Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 4 _ Cầu Chân Lý Tuyệt Đối

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính Quý Đạo hữu và các bạn trẻ !

Hôm nay chúng ta cùng tìm học bài 4 nhé : "Cầu Chân Lý Tuyệt Đối".

Trước tiên xin các bạn thử định nghĩa :

_ Thế nào là Chân Lý Tuyệt Đối ?

Xin đừng lo nói không đúng, vì ở đây không ai chấm điểm, không ai đậu hay rớt mà chỉ là cùng "động não" thôi.

Thân ái !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !

"_ Thế nào là Chân Lý Tuyệt Đối ?"

Con xin phép trả lời trước :

_ Đạo Phật có 3 Chân Lý (Tam Bồ Đề) : Chân lý của Tiểu Thừa, Chân Lý của Đại Thừa, Chân Lý của Nhất Thừa hay Tối Thượng Thừa.

Chân Lý Tuyệt Đối chính là Chân Lý Tối Thượng Thừa ạh !

Kính !
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính bác Ngọc Quế !
Theo hoangtri thì "Chân lý nào KHÔNG CÒN TƯƠNG ĐỐI thì là Chân Lý Tuyệt Đối".
Kính !
 

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Cho dù chân lý có tính cách tương đối ; khi ta thừa nhận tương đối đúng đó, có nghĩa là ta đã có cái tuyệt đối thừa nhận cái tương đối .
Chân lý tuyệt đối là gì? Không ai biết được ngoại trừ chính chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các ngài cũng không thể nói cho chúng ta biết được. Toàn bộ giáo điển của chư Phật là pháp phương tiện, Ngài "dùng pháp thế gian, (tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh" , cốt để chúng sinh ngộ được cái chân lý tuyệt đối như Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác, vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gian và thời gian.

Thật vậy, xuyên qua lời dạy của Phật và chư Tổ, sở dĩ có sự sai khác là vì tâm chúng sinh bị mê mờ ô nhiễm. Cái Tâm bị bao vây bởi tham sân si, bởi vọng tưởng điên đảo, bởi tham nhiễm các pháp có không. Ngài Sogyal Rinpoche, một đại sư Tây tạng, ví Tâm chúng ta bị vây kín trong một cái bình mà "khoảng không trong bình cũng giống như khoảng không bên ngoài. Khi chúng ta giác ngộ, thì cũng như cái bình vỡ tan thành mảnh vụn... Ngay lúc đó và tại chỗ đó, chúng ta trực nhận được rằng chúng chưa từng bao giờ có sự ngăn cách hay sai khác..."

Vì tâm sinh diệt của chúng sinh luôn luôn dính mắc vào các pháp "có không" nơi thế giới hiện tượng tức thế giới tục đế, nên Đức Phật thấy thật là khó nói về cái mà Ngài đã chứng ngộ, chẳng hạn như nói về Phật tánh, chân tâm, vốn không hình tướng, không số lượng. Nếu nói chúng sinh có Phật tánh là chấp trước, nói không có Phật tánh là hư vọng, nói Phật tánh cũng có cũng không là nói trái ngược nhau, nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận. Nên Phật mới dùng các pháp thế gian phương tiện, "giả lập kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, ... Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi, tạm cho họ gánh một lon, một chén, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa, tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác...".

Cũng chính vì chân lý tuyệt đối này rất khó hiểu, khó nhận, khó nói nên đôi khi Ngài phải dùng những thí dụ bằng lời nói, như trong kinh Pháp Hoa, Phật dùng bẩy thí dụ, trong đó có hai thí dụ là cái nhà lửa và câu chuyện đứa con cùng tử mà ai cũng biết. Ngoài ra còn nhiều kinh khác như Bá Dụ Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh, Bồ Tát Bổn Sanh Kinh, ... Các thí dụ Ngài nói trong kinh dùng phương thức ngụ ngôn, hàm chứa những ý nghĩa thâm thúy, ám thị lý tuyệt đối mà chân lý tuyệt đối này không thể dùng lời trực tiếp mà giảng giải vì lời chỉ là khí cụ diễn đạt cái tư tưởng tương đối, cái có hình, có tướng trong thế giới nhị nguyên.

Chư tổ chứng ngộ cũng vậy, không thể nói cho chúng ta biết được chân lý tuyệt đối là gì, mà quý ngài chỉ dùng những câu chuyện ngụ ngôn, như câu chuyện con rùa và con cá để làm thí dụ mà thôi. Rằng con rùa từ dưới nước bò lên mặt đất, đi một vòng rồi trở về nước, bơi cạnh con cá, kể chuyện đất liền cho nó nghe. Nhưng con cá, vì chưa bao giờ rời khỏi nước, không thể tưởng tượng nổi lại có một môi trường có thể sống được mà không có nước, không bơi lội. Cho nên con rùa đành chịu mang tiếng là nói chuyện viển vông hoang đường, không có trong thực tế.

Cảnh giới tuyệt đối, chân tâm, giác tánh, chân như, mà Phật đã giác ngộ không thể nói cho người chưa chứng ngộ biết được. Vì lẽ đó mà người đời đôi khi cũng phê bình: "Đạo Phật cao siêu quá, không có trong thực tế". Nhưng chính đó mới là cốt tủy của Phật Giáo.

Kinh Kim Cang là kinh liễu nghĩa, nói về cốt tủy của đạo Phật, về chân lý tuyệt đối, cho nên không có pháp gì để nói. Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời vốn là nhân kiên cố của vòng xích luân hồi, đã lôi kéo chúng sinh vào vòng trầm luân muôn vạn kiếp. Ngài phá bỏ không còn một kiến chấp nào và Ngài cũng tuyên bố luôn là Ngài không thuyết pháp: "- Tu Bồ Đề! Ông chớ cho Như Lai có nghĩ rằng: "Ta có nói pháp". Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao? - Vì nếu người nào nói rằng: Như Lai có nói pháp, tức là chê Phật, không hiểu được lời của ta nói. Tu Bồ Đề! Nói pháp, là không có pháp gì nói được, ấy gọi là nói pháp." Có nghĩa là Phật không nói về cái chân lý tuyệt đối, về cái chân tâm, Phật tánh, Chân Như, vì chân lý tuyệt đối vốn chẳng thể dùng ngôn ngữ tương đối thế tục để biểu thị. Ngài chỉ dùng ngôn ngữ thế gian tức chân lý thế tục để chỉ bảo chúng sinh, mà ngôn ngữ thế tục, là pháp tương đối thì không có tự tánh, chỉ do nhân duyên hòa hợp, và do nhân duyên hòa hợp nên không có thật.
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Thế nào gọi là tuyệt đối ? Tuyệt đối tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì nói Phật tánh chẳng có gì để so sánh và thí dụ được, như trong kinh nói : “Ví như chân như chẳng thể thí dụ ”.
Chân lý là sự thật , chân lý là bất di bất dịch .Cái gì đời đời
không thay đỗi thuộc về chân lý. Chân lý không có sai !
Đã sai thì khôg thuộc về chân lý !

Chân lý là sự thật, điều luôn luôn đúng và tồn tại với không gian và thời gian
Nhưng theo Đạo Phật thì chân lý có 2 mặt: Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Xin cám ơn tất cả các bạn !

Những ý kiến của các bạn đã giúp cho N/Q rất nhiều.

Thật ra trong chúng ta ít ai ngay những ngày đầu phát tâm mà đã "cầu Chân Lý Tuyệt đối" cả, ngoại trừ Thái Tử Tất Đạt Ta.

Đa số chúng ta đến với đạo Phật là tìm một chỗ dựa tinh thần hay vật chất chứ chưa có biết gì về đạo Phật hay là Chân Lý cả.

Kể cả đức Bổn Sư, ngày xuất gia Ngài cũng chưa có biết thế nào là Chân Lý ? thế nào là Tuyệt đối ? nhưng Ngài mong muốn tìm "một cái gì trên hết, cao thượng tột cùng, KHÔNG CÓ GIỚI HẠN, KHÔNG TẤT CẢ MỌI NGĂN NGẠI" và Ngài đã tìm được, Ngài muốn cho chúng ta cũng đến được cái chỗ TUYỆT ĐỐI đó (như Ngài đã đến).

Nhờ cái tâm "Cầu Chân Lý Tuyệt Đối" đó mà Ngài đã KHÔNG DỪNG ĐỨNG ở những thu hoạch nhỏ nhen (của Thần Tiên), những "Chứng đắc còn ngăn ngại, còn giới hạn" (của Nhị Thừa).

Điều Phật mong muốn cho chúng ta, sao chúng ta không hưỡng ứng, phát tâm đi theo con đường mà Ngài đã tiên phong mở lối ?.

Đó là NGUYỆN THEO GÓT CHÂN ĐỨC TỪ PHỤ ĐI CHO ĐẾN "CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT", TÌM CHO ĐƯỢC CÁI CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI _ MỘT CHỖ ĐẾN VƯỢT THOÁT MỌI GIỚI HẠN, KHÔNG CÒN MỘT CHÚT NGẠI NGĂN NÀO, như bức tranh minh họa :



chanly.jpg
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93

......
pháp tương đối thì không có tự tánh, chỉ do nhân duyên hòa hợp, và do nhân duyên hòa hợp nên không có thật.

Xin các bạn triễn khai dùm :

1. Thế nào là "các pháp tương đối" ?


......
Nhưng theo Đạo Phật thì chân lý có 2 mặt: Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối.

2. Thế nào là "Chân lý tương đối" ?

Kính bác Ngọc Quế !
Theo hoangtri thì "Chân lý nào KHÔNG CÒN TƯƠNG ĐỐI thì là Chân Lý Tuyệt Đối".
Kính !

3. Thế nào là "KHÔNG CÒN TƯƠNG ĐỐI" ?

Để cho chúng ta cùng hiểu thấu đáo vấn đề hơn một chút.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Xin các bạn triễn khai dùm :

1. Thế nào là "các pháp tương đối" ?



2. Thế nào là "Chân lý tương đối" ?



3. Thế nào là "KHÔNG CÒN TƯƠNG ĐỐI" ?

Để cho chúng ta cùng hiểu thấu đáo vấn đề hơn một chút.
Các Pháp hửu tướng đều là Pháp tương đối, các pháp nhị nguyên như thiện ác, đúng sai, phải trái, hửu vô... đều là pháp tương đối.

Chân lý tương đối là chân lý diển đạt bằng lời nói, bằng ngôn ngử, bằng âm thanh, bằng ánh sáng... tất cả chân lý đó đều là tương đối.

Ngược lại, ...
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
pháp tương đối thì không có tự tánh, chỉ do nhân duyên hòa hợp, và do nhân duyên hòa hợp nên không có thật.

Xin các bạn triễn khai dùm :
1. Thế nào là "các pháp tương đối" ?

Nhưng theo Đạo Phật thì chân lý có 2 mặt: Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối.

2. Thế nào là "Chân lý tương đối" ?

Kính bác Ngọc Quế !
Theo hoangtri thì "Chân lý nào KHÔNG CÒN TƯƠNG ĐỐI thì là Chân Lý Tuyệt Đối".
Kính !
3. Thế nào là "KHÔNG CÒN TƯƠNG ĐỐI" ?
Để cho chúng ta cùng hiểu thấu đáo vấn đề hơn một chút.
1. Thế nào là "các pháp tương đối" ?
Chư Pháp tùng duyên sinh,
Chư Pháp tùng duyên diệt.
Ngã Phật Ðại Sa-Môn,
Thường tác như thị thuyết.
Nghĩa là:
Các Pháp do duyên sinh,
Các Pháp do duyên diệt.
Ðức Phật Ðại Sa-Môn,
Thường nói lý như vậy.
Tất cả mọi Pháp đều do nhân duyên sinh ra, rồi cũng do nhân duyên tiêu diệt. Ðó là đạo lý luân hồi, cũng là đạo lý: "Vật cực tắc phản, bỉ cực thái lai." Nghĩa rằng vạn vật hễ biến thiên đến cực điểm phía nầy rồi thì sẽ quay đầu để tới cực điểm phía kia. Khi bế tắc cùng cực thì rồi sẽ hanh thông. Ðó là Pháp tương đối trên thế gian nầy vậy.
Pháp tương đối ví như sự tốt đẹp đến cực điểm rồi sẽ biến thành xấu, xấu đến cực điểm lại biến thành tốt. Cũng như con người sinh ra là điều tốt, nhưng khi chết đi lại là điều xấu, điều hủy hoại. Sinh, trụ, dị, diệt; sinh xong rồi sẽ trụ, trụ rồi sẽ biến dị, biến dị rồi sẽ hủy diệt. Sinh, lão, bệnh, tử cũng đồng đạo lý như vậy; sinh ra rồi từ từ sẽ già, già rồi có bịnh, bịnh rồi sẽ chết. Ðó là thứ pháp nhân duyên. Con người ai cũng sống, thích sống, và ai cũng phải chết, nhưng lại sợ chết. Nếu mình không thích sống mà cũng không sợ chết, thì đó là một loại định lực. Như người ta thường hay sợ quỷ, nhưng tại sao lại sợ? Bởi vì quỷ thì xấu xa hung ác, có thể hại người và làm chết người. Cho nên, người ta đều sợ quỷ, đó là hiện tượng sợ chết mà thôi. Nếu như mình không sợ chết, thì mình không sợ bất cứ cái gì. Bất luận là quỷ thần, yêu ma, quái vật, mình cũng không sợ; không gì làm cho mình sợ cả. Còn sự sợ hãi là còn chưa có định lực. Hết mọi sự sợ hãi thì đó mới là chánh định, chánh thọ, mới có định lực. Có định lực thì con người mới:
Túng ngộ phong đao thường đản đản,
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.
Nghĩa là:
Ðứng trước mũi kiếm vẫn ngang nhiên,
Dù ép độc dược cũng bình thường.

2. Thế nào là "Chân lý tương đối" ?
Chân lý tương đối là những sự thật còn nằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đối nóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vô sanh...Còn sanh hoạt trong tương đối thì, có xấu phải có tốt, có thiện phải có ác, có khổ phải có vui..., chúng ta không thể chối cãi sự thật ấy được. Chỗ khôn ngoan của chúng ta là, khéo lợi dụng cái này đối trị cái khác, để tiến lên đúng nguyện vọng của mình. Ví dụ :
- Sáng đối tối.
- Nóng đối lạnh.
- Khổ đối vui.
- Động đối tịnh.
- Sanh diệt đối vô sanh.
- Tham lam đối bố thí ..v...v...

Chân lý tương đối bàng bạc khắp thế gian. Bất luận nhân loại vật loại ngôn ngữ tư tưởng... phát xuất đều nằm gọn trong phạm vi của nó. Chúng ta khôn khéo ứng dụng tài tình những phản đề, để tiêu diệt chúng theo đúng đường lối vươn lên của chúng ta. Không biết dùng, hoặc dùng sai phương pháp đối trị, mà muốn tiêu diệt chúng, không bao giờ thành công. Thầy thuốc hay, là người khéo biết bệnh biết thuốc và dùng thuốc trị liệu đúng phương pháp. Vì thế, Phật pháp gọi là “phương pháp trị liệu”.

3. Thế nào là "KHÔNG CÒN TƯƠNG ĐỐI" ?
Thì là Chân Lý Tuyệt đối.
Bồ-tát Văn-thù nói: Như ý tôi, đối với tất cả Pháp không nói không bàn, không chỉ không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào “pháp môn không hai”.
Ngài Văn-thù hỏi ông Duy-ma-cật: Chúng tôi ai cũng nói rồi, đến lượt nhân giả nói thế nào là “pháp môn không hai”?
Ông Duy-ma-cật ngồi im lặng.
Ngài Văn-thù khen: Hay thay! Hay thay! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật vào “pháp môn không hai”.
(Kinh Duy-ma-cật phẩm Pháp Môn Bất Nhị)
Người đọc kinh Phật rất khó hiểu vì cách lập ngôn trong kinh. Thế thường nói hai hoặc nói một, nếu không phải một, là hai, không phải hai là một. Tại sao trong kinh nói “không hai” mà chẳng nói một? Bởi một đối hai, hai đối một, ở đây chỉ pháp thoát ngoài đối đãi nên nói “không hai”.
Cũng như Pháp môn không hai vì có một , cho nên không còn Pháp tương đối thì còn Pháp Tuyệt đối vậy ...
Kính mong quý Đạo Hữu dẫn giải thêm cho đủ nghĩa .

 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Bản Thân Con Người Tương Ðối
Con người có hai phần vật chất và tinh thần, cả hai phần này đều là tương đối.
Phần vật chất: - Ðức Phật phân tích một cách đơn giản, trong cơ thể con người do bốn thứ cất tạo thành. Phần cứng rắn là đất, phần thấm ướt là nước, phần nóng ấm là lửa, phần chuyển động là gió. Bốn phần này chung họp làm thân con người và tồn tại một thời gian. Nếu thiếu một trong bốn phần, thân này phải bại hoại. Bản thân bốn phần này lại đối nghịch nhau, nước chống với lửa, gió chọi với đất. Cho nên trong khi nước thạnh lửa suy thì sanh ra bệnh lạnh, hoặc phù thủng..., ngược lại khi lửa thạnh nước suy thì sinh ra bệnh nóng, nhức đầu..., khi gió thạnh đất suy thì sanh ra bệnh đau nhức khắp thân thể; khi đất thạnh gió suy thì sanh ra bệnh tê liệt, khó thở ... Do đó mang thân này suốt đời chúng ta phải điều hòa tứ đại. Tứ đại được điều hòa thì thân mới mạnh khỏe an ổn, ngược lại thì đau ốm liên miên. Bốn thứ đối nghịch này, chúng ta có nên hủy hoại nó không, nếu chúng ta còn muốn sống? Hay mỗi ngày chúng ta cố gắng điều hòa chúng để cho thân này được an ổn. Bốn thứ thù nghịch nhau, song nhờ bốn thứ mà thân này mới tồn tại. Như thế chúng ta sợ ghét sự chống đối hay khéo điều hòa sự chống đối ? Muốn thân này còn sống được an ổn, không cách nào hơn chúng ta phải biết điều hòa chúng một cách thích hợp. Ðó là khôn ngoan, là biết sống.
Phần tinh thần- Nội tâm chúng ta đối nghịch nhau rất là phức tạp. Ở đây tạm chia tâm niệm thiện và tâm niệm ác đối nghịch nhau. Song khi niệm ác dấy lên thì niệm thiện ẩn đi, ngược lại khi niệm thiện dấy lên thì niệm ác trốn mất, hai thứ đối nghịch nhau mà không đồng thời. Vì thế nếu biết tu, chúng ta luôn luôn nuôi dưỡng niệm thiện thì niệm ác lặn mất. Nếu người không biết tu, cả ngày dung chứa niệm ác thì niệm thiện không bao giờ xuất hiện. Nuôi dưỡng niệm thiện là bậc hiền thánh, dung chứa niệm ác là kẻ bạo tàn. Chúng ta trọn quyền tạo lập cho mình một chỗ đứng vào hàng thánh thiện, cũng chính chúng ta tự bước lùi vào hang quỉ, chỗ thú cầm. Không ai bắt buộc, không ai lôi kéo chúng ta đến nơi này hay nơi nọ. Do đó, đức Phật dạy chúng ta tu quán từ bi để trừ tâm sân hận, quán tứ niệm xứ để diệt mê lầm, hoặc niệm danh Phật để át tạp niệm...Chúng ta có đủ khả năng làm hiền thánh, chúng ta cũng có đủ chủng tử ngạ quỉ súc sanh. Bởi vậy nói tu tâm là chúng ta khéo điều phục những tâm niệm xấu ác, nuôi dưỡng những tâm hiền thiện. Khi sắp lâm chung, những tâm niệm nào mạnh sẽ lôi chúng ta đến cảnh tương xứng. Vì tâm niệm là gốc của luân hồi sanh tử.
Thế thì bản thân chúng ta từ vật chất đến tinh thần đều là tương đối. Như vậy chúng ta không ưa tương đối, chạy trốn tương đối có được không? Quả là điều dại khờ. Chúng ta phải khôn ngoan sáng suốt tìm mọi cách điều hòa cho thân an ổn, chinh phục cho tâm hiền thiện. Ðây là việc làm của người biết sống và sống vươn lên.



Chỉ Tâm Chẳng Sanh Diệt Là Tuyệt Ðối
Tuy nhiên trong cuộc đời tương đối vẫn có cái tuyệt đối mà ít ai biết đến. Chúng ta cứ quen chạy theo hình sắc thanh âm là những thứ vô thường sanh diệt. Ngay cái sanh diệt lại đòi cho được tuyệt đối, quả là chúng ta bắt bóng mò trăng. Làm gì có, ngay cái đối đãi sanh diệt lại là tuyệt đối vô sanh. Khi chúng ta vươn theo hình thức sự vật mà mong được cái chẳng sanh chẳng diệt. Hãy nghe hai câu sau trong bài kệ trình kiến giải lên Ngũ Tổ của người cư sĩ họ Lư: "Xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi nhơ" (Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai). Có vật là vô thường sinh diệt, dù cứng như chất kim cương, cũng là vô thường sinh diệt. Chỉ có tâm thể không hình tướng, không dấy động mới là bất sanh bất diệt. Tâm thể vượt ngoài đối đãi hai bên, vĩnh hằng bất biến. Vừa thấy hai bên là mất tâm thể rồi. Cho nên Tổ Tang Xán kết thúc bài Tín Tâm Minh nói "Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm" (Tin tâm không còn hai, không hai tin tâm). Có hai còn là đối đãi, không hai thì đối đãi với cái gì. Chính cái vượt ngoài đối đãi mới thực sự là tuyệt đối. Cái tuyệt đối có sẵn nơi mọi người chúng ta không phải tìm kiếm bên ngoài. Biết buông tâm niệm đối đãi, sống bằng thể không đối đãi là người giác. Trái lại, chạy theo tâm niệm đối đãi sinh diệt, quên mất tâm thể bất sanh bất diệt là ngưòi mê.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
++ Về chân lý tuyệt đối (theo CT) là điều không thể suy lường với tâm phàm phu, là điều đơn giản nhất với tâm phàm phu và là điều ngay trước mắt tâm phàm phu (đã mờ mịt).

+ Xin trích dẩn một câu trong kinh: " Bát Nhả vô văn vô kiến thị chư pháp cố"
Câu này dịch ra là :" Trí tuệ , không từ nghe, không từ thấy, đó là pháp tất nhiên" hay là "cố nhiên".

Nói ra dài dòng, sợ lạc vào văn tự chử nghĩa. Cả người nghe lẩn người nói.

+ Có một câu chuyện, kể rằng: người học trò hỏi thầy: _ Dạ thưa thầy, Bồ Tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt, vậy đâu là "Tay, Mắt chính của Bồ Tát"? (có thể hiểu như là "Chân lý tuyệt đối")

Thầy trả lời: _ Khi con ngủ say, vô ý gối lọt xuống sàn, vẩn ngủ, mà con với tay lấy được chiếc gối.

(Điều này các bạn suy ngẩm thử đúng sai)

+ Và câu chuyện thứ hai, có một bà lảo chèo đò, muốn học pháp thiền. Với thiền sư Triệu Châu.
Thiền Sư hỏi: _ Bà làm nghề gì?
Bà lảo đáp: _ Tui làm nghề chèo đò, đưa khách đưa qua sông.
Thiền sư hỏi:_Bà có bao giờ thấy những chiếc xuồng trôi không?
Đáp;_Vâng, tui có thấy, đôi khi !
Suy nghĩ một chút, thiền sư nói:_Thôi được, pháp thiền của tôi là bà hãy về và nhìn những chiếc xuồng trôi!
Bẵng đi vài tháng sau. Bà tới gặp thiền sư.
_Tui đã học và làm theo pháp thiền của Thầy.
Thiền sư trả lời:
_Hạng như bà khố rách áo ôm suốt ngày còng lưng chèo đò đưa rước khách thì làm sao học và làm theo pháp của tui.
Bà ta bình thản trả lời:
_Thầy đừng chọc tui vô ích, tui đang nhìn "xuồng trôi" chứ tui chẳng phải trôi theo xuồng !

+Thưa các bạn!
Con người tự hào với trí tuệ kiệt xuất siêu quần, nhưng trí tuệ ấy vẩn là trí tuệ, con kiến con dán con cá con chim củng tự hào cái thấy nghe hay biết!
Nhưng có một cái đồng với nhau cả thảy mà thôi! Kinh điển gọi là trí vô sư.
Như lửa từ cái hộp quẹt diêm, và lửa từ hộp quẹt ga, hay lửa từ hộp quẹt zizpo, hay lửa từ bom nguyên tử, đồng một tánh nóng và cháy ...


À mà các bạn chớ chấp vào kinh điển đề đi tìm cái trí vô sư của mình, cái đó thật ra ngay trước mắt các bạn. Nó không có tên gọi đâu, củng chẳng phải là "Trí", !?!

+ Kinh điển khuyên chúng ta sống thật với "tâm chơn chất
" của chúng ta. Để lần hồi chúng ta sống được "với chính mình" như là cái như thế, như vậy,... như "con người" bằng cái "trí vô sư".

Nếu _ sắc bất dị không
Thì vô cầu, vô chấp.

 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83

....
....
hoangtri đã viết:
Kính bác Ngọc Quế !
Theo hoangtri thì "Chân lý nào KHÔNG CÒN TƯƠNG ĐỐI thì là Chân Lý Tuyệt Đối".
Kính !

3. Thế nào là "KHÔNG CÒN TƯƠNG ĐỐI" ?

Để cho chúng ta cùng hiểu thấu đáo vấn đề hơn một chút.

Kính bác Ngọc Quế !
Theo con "không còn tương đối" nghĩa là "không có hai" (bất nhị) :


IX. PHẨM VÀO "PHÁP MÔN KHÔNG HAI"
Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo các vị Bồ Tát rằng:
- "Các Nhân giả! Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai"? Cứ theo chỗ thích của mình mà nói.

Trong Pháp hội có Bồ Tát tên là Pháp Tự Tại nói:

- Các Nhân giả! "Sanh", "diệt" là hai. Pháp vốn không sanh, cũng không diệt, đặng vô sanh pháp nhẫn, đó là vào "pháp môn không hai".

.....
.....
Bồ Tát Sư Tử nói:

- "Tội", "phước" là hai. Nếu thông đạt được tánh của tội, thì tội cùng phước không khác, dùng tuệ kim cang quyết liễu tướng ấy, không buộc không mở, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Sư Tử Ý nói:

- "Hữu lậu", "vô lậu" là hai. Nếu chứng được các pháp bình đẳng thời không có tưởng hữu lậu và vô lậu, không chấp có tướng cũng không chấp vô tướng, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Tịnh Giải nói:

- "Hữu vi", "vô vi" là hai. Nếu lìa tất cả số thời tâm như hư không, dùng tuệ thanh tịnh không có chướng ngại, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Na La Diên nói:

- "Thế gian", "xuất thế gian" là hai. Tánh thế gian không tức là xuất thế gian, trong đó không vào không ra, không đầy không vơi, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Thiện Ý nói:

- "Sanh tử", "Niết bàn" là hai. Nếu thấy được tánh sanh tử thời không có sanh tử, không buộc không mở, không sinh không diệt, hiểu như thế đó là vào pháp môn không hai.

......
http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung9.htm
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính cám ơn sự đóng góp nhiệt tình của các bạn !

Qua những phát kiến trên chúng ta thấy :

_ Sau một thời gian biết đạo Phật, nếu có ai đó không cầu thần thông tài phép, không cầu danh vị thế gian, không cầu thỏa mãn những dục vọng thấp hèn, ..... mà phát tâm cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi thì quả là một điều chân chính và cao quý.

_ Nhưng có những vị lòng vị tha "không bờ bến" chẳng cầu gì cho mình, mà chỉ cầu cho chúng sinh được Giải thoát vĩnh viễn, được thành Phật. Chúng ta càng trân trọng những vị ấy biết bao nhiêu !

_ Rồi có những vị "tham quá là tham" (?) phát tâm cầu Chân Lý Tuyệt Đối, nhưng vô tình đây lại là điều Đức Phật mong muốn nhất, Phật mong muốn chúng ta "tham" cái này.

Điều này trong Kinh Pháp Hoa, đức Phật đã nói rõ "Chư Phật vị nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế : khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến" (Tất cả Chư Phật đều vì một lý do duy nhất mà xuất hiện nơi đời, đó là chỉ cho chúng ta thấy biết cái Chân Lý tối thượng mà Chư Phật biết).

Nói như vầy, hàm ý rằng mọi pháp môn phương tiện khác đều không quan trọng bằng, đều chỉ là "bước chuyển tiếp", chỉ là "giai đoạn quá độ" để dìu lần chúng ta đến Chân lý Tuyệt đối mà thôi.

Cũng như trong một bức tranh chân dung, hậu cảnh cũng cần, nhưng không quan trọng, những chi tiết quần áo cũng cần nhưng không quan trọng, khuôn mặt nhân vật cũng quan trọng, nhưng quan trọng nhất là đôi mắt, một đôi mắt sinh động, "có thần" là giá trị của cả bức tranh.

 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
......

.....
_ Nhưng có những vị lòng vị tha "không bờ bến" chẳng cầu gì cho mình, mà chỉ cầu cho chúng sinh được Giải thoát vĩnh viễn, được thành Phật. Chúng ta càng trân trọng những vị ấy biết bao nhiêu !

_ Rồi có những vị "tham quá là tham" (?) phát tâm cầu Chân Lý Tuyệt Đối, nhưng vô tình đây lại là điều Đức Phật mong muốn nhất, Phật mong muốn chúng ta "tham" cái này.
.......
......
Kính bác Ngọc Quế !

Con nhớ hôm trước, chị bangtam chọn đáp án 4 "Cầu Chân lý tuyệt đối" là ĐÚNG NHẤT, bác bảo rằng "đúng", nhưng khi bác hỏi thêm thì chị bangtam trả lời trật, như vậy là chị bangtam chỉ trả lời "hú họa".

Nay bác nói như vầy, thiệt lòng con vẫn chưa hiểu vì sao đáp án 3 "cầu cho chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc" lại không là đáp án đúng nhất ?

Há không phải đáp án 3 là điều tuyệt vời nhất hay sao ?

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Con nhớ hôm trước, chị bangtam chọn đáp án 4 "Cầu Chân lý tuyệt đối" là ĐÚNG NHẤT, bác bảo rằng "đúng", nhưng khi bác hỏi thêm thì chị bangtam trả lời trật, như vậy là chị bangtam chỉ trả lời "hú họa".

Nay bác nói như vầy, thiệt lòng con vẫn chưa hiểu vì sao đáp án 3 "cầu cho chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc" lại không là đáp án đúng nhất ?

Há không phải đáp án 3 là điều tuyệt vời nhất hay sao ?

Kính !
Cám ơn Thế Hùng đã hỏi.

Nếu bạn có lòng vị tha thì đáp án "cầu cho chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc" là tuyệt vời nhất.

Nhưng Phật nhãn thấy xa hơn, vì hành giả tu Đại Thừa (không kể những vị chỉ tu hình thức) nếu tinh tấn thì sẽ có lúc gặt hái được kết quả "trên không thấy Phật, dưới không thấy chúng sinh", vậy lúc đó hành giả như "diều đứt dây" (thì sẽ "băng") chăng ?

Hành giả Đại Thừa vẫn thường nguyện "Thuấn-nhã-đa tánh khả tiêu vong, Thước-ca-ra tâm vô động chuyển" _ "Hư không (vạn pháp : Phật và chúng sinh) hữu tận, ngã nguyện vô cùng" _ dầu cho thân xác tiêu hoại, thế giới và chúng sinh có không còn đi nữa; nguyện "phụng sự Phật pháp", nguyện đi đến Bồ đề, nguyện "hoằng dương chánh pháp" không vì vậy mà có sự hao mòn thay đổi.

Các bạn ơi ! Sự thật là thế đó, sẽ có lúc hành giả thực chứng "tất cả chúng sinh đều đã về An Lạc Quốc hết rồi", nhưng PHẬT SỰ thì không vì thế mà chấm hết.

Đó là lý do mà hướng tâm "cầu Chân Lý Tuyệt đối" đúng đắn hơn là hướng tâm "cầu cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc".

Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
Có phải Niết Bàn là chỗ "Trên không có Phật, dưới không có chúng sinh" không ?
Nếu phải, thì Niết Bàn chính là chỗ KHÔNG HAI chăng ?
Nếu phải, thì Niết Bàn đã vượt ra ngoài "tương đối" _ "có hai" rồi, vậy ta có thể nói Niết Bàn là Chân Lý Tuyệt Đối hay không ?
Xin bác hoan hỉ giải cho con chỗ này.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Có phải Niết Bàn là chỗ "Trên không có Phật, dưới không có chúng sinh" không ?
Đúng ! Niết Bàn _ chỗ đến cuối cùng của Thinh Văn Duyên Giác _ là chỗ "Trên không có Phật, dưới không có chúng sinh".

Nếu phải, thì Niết Bàn chính là chỗ KHÔNG HAI chăng ?
Niết Bàn của hàng Nhị Thừa thì CÓ HAI, có Thế giới Vô minh đầy phiền não _ mà vị Giác Ngộ đã quá nhàm chán _ và có một cõi Chân Thường, Yên lặng, An vui _ vĩnh viễn không còn có não phiền.

Nếu phải, thì Niết Bàn đã vượt ra ngoài "tương đối" _ "có hai" rồi, vậy ta có thể nói Niết Bàn là Chân Lý Tuyệt Đối hay không ?
Niết Bàn của Nhị Thừa thì chưa vượt ra ngoài "Tương đối". Không phải ở chỗ không thấy chúng sinh, không thấy các lậu hoặc mà cho là đã thoát ngoài "tương đối". Ngấm ngầm ở cảnh giới Niết Bàn này đã có sự "không đội trời chung" với "thế giới vô minh, phiền não" (vì còn thấy "thế giới vô minh phiền não" là thật).

Thành tựu A La Hán quả, Bích Chi quả, chứng Niết Bàn là chứng Chân Lý Vô Ngã _ nói rõ hơn là Nhân Vô Ngã _ đây là Chân lý Căn Bản trong đạo Phật, gọi là Chân Lý thứ nhất, hay là Chân Lý Bất Viên (Chân Lý chưa tròn đủ) cũng được. (1)

Đến địa vị Bồ tát Bất Thối, hành giả biết được Chân Lý thứ hai _ chuyên sâu hơn _ thấy được Pháp Vô Ngã hay cũng gọi là Vạn Pháp Hư Huyễn. Đến đây cũng chưa phải là Chân Lý Tuyệt đối. (2)

Ở giai đoạn (1) này, hành giả còn thấy vạn pháp là CÓ (cho nên mới có từ "diệt tận", "lậu tận").

Đến giai đoạn (2) hành giả đã thấy được cái KHÔNG của vạn pháp, cho nên "vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn".
Chỗ này vẫn chưa phải là Chân Lý Tuyệt đối.

Hành giả vẫn có phải vượt lên để thấy được "Vạn pháp tuy KHÔNG nhưng không phải hoàn toàn KHÔNG, mà nó có cái gốc từ Chân Như Tâm" cho nên được chữ ĐỒNG _ Tương Kiến Tương Đồng. Đến đây hành giả mới trực nhận được Bình Đẳng Tánh Trí. (3)

Giai đoạn cuối cùng của Hành trình Chân Lý là giai đoạn Đại Viên Cảnh Trí hiễn lộ. (4) Đây mới là Chân Lý Tuyệt đối mà chủ đề này muốn nói đến.

Trước khi đến với Chân Lý Tuyệt đối, hành giả phải trải qua nhiều chừng bậc chứng ngộ, thì những chứng ngộ trước phải gọi là Chân Lý tương đối, đúng không các bạn ?
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính bác Ngọc Quế !
Ở thế gian thì phải học hết cấp 1 rồi mới học lên cấp 2, tốt nghiệp cấp 2 rồi mới học chương trình cấp 3, ...v....v...
Còn trong đạo Phật, Phật tử chúng con có phải tuần tự tu học từ thấp lên cao hay không ? Nghĩa là bắt buộc phải chứng những quả vị Nhị Thừa rồi mới được phép học Đại thừa, chứng Đại Thừa rồi mới có quyền "mơ" đến Chân Lý Tuyệt đối ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Ở thế gian thì phải học hết cấp 1 rồi mới học lên cấp 2, tốt nghiệp cấp 2 rồi mới học chương trình cấp 3, ...v....v...
Còn trong đạo Phật, Phật tử chúng con có phải tuần tự tu học từ thấp lên cao hay không ? Nghĩa là bắt buộc phải chứng những quả vị Nhị Thừa rồi mới được phép học Đại thừa
Chào Thế Hùng !
Điều này N/Q đã nói rồi :

_ Không nhất thiết phải kinh qua Tiểu Thừa mới được học Đại Thừa, vì trong chương trình của Đại Thừa đã bao gồm luôn chương trình Tiểu Thừa rồi.

_ Lại nữa nếu hành giả thành tựu "Vạn pháp hư huyễn" (Pháp Vô Ngã) thì cũng đương nhiên phá Ngã chấp, vì Ngã cũng là một pháp trong vạn pháp.

_ Một kẻ phàm phu như chúng ta nếu CHÂN THÀNH Phát Bồ Đề tâm _ Nguyện tu cho đến Chân Lý Tuyệt Đối _ thì được gọi là "Sơ Phát Tâm Bồ tát", cứ như vậy mà tu tiến lên _ không cần thiết phải chứng quả A La Hán.


chứng Đại Thừa rồi mới có quyền "mơ" đến Chân Lý Tuyệt đối ?

Chúng ta có quyền "mơ", nhưng chuyện tu hành muốn lên cao thì phải xây dựng nền tảng cho vững chắc, nếu không sẽ bị "gãy gánh giữa đường".
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên