Vô ngôn- Tuyệt lự.

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Huynh đừng bị suy nghĩ tiêu cực tri phối,việc phải hiểu hôn trầm,thụy miên,vô thức,vô ký là điều rất cần thiết cho 1con người đi vào cửa thiền họ cũng chỉ muốn nói rõ ràng để nhỡ những người mới tu tập đọc vào không bị chấp vào những chỗ không đúng (rồi coi thành 1 cái gì đó rồi lương theo thành ra người mù dẫn kẻ đui) cái lỗi của huynh ở đây là có tu mà không học mấy thành ra giống với trường hợp bà lão và hạt đậu như vậy e lại làm tăng trưởng vô minh.nhân đây tôi cũng xin góp ý với bạn vô ưu và bạn âudươngphong không phải ai cũng có đạo hạnh như các vị (đối cảnh tâm chẳng động) cho nên mỗi lời các vị nói nên chú ý tới cảm xúc của từng đối tượng,đừng có đánh đồng ai cũng như ai nếu không chẳng giúp gì được cho người ta mà còn làm họ càng thêm thụt lùi trên đường tu tập (khiến họ bị tâm ma trói buộc) e là chẳng có cơ hội cho các vị sửa sai đâu.trên đây là những lời nói chân thành của tôi mong các vị đừng chấp
Vô ưu thì mình ko biết chứ lời âu dương phong nghe thi suy ngẫm để đó chứ đừng vội hành theo, dễ bị tẩu hỏa nhập ma, vì chính âu dương phong cũng chỉ biết nói lời tổ hành thì trớt quớt.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Khi ban ngoi thien tu duy vi sao vao dien dan loan hơn, tâm mình bi dính mắc cái gì mà bị loạn, khi tìm ra duoc đầu dây thì lúc đó hết loạn.

À không, cái này không phải là cái mình muốn nói với bạn
Nếu muốn nói với bạn, thì mình sẽ nói là: Uống trà đi:) Mình có 1 gói trà của Nhật Bản uống ngon lắm, rảnh thì qua cty mình làm việc, mình sẽ tự tay pha trà mời bạn
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Xin vui lòng tiếp đón các Bạn

À không, cái này không phải là cái mình muốn nói với bạn
Nếu muốn nói với bạn, thì mình sẽ nói là: Uống trà đi: ) Mình có 1 gói trà của Nhật Bản uống ngon lắm, rảnh thì qua cty mình làm việc, mình sẽ tự tay pha trà mời bạn

Thiên Anh vô cùng cảm ơn các Bạn đã quan lâm tệ xá.

Kính mời các Bạn quý dùng với mình ly trà đạm bạc:

QUxbBQy.jpg


Và cũng xin thành tâm sám hối với các Bạn.

* Mình không có khả năng nói lời "vô ngôn".- Mà chỉ gợi ý để các Bạn tự nghe lời "vô ngôn" trong chính Tâm mình.

* Mình chưa có thể đưa ra "Mặt trăng Tuyệt lự Chân lý" cho các Bạn.- Mà chỉ có thể giúp cho các Bạn "ngón tay chỉ trăng" mà thôi.

Vâng thưa các Bạn. Muốn đến được Vô ngôn - Tuyệt lự. Mình thấy chỉ có 2 con đường:

1/. Con đường Thiền Định:

Bằng cách tu tập 9 thứ đệ định, khi đến được Diệt tận định, diệt thọ tưởng định là đến được Vô Ngôn.

2/. Con đường Trí Huệ:

Bằng cách khắp học " Trí Huệ Tánh Không", khi được Minh Tâm kiến Tánh thấu hiểu Thật Tế Chân Như.- thì lúc ấy sẽ biết được "mặt trăng Chân lý- Tuyệt lự " hiện ra.

Kính chúc các Bạn : dùng ly trà thanh tâm giải nhiệt, an lạc sáng lòng.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng bồ Tát
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Kính chào quý hữu

Vô Ngôn-Tuyệt Lự là lối nói ngắn (của tàu) lời tổ Long Thọ về cảnh giới "Ngôn ngữ đạo đoạn- Tâm hành xứ diệt", tức ĐẠO - QUẢ, đạo lộ dẫn về Niết Bàn-Niết Bàn. Chính là CHÂN LÝ, theo ngũ pháp (tàu) là CHÁNH TRÍ và NHƯ NHƯ.

Có đạo lộ dẫn về Niết Bàn, nhưng không ai là người đi trên đạo lộ.
Niết Bàn là chân lý vô thượng, nhưng không có ai là người nhập vào Niết Bàn.

Nói theo thiền tông (tàu) đó chính là VÔ, BẤT, LY, PHI vậy. Hay bình dân hơn (cũng theo tàu) là lời của Đạt Ma Tổ Sư nói với bốn đệ tử trước khi về chốn cũ (mà không hề quên chiếc thảo hài nơi tịch cốc) Da, Thịt, Xương, Tủy; cũng là cửa vào VÔ MÔN, nơi tâm hành xứ diệt vậy.

@ Thiên Anh: có trà thanh tâm giải nhiệt, an lạc sáng lòng thật sao???
@ Lovingthesilenttea: trà nhật ngon có phải chăng là khẩu vị riêng của bạn?!!!

Hề hề...
Trừng Hải



 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Kính chào quý hữu

Vô Ngôn-Tuyệt Lự là lối nói ngắn (của tàu) lời tổ Long Thọ về cảnh giới "Ngôn ngữ đạo đoạn- Tâm hành xứ diệt", tức ĐẠO - QUẢ, đạo lộ dẫn về Niết Bàn-Niết Bàn. Chính là CHÂN LÝ, theo ngũ pháp (tàu) là CHÁNH TRÍ và NHƯ NHƯ.

Có đạo lộ dẫn về Niết Bàn, nhưng không ai là người đi trên đạo lộ.
Niết Bàn là chân lý vô thượng, nhưng không có ai là người nhập vào Niết Bàn.

Nói theo thiền tông (tàu) đó chính là VÔ, BẤT, LY, PHI vậy. Hay bình dân hơn (cũng theo tàu) là lời của Đạt Ma Tổ Sư nói với bốn đệ tử trước khi về chốn cũ (mà không hề quên chiếc thảo hài nơi tịch cốc) Da, Thịt, Xương, Tủy; cũng là cửa vào VÔ MÔN, nơi tâm hành xứ diệt vậy.

@ Thiên Anh: có trà thanh tâm giải nhiệt, an lạc sáng lòng thật sao???

Hề hề...
Trừng Hải





Hi. hi. hi .... :eek:nion85:
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính Bác trừng hải kính mọi người

Kính chào quý hữu

Vô Ngôn-Tuyệt Lự là lối nói ngắn (của tàu) lời tổ Long Thọ về cảnh giới "Ngôn ngữ đạo đoạn- Tâm hành xứ diệt", tức ĐẠO - QUẢ, đạo lộ dẫn về Niết Bàn-Niết Bàn. Chính là CHÂN LÝ, theo ngũ pháp (tàu) là CHÁNH TRÍ và NHƯ NHƯ.

Có đạo lộ dẫn về Niết Bàn, nhưng không ai là người đi trên đạo lộ.
Niết Bàn là chân lý vô thượng, nhưng không có ai là người nhập vào Niết Bàn.

Nói theo thiền tông (tàu) đó chính là VÔ, BẤT, LY, PHI vậy. Hay bình dân hơn (cũng theo tàu) là lời của Đạt Ma Tổ Sư nói với bốn đệ tử trước khi về chốn cũ (mà không hề quên chiếc thảo hài nơi tịch cốc) Da, Thịt, Xương, Tủy; cũng là cửa vào VÔ MÔN, nơi tâm hành xứ diệt vậy.

@ Thiên Anh: có trà thanh tâm giải nhiệt, an lạc sáng lòng thật sao???
@ Lovingthesilenttea: trà nhật ngon có phải chăng là khẩu vị riêng của bạn?!!!

Hề hề...
Trừng Hải




Bác trừng hải quả là uyên thâm Phật Pháp con không có ý kiến gì thêm.chỉ xin nói vài lời tỏ rõ cái cảnh giới tâm hành xứ diệt ngôn ngữ đạo đoạn

Chánh tư duy khi đến mức xuất thế gian thì đạt tới tâm hành xứ diệt. Tâm hành xứ diệt là nơi mà các hoạt động tư duy tâm hành đều đã mất. Tâm hành ở phạm vi chánh ngữ tức là tầm và từ. Vì chân lý tuyệt đối hay tuệ giác siêu việt đã vượt thoát tất cả mọi tư duy, nên gọi là tâm hành xứ diệt. Vượt thoát tất cả mọi ngôn ngữ nên gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Đây cũng chính là chánh pháp nhãn tạng,chính vì thế khi mà chúng ta xem các kinh điển đại thừa,tối Thượng thừa hay những lời khai thị,những công án của Phật của các vị tổ sư thiền thường bị rơi vào tình trạng không hiểu,chống đối của tâm thức mê mê mờ mờ dường như hiểu lại dường như chẳng hiểu gì đó là do tâm thức không có chỗ bám víu của nhị biên thông thường.muốn hiểu được thì người nghe phải thấu hiểu trung đạo,thì mỗi lời nói cử chỉ đều tự nó sáng tỏ không cần diễn giải tri hết
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Bác trừng hải quả là uyên thâm Phật Pháp con không có ý kiến gì thêm.chỉ xin nói vài lời tỏ rõ cái cảnh giới tâm hành xứ diệt ngôn ngữ đạo đoạn

Chánh tư duy khi đến mức xuất thế gian thì đạt tới tâm hành xứ diệt. Tâm hành xứ diệt là nơi mà các hoạt động tư duy tâm hành đều đã mất. Tâm hành ở phạm vi chánh ngữ tức là tầm và từ. Vì chân lý tuyệt đối hay tuệ giác siêu việt đã vượt thoát tất cả mọi tư duy, nên gọi là tâm hành xứ diệt. Vượt thoát tất cả mọi ngôn ngữ nên gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Đây cũng chính là chánh pháp nhãn tạng,chính vì thế khi mà chúng ta xem các kinh điển đại thừa,tối Thượng thừa hay những lời khai thị,những công án của Phật của các vị tổ sư thiền thường bị rơi vào tình trạng không hiểu,chống đối của tâm thức mê mê mờ mờ dường như hiểu lại dường như chẳng hiểu gì đó là do tâm thức không có chỗ bám víu của nhị biên thông thường.muốn hiểu được thì người nghe phải thấu hiểu trung đạo,thì mỗi lời nói cử chỉ đều tự nó sáng tỏ không cần diễn giải tri hết

Có 1 điều rất đơn giản mà ít ai để ý. Hãy tu sửa tâm tánh cho tốt thì sẽ dần dần thâm nhập vào được tự tánh. Bởi vì tâm còn chất chứa phiền não tham sân si ngã chấp, tâm còn dính mắc thì sao mà lãnh hội được vô ngôn hay hữu ngôn, vì tự tánh đang mê mờ mà. Hãy tu tốt đi rồi sẽ thấy và hiểu được cái cần hiểu. Tu đi sẽ hiểu. Còn bây giờ bàn luận trên văn tự chỉ là thấy ly nước nhưng ko biết nó nóng lạnh ra sao. Thực ra đạo Phật rất bình dị đơn giản và thực tế lắm, người càng ngộ đạo thì lời nói cử chỉ hành động nó giản dị và mộc mạc lắm. Chứ đạo phật không có gì cao siêu uyên bác cả, vì ta chưa ngộ được những cái đơn giản thực tế bình dị kia nên chỉ thấy cái vẻ bề ngoài cao siêu uyên bác nên ai càng nói lời khó hiểu thì ta cứ nghĩ người đó cao siêu lắm.
Cuộc đời hành đạo đức Phật cũng như các vị tổ các ngài luôn dùng những từ ngữ đơn giản nhất, bình dân nhất, những ví dụ thực tế nhất để diễn tả giáo pháp siêu vượt của Ngài. Cái khó nhất là ở chổ này, làm sao để truyền tải những giáo pháp cao thâm kia bằng những ngôn ngữ bình dân nhất để người nghe họ hiểu họ hành họ làm theo. Còn thời bây giờ thì lại đi nguoc lai nói ra là ngôn ngữ nó đi trên mây trên mưa, càng khó hiểu càng cao thâm thì càng thích, nhiều khi nói chỉ là nói chứ cũng chẳng hiểu nghĩa cái từ mình nói là cái gì.
A di đà Phật
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Kính chào quý hữu

Vô Ngôn-Tuyệt Lự là lối nói ngắn (của tàu) lời tổ Long Thọ về cảnh giới "Ngôn ngữ đạo đoạn- Tâm hành xứ diệt", tức ĐẠO - QUẢ, đạo lộ dẫn về Niết Bàn-Niết Bàn. Chính là CHÂN LÝ, theo ngũ pháp (tàu) là CHÁNH TRÍ và NHƯ NHƯ.

Có đạo lộ dẫn về Niết Bàn, nhưng không ai là người đi trên đạo lộ.
Niết Bàn là chân lý vô thượng, nhưng không có ai là người nhập vào Niết Bàn.

Nói theo thiền tông (tàu) đó chính là VÔ, BẤT, LY, PHI vậy. Hay bình dân hơn (cũng theo tàu) là lời của Đạt Ma Tổ Sư nói với bốn đệ tử trước khi về chốn cũ (mà không hề quên chiếc thảo hài nơi tịch cốc) Da, Thịt, Xương, Tủy; cũng là cửa vào VÔ MÔN, nơi tâm hành xứ diệt vậy.

@ Thiên Anh: có trà thanh tâm giải nhiệt, an lạc sáng lòng thật sao???
@ Lovingthesilenttea: trà nhật ngon có phải chăng là khẩu vị riêng của bạn?!!!

Hề hề...
Trừng Hải
Còn một loại trà nữa mình thường lôi ra uống 1 mình, không ai uống cùng.
Quen như vậy rồi nên thấy cũng ổn.
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Có 1 điều rất đơn giản mà ít ai để ý. Hãy tu sửa tâm tánh cho tốt thì sẽ dần dần thâm nhập vào được tự tánh. Bởi vì tâm còn chất chứa phiền não tham sân si ngã chấp, tâm còn dính mắc thì sao mà lãnh hội được vô ngôn hay hữu ngôn, vì tự tánh đang mê mờ mà. Hãy tu tốt đi rồi sẽ thấy và hiểu được cái cần hiểu. Tu đi sẽ hiểu. Còn bây giờ bàn luận trên văn tự chỉ là thấy ly nước nhưng ko biết nó nóng lạnh ra sao. Thực ra đạo Phật rất bình dị đơn giản và thực tế lắm, người càng ngộ đạo thì lời nói cử chỉ hành động nó giản dị và mộc mạc lắm. Chứ đạo phật không có gì cao siêu uyên bác cả, vì ta chưa ngộ được những cái đơn giản thực tế bình dị kia nên chỉ thấy cái vẻ bề ngoài cao siêu uyên bác nên ai càng nói lời khó hiểu thì ta cứ nghĩ người đó cao siêu lắm.
Cuộc đời hành đạo đức Phật cũng như các vị tổ các ngài luôn dùng những từ ngữ đơn giản nhất, bình dân nhất, những ví dụ thực tế nhất để diễn tả giáo pháp siêu vượt của Ngài. Cái khó nhất là ở chổ này, làm sao để truyền tải những giáo pháp cao thâm kia bằng những ngôn ngữ bình dân nhất để người nghe họ hiểu họ hành họ làm theo. Còn thời bây giờ thì lại đi nguoc lai nói ra là ngôn ngữ nó đi trên mây trên mưa, càng khó hiểu càng cao thâm thì càng thích, nhiều khi nói chỉ là nói chứ cũng chẳng hiểu nghĩa cái từ mình nói là cái gì.
A di đà Phật

Tuyệt! Lần này vào diễn đàn, gặp được bạn, quả là duyên lành
Khi mọi người đều điên, mình ngươi tỉnh thì ngươi điên:)
... hoặc ngược lại...
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Kính Bác Hải

Kính chào quý hữu

Vô Ngôn-Tuyệt Lự là lối nói ngắn (của tàu) lời tổ Long Thọ về cảnh giới "Ngôn ngữ đạo đoạn- Tâm hành xứ diệt", tức ĐẠO - QUẢ, đạo lộ dẫn về Niết Bàn-Niết Bàn. Chính là CHÂN LÝ, theo ngũ pháp (tàu) là CHÁNH TRÍ và NHƯ NHƯ.

Có đạo lộ dẫn về Niết Bàn, nhưng không ai là người đi trên đạo lộ.
Niết Bàn là chân lý vô thượng, nhưng không có ai là người nhập vào Niết Bàn.

Nói theo thiền tông (tàu) đó chính là VÔ, BẤT, LY, PHI vậy. Hay bình dân hơn (cũng theo tàu) là lời của Đạt Ma Tổ Sư nói với bốn đệ tử trước khi về chốn cũ (mà không hề quên chiếc thảo hài nơi tịch cốc) Da, Thịt, Xương, Tủy; cũng là cửa vào VÔ MÔN, nơi tâm hành xứ diệt vậy.

@ Thiên Anh: có trà thanh tâm giải nhiệt, an lạc sáng lòng thật sao???
@ Lovingthesilenttea: trà nhật ngon có phải chăng là khẩu vị riêng của bạn?!!!

Hề hề...
Trừng Hải




Xin được hiểu lời bác Hải như vậy có đúng ?
Chẳng có Phật Niết Bàn , cũng chẳng có Niết Bàn Phật. vì Phật và Niết Bàn đều là giả danh. Người ngộ là người không Nhân Ngã, thì lấy ai là người nhập Niết Bàn, cũng vậy có con đường dẫn đến Niết Bàn mà cũng chẳng có ai là người đi trên đạo lộ ấy.
Tuy vậy đạo lộ vẫn có mà niết Bàn vẫn không không, cho nên hai vị mới có Trà riêng phải không ạ.
có gì sai mong Bác Hải cùng các vị nói rõ thêm , xin được lắng lòng ghi nhận.
Chúc bác Hải cùng chư vị an lạc
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Kính chào quý hữu

Vô Ngôn-Tuyệt Lự là lối nói ngắn (của tàu) lời tổ Long Thọ về cảnh giới "Ngôn ngữ đạo đoạn- Tâm hành xứ diệt", tức ĐẠO - QUẢ, đạo lộ dẫn về Niết Bàn-Niết Bàn. Chính là CHÂN LÝ, theo ngũ pháp (tàu) là CHÁNH TRÍ và NHƯ NHƯ.

Có đạo lộ dẫn về Niết Bàn, nhưng không ai là người đi trên đạo lộ.
Niết Bàn là chân lý vô thượng, nhưng không có ai là người nhập vào Niết Bàn.

Nói theo thiền tông (tàu) đó chính là VÔ, BẤT, LY, PHI vậy. Hay bình dân hơn (cũng theo tàu) là lời của Đạt Ma Tổ Sư nói với bốn đệ tử trước khi về chốn cũ (mà không hề quên chiếc thảo hài nơi tịch cốc) Da, Thịt, Xương, Tủy; cũng là cửa vào VÔ MÔN, nơi tâm hành xứ diệt vậy.

Trừng Hải


Có đạo lộ dẫn về Niết Bàn, nhưng không ai là người đi trên đạo lộ.

Niết Bàn là chân lý vô thượng, nhưng không có ai là người nhập vào Niết Bàn.

Tôi đồng ý với Bác hoailinh :

Vì niết Bàn là "Vô ngã tướng", nên không thể có tướng "AI" đi trên đại lộ niết Bàn.

Vì niết Bàn là "Vô pháp tướng", không trụ xứ, nên không thể có tướng "Xứ sở" để có chỗ "nhập vào Niết Bàn"

Vô Ngã, Vô Pháp là thật tướng Chơn Như.- Đó mới là Niết Bàn.

Kính.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Kính các đạo hữu

Có đạo lộ dẫn về Niết Bàn, nhưng không ai là người đi trên đạo lộ.

Niết Bàn là chân lý vô thượng, nhưng không có ai là người nhập vào Niết Bàn.

Tôi đồng ý với Bác hoailinh :

Vì niết Bàn là "Vô ngã tướng", nên không thể có tướng "AI" đi trên đại lộ niết Bàn.

Vì niết Bàn là "Vô pháp tướng", không trụ xứ, nên không thể có tướng "Xứ sở" để có chỗ "nhập vào Niết Bàn"

Vô Ngã, Vô Pháp là thật tướng Chơn Như.- Đó mới là Niết Bàn.

Kính.

Các bạn có thể cho tôi biết vô ngã là thế nào được không ạ,
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Vô Ngã

Các bạn có thể cho tôi biết vô ngã là thế nào được không ạ,

Vô Ngã là thế nào ?

Thưa Bạn Bình Đẳng Giác:

Vô Ngã. Là nền tảng giáo lý căn bản và xuyên suốt của kinh điển Đạo Phật.

Có thể đại khái về Vô Ngã như sau:

+ VÔ là không có.

+ NGÃ là "cái Ta".

Không có "Cái Ta" trong tất cả sự vật.- Đó là Lý Vô Ngã.

Lý do không có cái ta. Là vì tất cả các pháp đều không có tự tại, độc lập, mà chúng phải nương gá nhiều cái khác mới hiện hữu được.

Ví dụ:

+ Cái nhà. Không thể tự nó có cái nhà, nếu chúng ta không tạo tác ra nó, nếu không có khoảng không để dung chứa nó, nếu không có vật liệu để hợp thành nó, dẫn đến nếu không có mặt trời để thúc đầy các yếu tố khác hình thành v.v... Cho nên Cái nhà là Vô Ngã.

+ Cái gọi là tranglinh này là gì. Nếu không có Sắc, nếu không có Thọ, nếu không có tưởng, nếu không có Hành, nếu không có Thức v.v... vậy tranglinh này là vô ngã.

Trung Quán luận nói:

" Nhân duyên sanh các pháp,

Nên nói đó là KHÔNG".

Ngã có các biểu hiện : Ý, AI, PHÂN BIỆT...

Nghĩa là cái gì có Ý thức là có ngã tướng, Có Tôi, anh, nó (AI) là có ngã tướng, có suy nghĩ, phân biệt là có ngã tướng...

Ý nghĩa Vô ngã đại khái là vậy. Bạn cần phải để tâm rất nhiều vào lý Vô ngã này, thì lâu ngày sẽ được thấu triệt.

Tóm lại: Có thể xác quyết 1 câu: ( Hữu Ngã là phàm phu chúng sanh. )

Vô ngã là Niết Bàn.

Mến.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Xin được hiểu lời bác Hải như vậy có đúng ?
Chẳng có Phật Niết Bàn , cũng chẳng có Niết Bàn Phật. vì Phật và Niết Bàn đều là giả danh. Người ngộ là người không Nhân Ngã, thì lấy ai là người nhập Niết Bàn, cũng vậy có con đường dẫn đến Niết Bàn mà cũng chẳng có ai là người đi trên đạo lộ ấy.

Kính đạo hữu hoàilinh

Đã mấy độ trăng tàn rồi nhỉ, mới hội ngộ cùng đạo hữu kiến giải mà không biết có đồng hòa không nữa, bởi nó thuộc thì...tương lai. Mà cũng bởi vì không biết "cái ra sao ngày sau" nên mới kiến giải, còn cái "đồng hòa" thì xin cứ để đến ngày sau bởi ở đây nó lại thuộc thì...quá khứ.
Tương lai thì không biết nên có muốn cũng bằng không, quá khứ thì đã qua có thích cũng không thể nào thay đổi; chỉ còn lại cái kiến giải mà không kiến giải được cái gì, hề hề

Kính đạo hữu hoailinh, hai câu thiệu trên là lời trừng hải nói "nhại" lại bốn câu kệ của luận sư Phật Âm, vốn nói về lý Vô Ngã hay cái "không ai là ta đâu mà" (sơ thiền trong phép thiền na) hay nói đơn giản là cái KHÔNG TA.
Cái KHÔNG TA này không phải là cái KHÔNG mơ hồ, không tên gọi, không nội dung, lãng đãng tiêu dao mặc cho tháng ngày không không, có có cho đến khi trời cùng đất tận. Mà là cái KHÔNG TA có tên gọi (Giới Tướng), có nội dung (Giới Hạnh) mới rủ sạch mọi nhiễm ô hiển lộ tự tánh bổn lai không (Giới Thể) gọi là Phật Pháp, là Vạn Pháp nơi thế gian xứ đồng là Vô Pháp nơi các các vị nhân tất đàn và là Chánh Pháp nơi đạo lộ đối trị tất đàn.

Hề hề, nói giản dị hơn cái KHÔNG TA này là công phu tựu thành xóa sạch mọi cái TA sanh ra từ tham dục, giận dữ và tranh chấp vậy. Nhưng "công phu" này là cái chi chi vậy, tự kỉ chăng? trời sanh chăng? hay là vô công dụng hạnh tự nhiên thành???

Kính, trừng hải

 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính bạn trang linh

Vô Ngã là thế nào ?

Thưa Bạn Bình Đẳng Giác:

Vô Ngã. Là nền tảng giáo lý căn bản và xuyên suốt của kinh điển Đạo Phật.

Có thể đại khái về Vô Ngã như sau:

+ VÔ là không có.

+ NGÃ là "cái Ta".

Không có "Cái Ta" trong tất cả sự vật.- Đó là Lý Vô Ngã.

Lý do không có cái ta. Là vì tất cả các pháp đều không có tự tại, độc lập, mà chúng phải nương gá nhiều cái khác mới hiện hữu được.

Ví dụ:

+ Cái nhà. Không thể tự nó có cái nhà, nếu chúng ta không tạo tác ra nó, nếu không có khoảng không để dung chứa nó, nếu không có vật liệu để hợp thành nó, dẫn đến nếu không có mặt trời để thúc đầy các yếu tố khác hình thành v.v... Cho nên Cái nhà là Vô Ngã.

+ Cái gọi là tranglinh này là gì. Nếu không có Sắc, nếu không có Thọ, nếu không có tưởng, nếu không có Hành, nếu không có Thức v.v... vậy tranglinh này là vô ngã.

Trung Quán luận nói:

" Nhân duyên sanh các pháp,

Nên nói đó là KHÔNG".

Ngã có các biểu hiện : Ý, AI, PHÂN BIỆT...

Nghĩa là cái gì có Ý thức là có ngã tướng, Có Tôi, anh, nó (AI) là có ngã tướng, có suy nghĩ, phân biệt là có ngã tướng...

Ý nghĩa Vô ngã đại khái là vậy. Bạn cần phải để tâm rất nhiều vào lý Vô ngã này, thì lâu ngày sẽ được thấu triệt.

Tóm lại: Có thể xác quyết 1 câu: ( Hữu Ngã là phàm phu chúng sanh. )

Vô ngã là Niết Bàn.

Mến.

bạn có thể giải thích cho mình câu nói của Phật khi mới đản sanh trên trời duới mặt đất chỉ có Ta là tôn quý nhất được không sao lại có ta to vậy ạ
Và nếu mình nói Vô ngã là luân hồi,có ngã tức là Phật có được không?
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
bạn có thể giải thích cho mình câu nói của Phật khi mới đản sanh trên trời duới mặt đất chỉ có Ta là tôn quý nhất được không sao lại có ta to vậy ạ
Và nếu mình nói Vô ngã là luân hồi,có ngã tức là Phật có được không?

phatdan-m2.jpg


Kính thưa Bạn Bình Đẳng Giác.

Theo mình nghĩ. Câu chữ: Ý bạn muốn nói câu đó, đầy đủ phải là:

" Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.

Vô lượng sanh tử ư kim tận hỷ "

Đây là câu khẩu hiệu ở tấm phong Lâm tỳ Ni, để tán dương ngày đản sanh của đức Phật.

Đã là tâm phông để tán dương, thì có thể đó là câu của hàng đệ tử sau này tạo lập nên.

Đây có thể mang ý nghĩa:

Trên trời, dưới đất đều lấy " Ngã tướng" làm tôn quý.

Chính cái ngã tướng này là đầu mối sanh tử, nay ta đã đoạn tận.

Dĩ nhiên câu này được cho là đã nói trước khi Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật. cho nên không thể nói đây là lời của Phật.

Kính.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính đạo hữu

phatdan-m2.jpg


Kính thưa Bạn Bình Đẳng Giác.

Theo mình nghĩ. Câu chữ: Ý bạn muốn nói câu đó, đầy đủ phải là:

" Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.

Vô lượng sanh tử ư kim tận hỷ "

Đây là câu khẩu hiệu ở tấm phong Lâm tỳ Ni, để tán dương ngày đản sanh của đức Phật.

Đã là tâm phông để tán dương, thì có thể đó là câu của hàng đệ tử sau này tạo lập nên.

Đây có thể mang ý nghĩa:

Trên trời, dưới đất đều lấy " Ngã tướng" làm tôn quý.

Chính cái ngã tướng này là đầu mối sanh tử, nay ta đã đoạn tận.

Dĩ nhiên câu này được cho là đã nói trước khi Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật. cho nên không thể nói đây là lời của Phật.

Kính.

Cám ơn đạo hữu thì ra câu đó là nói lúc chưa thành Phật nên không tính,thế bạn cho mình hỏi Phật là trường tồn hay biến đổi ạ hay dễ hiểu hơn là Phật có bị luân hồi không
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Cám ơn đạo hữu thì ra câu đó là nói lúc chưa thành Phật nên không tính,thế bạn cho mình hỏi Phật là trường tồn hay biến đổi ạ hay dễ hiểu hơn là Phật có bị luân hồi không

Câu hỏi của Bạn phải đáp bằng " vô ngôn, tuyệt lự " thì mới đúng ! Vì hể mở miệng là còn nhị nguyên đối đãi, chưa phải là chân lý. Phật là Như Lai. nghĩa là từ Chơn Như mà đến, nhưng đến mà không đến, Phật trở về Như, Về mà không về. như bài kệ sau;

Nhất thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi liễu dã.



Dịch:

Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đến có đi.


Vâng ! thưa bạn Chư Phật thường hiện tiền, thì còn gì mà nói trường tồn hay chẳng trường tồn, luân hồi hay chẳng luân hồi ạ.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Câu hỏi của Bạn phải đáp bằng " vô ngôn, tuyệt lự " thì mới đúng ! Vì hể mở miệng là còn nhị nguyên đối đãi, chưa phải là chân lý. Phật là Như Lai. nghĩa là từ Chơn Như mà đến, nhưng đến mà không đến, Phật trở về Như, Về mà không về. như bài kệ sau;

Nhất thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi liễu dã.



Dịch:

Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đến có đi.


Vâng ! thưa bạn Chư Phật thường hiện tiền, thì còn gì mà nói trường tồn hay chẳng trường tồn, luân hồi hay chẳng luân hồi ạ.
Đấy là kệ của Tổ !?! Còn Thầy (tranglinh) thì là sao ạ ?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Mô Phật

Câu hỏi của Bạn phải đáp bằng " vô ngôn, tuyệt lự " thì mới đúng ! Vì hể mở miệng là còn nhị nguyên đối đãi, chưa phải là chân lý. Phật là Như Lai. nghĩa là từ Chơn Như mà đến, nhưng đến mà không đến, Phật trở về Như, Về mà không về. như bài kệ sau;

Nhất thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi liễu dã.



Dịch:

Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đến có đi.


Vâng ! thưa bạn Chư Phật thường hiện tiền, thì còn gì mà nói trường tồn hay chẳng trường tồn, luân hồi hay chẳng luân hồi ạ.

NGÃ Phật từ bi
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên