Tắc 40
TẮC 40
QUI SƠN ĐÁ ĐỔ TỊNH BÌNH
CÔNG ÁN
Hòa thượng Qui Sơn trước ở vớI ngài Bách Trượng , giữ chức điển tòa ( coi về ẩm thực) Bách Trượng chọn người đến núi Đại Qui làm chủ trì, bèn dậy sư cùng ông thủ tòa (người đứng đầu tăng chúng) ra đối đáp trước chúng, xem ai đối đáp giỏi sẽ được phái đi.
Bách Trượng cầm tịnh bình đặt xuống đất hỏi
- Không dược gọi là tịnh bình , gọI là cái gì?
Ông thủ tòa đáp
- Không thể gọi là khúc cây.
Bách Trượng quay sang hỏi sư, sư bèn đá đổ tịnh bình mà đi. Bách Trượng cười nói :
- Ông đệ nhất tòa thua mất hòn núi rồi vậy.
Rồi phái sư đi làm tổ khai sơn ở Đại Qui.
LỜI BÀN
Qui sơn một phen hăng hái , ngặt rằng vẫn không vượt qua được cái bẫy của Bách Trượng . Xét kỹ lại, té ra lựa nặng, bỏ nhẹ .Sao vậy chớ? Tránh khỏi bưng mâm lại mang gông sắt.
TỤNG
Dương hạ cô ly tính mộc thược
Đương dương nhất đột tuyệt châu già
Bách Trượng trùng quan lan bất trụ
Cước tiêm địch xuất Phật như ma.
Đong đếm so đo bỏ hết đi
Thẳng đường xông phá há hiềm chi
Cửa ải tông sư ngăn chẳng được
Giơ chân đá phắt, Phật ra gì.
BÌNH BÌNH
Ngái Qui Sơn đến núi Đại Qui kết thảo am ở đến mười năm mà chẳng vực nổi Phật pháp dậy. Ngài tính bỏ đi thì đêm ấy mộng thấy sơn thần mách bảo , cầu xin ngài ở lại. Rồi từ đó người dân dần dần biết đến sư, gom góp tiền bạc, xây dựng nên ngôi thiền viện chứa đến 1500 học tăng.
Tuy nhiên lúc đầu rất là gian nan khổ sở, vì vậy mà ngài Vô Môn bảo là ngài lựa nặng, bỏ nhẹ, tránh bưng mâm (điển tòa) lại phải mang gông sắt, đúng là sập bẫy Tổ Bách Trượng. Tuy là nói vậy nhưng thực ra các ngài tranh nhau đi, để được khổ, để được mang gông sắt mục đích hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sinh, hành Bồ-Tát đạo, đền ơn chư Phật.
Về công án, thủ tòa trả lời còn luẩn quẩn trong tứ cú, bách phi. Còn sư đi thẳng vào thực chất, siêu nhiên ngoài muôn vật. Đá đổ tịnh bình để bầy tỏ kiến giải cũng như thái độ của sư: “ Nó là như thế, tuy nhiên chẳng quan hệ gì đến tôi”.
TẮC 40
QUI SƠN ĐÁ ĐỔ TỊNH BÌNH
CÔNG ÁN
Hòa thượng Qui Sơn trước ở vớI ngài Bách Trượng , giữ chức điển tòa ( coi về ẩm thực) Bách Trượng chọn người đến núi Đại Qui làm chủ trì, bèn dậy sư cùng ông thủ tòa (người đứng đầu tăng chúng) ra đối đáp trước chúng, xem ai đối đáp giỏi sẽ được phái đi.
Bách Trượng cầm tịnh bình đặt xuống đất hỏi
- Không dược gọi là tịnh bình , gọI là cái gì?
Ông thủ tòa đáp
- Không thể gọi là khúc cây.
Bách Trượng quay sang hỏi sư, sư bèn đá đổ tịnh bình mà đi. Bách Trượng cười nói :
- Ông đệ nhất tòa thua mất hòn núi rồi vậy.
Rồi phái sư đi làm tổ khai sơn ở Đại Qui.
LỜI BÀN
Qui sơn một phen hăng hái , ngặt rằng vẫn không vượt qua được cái bẫy của Bách Trượng . Xét kỹ lại, té ra lựa nặng, bỏ nhẹ .Sao vậy chớ? Tránh khỏi bưng mâm lại mang gông sắt.
TỤNG
Dương hạ cô ly tính mộc thược
Đương dương nhất đột tuyệt châu già
Bách Trượng trùng quan lan bất trụ
Cước tiêm địch xuất Phật như ma.
Đong đếm so đo bỏ hết đi
Thẳng đường xông phá há hiềm chi
Cửa ải tông sư ngăn chẳng được
Giơ chân đá phắt, Phật ra gì.
BÌNH BÌNH
Ngái Qui Sơn đến núi Đại Qui kết thảo am ở đến mười năm mà chẳng vực nổi Phật pháp dậy. Ngài tính bỏ đi thì đêm ấy mộng thấy sơn thần mách bảo , cầu xin ngài ở lại. Rồi từ đó người dân dần dần biết đến sư, gom góp tiền bạc, xây dựng nên ngôi thiền viện chứa đến 1500 học tăng.
Tuy nhiên lúc đầu rất là gian nan khổ sở, vì vậy mà ngài Vô Môn bảo là ngài lựa nặng, bỏ nhẹ, tránh bưng mâm (điển tòa) lại phải mang gông sắt, đúng là sập bẫy Tổ Bách Trượng. Tuy là nói vậy nhưng thực ra các ngài tranh nhau đi, để được khổ, để được mang gông sắt mục đích hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sinh, hành Bồ-Tát đạo, đền ơn chư Phật.
Về công án, thủ tòa trả lời còn luẩn quẩn trong tứ cú, bách phi. Còn sư đi thẳng vào thực chất, siêu nhiên ngoài muôn vật. Đá đổ tịnh bình để bầy tỏ kiến giải cũng như thái độ của sư: “ Nó là như thế, tuy nhiên chẳng quan hệ gì đến tôi”.