông lại đứng dậy bỏ đi?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách lục quần xong, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, khi Tăng đoán sự chưa xong, đứng dậy bỏ đi, ba-dật-đề.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo, hoặc có vị bận việc của Tăng, hoặc bận việc của tháp, hoặc bận việc chăm sóc tỳ-kheo bệnh, nghi. Đức Phật dạy:

«Từ nay cho phép dữ dục.»

Từ nay nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, khi tăng đoán sự chưa xong, không dữ dục mà bỏ đi,[411] ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tăng: cùng một thuyết giới, cùng một yết-ma.

Sự: có mười tám sự phá Tăng: Pháp, phi pháp… cho đến thuyết, phi thuyết.[412] Nếu tỳ-kheo đoán sự chưa xong mà bỏ đứng dậy đi ra, chân bước ra khỏi cửa, ba-dật-đề; một chân ngoài cửa, một chân trong cửa, phương tiện muốn đi mà không đi; hẹn đi mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la, Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: có bận việc Tăng, việc tháp, việc chùa chăm sóc người bệnh, dữ dục thì không phạm.

Hoặc bị câm không nói dữ dục[413] được.

Hoặc yết-ma phi pháp, yết-ma phi tì-ni.

Hoặc đang phương tiện tác yết-ma không trụ xứ, tổn giảm, không lợi, liên hệ sự việc Tăng, sự việc chùa Tháp; nhắm đến Hòa thượng, đồng Hòa thượng, A-xà-lê, đồng A-xà-lê, tri thức thân hậu; [414] các trường hợp như vậy, không dữ dục mà bỏ đi, không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXXVI. DỮ DỤC RỒI HỐI
[415]

A. DUYÊN KHỞI


aaaaMột thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Khi ấy, trong nhóm sáu tỳ-kheo có sự vi phạm, sợ chúng Tăng cử tội, nên sáu người cứ đi chung với nhau. Trong giờ đại thực, tiểu thực, khi chúng Tăng tập hợp thuyết pháp, hoặc lúc nói giới, sáu người không xa rời nhau, khiến cho các tỳ-kheo không do đâu để tác pháp yết-ma được.

Sau đó một thời gian, vào lúc nhóm sáu tỳ-kheo may y. Các tỳ-kheo cùng bảo nhau, «Nhóm sáu tỳ-kheo hiện đang ở đây may y. Nếu cần tác pháp yết-ma thì nay chính là lúc.»

Các tỳ-kheo liền sai một vị đến kêu:

«Chúng Tăng hữu sự. Mời các thầy đến.»

Nhóm sáu tỳ-kheo hỏi:

«Tăng có việc gì? Chúng tôi không thể ngưng việc may y để đến được.»

Tăng trả lời:

«Nếu các thầy không thể đến được, thì cử một hai vị mang dục đến.»

Nhóm sáu tỳ-kheo liền sai một tỳ-kheo nhận dục mang đến. Chúng Tăng tác pháp yết-ma cho một tỳ-kheo này. Tác pháp yết-ma xong, tỳ-kheo ấy liền trở về chỗ nhóm sáu tỳ-kheo. Lục quần hỏi:

«Chúng Tăng làm việc gì?»

Tỳ-kheo này đáp:

«Bất lợi cho bản thân tôi.»

Lục quần hỏi:

«Chuyện gì mà bất lợi cho bản thân thầy?»

Vị ấy nói:

«Chúng Tăng tác yết-ma nhắm đến tôi.»

Nhóm sáu tỳ-kheo, trước đó dữ dục rồi, sau lại hối hận, nói:

«Chúng Tăng tác yết-ma như vậy, chẳng phải là yết-ma. Yết-ma không thành. Chúng tôi dữ dục việc kia chứ không dữ dục việc này.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Tại sao các thầy dữ dục rồi, sau lại ăn năn nói: Chúng tôi dữ dục việc kia, chứ không dữ dục việc này?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông trước đã dữ dục sau lại ăn năn nói: Tôi dữ dục việc này chứ không dữ dục việc kia?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, dữ dục rồi, sau lại hối hận, ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nếu tỳ-kheo dữ dục rồi sau ăn năn nói: «Các thầy tác yết-ma, phi yết-ma, yết-ma không thành. Tôi dữ dục việc kia chứ không dữ dục việc này;» nói rõ ràng, ba-dật-đề; nói không rõ, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Sự thật là như vậy, phi yết-ma, yết-ma không thành cho nên nói như thế. Phi yết-ma không thành thì không phạm. Hoặc nói giỡn chơi, nói gấp vội nói một mình, nói trong mộng, muốn nói việc này, nhầm nói việc kia, tất cả đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXXVII. NGHE LÉN ĐẤU TRANH
[416]

A. DUYÊN KHỞI

aaaaMột thời, đức Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Khi ấy, nhóm sáu tỳ-kheo nghe những lời đấu tranh của các tỳ-kheo rồi đem đến nói với người kia, khiến cho Tăng chưa có việc tranh cãi thì khởi lên việc tranh cãi, đã có việc tranh cãi thì không trừ diệt được.

Các tỳ-kheo nghĩ như vậy: «Vì nguyên nhân nào khiến cho Tăng chưa có việc tranh cãi thì phát khởi việc tranh cãi; đã có việc tranh cãi thì không trừ diệt được?» Các tỳ-kheo quán sát, liền biết điều đó là do nhóm sáu tỳ-kheo nghe những lời đấu tranh của các tỳ-kheo, rồi đem đến nói với người kia, cho nên như vậy.

Các tỳ-kheo nghe việc này, trong số đó có vị thiểu dục, tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Tại sao các Thầy nghe những lời đấu tranh của các tỳ-kheo, rồi đem đến nói với ngươì kia, khiến cho Tăng chưa có việc tranh cãi thì phát khởi việc tranh cãi; đã có việc tranh cãi, thì không trừ diệt được?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông nghe những lời đấu tranh của các tỳ-kheo, rồi đem việc ấy đến nói với người kia, khiến cho Tăng chưa có sự tranh cãi, khởi lên sự tranh cãi; đã có sự tranh cãi thì không trừ diệt được?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Đây là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người ban đầu phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo chế giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, sau khi các tỳ-kheo cùng tranh cãi nhau, nghe[417] lời người này đem qua nói với người kia, ba-dật-đề.
 
K

kequaduong

Guest

B. GIỚI TƯỚNG


Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Đấu tranh: có bốn loại. Đó là ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh và sự tránh.

Nghe: lén nghe người kia nói.

Nếu tỳ-kheo nào đến nghe những lời tranh cãi của tỳ-kheo khác, từ đường này đến đường kia; từ đạo đến phi đạo; từ phi đạo đến đạo; từ cao đến thấp, từ thấp đến cao, đến mà có nghe, phạm ba-dật-đề, không nghe phạm đột-kiết-la.

Nếu phương tiện muốn đi mà không đi, hoặc hẹn đi mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Hoặc hai người nói chuyện ở chỗ tối; nên búng ngón tay hay tằng hắng để cảnh giác họ, không làm vậy thì phạm đột-kiết-la. Hoặc hai người ở chỗ kín nói, cũng phải khảy móng tay hay tằng hắng, không làm như vậy thì phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Nếu hai người nói chuyện với nhau ở chỗ tối tằng hắng hay búng ngón tay, hoặc hai người ở chỗ kín nói chuyện, búng ngón tay, tằng hắng. Trên đường đi, hai người đi trước cùng nói chuyện, mình từ sau đi đến, tằng hắng, búng ngón tay. Hoặc muốn tác yết-ma phi pháp, yết-ma phi tì-ni, các yết-ma không trụ xứ, tổn giảm, không lợi liên hệ chúng Tăng, liên hệ tháp, liên hệ Hòa thượng, đồng Hòa thượng hoặc A-xà-lê, đồng A-xà-lê, thân hậu tri thức. Đối với các yết-ma như vậy, muốn được biết nên đến nghe thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 
K

kequaduong

Guest

LXXVIII. SÂN ĐÁNH TỲ-KHEO
[418]

A. DUYÊN KHỞI


aaaaMột thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong nhóm sáu tỳ-kheo có một vị vì sân nhuế đánh (người) nhóm mười bảy tỳ-kheo. Người bị đánh lớn giọng kêu rằng:

«Thôi, thôi, đừng đánh tôi!»

Lúc ấy tỳ-kheo ở phòng gần nghe hỏi rằng:

«Chuyện gì mà la to thế?»

Tỳ-kheo bị đánh nói:

«Vừa rồi tôi bị tỳ-kheo kia đánh.»

Bấy giờ, có các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách người nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao lại sân nhuế đánh đập (người) nhóm mười bảy tỳ-kheo?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông lại đánh (người) nhóm mười bảy tỳ-kheo?»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, bảo các tỳ-kheo.

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo nào, vì nóng giận, không hoan hỉ, đánh tỳ-kheo, ba-dật-đề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên